Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề trẻ em lang thang ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.66 KB, 20 trang )

Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG-XÃ HỘI (CƠ SỞ II)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
--------

TIỂU LUẬN MÔN: TRỢ GIÚP XÃ HỘI

ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI
PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRẺ
LANG THANG

Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 12/2012

Trang 1


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Danh mục các từ viết tắt

1.
2.
3.
4.
5.
6.


7.

LĐTB&XH: Lao động thương binh và xã hội
Tp: Thành phố
UBND: Uỷ ban nhân dân
UNICEF: tổ chức
TDH: Tổ chức Terre des homes Foundation
QĐ: Quyết định
Ttg: Thủ tướng

MỤC LỤC

Trang 2


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em lang thang hiện nay đang là vấn đề bức xúc của Thế giới nói chung và
Việt nam nói riêng. Từ trước đến nay, hình ảnh những trẻ em lang thang đường phố
bán báo, bán kẹo cao su, vé xổ số, đánh giày… không còn xa lạ đối với người dân ở
các Thành phố lớn như Hà nội, TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nguyên nhân, cơ chế nào
đã khiến các em phải bỏ học để đi lang thang kiếm sống trên đường phố, và giải pháp
nào trợ giúp trẻ lang thang cũng như biện pháp giải quyết vấn đề này vẫn đang là một
vấn đề cần phải phân tích sâu và cụ thể hơn.
Nhằm phục vụ yêu cầu môn học, đồng thời để tìm hiểu về trẻ em lang thang,
các nguyên nhân dẫn tới trẻ lang thang để từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết vấn
đề đó, em đã thực hiện bài tiểu luận này.

Trong quá trình viết bài, mặc dù đã được sự hướng dẫn nhiệt tình từ phía Giảng
viên, và em cũng đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu nhiều tài liệu nhưng do kiến thức
còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế.
Chính vì thế, kính mong các Thầy, Cô đóng góp ý kiến để các bài tiểu luận lần sau đạt
kết quả tốt hơn.

Trang 3


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống con người được nâng
cao, vì thế vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em được thực hiện tốt hơn. Với tinh thần
tương thân, tương ái, yêu thương con người của tân tộc ta, nhiều cá nhân, gia đình và
tổ chức thu nhận nhiều trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trên các Thành Phố, Thị

trấn trong nước về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập,
rèn luyện và có cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không
ít những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thực tế trên các đường phố của
các Thành phố trong nước, tiêu biểu là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội vẫn còn tồn
tại nhiều trẻ em sống lang thang, ngủ bờ ngủ bụi…
Trước tình trạng trẻ em lang thang xuất hiện ngày càng nhiều tại các Thành
phố, tôi đã thực hiện đề tài về “Nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề trẻ em
lang thang ở nước ta hiện nay” để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp

II.

giải quyết vấn đề này.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Trẻ em lang thang là một hiện tượng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các
nước đang phát triển. Hiện tượng này đã và đang được nghiên cứu ở nhiều nước trên
thế giới điển hình như Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản, Thái Lan, Philippin…
Ở nước ta, hiện tượng này cũng đã được nghiên cứu nhiều. Năm 2000, Tổ chức
Terre des homes Foundation (TDH)- Tổ chức phi chính phủ Thụy sĩ đã có một nghiên
cứu về trẻ lang thang tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001, Bộ LĐTB&XH cùng
với tổ chức UNCEF đã thực hiện nghiên cứu về các giải pháp giải quyết vấn đề trẻ em
đường phố. Năm 2003, có các nghiên cứu về trẻ em đường phố ở Hà Nội và đánh giá
về dự án trẻ em đường phố ở Hà Nội, Thanh Hóa và Hưng Yên (Bond). Trong những
năm gần đây cũng có rất nhiều nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân, tiểu biểu như
tổ chức UNICEF, Terre des Hommes, Bộ LĐTB&XH, Cục bảo vệ trẻ em, …

III.

