Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.64 KB, 31 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Mặc dù tỷ trọng ngành nông lâm
nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP của tỉnh, khoảng 4%, nhưng giá trị
cây công nghiệp dài ngày lại giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống kinh tế
của nhiều người dân trong tỉnh. Phát triển cây công nghiệp dài ngày (CNDN) tại
Bình Dương một mặt nhằm tận dụng lợi thế so sánh của tỉnh có khí hậu và thổ
nhưỡng thích hợp cho loại cây này, mặt khác còn tạo nhiều công ăn việc làm,
mang lại cơ hội để nhiều người dân thoát nghèo vươn lên làm giàu. Sự phát triển
cây CNDN, sẽ góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, tạo động lực để thúc đẩy nhanh công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tuy vậy, sự phát triển của cây CNDN tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình
Dương nói riêng còn chưa bền vững. Chẳng hạn như, giá cao su sụt giảm trong
giai đoạn 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho các
hoạt động sản xuất sử dụng mủ cao su bị đình trệ. Gía giảm ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế và thu nhập của nông dân nên họ bắt đầu phá bỏ cây cao su để
chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế. Ngoài nguyên nhân do
biến động giá, phát triển cây CNDN chưa thực sự bền vững còn xuất phát từ việc
thiếu hụt vốn cho trồng trọt của các hộ nông dân. Việc tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng khó khăn đã khiến cho các hộ nông dân không thể cải tạo vườn
cây già cỗi. Điều này đã làm giảm năng suất của các loại cây CNDN và gia tăng
chi phí trồng trọt. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt vốn khiến cho người nông dân
phải chấp nhận bán sản phẩm thô, bán non. Điều này đã khiến cho người nông
dân phải chịu áp lực bị ép giá, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các loại cây
CNDN.
Như vậy, có thể thấy trong bối cảnh hiện nay việc giải quyết tình trạng thiếu


vốn tín dụng, đầu tư vốn chưa đúng mức cho việc phát triển bền vững cây


2

CNDN là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Vì những lý do trên và để phát
triển bền vững cây CNDN tại tỉnh Bình Dương, tác giả lựa chọn đề tài: “Mở
rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày
của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng”. Các kết quả
được mong đợi sẽ đóng góp thêm vào lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu
trong giai đoạn hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển bền vững cây
CNDN, tín dụng cho cây CNDN. Có thể kể đến như:
Phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Việt Nam của Nguyễn Sinh Cúc
(2005), đăng trên Tạp chí Cộng sản.
Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
(2012) của Trần Đức Viên, đăng trên Tạp chí Khoa học và Phát triển.
Giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình (2014) của Nguyễn Đức Lý, đăng trên tạp chí Thông tin khoa
học và công nghệ Quảng Bình.
Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị (2015) luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Thanh Xuân, bảo vệ thành
công tại trường Đại học Huế.
Giải pháp phát triển tín dụng có hiệu quả cho khu vực nông nghiệp, nông
thôn (2011) của Tô Ngọc Hưng, đăng trên tạp chí Khoa học và Phát triển.
Tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây cà phê ở tỉnh Lâm Đồng (2014)
của Vũ Văn Thực, đăng trên tạp chí Phát triển và Hội nhập.
2.2 Đóng góp của luận án

Các nghiên cứu trước đã có những đóng góp nhất định cả về lý luận lẫn
thực tiễn, tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu cụ thể một loại cây
CNDN nào đó, chẳng hạn như cây cao su, cây cà phê hay cây hồ tiêu một cách
riêng biệt. Mặc dù các nghiên cứu có giá trị gắn với phạm vi một địa phương cụ
thể, chẳng hạn Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng,… nhưng do chỉ nghiên cứu


