Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN TRUNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.83 KB, 43 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN ĐẠI DƯƠNG
XANH MIỀN TRUNG.

Đà Nẵng, tháng 06 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, dựa trên sự cố gắng rất nhiều của bản thân em
nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô, các anh chị tại đơn vị thực
tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Các thầy cô trường Cao Đẳng Thương Mại, đặc biệt là thầy cô khoa
Thương Mại và Du Lịch đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về
kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.
Cô Trần Thị Kim Chi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và
hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Các anh chị tại công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Đại Dương Xanh
Miền Trung, đặc biệt là các anh chị phòng Xuất Nhập Khẩu đã tận tình hướng
dẫn chỉ bảo em trong việc thu thập và phân tích số liệu.
Cuối lời, với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc một lần nữa em xin chân
thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy cô, các anh chị trong Công ty TNHH
Thương mại và Tiếp vận Đại Dương Xanh Miền Trung những lời chúc tốt đẹp
cả trong cuộc sống và trong công tác.
Vì thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, bài viết khó tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong Thầy cô xem xét sửa chữa để bài viết được hoàn thiện


hơn.
Em xin trân trọng kính chào!

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................viii
CHƯƠNG 1...........................................................................................................................................1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN....1

1.1. TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA...................................................1
1.1.1 Khái quát về hoạt động giao nhận và người giao nhận....................................................................1
1.1.1.1. Khái quát về hoạt động giao nhận.................................................................................................1
1.1.1.2. Khái quát về người giao nhận........................................................................................................2
1.1.2. Dịch vụ giao nhận hàng lẻ.................................................................................................................4
1.1.2.1. Khái quát về giao nhận hàng lẻ......................................................................................................4
1.1.2.2. Trách nhiệm của các bên tham gia................................................................................................5

1.2. NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU LẺ CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.................................................................................................6
1.2.1. Nghiệp vụ đối với người xếp hàng....................................................................................................6
1.2.2. Nghiệp vụ đối với người nhận hàng hàng........................................................................................6
1.2.3. Nghiệp vụ đối với người gom hàng và người chuyên chở...............................................................6

1.3. CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN..........................................................................8

1.3.1. Vận đơn (Bill of Lading).....................................................................................................................8
1.3.2. Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest)........................................................................................8
1.3.3. Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan).............................................................................................................9
1.3.4. Phiếu lưu khoang tàu (Booking Note)..............................................................................................9
1.3.5. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)...............................................................................9
1.3.6. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate).....................................................9
1.3.7. Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate).....................................................................10
1.3.8. Xác nhận khối lượng container vận chuyển Quốc Tế (Verified Gross mass of container on
internaional transport - VGM)..................................................................................................................10
1.3.9. Lệnh giao hàng (Dilivery Order)......................................................................................................10
1.3.10. Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt)...........................................................................................10

1.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN.......................................10
1.4.1. Các văn bản của nhà nước..............................................................................................................10
1.4.2. Các luật Quốc tế..............................................................................................................................11
CHƯƠNG 2.........................................................................................................................................12

ii


THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN
TRUNG...............................................................................................................................................12

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN
ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN TRUNG......................................................................12
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................................................12
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động..................................................................................13
2.1.2.1. Chức năng.....................................................................................................................................13
2.1.2.2. Nhiệm vụ......................................................................................................................................14

2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động......................................................................................................................14
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................................14
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức..................................................................................................................14
2.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng phát triển trong tương lai.........................................................16

2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 20152016............................................................................................................................. 16
2.2.1. Nguồn nhân lực...............................................................................................................................16
2.2.2. Nguồn cơ sở vật chất......................................................................................................................16
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016.................................................17

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ CONTAINER
TẠI CÔNG TY ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN TRUNG...........................................18
2.3.1. Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng lẻ tại công ty Đại Dương Xanh Miền Trung..........18
2.3.1.1. Mặt hàng trong giao nhận hàng lẻ..............................................................................................18
2.3.1.2. Thị trường và khách hàng của công ty........................................................................................18
2.3.1.3. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng lẻ...........................................................................19
2.3.2. Quy trình giao hàng xuất khẩu lẻ container bằng đường biển tại công ty Đại Dương Xanh Miền
Trung..........................................................................................................................................................20
2.3.2.1. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng..............................................................................................20
2.3.2.2. Báo giá, lấy Booking.....................................................................................................................21
2.3.2.3. Gửi Booking Confirm cho khách hàng.........................................................................................22
2.3.2.4. Yêu cầu khách hàng gửi chi tiết vận đơn (Shipping Instrucsion-SI)............................................22
2.3.2.6. Giao hàng tại kho kèm theo Xác nhận khối lượng vận chuyển quốc tế (Verified Gross mass of
container on international transport – VGM)..........................................................................................23
2.3.2.7. Theo dõi lịch trình tàu đi và quá trình đóng hàng qua hình ảnh................................................24
2.3.2.8. Tập hợp bộ chứng từ và thanh toán với khách hàng..................................................................24

