Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Dinh dưỡng cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 43 trang )

1

Chất Trung Lượng Giải Độc Cho Cây
Mặc dù số lượng yêu cầu không lớn như NPK nhưng các chất trung lượng (canxi, magiê
và lưu huỳnh) là những chất có vai trò vô cùng thiết yếu đối với cây trồng.
Trong đó, canxi là một thành phần của màng tế bào cây nên rất cần thiết cho sự hình thành tế
bào mới và làm màng tế bào ổn định, vững chắc. Nó còn cần cho sự hình thành và phát triển
của rễ cây. Đặc biệt canxi có vai trò như một chất giải độc do trung hòa bớt các axit hữu cơ
trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một số chất như K+, NH4+. Nó cũng cần thiết cho sự
đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển gluxit từ tế bào đến các bộ phận dự trữ của cây.
Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây.
Ngoài ra, canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ
phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt. Thiếu canxi thân cây mềm yếu, hoa rụng, nếu thiếu
nặng thì đỉnh chồi có thể bị khô. Ngược lại nếu đất nhiều canxi sẽ bị kiềm, tăng độ pH không
tốt với cây.
Vai trò của magiê thì lại khác. Nó là thành phần cấu tạo chất diệp lục nên giữ vai trò quan trọng
trong quá trình quang hợp và tổng hợp chất gluxit trong cây. Magiê tham gia trong thành phần
của nhiều loại men, đặc biệt các men chuyển hóa năng lượng, đồng hóa lân, tổng hợp protein
và lipit.
Magiê giữ cho độ pH trong tế bào cây ở phạm vi thích hợp, tăng sức trương của tế bào nên ổn
định cân bằng nước, tạo điều kiện cho các quá trình sinh học trong tế bào xảy ra bình thường.
Thiếu magiê lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên,
thiếu nặng cây có thể bị chết khô. Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu kali.
Riêng lưu huỳnh hiện đang được coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và
kali. Lưu huỳnh tham gia trong thành phần của các axit amin và protein có chứa lưu huỳnh,
trong đó có axit amin không thể thay thế như methionin. Lưu huỳnh còn có trong thành phần
của men coenzim A xúc tiến nhiều quá trình sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp và sự cố
định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
Lưu huỳnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo thành các chất tinh dầu và tạo mùi vị cho các
cây hành, tỏi, mù tạt. Nó còn là chất cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá
trình thành thục và chín của quả và hạt. Ngoài ra, khi cây trồng hút lưu huỳnh ở dạng SO42- có


trong đất qua rễ và SO2 trong không khí qua lá còn góp phần làm sạch môi trường.


2

Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, lá vàng lợt, cây thấp bé, chồi kém phát
triển. Còn thừa lưu huỳnh thì lá nhỏ, đôi khi bị cháy lá.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa
(Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón & Môi trường phía Nam)
Theo
------------------------------------------------------Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Ăn Trái
Để cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố không thể thiếu
trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau.
Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen
bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và ka li. Việc bón phân không hợp lý
(nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu trái. Nếu bón nhiều đạm trong
giai đoạn nuôi trái có thể làm cho trái to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu
quả sản xuất không cao.
Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng nhưng trong
đó, đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất,
chất lượng trái cây.
- Phân đạm: Phân đạm giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt.... Nếu thiếu phân
đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể, nhưng bón thừa phân đạm, sẽ
làm cho cây có nhiều cành lá sum suê, dễ bị sâu bệnh tấn công... làm giảm chất lượng, tăng tỷ
lệ hao hụt, thất thoát.
- Phân lân: Lân cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi,…. Nếu thiếu lân, cây sẽ còi
cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái...
- Phân kali: Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều
kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, kali giúp tăng phẩm chất trái cây...
Ngoài ra, các yếu tố trung lượng, vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng

chất lượng trái cây. Trung, vi lượng thường có mặt khá đầy đủ trong các loại phân bón lá. Bên
cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng
cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón...
Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả, có nhiều điều cần phải lưu ý như điều kiện đất đai, giai
đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng của cây, giống trồng.... Trong đó, quan trọng nhất là


3

chủng loại, liều lượng phân bón theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu
của cây và cách bón thích hợp để cây sử dụng được nhiều nhất, ít bị thất thoát.
1. Về loại phân bón: Liên quan chặt chẽ với giai đoạn sinh trưởng của cây.
- Đối với cây còn nhỏ, chưa cho trái: Cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm
rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Phân lân nên bón lót,
bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa; đối với phân đạm và phân ka li nên chia nhiều lần bón hoặc
tưới, khi đọt lá đã già.
- Giai đoạn cây đã cho trái: Nên chia làm 4 lần bón chính: Sau thu hoạch, trước khi xử lý ra
hoa, giai đoạn nuôi trái và trước khi thu hoạch.
+ Sau thu hoạch: Là giai đoạn cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Cung cấp đủ đạm
và lân sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập mạnh....
+ Trước khi xử lý ra hoa: Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp cây thật sung tốt để cho cây
phát hoa dài, khoẻ mạnh, dễ ra hoa, đậu trái. Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân và kali,
giảm phân đạm. Nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa.
+ Giai đoạn cây nuôi trái: Cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng
cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng trái.
+ Trước khi thu hoạch: Khoảng 1-2 tháng trước khi thu hoạch (tuỳ theo giống/loại cây), không
bón đạm mà bổ sung kali để giúp tăng chất lượng, màu sắc của trái cây, giúp trái ngon, đẹp và
an toàn cho người sử dụng. Có thể phun phân kali qua lá.
2. Cách bón: Hiệu quả sử dụng phân bón rất khác nhau phụ thuộc vào cách bón, kết cấu đất.
Nếu đất để chặt hoặc bón không đúng cách sẽ làm cho phân dễ bị rửa trôi, bốc hơi... Do đó, cần

làm cho đất tơi xốp bằng cách bón phân hữu cơ cho vườn cây ăn trái. Phân hữu cơ sẽ giúp đất
tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón...
Về cách bón:
+ Cần lưu ý bón theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m vì rễ cây ở phần gần gốc không còn hấp thu
dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.
+ Nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân vì phân bón rất dễ bị
mất đi do bị rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm.
+ Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây. Nếu bón phân mà
không cung cấp đủ nước sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.