3

riêng biệt cho một loại cây CNDN nên các giải pháp đưa ra dựa trên kết quả
nghiên cứu không thể áp dụng hiệu quả trong trường hợp các loại cây CNDN
khác. Một số nghiên cứu khác có đối tượng nghiên cứu là các loại cây CNDN
với phạm vi nghiên cứu trên cả nước tuy nhiên đều dừng lại ở nghiên cứu định
tính, Kết quả nghiên cứu chủ yếu mang tính kinh nghiệm phát triển cây CNDN
mà chưa đi sâu phân tích cụ thể những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về vốn
cho sự phát triển cây CNDN. Trong luận án này, tác giả tiến hành nghiên cứu với
nhiều loại cây CNDN và gắn liền với một địa phương cụ thể là tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, tác giả kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng nên các kết quả thu được có tính khái quát và có sức
thuyết phục cao hơn. Vì vậy, luận án có những đóng góp nhất định cả về lý luận
lẫn thực tiễn. Cụ thể:
Thứ nhất, luận án đã tập hợp đầy đủ và có tính hệ thống những lý luận cơ
bản nhất về tín dụng ngân hàng cho sự phát triển bền vững cây CNDN.
Thứ hai, luận án đã phân tích được thực trạng phát triển cây CNDN.
Thứ ba, các giải pháp mở rộng tín dụng cho sự phát triển bền vững cây
CNDN được luận án đưa ra căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các chương trước, luận án đã đề
xuất các giải pháp tín dụng ngân hàng cho sự phát triển bền vững cây CNDN.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu vấn đề mở rộng tín dụng của
các ngân hàng thương mại (NHTM) để phát triển bền vững cây CNDN trên địa
bàn tỉnh Bình Dương.
Để đạt mục tiêu tổng quát như trên, luận án có các mục tiêu cụ thể như sau:
Một là phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây
CNDN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chỉ ra những kết quả và
những hạn chế trong việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây
CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2011-2015.


4

Hai là tìm hiểu các nguyên nhân bên trong và bên ngoài ngân hàng dẫn đến
những hạn chế trong quá trình mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây
CNDN như: năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Bình Dương trong việc cung cấp tín dụng cho phát triển cây CNDN, khả năng
tiếp cận vốn tín dụng của các hộ trồng cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Ba là đề xuất các giải pháp và khuyến nghị trên nhiều phương diện nhằm
mở rộng tín dụng để phát triển bền vững cây CNDN tại tỉnh Bình Dương trong
giai đoạn tới.
 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu cụ thể, luận án tập trung giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:
Thực tế việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây CNDN tại
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương diễn ra như thế nào? Đạt được những
kết quả và có những hạn chế nào?
Những nguyên nhân chủ quan (từ ngân hàng), khách quan (từ phía khách
hàng) nào dẫn đến những hạn chế nêu trên?
Những giải pháp và khuyến nghị nào cần thực hiện để nhằm mở rộng tín
dụng ngân hàng đối với phát triển cây CNDN tại Bình Dương trong thời gian

tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tín dụng ngân hàng phát triển bền vững cây CNDN.
Không gian nghiên cứu: 10 NHTM có dư nợ tín dụng cây CNDN lớn nhất
tại Bình Dương là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín,
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Cây
CNDN được trồng tại Bình Dương có hơn 20 loại cây, luận án chỉ giới hạn
nghiên cứu 4 loại cây được trồng nhiều nhất và chiếm tỷ lệ về diện tích, sản


5

lượng hơn 85% so với tổng diện tích, sản lượng cây CNDN như Cao su, Cà phê,
Tiêu, Điều.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp phương pháp định tính và phương pháp định
lượng. Cụ thể:
Phương pháp định tính được sử dụng trong luận án bao gồm phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích chỉ số. Phương
pháp so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng phát triển cây CNDN, phân
tích thực trạng tín dụng ngân hàng về cây CNDN nhằm đạt được mục tiêu nghiên
cứu thứ nhất. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu thu
thập cho nghiên cứu thực nghiệm phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu thứ hai.
Phương pháp phân tích chỉ số được sử dụng để phân tích năng lực hoạt động của

các NHTM trong việc mở rộng tín dụng cây CNDN nhằm đạt được mục tiêu
nghiên cứu thứ hai.
Phương pháp định lượng được sử dụng trong luận án bao gồm phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA và phương pháp phân tích nhân tố khẳng định
CFA, phương pháp hồi quy mối quan hệ giữa các biến. Phương pháp phân tích
nhân tố khám phá EFA và phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA được
sử dụng để đánh giá năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Bình Dương để mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây CNDN
nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ hai. Phương pháp hồi quy mối quan hệ
giữa các biến được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng của các khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN nhằm
đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ hai.
6. Nguồn số liệu thu thập
Nguồn số liệu thu thập bao gồm số liệu thứ cấp và sơ cấp.
Số liệu thứ cấp về thực trạng cây CNDN tại Việt Nam được lấy từ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số liệu về thực trạng cây CNDN tại Bình Dương
được lấy từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Dương. Số liệu về tín


6

dụng cây CNDN của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương như dư nợ
phân theo các tiêu chí, nợ quá hạn, nợ xấu, … đối với cho vay lĩnh vực này được
lấy từ NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương.
Số liệu sơ cấp dùng trong nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp
và gián tiếp khách hàng thông qua các bảng câu hỏi.
7. Bố cục của luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững
cây công nghiệp dài ngày tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững
cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững
cây cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.


