Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Phần Đại Lý Bảo Hiểm Và Doanh Nghiệp Môi Giới Bảo Hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.68 KB, 14 trang )

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Phần I: ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Đại lý bảo hiểm, về thuật ngữ chuyên ngành, có công ty gọi là đại lý bảo hiểm, công ty khác gọi
là tư vấn tài chính, tư vấn bảo hiểm…, tuy nhiên “đại lý bảo hiểm” là thuật ngữ dễ hiểu, gần gũi
và được sử dụng phổ biến hơn cả.

I.1 KHÁI NIỆM ĐẠI LÝ BẢO HIỂM (Điều 84 Luật KDBH)
Theo thuật ngữ pháp lý: Là người làm việc của 1 người khác trên
cơ sở hợp đồng pháp lý.

KHÁI NIỆM

Theo thuật ngữ bảo hiểm: Là người làm việc cho doanh nghiệp bảo
hiểm, thay mặt doanh nghiệp bán các sản phẩm bảo hiểm cho
người mua.

Theo quy định tại điều 84 Luật KDBH: “Đại lý bảo hiểm là tổ
chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở
hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.”
Thu nhập chính chủ yếu là từ tiền hoa hồng bán bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.

I.2 HÌNH THỨC PHÁP LÝ CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Mọi tổ chức, cá nhân thỏa mãn điều kiện tại Điều 86.(không nhân danh chính mình)
Một số lưu ý tại điều 83 NĐ73/2016. và Điều 88 Luật KDBH
Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm (Điều 85 NĐ73).


I.3 CÁC LOẠI ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Căn cứ theo tư cách pháp lý có: 2 loại



Cá nhân
Tổ chức

Điều kiện:
(Điều 86 Luật KDBH)

Cá nhân

Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ;
Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh
nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam cấp.
Có Chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở
đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.

Tổ chức

Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp
pháp;

Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện
hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều
kiện quy định như cá nhân hoạt động đại lý bảo
hiểm.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt lực lượng bán hàng của
mình, đặc biệt là khâu tuyển dụng đại lý.

Căn cứ theo loại hình bảo hiểm và tính chất rủi ro:

Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ

Câu hỏi: Tại sao Luật KDBH quy định cá nhân và tổ chức muốn hoạt động đại lý bảo hiểm
phải có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm ?
Câu hỏi: Doanh nghiệp nước ngoài có thể hoạt động đại lý bảo hiểm tại VN được không?


I.4 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Đại lý bảo hiểm là một người được trả tiền để làm việc cho một Công ty bảo hiểm, đại
diện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giao dịch với khách hàng.
- Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm thì “Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân
được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực
hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.”
=> Như vậy, chúng ta có thể thấy Đại lý bảo hiểm không nhất thiết phải có tư cách
pháp nhân, nên điều kiện thành lập không buộc phải đáp ứng những điều kiện mà Pháp
luật yêu cầu đối với một doanh nghiệp.

 Tuy nhiên, để thiết lập được hợp đồng bảo hiểm cũng như bảo vệ quyền và lợi ích
của khách hàng tham gia bảo hiểm nên các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động đại lý
bảo hiểm cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định tại khoản 1,2,3 Điều 86, luật này)
- Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm:
(Theo NĐ 73/2016/NĐ-CP)

Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo
hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại
lý theo quy định tại Điều 86 Luật KDBH.

Phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo
quy định tại điều 87 Luật KDBH.

Câu hỏi tình huống: Tôi đang làm đại lý bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm A. Tôi có
thể đăng kí làm đại lý bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm B nữa được hay không?

I.5 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM (Nhiệm vụ của Đại lý Bảo
hiểm)
Hoạt động đại lý là phương thức bán Bảo Hiểm theo đó đại lý chịu trách nhiệm thu xếp việc
kí kết các hợp đồng Bảo Hiểm giữa doanh nghiệp Bảo Hiểm và người mua Bảo Hiểm theo uỷ
quyền của doanh nghiệp Bảo Hiểm trên cơ sở hợp đồng đại lý để được hưởng hoa hồng Bảo
Hiểm.


