Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

CÂY LÚA SÂU, BỆNH, CỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.83 MB, 84 trang )

Lời giới thiệu
Sâu, bệnh và các dịch hại khác trên lúa luôn
luôn là yếu tố cạnh tranh năng suất, chất lượng
lúa gạo ở ngoài đồng cũng như trong quá trình
bảo quản. Hợp phần Giống cây trồng/ DANIDA
(Tổ chức hỗ trợ quốc tế của Đan Mạch) phối hợp
với Viện Bảo vệ thực vật xuất bản cuốn sách
“Bệnh truyền qua hạt và một số dịch hại khác
trên lúa ở Việt Nam”. Nội dung cuốn sách cung
cấp những thông tin cơ bản để nhận dạng, các yếu
tố ảnh hưởng đến phát sinh gây hại của các loài
dịch hại chính và biện pháp phòng trừ các loài
dịch hại chính trên lúa ở nước ta.
Cuốn sách được các cán bộ nghiên cứu của
Viện Bảo vệ thực vật biên soạn dựa trên các kết
quả nghiên cứu trong và ngoài nước đồng thời có
sử dụng một số tư liệu của các bạn đồng nghiệp
nhằm cung cấp những thông tin khoa học phục vụ
cán bộ kỹ thuật, cán bộ chỉ đạo sản xuất lúa gạo,
sản xuất giống lúa và người sản xuất trong công
tác bảo vệ thực vật.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù nhóm tác
giả đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng
góp, bổ sung của bạn đọc để lần xuất bản sau
thêm hoàn chỉnh.

Điều phối viên quốc gia
Hợp phần Giống cây trồng
T.S Phan Huy Thông
Cố vấn trưởng


45555Hợp phần Giống cây trồng
T.S Michael Roy Turner

1


Lời cảm ơn
Tập thể tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến
Hợp phần giống cây trồng (ASPS); Viện Bảo vệ
thực vật đã tạo điều kiện giúp đỡ xây dựng quyển
sách này nhằm phổ cập thông tin về sâu bệnh hại
lúa nói chung và bệnh hạt giống nói riêng.
Các tác giả xin bầy tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
các ông lãnh đạo Hợp phần giống: Ông Đỗ Hữu
Thiện, Ông Phan Huy Thông, Tiến sĩ Lard
Bodker, Tiến sĩ Michael Roy Turner, Tiến sĩ Per.
Anderson đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời
gian tiến hành dự án.
Đặc biệt nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn
toàn thể các anh, chị cán bộ, nhân viên Hợp phần
Giống cây trồng, các bạn đồng nghiệp trong Viện
Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tận tình để chúng tôi
hoàn thành quyển sách này.

Tập thể tác giả
PGS-TS. Nguyễn Văn Tuất
TS. Ngô Vĩnh Viễn.
Th.S Đinh Thị Thanh
KS. Hà Bích Thu
KS. Nguyễn Thị Thuý

KS. Nguyễn Tuấn Anh

Tập thể tác giả

2


thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti màu xám
đen, đó là quả thể nấm.
Bệnh lúa von
Fusarium moniliforme

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và gây
hại của bệnh

Triệu chứng bệnh
Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy
bệnh lúa von không chỉ gây hại trên giống lúa cổ
truyền và trong vụ Mùa như các tài liệu cũ đã nêu
mà bệnh còn gây hại nặng trên một số giống lúa
lai ở các tỉnh phía Bắc và giống lúa chất lượng ở
các tỉnh phía Nam.
Triệu chứng điển hình và dễ nhận biết là cây
bệnh phát triển chiều cao bất bình thường, cây
yếu và có màu xanh nhạt. Mức độ bị bệnh của
cây được thể hiện rõ bằng sự sinh trưởng cao vọt
của cây, nhưng đôi khi do ảnh hưởng của điều
kiện thời tiết mà khả năng tiết ra độc tố của nấm
bệnh khác nhau dẫn đến xuất hiện một vài triệu
chứng khác như làm cho cây bị bệnh lùn đi, đa số

chết trên nương mạ, hoặc có dạng bệnh không
làm thay đổi chiều cao của cây. Tuy nhiên dạng
triệu chứng mô tả trên chiếm tỉ lệ thấp
Cây nhiễm bệnh nặng thường bị chết trước khi
cấy hoặc sau khi cấy. Những cây nhiễm bệnh
trung bình hoặc nhẹ hơn hầu như cũng chết ở giai
đoạn ruộng lúa đang ôm đòng. Một số ít cây lúa
bị bệnh sống sót đến giai đoạn ôm đòng- trỗ bông
vươn lóng dài, mọc rễ bất định ở các đốt phía
dưới gần gốc lúa, có thể quan sát thấy lớp nấm
màu trắng hoặc phớt hồng bao quanh. Trên đốt

