Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bí kíp nói tiếng anh lưu loát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.16 KB, 17 trang )

D ạy và h ọc ti ếng Anh theo ph ươn g pháp
Natural Approat ∫
Natural Approat∫ là một công trình nghiên cứu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, rút
ngắn quá trình hình thành ngôn ngữ tự nhiên của con người, loại bỏ hết tất cả những
cái sai làm mất nhiều thời gian và chỉ thực hiện một chuỗi quá trình đúng, giúp một
người từ chỗ không diễn đạt được ý mình đến khả năng diễn đạt lưu loát. Phương
pháp này thông qua hai quá trình độc lập nhau, đó là quá trình “nạp” và quá trình “khai
thông”.

Quá trình “nạp”

Natural Approat∫ mô phỏng phương pháp “nạp” tự nhiên vào việc học ngôn ngữ. Quá
trình ghi nhớ của một người từ bé sinh ra thông qua việc nghe đã “nạp” vào bộ nhớ
toàn bộ những câu từ thiết yếu để giao tiếp và những thông tin này đã “dập” vào những
vùng nhớ nhiều lần đến nỗi đã biến thành “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” (Potential Language
System – hệ ngôn ngữ còn chờ sự hướng dẫn mới có thể hình thành) và chỉ chờ sự
hướng dẫn để tạo ra lô-gíc của lời nói. Phương pháp “nạp” ngôn ngữ này là quá trình
“kích hoạt tiềm thức”, ghi thông tin vào các vùng nhớ ngắn hạn, trung hạn và dài


hạn. Càng lặp lại nhiều lần, thông tin càng ghi sâu vào bộ nhớ dài hạn. Đến khi việc
nạp đã đến giai đoạn đủ, chúng ta sẽ không bao giờ quên nữa.

Tuy nhiên, việc “nạp” tự nhiên kéo dài nhiều năm trời. Từ lúc mới sinh ra cho đến khi có
thể giao tiếp được như một em bé học lớp một, các em cũng chỉ giao tiếp được ở dạng
cơ bản và hệ thống từ vựng còn quá sơ sài. Nhiều nhà ngôn ngữ học và nghiên cứu
ngôn ngữ cũng ca ngợi quá trình học tự nhiên này, nhưng chỉ mô phỏng đơn thuần quá
trình này thì sẽ dẫn đến một thất bại về thời gian. Đó là chưa kể, quá trình này cũng chỉ
có thể tạo ra “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” mà thôi.

Chúng ta hãy xem cách một người Việt từ lúc sinh ra cho đến khi có thể giao tiếp tạm


được (cho đến năm học lớp 1 chẳng hạn). Hệ thống ngôn ngữ được nạp vào đầu một
cách tự nhiên qua nhiều năm tháng. Cuối cùng, hệ thống câu từ cơ bản đã được hình
thành và em bé này được cho là nói tiếng Việt “lưu loát” như nhiều nhà phân tích ngôn
ngữ kết luận. Nhưng thật sự thì cho đến khi học hết đại học một sinh viên còn cần phải
học kỹ năng giao tiếp thì mới nói được tiếng Việt lưu loát, diễn đạt được ý của mình.
Cho đến giai đoạn này, ngôn ngữ chỉ hình thành dưới dạng “tiềm ẩn” mà thôi – nghĩa là
nghe thì hiểu, nhưng diễn đạt lưu loát thì chưa được.

Phương pháp Natural Approat∫ cũng mô phỏng quá trình “nạp” tự nhiên này
nhưng thông qua phương pháp “cưỡng bức” – nghĩa là người học phải lặp lại bài học,