Bán các sản phẩm Bảo Hiểm
Ký kết hợp đồng
Hoạt động (Nhiệm vụ cơ bản)

Thu phí bảo hiểm, cấp biên lai hoặc các giấy tờ khác
theo sự ủy quyền và hướng dẫn của DN Bảo hiểm.
Chăm sóc khách hàng
Thuyết phục khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm
Các hoạt động khác được quy định tại điều 85 Luật
KD Bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 85 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000:
“Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động
sau đây:
1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;
4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.”
=> Như

vậy, chức năng cơ bản nhất của đại lý BHNT là khai thác hợp đồng mới và chăm
sóc khách hàng
=> Đại lý bảo hiểm hoạt động nhân danh doanh nghiệp bảo hiểm và mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp bảo hiểm nhưng chỉ được phép làm những công việc mà doanh nghiệp bảo
hiểm cho phép đã được nêu trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Câu hỏi: Tại sao cá nhân, tổ chức không được nhân danh chính mình để hoạt động đại lý
bảo hiểm?

I.6 TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
VI.1 Đối với DN Bảo hiểm
Giống KN theo điều 84: Đại lý bảo là tổ chức cá nhân được DN Bảo hiểm ủy quyền
trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý.
VI.2 Đối với Khách hàng
Đại lý bảo hiểm tìm kiếm khách hàng và tư vấn trực tiếp sản phẩm.
Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm thì DN Bảo hiểm
vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm đó với khách hàng; Đại lý bảo hiểm
có trách nhiệm bồi hoàn cho DN bảo hiểm các khoản tiền mà DN bảo hiểm đã bồi
thường cho người được bảo hiểm. (Điều 88 Luật KDBH)


DN BẢO
HIỂM

ĐẠI LÝ BẢO
HIỂM


Tìm kiếm và tư vấn sản phẩm

KHÁCH HÀNG

Giao kết hợp đồng nếu hợp đồng đại lý
không yêu cầu thẩm định

(?) Đại lý có trực tiếp giao kết hợp đồng bảo hiểm với Khách hàng không?

I.7 QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Được lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý với doanh nghiệp bảo hiểm
thích hợp theo đúng các quy định của pháp luật.
Được đào tạo cơ bản và nâng cao.
Quyền

Được doanh nghiệp bảo hiểm tạo mọi điều kiện thuận lợi.
Được hưởng thù lao lao động theo kết quả làm việc.
Được khen thưởng, thăng tiến trong nghề nghiệp nếu có kết quả hoạt
động tốt, tình thần trách nhiệm cao.
Các quyền lợi khác


Phải thực hiện đầy đủ và đúng đắng các điều khoản đã ký kết trong hợp
đồng đại lý với doanh nghiệp bảo hiểm: phải trung thực trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm giao cho.
Không được đồng thời làm đại lý doanh nghiệp bảo hiểm khác không
được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình
đang làm đại lý ( nếu trong hợp đồng đại lý có quy định điều này)
Trách nhiệm

Cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, không hứa hẹn ngoài
phạm vi cho phép, nếu sai phạm phải chịu trách nhiệm.
Nộp phí bảo hiểm về doanh nghiệp bảo hiểm trong giới hạn thời hạn
cho phép; đồng thời chịu sự kiểm tra và giám sát của doanh nghiệp bảo
hiểm, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và bảo mật thông tin theo quy
định.
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý trước thời hạn. đại lý phải
khai báo chi tiết về tình trạng của các hợp đồng bảo hiểm mà mình quản
lý (nếu có )
Các nghĩa vụ khác (Được quy định tại Khoản 2 Điều 85 NĐ 73/2016
và điều 88 Luật KD Bảo hiểm)

I.8 VAI TRÒ CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Đại lý là lực lượng tiếp thị có hiệu quả nhất, giúp doanh
nghiệp bán sản phẩm. Thông qua bán hàng, đại lý giải thích
cho khách hàng tiềm năng những điều họ chưa biết hoặc chưa
rõ về sản phẩm cũng như thương hiệu của DNBH.