Trên đồng ruộng bệnh phát triển thuận lợi nhất ở
điều

1

2

3


(1)Triệu chứng trên nương mạ
(2)Bào tử nấm

kiện nhiệt độ 25- 320C, ẩm độ cao, ánh sáng yếu.
Tuy nhiên nấm cũng có thể gây bệnh ở nhiệt độ
từ 180C và gây hại trên mạ trong vụ lúa đông
xuân ở các tỉnh phía Bắc ( Đông xuân 20002006).
Nấm gây bệnh truyền qua hạt giống, nấm

cũng tồn tại trong đất và gây bệnh cho cây lúa.
Biện pháp phòng trừ
Dùng hạt giống khoẻ, sạch bệnh làm giống
cho vụ sau, không lấy hạt giống ở những vùng bị
nhiễm bệnh

3

Xử lý hạt giống trước khi gieo mạ. Thóc
giống ngâm no nước (24-36 h), vớt, đãi sạch
nước chua, ủ nứt nanh, trộn thuốc Thiram 80 WP
tỷ lệ 0,2% tính theo trọng lượng thóc khô rồi tiếp
tục ủ mộng bình thường, mầm đạt tiêu chuẩn đem
gieo.
Nhổ bỏ cây bị bệnh trong quá trình chăm sóc
ruộng mạ, lúa cấy, thu gom và tiêu huỷ.
Đối với ruộng làm giống cho vụ sau, phun
thuốc Thiram 80 WP nồng độ 0,2%, thuốc Benlat
50 WP nồng độ 0,2%, khi ruộng lúa trỗ bông
khoảng ≤5% và trổ hoàn toàn

(3) Cây bệnh cần tiêu huỷ
4 bệnh trên thân
(4) Triệu chứng

Bệnh thối bẹ
4


Sarocladium oryzae

Triệu chứng bệnh
Bệnh thường xuất hiện và gây hại bẹ lá đòng,
làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại,
cây lúa bị bệnh sớm thì bông trỗ không thoát
được, hạt lúa thường bị lép và biến màu.
Vết bệnh mới xuất hiện là những vết có viền
màu nâu nhạt, ở giữa có màu xám. cây lúa bị
bệnh nặng thường bẹ lá đòng bị thối có màu nâu
đen, trên đó có thể thấy lớp nấm màu trắng mọc
ra, ở những cây lúa này, hạt thường bị lép lửng
và biến màu.

ở ngoài đồng ruộng, bào tử nấm thường phát
tán nhờ gió, lây lan xâm nhập vào cây thông qua
khí khổng

1

2

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Sarocladium oryzae Sawada gây
ra. Nấm bệnh phát triển trên bẹ lá hoặc trên hạt
thóc bị bệnh. Sợi nấm màu trắng, cành bào tử
mọc từ sợi nấm thường to hơn sợi nấm, phân
cành thành 2-3 cành bào tử thứ cấp. Bào tử hình
trụ nhỏ có các đầu vát tròn, thường có 1 vách
ngăn.

3


Điều kiện phỏt sinh và gõy hại của bệnh.
Nấm gây bệnh thường tồn tại trên tàn dư cây
lúa và trên hạt là nguồn gây bệnh cho vụ sau, nấm
cũng tồn tại trên một số loài cỏ dại.
Hạt lúa mang mầm bệnh khi gieo sạ cây con
không thể hiện triệu chứng, nhưng đến giai đoạn
trỗ và chín thì bệnh mới thể hiện triệu chứng và
tác hại.

(1) Bào tủ nấm bệnh
(2) Nấm bệnh mọc trên hạt thóc
(3) Bông lúa bị bệnh thối bẹ

và các vết sát thương cơ giới do các loài côn
trùng như bọ xít, nhện, sâu đục thân.

5


Nấm gây bệnh phát triển thuận lợi trong điều
kiện ẩm và mưa nhiều, ruộng gieo cấy với mật độ
cao thường bị bệnh hại nặng hơn.
Biện pháp phòng trừ.
Dùng hạt giống khoẻ, xử lý hạt giống bằng
nước nóng 54oC ,nước muối 15% để loại bỏ hạt
lép, biến màu trước khi gieo.

4


Bón phân cân đối và hợp lý, bón tập trung,
không bón lai rai vào giai đoạn đòng già.
Gieo trồng với mật độ hợp lý, Phòng trừ tốt
các loại côn trùng chích hút như rầy nâu, rầy lưng
trắng, rầy xanh, bọ xít..
Cắt dọn cỏ bờ và làm sạch cỏ dại trên đồng
ruộng.
Phun các loại thuốc: Benlat, Tiltsuper…

5

(4)(5) Triệu chứng bệnh trên bẹ lá

Bệnh đốm nâu

Bipolaris oryzae
Triệu chứng.
Cây mầm nhiễm bệnh dễ dàng quan sát thấy
những vết nâu tròn, bầu dục trên lá mầm, làm
biến dạng lá mầm. Bệnh còn làm cho rễ mầm
6


biến màu và thối đen. Đa số cây mầm bị nhiễm
bệnh nặng thường bị chết hoăc phát triển không
bình thường.