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU THEO
PHƯƠNG THỨC LẺ CONTAINER TẠI CÔNG TY.............................................25
2.4.1. Kết quả đạt được.............................................................................................................................25

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân.......................................................................................................25
CHƯƠNG 3.........................................................................................................................................27

iii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
LẺ CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN ĐẠI DƯƠNG XANH
MIỀN TRUNG....................................................................................................................................27

3.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................27
3.1.1. So sánh giữa thực tế và lý thuyết...................................................................................................27
3.1.2. Kết luận chung.................................................................................................................................28

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO HÀNG
XUẤT KHẨU LẺ CONTAINER..............................................................................29
3.2.1. Mở rộng thị trường kinh doanh......................................................................................................29
3.2.2. Tăng cường chiến lược Marketing xây dựng hình ảnh công ty......................................................30
3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ.......................................................30
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp liên quan đến hoạt động giao nhận.........30
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................32

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BCTTTN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
PHỤ LỤC

iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BO

Blue Ocean

CO

Certificate of Origin

CFS

Container freight station

Cont

Container

DO

Dilivery of Order

FCL

Full container load

HB/L

House Bill of Lading

LCL


Less than a container load

MB/L

Master Bill of Lading

NK

Nhập khẩu

SI

Shipping Instruction

VGM
XNK

Verified Gross mass of container on
international transport
Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 - 2016

17

Bảng 2.2

Bảng cân đối tỷ trọng năm 2014 - 2016

17

Bảng 2.3

Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng lẻ

19

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty


Trang 15

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, vận tải quốc tế đang ngày càng thể hiện
rõ vai trò là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời và phát triển của Thương mại
quốc tế.
Với ưu thế là một trong số các quốc gia có đường bờ biển dài 3260km thuận tiện
cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Việt Nam đã đang và ngày càng chú
trọng đầu tư vào các hoạt động này.
Ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một ngành quan
trọng trong vận tải biển và đang trên đà phát triển mạnh. Trong thời gian thực tập tại
công ty, em thấy công tác giao nhận hàng hóa là chiếm tỷ trọng lớn nên cần được chú
trọng và có những giải pháp phát triển tối ưu.
Đồng thời giữa thực tế và lý thuyết còn nhiều khoảng cách, nhằm mong muốn đóng
góp một phần ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện hơn giữa lý thuyết và thực tế; xuất
phát từ lý do đó, em xin chọn đề tài là: “QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
LẺ CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG VÀ
TIẾP VẬN ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN TRUNG”.
Với phương pháp nghiên cứu là kết hợp giữa lý thuyết và thực tế về giao hàng xuất
khẩu lẻ container bằng đường biển. Bài báo cacso này có 3 phần:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
TIẾP VẬN ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN TRUNG
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG

MẠI VÀ TIẾP VẬN ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN TRUNG
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô và anh chị trong công ty để em hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến các thầy cô, các anh chị ở công ty Đại Dương
Xanh Miền Trung những lời chúc tốt đẹp cả trong công tác và cuộc sống.
viii


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
1.1.1 Khái quát về hoạt động giao nhận và người giao nhận
1.1.1.1. Khái quát về hoạt động giao nhận
a. Khái niệm
Để hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua, người bán và người
mua phải thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau như vận chuyển nội địa, vận
chuyển quốc tế, thủ tục hải quan, kho bãi… ở phương diện người chủ hàng, tất cả các
công việc đó gọi là nghiệp vụ giao nhận.
“Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển , lưu kho, lưu bãi, làm
các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo
sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi
chung là khách hàng).” - Điều 136 Luật Thương mại.
Do nhiều lý do mà người chủ hàng không tự thực hiện được các nghiệp vụ trên như
không hiệu quả, không kiến thức, hoặc không có đại diện ở nước ngoài để thực hiện
các nghiệp vụ diễn ra ở nước ngoài. Do đó nên người chủ hàng thuê bên thứ 3 thực
hiện các nghiệp vụ này từ đó phát sinh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận.
Luật Thương Mại Việt Nam năm 2000 gọi là dịch vụ giao nhận. Nhưng theo Luật

