Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích và đánh giá một số điểm mới của luật phá sản 2014 so với luật phá sản 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.02 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Luật Phá sản (LPS) 2014 vẫn tiếp tục kế thừa những quy định của các Luật
tước, đồng thời cũng có sự sửa đổi bổ sung nhằm mở rộng quy mô hơn theo hướng
khắc phục những bất cập của Luật trước. Với ý nghĩa, đưa những doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán có cơ hội được hồi phục khả năng tài chính và quay lại vòng
an toàn hay phá sản doanh nghiệp đó theo hướng an toàn có lợi cho các bên tham
gia, LPS 2014 đã quy định một cách cụ thể và rõ ràng, phản ánh đúng tính thần của
pháp luật phá sản. Tuy nhiên, tính khả thi thì chưa thể trả lời được bởi nó chưa
được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn áp dụng. Dưới đây sẽ là những đánh giá và
phâ tích của em về một số điểm mới của Luật Phá sản 2014 so với Luật phá sản
2004 thông qua những gì được học hỏi, trao đổi với giảng viên cũng như thu thập
tìm kiếm các nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu và làm bài.

NỘI DUNG
I.

Khái quát về pháp luật phá sản
1. Khái niệm pháp luật phá sản
Cũng giống như một thực thể sống “có sinh, có tử”, doanh nghiệp cũng có

chu kỳ sống của nó. Theo các nhà kinh tế, chu kỳ sống của doanh nghiệp trải qua
bốn giai đoạn tiêu biểu là: khởi nghiệp, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Nếu
bước qua giai đoạn tăng trưởng, nhà quản trị không biết “nhìn xa trông rộng” và dự
liệu những tình huống xấu xảy ra để kịp thời đối phó thì doanh nghiệp sẽ bước vào

2




thời kỳ suy thoái. Tính chu kỳ này cũng cho thấy sự suy vong và phá sản có thể là
một giai đoạn sẽ xảy ra với bất cứ một doanh nghiệp nào1.
Về nguồn gốc, thuật ngữ phá sản được diễn đạt bằng từ "bankruptcy" hoặc
"banqueroute" mà nhiều người cho rằng từ này bắt nguồn từ chữ "Banca Rotta"
trong tiếng La Mã cổ, trong đó banca có nghĩa là chiếc ghế dài, còn rotta có nghĩa
là bị gãy. Banca rotta có nghĩa là "băng ghế bị gãy" 2. Cũng có ý kiến cho rằng, từ
phá sản bắt nguồn từ chữ ruin trong tiếng La tinh, có nghĩa là sự “khánh tận”3.
Ở Việt Nam, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: phá sản, vỡ nợ, khánh
tận… Từ điển tiếng Việt định nghĩa từ “phá sản” là lâm vào tình trạng tài sản chẳng
còn gì và thường là vỡ nợ do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại; “vỡ nợ” là lâm vào
tình trạng bị thua lỗ, thất bại liên tiếp trong kinh doanh, phải bán hết tài sản mà vẫn
không đủ để trả nợ4. Như vậy, trong cách hiểu thông thường, khái niệm phá sản là
để chỉ cho một sự việc đã rồi, sự việc “phải bán hết tài sản mà vẫn không đủ trả
nợ”.
Từ điển Luật học định nghĩa phá sản là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp
nhân) mất khả năng thanh toán nợ đến hạn 5. Theo quan điểm này, khái niệm phá
sản chỉ mới xác định được một tình trạng có thể xảy ra đối với các chủ thể bị lâm
1 Nguyễn Văn Thuận, Quản trị tài chính, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1995 (dẫn theo Báo cáo đề tài nghiên cứu do Viện
kinh tế TP. Hồ Chí Minh thực hiện năm 2001: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về thực hiện Luật Phá sản doanh
nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tr. 6).
2 Nguyễn Tấn Hơn, Phá sản doanh nghiệp – một số vấn đề thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Từ điển
trực tuyến Oxford (Oxford Dictionaries) cho rằng từ bankruptcy có nguồn gốc từ giữa thế kỷ thứ 16 với nghĩa là
“băng ghế bị gãy” có gốc từ tiếng La Mã là Banca Rotta, từ Banca là chiếc ghế và rompere “bị phá gãy”. Sự thay đổi
trong từ kết thúc là do kết hợp với tiếng Latin rupt – có nghĩa là “gãy”.
3 Dương Đăng Huệ, Nguyễn Minh Mẫn, Giáo trình Luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2000, tr. 337.
4 oàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, (in lần thứ 3), Nxb. Đà Nẵng, tr.1437.
5 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp, tr. 597-599.