4

Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón qua lá 2-3 lần trong giai đoạn nuôi trái, thúc đẩy quá trình
phát triển trái và tăng chất lượng màu sắc của trái. Tuy nhiên, nếu trời âm u, mưa nhiều, bệnh
phát triển... thì nên hạn chế sử dụng phân bón lá.
3. Lượng phân bón:
Cần gia giảm liều lượng phân bón tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng cây, từng vườn. Lượng
phân bón tăng dần từng năm theo độ lớn của cây. Giai đoạn cây đã cho trái, năm trước được
mùa thì năm sau phải bón nhiều hơn năm thất mùa; trong cùng một vườn, những cây cằn cỗi
cần được bón nhiều hơn cây sung tốt; Cây mang nhiều trái thì cần bón nhiều hơn cây ít trái...
Nói chung, trước khi bón phân cần “Trông trời, trông đất, trông cây”... thì mới giảm được thất
thoát, nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón, đồng thời còn giúp đảm bảo chất lượng trái
khi thu hoạch và an toàn cho người tiêu dùng.
Kim Tuyền (Theo khoahocchonhanong.com.vn)

----------------------------------10 Nguyên Tắc Bón Phân Hợp Lý
"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ
liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ
thể, đảm bảo năng suất" (Cục khuyến nông và khuyến lâm. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây

trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999).
Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý
Một là:

Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có
ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý muốn của con người lên thiên
nhiên.
Nông sản là sản phẩm của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho nên con người
muốn thu hút được nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hoá vật chất và
tác động làm cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ
nhanh.


5

Bón phân là để tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối
hợp tốt với thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu chuyển vật chất.
Hai là:
Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho mọi
hoạt động bình thường của nó.
Theo cảm tính, nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì
càng nhiều càng xấu.
Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tai hại cho cây, thậm chí làm cho cây
chết. Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với nồng độ cao (trên 1%)
làm cho lá cây bị cháy. Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để
cây bị thiếu đói, mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dưỡng nào cho cây.
Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ
phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa
nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể

bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được.
Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ thiếu cho nên người nông dân đã
làm nhiều việc quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không biết làm.
Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây trồng, hiểu được những nhu cầu của cây và con
đường mà thiên nhiên thường đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu được các mối quan hệ giữa các loài
sinh vật trong hệ sinh thái, con người có thể tiết kiệm được bao nhiêu việc làm thừa đồng thời
chỉ cần tiến hành những việc làm thật hợp lý để đạt được những khối lượng nông sản lớn.
Ba là:
Thiên nhiên còn nhiều điều mà con người chưa biết hết, vì vậy không được chủ quan khi sử
dụng phân bón.
Khoa học ngày càng phát triển nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều nhưng con đường
khám phá thiên nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc khuỷu. Thái độ chủ quan, cho
rằng chúng ta đã có những hiểu biết quá đủ là không phù hợp, là có thể dẫn đến những sai lầm.


6

Điều đáng lo ngại là con người coi thường những gì chưa biết trong thiên nhiên và cho rằng
những gì khoa học đã biết đủ cho con người hoạt động theo ý muốn của mình. Nhiều thất bại
trong sản xuất có nguồn gốc từ sự ngộ nhận này.
Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn
sản xuất. Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học,
những kết quả của nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý
của việc bón phân.
Bốn là:
Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong các mối liên hệ chặt chẽ với
nhau và với thế giới không phải sinh vật.
Các kết quả nghiên cứu khoa học được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trong các chậu
vại, trong các ô thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện môi trường sống của cây trên đồng
ruộng. Nhiều trường hợp, muốn có được kết quả như đã thu được trong phòng thí nghiệm

người ta phải đầu tư rất tốn kém để tạo được môi trường và điều kiện tương tự như trong phòng
thí nghiệm. Khi không có được những điều kiện này, các kết quả khoa học thường phát huy tác
dụng rất kém, thậm chí còn làm nảy sinh nhiều vấn đề và người nông dân lại phải lao theo để
giải quyết. Như thế, phải làm thừa ra bao nhiêu việc mà đáng lẽ không phải làm.
Thực tế cho thấy: những phương pháp bón phân nào mà không chú ý đến các loài sinh vật
khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến
các mối quan hệ chằng chịt giữa chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có
khi có hại.
Năm là:
Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ
làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất
bại.
Các ngành khoa học ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu.
Người ta đã chú ý đến tình trạng này và thấy được nguy cơ của siêu hình. Vì vậy, đã có nhiều
cố gắng để liên kết các ngành khoa học, nói đến những khoa học liên ngành.
Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường
không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học


7

khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự
sống, là quá trình tạo thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia
nhỏ ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Sáu là:
Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra những phản ứng
dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông
tin, v.v... và kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân
bằng mới.
Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân, mặt khác

một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.
Từ một hiện tượng là năng suất cây trồng có thể có một chuỗi các nguyên nhân và kết quả
với 7 bậc nhân - quả khác nhau. Trong thực tế, một hiện tượng xảy ra có thể có nhiều nguyên
nhân. Những nguyên nhân này lại có những nguyên nhân khác đi trước trong một mạng lưới
các sự kiện và yếu tố đan chéo nhau toả ra đến vô tận.
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra
một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành
tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết
quả mà con người không ngờ tới.
Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên
ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả
gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng
dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn.
Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu
quả rất cao.
Bảy là:
Đối với thiên nhiên không có cái gì là tốt, cũng không có cái gì là xấu.
Con người phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu. Tốt xấu ở đây được đánh giá
trên cơ sở lợi ích của con người. Từ việc phân chia các sự vật và hiện tượng thành 2 nhóm tốt
và xấu, con người thường cố công để loại trừ, tiêu diệt những cái xấu và nhân lên, tăng thêm


8

những cái tốt, với hy vọng là thu được lợi ích lớn. Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của
nó và cần thiết cho sự hài hoà và phát triển. Bằng các tác động đưa thêm các cái "tốt" và loại bỏ
các cái "xấu" con người đã phá vỡ cân bằng trong các hệ sinh thái. Và như vậy, các tác
động của con người đã thúc đẩy hoạt động của cơ chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập
trạng thái cân bằng. Với hoạt động của cơ chế này, những tác động của con người bị trung hoà
và bị triệt tiêu. Hy vọng thu được lợi ích lớn không những không đạt được, mà những đảo lộn

trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực.
Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt.
Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp
với hoạt động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải
phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

Tám là:
Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống nhất. chỉ bằng cách thay thế từng bộ
phận của thể đó.
Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Trong hệ
thống đó mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Mỗi bộ phận trong hệ thống được
quy định không những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong bộ phận đó, mà còn phụ thuộc
vào các bộ phận kế cận, các bộ phận xung quanh và vào toàn bộ hệ thống.
Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều sản
phẩm cho con người. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng. Chúng
ta không thể cải thiện một bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính gì đến các bộ
phận khác của hệ sinh thái đó. Nhiều trường hợp bón phân không mang lại kết quả là do chúng
ta gặp phải những phản ứng điều tiết của hệ sinh thái.
Bón phân hợp lý là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự hài hoà trong
toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái
hướng tới việc tạo ra năng suất cao.