Thương Mại Việt Nam năm 2006 thì gọi là dịch vụ logistics. Theo đó “Dịch vụ logistic
là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì , ghi ký mã hiệu, giao hàng và các
dịch vụ khác liên quan đến hàng háo theo dịch vụ thỏa thuận với khách hàng để hưởng
thù lao”.
Theo quy tắc mẫu của liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế FIATA về
dịch vụ giao nhận: “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào
liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng
hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn
1


đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng
hoá”.
Như vậy, nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan đến
quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi
giao hàng.
b. Đặc điểm
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang những
đặc điểm chung của dịch vụ, nó là loại hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra
đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ.
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những đặc điểm
riêng:
- Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối
tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay
đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến sự phát
triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Mang tính thụ động: Do dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng,

các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế của chính phủ
(nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba...)
- Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập
khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, mà thường hoạt
động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh
hưởng của tính thời vụ.
1.1.1.2. Khái quát về người giao nhận
a. Khái niệm
Người trực tiếp kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi là người giao nhận. Người
giao nhận có thể là chủ hàng, công ty xếp/dỡ hay kho hàng, chủ tàu, người giao nhận
chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký dịch vụ giao nhận.
b. Phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận
- Đại diện cho người xuất khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
xuất khẩu) những công việc sau:
2


+ Lựa chọn truyến đường vận tải.
+ Ðặt/thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải.
+ Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng - the
Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate of
Transport).
+ Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của
chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể
cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần
thiết.
+ Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho quan trọng
của bảo hiểm hàng hoá (nếu được yêu cầu).
+ Chuẩn bị kho bao quản hàng hoá, người giao nhận).

+ Tư vấn cho người xuất khẩu về
+ Cân đo hàng hoá (nếu cần).
+ Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám
sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải.
+ Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.
+ Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ với
người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ổ nước ngoài.
+ Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có).
+ Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay
tổn thất của hàng hoá.
- Đại diện cho người nhập khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
nhập khẩu) những công việc sau:
+ Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu
chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
+ Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng
hoá.
+ Nhận hàng từ người vận tải.
+ Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí
khác liên quan.
+ Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
+ Giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
3


+ Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của
hàng hoá.
- Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác theo
yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị trường

mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp,
v.v.
1.1.2. Dịch vụ giao nhận hàng lẻ
1.1.2.1. Khái quát về giao nhận hàng lẻ
a. Khái niệm
Hàng lẻ - LCL (Less Container Loader) là hàng không đủ để đóng 1 container. Do
đó người giao nhận sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng, tiến hành sắp xếp,
phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào một Container.
Giao nhận hàng lẻ là việc người gửi hàng vì không đủ lượng hàng để xếp đầy một
container nên phải gửi hàng lẻ.
Người kinh doanh vận chuyển hàng lẻ được gọi là người gom hàng (Consolidator)
sẽ tập trung các lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng rồi sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô
hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục
hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi
chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.
b. Đặc điểm
Trong thực tế, những lô hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi
đến cùng một cảng đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên
một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác
(reload) trước khi đi tiếp.
Việc reloading này thường tiến hành tại các cảng trung chuyển (transit port), chẳng
hạn như Singapore, Hamburg, Busan… Tại các cảng này, hàng LCL từ nhiều nguồn
tập kết về và đi nhiều nơi, nên được sắp xếp lại để tối ưu hoá trước khi hành trình tiếp
tới đích
c. Lợi ích
- Đối với người gửi hàng
+ Tiết kiệm tiền cước phí.
4