1

2


Ngoài đồng ruộng, vết bệnh trên lá ban đầu là
những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển
thành các vết bệnh màu nâu tròn, bầu dục trên lá,
kích thước vết bệnh dài 1-4 mm ở những giống
nhiễm vừa, và 5-14 mm ở những giống nhiễm
nặng. Ruộng bị bệnh nặng thường có màu đỏ rực
như màu lửa.
Bệnh gây hại trên hạt làm cho hạt lúa có các
vết màu nâu hay bị biến màu đen. Nấm bệnh tồn
tại trên hạt giống và là nguồn bệnh cho vụ sau.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh
do
nấm
Bipolaris
oryzae
(Helminthosporium oryzae) gây ra, bào tử nấm
mọc đơn lẻ hoặc thành chùm trên cành bào tử.
Bào tử có hình bầu dục dài hơi uốn cong hoặc
thẳng, có màu nâu sáng hoặc nâu vàng, có 6- 14
vách ngăn.
Điều kiện phát sinh và gây hại của bệnh.
Hạt nhiễm bệnh là nguồn lây bệnh quan trọng
cho vụ sau, tuy nhiên nấm cũng tồn tại trên tàn dư
cây trồng hoặc trên đồng ruộng gieo cấy lúa
quanh năm.

3


(1) Bào tủ nấm bệnh
(2) Nấm bệnh mọc trên hạt thóc
(3) Triệu chứng bệnh trên lá

Nấm cũng tồn tại trên 20 loài cỏ dại khác nhau
trên ruộng lúa, chủ yếu là các loại cỏ hoà thảo.
Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát sinh và gây
hại là 20- 30oC, thời tiết ẩm và âm u là điều kiện
tốt để nấm phát triển.
Bệnh đốm nâu liên quan chặt chẽ với chế độ
dinh dưỡng của cây lúa. Khi cây lúa thiếu dinh
dưỡng thường bị bệnh nặng, đặc biệt là thiếu Lân,
7


Kali và các phân vi lượng, thừa hoặc thếu đạm
cũng làm cho bệnh phát triển. Ruộng lúa cạn hoặc
thếu nước thường bị bệnh nặng hơn những ruộng
lúa tưới nước đầy đủ.
4

Biện pháp phòng trừ
Chọn ruộng ít bị bệnh để làm giống cho vụ
sau
Trong trường hợp phải gieo trồng giống
nhiễm bệnh, xử lý hạt giống bằng nước muối
15% hoặc bằng Thiram 80WP 0,2%.
Bệnh đốm nâu liên quan rất mật thiết đến chế
độ dinh dưỡng, vì vậy bón phân cân đối và hợp lý
kết hợp với nước tưới đầy đủ là phương pháp tốt

nhất để phòng trừ bệnh.

.

Có thể sử dụng các loại thuốc hoá học như
Anvil, Tiltsuper… để phun khi ruộng mới bị
bệnh.

5
5
(4) Nấm bệnh mọc trên hạt thóc
(5) Triệu chứng bệnh trên lá

Bệnh Đạo Ôn
Pyricularia oryzae
Triệu chứng bệnh.
Triệu chứng ban đầu của bệnh đạo ôn trên lá là
xuất hiện các vết đốm giọt dầu nhỏ như vết châm
8


kim, hình tròn, màu xanh xám nhạt dạng thấm
nước. Vết bệnh lớn dần và điển hình có dạng hình
thoi, kích thước khoảng 1-1,5 x 0,3 -0,5 cm, rộng
ở giữa và nhọn hai đầu, trung tâm vết bệnh có
màu xám trắng, viền xung quanh màu nâu đỏ
nhạt.