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trang 5



Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài cố gắng chỉ ra thực trạng trẻ em lang thang hiện nay, từ đó đi tìm các
nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một số biện pháp giải quyết giúp đỡ các em có
cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời góp phần làm giảm vấn đề trẻ lang thang đường phố
trong nước nói chung và tại Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu về nguyên nhân và biện pháp cho vấn đề trẻ lang thang, trước
hết tôi đã trình bày một số lý thuyết về trẻ lang thang như khái niệm, đặc điểm tâm
lý… thu thập các thông tin, các số liệu cụ thể về thực trạng trẻ lang thang trên địa bàn
Thành phố, phân tích số liệu, tổng hợp thông tin, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến vấn
đề trẻ em lang thang, qua đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để giúp các em có
cuộc sống tốt đẹp hơn, bên cạnh đó là những giải pháp nhằm hạn chế và từng bước
đẩy lùi tình trạng trẻ em lang thang.
IV.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài này là nguyên nhân và biện pháp giải quyết tình trạng trẻ
em lang thang đường phố
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thành phố lớn ở nước ta, điển hình là Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phương pháp nghiên cứu
Cũng như các đề tài khác, nghiên cứu về các biện pháp giải quyết tình trạng trẻ
em lang thang cần dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, ngoài ra cần phải thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến trẻ em lang thang,

V.

phân tích số liệu, thực trạng, tổng hợp, so sánh, giải thích…
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về trẻ em lang thang, nhưng hầu hết
các nghiên cứu đó đều chỉ tập trung vào những giải pháp giải quyết đối với trẻ lang
thang trước mắt mà ít đề cập đến những giải pháp lâu dài và đồng bộ. Trong bài này,
tôi đã cố gắng chỉ ra được những hạn chế của các biện pháp thực hiện trong những

VI.

năm qua chưa triệt để, đồng bộ và lâu dài, chỉ ra những giải pháp tận gốc cho vấn đề.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 03 phần chính, đó là: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận
Trang 6


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Phần mở đầu nêu lên lý do lựa chọn đề tài (hay tính cấp thiết của đề tài), tình
hình nghiên cứu trong và ngoài nước, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung gồm có 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng trẻ em lang thang
Chương 3: Nguyên nhân trẻ em đi lang thang và những biện pháp giải quyết
Phần kết luận, tóm tắt lại vấn đề và đưa ra những kiến nghị, đề xuất.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRẺ EM LANG THANG
1. Một số khái niệm có liên quan
Có nhiều tổ chức, nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về trẻ em. Theo Công
ước về quyền trẻ em: trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Còn theo Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em năm 2005 của Việt Nam: trẻ em là những người dưới 16 tuổi.
trong bài viết này nghiên cứu về trẻ em lang thang tại Việt Nam, vì thế sẽ sử dụng
khái niệm trẻ em theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Việt nam.

Trang 7


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Trẻ em lang thang đường phố là trẻ hằng ngày tự kiếm sống ở những nơi không
ổn định với những lý do khác nhau (chính đáng hoặc không chính đáng), hoặc đó là
những trẻ tự rời khỏi gia đình, rời bỏ quê hương đến sinh sống ở một nơi không cố
định và kiếm sống bằng nhiều cách.
Trẻ em lang thang được chia thành 04 loại chính, đó là:
Trẻ lang thang, bỏ hẳn gia đình, không có quan hệ gì với gia đình, ăn ngủ
không cố định. Số trẻ này bị bỏ rơi hoàn toàn không gia đình, không người thân, phải
tự mình kiếm sống bằng các nghề như bán báo, đánh giày, bán hang rong, bới rác…
thời gian chủ yếu là lang thang trên các đường phố, vỉa hè, bến tàu, bến xe…
Trẻ lang thang nhưng đi cùng với gia đình, ban ngày chia mỗi người mỗi ngã

đi kiếm ăn, ban đêm về đoàn tụ trên vỉa hè, nhà ga…
Trẻ lang thang kiếm sống ban ngày, tối về ngủ ở gia đình
Trẻ lang thang ra đi vì lý do nghèo đói và kiếm tiền gửi về giúp gia đình.
(Giáo trình tâm lý học xã hội, ThS.Bùi Thị Xuân Mai, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội,
2007)