+ Trách nhiệm của chủ hàng đối với hàng hoá được giảm nhẹ.
+ Tạo điều kiện kinh doanh, nhận được nhiều đơn hàng lẻ từ nhiều khách hàng.
+ Giảm thiểu nhiều rủi ro trong khâu giao nhận hàng hoá.
- Đối với người giao nhận hàng lẻ
+ Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ hàng lẻ container cao hơn dịch vụ hàng
nguyên container nên người giao nhận thu được lợi nhuận nhiều hơn.
+ Thiết lập quan hệ với nhiều khách hàng khác nhau tạo điều kiện kinh doanh các
loại hình dịch vụ khác.
+ Tận dụng và khai thác triệt để năng suất sử dụng container trong vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển.
1.1.2.2. Trách nhiệm của các bên tham gia
a. Trách nhiệm của người gửi hàng và người chuyên chở
- Trách nhiệm của chủ hàng
+ Chịu chi phí yêu cầu người chuyên chở cung cấp container rỗng hoặc đưa về
kho của mình để đóng hàng;
+ Đóng hàng vào container theo đúng yêu cầu kĩ thuật để đảm bảo an toàn cho
hàng hóa và container trong quá trình chuyên chở;
+ Mời hải quan đến để làm thủ tục kiểm hóa, niêm phong, kẹp chì từng container;
+ Vận chuyển container đã đóng hàng từ kho của mình đến C/Y theo sự hướng
dẫn của người chuyên chở và tại đó giao container cho người chuyên chở;
+ Nhận chứng từ vận tải sau khi đã giao hàng cho người chuyên chở.
- Trách nhiệm của người chuyên chở
+ Nhận container có hàng tại C/Y đã được qui định, kể từ đó người chuyên chở
có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển conatiner đến nơi qui định và giao cho người
nhận hàng trong điều kiện nguyên niêm phong kẹp chì;
+ Xếp dỡ container lên xuống phương tiện vận tải vận chuyển conatiner từ C/Y ra
đến cầu cảng;
+ Phát hành vận tải đơn sau khi đã nhận hàng từ người gửi;
+ Cung cấp vỏ container trong điều kiện tốt cho người gửi hàng (nếu cần).
b. Trách nhiệm của người nhận hàng và người chuyên chở

- Trách nhiệm của người nhận hàng
+ Làm thủ tục hải quan cho lô hàng;
5


+ Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom
hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích;
+ Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng CFS.
- Trách nhiệm của người chuyên chở
+ Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực tức là các hãng tàu
và cũng có thể là những người đứng ra tổ chức việc chuyên chở ưkhông có tàu;
+ Người chuyên chở thực bốc container lên tàu kí phát vận đơn House B/L cho
người gom hàng vận chuyển đến đích, dỡ container vận chuyển về bãi container sau đó
về giao container đó cho đại lý hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng đến.

1.2. NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU LẺ
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.2.1. Nghiệp vụ đối với người xếp hàng
- Tự khai báo hoặc thuê khai cho lô hàng lẻ;
- Giao hàng lẻ đã được niêm phong, kẹp chì cho người gom hàng/ người chuyên chỏ
được chỉ định tại CFS;
- Cung cấp cho người gom hàng lẻ/ người vận chuyển các chứng từ, thủ tục theo
yêu cầu;
- Nhận vận đơn hàng lẻ (LCL/LCL Bill of lading) và thanh toán các chi phí theo
quy định.
1.2.2. Nghiệp vụ đối với người nhận hàng hàng
- Nhận chứng từ thanh toán trực tiếp hay qua ngân hàng;
- Xuất trình vận đơn hàng lẻ đến hãng tàu/ đại lý;
- Khai báo hải quan, hoặc thuê khai hải quan;
- Sau khi hoàn tất thủ tục kiểm hóa, nhận hàng lẻ tại bãi trả hàng lẻ CFS; Thanh

toán các chi phí liên quan.
1.2.3. Nghiệp vụ đối với người gom hàng và người chuyên chở
- Nghiệp vụ của người gom hàng
Nghiệp vụ của người gom hàng (Consoldilation) là việc tập hợp những lô hàng lẻ
của nhiều người gửi tại một nơi đi để tập trung thành một lô hàng nguyên gửi cho
người nhận ở cùng một nơi đến. nghiệp vụ của người gom hàng là một nghiệp vụ rất
phổ biến trên thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế.
6


Nghiệp vụ của người gom hàng thường được thực hiện theo quy trình sau đây:
+ Người gom hàng nhận các lô hàng lẻ từ các chủ hàng khác nhau được tập kết
tại trạm giao nhận và dóng gói hàng lẻ CFS;
+ Người gom hàng tập hợp tất cả các lô hàng lẻ thành một lô hàng nguyên, khai
báo, kiểm hóa hải quan và đóng chung và container tại sân CFS;
+ Người gom hàng gửi các cont cho hãng tàu tại C/Y, hãng tàu vận chuyển cont
đến cho đại lý của mình tại nơi đến;
+ Người hom hàng gửi vận đơn nhà (house B/L) cho các chủ hàng lẻ (cần chú ý
nếu vận đơn do hãng tàu gốc cấp cho người gom hàng gọi là master B/L (vận đơn
chủ). House B/L dễ chỉnh sửa nên có nhiều rủi ro cho chủ hàng hơn master B/L;
+ Tại nơi dến, đại lý thông báo cho các chủ hàng, tập hợp các thủ tục, chứng từ
của các chủ hàng, tổ chức khai báo hải quan, kiểm hóa hải quan và cho các chủ hàng
nhận hàng tại CFS của nơi đến.
- Nghiệp vụ của người chuyên chở/ người giao nhận
Người chuyên chở ở đây là các hãng vận chuyển được chỉ định hay các đại lý gom
hàng, họ có các loại:
Loại thứ nhất, người có kinh doanh chuyên chở hàng lẻ với danh nghĩa là người
gom hàng, họ có trách nhiệm và nghĩa vụ:
Chuyên chở các lô hàng lẻ cho các chủ hàng ủy thác theo hợp đồng vận chuyển nội
địa, vận chuyển các lô hàng lẻ về CFS;