Chín là:


9

Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi dưỡng được con người cả thể xác lẫn
tinh thần.
Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng được nhu cầu của

con người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu trong nông sản có
nhiều NO3, nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Đối với các sản phẩm cây công
nghiệp, cây dược liệu, cây hương liệu, cây tinh dầu v.v... bón phân không hợp lý có thể làm
giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản. Sản
phẩm rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất, nông nghiệp còn đáp ứng nhu cầu của
con người được lao động, được tiếp xúc với thiên nhiên, được khám phá những điều bí ẩn của
tự nhiên. Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những
dư lượng phân bón có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con người. Càng ngày
việc thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người càng tăng lên. Vai trò của nông nghiệp
trong việc đảm bảo ổn định cuộc sống, ổn định xã hội cũng ngày một được nâng cao.
Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo
cho môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ.

Mười là:
Cần có cách nhìn toàn diện, đừng để bị hoàn cảnh lung lạc.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng nào cũng không
thể tách rời chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nhìn toàn diện và đặt đúng vị
trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thông thường người làm nông nghiệp chỉ biết có cây
trồng mà quên mất cây trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái.
Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện cụ thể từng
địa phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm. Người nông dân thường lấy
kinh nghiệm sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.
Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh hưởng của cái
nhìn hẹp và ngắn.


10


Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời cần biết cách
thoát ra khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho hoàn cảnh lung lạc mình và
phải có cách nhìn vượt lên trên không gian và thời gian, cố gắng đi vào bản chất của các hiện
tượng. Cách nhìn này không phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là cách nhìn xuyên sâu
vào bản chất của thực tế, làm cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu loạn nhất thời làm
che mất bản chất.
Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân tích toàn diện hệ sinh thái nông
nghiệp, phân tích thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những hiện tượng và trạng thái có
thể xuất hiện trong vụ tới để đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã
hội cũng như môi trường.
Theo www.cuctrongtrot.gov.vn
------------------------------------------Kali Trong Mối Quan Hệ Với Bón Phân Cân Đối Cho Một Số Cây Trồng
(Tài liệu kỹ thuật & tham khảo)
TS. Trần Đức Toàn Ths. Nguyễn Duy Phương
I. Kali trong đất và khả năng cung cấp cho cây trồng
Kali trong đất tồn tại ở bốn dạng thường được quan tâm đến là: Kali của khoáng vật, Kali
không trao đổi, Kali trao đổi và Kali hòa tan. Kali của khoáng vật chứa 90-98% K trong một số
khoáng như fenspat và mica (James McAfee (1998), kali không trao đổi thường có khoảng 110% và liên kết với cấu trúc khoáng sét, Kali trao đổi có từ 1-2% trong vị trí các cation trao đổi
hoặt trong dung dịch đất. Trong 4 dạng kali chỉ có kali ở dạng trao đổi cây trồng có thể sử dụng
được.Hầu hết các loại đất đỏ vàng, vàng đỏ phát triển trên đá bazan gọi chung là đất ferrasols
đều có lượng K tổng số nghèo, trừ đất ferrasols phát triển trên đá vôi (K2O = 1,75%). Hàm
lượng Kali dễ tiêu trong đất ferrasols (bao gồm trao đổi và hòa tan trong nước) cũng đều thấp
(2,07 – 5,76 mg/100g đất) và đất ferrasols phát triển trên đá vôi (14,56mg/100g đất). Đất xám
miền Đông Nam bộ có tỷ lệ sét thấp chỉ 14 – 15%, khoáng chủ yếu là Kaolinit nên K tổng số
nghèo (0,03 – 0,09%) K trao đổi cũng thấp 0,04 ldl/100g đất. Đất phèn chủ yếu khoáng illit và
Kaolinit nên có K trao đổi thấp; khả năng cố định K cao. Điều đó có thể do sự phong hóa
khoáng sét trong điều kiện pH thấp đã làm tăng cường sự phóng thích K và sau đó K bị rửa
trôi. Đối với đất phèn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo Kyuma (1976) thì khoáng sét
chủ yếu là kaolinit, illit, chỉ có rất ít montmorilonit nên kali trong đất cũng nghèo. Nhìn chung

trong đất, hàm lượng K tổng số thường cao (0,2 – 2%) gấp hàng chục lần so với N và P tổng


11

số. Đất đồng bằng bồi tụ có hàm lượng K cao, trong khi đất đồi núi bị rửa trôi nghèo K, kể cả
đất bazan
II. Kali trong cây và vai trò của kali đối với cây trồng
Kali là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới dạng ion. Đặc biệt kali không có
trong thành phần các chất hữu cơ trong cây. Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không
bào và hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào. Hầu hết kali trong tế bào thực vật (80%) tồn
tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết
tương và không bào. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào
nhưng kali lại có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình
thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa. Kali
ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương, nâng
cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn,
tăng cường tính chống rét và tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Ngoài ra,
kali giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat các bon cao phân tử như
cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit v.v.. nhờ đó làm cho các loại cây hòa thảo cứng cáp,
chống đổ tốt. Kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai
trò quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong
cây. Thiếu vắng kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình
trao đổi các hợp chất các bon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô
hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống dẫn đến ảnh hưởng xấu đến số
lượng và chất lượng mùa màng.Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là: Các lá già trở nên vàng sớm
và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị
hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách.
Theo
----------------------------------------Vai trò của canxi đối với cây trồng 23/05/2014, 06:53 (GMT+7)

Theo các tài liệu thì Ca đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất
tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn. CHIA SẺ TIN BÀI KHÁC Bưởi
VietGAP Hiếu Liêm DAP-Avail và đất phèn Kiên Giang Phân nhả chậm bọc dầu Neem ở Ấn
Độ Tập huấn 'Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu' Phân A1 và A2 bón trên
đất nào? Xem thêm Canxi hay Calci (gọi tắt là Ca) là nguyên tố có hóa trị 2, nên thường được