2. Đặc điểm tâm lý trẻ lang thang

Do cuộc sống bươn trải nên các em rất linh hoạt, thích tự do, tự lập và khả
năng thích nghi cao. Từ nhỏ các em đã phải tự đối mặt với cuộc sống hằng ngày, thiếu
sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, không có điều kiện học tập, vì thế
trình độ nhận thức và kỹ năng sống của trẻ còn thấp.
Cuộc sống lang thang đường phố đầy cạm bẫy và tệ nạn xã hội trong khi nhận
thức của các em còn thấp nên trẻ rất dễ bị lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo vào các tệ nạn xã
hội.
Do cuộc sống thiếu thốn về vật chất và tinh thần nên các em có nhu cầu đủ ăn, đủ
mặc, có nhà cửa, ngoài ra có nhu cầu được học hành, có công việc, được sự quan tâm
của người khác…
3. Những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về trẻ lang thang

3.1. Pháp luật Quốc tế
Điều 20 và 21 Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định:
Trang 8


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Trẻ em sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ của Nhà nước. Các quốc

gia thành viên đảm bảo việc chăm sóc bảo vệ cho những trẻ em lang thang.
Phương thức trợ giúp nhóm trẻ em này: nhận làm con nuôi hoặc đưa vào các
trung tâm trợ giúp xã hội.
3.2. Pháp luật Việt Nam
Điều 55 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em
trở về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ
chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với trẻ
em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảm nghèo.
2. Đối với trẻ em cùng gia đình đi lang thang thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi
có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia
đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của
mình.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang
II.

được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội
VAI TRÒ CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp thông tin về thực trạng trẻ em lang thang trên địa bàn Thành phố Hồ
-

Chí Minh
Chỉ ra những tồn tại của các biện pháp đã thực hiện trên địa bàn
Góp phần vào việc giúp các nhà quản lý xã hội tìm ra giải pháp cụ thể cho vấn
đề trẻ lang thang

Trang 9



Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I.

THỰC TRẠNG
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về trẻ em lang thang thì:
năm 1996 cả nước có 14.596 em; năm 1997 có 16.263 em; năm 1998 có 19.024 em;
năm 1999 có 23.000 em; năm 2000 lên đến khoảng 25.000 em. Vào thời điểm thống
kê tháng 2 năm 2003 cả nước còn khoảng 21.000 trẻ em lang thang. Tháng 8 năm
2003 ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em điều tra tại 2 thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh số trẻ em lang thang có mặt tại hai thành phố này có trên 10.000 em.
Riêng thành phố Hồ Chí Minh có trên 8 ngàn em và Hà Nội có gần 2000 em (số trẻ
em lang thang được thống kê gồm cả trẻ em là người của Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh). Số trẻ em này có tới trên 50% không đi cùng gia đình và khoảng 40% đi cùng
gia đình, cùng người thân tạm thời đến thành phố rồi lại về quê hương hoặc di chuyển
đi nơi khác. Một số khác đi cùng gia đình (di dân tự do) đến các vùng đô thị. Các tỉnh,
thành phố tập trung nhiều trẻ em đến lang thang kiếm sống là: Hà Nội, thành phố Hồ
Trang 10


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hải
Phòng. Các địa phương có nhiều trẻ em đi lang thang gồm: Quảng Ngãi, Phú Yên,

Thanh Hóa, Hưng Yên…
Trong báo cáo tham luận về mô hình dạy nghề cho trẻ em lang thang hồi gia và trẻ em
nguy cơ lang thang của Tp.Hồ Chí Minh năm 2010, Thành phố hiện nay có hơn
1.800.000 trẻ em chiếm tỷ lệ 27,3% dân số thành phố. Trong đó gần 18.000 trẻ em là
con gia đình nhập cư, chiếm tỷ lệ 10% số trẻ em toàn thành phố và có 1.150 trẻ em
phải lang thang kiếm sống. Hầu hết trẻ em lang thang kiếm sống bằng nhiều công việc
như: Bán báo, bán vé số, đánh giầy, bán mỳ gõ, thuốc lá, tranh ảnh, bánh kẹo, lượm
rác và ăn xin...
Theo khảo sát của bộ LĐTB&XH, ngày 11/9/2010, tính từ năm 2004 đến năm
2010, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có trên 10.000 trẻ em lang thang kiếm
sống trên các đường phố, không nhà, không có nơi che chở chăm sóc. Tuy nhiên
Thành phố mới chỉ hồi gia chưa được 2.000 em. Trong số 10.000 em có đến 70-80%
em là trẻ nhập cư, khoảng 5.000 em không biết chữ hoặc bỏ học, khoảng 28% trẻ em
gái. Những trẻ em này rất dễ bị tổn thương và là nạn nhân bị bóc lột sức lao động,
nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, bị lạm dụng tình dục và đối xử tàn tệ.
Theo như các Báo cáo trước đây, đa số trẻ em lang thang thuộc diện mồ côi bị
bỏ rơi, gia đình khó khăn về vật chất, bố mẹ ly hôn, sống trong môi trường bị bạo
hành… Độ tuổi phổ biến là khoảng từ 10 đến 16 tuổi, trình độ chỉ đạt THCS, Tiểu
học, có một số em bị mù chữ.