Sau khi cont gom hàng lẻ của các chủ hàng hoàn tất thủ tục niêm phong kẹp chì,
cont được giao lên phương tiện vận chuyển; người chuyên chở cung cấp vận đơn chính
thức LCL/LCL B/L cho chủ hàng/ người giao hàng;
Tại nơi đến, người chuyên chở đã được chỉ định sẽ dở cont xuống bãi, vận chuyển
đến bãi CFS, thu hồi vận đơn LCL/LCL B/L của các chủ hàng và giao hàng lẻ cho các
chủ hàng. Nếu được ủy thác vận chuyển nội địa (hãng vận tải đa phương thức), người
chuyên chở thu xếp phương tiện vận tải nội địa vận chuyển các lô hàng lẻ sau khi rút
ra khỏi cont về tại các nơi tiêu thụ hoặc kho riêng của chủ hàng nơi đến theo hợp đồng
chuyên chở hàng hóa nội địa.
Loại thứ hai, các công ty giao nhận là người gom hàng. Họ không có tàu chuyên
chở cont nên phải đi thuê lại tàu của người chuyên chở. Họ phải chịu trách nhiệm từ
khi nhận, gom hàng lẻ vào cont, giao cont cho người chuyên chở, phát hành House
7


B/L và chịu trách nhiệm cho đến khi giao hàng đến cảng đích. Lúc đó, người chuyên
chở là người thực sự bốc cont lên tàu, ký phát vận đơn Master B/L cho người gom
hàng, vận chuyển cont đến cảng đích, dỡ ra, vận chuyển con về C/Y giao cont cho đại
lý của người gom hàng để người gom hàng hàn tất thủ tục hải quan và giao hàng cho
các chủ hàng nơi đến tại CFS.
1.3. CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
1.3.1. Vận đơn (Bill of Lading)
Trong chuyên chở hàng lẻ, nếu do người chuyên chở thực đảm nhiệm họ sẽ ký phát
cho người gửi hàng vận đơn hàng lẻ có chức năng tương tự như vận đơn hàng nguyên.
Nếu người đại lý giao nhận (Forwarder Agent) đứng ra kinh doanh chuyên chở hàng
lẻ, sẽ có hai loại vận đơn được ký phát:
-Vận đơn thực của người chuyên chở - Master B/L: Người chuyên chở thực sự sau
khi nhận Container hàng của người đại lý giao nhận, sẽ ký phát cho người này vận đơn
theo cách gửi hàng nguyên. Trên vận đơn ghi tên người gửi hàng là đại lý giao nhận tại
cảng đi và tên người nhận hàng là đại lý hoặc đại diện của đại lý giao nhận tại cảng

đến. Loại vận đơn này không có chức năng thanh toán theo tín dụng chứng từ.
- Vận đơn của người giao nhận - House B/L: Người giao nhận đứng trên danh nghĩa
người thầu chuyên chở, ký phát cho chủ hàng lẻ vận đơn của mình hoặc theo mẫu của
FIATA nếu họ là thành viên của tổ chức này. Vận đơn có đủ các thông tin cần thiết về
hàng hoá, các bên liên quan...người nhận hàng là người nhập khẩu sẽ phải xuất trình
vận đơn này cho đại lý hoặc đại diện của người giao nhận để nhận hàng tại cảng đến.
Loại vận đơn này có thể dùng trong thanh toán, mua bán và giao dịch, nhưng để
tránh trường hợp ngân hàng không chấp nhận thanh toán, nên người xuất khẩu thường
yêu cầu người nhập khẩu ghi thêm trong tín dụng thư “ Vận đơn người giao nhận hoặc
vận đơn được FIATA chấp nhận” (House B/L Acceptable).
1.3.2. Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest)
Bản lược khai hàng hoá là bảng liệt kê tóm tắt về hàng hoá được vận chuyển trên
tàu, được người vận tải lập khi có hàng chở trên tàu, có công dụng:
- Làm giấy thông báo của hãng tàu cho người nhận hàng biết về số hàng hoá được
xếp trên tàu.
- Làm chứng từ để thuyền trưởng khai với hải quan về hàng hoá xếp trên tàu.
8