12

viết là Ca+2. Từ lâu, Ca được xếp vào nhóm dinh dưỡng trung lượng cùng với lưu huỳnh (S)
và magie (Mg) nhưng vai trò của nó đối với cây thì không phải ai cũng hiểu được tường tận.
Vai trò của canxi Cây hút canxi vào dưới dạng Ca+2. Theo các tài liệu thì Ca đóng vai trò kích
thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên
cứng cáp hơn. Ca làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây. Vì vậy,
với cây ăn quả, bón Ca làm cho quả có lượng đường cao hơn, ngọt hơn. Các cây họ đậu như:
lạc, đậu tương, đậu ván… thì Ca là chất dinh dưỡng rất quan trọng. Bởi thiếu Ca đậu sẽ bị lép
hay hạt không no tròn. Vậy nên nông dân thường có câu: “Không lân, không vôi thì thôi trồng
đậu” là thế. Không những vậy, khi cây hút nhiều Ca sẽ giúp hàm lượng đạm Nitrat (N03-) giảm
xuống, giúp cho các vi sinh vật rễ phát triển thuận lợi, điều tiết mạnh mẽ quá trình trao đổi chất
của tế bào. Có thể thấy, Ca là cầu nối trung gian cho các thành phần hóa học của chất nguyên
sinh và duy trì cân bằng tỷ lệ các cation và anion trong tế bào, cũng như hạn chế xâm nhập của
các chất K+, Mg+2, Na+, NH4+. Ca làm giảm tính thấm nước của tế bào, nhưng lại làm tăng
thoát hơi nước. Khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của các chất như Fe,
Al, Cu, và Mn…, giúp giảm độ chua trong đất. Canxi lấy từ đâu? Vỏ trái đất chứa khoảng
3,64% canxi nhưng do nguồn gốc đá mẹ, địa hình khác nhau và nhiều quá trình như mưa, bão,
gió… và phương thức canh tác của con người mà hàm lượng canxi trong từng loại đất, từng
vùng khác nhau. Ca trong đất mất đi bằng nhiều con đường, nên sau 1 - 2 vụ trồng trọt, hàm
lượng Ca giảm xuống rất rõ, nên phải cung cấp Ca cho cây. Ngoài ra, can xi hiện hữu trong đá
vôi nguyên chất chứa 54,7 - 56% CaO; đá vôi lẫn Dolomít chứa 42,4 - 54,7% CaO; đá vôi
Dolomit hóa chứa 31,6 -42,4% CaO; thạch cao (Gypsum) chứa 56% CaO; vỏ ốc, sò, san hô

chứa 40% CaO; phân superphosphat chứa 12 - 14% Ca; phân lân nung chảy chứa 28 - 30%
CaO… Cây thiếu canxi biểu hiện thế nào? Khi thiếu Ca, triệu chứng biểu hiện trên cây cho ta
thấy là đầu chóp lá và hai bên mép lá chuyển sang màu bạc trắng, sau đó hóa đen rồi uốn cong
và xoắn lại. Cấu trúc của tế bào bị hại, lá non, đọt non bị ảnh hưởng trước, tiếp đến là hệ rễ làm
ảnh hưởng đến khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng của cây. Ở thân cây thường xuất hiện
rễ phụ, lông hút, rễ sinh trưởng chậm. Khi thiếu Ca nặng, hoa quả bị thối từng mảng, còn thừa
Ca chưa thấy biểu hiện rõ các triệu chứng ra bên ngoài. Ca có tác động tương hỗ với một số ion
nên làm giảm tỷ lệ hút các ion đó. Ví dụ, làm hạn chế hút đạm dạng NH4+ nên giảm tác hại do
thừa N gây ra, giảm bớt lượng Na+ cũng giảm tác hại của chất này đối với cây. Trong các loại
phân NPK Đầu Trâu+TE của Cty CP Phân bón Bình Điền thường có chứa một lượng Ca khá
cao, khoảng 0,5% đủ đáp ứng dinh dưỡng cho cây trồng trên từng loại đất. Nếu không phải là


13

đất phèn thì chỉ cần sử dụng 300 - 400 kg phân dạng này/ha là thỏa mãn đủ lượng Ca tốt nhất
cho cây. Nếu bón thừa Ca, trước hết Ca hoạt động ở quanh vùng rễ để khử độc cho cây tốt nên
phần lợi vẫn ưu thế hơn. Tuy vậy để sử dụng mặt lợi này của Ca, thường ta bón liều lượng Ca
cao vào lúc làm đất trước khi gieo cấy 1 - 2 tuần sẽ có lợi nhiều hơn. Đất nào phải bón canxi?
Nói chung đất có độ pH thấp hơn 6,5 đều cần bón Ca. Như vậy, đất nông nghiệp của nước ta
vùng nào cũng cần bón Ca nên cần ưu tiên bón cho đất có pH dưới 5,5 đó là đất xám và đất
phèn. Về liều lượng thì tùy thuộc vào mức độ chua nhiều hay ít để phân bổ lượng Ca cho phù
hợp. Ca có hai chức năng chính khi được bón vào đất: Thứ nhất giúp khử độc để nâng pH của
đất lên. Thứ hai, cung cấp Ca cho cây hút, khi pH đã được cải thiện, chất độc giảm, bộ rễ có
điều kiện phát triển thì khả năng hút nước và chất khoáng của bộ rễ được tăng cường, giúp cho
cây thêm khỏe mạnh. Vì vậy, tùy theo môi trường đất mà quyết định bón nhiều hay ít phân có
chứa Ca. Nhưng mức tối thiểu cũng cần bón khoảng 500 kg/ha như vôi nung (CaO) thì mới đủ
đáp ứng cho hai chức năng của Ca bón vào. Nguyên liệu nào bón cho đất sẽ cung cấp Ca tốt
nhất? Trong các nguyên liệu có chứa Ca kể trên, nếu dùng đá vôi hay vỏ sò, vỏ ốc, san hô …
cần phải nung kỹ, tạo thành CaO mới bón. Các dạng vật liệu như Dolomit, thạch cao thì có thể

bón trực tiếp được nhưng thường bón như dạng bón lót. Còn super phosphate hay phân lân
nung chảy thì dùng dễ dàng, nhưng phần lớn cũng để bón lót hoặc bón thúc, đặc biệt là trên đất
phèn. GS MAI VĂN QUYỀN... Đọc thêm tại: | NongNghiep.vn
----------------Silica - Phòng Thủ Từ Xa
Một loại phân bón mới giúp cây trồng có thể phòng thủ từ xa một số tác hại khắc nghiệt
của thời tiết, môi trường đồng thời tăng thêm độ ngon cho nông sản…
Silíc là nguyên tố rất sẵn trong lớp vỏ trái đất, ít ai nghĩ rằng đất trồng thiếu silíc vì theo nghiên
cứu của các nhà khoa học silíc trong đất hầu hết nằm ở dạng không hòa tan gồm cát, khoáng
thạch anh và điôxýt silíc. Hầu hết các hợp chất chứa silíc nằm ở dạng trơ nên silíc hữu hiệu
trong đất rất thấp. Do vậy cần tăng cường hàm lượng silíc dễ hấp thu cho đất. Silica là một loại
phân trung lượng như vậy.