câu từ chuẩn bản xứ với số lần nhất định sẽ tạo ra một hiệu quả tương đương với quá
trình nạp tự nhiên, nhưng thời gian thì rút ngắn hơn nhiều. Nhiều người cho rằng, việc
chọn một môi trường nói tiếng Anh tự nhiên như câu lạc bộ nói tiếng Anh, hay giao tiếp
với giáo viên bản xứ… sẽ tương đương với quá trình này. Nhưng đây là sự sai lầm. Cả
hai cách đều sử dụng chung từ “tự nhiên” không có nghĩa là nó giống nhau. Một quá
trình tự nhiên từ mới sinh ra cho đến biết nói cơ bản cũng đã trải qua hàng năm trời,
nhưng cũng sẽ chỉ dừng lại ở khả năng cơ bản nếu như không mất thêm vài năm nữa
để luyện tập có hướng dẫn. Còn quá trình nghe nói tự nhiên như hình thức câu lạc bộ,
giao tiếp trên lớp… là một quá trình rất ngắn, lượng thông tin “nạp” không nhiều và tính
lặp lại không cao, làm mất nhiều thời gian hơn mà vẫn không sử dụng được ngôn ngữ.
Không cần nói bằng chứng vì chúng ta ai cũng trải qua hơn chục năm học theo kiểu
này, trường Tây có, ta có, mà vẫn bị “mù” tiếng Anh.

Phương pháp “lặp cưỡng bức” là quá trình lặp lại những cấu trúc văn nói chuẩn bản xứ
cần thiết trong giao tiếp để tạo dựng “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn”. Hệ ngôn ngữ tiềm ẩn này
hơn hẳn hệ ngôn ngữ tự nhiên của một em bé vì nó còn thông qua quá trình chọn lọc
có hiểu biết và định hướng. Khi được hướng dẫn “khai thông” thông qua “kỹ năng giao
tiếp bằng ngôn ngữ” (Language Communnication Skill), hệ ngôn ngữ tiềm ẩn sẽ kết nối

lô-gic với kiến thức và kinh nghiệm của từng người để truyền đạt thành lời nói.


Quá trình “nạp ngôn ngữ” cũng sẽ hình thành nên “quán tính ngôn ngữ”. Nên nhớ
rằng, những từ sai, câu sai, âm sai mà chúng ta đang sở hữu cũng do quá trình đọc
sai, nói sai, nghe sai nhiều lần mà thành. Hãy nhớ lại thời gian đầu học một từ mới,
chúng ta không biết đọc kiểu nào cho chuẩn xác, đôi khi nhấn chỗ này, đôi khi chỗ
khác. Nhưng dần dần, khi đã xác định một kiểu đọc mà mình cho là đúng và liên tục
đọc và nói từ đó, câu đó, chúng ta đã hình thành nên một quán tính. Nhưng do việc xác
định ngữ âm ngữ điệu sai nên đã tạo ra một quán tính sai.

Khi quán tính hình thành, có nghĩa là tiềm thức đã được kích hoạt, điều khiển quá trình
“tự so khớp” (Auto Matching) với những gì mắt quan sát được, tai nghe được và tự báo
cho não bộ những thông tin phản hồi cần thiết mà không cần sự can thiệp của bộ nhớ.
Nhờ vậy, người học có thể chuyển đổi từ hình thức suy nghĩ và tìm kiếm trong bộ nhớ
sang hình thức quán tính – có thể bật nhanh thành lời nói trong khi bộ não còn mãi mê
tìm kiến thức cho những gì cần diễn đạt bằng ngôn ngữ. Điều này cũng tương tự như
việc lái xe. Thời gian đầu học lái, chúng ta phải tập trung tinh thần rất cao độ mà việc lái
xe vẫn không theo ý muốn. Nhưng khi mọi thứ trở thành quán tính, chúng ta đôi khi vừa
lái xe, vừa suy nghĩ miên man mà xe vẫn được điều khiển trơn tru. Đó là quá trình tiềm
thức điều khiển hành động.


Chúng ta đôi khi cũng chọn cách là học thuộc lòng bài học. Nhưng để thuộc lòng,
chúng ta chỉ cần lặp lại một câu nào đó khoảng 15-20 lần là thuộc. Nhưng thuộc lòng
như thế chỉ giúp chúng ta nhớ được trong phạm vi khoảng vài tuần lễ rồi quên hoàn
toàn bài học. Nếu đã quên bài học hay chỉ nhớ mơ hồ thì bạn không có cách nào chắc
chắn khi nghe và hoàn toàn không có cách nào chọn đúng câu từ để nói nhanh được.
Tuy rằng trong khi viết hay dịch có sự gợi ý của từ điển và có thời gian suy nghĩ thì bạn
có thể hiểu được, nhưng khi nghe nói thì hoàn toàn không thể.