Đối với DNBH
Ý kiến họ đóng góp cho DNBH rất có giá trị thực tế giúp
doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời để
nâng cao tính cạnh tranh.


Đối với Khách Hàng: Đại lý là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Thay vì người mua phải
tự tìm hiểu về bảo hiểm thì đại lý sẽ làm công việc này và như vậy sẽ giúp
khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền của.
Đối với Xã Hội:

Đại lý là người cung cấp dịch vụ cho xã hội, mang đến sự đảm bảo cho

mỗi cá nhân, tổ chức và gia đình và sự yên tâm cho những người có trách
nhiệm trong gia đình. Do vậy, xét trên một khía cạnh nào đó, đại lý bảo
hiểm còn góp phần đảm bảo an toàn xã hội.


Phần II: DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
II.1 KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM (Điều 89)
Tư vấn cho khách hàng

DN môi giới bảo hiểm (vị trí trung gian)

Thu xếp bảo hiểm cho khách hàng đó

Khách
hàng

Ủy thác

DN Môi
giới BH

DN Bảo hiểm
Tìm kiếm

Môi giới bảo hiểm là trung gian bảo hiểm tư vấn cho khách hàng của mình (người tham gia bảo
hiểm) và thu xếp bảo hiểm cho khách hàng đó.

Như vậy, môi giới bảo hiểm là người trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng, đại
diện chủ yếu cho quyền lợi khách hàng và có nhiệm vụ tham mưu tư vấn, thu xếp các hợp đồng
bảo hiểm cho họ.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được khách hàng ủy quyền và hành động vì quyền lợi khách
hàng; tìm kiếm một doanh nghiệp bảo hiểm có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất, có nhiều ưu đãi nhất
đến với từng đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đại diện cho khách hàng
nên doanh nghiệp bảo hiểm không được liên lạc trực tiếp với khách hàng nếu không có sự nhất
trí của DN môi giới bảo hiểm.

Tóm lại, hoạt động môi giới bảo hiểm là khâu trung gian giữa người tham gia bảo hiểm với
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong việc thu xếp ký kết hợp đồng bảo hiểm.

II.2 CÁC LOẠI MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Có 2 loại môi giới bảo hiểm:

Môi giới bảo hiểm gốc
Môi giới tái bảo hiểm


- Môi giới bảo hiểm gốc: Là tổ chức hoặc cá nhân đứng ra dàn xếp các vấn đề về Bảo
hiểm giữa khách hàng và Doanh nghiệp Bảo hiểm
Tư vấn cho khách hàng về quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.

Lợi ích

Thông báo cho khách hàng biết về những văn bản quy phạm pháp luật
mới nhất về bảo hiểm và các lĩnh vực có liên quan, giúp khách hàng
xem xét các vụ đã bồi thường để nhận ra những hạn chế và do đó có thể
giảm bớt các vụ khiếu nại trong tương lai. Điều này cũng tiết kiệm cho
các doanh nghiệp bảo hiểm.
Giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp bảo hiểm
Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu các khoản thuế liên quan đến phí
bảo hiểm, …


Môi giới Bảo hiểm gốc thực hiện nhiều công việc cho Doanh nghiệp Bảo hiểm và được
nhận môi giới phí từ Doanh nghiệp Bảo hiểm hoặc trực tiếp từ khách hàng
- Môi giới tái bảo hiểm: Là người hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc làm việc
với các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong việc bảo hiểm cho chính các doanh nghiệp bảo
hiểm gốc.
Thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với nhiều doanh nghiệp tái
bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm gốc nhận được khối lượng dịch vụ lớn hơn,
do đó khách hàng sẽ được đảm bảo tài chính tốt hơn.