14

Những công dụng chính của nó như giúp cây tăng khả năng quang hợp, điều hòa dinh dưỡng
khoáng; cứng cây chống đổ ngã; tăng sức chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường; tăng
sức đề kháng, ngăn ngừa sâu bệnh; tăng năng suất và phẩm chất nông sản… Silica có tác dụng
giúp cho lúa cứng cây, chống đổ ngã, ra rễ, đẻ nhánh mạnh, phòng trị ngộ độc phèn, ngộ độc
hữu cơ. Khi bón Silica có tác dụng rất rõ trong việc giảm sâu bệnh, làm cho hạt chắc, mẩy,
vàng sáng.
Có thể sử dụng Silica bón vào 2 thời kỳ chính: thời kỳ cây con 50 kg/ha và thời kỳ làm đòng 50
kg/ha. Riêng trên đất phèn, nên bón bổ sung thêm 25-50 kg/ha vào thời kỳ đẻ nhánh. Phân
Silica có thể bón riêng hoặc trộn chung với các loại phân NPK khác để bón cùng một lúc. Do
bón Silica phòng trị được phèn, ngộ độc hữu cơ và giúp bộ rễ phát triển mạnh nên nâng cao
được hiệu quả sử dụng phân bón. Chính vì vậy khi bón Silica, có thể giảm từ 10-15% lượng
phân NPK bón cho lúa. Với các cây trồng khác, việc bón phân Silica nhất là giai đoạn bón thúc
cũng có cũng tác dụng khá rõ.
Anh Hoàng Văn Khoảng, xã Minh Đức (Tứ Kỳ, Hải Dương) - một nông dân có 6 sào ruộng
kiêm đại lý vật tư nông nghiệp nói: Nông dân ưa nhìn hơn là nghe, chỉ khi thấy hiệu quả thực

sự họ mới tin nên lúc đầu trình diễn loại phân này, tôi chọn ngay những nông dân điển hình mê
cái mới để khuyến khích dùng. Lúc đưa vào sử dụng trên cây dưa hấu đúng vào năm thời tiết
khó khăn, mưa gió nhiều nên rất dễ thấy sự khác biệt với những ruộng dưa không sử dụng
Silica. Lá bị nát ít, hiện tượng nứt quả, thối quả giảm.
Đến vụ lúa mùa năm nay cũng rất đặc thù, vụ xuân gần như gặt xong là cày rồi cấy luôn. Sợ
gốc rạ không phân hủy được, có nông dân còn nghĩ ra cách dùng thuốc trừ cỏ phun vào gốc rạ
để cho rạ nỏ tuy nhiên đây là một “tối kiến” bởi làm cho nó càng dai, càng chậm hoai mục. Các
ruộng bón phân Silica gốc rạ hoai mục nhanh hơn, chống ngộ độc hữu cơ. Ở những ruộng chua
bón Silica có thể thấy rõ cây cứng, ít nghẹt rễ, ít đổ ngã.
Bình thường 1 sào ruộng chua nông dân phải bón 50 kg vôi sống cộng với 2 tạ phân hữu cơ
mất tổng cộng khoảng 270.000 đồng nay thay bằng 4-6 kg phân Silica mất 60.000-80.000
đồng, rẻ hơn đã đành lại đỡ bị hiện tượng chai đất khi bón quá nhiều vôi. Tất nhiên có phân
chuồng thì vẫn tốt hơn nhiều. Ruộng bình thường không chua phèn nếu bớt 20-30% lượng
NPK thay bằng phân Silica chi phí không đổi nhưng cây cứng, chống đổ khá, giảm một phần
bệnh khô vằn, đạo ôn, rất tốt khi bón lót.
Silica là loại phân trung lượng do Công
ty POS Ceramics Co, Ltd (Hàn Quốc)


15

sản xuất và Công ty CP Mosan nhập
khẩu và độc quyền phân phối tại Việt
Nam. Thành phần dinh dưỡng chính
của phân Silica là silíc (25% SiO2),
canxi (40% CaO) và magiê (2% MgO).
"Tập quán canh tác ăn sâu vào trong đầu óc nông dân là muốn bón phân hôm nay, mai thấy sự
thay đổi ngay thì Silica không phải là dạng đó. Theo tôi, phải phòng bằng bón lót cân đối cả đa,
trung và vi lượng phối hợp chứ để bệnh đã lộ ra ngoài thì khác gì ung thư đã di căn, khó mà
xoay chuyển nổi", anh Hoàng Văn Khoảng nói thêm.

Anh Nguyễn Văn Tấn - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Tứ Kỳ cho biết, qua thử dùng Silica ở
huyện nhà kết quả tương đối rõ nét: “Vụ xuân 2011, rét đậm, thiếu mạ, dân phải cấy dè. Gặp
lạnh lúa sinh trưởng chậm, bón Silica vào bộ rễ phát triển ưu việt hơn, dày lá, tăng khả năng
chống rét, kích thích đẻ nhánh. Đất chua, nghèo dinh dưỡng bón Silica tôi thấy làm tăng cả
hiệu quả của phân đa lượng bón kèm. Có nông dân còn bảo khi gặt xong cuốc ruộng thấy tức
ngực vì bộ rễ của lúa rất phát triển. Đối với rau màu bón Silica không chỉ giúp phòng một số
bệnh còn giúp tăng độ ngon của nông sản. Từ thực tế nông dân của 27 xã thị trấn trong huyện
Tứ Kỳ đã dùng loại phân này, cách tốt nhất là bón lót và bón bằng 20% so với lượng NPK”.
Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam
---------------------Ngoài NPK Các Loại Nguyên Tố Trung, Vi Lượng Có Tác Dụng Như Thế Nào Đối Với
Cây Trồng?

Vai trò của các nguyên tố vi lượng Các nguyên tố vi lượng bao gồm: Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo
(B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl).
- Vai trò của Đồng (Cu): Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số
phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng. Những cây
hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ hoa hoặc không hình thành được hạt. Nhiều loại cây rau
biểu hiện thiếu Đồng với lá thiếu sức trương, rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng
mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.


16

- Vai trò của Bo (B): Hiện tượng thiếu Bo là rất phổ biến trên thế giới. Rất nhiều loại cây ăn
quả, cây rau, và các hoa màu khác có biểu hiện thiếu Bo. Cây cọ dầu đặc biệt mẫn cảm với hiện
tượng thiếu Bo. Các loại đậu lấy hạt có yêu cầu cao về Bo. Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của
hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt
giống. Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển
đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. Thiếu Bo thường làm cây sinh
trưởng còi cọc, và trước hết làm đình trệ đỉnh sinh trưởng và các lá non.