Hơn nữa, phương pháp học hiện thời tạo ra cho người học một kiểu sử dụng ngôn ngữ
bằng cách sử dụng văn hoá tiếng mẹ đẻ để hình thành câu từ và chuyển dịch sang
ngôn ngữ bản xứ - tạo ra một kiểu “nhà quê lên tỉnh” mới (trong một trường hợp cụ thể,
người Việt nói một câu hoàn toàn khác, dùng từ hoàn toàn khác với người bản xứ) và
một sự khác biệt đến xa lạ về văn hoá mặc dù sử dụng chung một ngôn ngữ với người
bản xứ nên không ai hiểu ai.

Bản chất của ngôn là bắt chước, không phải tư duy. Chúng ta không thể học ngữ pháp,
học từ vựng một cách riêng lẻ rồi tư duy lắp ghép theo dạng “râu ông này cắm cằm bà
nọ”. Chúng ta phải “nạp” đủ cụm từ cần thiết, đủ cấu trúc cần thiết để hình thành “hệ
ngôn ngữ tiềm ẩn” và phải thông qua quá trình “khai thông” mới có thể chuyển được
thành lời nói.


Quá trình “khai thông”

Hãy nhớ lại quá trình một người Việt có thể nói được tiếng Việt. Đa phần sinh viên Việt
Nam của chúng ta sau khi ra trường Đại học vài năm vẫn không có khả năng diễn đạt
lưu loát bằng ngôn ngữ. Mặc dù là người Việt, tiếng Việt một "bụng" nhưng mỗi khi cần
phát biểu, trả lời một câu hỏi, hay diễn đạt một ý tưởng thì luôn ấp úng, nói không thành
câu và không bao giờ diễn đạt hết những suy nghĩ của mình. Và cũng chính vì thế, một
sinh viên mới ra trường hoặc chỉ có 2-3 năm kinh nghiệm sau khi ra trường không bao
giờ được giao cho những việc quản lý hay lãnh đạo nhóm vì khả năng dẫn dắt và
truyền đạt kém. Chính vì vậy, quá trình hơn kém 25 năm học và rèn luyện của một
người sử dụng chính tiếng mẹ đẻ của mình cũng được cho là bị “câm” trong giao tiếp.

Tiếng Việt mà chúng ta đã thế, vậy tiếng Anh chỉ đơn thuần là học theo kiểu "cưỡi ngựa
xem hoa" thì làm sao có thể diễn đạt lưu loát? Nếu suy nghĩ là đi học tiếng Anh thì dần
dà có thể nói được thì quá ngây thơ. Quá trình này đã được chứng minh trên thực tế ở

Việt Nam ta. Chúng ta học tiếng Anh đều hơn 10 năm mà vẫn chỉ ấp úng, ai hỏi thì trả
lời chỉ vỏn vẹn được 1-2 câu.

Quá trình rèn luyện để nói lưu loát tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của chúng ta cũng không ít
gian nan. Sau vài năm ra trường bị cho làm “nhân viên quèn”, bị chê bai không ít và
chịu đau khổ cũng không ít, dần dần chúng ta tìm tòi, học hỏi và có thể diễn đạt được


tiếng Việt tốt hơn. Đó là lúc chúng ta được công nhận và được giao cho những chức vụ
lãnh đạo nhóm - người có thể nói để người khác làm theo. Chúng ta vượt qua quá trình
gian nan đó để nói được chính tiếng mẹ đẻ của mình. Và đó cũng là cách thành công
duy nhất trong ngôn ngữ.