3


vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nói cách khác, “phá sản” được hiểu tương
đương với “mất khả năng thanh toán”.
Một là, phá sản là tình trạng một tổ chức kinh doanh bị mất khả năng thanh
toán và bị cơ quan nhà nước (thông thường là tòa án) ra quyết định tuyên bố phá
sản. Hậu quả của quyết định này là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là, phá sản là thủ tục pháp lý liên quan đến một tổ chức kinh doanh để
giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức đó. Thủ tục pháp lý này
được quy định bởi Luật phá sản và pháp luật có liên quan, được tiến hành từ khi có
dấu hiệu tổ chức kinh doanh đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
(insolvency) và quá trình giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán được thực
hiện có thể đưa đến những hệ quả khác nhau là phục hồi tổ chức kinh doanh
(reorganization) hoặc thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh
doanh (liquidation hoặc winding-up).6
2.

Sự phát triển của pháp luật phá sản và Luật Phá sản 2014

Trong pháp luật Việt Nam, cả Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và Luật Phá
sản 2004 đều không định nghĩa về phá sản mà sử dụng khái niệm “tình trạng phá
sản”, khái niệm này khiến doanh nghiệp dễ bị hiểu nhầm rằng, doanh nghiệp đó
đang trong tình trạng tài sản chẳng còn gì và chắc chắn nguy cơ phá sản sẽ xảy ra
trong khi thực tế họ vẫn còn cơ hội khôi phục lại khả năng tài chính và quay lại
vòng an toàn. Do vậy, khái niệm tình trạng phá sản chưa phản ánh đầy đủ nội hàm
như được quy định trong các luật này.
Khác với các văn bản luật phá sản trước đây của Việt Nam đều không đưa ra
định nghĩa cho khái niệm phá sản, Luật Phá sản năm 2014 đã đưa ra một định

6 truy cập ngày 20/05/2017

4


nghĩa pháp lý về phá sản, theo đó, “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá
sản” ( khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014) . Khái niệm này đã tiếp cận phá sản dưới
góc độ là một quyết định của Tòa án chứ không phải là quá trình ban hành ra quyết
định đó (thủ tục phá sản).
II.

Phân tích và đánh giá một số điểm mới của Luật Phá sản 2014 so với
Luật Phá sản 2004

1. Hiệu lực áp dụng của luật phá sản: nghiên cứu trao đổi – một số bất cập trong
luật phá sản 2004 Nguyễn Quý trang
Trong Luật phá sản 2004 quy định hiệu lực của Luật phá sản áp dụng “khi giải
quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 4 LPS 2004) thì Luật Phá sản năm 2014 đã
thu hẹp phạm vi áp dụng chỉ đối với “doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập
trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(K1 Điều 3 LPS 2014). Quy
định này rõ ràng mang tính thực tế và khả năng áp dụng cao hơn so với quy định
cũ. Bởi lẽ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt
Nam và doanh nghiệp nước ngoài có hoặc không có trụ sở đặt tại Việt Nam. Vì vậy,
đối với các doanh nghiệp nước ngoài mà không có trụ sở, không có tài sản mà chỉ
có một số hoạt động tại Việt Nam, khi mất khả năng thanh toán thì không thể áp
dụng Luật Phá sản của Việt Nam để giải quyết.
Giả sử, trường hợp một doanh nghiệp nước ngoài không có trụ sở đặt tại Việt
Nam, tuy nhiên vẫn thực hiện các hoạt động và giao dịch tại Việt Nam. Câu hỏi đặt