- Vai trò của Sắt (Fe): Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt động như là một
chất mang Oxy. Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp. Thiếu Sắt gây ra
hiện tượng mầu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá mầu
xanh và khoảng giữa mầu vàng. Vì Sắt không được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên
biểu hiện thiếu trước tiên xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây. Thiếu sắt nặng
có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt. Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu
cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan. Một số yếu tố khác cũng có
thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và
hàm lượng Carbonat cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong
đất thấp.
- Vai trò của Mangan (Mn): Mangan là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây.
Nó hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp trong
quang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục. Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm
của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. Cũng như sắt, Mangan không được tái
sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với mầu vàng giữa những
gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen. Ơû những cây hòa thảo xuất hiện những vùng
mầu xám ở gần cuống lá non. Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu
hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù
hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất
cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt. Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ
nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi
thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.


17

- Vai trò của Molipden (Mo): Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat.
Loại men này khử Nitrat thành Ammonium trong cây. Molipden có vai trò sống còn trong việc
tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu. Molipden cũng cần
thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây. Hiện tượng thiếu Molipden

có biểu hiện chung như vàng lá và đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra
triệu chứng thiếu Đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có
Molipden để cố định Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó
ngược lại với đa số vi lượng khác. Chính vì điều này nên hiện tượng thiếu thường xảy ra ở đất
chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng.
- Vai trò của Kẽm (Zn): Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần
thiết cho cây trồng. Nó thường là một nguyên tố hạn chế năng suất cây trồng. Sự thiếu hụt Kẽm
đã được thừa nhận ở hầu hết đất trồng lúa của các nước trên thế giới. Tuy nó chỉ được sử dụng
với liều lượng rất nhỏ nhưng để có năng suất cao không thể không có nó. Kẽm hỗ trợ cho sự
tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản
ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các
Hydratcarbon. Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu
thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây. Sự thiếu Kẽm ở cây bắp gọi là bệnh
"đọt trắng" vì rằng lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng. Lá bắp có thể phát triển những
dải vàng rộng (bạc lá) trên một mặt hoặc cả 2 mặt sát đường gân trung tâm. Một số triệu chứng
khác như lá lúa mầu đồng; bệnh "lá nhỏ" ở cây ăn trái hay đình trệ sinh trưởng ở cây bắp và
cây đậu.
- Vai trò của Clo (Cl): Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng, đặc biệt đối với cây
Cọ dầu và cây Dừa. Sự thiếu hụt Clo xảy ra phổ biến đối với dừa ở Philippin và nam Sumatra
của Indonesia. Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là nó tham gia vào
sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống
men. Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số cation như Canxi, Magie, Kali ở trong
cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát
hơi nước v.v..
TS. Lê Xuân Đính
theo www.phanbonmiennam.com.vn


18


------------------------ầm Quan Trọng Của Phân Bón SA (Ammonium Sulphate) Đối Với Cây Trồng
Chất lưu huỳnh (S) cùng với chất đạm (N), lân (P 2O5), và kali (K2O) là một trong những chất
dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng. Hiện tượng thiếu lưu huỳnh trong cây trồng rất phổ
biến thường xảy ra hơn trước khi triệu chứng biểu hiện bên ngoài. Việc xác định hiện tượng
thiếu lưu huỳnh trong cây thường không dễ dàng và hay bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu đạm.
Hiện tượng thiếu lưu huỳnh được phát hiện tại hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp trên thế
giới và như thế gây chú ý một cách rộng rãi.
Bón phân SA để khắc phục hiện tượng thiếu lưu huỳnh:
Phân SA là loại phân có chứa cả hai dưỡng chất quan trọng. Do đó giá thành cao hơn các loại
phân chứa đạm đơn thuần tính theo đơn vị chất đạm. Nếu xem xét hiệu quả chung của S và N
đem lại khi bón SA thì giá thành có ý nghĩa kinh tế hơn.
Hóa tính và lý tính của phân SA rất ổn định nhờ dạng tinh thể cứng nên chất lượng bền. Phân
SA sẵn sàng phục vụ mọi lúc, mọi nơi.
Phân SA cung cấp trực tiếp cho cây trồng chất đạm và lưu huỳnh và cũng là loại phân có thể
dùng chung với các loại phân khác. Dù được dùng riêng rẻ hay phối hợp với loại phân khác thì
vẫn có thể tính được dễ dàng lượng phân bón cần thiết bón cho cây trồng.
Hiệu quả có ích của chất đạm trong phân SA
Cây lúa nước hấp thu chất đạm dưới dạng Amôn chiếm đa phần trong lượng đạm cây đòi hỏi.
Trong khi cây lúa cạn lại sử dụng dạng đạm nitrat. Đạm Amôn bón cho ruộng rẫy được chuyển
hóa thành nitrat dưới tác động của những vi khuẩn sống trong đất, nhờ đó trở nên dạng dễ tiêu
cho cây trồng cạn. Điều này chứng tỏ rằng phân SA có thể được dùng cả trên ruộng nước lẫn
ruộng cạn mà vẫn đảm bảo cho kết quả đáng kể. Những nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho biết
cây trồng cạn có thể sử dụng cả hai dạng đạm amôn và đạm nitrat. Kết quả nghiên cứu cho thấy
đạm amôn làm phát triển nhánh cây ngũ cốc còn trái bắp sẽ đóng hạt đầy đặn hơn.
Ngay cả trong quá trình trực di dưỡng chất trong đất, phân SA vẫn có thể tồn tại trong đất thuận
lợi cho cây trồng. Đó là nhờ dạng đạm amôn của phân SA có khả năng tránh bị thất thoát trong
quá trình trực di. Phân SA cũng ít bị mất đạm trong quá trình bay hơi so với phân urê.
Hiệu quả của chất lưu huỳnh trong phân SA