Lợi ích

Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc lập kế hoạch đối phó với những
tổn thất mang tính thảm họa như bão, lốc, động đất, … xảy ra hàng năm
Tạo thêm công ăn việc làm, hạn chế chảy máu ngoại tệ do giữ được
dịch vụ trong nước, tăng nguồn thu từ thuế và góp phần đưa công nghệ
cao vào đất nước.
Tăng khả năng kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động của các doanh
nghiệp bảo hiểm có trụ sở ở nước ngoài.
Tăng khả năng quản lý của chính phủ đối với các nội dung chuyên
môn nghiệp vụ bảo hiểm như: nội dung hợp đồng bảo hiểm, quy định
biểu phí bảo hiểm,…


II.3 ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm. (Điều 63 Luật KDBH)

Điều kiện

Điều kiện về năng lực pháp lý, năng lực tài chính và
năng lực xử lý tổn thất của DN Môi giới BH nước ngoài
để cung cấp dịch vụ qua biên giới.
 Về Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Ngoài những quy định
được quy định tại điều 63 Luật KDBH thì còn những quy định khác:
- Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh
Nghiệp.
- Doanh nghiệp môi giới BH nước ngoài đầu tư thành lập DN môi giới Bảo hiểm 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh giữa doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài và doanh nghiệp VN phải đáp ứng những điều kiện:
+ Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo
hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
+ Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp
pháp ít nhất 10 năm theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng
trụ sở chính tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
+ Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoạt động kinh doanh
có lãi trong 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
+ Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm
trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và
các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở
chính trong vòng 3 năm gần nhất liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy
phép;


II.4 HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM (Điều 90) (Nhiệm vụ của DN Môi
giới Bảo hiểm): Theo điều 90 Luật KDBH quy định:
Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều
khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên
mua bảo hiểm;


NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro,
lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu
phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm,
Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa
doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm

Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm

Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực
hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Theo yêu cầu của
bên mua bảo hiểm)

Do đó, yêu cầu tất yếu của người môi giới bảo hiểm đó phải là chuyên gia về lĩnh vực bảo
hiểm,, được đào tạo về chuyên môn, họ sẽ dựa trên kiến thức này để nắm vững, thông thạo về
điều khoản, thủ tục giải quyết và hiểu rõ về uy tín, thực lực của công ty để có thể tư vấn cho
khách hàng một cách chính xác nhất.

II.5 QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BH (Điều 91)
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy
tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh
nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính.

Quyền: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa
hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm. (Khoản 1 điều 91 Luật KDBH). Bên
cạnh Luật KDBH quy định về quyền của DN Môi giới Bảo hiểm thì ngoài ra DN môi giới BH
còn có các quyền sau:

Được đào tạo về nghiệp vụ bảo hiểm
Được doanh nghiệp bảo hiểm bảo trợ về kỹ thuật và thương mại
Được hỗ trợ các phương tiện hoạt động


Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐCP
Trong mọi trường hợp, tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm tối đa của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc
từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được vượt quá 15%
phí bảo hiểm quy định tại hợp đồng bảo hiểm.
Tỷ lệ hoa hồng môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên đảm bảo tuân
thủ thông lệ quốc tế.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép hợp tác với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác
được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm gốc.
Việc hợp tác này phải được thoả thuận bằng văn bản, trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền
lợi và tỷ lệ phân chia hoa hồng môi giới bảo hiểm của mỗi bên.
Câu hỏi tình huống: Doanh nghiệp A làm môi giới bảo hiểm, DN A giới thiệu Khách hàng C cho
DN bảo hiểm B. Sau khi A nhận được hoa hồng từ B và C, thì hợp đồng bảo hiểm giữa B và C
vô hiệu. Hỏi: A có phải trả lại hoa hồng cho B và C không?
Thực hiện việc môi giới trung thực

TRÁCH
NHIỆM

Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích
hợp pháp của bên mua bảo hiểm

Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo
hiểm gây ra.
Bên cạnh đó, Công ty môi giới bảo hiểm tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của
mình trước pháp luật. Chính vì vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm còn phải mua bảo hiểm

trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm trong khi đại lý thì không phải mua
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. (Điều 92 Luật KDBH)
Câu hỏi: Vì sao DN môi giới BH bắt buộc phải mua BH trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt
động môi giới bảo hiểm?