ra là, khi họ mất khả năng thanh toán và có thể lâm vào tình trạng phá sản, áp dụng
Luật phá sản Việt Nam như thế nào? Câu trả lời là không thể thực hiện được, bởi
khi những doanh nghiệp đó thành lập, doanh nghiệp đó chịu sự điều chỉnh và quản
lý của quốc gia nơi họ đăng kí thành lập, trường hợp doanh nghiệp hoạt động tại
5


Việt Nam thì chịu một số điều chỉnh nhất định của pháp Luật Việt Nam, tuy nhiên
khi doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán vẫn sẽ áp dụng Luật phá sản của
quốc gia nơi doanh nghiệp đó thành lập bởi nó còn liên quan rất nhiều đến quyền
lợi của chủ nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật nước đó. Đây là một bất cập
khi quy định về phạm vi áp dụng của luật Phá sản 2004, khắc phục điều này, Luật
phá sản 2014 quy định cụ thể hơn “doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên
lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy tính thực tế và khả thi mới
được đảm bảo
2. Thay đổi quy định về tình trạng “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán” và thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Trong khi Luật Phá sản năm 2004 chỉ quy định chung chung “doanh nghiệp,
hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ
có yêu cầu coi là lâm vào tình trạng phá sản”, thì tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản
2014 đã có những thay đổi theo hướng rõ ràng và cụ thể hơn: “Doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa
vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”
Quy định tại khoản 1 Điều 4 LPS doanh nghiệp 2014 được hiểu là một doanh
nghiệp nếu không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ trong thời hạn 03
tháng kể từ thời điểm đến hạn thanh toán thì sẽ bị lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán và khi đó, các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
doanh nghiệp này. Có thể thấy, quy định mới dã có sự tiến bộ rõ nét và dường như
dễ thực hiện hơn so với hai điều kiện “mất khả năng thanh toán nợ đến hạn” và
“chủ nợ có yêu cầu” khi xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

trong LPS 2004. Bởi lẽ, những quy định trong Luật phá sản năm 2004 chỉ dừng lại
ở mức chung chung, thiếu tính khả thi khi áp dụng vào thực tế.
Theo LPS 2014, hành vi chủ nợ yêu cầu thanh toán khoản nợ đến hạn không còn
là điều kiện để xác định doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản và là căn cứ để
6


những chủ thể có quyền được nộp đơn nữa , mà chỉ cần quá hạn 03 tháng kể từ
thời điểm đến hạn thanh toán, doanh nghiệp mắc nợ không thực hiện nghĩa vụ của
mình thì các chủ thể theo quy định của pháp luật có quyền nộp đơn lên Tòa án có
thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp đó.
-

Ưu điểm: Việc LPS 2014 đưa ra thời hạn “3 tháng” tạo điều kiện cho doanh
nghiệp mắc nợ có điều kiện tìm ra phương án trả nợ, đồng thời cũng hạn chế
sự làm dụng quyền nộp đơn của các dối tượng có thẩm quyền nộp đơn. 7

-

Hạn chế: Việc đưa ra thời hạn cùng với con số “03 tháng” so với LPS 2004
được cho là mới, những lại mang dáng dấp của LPS doanh nghiệp 1993
trước đây. Có thể thấy rằng, các nhà làm luật lại quay về tư duy cũ khi áp
dụng thời hạn làm điều kiện để các chủ thể nộp đơn và xác định một doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Điều này, đôi khi lại gây cản trở và khó
khăn cho các đối tượng thực hiện quyền nộp đơn của mình, có lẽ vì vậy mà
khi ban hành LPS 2004, các nhà làm luật đã bỏ hẳn những quy định về thời
hạn nói trên. Như vậy, câu hỏi đặt ra rằng, khi áp dụng tư duy đã cũ trong
thời kỳ mới như hiện nay có thực sự phát huy được vai trò của pháp luật phá
sản hay lại đi theo “vết xe đổ” mà luật cũ mắc phải trước đây.