19

Kết quả thí nghiệm chứng minh rằng phân SA chứ dạng đạm cao cấp. Mới đây các nhà nghiên
cứu nhận biết rằng một số trường hợp tưởng lầm cây bị thiếu đạm thay vì cây đang bị thiếu lưu
huỳnh. Triệu chứng của 2 trường hợp thiếu đạm và thiếu lưu huỳnh biểu hiện rất giống nhau.
Điểm khác biệt chính là các lá non bị vàng do thiếu S vì sự vận chuyển lưu huỳnh trong cây bị
tắc nghẽn. Nếu chỉ có bón thêm phân đạm trong khi cây đang bị thiếu lưu huỳnh thì chỉ làm
trầm trọng thêm vì tiếp tục gây ra thêm sự mất cân bằng về tỷ lệ giữa đạm và lưu huỳnh N:S.
Ích lợi của việc bón phân SA
• SA ít hút ẩm, dễ bảo quản, dễ trộn và dễ bón
Phân SA ít hút ẩm là nhờ cấu trúc phân tử kém hút ẩm giúp cho việc bảo quản lâu dài và dễ pha
trộn với các loại nguyên liệu phân bón khác. Tuy nhiên, các nguyên tắc cẩn thận trong công tác
bảo quản phân bón cũng phải chú trọng.
• Hiệu lực tức thời
Phân SA hoàn toàn tan trong nước 100%. Nhanh chóng phân ly thành ion amôn và sulphate.
• Hiệu lực kéo dài
Ion amôn dương tính liên kết với cấu tử đất tồn tại lâu bền xung quanh vùng rễ cây cho đến khi
cây sử dụng mà không bị thấm rút vào nước chứa trong đất.
PTS. Công Doãn Sắt - MSc. Phan Thị Công
Theo
-----------------Công Dụng Của Phân Vô Cơ Với Đất Và Cây Trồng
Phân hóa học, còn gọi là phân khoáng hoặc phân vô cơ, là những hợp chất ở dạng hóa học
chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Các loại phân vô cơ thường dùng là phân đạm, lân, kali, phân hỗn hợp, phân trung lượng, vi
lượng và các loại phân bón lá.
Phân đạm là tên gọi chung các loại phân đơn cung cấp chất đạm (N) cho cây. Các loại phân
thường dùng là:
- Urê [CO(NH2)2]: Chứa 44 - 48% N nguyên chất, là loại phân có tỉ lệ N cao nhất và được dùng
phổ biến nhất hiện nay. Có loại dạng tinh thể, có loại dạng viên, màu trắng, màu vàng (Urê
Agrotain), hạt xanh (Urê NEB-26), không mùi, dễ hút ẩm. Urê có thể dùng cho các loại cây

trồng và các loại đất, thích hợp đất chua phèn.


20

Trong quá trình sản xuất Urê thường tạo thành chất Biurea [NH2NH(CO2)], là một chất độc hại
với cây. Tỉ lệ Biurea trong phân Urê không được quá 3%. Phun cho lá nên dùng loại phân có
hàm lượng Biurea dưới 0,25% đối với các cây có múi, dưới 1,5% với ngô, đậu nành.
- Đạm sunfat [(NH4)2SO4], hay còn gọi là phân SA: Chứa 20 – 21% N nguyên chất và 23% S,
dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, có mùi amoniac (mùi khai nước tiểu) vị mặn
và hơi chua, dễ hút ẩm. Có thể bón cho nhiều loại cây trồng, đất không chua phèn. Nếu đất
chua phèn phải bón thêm vôi, lân rồi mới bón đạm sunfat. Một số cây như đậu, ngô, cần nhiều
S, bón phân SA rất tốt. SA cũng dùng cho các loại đất đồi, đất bạc màu thiếu S.
- Đạm amon nitrat (NH4NO3): Chứa 33 – 35% N nguyên chất ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-; dạng
tinh thể, màu vàng xám, dễ chảy nước, là phân sinh lý chua, thích hợp với cây trồng cạn như
bắp, thuốc lá, bông, mía…
- Đạm clorua (NH4Cl): Chứa 24 – 25% N nguyên chất, dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng
ngà, ít hút ẩm, tơi rời dễ bón. Là loại phân sinh lý chua, nên bón NH 4Cl kết hợp với phân lân.
Vùng khô hạn, đất chua phèn và mặn không nên bón loại phân này vì đất sẽ tích lũy nhiều Clo
làm cây dễ bị ngộ độc; cũng không bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành tỏi, bắp cải, vừng…
vì có Clo không thích hợp.
- Canxi nitrat [Ca(NO3)2] , còn gọi là Nitrat canxi: Chứa 15,5% N và 36% Ca, ở dạng tinh thể,
màu trắng; là loại phân cung cấp cho cây trồng cả đạm và canxi nên rất hiệu quả, nhất là với
cây trồng cạn, cây ăn quả và trên những loại đất cát, thích hợp bón cho đất chua, đất phèn, đất
mặn. Dùng bón lót, bón thúc hoặc hòa tan để phun qua lá.
Ngoài ra còn một số loại phân đạm khác như Natri nitrat (NaNO 3), Canxi cyanamite (CaCN2).
Phân đạm chủ yếu dùng bón thúc, có thể bón lót một lượng ít, cần bón cân đối với lân (P) và
kali (K).
TS Nguyên Đăng Nghĩa
(Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam)

Theo
---------------------NPK Là Ký Hiệu Gì Trên Bao Bì, Tác Dụng Của Từng Thành Phần?


21

NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, tức 3 nguyên tố dinh dưỡng chính yếu cần bổ
sung trước tiên cho cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây
trồng.
 Chữ N nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Đạm.
 Chữ P nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Lân.
 Chữ K nhằn chỉ nguyên tố dinh dưỡng Kali.
Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng này.
- Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều
cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi...
- Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa...
- Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái
lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá...
Tuy nhiên, trên đây chỉ là phân định một các tương đối và không chính xác. Bởi vì cây trồng
luôn cần có đầy đủ cả 3 nguyên tố này và các nguyên tố khác nữa để tương hỗ, hình thành nên
các hợp chất sinh học và các bộ phận có các chức năng riêng biệt và tác động qua lại để tạo
thành sự sống một cách rất phức tạp.
Trên bao bì của phân NPK thường có 3 số chính. Số đầu nhằm chỉ hàm lượng Đạm, quy ra %
Nitơ (N) nguyên chất. Số thứ 2 nhằm chỉ hàm lượng Lân, quy ra % oxyt phospho (P2O5). Số
thứ 3 nhằm chỉ hàm lượng Kali, quy ra % oxyt kali (K2O). Ngoài ra, có thể một số bao bì còn
ghi thêm một số chất khác như Lưu Huỳnh, Canxi, Magie v.v.. Đối với Lưu Huỳnh thường
được tính bằng % lưu huỳnh nguyên chất (S), Canxi được tính bằng % oxyt canxi (CaO),
Magie được tính bằng % oxyt magie (MgO).
Ví dụ: NPK 16-16-8-13S, trong đó có 16% N, 16% P2O5, 8% K2O và 13% S.