7

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
1.1.1 Khái quát về cây công nghiệp dài ngày
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Sinh Cúc (2005), cây CNDN là loại cây cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến, có chu kì kinh doanh dài, tuổi đời kinh tế của cây
thường kéo dài từ vài năm đến vài chục năm. Như vậy, theo tác giả cây CNDN
(còn gọi là cây lâu năm) là những loài cây có thời gian kiến thiết cơ bản và phân
kỳ kinh doanh trong nhiều năm. Những loại cây này cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến, có chu kì kinh doanh dài, tuổi đời kinh tế của cây thường
kéo dài từ vài năm đến vài chục năm.
1.1.1.2 Đặc điểm
Cây CNDN bao gồm nhiều chủng loại rất phong phú và đa dạng, ngoài
những đặc điểm riêng, chúng có chung những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật như ưa
ẩm, ưa nhiệt, đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm, sản phẩm
được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm

1.1.2 Phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày
1.1.2.1 Nội dung phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày
Sự phát triển của cây CNDN một mặt phải đáp ứng được các nhu cầu về sản
xuất và tiêu dùng ở hiện tại, mặt khác không làm ảnh hưởng, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong tương lai. Nói cách
khác, sự phát triển của cây CNDN ở hiện tại luôn phải gắn kết với việc bảo vệ
các khả năng và điều kiện phát triển của cây CNDN trong tương lai. Điều này
đòi hỏi quá trình phát triển cây CNDN phải được quy hoạch bài bản, phải xét đến
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, qua đó, sự phát triển trong hiện tại
phải gắn với việc bảo tồn quỹ đất, bảo tồn chất lượng đất, bảo tồn các loại giống


8

cây, tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và giá trị một cách ổn định
và lâu dài.
1.1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày
Phát triển bền vững cây CNDN là cần thiết do: góp phần sử dụng hợp lí hơn
tài nguyên đất, khí hậu và nước, khắc phục tính mùa vụ, phá thế độc canh và góp
phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, phát triển bền vững cây CNDN còn tạo
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa.
1.2 MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò tín dụng ngân hàng để phát triển cây
công nghiệp dài ngày
1.2.1.1 Khái niệm mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công
Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây CNDN có thể hiểu là làm gia
tăng số lượng khách hàng vay vốn trồng cây CNDN, tăng quy mô tín dụng cả về
doanh số cho vay và dư nợ đối với cây CNDN. Ngoài ra còn phải kiểm soát nợ

xấu trong cho vay lĩnh vực này.
1.2.1.2 Đặc điểm mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công
nghiệp dài ngày
Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày có
những đặc điểm như: quy mô vốn tương đối lớn, thời hạn dài, chủ thể sử dụng
vốn tín dụng ngân hàng là các hộ gia đình và các doanh nghiệp chuyên doanh
cây CNDN. Rủi ro của tín dụng có thể phát sinh ở nhiều loại hình cho vay bao
gồm:
-

Cho vay để trồng và chăm sóc cây CNDN,

-

Cho vay để thu mua và chế biến sản phẩm tự nhiên cây CNDN,

-

Cho vay để chuyển nhượng vườn cây CNDN,

-

Cho vay để xuất khẩu sản phẩm tự nhiên và sản phẩm đã qua chế biến.


9

1.2.1.3 Vai trò mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công
nghiệp dài ngày
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để người dân đầu tư mở rộng nhằm gia

tăng diện tích đất canh tác, qua đó làm gia tăng sản lượng cây CNDN.
Thông qua nguồn tín dụng ngân hàng có tác dụng kích thích phát triển khu
vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại, mặt khác còn có tác
dụng giúp người dân tăng tích lũy tiết kiệm, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói
giảm nghèo bền vững.
Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ các công đoạn của chu trình sản
xuất khép kín cây CNDN, từ trồng trọt đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo
quản, vận chuyển, tiêu thụ, do đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển đồng bộ và
toàn diện chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm cây CNDN.
1.2.2 Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây
công nghiệp dài ngày
1.2.2.1 Gia tăng số lƣợng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây công
nghiệp dài ngày
 Mức tăng số lƣợng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN:
MTkh = SLt – SL(t-1)
Trong đó: MTkh: là mức tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực
cây CNDN. SLt: là số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN năm
thứ t. SL(t-1): là số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN năm thứ
t-1
 Tỷ lệ tăng số lƣợng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN:
TLkh =

× 100%

Trong đó: TLkh: Tốc độ tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực
cây CNDN. MTkh: Mức tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây


10


CNDN. SL(t-1): Số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN năm thứ
t-1
1.2.2.2 Gia tăng quy mô tín dụng ngân hàng đối với cây công nghiệp
dài ngày
 Gia tăng doanh số cho vay đối với cây CNDN:
Gia tăng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN
là một trong các nội dung quan trọng của mở rộng tín dụng.
 Mức tăng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN:
MTds = DS(t) – DS(t-1)
Trong đó: MTds: Mức tăng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh
vực cây CNDN. DS(t): doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN năm thứ t. DS(t-1): doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN năm thứ t-1
 Tỷ lệ tăng doanh số cho vay đối với cây CNDN:
D C

Tỷ lệ tăng trƣởng D C

t

D C
D C t1

t1

1

Trong đó: DSCV(t): doanh số cho vay đối với cây CNDN năm thứ t.

DSCV(t-1): doanh số cho vay đối với cây CNDN năm thứ t-1
- Tỷ trọng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN:
TTds=

x 100%

Trong đó: TTds: Tỷ trọng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh
vực cây CNDN. DScv: doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN. DStd: tổng doanh số tín dụng của NHTM.
 Tăng dƣ nợ tín dụng:
+ Mức tăng dư nợ tín dụng


11

MTdn= DN(t) - DN(t-1)
MTdn: Mức tăng dư nợ tín dụng đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN. DN(t): Dư nợ tín dụng năm t đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN. DN(t-1): Dư nợ tín dụng năm t-1 đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN.
+ Tỷ lệ dư nợ tín dụng:
TLdn =

x 100%

TLdn: Tỷ lệ dư nợ tín dụng. MTdn: Mức tăng dư nợ tín dụng đối với khách
hàng trong lĩnh vực cây CNDN. DN(t-1): Dư nợ tín dụng năm t-1 đối với khách
hàng trong lĩnh vực cây CNDN.
+ Tỷ trọng dư nợ cho vay:

TTdn =

x 100%

Trong đó: DN(t): Dự nợ cho vay đối với các khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN.
DN: Tổng dư nợ ngân hàng.
TTdn: Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây
CNDN.
1.2.2.3 Nâng cao chất lƣợng tín dụng:
- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày:
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ %

Dư nợ quá hạn đối với cây CNDN
Tổng dư nợ đối với cây CNDN

x100%

 Giảm tỷ nệ nợ xấu:
Tỷ nợ xấu năm nay - Tỷ lệ nợ xấu năm trước < 0
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày:
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ %

Nợ xấu đối với cây CNDN
Tổng dư nợ đối với cây CNDN

x100%


12


1.2.3 Các lý thuyết tài chính ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng ngân
hàng
1.2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Theo Wikipedia (2014), trong kinh tế học, thông tin bất cân xứng là trạng
thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin giữa các chủ thể giao dịch có mức độ
nắm giữ thông tin không ngang nhau. Trong một giao dịch, một bên biết nhiều
hơn về những gì đang xảy ra so với bên kia.
1.2.3.2 Lý thuyết chi phí đại diện
Lý thuyết người chủ - người đại diện sau đây gọi là lý thuyết đại diện xuất
hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về
hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng. Những nghiên
cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong
những hợp đồng của ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973),
và nhanh chóng trở thành một lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến
hợp đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen và Meckling, 1976; Harris và
Raviv, 1978).
1.2.4 Nhân tố ảnh hƣởng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây
công nghiệp dài ngày
Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày bị ảnh
hưởng bởi các nhân tố như: Quy hoạch phát triển kinh tế địa phương, Chính sách
tín dụng của ngân hàng, Năng lực hoạt động của ngân hàng, Khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của khách hàng.
1.2.5 Xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng mở rộng tín
dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày
1.2.5.1 Mô hình đánh giá năng lực hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại để mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây công nghiệp
dài ngày.
Việc đánh giá năng lực hoạt động của ngân hàng thường được thực hiện
qua mô hình Thompson – Strickland.