1


Kích thước các vết bệnh tuỳ thuộc vào tính
kháng của giống và điều kiện thời tiết. Khi cây
cây lúa bị bệnh nặng, vết bệnh trên lá liên kết với
nhau tạo thành các vết cháy lớn vì thế ở các tỉnh
phía Nam gọi là bệnh cháy lá.
Cổ bông, các gié bông bị nhiễm bệnh, vết
bệnh có màu xám, nâu đen, lõm xuống. Bệnh
nặng toàn bộ bông lúa hoặc gié bị bệnh khô và
gãy gập. Khi cổ bông bị thối thì hạt bị lép, vì vậy
các tỉnh phía Nam còn gọi hiện tượng này là thối
cổ bông

2

(1) Vết bệnh non trên lá
(2) Bảo tử nấm đạo ôn

Nguyên nhân gây hại của bệnh.
Nguyên nhân gây hại
Bệnh do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Nấm
này có nhiều chủng độc tính gây hại khác nhau và
9


luôn biến đổi tuỳ theo sự thay đổi của cơ cấu,
giống lúa và vùng địa khác nhau.
Điều kiện phát sinh và gây hại của bệnh.
Điều kiện thích hợp nhất để nấm bệnh đạo ôn
phát sinh mạnh, sản sinh nhiều bào tử là trong
điều kiện ẩm độ cao, trời âm u, sương mù và

nhiệt độ từ 25- 280C.
Bệnh đạo ôn thường gây hại nặng trên lá ở giai
đoạn đẻ nhánh rộ và trên cổ bông khi lúa trỗ.
ở nước ta bệnh thường gây hại nặng trong vụ lúa
Đông xuân. Bệnh cũng gây hại trong vụ lúa hè
thu, lúa mùa ở các tỉnh vùng núi phía Bắc hoặc
vùng đất cát.
Những chân ruộng nhiều mùn, trũng ẩm, khó
thoát nước, những chân ruộng mới vỡ hoang, đất
3
nhẹ giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng
có lớp đất sét nông rất phù hợp cho nấm bệnh đạo
ôn phát sinh và gây hại.

(3) Vết bệnh đạo ôn cổ bông
(4) Triệu chứng bệnh trên ruộng lúa

Biện pháp phòng trừ.
Gieo trồng giống lúa kháng hoặc chống chụi
bệnh.

10
4


Thăm đồng thường xuyên, làm tốt công tác dự
tính dự báo tình hình phát sinh và gây hại của
bệnh.
Dọn sạch tàn dư cây bệnh và cỏ dại mang
nguồn bệnh.

Bón phân cân đối và hợp lý. Ngừng bón phân
đạm và Kali khi ruộng đang có bệnh. Giữ nước
thường xuyên trên ruộng, nhất là khi ruộng có bệnh
gây hại.
Giai đoạn lúa con gái cần phát hiện bệnh sớm (
tỷ lệ bệnh 1- 3% ) phun các loại thuốc hoá học
như Beam, Fujione, Hinosan… Giai đoạn lúa ôm
đòng – trỗ bông cần phun phòng bằng các loại
thuốc như Beam, Fujione… trước và sau khi lúa
trỗ.

Bệnh khô vằn
Rhizoctonia solani Kuhn
11


Triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh ban đầu là những đốm hình
bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt trên bẹ lá gần
mặt nước. Đốm bệnh dài khoảng 1cm hình ô van
hay hình elip. Vết bệnh có thể loang rộng ra trên
bẹ, trên lá và trên cổ bông, thậm chí trên hạt.
Đốm bệnh ban đầu dài khoảng 1cm hình ô van
hay hình elip sau đó kéo dài ra khoảng 2-3 cm và
hợp lại với nhau tạo thành hình dạng những đám
mây hoặc đốm vằn da hổ. Viền của vết bệnh có
màu sắc loang lổ khác nhau

Điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát
triển là trời âm u, ẩm độ cao trên 95%, nhiệt độ

cao (28-32oC).

1

2

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.
Nấm phát triển trên môi trường có màu vàng
nâu, các sợi nấm phân nhánh theo hình góc
vuông. Nẫm thường phát triển thành các hạch
nấm màu nâu đen trên cây lúa bị bệnh.
Điều kiện phát sinh và gây hại của bệnh.
Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng vào
giai đoạn lúa bắt đầu phân hoá đòng cho đến thu
hoạch. Nấm thường tồn tại dưới dạng sợi nấm và
hạch trên tàn dư cây lúa hoặc dạng hach nấm ở
trong đất, đây là các nguồn bệnh quan trọng lây
nhiễm cho vụ sau. Thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất
với bệnh là giai đoạn đòng già đến chín.

(1) Nấm gây bệnh
(2) Lá lúa bị bệnh
(3) Khóm lúa bị bệnh

3

Những ruộng lúa cấy, gieo sạ với mật độ cao,
làm cho ruộng lúa luôn luôn ẩm ướt làm cho bệnh
12



phát sinh và gây hại nặng hơn các ruộng cấy mật
độ hợp lý.
Bón nhiều phân đạm làm cho cây lúa dễ bị
nhiễm bệnh.
Ruộng bón nhiều phân kali thường có khả
năng kháng bệnh cao hơn ruộng bón thiếu kali.
Biện pháp phòng trừ.
Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây lúa bị
bệnh đem đốt, làm đất phơi ải để tiêu diệt nguồn
bệnh trên đồng ruộng.
Cấy, sạ với mật độ hợp lý để ruộng lúa luôn
thông thoáng.
Bón phân cân đối và hợp lý, phân chuồng
trước khi bón cần được ủ hoai mục.
Luôn dọn sạch cỏ bờ và làm sach cỏ trên
ruộng lúa
Có thể phun phòng trừ bệnh khi vết bệnh leo
cao khoảng 1/3 thân cây lúa bằng các loại thuốc
hoá học như Validacin, Anvil, Tiltsuper… theo
nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc.