22

Như đã nói ở trên, cây trồng không chỉ cần 3 nguyên tố dinh dưỡng này mà còn cần tổng cộng
khoảng 13 nguyên tố, trong đó chia ra:
- Các nguyên tố đa lượng gồm: N, P, K (Nitơ, Phospho, Kali).
- Các nguyên tố trung lượng gồm: Ca, Mg, S (Canxi, Magie, Lưu Huỳnh).
- Các nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn (Bo, Clo, Đồng, Sắt, Mangan,
Molipden, Kẽm).
Mặc dù số lượng các nguyên tố cây cần thì nhiều nhưng nông dân thường chỉ bón một số loại
phân NPK cũng vẫn đáp ứng được nhu cầu phân bón cho cây vì trong đất thường có sẵn tất cả
các nguyên tố dinh dưỡng này. Khi nông dân bón phân NPK tức là bón những nguyên tố thiếu
hụt nhiều nhất, còn các nguyên tố khác thì cây trực tiếp khai thác từ đất.
Ở những đất tốt, tức đất có chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây, thì việc bón
phân ít quan trọng. Ở những đất này có thể bà con chỉ cần bón một mình phân đạm, hoặc chỉ
bón phân NPK là đủ. Nhưng ở những đất xấu, tức là đất có chứa rất ít các nguyên tố dinh
dưỡng, thì việc bón phân vô cùng quan trọng. Ở những đất này, ngoài phân NPK ra, bà con còn
phải chú ý bón các loại phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng khác như bón vôi để tăng hàm
lượng canxi, bón phân chuồng để bổ sung nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng khác v.v..
Trong các loại phân lân sản xuất trong nước như phân lân Super, phân lân nung chẩy cũng chứa
rất nhiều các nguyên tố dinh dưỡng khác như Canxi, Magie, Lưu Huỳnh và các nguyên tố vi
lượng như Fe, Cu, Zn, Mn, B v.v.. nữa. Bà con có thể sử dụng các loại phân này như là nguồn
cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khác ngoài phân NPK.
TS. Lê Xuân Đính
theo


23

Vai trò của vi lượng đối với cây trồng

Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10 năm 2013
Để cây trồng phát triển tốt thì cây trồng cần cung cấp đủ các chất từ đa, trung lượng và vi
lượng. Mặc dù một số chất vi lượng cần rất ít nhưng đôi khi lại rất quan trọng đối với cây
trồng. Thiếu hoặc thừa chất vi lượng cũng ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng. Khi thừa vi lượng
có thể làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng tới chất
lượng nông sản, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Một số nguyên tố vi lượng còn tạo ra các
mùi vị đặc trưng của cây trồng đó. Ví dụ: độ cay của ớt, độ ngọt của rau quả,… Sau đây, tôi xin
điểm qua một số vai trò cơ bản của các chất vi lượng này.

1. Sắt (Fe):
Thường được bổ sung dưới dạng phức chất (chelat), thí dụ như Fe - EDTA (9% Fe) hoặc Fe EDDHA (6% Fe) với hình thức phun lên lá. Sắt không được tái sử dụng nên rất dễ xảy ra thiếu
sắt khi bón phân không cân đối.
(+) Vai trò:
- Sắt có vai trò quan trọng việc hình thành diệp lục, qua đó có vai trò trong việc cung câp oxi
cho cây trồng.
- Khi cây thiếu sắt sẽ biểu hiện qua lá: lá cây có màu xanh nhợt nhạt (bạc lá), đặc biệt giữa gân
lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Dễ quan sát nhất là các lá non, vào thời kỳ đỉnh sinh
trưởng của cây trồng.
- Khi bệnh nặng, toàn bộ cây biến thành màu vàng cho tới trắng lợt. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển
từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng
thiếu sắt xuất hiện trước hếtở các lá non, sau đến lá già.
(+) Nguyên nhân:
Mất cân bằng với các chất khác như Molipden (Mo), Đồng(Cu) hay Mangan(Mn) trong quá
trình bón phân (ví dụ khi bón Lân).
Do pH trong đất (giá thể), hàm lượng carbonat cao
Do di truyền của cây
Do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
2. Mangan (Mn):



24

Hiện tượng thiếu Mn, chủ yếu xẩy ra đối với đất có độ pH từ axit nhẹ đến trung tính.
Mangan sulfat (24 - 32% Mn) và Mn - EDTA (13 % Mn) đều dễ tan trong nước và có tác dụng
nhanh. Mangan oxyt có thể được sử dụng để làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
(+) Vai trò:
- Mangan là thành phần của các enzyme. Nó có vai trò hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất
quan trọng trong cây và tham gia trực tiếp vào quá trìnhquang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng
hợp Diệp lục.
- Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và
Canxi. Cũng như sắt,
- Mangan cũng không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá
non, với mầu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen.
- Biểu hiện rõ nhất khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng. Nhìn toàn bộ lá có
màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử
trên lá.
(+) Nguyên nhân:
Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất
trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan
thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh
dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt.
Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ,
úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.
3. Kẽm (Zn):
Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây trồng. Kẽm
thường được bón cho cây thiếu dinh dưỡng, có thể phun kẽm sunfat (23 % Zn) hoặc kẽm chelat
(Zn - EDTA) lên lá ở giai đoạn hình thành hạt, lượng Zn trong lòng đất có vai trò quan trọng
hơn so với Zn trên bề mặt.
(+) Vai trò:
Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Nó là

một nguyên tố có ảnh hưởng to lớn đối với năng suất cây trồng.
Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự
tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp
lục và các Hydratcarbon.


25

Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở
những lá non và bộ phân khác của cây.
Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ
và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Biểu hiện thiếu kẽm có thể là: lá non chuyển sang trắng hoặc
vàng sáng…
(+) Nguyên nhân:
Bón phân không cân đối.
4. Đồng (Cu):
Là một kim loại nặng nên cần được chú ý khi bón cho cây trồng. Nếu đất thiếu đồng có thể
điều chỉnh bằng cách bón đồng sulfat hoặc oxyt. Thích hợp nhất là phun chelat hoặc đồng
sulfat trung tính lên lá cây đang thiếu dinh dưỡng.
(+) Vai trò:
Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong
cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng.
Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng
mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.
(+) Nguyên nhân:
Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lầy, ruộng lầy thụt. Cây trồng
thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết
hoại tử trên lá hay quả.
5. Bo (B):
Nhu cầu B cho từng loại đất là rất khác nhau. Nên bón borac (ll - 22% B) cho cây có nhu cầu

B cao. B cũng có thể được bón phối hợp với phân lân hoặc phân đa dinh dưỡng khác. Polyborat
thường được coi là loại cao cấp hơn so với borac khi dùng để bón lá.
(+) Vai trò:
Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự
hình thành của thành tế bào và hạt giống.
Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường và
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein.
Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và
chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá
trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×