13

Hình 1.1. Mô hình tác động của năng lực hoạt động ngân hàng đến mở rộng
tín dụng cho phát triển cây công nghiệp dài ngày
Năng lực tài chính
Năng lực quản trị điều hành
Năng lực nguồn nhân lực
Năng lực uy tín, thương hiệu
Năng lực chất lượng dịch vụ
Năng lực marketing

Mở rộng tín dụng cho
phát triển cây CNDN

Năng lực cạnh tranh lãi suất
Năng lực phát triển sản phẩm
Năng lực công nghệ
Năng lực phát triển mạng lưới

Nguồn: đề xuất của tác giả dựa trên mô hình Thompson - Strickland (1999)
Quá trình xử lý số liệu để xây dựng mô hình tác động của năng lực hoạt
động ngân hàng đến mở rộng tín dụng cho phát triển cây công nghiệp dài ngày
được thực hiện trên chương trình xử lý số liệu SPSS 22.0
1.2.5.2 Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng và số tiền vay của các hộ trồng cây công nghiệp dài ngày
Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng và số tiền vay của các hộ trồng cây CNDN được đề xuất dựa trên cơ sở các
nghiên cứu của Abi Kedir (2002) và Vương Quốc Duy (2012).

Theo đó, tác giả lần lượt xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền vay của các hộ trồng cây
CNDN.


14

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
các hộ trồng cây CNDN được thực hiện thông qua mô hình hồi quy Logit.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền vay của các hộ trồng cây
CNDN được thực hiện thông qua mô hình hồi quy Tobit.
1.2.6 Bài học kinh nghiệm
1.2.6.1 Kinh nghiệm một số quốc gia:
Thông qua kinh nghiệm về tín dụng cho ngành nông nghiệp và cây CNDN
của một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Philippin tác giả nghiên cứu vận
dụng kinh nghiệm áp dụng trên ngành cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1.2.6.2 Bài học cho Việt Nam:
Một số kinh nghiệm cho Việt Nam áp dụng cho ngành cây CNDN như:
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Chính sách hỗ trợ lãi suất của ngân hàng, Nới
lõng về tài sản đảm bảo vay, Chặt chẽ trong thẩm định.


15

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƢƠNG.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Dƣơng:

Vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên đất tại Bình Dương là một trong những đặc
thù cho phát triển cây CNDN đặc biệt là cây cao su, góp phần rất lớn trong tổng
sản lượng cây CNDN của tỉnh, là vị thế , sự khác biệt của tỉnh Bình Dương trong
lĩnh vực trồng và phát triển cây CNDN.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Là địa phương phát triển mạnh về trồng trọt cây CNDN và cũng là khu vực
có rất nhiều khi công nghiệp phát triển các ngành nghề liên quan đến sản phẩm
cây CNDN.
2.1.3 Các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương, đến nay
toàn tỉnh Bình Dương hiện có 32 NHTM và 4 quỹ tín dụng nhân dân. Hầu hết
các NHTM lớn và các ngân hàng nước ngoài đã có mặt tại Bình Dương. Trước
áp lực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây, hiện tại Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh Bình Dương vẫn cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục mở
chi nhánh, phòng giao dịch nhưng có sự chọn lọc với những tiêu chí cơ bản như
tiềm lực tài chính đủ mạnh, hiệu quả hoạt động tốt trong những năm gần đây, địa
bàn đặt trụ sở cùng các dịch vụ tiện ích ngân hàng có khả năng cung cấp tốt cho
kinh tế địa phương.
2.1.4. Sự phù hợp cho sự phát triển cây công nghiệp dài ngày ở Bình Dƣơng.
Phân tích thực trạng vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cho thấy, Bình
Dương là tỉnh có điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai
màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển cây CNDN.
Có nhu cầu về nguyên liệu đầu vào từ các loại cây CNDN. Bên cạnh đó cơ
sở hạ tầng kỹ thuật hoàn tiện cũng tạo điều kiện cho việc vận chuyển, thương


16

mại cây CNDN và các sản phẩm từ cây CNDN. Ngoài ra, sự phát triển của hệ
thống ngân hàng, quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh là tiền đề giải quyết vấn đề vốn

đầu tư cho phát triển cây CNDN.
2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG.
2.2.1 Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền
vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn
tỉnh Bình Dƣơng.
2.2.1.1 Gia tăng số lƣợng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh vực
cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Bình Dƣơng
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ tăng số lƣợng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh
vực cây công nghiệp dài ngày ở Bình Dƣơng
Đơn vị: khách hàng
10600

8%

7,504%

10400

7%

10200

6%

10000

5%


9800
9600
9400

4%
3,429%
2,530%

9200
9000
8800

9531

10401

3%
10296

1,511%
9675

2%
1%
0%

9215

-1%
-1,010%


8600

-2%
2011
2012
2013
Số lượng khách hàng

2014
2015
Tỷ lệ tăng trưởng

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015
Từ biểu đồ 2.1 cho thấy số lượng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh
vực cây CNDN tại Bình Dương biến động tăng khá mạnh qua các năm.