Trang 11


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

( Trẻ em lang thang có mặt hầu hết trên các đường phố TP.HCM)
Kết quả khảo sát ở 51 xã thuộc 8 tỉnh Dự án hỗ trợ trẻ em lang thang (pha2) của các
tỉnh: Vĩnh Phúc; Hưng Yên; Thanh Hóa; Hà Tĩnh; Thừa Thiên Huế; Quảng Ngãi; Phú

Yên; Khánh Hòa vào tháng 9 năm 2010 xác định có 7.716 em, trong đó có 977 trẻ em
lang thang và 6.739 trẻ em có nguy cơ lang thang. Độ tuổi của TELT từ khoảng 10
đến dưới 16 tuổi là phổ biến, độ tuổi dưới 10 tuổi chiếm khoảng 4-5%. Khoảng hơn
90% số TELT có trình độ tiểu học và THCS, còn lại 3-4% số TELT mù chữ, một số ít
khoảng 2% số em đã được học tới lớp 10 THPT. TELT kiếm sống tập trung nhiều ở
hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, và đến từ nhiều tỉnh, thành khác
nhau. Công việc chủ yếu của các em là đánh giầy, bán vé số, giúp việc gia đình, phụ
giúp việc trong các nhà hàng, quán cơm với mức thu nhập bình quân khoảng
từ 700.000đ đến 2.000.000đ/tháng.
II.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
Hiện nay, vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được xã hội rất quan tâm, các
cơ quan, ban ngành có sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách,
hoạt động, có sự hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá nhiệt tình của Bộ
LĐTB&XH. Hệ thống các trung tâm, mái ấm, nhà mở được xây dựng và đầu tư phát
triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung trẻ, cán bộ nhân viên xã hội cũng đã
được quan tâm, công tác xã hội được công nhận là một nghề, được cấp mã ngành, mã
nghề, tạo sự yên tâm công tác cho cán bộ xã hội để họ thực hiện tốt hơn công việc của
mình.
2. Khó khăn
Bàn về trẻ lang thang, do có quá nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau nên
việc thu thập số liệu rất khó khăn. Hơn nữa, trẻ lang thang thường sống không ổn
định, nay đây mai đó, di chuyển trên địa bàn rộng lớn, và hay ẩn tránh, đề phòng, ít
tiếp xúc với người lạ, nên việc tiếp cận các em vô cùng khó khăn. Cuộc sống chốn đô
thị đầy rẫy những cạm bẫy, tệ nạ xã hội đe dọa đến tình trạng sức khỏe và tính mạng

Trang 12



Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

của trẻ thang thang. Hơn nữa, người dân chủ yếu nhập cư từ nơi khác đến, vì thế mối
quan hệ giữa các thành viên trong xã hội rời rạc, xa cách.

CHƯƠNG III
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRẺ LANG THANG
I.

NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ TRẺ EM LANG THANG
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em đi lang thang, chẳng hạn như
nghèo đói, gia đình tan vỡ, nạn đói, hậu quả của các thảm họa thiên nhiên, di dân, bị
lạm dụng, bóc lột sức lao động, bị cha mẹ bỏ rơi, do sự biến đổi xã hội… Tuy nhiên,
trong bài này tôi xin trình bày 3 nguyên nhân cơ bản là do di cư vì mục đích kinh tế,
do gia đình tan vỡ và do nhận thức sai lệch.
1. Di cư vì mục đích kinh tế
Nghèo là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang
đường phố. Do gia đình nghèo, cha mẹ buộc phải cho con cái nghỉ học để đi kiếm tiền
nuôi sống bản thân và gia đình, dĩ nhiên địa bàn mà các em di chuyển đến sẽ là các
thành phố lớn, vì kinh tế ở đó phát triển, các em có thể dễ dàng kiến việc hơn. Các em
không có điều kiện đi học và vui chơi, thiếu sự chăm sóc của người lớn và phải lao
động trong điều kiện môi trường không tốt cho sự phát triển về thể chất và tinh thần
của trẻ.
Ở nước ta, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói như thiên tai, mất mùa,
thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật… chính vì thế, phần lớn trẻ em lang thang xuất thân từ
các vùng nông thôn ra thành thị để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình.
2. Do gia đình tan vỡ

Nhóm trẻ này bao gồm các trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn như trẻ mồ
côi, trẻ bị bỏ rơi, cha mẹ li dị, hoặc là những trẻ sống trong các gia đình có bạo hành,
lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động…
Vấn đề ly hôn ngày càng tăng đang tạo ra những áp lực lớn cho xã hội, mà đằng sau
các cuộc ly hôn đó trẻ em luôn là nạn nhân. Sự tan vỡ mái ấm gia đình là cú sốc lớn
Trang 13


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

đối với trẻ cho dù sau khi ly hôn trẻ vẫn được chăm sóc từ bố và mẹ. Đối với những
đứa trẻ không được chăm sóc sau những vụ ly hôn sẽ trải qua cú sốc tinh thần lớn
hơn. Những trẻ bị bỏ lại cho ông bà hoặc người thân chăm sóc dễ chán nản, không
muốn đi học và dễ bị bạn bè lôi kéo. Những mất mát và tổn thương về tinh thần lẫn
vật chất khiến trẻ chán nản, bỏ đi lang thang ngoài đường phố.
Bạo hành trong gia đình cũng là vấn đề gây nhiều sự quan tâm, gồm có bạo hành về
thể xác và bạo hành tinh thần, những đứa trẻ sống trong gia đình bạo hành không chịu
nổi những cảnh bố đánh đập mẹ, hay chính các em nên bỏ nhà đi lang thang.
Xã hội hiện nay nổi lên tình trạng trẻ em bị bỏ rơi tại cổng chùa, bệnh viện, ngoài
đường phố, bụi cây… đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lang thang tăng
trong những năm qua.
3. Nhận thức sai lệch
Nguyên nhân này xuất phát từ phía trẻ và cha mẹ trẻ. Nhiều gia đình mặc dù hoàn
cảnh không quá khó khăn nhưng do ham muốn cuộc sống giàu sang, tư tưởng con gái
không cần phải học nhiều, bắt con nghỉ học và đi kiếm tiền về phụ giúp gia đình, hoặc
ngay bản thân trẻ không có hứng thú trong học tập và muốn rời xa gia đình đi kiếm
sống.
Cuộc sống chốn thành thị sôi động, hấp dẫn, tạo sự tò mò, bên cạnh đó là sự lôi kéo,

dụ dỗ của bạn bè, một số trẻ đã bỏ nhà lên thành phố để sống, tuy nhiên do nhận thức
của các em chưa đầy đủ nên các em dễ sa ngã vào các con đường phạm pháp như ma
II.

túy, mại dâm, bị buôn bán…
ĐÁNH GIÁ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
Trong thời gian qua, Tp.Hồ Chí Minh cũng đã không ngừng có những hoạt
động thiết thực và hiệu quả trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ
có hoàn cảnh khó khăn như đưa trẻ lang thang vào các trung tâm, mái ấm, nhà mở,
vận động các cá nhân, gia đình, tổ chức nhận nuôi con nuôi, tạo điều kiện cho trẻ hồi
gia, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao kỹ năng sống cho trẻ… những hoạt
động đó cũng đã có những thành công, tuy nhiên nó không được thực hiện một cách
triệt để.