3. Sự khác biệt về các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
So với Luật phá sản 2004, Luật Phá sản năm 2014 quy định theo hướng mở
rộng phạm vi và tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản để đảm bảo quyền lợi của mình.
Đối với công ty cổ phần, Luật Phá sản năm 2014 quy định cổ đông hoặc
nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất
6 tháng có quyền nộp đơn, trong Luật Phá sản mới vẫn giữ nguyên quy định này,
đồng thời cũng cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần
7 Một số vẫn đề chưa được sửa đổi triệt để trong Luật phá sản 2014- Ths nguyễn Thái Trường- Dân chủ và Pháp
luật số 3 (276)- 2015

7


phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn nếu điều lệ
công ty có quy định.
LPS 2014 đã có quy định mang tính đột phá khi trao quyền nộp đơn riêng rẽ
cho cá nhân người lao động tại khoản 2 Điều 5 : “Người lao động, công đoàn cơ
sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ
sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ
ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người
lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”.
Trong tiến trình phát triển của pháp luật phá sản ở Việt Nam, cụ thể là LPS doanh
nghiệp 1993 và LPS doanh nghiệp 2004 đều quy định người lao động chỉ được nộp
đơn thong qua đại diện hoặc tổ chức công đoàn, thì lần đầu tiên luật quy định trao
quyền nộp đơn riêng rẽ cho từng cá nhân người lao động.
-

Ưu điểm: Việc quy định như vậy đã bảo vệ rất lớn quyền lợi của người lao


động- đối tượng luôn được pháp luật quan tâm và bảo vệ trong vấn đề giải quyết
phát sản doanh nghiệp. Qua đó, người lao động có thể dễ dàng thực hiện quyền nộp
đơn của mình khi oanh nghiệp không thanh toán lương sau 03 tháng liên tục, chứ
khoog phải thụ động chờ đợi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thong qua
đại diện với điều kiện rất khó thực hiện như quy định tại LPS năm 2004.
-

Hạn chế: Việc quy định cho người lao động quyền nộp đơn riêng rẽ có thể

gặp phải một số vấn đề khi áp dụng vào thực tế. Bởi lẽ, số lượng người lao động
trong một doanh nghiệp là khá nhiều, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô
lớn thì có đến hàng trăm, hàng nghìn người lao động. Vậy nếu người lao động có
quyền nộp đơn riêng rẽ sẽ dẫn đến tình trạng “lạm quyền” và nộp đơn một cách
thiếu trật tự, gây khó khăn phức tạp cho việc thụ lý đơn và công tác giải quyết yêu
cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án. Không những thế, việc quy định người lao
động có quyền nộp đơn sau 03 tháng doanh nghiệp chậm lương cũng thiếu tính khả
thi trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, khi mà số lượng doanh nghiệp
8


gia tăng rõ rệt qua hàng năm khiến cho việc kinh doanh và cạnh tranh ngày càng
khó khăn và vấn đề chậm lương người lao động diễn ra phổ biến. Vì vậy , nếu theo
quy định mới này sẽ dẫn đến hệ quả là nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ bị yêu
cầu phá sản một cách ồ ạt và thiếu nhất quán.8
4. Quy định về thẩm quyền của Tòa án:
Luật Phá sản năm 2014, quy định thẩm quyền của Tòa án theo cấp, theo lãnh
thổ khác với quy định tại luật cũ, quy định theo hướng doanh nghiệp, hợp tác xã do
cơ quan cấp nào cấp đăng ký kinh doanh thì do Tòa án cấp ấy có thẩm quyền giải
quyết ( Điều 7 LPS 2004). Do đó, Tòa án cấp huyện chỉ có quyền giải quyết thủ tục
phá sản đối với hợp tác xã do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp, còn

doanh nghiệp, hợp tác xã do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp thì do Tòa án
cấp tỉnh xử lý. Thực tế đa phần Tòa án cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản đối với
tất cả doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã thành lập trên địa bàn, còn Tòa án cấp
huyện chỉ giải quyết thủ tục phá sản đối với Hợp tác xã. Việc căn cứ vào thẩm
quyền đăng ký kinh doanh để quy định thẩm quyền giải quyết của Tòa án là hoàn
toàn không phù hợp với các nguyên tắc pháp lý.
-