Chúng ta sai lầm trong việc học ngôn ngữ là do từ nhỏ người ta chỉ “dạy ngôn ngữ” mà
không “dạy nói”. Chúng ta tự tìm tòi, mày mò, tự tìm cách đối phó trong lúc chúng ta
cần giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất. Cách chúng ta sử dụng đầu tiên là suy nghĩ nhanh,
đặt câu và thực tập nhanh trong đầu nhiều lần cho thuộc lòng, sau đó đứng lên nói như
con vẹt. Nói hết rồi thì thôi. Khi ai hỏi thêm cũng không biết cách trả lời vì những câu từ
chúng ta đặt ra để nói cho suông và những câu từ đó không có sự liên kết nào đến kiến
thức và kinh nghiệm chúng ta đang có. Lúc chúng ta đặt câu thì có suy nghĩ đôi chút,
nhưng lúc nói là hoàn toàn như một con vẹt, nói ra mà không hiểu mình đang nói gì.
Lúc đó, chúng ta chỉ chú trọng đến việc nói làm sao cho đúng câu từ mình đã đặt. Vì
thế, trong lúc nói, chúng ta đã xa rời với quá trình trải nghiệm thực tế của sự việc và
kiến thức nên việc diễn đạt tiếp theo là hầu như không thể.

Chúng ta đã học nói tiếng Việt như thế nên khi tốt nghiệp đại học, ra trường 2-3 năm
mà vẫn không tài nào diễn đạt được hết ý mình. Khi sang tiếng Anh, chúng ta cũng lại
chọn cách thất bại đó để học. Cũng dễ hiểu thôi vì không ai dạy cho chúng ta nói, họ



chỉ dạy cho chúng ta biết ngôn ngữ mà thôi. Và kết quả là, ai trong chúng ta cũng trải
qua hơn 10 năm học tiếng Anh mà kết quả được xem như là chưa biết gì.

Quá trình “khai thông” là quá trình giúp người học “trải nghiệm lại” những gì đã trải qua,
những gì đã học, đã đọc, đã nghe thấy… Trải nghiệm lại cũng là quá trình kế thừa
những gì đã làm, đã nghĩ, đã trải qua rồi, không phải suy nghĩ lại. Giả dụ như trong một
cuộc thi yêu cầu bạn nói về chuyện kẹt xe ở TP.HCM, bạn bối rối không biết bắt đầu từ
đâu, nhưng nếu bạn nhớ lại tất cả những lần kẹt xe gần đây với những tâm trạng khác
nhau xảy ra lúc đó, bạn sẽ nói suốt 1 giờ đồng hồ không nghỉ. Và mỗi khi bạn nhớ và
muốn diễn lại một hành động nào, quá trình “nạp” đã cho bạn câu từ tương ứng. Lẽ dĩ
nhiên là bạn phải nạp đủ tần suất để ngôn ngữ trở thành quán tính.

Hãy nhớ lại cách mà một người giỏi tiếng Việt đã làm. Họ chỉ gạch đầu dòng những ý
chính cần nói, cốt để đừng quên ý. Khi họ diễn đạt một ý, họ bắt đầu diễn lại những
kinh nghiệm của họ trong đầu. Khi những kinh nghiệm được tái diễn lại, nó chạy theo
thứ tự thời gian trong đầu của người đó. Tất cả những gì họ cần làm là chọn những
điều hay để nói ra mà thôi.

Quá trình trải nghiệm này thông qua một kỹ năng gọi là kỹ năng giao tiếp bằng ngôn
ngữ. Kỹ năng này mục đích hướng dẫn cho bạn biết, ý tiếp theo bạn cần nói là ý gì. Khi


bạn nói một ý, mà bạn luôn biết ý tiếp theo cần nói là ý gì thì bạn đã diễn đạt được ý
mình.

Chính vì thế, quá trình “nạp ngôn ngữ” và quá trình khai thông để bạn nói lưu loát là hai
quá trình độc lập nhau. Có khi bạn chưa nạp đủ nhưng hiểu rõ quá trình khai thông thì
bạn có thể nói được uyên thuyên nhưng thiếu nhiều từ, cụm từ. Khi bạn đã nạp đủ
nhiều nhưng chưa thấm nhuần phần khai thông, bạn cũng chỉ có thể nghe được mà
không diễn đạt được thành lời như người khác.