Trang 14


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Chùa Bà (Quận 5) luôn đông đảo trẻ em ăn xin
Việc đưa trẻ lang thang vào các mái ấm nhà mở, trung tâm xã hội rồi cho hồi
gia được cho là khá rắn và cương quyết. Tuy nhiên số trẻ quay lại thành phố kiếm
sống không những không giảm mà còn tăng nhanh, có em được hồi gia 4-5 lần nhưng
vẫn trở lại thành phố, thậm chí xuất hiện những đường dây chăn dắt lao động trẻ em.
Ở quận Bình Tân, nhiều cơ sở may gia công sử dụng lao động trẻ em theo kiểu “bỏ
nhốt” trong xưởng ròng rã hàng tháng, có khi 2 - 3 năm. Trẻ được bao ăn ở nhưng hạn
chế đi lại, không nhận được tiền lương, trợ cấp vì bố mẹ đã “nhận giùm” từ tay ông
chủ. Môi trường làm việc độc hại, thiếu ánh sáng, thời gian nghỉ ngơi ít, phải tăng ca

liên miên khiến cho sức khỏe và tinh thần các trẻ mau chóng suy sụp. Chính vì thế, trẻ
lại tiếp tục bỏ đi lang thang.
(Theo nguồn tin: Xaluan.com)
Đưa trẻ vào các trung tâm, mái ấm là tốt nhưng phải đáp ứng được các nhu
cầu, mong muốn và nguyện vọng của trẻ, bởi vì trẻ sống lang thang ở ngoài quen với
cảm giác tự do, tự tại nên khi đưa vào trung tâm trẻ sẽ cảm thấy bị gò bó, không được
thoải mái, và nếu không được đáp ứng nhu cầu thì trẻ lại tiếp tục bỏ trốn đi khỏi trung
tâm.
Hồi gia được coi là một biện pháp tối ưu nhưng quá trình thực hiện quá vội
vàng, không điều tra, tìm hiểu kỹ càng về hoàn cảnh gia đình, về nguyên nhân trẻ đi
Trang 15


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

lang thang, bởi thực tế có những trẻ đi lang thang không phải vì nghèo mà vì bị cha
mẹ đánh đập, bạo hành, bóc lột sức lao động… nên khi đưa trẻ về với gia đình nếu
không có sự chuẩn bị đầy đủ, không giải quyết được vấn đề của cha mẹ thì vô tình
chúng ta làm hại trẻ và biện pháp hồi gia phản tác dụng.
III.
GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TRẺ EM LANG THANG
1. Một số biện pháp trợ giúp đối với trẻ lang thang
Sống trong môi trường không ổn định, phải bươn trải kiếm sống nên trẻ lang
thang luôn là mục tiêu cho những kẻ trục lợi hướng tới. Cuộc sống một mình trên
đường phố, thiếu sự bảo vệ, che chở của gia đình, của cha mẹ, các em có thể bị trấn
lột, đánh đập, bị bóc lột sức lao động, rơi vào đường dây buôn bán người, xâm hại
tình dục… vì vậy chúng ta cần trang bị cho trẻ những kỹ năng sống bằng các hình
thức tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho trẻ để trẻ có khả năng phòng tránh các

nguy cơ, tệ nạn xã hội. Nâng cao nhận thức mọi mặt cho trẻ, lĩnh hội các chuẩn mực
đạo đức, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm… giúp trẻ tiếp cận đến các trung
tâm, tổ chức trợ giúp xã hội, tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơ, giải trí…
Đối với những em còn có liên hệ với gia đình, tạo điều kiện cho trẻ hồi gia, tuy
nhiên biện pháp này phải thực hiện một cách triệt để và đồng bộ. Trước khi cho trẻ
hồi gia, cần phải thăm dò ý kiến, cảm xúc của trẻ và gia đình trẻ, bởi nếu như trẻ thực
sự không muốn hồi gia hoặc gia đình trẻ không có ý muốn đón nhận em thì sau một
thời gian trẻ lại tiếp tục bỏ nhà đi.
Đối với những trẻ mồ côi không nơi nương tựa, không có liên hệ với gia đình
thì có thể tạo điều kiện tìm người nhận nuôi, biện pháp này cũng đã được thực hiện
một cách có hiệu quả.
Bên cạnh những biện pháp trợ giúp trẻ lang thang thì cũng cần phải đưa ra
những biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với những nhóm người xấu, dụ dỗ, lợi dụng,
bóc lột trẻ em.
2. Giải pháp tận gốc cho vấn đề trẻ lang thang
a. Tạo sự cân bằng giữa thành thị và nông thôn trong phát triển kinh tế