Ưu điểm: Luật Phá sản năm 2014 quy định theo hướng loại trừ, tức là trừ
những vụ việc phá sản có tình tiết đặc biệt (có yếu tố nước ngoài, có địa
điểm ở nhiều quận huyện khác nhau, hoặc tòa cấp tỉnh lấy lên giải quyết) thì
còn lại, Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh đó ( Điều 8). Như vây, thẩm quyền của Tòa án hân dân cấp huyện đã
được mở rộng hơn, đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án cấp tỉnh có điều kiện
giải quyết những vụ việc mang tính chất quan trọng hơn, nâng cao tính
chuyên môn hóa và hiệu quả công việc cho Tòa án cấp tỉnh.

8 Một số vẫn đề chưa được sửa đổi triệt để trong Luật phá sản 2014- Ths nguyễn Thái Trường- Dân chủ và Pháp
luật số 3 (276)- 2015

9


Luật Phá sản mới bổ sung quy định về trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi
thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản. Đồng thời, Luật cũng bỏ quy
định “Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó” ( Khoản 3 Điều 7 LPS
2004). Vì theo quy định hiện hành, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế đều bình đẳng và hoạt động trong khuôn khổ luật doanh nghiệp.
Tòa án cấp huyện đương nhiên có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của
doanh nghiệp này, trừ khi nó có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ
tục phá sản ở nước ngoài. Điều này đã đảm bảo tính khách quan, công bằng
cho các vụ việc liên quan đến cơ quan đến thẩm quyền của cơ quan giải
quyết.
-

Hạn chế: về cơ bản, LPS doanh nghiệp 2014 có hiệu lực ngày

1/1/2015 nên thời gian thi hành chưa nhiều, do vậy, chưa bộc lộ được những
hạn chế nhất định. Cái quan trọng để những quy định của pháp luật được áp
dụng hiệu quả là làm thế nào để những quy định này không chỉ là những quy
định trong luật, trên lý thuyết nữa mà phải đi vào cuộc sống, đi vào thực tiễn,
đặc biệt trong tình trạng nền tư pháp Việt nam hiện nay.
5. Quy định về quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản
LPS 2014 đã có quy định hoàn toàn mới về chế định quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý và thanh lý tài sản thay thế cho thiết chế tổ quản lý, thanh lý tài
sản trong LPS 2004
Chế định quản tài viên trong LPS 2014 là một nét mới nổi bật và cũng là một
sự đột phá điển hình trong tu duy lập pháp về phá sản của các nhà làm luật ở
Việt Nam. Điều này, xuất phát từ thực tiễn thi hành chức năng liên quan đến
quản lý tài sản phá sản doanh nghiệp được quy định trong các văn bản luật
10


trước, đó là tổ quản lý và thanh lý của LPS doanh nghiệp 2004. Qua một thời
gian thi hành, những chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý và thanh lý tài sản này
đã không còn phát huy được vai trò của mình, thậm trí còn gây không ít khó
khăn trong tiến trình giải quyết phá sản. Hơn thế nữa, theo quan điểm lập pháp