- Làm căn cứ để thanh toán với cảng hoặc đại lý tàu biển về các loại chi phí liên
quan đến hàng hoá (phí xếp dỡ, phí kiểm kiện,...) nếu các phí này tính theo khối lượng
hàng chở.
1.3.3. Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan)
Sơ đồ xếp hàng là bản vẽ vị trí xếp đặt hàng trên tàu biển. Trước khi hàng được xếp
lên tàu, thuyền trưởng cùng với nhân viên điều độ cảng phải lập sơ đồ xếp hàng nhằm
sử dụng hợp lý nhất các khoang chứa hàng trên tàu, duy trì sự thăng bằng và bảo đảm
tàu có độ chênh dọc thích hợp.
1.3.4. Phiếu lưu khoang tàu (Booking Note)
- Nội dung phiếu lưu khoang tàu thể hiện tên người gửi hàng, số lượng container
cần chuyên chở, cảng đi và cảng đến, cùng các thoả thuận về giá cước.

- Phiếu lưu khoang tàu là một dạng hợp đồng vận tải đơn giản, nó có cả chữ ký của
người gửi hàng và người vận tải.
1.3.5. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập
khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ,
hay quốc gia nào.
- Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với
người mua hàng nước ngoài.
- Về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ có một số vai trò liên quan
đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn
ngạch…
1.3.6. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate)
Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm
bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất
khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về
kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Kiểm dịch động thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nướcbắt buộc với
một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan.

9


1.3.7. Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate)
Khử trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu là quy định quốc tế nhằm kiểm soát và hạn
chế tối đa việc phát tán các đối tượng côn trùng, sinh vật có hại giữa các quốc gia trên
thế giới bằng con đường lưu thông hàng hoá.
Căn cứ vào yêu cầu của từng lô hàng và những quy định đặc biệt về việc khử trùng
hàng hóa trước khi nhập khẩu vào từng quốc gia, nhà xuất khẩu sẽ lựa chọn những tiêu
chuẩn hun trùng khác nhau cho từng đơn hàng.
1.3.8. Xác nhận khối lượng container vận chuyển Quốc Tế (Verified Gross mass of

container on internaional transport - VGM)
Một quy định quan trọng đối với các nhà xuất khẩu bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2016, Tổ chức hàng hải Quốc Tế đã sửa đổi quy định của công ước SOLAS yêu
cầu toàn bộ chủ hàng phải thực hiện việc xác định khối lượng hàng hóa (Verified Gross
Mass - VGM). Theo đó, nhân viên điều độ kho sẽ từ chối hàng hóa nhập kho nếu
VGM không được cung cấp.
VGM là tổng trọng lượng của container chứa hàng bao gồm trọng lượng hàng hóa,
các vật liệu giằng buộc hàng và vỏ container. Chủ hàng có thể tự cân các pallet chứa
hàng hoặc các các đơn vị khác (carton, bag,…) thông qua các thiết bị cân tiêu chuẩn
hoặc dùng phương thức tính toán, tuy nhiên phương thức này cần phải được xác nhận
và thông qua bởi một tổ chức có thẩm quyền của Nhà nước. Trách nhiệm trong việc
thực hiện và lập VGM của một container chứa hàng là người gửi hàng (Shipper) trên
vận đơn của hãng tàu (The Ocean Carrier Bill of Lading)
1.3.9. Lệnh giao hàng (Dilivery Order)
Lệnh giao hàng do người vận tải hoặc đại lý của họ phát hành, cho phép người nhận
hàng hay đại lý giao nhận của họ nhận hàng nhập về trên tàu.
1.3.10. Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt)
Biên lai thuyền phó do người vận tải cấp, xác nhận hàng hoá đã được xếp lên
tàu (hàng xuất). Thường dùng để đổi lấy vận đơn.
1.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN
1.4.1. Các văn bản của nhà nước
Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, qui phạm pháp luật liên
quan đến vận tải, giao nhận như :
10


- Các văn bản qui định tàu bè nước ngoài ra vào các cảng quốc tế của Việt Nam.
- Luật Thương mại Việt Nam
- Các văn bản qui định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các đơn vị, doanh
nghiệp.