17

2.2.1.2 Gia tăng quy mô tín dụng ngân hàng đối với cây công nghiệp
dài ngày tại tỉnh Bình Dƣơng.
 Doanh số cho vay đối với cây CNDN tại tỉnh Bình Dƣơng.
Bảng 2.1 Doanh số cho vay lĩnh vực cây công nghiệp dài ngày tại Bình Dƣơng
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh số cho vay
Loại cây
2011


2012

2013

2014

2015

Bình
quân

Tỷ
trọng

Cà phê

1.352

1.296

582

1.463

2.403

1.419

17%


Cao su

1.878

1.800

3.548

2.578

3.325

2.626

31%

Hồ tiêu

977

936

405

493

1.719

906


11%

Điều

3.306

3.169

2.773

3.094

5.719

3.612

41%

Tổng doanh
số

7.513

7.201

7.308

7.628

13.166


8.563

100%

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015
Từ bảng 2.1 cho thấy, trong tổng doanh số cho vay đối với cây CNDN giai
đoạn 2011 - 2015 tại Bình Dương, tổng doanh số cho vay đối với cây Điều và
cao su chiếm tỷ trọng cao nhất với bình quân lần lượt là 41% và 31% tổng doanh
số cho vay cây CNDN, tương ứng lần lượt là 3.612 tỷ đồng và 2.626 tỷ đồng. Do
thích hợp với thỗ nhưỡng nên cây điều và cao su được trồng rất phổ biến tại Bình
Dương. Điều này giải thích tại sao doanh số cho vay cây cao su chiếm tỷ trọng
áp đảo so với những loại cây còn lại.


18

 Tăng dƣ nợ tín dụng đối với cây CNDN tại tỉnh Bình Dƣơng
Biểu đồ 2.2 Tổng dƣ nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày tại Bình Dƣơng
Đơn vị: tỷ đồng
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%

0%
-10%
-20%

5000
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0

4709
4637
2611

2566

2011

4554

2012

2013


2014

Dư nợ tín dụng cây CNDN
Tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng

2015

Tăng trưởng dư nợ tín dụng cây CNDN

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015
Từ biểu đồ 2.2 cho thấy, tổng dư nợ tín dụng cây CNDN tại Bình Dương
biến động khá mạnh qua các năm.
 Dƣ nợ tín dụng cây CNDN trong tổng dƣ nợ
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày trên tổng dƣ
nợ tại Bình Dƣơng
Đơn vị: tỷ đồng
7,00%

6,57%

6,00%

5,89%
5,21%

5,00%
4,00%

5,91%


4,35%

3,00%
2,00%
1,00%
0,00%
2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015


19
Biểu đồ 2.3 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng cây CNDN trên tổng dư nợ tại
Bình Dương trong giai đoạn 2011 – 2015 khá biến động. Cụ thể, dư nợ cây
CNDN trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ vào năm 2013,
chiếm 6,57%.
2.2.1.3 Chất lƣợng tín dụng đối với cây công nghiệp dài ngày.
Biểu đồ 2.4 Nợ quá hạn cây công nghiệp dài ngày
Đơn vị tính: %
14

12

10,930
9,3

10

9,870
11,560

8

7,040

6,1

6

6,420
4,700

4

7,190

2

5,400

0

2011

2012

Tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ

2013

2014

2015

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015
Từ biểu đồ 2.4 cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng cây CNDN của các
NHTM trong các năm 2011, 2012 lần lượt là 6,1%, 7,0%, năm 2013 tăng lên
9,9%, năm 2014 giảm xuống còn 6,4%, đến năm 2015 giảm xuống còn 4,7%.
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại tại Bình Dƣơng
Đơn vị: %
5
4,5
4
3,5
3,3
3
2,5
2
1,9