tiên tiến trên thé giưới, pháp luật phá sản của rất nhiều quốc gia đã giao chức
năng quản lý và thanh lý tài sản cho một cá nhân, đó là quản trị viên tư pháp
trong LPS Pháp, nhân viên quản lý tài sản trong LPS Nhật Bản hay Thanh lý
viên trong LPS Úc. Vì vậy, xuất phát từ thực trạng hoạt động kém hiệu quả của
tổ quản lý, thanh lý tài sản và kịp thời học hỏi, bắt kịp với xu thế lập pháp tiên
tiến trên thế giới, lần trong tiên trong lịch sử lập pháp phá sản, các nhà làm luật
Việt Nam đã mạnh dạn chuyển nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản phá sản theo
thiết chế tập thể truyền thống với nhiều thành phần phức tạp sang thiết chế cá
nhân hoặc một đơn vị chuyên biệt có đủ thẩm quyền chuyên môn thực hiện chức
năng quan trọng này.
-

Ưu điểm: Việc quy định vè chế dịnh quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản là một tín hiệu đáng mừng cho tương lai giải quyết phá sản ở
Việt Nam, thể hiện tư duy tiến bộ và vận động linh hoạt phù hợp với với xu
thế lập pháp chung của thế giới. Quy định này có thể khắc phục những hạn

-

chế của LPS 2004 về vấn đề quản lý và thanh lý tài sản phá sản.
Hạn chế: việc học hỏi và thay đổi là điều nên làm xong việc thi hành và phát
triển mới là vấn đề cần xem xét. Bởi lẽ, khi chúng ta tiếp cận một quanđiểm
mới hoàn toàn khác với tư duy lập pháp truyền thống thì để triển khai một
cách có hiệu quả không phải là chuyện đơn giản, đặc biệt trong điều kiện
tình độ lập pháp ở nước ta còn hạn chế. Chính các nhà làm luật Việt Nam đã
mạo hiểm và tự đặt ra một “ bài toán khó” cho chính mình và bài toán đó cần
có lời giải tốt nhất, nhanh chóng nhất.
LPS 2014 hông hề đề cập đến loại ngành nghề “mới” này cũng như hoạt
động của các doanh nghiệp kinh doanh nghề đó. Bản thân LPS 2014 cũng


11


chưa quy định rõ địa vị pháp lý của quản tài viên và doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản
6. Quy định về các loại chủ nợ
LPS 2014 đã đề cập đến loại chủ nợ mới và có những quy định bảo đảm
quyền lợi cho lợi chủ nợ này.
LPS 2004 chưa đề cập đến một loại chủ nợ vô cùng quan trọng đó là chủ nợ mới
– những chủ nợ phát sinh sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối
với doanh nghiệp. Điều đó đã làm hạn chế rát lớn đến khả năng phục hồi của
doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản và làm cho thủ thục phục hồi
dường như chỉ tồn tại trên lý thuyết, biến việc đầu tư kinh doanh và giao kết hợp
đồng với Doanh nghiệp đã bị Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản chẳng
khác nào làm hành động từ thiện. Nắm bắt được bất cập đó, đồng thời hướng
đến tư duy lập pháp phù hợp với quan điểm tiên tiến trên thế giới về mục đích
ban hành LPS, LPS 2014 đã rất tiến bộ khi đề cập đến loại chủ nợ mới và quyền
lợi của chủ nợ mới thông qua việc quy định quyền ưu tiên thanh toán tài sản khi
phân chia tài sản phá sản doanh nghiệp. Théo đó, các chủ nợ mới- là những chủ
nợ phát sinh sau khi Tòa án quyết định mở thủ tục pha sản nhằm giúp doanh
ngiệp phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ được ưu tiên thanh toán trước các chủ
nợ khác trong thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 54 LPS 2014. 9
-

Ưu điểm: LPS 2014 đã tiến bộ hơn LPS 2004 khi quan tâm đế quyền lợi của
những chủ thể phát sinh sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối
với doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc phục hồi doanh nghiệp trở nên
khả thi hơn trước.