Luy ện nói ti ếng Anh theo ph ươ ng pháp "Nói
gián ti ếp"

Thực tập nói tiếng Anh luôn là mối quan tâm hàng đầu của người học. Hầu hết các
chuyên gia, giáo viên và cả người bản ngữ đều khuyên người học tranh thủ mọi cơ hội
để giao tiếp với tất cả mọi người, bất kỳ nơi đâu và bất kỳ khi nào. Đa phần, những
người yêu thích tiếng Anh thường chọn cách tìm bạn bè nước ngoài ở những khu có
nhiều khách du lịch nói tiếng Anh hoặc tìm đến những câu lạc bộ Anh ngữ, quán cà phê
nói tiếng Anh để luyện tập.


Nhưng vì sao lại có lời khuyên như thế này? Xuất phát từ việc "học là phải hành",
người học nóng lòng muốn thực tập những câu hay mình đã học với ý nghĩ là, "nói
nhiều cho dạn miệng". Nhưng thực tế trong quá trình thực hành như thế này, người học
chưa bao giờ áp dụng được một câu hay một cấu trúc đúng nào theo kiểu nói của
người bản xứ. Thay vào đó, người học suy nghĩ đặt câu từ tiếng Việt của mình, diễn
giải theo văn hoá Việt và lắp ghép từng từ đơn lẻ để diễn đạt thành câu. Chính vì thế,
câu từ được diễn đạt theo kiểu tự phát này quá khác biệt so với văn hoá và cách nói
bản xứ khiến trong cùng một tình huống mà cả hai không thể hiểu nhau.

Vì vậy, dù cho có thực tập, người học vẫn không thể tiến bộ nhiều. Nhiều trường hợp
do chán nản lối nói tự phát mà người học không chọn cách này để thực tập nữa.

Phương pháp "nói gián tiếp" mới hình thành cách đây không lâu kể từ khi có hệ thống
tìm kiếm câu đàm thoại - từ điển câu HelloChao ( ra đời. Từ điển câu HelloChao cho phép người học gõ vào ý tiếng Việt cần nói, và
tìm trong cơ sở dữ liệu của mình để liệt kê ra những cặp câu song ngữ Anh Việt có


chứa cụm từ gõ vào. Người học chỉ cần diễn giải ý cần nói bằng tiếng Việt cho hoàn

chỉnh trong một tình huống nào đó, sau đó tìm kiếm từng ý một trong từ điển câu
HelloChao và viết lại thành một bài nói ngắn. Khi các câu từ đã được diễn đạt đúng
theo văn nói bản xứ, người học chỉ cần chép vào một tờ giấy nhỏ và mang theo, lúc
nào có thời gian rảnh rỗi mang ra đọc to, chỉnh sửa đúng âm bản xứ. Sau đó cứ liên
tục lặp đi lặp lại càng nhiều lần càng tốt. Và trong lúc lặp lại, hãy tưởng tượng như
đang nói chuyện với ai đó để câu từ được diễn đạt theo kiểu tự nhiên nhất.

Nguyên tắc đầu tiên để có thể nói được tiếng Anh là người học phải có sẵn câu từ
trong đầu chứ không phải nhìn vào sách mới nhớ, nghe người ta nói mới nhớ. Nếu
muốn diễn đạt ý gì đó mà câu từ không xuất hiện ngay lập tức, suy nghĩ mãi cho đến
khi người ta nói đến ý thứ 10 rồi mới nghĩ ra ý thứ nhất thì làm sao mà trò chuyện được
nữa. Tôi đã gặp nhiều người và họ đều nói rằng, nghe người ta nói thì hiểu hết nhưng
nói lại thì không được. Thì đúng là như thế, người ta nói ra thì mình mới nhớ từ đó hay
cụm hay câu đó có nghĩa gì. Còn tự mình diễn đạt thì mình không thể nhớ nổi câu từ
ngay lập tức để nói ra.