1,5
1
0,5
0
2011

3,500
4,600

2,700

2012
Tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ

2,900

2013

3,098
2,108

2,700
1,900

2014

2015

Tỷ lệ nợ xấu của dư nợ tín dụng cây CNDN


Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015


20

Từ biểu đồ 2.5 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM đạt
3,3% vào năm 2011, và ổn định ở mức 3.5% vào năm 2012, năm 2013 tăng lên
mức 4,6%, và đến năm 2014 giảm xuống còn 3,1%, năm 2015 tiếp tục giảm về
mức 2.7%. So với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của dư nợ tín dụng
cây CNDN thấp hơn đáng kể, năm 2011 đạt 1,9%, năm 2012 đạt 2,7%, năm
2013 tăng lên 2,9%, đến năm 2014 giảm xuống còn 2,1% và đến năm 2015 giảm
xuống còn 1,9%. Nhìn chung, tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu cây CNDN trong giai
đoạn 2011 - 2015 thấp hơn tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ. Điều này
hàm ý là rủi ro trong cho vay cây CNDN thấp hơn đáng kể so với rủi ro cho vay
nói chung của các NHTM
2.2.2 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng mở rộng tín dụng ngân
hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng
thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.
2.2.2.1. Kết quả đánh giá tác động của năng lực hoạt động của các ngân
hàng thƣơng mại đến mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây công
nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng thông qua mô hình
Thompson - Strickland.
Bảng 2.2 Năng lực hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Bình Dƣơng
Các nhân tố năng lực hoạt động (xếp Trọng số Điểm bình
theo điểm số năng lực hoạt động)
(1)

NLHĐ quân NLHĐ
(2)


(3)

Điểm nhân
tố NLHĐ
(4=2*3)

1. Năng lực tài chính

0,119

3,806

0,453

2. Năng lực quản trị điều hành

0,114

3,844

0,438

3. Năng lực nguồn nhân lực

0,108

3,625

0,392


4. Năng lực uy tín, thương hiệu

0,106

3,959

0,420

5. Năng lực chất lượng dịch vụ

0,097

3,647

0,354

6. Năng lực marketing

0,096

3,786

0,363

7. Năng lực cạnh tranh lãi suất

0,093

2,644


0,246

8. Năng lực phát triển sản phẩm mới

0,092

3,609

0,332

9. Năng lực công nghệ

0,089

3,869

0,344

10. Năng lực phát triển mạng lưới

0,085

3,855

0,328

Tổng
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


1

3,670


21

Từ kết quả trong bảng 2.2, tổng điểm nhân tố năng lực hoạt động của các
NHTM là 3,670 điểm, đạt ở mức khá. Ngoại trừ nhân tố tố uy tín, thương hiệu,
năng lực công nghệ, phần lớn các nhân tố còn lại đều có điểm bình quân năng
lực hoạt động khá thấp. Đặc biệt, có 4 nhân tố đạt điểm thấp nhất là năng lực
phát triển sản phẩm, năng lực phát triển mạng lưới, năng lực chất lượng dịch vụ
và năng lực cạnh tranh lãi suất.
 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Trong phân tích Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố năng lực hoạt động
của ngân hàng đều đảm bảo độ tin cậy và chỉ có 1 biến quan sát là SP3 bị loại
khỏi thang đo trong phân tích EFA. Vậy, thực hiện phân tích EFA với 10 nhân tố
năng lực hoạt động của ngân hàng, kết quả được nhóm thành các thành phần
(nhân tố) khác nhau tùy theo đánh giá của đối tượng khảo sát. Kết quả phân tích
này được trình bày trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Phân tích EFA thành phần thang đo các nhân tố ảnh hƣởng
Các nhân tố
Năng lực
quản trị
điều hành
và nguồn
nhân lực
(F2)

Năng lực

marketing
(F1)

QT2
QT7
QT5
NL3

MA1
MA3
MA2
MA5

NL2
QT4

MA4
MA6

QT1

DV4

Năng
lực
công
nghệ
(F4)

Năng

lực tài
chính
(F3)

Năng
lực
chất
lượng
dịch
vụ
(F6)

CN5
CN2
CN1
CN4

TC4
TC2
TC1
TC3

DV2
DV6
DV5
DV1

Năng
lực
cạnh

tranh
lãi suất
(F5)

Năng
lực
phát
triển
mạng
lưới
(F7)

Năng lực
uy tín,
thương
hiệu
(F8)

LS2
LS3

ML3
ML1

TH1
TH3
TH2

LS4


Năng
lực phát
triển
sản
phẩm
mới
(F9)
SP1
SP2

NL1

QT3
MA7
QT6
Eigenvalue 1,068; Phương sai trích 74,083; Hệ số KMO kiểm định Bartlett’s là 0,795; Mức ý
nghĩa (sig.) 0,000

Nguồn: Điều tra của tác giả và tính toán từ phần mềm SPSS 22.0


22

Bảng 2.3 kết quả EFA thể hiện có 9 nhân tố được trích ra đại diện cho 46
biến quan sát. Kết quả trích nhân tố có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng
phương sai trích được là 74,083. Điều này có nghĩa là 9 nhân tố trích ra lấy được
74,08% phương sai của 46 biến quan sát đo lường năng lực hoạt động của các
ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu.
 Kết quả phân tích hồi quy.
Bảng 2.4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình

Biến quan sát

Hệ số hồi
quy

Sai số chuẩn

Thống kê z

Sig.

