Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài giảng gãy xương trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.15 KB, 7 trang )

GÃY XƯƠNG TRẺ EM
(Tài liệu dành cho SV Y3,CT4)
Ths.Bs. Nguyễn Ngọc Tuấn

MỤC TIÊU:
1) Nêu các điểm khác biệt về giải phẫu sinh lý-bệnh lý gãy xương trẻ em khác người lớn.
2) Nêu được các loại biến dạng và cơ chế tự điều chỉnh biến dạng.
3) Nêu nguyên tắc điều trị gãy xương trẻ em

I. Đại cương
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên tổn thương xương trẻ em có những đặc điểm
khác hẳn với người lớn. Sự khác biệt sẽ giảm dần theo độ tuổi, vì vậy ở trẻ em gần trưởng thành,
gãy xương sẽ giống như gãy xưởng người lớn.
Gãy xương trẻ em có 2 loại: gãy do chấn thương và gãy do bệnh lý. Trong phạm vi bài này
chỉ đề cập đến gãy do chấn thương.
II. Đặc điểm giải phẫu là sinh lý bệnh của gãy xương trẻ em
1.

Mô xương trẻ em mềm và dai vì nhiều sợi tạo keo hơn, chưa tổ chức thành hệ thống
Havers. Do đó thường bị gãy dạng cành tươi.

2.

Có sự hiện diện và hoạt động của sụn tiếp hợp. Đây cũng là điểm yếu dễ bị gãy trong
chấn thương, tạo ra dạng gãy đặc biệt: gãy tróc đầu xương.

3.

Ở đầu xương có các nhân sinh xương. Chúng được cốt hóa theo từng độ tuổi riêng.

4.



Màng xương dày hơn, dính chắc ở đầu xương nhưng dễ tróc ở thân xương. Vì vậy
màng xương ít khi bị đứt ngang và rời như gãy xương ở người lớn. Thường gãy dưới màng
xương. Nếu bị rách thì chủ yếu rách dọc và 1 đầu xương đâm ra làm thủng.


5.

Sự phát triển chung toàn thân càng nhanh khi bé càng nhỏ tuổi. Sua 12 tuổi trở đi, ổn
định dần gần giống người lớn.

6.

Xương trẻ em có khả năng tự điều chỉnh ổ gãy:
a.

Cơ chế: kết hợp 2 quá trình: quá trình màng xương bồi đắp ở phần lõm của
biến dạng, hấp thụ xương ở phần lồi; và quá trình hoạt động tăng trưởng bất đối xứng
của sụn tiếp hợp đầu xương.

b.

Khi xương gãy bị chồng ngắn ( không quá 2 cm), cơ chế kích thích biến đổi
tuần hoàn ở ổ gãy sẽ ảnh hưởng lên sự hoạt động của đĩa sụn tiếp hợp làm cho xương
gãy bị dài ra, sau một thời gian sẽ dài bằng bên lành

c.

Với cùng 1 mức độ gập góc, thì sự tu chỉnh ở thân xương diễn ra nhiều hơn ở
gần đầu xương. Nhưng di lệch xoay không tự điều chỉnh được mà đòi hởi có sự can

thiệp.

Hình 1: Quá trình tu chỉnh ổ gãy
III. Các kiểu gãy xương ở trẻ em:
1.

Gãy đầu xương:
Có rất nhiều hệ thống phân loại tổn thương, trong đó đơn giản và được sử dụng rộng rãi

nhất là phân loại Harris- Salter(1963) gồm 5 độ, sau đó Rang(1969) bổ sung thêm độ VI.
_ Độ I: Gãy bong sụn tiếp hợp.
_ Độ II: Gãy bong 1 phần sụn tiếp hợp kèm 1 mảnh cựa xương về phía thân xương.


_ Độ III: Gãy phạm khớp, bong 1 phần sụn tiếp hợp, đường gãy mở rộng về mặt khớp, tạo
mảnh xương tách rời khỏi hành xương.
_Độ IV: Gãy phạm khớp, đường gãy chéo băng qua sụn tiếp hợp.
_ Độ V: Chấn thương gây nén ép lên sụn tiếp hợp, làm đĩa sụn ngưng tăng trưởng, đóng
sớm. Tổn thương này không quan sát được đường gãy trên Xquang mà chỉ biết khi có di chứng
về sau.
_ Độ VI: Gãy tróc 1 phần sụn tiếp hợp ở ngoại vi đĩa, nơi bám của dây chằng.

Hình 2: Phân loại Harris-Salter
cải biên

Phân loại Peterson(1994): phân thành 6 độ tăng dần theo mức độ nặng

Hình 3: Phân loại Peterson
2.


Gãy thân xương:
Thân xương trẻ em chưa đủ cứng nên dễ gãy, nhưng cũng dễ lành. Màng xương dày tạo nên

1 ống bảo vệ thân xương, hạn chế lực chấn thương và các di lệch.