II.6 VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA LĨNH VỰC MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Góp phần hỗ trợ chính sách an sinh xã hội
Góp phần bảo vệ tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh,
ổn định

Vai trò

Góp phần đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh chính trị
Thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế
 Như vậy, sự tồn tại và phát triển của lĩnh vực MGBH là yếu tố không thể thiếu cho sự phát
triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng và nền kinh tế-xã hội nói chung.

PHẦN 3: SO SÁNH HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ DOANH
NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Tiêu chí

Khái niệm

Hoạt động Môi Giới
Bảo Hiểm

Hoạt động Đại Lý
Bảo Hiểm


Khoản 4 Điều 3 Luật kinh Khoản 3 Điều 3 Luật kinh
doanh bảo hiểm quy định:
doanh bảo hiểm quy định:
Hoạt động môi giới bảo
hiểm là việc cung cấp thông
tin, tư vấn cho bên mua bảo
hiểm về sản phẩm bảo hiểm,
điều kiện bảo hiểm, mức phí
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm và các công việc liên
quan đến việc đàm phán, thu
xếp và thực hiện hợp đồng bảo
hiểm theo yêu cầu của bên
mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm

Chủ thể thực hiện hoạt ( tổ chức kinh doanh độc lập
thành lập theo quy định pháp
động:
luật chuyên kinh doanh lĩnh
vực môi giới bảo hiểm Điều
89 )

Hoạt động đại lý bảo hiểm là
hoạt động giới thiệu, chào bán
bảo hiểm, thu xếp việc giao
kết hợp đồng bảo hiểm và các
công việc khác nhằm thực

hiện hợp đồng bảo hiểm theo
ủy quyền của doanh nghiệp
bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm
( tổ chức, cá nhân được doanh
nghiệp bảo hiểm ủy quyền
trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo
hiểm để thực hiện hoạt động
đại lý bảo hiểm theo quy định
của Luật này và các quy định


khác của pháp luật có liên
quan – Điều 84 )

Địa vị pháp lý

DN môi giới bảo hiểm là các
tổ chức kinh doanh độc lập
chuyên kinh doanh lĩnh vực
môi giới BH.

Đại lý BH là tổ chức, cá nhân
được DNBH ủy quyền trên cơ
sở hợp đồng đại lý bảo hiểm
để thực hiện hoạt động Đại lý
BH.

Trách nhiệm


DN môi giới phải tự chịu trách
nhiệm về hoạt động kinh
doanh của mình trước pháp
luật. Chính vì vậy, DN môi
giới còn phải mua Bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp cho
hoạt động môi giới Bảo hiểm.

Đại lý là cá nhân, tổ chức được
DNBH ủy quyền thực hiện
một số nhiệm vụ nhất định.
DNBH phải chịu trách nhiệm
cuối cùng về các hành vi của
Đại lý đối với khách hàng.

Tìm kiếm Khách hàng và giới
thiệu cho các công ty Bảo
hiểm hoặc một công ty Bảo
hiểm nào đó, họ cũng được
các đối tác trả hoa hồng theo
thỏa thuận.
DN môi giới BH sẽ được %
hoa hồng của DN Bảo hiểm
và Khách hàng chi trả theo sự
thỏa thuận 2 bên.

Tìm kiếm khách hàng, tư vấn
cho khách hàng sản phẩm của
công ty bảo hiểm ký kết hợp

đồng đại lý với mình.

Về khách hàng và tư vấn

Hoa hồng

Không phải mua Bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp.

Đại lý Bảo hiểm không
hưởng lương mà được hưởng
% hoa hồng trên phí Bảo
hiểm thu được từ Khách
hàng.



×