Ở nước ta, giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch về phát triển kinh tế, các
bậc cha mẹ thường cho con cái họ đi lên thành thị kiếm sống, vì thế việc làm trước
tiên là tạo công ăn việc làm tại chỗ cho cha mẹ để không gởi trẻ đi xa kiếm sống cho
Trang 16


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

gia đình hay bản thân, đồng thời trẻ có điều kiện học tập, phát triển tốt hơn. Ngoài ra,
cần có những việc làm phù hợp với trẻ. Đặc biệt, đầu tư phát triển hệ thống trường
lớp, vui chơi giải trí lành mạnh để giữ trẻ ở lại địa phương. Về vấn đề này, Đảng, Nhà

nước cần thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc thu hút các nguồn đầu tư về
các địa phương vùng nông thôn, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế…
b. Nâng cao năng lực của gia đình trong nhiệm vụ giáo dục, bảo vệ con cái
Gia đình là thiết chế có vai trò quan trọng hang đầu trong việc giáo dục, chăm
sóc và bảo vệ trẻ em mà không thiết chế nào thay thế được. Chính vì vậy, chúng ta mà
cụ thể là nhân viên xã hội cần hỗ trợ gia đình củng cố lại những chức năng bảo vệ,
chăm sóc con em.
Trước tiên, bằng cách hiểu là sự chuyển biến xã hội là một điều tất yếu. Đó là
không phải đổ lỡi cho kinh tế thị trường, cho gia đình mà chấp nhận sự thay đổi, tìm
hiểu nó va phát huy các kiến thức kỹ năng để thích nghi với nó.
Giúp cha mẹ thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết tôn trọng, khơi dậy tiềm năng
của trẻ, hỗ trợ sự tự quyết và tự lập của trẻ.
Cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo cho các gia đình trước khi trở thành
những bậc cha mẹ… chẳng hạn như ở Thành phố Hỗ Chí Minh cũng đã có tổ chức
những lớp dự bị hôn nhân gia đình, giáo dục giới tính, thành lập những trung tâm tư
vấn hôn nhân gia đình… tuy nhiên, hiệu quả, chất lượng cần được nâng cao hơn nữa.
c. Quan tâm phát triển các lĩnh vực khoa học xã hội
Từ trước đến nay, người ta chỉ coi trọng đến các lĩnh vực kinh tế chứ không quan
tâm đến các vấn đề xã hội. Chỉ khi bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đối phó với những hậu quả tiêu cực của nó các nước công nghiệp mới bắt đầu tìm ra
các giải pháp mang tính xã hội.
Thử hỏi nếu như trong xã hội ngày nay không có các khoa chuyên sâu như tham
vấn tâm lý, tâm lý trị liệu, gia đình trị liệu, các trung tâm tham vấn hôn nhân gia đình,
…thì xã hội này sẽ như thế nào?
Ngày nay, xã hội quan tâm nhiều tới các vấn đề xã hội hơn, khoa học về phát triển
xã hội lại càng được quan tâm. Nhờ thế các vấn đề xã hội mặc dù không được giải
quyết triệt để hoàn toàn nhưng có phần được hạn chế, trong đó có vấn đề trẻ lang
thang đường phố.
Trang 17



Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Tuy vậy, ở nước ta các khoa học về tâm lý xã hội và công tác xã hội còn rất mới lạ
và chưa thực sự phát triển, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn còn thấp về số
lượng và chất lượng, người dân vẫn chưa thực sự biết đến các trung tâm tư vấn, tham
vấn tâm lý, thái độ còn e ngại nên không dám tìm đến trung tâm…
Chính vì lẽ đó, hoạt động công tác xã hội cần được quan tâm phát triển hơn nữa,
cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, vận động, khuyến khích những
cá nhân, gia đình, tổ chức có vấn đề tìm đến các trung tâm xã hội để được hỗ trợ, đầu
tư phát triển hệ thống mạng lưới các trung tâm tư vấn, tham vấn ở thành thị và nông
thôn, quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ nhân viên xã hội để họ thực hiện tốt hơn
nữa công việc.
3. Giải pháp đề xuất
Để công tác quản lý, nhằm phòng ngừa và giải quyết vấn đề trẻ em đường lang
thang đường phố, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của cấp Đảng Uỷ, sự chỉ đạo của chính
quyền địa phương đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Cần quan tâm hơn nữa
đến đời sống hằng ngày, tâm tư nguyện vọng của các em thông qua các buổi thăm
thực tế đến các trung tâm chăm sóc trẻ em, các trường học…
Thứ hai, đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động xã hội, các gia đình, cá
nhân, tổ chức trong việc nhận nuôi con nuôi để giúp những em không còn gia đình
được có một mái ấm gia đình, được chăm sóc và phát triển.
Thứ ba, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc,
giáo dục con cái thông qua các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên
gia và các bậc cha mẹ
Thứ tư, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, dân
tộc, thiểu số… nhằm thu hút các trẻ đi học đầy đủ, giảm thiểu tình trạng bỏ học

Thứ năm, tăng cường đầu tư, phát triển kinh tế tại các vùng khó khăn
Thứ sáu, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác chăm
sóc và bảo vệ trẻ em tại các địa phương

Trang 18


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Thứ bảy, xây dựng mô hình giúp đỡ trẻ em lang thang hồi gia bền vững và
ngăn chặn trẻ em đi lang thang thông qua việc giáo dục pháp luật đối với việc bảo vệ
chăm sóc trẻ em; tạo điều kiện trợ giúp các gia đình có trẻ lang thang và có nguy cơ
lang thang trong diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt để phát triển kinh tế, ổn định
cuộc sống, hạn chế, ngăn ngừa trẻ em đi lang thang.
Thứ tám, kiểm tra, điều chỉnh và bổ sung lại các nội dung, các điều luật và
chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Thứ chín, xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm bảo trợ, chăm sóc trẻ
em tại các địa phương…

PHẦN KẾT LUẬN
I.

ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
- Cần tìm hiểu, thu thập nhiều thông tin và tài liệu hơn
- Phân tích cụ thể, chi tiết hơn
- Trong bài này, số liệu thu thập được còn hạn chế và cũ, vì thế cần cập nhật các
-


II.

số liệu và thông tin mới hơn.
Nhà trường và khoa cần tổ chức cuộc khảo sát, điều tra thực tế để sinh viên có

được số liệu cụ thể và chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Trang 19


Trường ĐHLĐ-XH (CS2)

TIỂU LUẬN MÔN TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Mỗi cá nhân trong xã hội đều có quyền sống, làm việc và hưởng thụ các thành
quả của xã hội như các thành viên khác. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khiến
cho một số nhóm người trong xã hội rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có
cơ hội và điều kiện để phát triển. Đặc biệt cần phải nhắc đến là trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn.
Trong các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ lang thang là nhóm trẻ dễ
bị tổn thương nhiều nhất. Các em đang đứng trên bờ vực của tệ nạn xã hội, của sự
lệch hướng chuẩn mực hành vi. Các em rất cần sự giúp đỡ để vượt qua hoàn cảnh, để
vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Mỗi cá nhân là một chủ thể riêng lẻ, có đặc điểm, nhu cầu, mong muốn, điều
kiện hoàn cảnh và nguyên nhân đi lang thang khác nhau. Chính vì thế, trong quá trình
trợ giúp các em cần phải nắm bắt rõ các nhu cầu, mong muốn, điều kiện và hoàn cảnh
của từng em để có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất.

1.
2.

3.
4.
5.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tâm lý học xã hội, ThS.Bùi Thị Xuân Mai, Nhà xuất bản Lao độngXã hội, 2007.
Giáo trình trợ giúp xã hội, Nhà xuất bản Lao động-xã hội
Giáo trình An sinh xã hội, PGS.TS Nguyễn Văn Định, Nhà xuất bản ĐH Kinh
tế quốc dân, 2008.
Nguyễn Thị Oanh, Gia đình và trẻ em trước những thử thách mới, 2009, Nhà
xuất bản trẻ.
Website: Xaluan.com,
Vi.wikipedia.org/wiki/treemduongpho
Tailieu.vn
Www.unicef.org/vietnam/vi.

Trang 20



×