C

-2,652E-17

0,034

0,000

1,000

F1

0,422

0,034

12,426

0,000


F2

0,408

0,034

11,995

0,000

F3

0,374

0,034

10,990

0,000

F4

0,395

0,034

11,618

0,000


F5

0,145

0,034

4,258

0,000

F6

0,115

0,034

3,393

0,001

F7

0,141

0,034

4,146

0,000


F8

0,102

0,034

2,988

0,003

F9

0,096

0,034

2,819

0,005

Nguồn: tính toán từ phần mềm SPSS 22.0
 Kiểm định hệ số hồi quy.
Trong bảng 2.4, cột mức ý nghĩa Sig. cho thấy hệ số hồi quy của các nhân
tố F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9 đều có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.01 tức là hệ
số hồi quy của các biến này đều có ý nghĩa thống kê hay các nhân tố Năng lực
quản trị điều hành và nguồn nhân lực, Năng lực marketing, Năng lực công nghệ,
Năng lực tài chính, Năng lực chất lượng dịch vụ, Năng lực cạnh tranh lãi suất,
Năng lực phát triển mạng lưới, Năng lực uy tín, thương hiệu, Năng lực phát triển
sản phẩm mới đều có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững

cây CNDN.


23

2.2.2.2. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng và số tiền vay từ phía các hộ
trồng cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
Bảng 2.5 Kết quả hồi quy mô hình
Tên biến

Mô hình 1 (Logit)
Hệ số

DT

0,02
(0,0397)
TN
0,001
(0,8829)
TCH
0,08
(0,0008)
GD
0,71
(0,0000)
GT
-0,23
(0,5932)
DV

0,02
(0,9699)
SPT
-0,17
(0,4943)
LS
1,27
(0,0088)
GTC
0,01
(0,0008)
VPCT
-1,12
(0,0103)
McFadden R2 = 0.59

Thống kê z
2,06**
0,15
3,35***
5,89***
-0,53
0,04
-0,68
2,62***
3,36***
-2,57**

Mô hình 2 (Tobit)
Hệ số

0,70
(0,0017)
0,01
(0,8812)
1,73
(0,0020)
23,21
(0,0000)
-16,42
(0,1024)
1,84
(0,8598)
1,56
(0,7892)
36,21
(0,0002)
0,25
(0,0000)
-32,41
(0,0019)

Thống kê z
3,13***
0,15
3,09***
8,58***
-1,63
0,18
0,27
3,67***

6,80***
-3,10***

LR statistic = 232,36
Prob (LR statistic) = 0.00
Log likelihood = -88,31
Nguồn: Kết quả trích xuất từ eviews
Thông qua mô hình Logit và Tobit, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng
về những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
các hộ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng hộ được cấp tín dụng là: diện tích đất của hộ, tuổi của chủ hộ, giáo dục
của chủ hộ, lịch sử tín dụng, giá trị tài sản thế chấp, vay phi chính thức từ các


24

nguồn khác ngoài các tổ chức tín dụng. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn
tín dụng được cấp là: diện tích đất của hộ, tuổi của chủ hộ, giáo dục của chủ hộ,
lịch sử tín dụng, giá trị tài sản thế chấp, vay phi chính thức từ các nguồn khác
ngoài các tổ chức tín dụng. Trong cả hai mô hình, nhân tố có ảnh hưởng mạnh
nhất đến khả năng tiếp cận vốn của hộ là giáo dục của chủ hộ, lịch sử tín dụng và
vay phi chính thức từ các nguồn khác ngoài các tổ chức tín dụng.


26

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.1 CƠ Ở XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƢƠNG
3.1.1 Định hƣớng phát triển cây công nghiệp dài ngày.
3.1.1.1 Định hƣớng phát triển cây công nghiệp dài ngày của Việt Nam
Theo Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 02
năm 2012 về «Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030»
3.1.1.2 Định hƣớng phát triển cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Bình
Dƣơng
Theo Quyết định số 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 06
năm 2014 về “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025”, và Quyết định
số 4164/QĐ – UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ngày 24 tháng 12 năm
2010 về“Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương
đến năm 2020”.
3.1.2 Định hƣớng mở rộng tín dụng ngân hàng cho phát triển cây công
nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Bình Dƣơng.
Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các định
chế tài chính cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Xác định mức lãi suất phù hợp với đối tượng khách hàng
Mở rộng quy mô và đa dạng đối tượng cho vay trong lĩnh vực cây CNDN.
Gia tăng số lượng khách hàng vay vốn thông qua đa dạng hóa các hình thức
cấp tín dụng, đa dạng hóa các hình thức đảm bảo nợ vay.


×