- Luật quốc gia điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải,
bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ...
- Các loại hợp đồng.
1.4.2. Các luật Quốc tế
- Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận đơn.
- Nghị đinh thư Visby 1968 để sửa đổi công ước quốc tế để thống nhất một số quy
tắc liên quan đến vận đơn (Visby Protocol 1968).
- SDRProtocol 1979.
- Công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa bằng đường biển (The Hamburg
rule 1978).
- Công ước để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không
quốc tế.
- Các quy tắc thống nhất về một chứng từ vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế
1980.
- Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2000, 2010).

11


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU LẺ
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN
TRUNG
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN
ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN TRUNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận ĐẠI DƯƠNG XANH MIỀN TRUNG
tự hào là một trong những công ty Logistics hiệu quả và đáng tin cậy tại Việt Nam.
Được thành lập vào năm 2013, Blue Ocean được thúc đẩy bởi nhóm các chuyên gia

phát triển có nhiều năm kinh nghiệm trong Logistics. Blue Ocean được thúc đẩy bởi
mục tiêu xúc tác cho quá trình phát triển của đào tạo tốt, đội ngũ nhân viên nhiều
kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết chắc chắn sẽ đem lại cho Quý khách những dịch vụ
nhanh chóng, an toàn nhất và hài lòng nhất.
Sau nhiều năm hoạt động, Blue Ocean đã phát triển lớn mạnh, có hơn 30 nhân
viên lành nghè và năng động, danh tiếng trong cả hai thị trường Logistics trong và
ngoài nước.
Thành tựu này là một phần thưởng cho chúng tôi vì luôn cung cấp cho khách
hàng những dịch vụ phù hợp, linh hoạt và hoàn toàn đáng tin cậy. Ngoài ra, chúng
tôi có sự tự tin trong việc đáp ứng sự hài lòng từ khách hàng ngay cả những yêu cầu
khắt khe và hoàn toàn cam kết đạt được kết quả thành công nhất với nhiều giải pháp
quản lý chuỗi cung ứng của chúng tôi.
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Đại Dương Xanh Miền
Trung
Tên tiếng Anh: CENTRAL BRANCH BLUE OCEAN TRADING AND
LOGICSTIC CO., LTD
Tên giao dịch: BLUE OCEAN
Website: www.blueoceanlog.com.vn
Mã số thuế: 0401571966
Điện thoại: (0236) 3628 383
Fax: (0236) 3628 383
Địa chỉ: 115 Ngô Tất Tố - Phường Hòa Cường Bắc – Quận Hải Châu - TP. Đà
Nẵng

12


Logo của công ty:

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động

2.1.2.1. Chức năng
Hiện nay, công ty cung cấp các dịch vụ chính là giao nhận vận tải quốc tế, được
phân ra làm 4 hình thức chính:
- Hình thức giao nhận vận tải đường biển: Chuyên giao nhận hàng nguyên
container (FCL), hàng lẻ (LCL) bằng đường biển, làm đại lý hãng tàu nước ngoài.
Đây là dịch vụ có ưu thế nhất vì công ty đã ký hợp đồng lớn như OOCL, APL,
MOL MSTX PANOCEAN, EVERGREEN, MAERKS...
- Hình thức vận tải hàng không: Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng không, khai thuê hải quan, bảo hiểm.
- Hình thức vận tải đường bộ: Thực hiện gom nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng
khác nhau và xếp chung vào container để vận chuyển đi nước ngoài, vận chuyển nội
địa, (port to port, door to door…) đóng gói hàng hoá, khai thuê hải quan, tư vấn
khách hàng, ngoài ra còn có các loại hình vận tải khác như xe lửa chuyên tuyến Bắc
- Nam, Nam - Bắc, xà lang hàng rời miền tây, xe tải chung chuyển các tỉnh từ miền
Trung, tới miền Nam.
- Dịch vụ hải quan:
+ Hướng dẫn làm thủ tục hải quan, thông quan, giao hàng tới kho của người
nhận hàng;
+ Thu thập và kiểm tra chứng từ trước khi xuất hàng;
+ Giải quyết và hoàn thành toàn bộ chứng từ vận chuyển;
+ Kiểm tra và báo cáo tình trạng hàng ngày của tất cả các lô hàng;
+ Cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa với giá tốt nhất.