4

(4) Vết bệnh trên bẹ lá và hạch nấm

Bệnh hoa cúc
Ustilaginoidea virens
Triệu chứng bệnh

13


Bệnh thường gây hại từ khi hạt lúa vào chắc
đến chín. Triệu chứng điển hình của bệnh là các
bọc bào tử nấm đính vào khe vỏ trấu, bọc bào tử
nấm có đường kính khoảng 1-3cm, được chia
thành 3 lớp, lớp ngoài cùng có màu xanh đen là
các bào tử đã thuần thục lớp phía trong có màu
vàng đến vàng cam, là các bào tử nấm chưa thuần
thục, ở giữa là khối sợi nấm đan kết lại.

1

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Ustilaginoidea virens gây ra.
Bào tử nấm có dạng hình cầu hoặc elíp, màu
vàng đến vàng nhạt, bề mặt nhẵn khi còn non và
ghồ ghề khi thuần thục.
Điều kiện phát sinh và gây hại.
Bệnh tồn tại dưới dạng bào tử trên hạt giống.
Nấm tồn tại trong đất, xâm nhiễm vào hạt từ giai
đoạn làm đòng nhưng triệu chứng biểu hiện rõ nét
vào giai đoạn hạt lúa có nội nhũ.
Ruộng nhiều cỏ dại, phân bón không cân đối,
bón thừa đạm cũng làm tăng khả năng nhiễm
bệnh của cây lúa.

2


(1) Bào tử nấm bệnh
(2) Bông lúa bị nhiễm bệnh

Điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều, ẩm ướt,
trời âm u nhiều gió rất thuận lợi cho bệnh này
phát sinh và gây hại.

phát sinh và gây hại.

Biên độ nhiệt độ ngày đêm cao thuận lợi cho
bệnh

Không dùng hạt giống ở những ruộng lúa bị
bệnh để làm giống cho vụ sau.

Biện pháp phòng trừ.

Ruộng làm giống nên thường xuyên thăm đồng
ngắt bỏ đem đốt các bông lúa bị bệnh.
14


Cày sâu ngâm dầm ruộng kỹ trước khi cấy để
hạn chế bọc bào tử có lõi cứng ở trong đất.
Chăm sóc cây tốt, khoẻ làm tăng khả năng
kháng bệnh của cây lúa.
Có thể phun phòng bệnh trong trường hợp cần
thiết hay ở những vùng thường xuyên bị bệnh
bằng các loại thuốc hoá học như Benlate, Anvil,
… trước khi lúa trỗ bông.


Bệnh thối thân
Helminthosporium sigmoideum
Nấm bệnh thường xâm nhập qua các vết
thương của cây lúa, nhất là vị trí gần mặt nước.
Vết bệnh ban đầu xuất hiện ở bẹ lá ngoài. Hình
15


dạng không đồng nhất, màu đen, đậm và lan rộng,
lớn dần. Sau đó nấm bệnh xâm nhập vào thân
cây, hạch nấm màu trắng xám đến nâu nhạt phát
triển nhanh cả ở ngoài và trong thân cây lúa làm
tắc các ống mạch dẫn, cây mềm yếu rất dễ đổ
gẫy. Ruộng bị bệnh nặng, cây lúa chết khô trước
khi chín làm cho hạt lúa lép lửng.

1

Những chân ruộng chua bệnh thường nặng
hơn.
Xử dụng các loại thuốc: Anvil, Bavistin,
Hinosan… phun vào phần thân sát gốc cây lúa
khi phát hiện bệnh mới xuất hiện
2

(1) Triệu chứng trên thân
(2) Bệnh xuất hiện trên đồng ruộng

Bệnh bỏng lá

Rhynchosporium oryzae

16


Bệnh thường xuất hiện ở mút lá già, thỉnh
thoảng cũng xuất hiện ở mép lá hoặc trên mặt lá.
Vết bệnh hình bầu dục dài, hoặc hình thoi, kích
thước 1-5 cm, 1-5cm x 0,5cm, trông như bị thấm
nước. Vết bệnh phát triển to thành hình bầu dục
hoặc hơi dài, màu xanh, có viền xung quanh hẹp
và màu nhạt hơn. Lá bị bệnh nặng, khô, màu vàng
nhạt như màu rơm khô, có viền và vân màu nâu
nhạt.
Vết bệnh tiếp tục phát triển có thể lan khắp
mặt lá. Phân biệt bệnh này một cách đơn giản đó
là có thể cắt lá bệnh đem nhúng vào nước khoảng
5-10 phút, nếu lá bị cắt tiết ra dòng dịch có màu
đục thì 1xác định là bệnh bạc lá. Nếu không có thì
đó là bệnh bỏng lá.