9 Một số vẫn đề chưa được sửa đổi triệt để trong Luật phá sản 2014- Ths nguyễn Thái Trường- Dân chủ và Pháp

luật số 3 (276)- 2015

12


-

Nhược điểm: Luật chưa quy định về trường hợp không được áp dụng thủ tục
phục hồi thì quyền lợi của những chủ thể phát sinh sau khi mở thủ tục phá
sản được giải quyết như thế nào?
Cụm từ “ các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích
phục hôi” dẫn đến sự khó hiểu, bởi lẽ, nói như vậy có nghĩa là có thể có
những khoản nợ nhằm mục đích phục hồi hoặc những khoản nợ không nhằm
mục đích phục hồi và chỉ những khoản nợ nhằm mục đích phục hồi mới
được ưu tiên thanh toán trước. Đây là vẫn đề khó để phân loại và là công
việc mà văn bản hướng dẫn thi hành phải đề cập đến để giải thích rõ luật,
tăng tính khả thi khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn giải quyết phá sản. tuy
nhiên sự tiến bộ này là chưa triệt để. Bởi vì, chỉ với việc ưu tiên thanh toán
với loại chủ nợ này, cũng không quy định rõ ràng như việc phân tích ơ trên
thì chưa đủ để khuyến khích các đối tác kinh doanh hay nhà đầu tư tiếp tục
giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hành vi kinh doanh đối với doanh nghiệp
các doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Câu hỏi đặt ra tiếp theo là những chủ nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản
có được tham gia vào hội nghị chủ nợ để góp phần quyết định “ số phận”
của doanh nghiệp mắc nợ? Théo quy định của LPS 2014 thì một trong những
thành phàn tham gia vào Hội nghị chủ nợ là những chủ nợ có tên trong dánh
sách chủ nợ, bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 về thời hạn
ửi giấy đòi nợ và lập danh sách chủ nợ thì sau 45 ngày kể từ ngày Tòa án ra
quyết định mở thủ tục phá sản, quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ, bên cạnh đó, theo quy định tại

Điều 66 và Điều 67 về thời hạn gửi giấy đòi nowjvaf lập danh sách chủ nợ
thì sau 45 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, quản tài
viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tự lập danh sách chủ
nợ, trong khi LPS 2014 không có một quy định nào về việc bổ sung những
13


chủ nợ mới vào danh sách này- mặc dù đây là loại chủ nợ có vai trò quan
trọng hơn cả, họ cần được tham gia vào hội nghị chủ nợ để thể hiện tiếng nói
và bảo vệ quyền lợi của mình, tham gia quyết định cho phép doanh nghệp
III.

phục hồi hay không. 10
Một số ý kiên về việc hoàn thiện những vấn đề chưa được sửa đổi

-

triệt để trong luật Phá sản 2014
Quy định tại khoản 1 Điều 4 LPS doanh nghiệp 2014 được hiểu là một doanh
nghiệp nếu không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ trong thời hạn
03 tháng kể từ thời điểm đến hạn thanh toán thì sẽ bị lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh toán và khi đó, các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản doanh nghiệp này. Việc quy định về thời hạn “03 tháng” có sự
trùng lặp so với quy định của LPS 1993. Trong khi đó, bởi những bất cập này
nên LPS 2004 đã có sự sửa đối. Các nhà làm luật cần phải câ nhắc, xem xét
và đánh giá thật kĩ những hạn chế rủi ro có thể xảy ra, để còn có sự dự liệu

-

và điều chỉnh khi quy định trong các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung.

Cần có sự điều chỉnh lại về việc trao quyền cho những cá nhân, người lao
động có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp nếu như trong 3 tháng,
doanh nghiệp đó chưa thực hiện được nghĩa vụ trả lương, hay hoàn nợ. Bởi
quy định này sẽ kéo theo tình trạng cá nhân, người lao động ồ ạt nộp đơn yêu
cầu phá sản doanh nghiệp và kéo theo nhiều hệ lụy khác không đáng có.
Khắc phục điểm hạn chế này, em cho rằng cùng với những quy định trên thì
phải kèm theo những điều kiện tối thiểu nhất định, đáp ứng được những điều
kiện đó, cá nhân người lao động mới có thể nộp đơn yêu cầu phá sản doanh
nghiệp. Ví dụ: Nên quy định giá trị số tiền người lao động nhận được sau 3
tháng lên tới bao nhiêu mà doanh nghiệp chưa trả được, hay bao nhiêu phần