13


2.1.2.2. Nhiệm vụ
Đề ra và thực hiện các kế hoạch kinh doanh như liên kết trong và ngoài nước để
thực hiện việc giao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp
lý, an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải,

lưu kho, lưu bãi giao hàng hóa và đảm bảo hàng hóa an toàn trong phạm vi trách
nhiệm của mình. Bảo đảm sử dụng hợp lý tài chính theo đúng chế độ, sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Có các chế
độ, chính sách quyền lợi hợp lý cho người lao động theo đường lối tự chủ, chăm lo
đời sống, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân của
công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động
a. Dịch vụ vận tải trong nước
- Xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
- Đường bộ, đường sông và kết nối với kho của khách hang với các cảng chính
của Việt Nam.
- Kho/Kho, Cảng/Cảng kết hợp với việc vận chuyển từ miền Nam đến miền Bắc
Việt Nam.
- Cung cấp dịch vụ trực tiếp và chuyển tải đến Lào, Campuchia.
- Cung cấp dịch vụ hàng nội địa.
b. Dịch vụ vận tải quốc tế
- Giá cước cạnh tranh đến EU PORT, AFRICA & SOUTH AMERICA cho cả
xuất khẩu và nhập khẩu.
- Dịch vụ DDU & DDP cho các lô hàng nhập khẩu và EXW đối với các lô hàng
xuất khẩu.
- Dịch vụ với đại lý.
- Vận chuyển đa phương tiện từ kho/kho.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

14


Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty


2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Giám đốc: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt
động của công ty, phụ trách công tác đầu tư quy hoạch phát triển công ty và công
tác tổ chức.
- Phó giám đốc: Có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức điều hành công tác quản
lý, có quyền quyết định và chỉ thị những công việc được phân công và thay mặt
giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tài chính - kế toán: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động
tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra giám sát hoạt
động kinh doanh của công ty bằng các nghiệp vụ chuyên môn, theo dõi phân tích
và đánh giá chính xác, kịp thời tình hình tài chính của công ty, phân tích thông tin
kế toán, đề xuất các biện pháp quản lý giúp cho giám đốc đề ra các mục tiêu,
phương hướng đúng đắn và đạt hiệu quả cao trong công việc quản lý hoạt động
kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh : Đàm phán kí kết hợp đồng kinh tế, tổ chức thanh lý hợp
đồng.

15


2.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng phát triển trong tương lai
- Tầm nhìn chiến lược: Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành cầu nối then chốt giữa
Việt Nam và Toàn Cầu.
- Sứ mệnh: Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp dịch vụ vận tải tin cậy với thời gian
tập trung và hi phí thấp nhất.
- Định hướng tương lai:
+ Tối đa hóa giá trị lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ.
+ Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới.
+ Phát triển các dịch vụ mới nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
+ Nâng tầm thương hiệu, uy tín trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh

nghiệp trong và ngoài nước.
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 20152016
2.2.1. Nguồn nhân lực
Ổn định tổ chức, cải tổ bộ máy hoạt động của đơn vị, coi trọng yếu tố con người có
năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất để phân công bố trí công việc
hợp lý có năng suất cao và hiệu quả tốt là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo. Từ
điểm xuất phát ban đầu, công ty Blue Ocean Trading & Logistics có khoảng 40 lao
động, và một số nhân sự làm việc bên ngoài.
Qua nhiều đợt tinh giảm biên chế số lao động thiếu trình độ, kết hợp với sự tuyển
chọn nhiều lao động trẻ có năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ để có
thể tham gia quản lý và điều hành các hoạt động có hiệu quả hơn, đến nay đội ngũ số
cán bộ, công nhân viên của công ty là 30 người trong đó 20 người trình độ cao đẳng và
10 người trình độ đại học với kinh nghiệm làm việc là 2-5 năm. (Nguồn: phòng nhân
sự công ty Blue Ocean Trading & Logistics ) Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt
tình, thích ứng nhanh với môi trường, có trình độ lao động, tay nghề và tinh thần trách
nhiệm cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng cùng với tinh thần đoàn kết chặt chẽ
đã làm cho uy tín của công ty ngày càng được nâng cao rộng rãi.
2.2.2. Nguồn cơ sở vật chất
Hiện nay, văn phòng trụ sở chính của công ty đang được thuê để sử dụng với diện
tích sử dụng là:
- Tầng trệt: 50m2 (4m x 20m) gồm phòng lễ tân, phòng kinh doanh.
16


×