Nếu muốn có sẵn câu từ, trong vòng vài giây phải nhớ ngay đến từ, cụm từ cần diễn
đạt, người học cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần hơn nữa các cụm từ và câu, đừng lặp lại
từ đơn lẻ như kiểu "ôm từ điển" mà học. Càng lặp lại, thông tin càng ghi sâu vào bộ
nhớ dài hạn giúp người học bật ra ngay lặp tức những câu từ cần thiết. Khi nhớ mang
máng như kiểu "học để hiểu", "học để suy luận" như hiện thời, người học chỉ có thể
làm bài thi để lấy bằng mà thôi.

Trước đây, phương pháp này chưa hình thành là vì chưa có một công cụ tìm kiếm câu
- từ điển câu Anh Việt như HelloChao. Trước đây người học muốn nói gì phải chờ hỏi
thầy cô hoặc bạn bè giỏi, nhưng không phải lúc nào cũng hỏi được nên đành tự lắp
ghép, diễn giải một mình. Có khi người học thuần thục hơn, nhưng cách nói quá khác
so với người bản xứ sinh ra một thực trạng "nhà quê lên tỉnh" mới khi nói tiếng Anh.


Cũng có khi không phải tìm câu gì cũng có trong HelloChao. Người học nên tách ra
từng ý nhỏ để tìm thì chắc chắn sẽ có đủ ý mình cần. Điều tốt nhất trong một từ điển
câu như HelloChao là từng ý đã được mô phỏng thành câu hoàn chỉnh theo đúng văn
hoá và lối nói bản xứ rồi. Khi tìm được ý trong một câu hoàn chỉnh nào đó, người học


chỉ việc thay đổi chủ từ, thay đổi trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn và đổi thì (nếu cần) thì
có thể biến đổi thành một câu khác mà không phải lắp ghép từ đầu.

Tóm lại, phương pháp "nói gián tiếp" là cách tìm câu đúng, phát triển câu thành bài nói,
viết lại vào giấy cho chính xác và thực tập nói lại những câu đã viết thành bài nói
này. Càng thực tập nhiều thì lượng ý hoàn chỉnh để diễn đạt đúng ngữ cảnh được tích
luỹ nhiều. Và điều quan trọng hơn hết, càng thực tập nhiều, ngôn ngữ sẽ hình thành
quán tính và tốc độ phản xạ sẽ nhanh.

Mong bài viết này có thể giúp ích cho các bạn yêu thích tiếng Anh. Tôi viết đây không
phải là để quảng cáo cho HelloChao.vn, mà thực tế là HelloChao.vn có thể giúp
chúng ta một cách thức thực tập tiếng Anh hiệu quả trong khi ai trong chúng ta cũng
đều "học, học nữa, học mãi" mà tiếng Anh vẫn là điều vô vọng


Luy ện nghe ti ếng Anh theo ph ươ ng pháp
"Nghe ch ủ độ ng"
Trước tiên, chúng ta hãy nhìn nhận lại việc luyện nghe cũng là một tiến trình học, khổ
luyện tiếng Anh. Nó không phải là một kỹ năng độc lập cần phải được tách riêng rẽ khỏi
quá trình khổ luyện này. Nhiều người tin rằng, luyện nghe là quá trình "chỉ
nghe" (như phương pháp nghe thụ động chẳng hạn), nghe mà không cần hiểu, nghe
rồi đoán, nghe mà không cần lắng nghe... Nếu bạn có nhiều thời gian, học mà không
cần nhanh giỏi; giỏi cũng được, mà không giỏi cũng không sao... thì cứ việc làm theo
cách này.