(1) Triệu chứng bệnh trên khóm lúa
(2) Vết bệnh trên lá

Bệnh bạc lá
17
2


Xanthomonas oryzae pv. oryzae

Phân bố và tác hại của bệnh
Bệnh bạc lá gây hại phổ biến ở tất cả các vùng
trồng lúa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. ở
miền Bắc, bệnh gây hại nghiêm trọng trong vụ
lúa mùa. Các giống lúa lai, lúa thuần chụi thâm
canh cao,( ví dụ giống nhập nội từ Trung Quốc)
bệnh thường gây hại nặng hơn, làm giảm năng
suất trên dưới 30%, cục bộ có thể giảm năng
suất 60- 80%. ở phía Nam, bệnh thường gây hại
quanh năm, nhưng vụ mùa mưa nhiều bệnh
thường gây hại nặng hơn.

thấy những giọt dịch khuẩn nhỏ, cứng và dính
vào mặt

1

Triệu chứng bệnh
Bệnh bạc lá gây ra 2 dạng triệu chứng chính,
dạng khô lá và dạng lá bị héo rũ. Dạng khô lá
thường xuất hiện và gây hại ở thời kỳ lúa bắt đầu
đứng cái trở đi. Vết bệnh ban đầu là các đốm sọc
thối ướt dọc theo gân lá, chóp lá, mép lá lan
xuống dưới, các sọc này lan rộng và dài ra theo
chiều dài lá, mép hình răng cưa gợn sóng. Ban
đầu vết bệnh có màu vàng, sau đó chuyển sang
màu bạc trắng làm cho toàn bộ lá bị khô đi. Vào
buổi sáng sớm khi trời ẩm ướt có thể quan sát

2


18


(1) Triệu chứng bệnh trên đồng ruộng
(2) Triệu chứng bệnh trên đồng ruộng

Leersia oryzoides (L), Zizania latifolia (Griesb),
Leptochloa

(3) Triệu chứng bệnh trên lá
(4) Khuẩn lạc vi khuẩn Bạc lá

lá và là nguồn bệnh lan truyền cho cây khác.
Dạng héo rũ thường xuất hiện ở thời kỳ mạ
đến bắt đầu đẻ nhánh, cây lúa bị bệnh có triệu
chứng lá bị héo rũ, cuốn lại có màu xanh xám,
sau đó chuyển màu nâu vàng, và cây bị bệnh
thường bị chết, những cây còn sống sót thường
thấp lùn và có màu vàng.
Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn gram âm, hình
gậy, phát triển trên môi trường NA có màu vàng
chanh, khuẩn lạc tròn, trơn và lồi lên và sinh ra sắc tố
màu vàng.

3

Vi khuẩn này có nhiều nòi sinh học có độc
tính gây bệnh khác nhau.

Điều kiện phát sinh và gây hại.
Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae tồn
tại trên hạt giống, tàn dư cây lúa trên đồng ruộng,
trên các giống lúa dại và một số loài cỏ dại như

4

19


bệnh và cây khoẻ. Ngoài ra các thao tác, dụng cụ
trong quá trình vận chuyển mạ, cấy lúa cũng là
các yếu tố trung chuyển bệnh từ cây bệnh sang
cây khoẻ.

Biện pháp phòng trừ.
chinensis (L.), L. panicea (Retz) và Cyperus
rotundis L.
Vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa thông qua các
vết thương cơ giới và lỗ khí khổng, cây mạ bị
bệnh héo rũ là do trong quá trình nhổ cấy, rễ bị
đứt và vi khuẩn bạc lá xâm nhập và gây bệnh trên
hệ thống mạch dẫn hoặc lây nhiễm khi ta cắt đầu
lá trước khi đem cấy.
Bệnh bạc lá gây hại nặng trong điều kiện
nóng ẩm (nhiệt độ 25- 30oC) mưa nhiều, gió bão
mạnh tạo ra nhiều vết thương cơ giới. Ngoài ra
những ruộng có mực nước sâu cũng thường bị
bệnh nặng hơn.
Bón nhiều phân đạm, không cân đối với phân

lân và phân kali cũng làm cho bệnh dễ phát sinh
thành dịch. Bệnh có thể lây lan thông qua nước
tưới, nước mưa, gió và qua sự va quyệt giữa cây