2.1 Gãy xương kiểu tạo hình:
Lực chấn thương chưa đủ làm gãy mà chỉ đủ để làm cong 1 thân xương dài. Cần phải nắn
để điều trị
2.2 Gãy xương kiểu cành tươi:
Gãy 1 bên vỏ xương cứng làm rách màng xương; bên đối diện lành lặn.Khi nắn chỉnh phải
bẻ thêm cho gãy luôn vỏ xương kia, ấn cho 2 đoạn cài vào nhau, nắn thẳng lại.
2.3 Gãy trong màng xương:
Chỉ vỏ xương cứng bị gãy, màng xương còn nguyên, nên chỉ có di lệch chồng ngắn và gập
góc nhẹ. Điều trị bằng bất động.
2.4 Gãy xương kiểu người lớn:
Màng xương phía lõm(gập góc) còn nguyên vẹn nên được dùng làm bản lề để nắn di lệch.
IV. Đặc điểm lâm sàng
1.

Gãy xương trẻ em có thể xảy ra từ lúc mới sinh đến nhiều hơn khi biết
đi, và nhiều nhất từ 6-10 tuổi.

2.

Cal xương rất to, thường biến mất sau đó ít tháng.

3.

Gãy xương làm cho bé sơ sinh không cử động được, lầm với liệt. Cần

chẩn đoán phân biệt với các tổn thương thần kinh.

4.

Các loại gãy hiếm thấy ở trẻ em: cột sống, xương gót, bánh chè…

5.

Thiếu bệnh sử và hợp tác: bé không biết trả lời gì ngoài khóc vì đau và
sợ. Cần biết các thăm khám khéo léo, thận trọng

6.

Khi khám xương cẳng tay hay cẳng chân, nếu thấy 1 xương bị gãy thì
phải kiểm tra xương còn lại có bị gãy hoặc trật khớp không.

V. X quang:
Xquang trẻ em thường khó xem hơn vì sụn tiếp hợp còn nhiều và không cản quang; thêm
nữa nhiều nhân tạo xương phát triển theo tuổi rất khó nhớ. Vì vậy cần:


Chụp bên lành để so sánh


Chụp tối thiểu 2 bình diện để thấy hết đường gãy và di lệch, nhất là



kiểu gãy cành tươi, và gãy tạo hình.
Trẻ em có nhiều xương phụ dễ lầm tưởng là xương gãy, cần xem xét




thật kỹ lưỡng .
VI. Đặc điểm chẩn đoán:
1.

Trẻ em không biết cách trả lời và hay khóc.

2.

X quang khó đọc, dễ nhầm lẫn.

3.

Cần chẩn đoán phân biệt.

VII. Nguyên tắc điều trị
1.

Sơ cứu: đảm bảo chống đau, đạt nẹp bất động tạm tốt trước khi di chuyển.

2.

Vì cal xương mọc rất nhanh nên phải nắn thật sớm: nắn “ ngay trong đêm”.

3.

Thời gian bất động chung ngắn hơn ở người lớn


4.

Hầu hết điều trị bảo tồn, rất ít phải mổ.

5.

Rất ít cần sự can thiệp của vật lý trị liệu

6.

Khi nắn chỉnh xương, không cần và không nên thực hiện sửa xương hoàn
chỉnh. Ta có thể bỏ qua những di lệch:


Chồng ngắn < 2cm ở trẻ dưới 2 tuổi, và < 4cm ở trẻ dưới 10 tuổi.



Di lệch ngang, 2 mặt gãy còn tiếp xúc còn trên ¼ đường kính thân xương.



Gập góc < 100 và không ở gần khớp ( nhất là khớp háng).



Không có di lệch xoay

Bệnh nhân càng trẻ thì khả năng tu chỉnh xương càng lớn, và càng chấp nhận được độ di
lệch càng lớn. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân càng nhỏ tuổi nhưng có dấu hiệu tiến triển sớm

của việc sụn tiếp hợp bị đóng, thì khả năng biến dạng ổ gãy càng nặng nề hơn.
7.

Một số trường hợp phải điều trị bằng phẫu thuật:


Gãy phạm khớp có di lệch làm cấp kênh mặt khớp (>2mm).


Gãy gần khớp mà điều trị bảo tồn không kết quả ( thường gặp là gãy trên 2



lồi).


Gãy xương hở.

Hình 4: Một số kỹ thuật kết hợp xương đặc trưng ở trẻ em.
VIII. Biến chứng:
Ngoài các biến chứng do gãy xương giống người lớn: tổn thương mạch máu , thần kinh,
gãy hở gây nhiểm trùng. Vấn đề cần lưu ý:
1. Phát hiện và xử trí thật sớm các chèn ép trong bột
2. Biến chứng muộn:
Tổn thương sụn tiếp hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy khớp nên phải



dùng phẫu thuật để sửa chữa.
Mọc xương trong cơ, nhất là các vùng gần khớp, gây cứng khớp. Rất khó chữa




trị.


Biến dạng valgus ở khuỷu gây liệt muộn.



Gãy tái phát, ở các bệnh tạo xương bất toàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) Bài giảng Bệnh học CTCH & PHCN, ĐH Ydược Tp.HCM, 1997.
2) Đại cương chấn thương cơ quan vận động, Bài giảng CTCH- PHCN, ĐH Y Khoa Phạm
Ngọc Thạch.,2011.
3) Nguyễn Văn Quang, Nguyên tắc CTCH, Hội Y Dược Tp. HCM, 1987.
4) Chapman’ Orthopeadics Surgery, Chapter VII: the spine, 2001.
5) Cambell’s Operative Orthopeadics, Chapter XII: the spine, 2007.
6) Lynn T. Staheli, Practice of Pediatric orthopaedics, Chapter 10: Trauma, 2008



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×