Ộ TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
ĐỀ KIỂM TRA HỌC TRÌNH
Phần: Kỹ năng tư vấn chung - Kỹ năng tư vấn doanh nghiệp
Thời gian làm bài: 20 phút
Công ty cổ phần Thiên Hương ("Thiên Hương") được thành lập năm 2006 với 03
cổ đông sáng lập là X, Y, Z với vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng. Mỗi cổ phần có
mệnh giá 10,000 đồng.
Năm 2011, X, Y, Z thỏa thuận với K – là một cá nhân Việt Nam, theo đó các bên
đã thống nhất rằng Thiên Hương sẽ phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ từ
50 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng. Toàn bộ cổ phần phát hành thêm sẽ được bán cho K với
giá 10,000 đồng/cổ phần. Sau đó, Thiên Hương đã đăng ký tăng vốn điều lệ và
nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (“GCNĐKKD”) với vốn điều lệ
mới là 70 tỷ đồng. Đồng thời, Thiên Hương cũng cấp Sổ chứng nhận cổ đông ghi
nhận K nắm giữ 2,000,000 cổ phần.
Tuy nhiên, đầu năm 2012, K phát hiện ra rằng X, Y, Z chỉ mới đóng góp tổng cộng
10 tỷ đồng của vốn điều lệ đã đăng ký.
Câu hỏi:
Anh (chị) hãy tư vấn biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của K
trong trường
hợp trên.
-----------BÀI GIẢI
1. Trước khi có NĐ 102/2010/NĐ-CP:
- Khi ĐKKD, VĐL ghi trên GCNĐKKD tương đương với tổng số CP được
quyền chào bán của cty sẽ bao gồm:
+ Giá trị CP Cổ đông sáng lập (CĐSL) đăng ký mua (phải chiếm tối thiểu
20% tổng số CP được quyền chào bán). Số CP đăng ký mua này phải được thanh
toán trong vòng 90 ngày kể từ ngày cty được cấp GCNĐKKD.
+ Giá trị CP được quyền chào bán còn lại do các CĐSL không đăng ký mua
sẽ được chào bán và bán hết trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày cty được cấp
GCNĐKKD.
- Sau 03 năm, nếu không bán hết số CP còn lại nói trên cty phải tiến hành thủ
tục giảm VĐL với SKHĐT.
2. Sau khi có NĐ 102/2010/NĐ-CP: lại có quy định khác
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã
phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán
đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn
điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông
sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong
Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày,
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.(Khoản 4 Điều 6 NĐ
102)
Thêm nữa, Khoản 4 Điều 40 NĐ 43/2010/NĐ-CP cũng khẳng định thêm
là: "Vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền
chào bán".
Như vậy, VĐL ghi trên GCNĐKDN sẽ nhỏ hơn theo cách ghi trước đây, tức là
chỉ ghi giá trị CP mà CĐSL (và cổ đông phổ thông khác) đăng ký mua và thanh
toán trong 90 ngày, kể từ ngày cty được cấp GCNĐKDN.
- Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần là số cổ phần mà Đại
hội đồng cổ đông quyết định sẽ phát hành để huy động thêm vốn. Số cổ phần
được quyền phát hành của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký kinh
doanh là tổng số cổ phần do cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã
đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần sẽ phát hành thêm
trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
và được ghi tại Điều lệ công ty.(Khoản 5 Điều 6 NĐ 102).
Ở đây lại xuất hiện cụm từ mới mà LDN không nói đến: "Số cổ phần được
quyền phát hành của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký kinh doanh".
-------------
Vốn dùng để trả nợ
Tính trả nợ của vốn là do luật quy định để bảo vệ người có tiền cho vay. Công ty
phải có vốn để trả nợ thì mới đi vay được. Điều 93 của Luật Doanh nghiệp có dự
liệu việc này, dẫu nó không nói rõ như luật của các nơi khác rằng không được chia
lãi nếu làm giảm vốn điều lệ.
Cũng vì yêu cầu trả nợ, luật buộc công ty phải tuyên bố số vốn của nó khi thành
lập cho mọi người biết. Đòi tuyên bố chứ không đòi ghi vào sổ kế toán; sở dĩ vậy
vì đã tuyên bố là quy trách nhiệm được; chứ ghi sổ sách kế toán là chuyện nội bộ
của công ty, người ngoài làm sao biết được. Các chủ nợ - trên lý thuyết - trông vào
số vốn này để cho công ty vay nhiều hay ít. Vì công ty tự nó đã có YCTY, nên khi
bị buộc phải tuyên bố số vốn, nó khai YCTY kia ra. Vốn này do công ty khai báo
nên luật của ta gọi nó là vốn điều lệ.
-----------Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp,
trong đó có quy định quan trọng về vốn điều lệ của công ty cổ phần - khoản 4 điều
40. Theo khoản này, công ty cổ phần sẽ không được tính vào vốn điều lệ giá trị của
số cổ phần được quyền chào bán. Nghĩa là vốn điều lệ sẽ chỉ bao gồm số cổ phần
đã được cổ đông thanh toán đủ cho công ty, chứ không bao gồm số vốn chưa góp
hoặc sẽ góp (tương ứng với số cổ phần được quyền chào bán). Điều này tiếp tục
được khẳng định trong khoản 4, điều 5, Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1-102010. Các quy định này trái với Luật Doanh nghiệp.
- />------------
2. Đối với công ty cổ phần:
Điều 80. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ
ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
vào công ty.
Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần
phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua
trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
3. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký
mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong
các cách sau đây:
a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của
họ trong công ty;
b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần
đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương
nhiên không còn là cổ đông của công ty.
Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ
đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.
Như vậy, trong công ty cổ phần, nếu có cổ đông không góp đủ số vốn đã cam kết
nhưng vẫn trong thời hạn cam kết thì số cổ tức và lợi nhuận tương ứng với phần
vốn đã góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Nếu không góp đủ số vốn đã cam kết
và đã hết thời hạn thì số vốn chưa góp sẽ được xử lý theo một trong 3 cách được
nêu tại khoản 3 Điều 84 Luật Doanh nghiệp nêu trên. Trong trường hợp số vốn do
cổ đông đã cam kết góp, hết thời hạn và đã được xử lý theo các cách trên nhưng
vẫn chưa đủ thì thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm
tương đương với số vốn chưa góp về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của
công ty phát sinh trước khi đăng ký thay đổi thành viên.
/>ItemID=23376
---------Theo Khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ được định nghĩa là “số vốn
do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và
được ghi vào Điều lệ công ty”. Như vậy, luật không yêu cầu các thành viên hoặc
cổ đông phải có “tiền tươi” để góp vốn ngay khi công ty thành lập mà cho góp vốn
thành
nhiều
đợt.
Đối với công ty cổ phần, luật chỉ buộc các cổ đông sáng lập phải mua ít nhất 20%
tổng số cổ phần được quyền chào bán. Tinh thần của quy định này là cổ đông sáng
lập chỉ cần số vốn nhỏ ( 20% vốn điều lệ) nhưng công ty vẫn có đủ tiền để hoạt
động nhờ bán cổ phần cho cổ đông bên ngoài. Đây chính là quy định tạo lợi thế
huy động vốn cho công ty cổ phần. Theo hướng ấy, vốn điều lệ tại thời điểm thành
lập phải được hiểu là đã bao gồm cả giá trị của số cổ phần được quyền chào bán.
Trong ví dụ trên, tại thời điểm thành lập, vốn điều lệ của công ty sẽ là 1 tỷ đồng –
cũng bằng giá trị của tổng số cổ phần được quyền chào bán.