Dùng giống kháng bệnh để gieo cấy
Bón cân đối N, P, K, khi cây lúa bị bệnh phải
ngừng ngay việc bón đạm.
Phân Kali có tác dụng hạn chế tác hại của
bệnh và lưu ý nên bón sớm
Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh
đem đốt hoặc cày vùi sâu rơm rạ tàn dư cây lúa bị
bệnh để diệt nguồn bệnh.
Tưới tiêu nước hợp lý không để mực nước
trên ruộng lúa quá sâu.
Có thể dùng các loại thuốc như Bactocide,
Sasa... để phun phòng trừ bệnh khi bệnh chớm
suất hiện ( 1-3% tỷ lệ dảnh mới xuất hiện bệnh ).

20


thây các giọt dich vi khuẩn nhỏ màu vàng. Khi
cây lúa bị bệnh nặng, triệu chứng bệnh ở giai
đoạn cuối rất dễ nhầm vời bệnh bạc lá lúa.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.
oryzicola gây ra, vi khuẩn gram âm. Trên môi
trường Nutrient Agar, vi khuẩn có màu vàng nhạt,
khuẩn lạc tròn và trơn, mọc lồi lên.
Điều kiện phát sinh và gây hại của bệnh


Đốm sọc vi khuẩn.

Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trên hạt giống và tàn
dư cây lúa trên đồng ruộng, đây là các nguồn lây lan
chủ yếu

Xanthomonas oryzae pv. oryzicola
Phân bố của bệnh
Bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện và gây hại ở
hầu hết các tỉnh trồng lúa của miền Bắc Việt
Nam, thiệt hại của bệnh tuỳ thuộc vào từng vùng
và giống lúa.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh đốm sọc xuất hiện và gây hại ở bất kỳ
giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa. Triệu
chứng ban đầu của bệnh là các vết sọc ướt màu
xanh đậm giữa các gân lá. Vết bệnh sau đó lớn
dần và liên kết với nhau thành những dải sọc có
màu nâu sáng, đôi khi toàn bộ lá bị bệnh chuyển
mầu nâu đỏ da cam, mầu trắng xám và chết. Trên
các vết bệnh trong điều kiện mưa ẩm có thể nhìn
21


Biện pháp phòng trừ.

1
(1) Triệu chứng bệnh trên lá


của bệnh. Chưa phát hiện được các loài ký chủ cỏ
dại khác.
Vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa thông qua vết
thương cơ giới và lỗ khí khổng của lá. Bệnh được
phát tán thông qua nước mưa bắn té từ các giọt dịch
trên lá. Ngoài ra bệnh cũng truyền từ cây này sang
cây khác thông qua nước tưới và tiếp xúc giữa cây
bệnh và cây khoẻ. Bệnh phát sinh và gây hại mạnh
trong điều kiện nóng ẩm và mưa nhiều. Ngoài ra
mức độ gây hại của bệnh còn phụ thuộc vào tính
kháng của các giống gieo trồng trên đồng ruộng.
Bón phân mất cân đối, bón thừa phân đạm làm cho
cây lúa dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Dùng hạt giống khoẻ, không dùng hạt giống ở
những ruộng bị nhiễm bệnh để gieo cho vụ sau.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước
muối 15% hoặc nước nóng để loại trừ hạt bệnh
hoặc hạn chế nguồn vi khuẩn trên hạt.
Luôn vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
lúa để loại bỏ nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Bón phân cân đối và hợp lý, không bón đạm
rải rác nhiều lần nhất là khi cây lúa đã có đòng
già dễ làm cho cây lúa nhiễm bệnh. Tăng cường
bón phân kali .
Có thể dùng các loại thuốc như Bactocide,
Sasa... để phun phòng trừ bệnh. Phun thuốc sớm
khi bệnh mới xuất hiện ( 1-3% tỷ lệ dảnh chớm bị
bệnh).


22


2

3

(2) Triệu chứng bệnh trên lá
(3) Những giọt dịch khuẩn tiết ra trên lá lúa

Bệnh thối hạt lúa
và biện pháp phòng trừ

nâu vàng nhạt, nâu bẩn. Trên những hạt bị bệnh
nhẹ có thể quan sát rõ đường viền màu nâu đỏ
ngăn cách mô khoẻ và mô bệnh cắt ngang trên vỏ
hạt. Hạt lúa không đẫy, lửng, khi bóc vỏ trấu ra,
hạt gạo bị bệnh có màu trắng đục, phôi mủn, dễ
nát và có màu xám nâu hoặc nâu đen. Hạt bị bệnh
nặng, vỏ trấu có màu vàng nhạt, hạt lép hoàn
toàn, phôi chết và có màu nâu. Ruộng lúa bị
nhiễm bệnh nặng, bông lúa đứng thẳng không cúi
được, hạt bệnh xếp sít nhau trên trục bông, bó lại
trông như chiếc đũa.
Trên mạ khi bị bệnh, bẹ lá xuất hiện các chấm
nhỏ màu nâu đến nâu đậm làm cho các lá dưới bị
úa vàng. Vết bệnh lan dần từ bẹ lá xuống gốc,
không có hình thù đặc trưng. Bệnh nặng cây mạ
lụi dần hoặc bị thối nhũn.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và