10 Một số vẫn đề chưa được sửa đổi triệt để trong Luật phá sản 2014- Ths nguyễn Thái Trường- Dân chủ và Pháp
luật số 3 (276)- 2015

14


trăm người lao động của doanh nghiệp đó bị doah nghiệp cưa trả lương trong
-

03 tháng...
Nhà nước cần sớm triển khai ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định cụ
thể hơn về địa vị pháp lý của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản cũng như các điều kiện để xác lập và bảo đảm quyền năng của chủ thể
mới này. Khi LPS 2014 quy định về quản tài viên và doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản tức là đã bổ sung thêm một ngành nghề kinh doanh mới cho
các cá nhân kinh doanh hay doanh nghiệp lựa chọn nếu đáp ứng đủ những
điều kiện mà pháp luật yêu cầu. Song, nghề quản lý và thanh lý tài sản có thể
được xem là một ngành nghề đặc thù và hoàn toàn không thể thực hiện. Để
tham gia kinh doanh ngành nghề này đòi hỏi cá nhân hay doanh nghiệp đó

phải là những chủ thể có đủ tài năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý

-

và thanh lý tài sản.
LPS 2014 cũng cần bổ sung những quy định mang tính cụ thể hơn để đảm
bảo quyền lợi của chủ thể mới, cũng như nâng cao mục tiêu phục hồi hoạt
động kinh doanh cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, một mục tiêu
cốt lõi và tiến bộ của tư duy lập pháp hiện đại khi ban hành LPS

KẾT LUẬN
Dưới áp lực của việc hiệu quả kinh tế, luật phá sản hình thành như là một
phương thức để các chủ nợ có thể đòi nợ theo một trật tự với chi phí xã hội thấp
nhất, hiệu quả nhất. Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp
mắc nợ và thanh toán tài sản công bằng giữa các chủ nợ, luật phá sản được hình
thành nhằm mục đích giúp cho các chủ nợ đòi nợ từ doanh nghiệp mắc nợ, thông
qua vai trò của một thiết chế nhà nước có thẩm quyền (có thể là tòa án hoặc một cơ
15


quan nhà nước đặc biệt) để đòi nợ tập thể. Trên đây là bài làm của em, bài làm có
nhiều ý kiến mang tính cá nhân, còn nhiều thiếu xót, mong thầy (cô) đưa ra nhận
xét để bài làm hoàn thiên hơn.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Nguyễn Tấn Hơn, Phá sản doanh nghiệp – một số vấn đề thực tiễn, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Từ điển trực tuyến Oxford (Oxford
Dictionaries) cho rằng từ bankruptcy có nguồn gốc từ giữa thế kỷ thứ 16 với
nghĩa là “băng ghế bị gãy” có gốc từ tiếng La Mã là Banca Rotta, từ Banca là
chiếc ghế và rompere “bị phá gãy”. Sự thay đổi trong từ kết thúc là do kết

2.

hợp với tiếng Latin rupt – có nghĩa là “gãy”.
Dương Đăng Huệ, Nguyễn Minh Mẫn, Giáo trình Luật kinh tế, Đại học

3.

Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 337.
oàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, (in lần thứ 3),

4.

Nxb. Đà Nẵng, tr.1437.
Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp, tr. 597-

5.

599.
/>
6.
7.

php-san-v-nhung-lin-he-den-luat-ph-san-nam-2014/
truy cập ngày 20/05/2017

Luật phá sản 2015
Một số vẫn đề chưa được sửa đổi triệt để trong Luật phá sản 2014- Ths
nguyễn Thái Trường- Dân chủ và Pháp luật số 3 (276)- 2015

17



×