Nghe chủ động là một phương pháp học tiếng Anh trên cơ sở sự "hiểu biết" và "có"
được đặt lên hàng đầu. Nghe là để tập nói theo cho đúng giọng, hiểu những gì
mình nghe, mỗi khi nghe phải chắc như đinh đóng cột rằng câu từ đó là nghĩa
đó, được phát âm theo cách đó. Vì thế trước khi nghe, hãy chọn lọc những câu
từ chưa biết, chưa hiểu mà tra cứu cho rõ, sau đó vừa nghe vừa nhìn tài liệu đọc
theo, đọc cho nhuần nhuyễn, thuần thục. Khi bạn bỏ tài liệu ra mà có thể đọc


theo đúng theo nhịp điệu, chất giọng trong băng đĩa và hiểu rõ ngọn ngành, từng
câu từ một là bạn đã luyện xong 1 bài.

Nghe chủ động là vừa nghe vừa luyện để "có" được câu từ mình đang luyện

Nhiều người cứ theo lời khuyên "nghe mà không cần hiểu", lấy ra một bài luyện nghe
200 từ, trong đó có đến 150 từ chưa từng nghe qua hay biết đến, rồi vừa nghe vừa
đoán, đoán mãi vẫn không hiểu mà vẫn đoán và ngồi luyện. Chỉ tính việc này thôi thì
cũng mất rất nhiều thời gian rồi.

Nếu sử dụng một tài liệu có nhiều từ mới, hãy tra cứu cho hiểu cặn kẽ trước khi
bắt đầu nghe. Khi bạn nghe, nhìn tài liệu tập theo cho đến khi đúng âm, đúng
giọng và thuộc cho đến "có" từ này luôn trong đầu, nghĩa là muốn lấy từ này ra
lúc nào cũng được mà không cần nhìn lại sách, thì nếu từ này xuất hiện trong bất
kỳ tài liệu nào sau này, bạn cũng đều nghe được cả. Cứ tiếp tục như thế, bài thứ
hai, thứ ba trở đi, từ mới xuất hiện ít dần (vì bạn đã có chúng rồi) và vốn từ vựng của


bạn sẽ tăng vùn vụt. Khi vốn từ vựng tăng, bạn đã tập nói đúng giọng thì tất nhiên sẽ
nghe được mà không cần phải ngồi luyện nữa.


Khi một người có nhiều từ vựng rồi nhưng do cách phát âm quá khác giọng chuẩn bản
xứ nên không nghe được dù là câu từ mình đã biết, thì cứ ngồi luyện nghe thụ động. Vì
xét cho cùng, họ đâu cần học, đâu cần có nữa mà chỉ cần luyện nghe. Nhưng việc
luyện nghe mà không tập theo thì đến một lúc nào đó ngưng nghe, họ cũng quay về
chất giọng sai vốn có của mình rồi trở nên xa lạ với giọng chuẩn. Khi hai giọng quá
khác biệt với nhau, họ lại e dè, không chắc chắn, rồi đâm ra ngại ngùng trong giao tiếp,
không tự tin khi nghe.

Vì thế, nếu vốn từ của bạn quá ít ỏi, mà đa phần là vốn từ của bạn chưa sẵn sàng,
chưa nhớ được ngay tức khắc khi bạn cần đến, thì bạn hãy thực hành luyện nghe theo
phương pháp "nghe chủ động". Đây là phương cách duy nhất giúp bạn rút ngắn thời
gian và luôn sẵn sàng cho thành công của bạn trong tiếng Anh. Hơn nữa, nó giúp bạn
chắc chắn hoàn toàn cho những câu từ mình đã luyện, và càng ngày vốn từ càng tăng
lên rõ rệt. Khi vốn từ ngày càng nhiều, nghe là nhận ra ngay, muốn nói là sẵn có thì bạn
có thể giỏi tiếng Anh.


Nếu bạn theo phương pháp luyện nghe chủ động này trong vòng 6 tháng, tôi đoan
chắc rằng khả năng nghe nói tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ vượt bậc. Phương pháp
luyện nghe chủ động này cũng là một phần của phương pháp Natural Approat∫ - nói
tiếng Anh lưu loát sau 6 tháng. Tôi rất mong cộng đồng HelloChao.vn sẽ nhanh chóng
giỏi tiếng Anh.



×