gây hại của bệnh.
Bệnh truyền qua hạt, tồn tại trong đất, nước,
cây lúa chét.

Burkholderia glumae
1. Triệu chứng bệnh
Khi bông lúa vừa trỗ ra khỏi bẹ lá hoặc 2/3 bẹ
lá có thể quan sát thấy triệu chứng bệnh. Lúc đầu
hạt thóc bị bệnh có chấm nhỏ màu nâu vàng hoặc
nâu đen ở phần vỏ trấu của phôi hạt, sau lan ra
toàn bộ vỏ trấu. Hạt lúa khi bị bệnh chuyển từ
màu trắng kem, tái, chuyển sang màu nâu, màu
23


Sử dụng hạt giống khoẻ, sạch bệnh để làm
giống, không dùng hạt giống ở những ruộng bị
nhiễm bệnh.

1

Bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón đạm quá
cao, bón kết hợp NPK tập trung vào hai thời kỳ
bón lót và bón thúc, không bón riêng rẽ vào thời
kỳ lúa làm đòng.
Đảm bảo luôn đủ nước trên ruộng lúa, nhất là
giai đoạn trỗ bông.
Thường xuyên thu dọn, xử lý các tàn dư và cỏ
dại trên ruộng để ngăn chặn sự lan truyền của
bệnh.

2

(1) Ruộng lúa bị bênh
(2) Phân cấp hạt gạo bị bênh

Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng hoặc
phun thuốc khi lúa trỗ <5 % bằng thuốc Starner
50WP nồng độ 0,2% có tác dụng hạn chế tác hại
của bệnh trên đồng ruộng.

Bệnh phát sinh và gây hại ở tất cả các thời vụ
và hầu hết các giống lúa trồng phổ biến trong sản
xuất. Vụ lúa Mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc và vụ
lúa Hè thu ở các tỉnh phía Nam bệnh nặng hơn.
Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát sinh gây hại
trên đồng ruộng từ 28-350C.
Mất nước ở giai đoạn lúa trỗ gây bệnh nặng.
Bón phân đạm nhiều, không cân đối với phân
lân và kali bệnh thường nặng hơn. Phân Kali có
tác dụng hạn chế bệnh.
3. Biện pháp phòng trừ
3

24


4

BÖnh
biÕn

mµu
(3) Ruộng
mạ bị
bênh h¹t lóa
(bÖnh
lem lÐp h¹t)
(4) Khóm lúa bị bệnh

Triệu chứng bệnh là những vết đốm màu nâu,
màu đen ở trên vỏ hạt, đôi khi toàn bộ hạt thóc có
màu nâu đen đến đen hoặc mất màu. Hạt lúa bị
bệnh thường lép lửng nhiều dẫn đến năng suất và
phẩm chất lúa gạo bị giảm.
Hạt bị biến màu dùng làm giống, cây con
thường bị hiện tượng chết mầm, thối đen rễ mầm,
các lá non, hoặc chết cây con.
Nguồn bệnh trên hạt có thể lây bệnh cho cây
lúa và lây nhiễm lên hạt ở vụ lúa tiếp theo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và gây
hại của bệnh.
Bệnh truyền qua hạt, cây lúa chét và các loài
cỏ dại trên đồng ruộng.
Vụ lúa Mùa sớm ở các tỉnh phía bắc và vụ lúa
Hè thu ở phía Nam thường có điều kiện thời tiết
nóng, ẩm và mưa nhiều bệnh thường gây hại nặng
hơn vụ Đông xuân. Nấm bệnh còn xâm nhiễm lên
hạt từ các bộ phận bị bệnh khác của

Bệnh biến màu hạt lúa do một số tác nhân gây
hại như một số loài nấm: Bipolaris oryzae,

Alternaria padwickii, Fusarium moniliforme, F.
graminearum, curvularia spp., Sarocladium
oryzae, Rhizoctonia spp… Đây là một trong
những bệnh gây hại phổ biến ở khắp các vùng
trồng lúa trên thế giới và nước ta, làm giảm năng
suất và chất lượng hạt.
Triệu chứng bệnh

1

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×