Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG HẠNG MỤC: HOTEL 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 86 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA XÂY DỰNG THỦY LỢI THỦY ĐIỆN
---------------o0o---------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG
KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG
HẠNG MỤC: HOTEL 2

GVHD: ThS. Đoàn Viết Long
SVTH: Hồ Quốc Minh
MSSV: 111120032

Đà Nẵng, tháng 5/2017

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2


LỜI CẢM ƠN
Ngày nay với xu hướng phát triển của thời đại thì nhà cao tầng được xây dựng
rộng rãi ở các thành phố và đô thị lớn. Trong đó, các cao ốc là khá phổ biến. Cùng với
nó thì trình độ kĩ thuật xây dựng ngày càng phát triển, đòi hỏi những người làm xây
dựng phải không ngừng tìm hiểu nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng
cao của công nghệ.
Đồ án tốt nghiệp lần này là một bước đi cần thiết cho em nhằm hệ thống các kiến thức
đã được học ở nhà trường sau gần năm năm học. Đồng thời nó giúp cho em bắt đầu
làm quen với công việc thiết kế một công trình hoàn chỉnh, để có thể đáp ứng tốt cho
công việc sau này.
Với nhiệm vụ được giao: “Thiết Kế Thi Công Khách Sạn Biển Đông Phương-Hạng
mục Hotel 2”
Trong quá trình thiết kế, tính toán, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức còn
hạn chế, và chưa có nhiều kinh nghiệm nên chắc chắn em không tránh khỏi sai xót.
Em kính mong được sự góp ý chỉ bảo của các Thầy, Cô để em có thể hoàn thiện hơn
đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa,
khoa Xây dựng Thủy Lợi- Thủy Điện, đặc biệt là Thầy giáo Đoàn Viết Long đã trực
tiếp hướng dẫn em trong đề tài tốt nghiệp này.

SINH VIÊN THỰC HIỆN

HỒ QUỐC MINH

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang bìa

i

Nhiệm vụ đồ án

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

5

1.1. Giới thiệu về công trình và sự cần thiết phải đầu tư


5

1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế

5

1.2.1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

5

1.2.2. Hiện trạng

8

1.3. Tổng quan về thiết kế công trình

9

1.3.1.Quy hoạch tổng mặt bằng

9

1.3.2.Kiến trúc công trình

10

1.3.3.Thông số công trình

12


1.4. Giải pháp thiết kế

12

1.4.1.Thông gió và chiếu sáng

12

1.4.2. Phương thức cấp điện

13

1.4.3. Giải pháp cấp nước bên trong công trình

13

1.4.4. Giải pháp thoát nước cho công trình

13

1.4.5. Giải pháp về cảnh quan môi trường ( xử lý rác thải)

13

1.4.6. Giải pháp phòng chống cháy nổ

13

1.4.7. Hệ thống chống sét


14

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ KĨ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
2.1 Thiết kế tổ chức thi công phần móng

17
17

2.1.1 Mô tả mặt bằng thi công công trình, địa hình,
địa chất thủy văn, điều kiện thi công

17

2.1.2. Thiết kế và thi công hố móng

20

2.1.3 Thiết kế công tác thi công cọc

30

2.1.4 Tiến độ thi công ép cọc, từ đó xác định số máy ép cần thiết

45

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

2.1.5. Thiết kế công tác bê tông móng và hoàn thiện móng

48

2.1.6. Tính nhịp công tác dây chuyền bộ phận

55

2.2. Thiết kế tổ chức thi công phần thân

56

2.2.1. Giới thiệu mô tả kết cấu phần thân

56

2.2.2. Chọn phương án thi công, phương pháp thi công

56

2.3. Tính toán khối lượng thi công phần thô

58

2.3.1.Công tác ván khuôn


58

2.3.2. Công tác bê tông

60

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH

61

3.1. Lập tiến độ thi công

61

3.1.1. Chọn phương pháp lập tiến độ

61

3.1.2. Lập tiến độ theo sơ đồ Gantt

61

3.2. Tính toán các loại công trình phụ trợ, phục vụ thi công

64

Và bố trí tổng mặt bằng xây dựng
3.2.1.Công tác vận chuyển trong quá trình thi công

64


3.2.2.Tổng mặt bằng công trường và công xưởng phụ trợ

64

3.2.3.Quy mô các khu lán trại

66

3.2.4.Cấp nước

67

3.2.5.Cấp điện

67

CHUYÊN ĐỀ 1. DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

1

1.1. Khái niệm, mục đích,vai trò và nguyên tắc lập dự toán

1

1.1.1. Khái niệm dự toán

1

1.1.2. Mục đích của dự toán


1

1.1.3. Vai trò của dự toán

1

1.1.4. Nguyên tắc xác định dự toán

2

1.2. Cơ sở lập dự toán và các nội dung của dự toán

2

1.2.1 Cơ sở lập dự toán công trình

2

1.2.2 Các nội dung chi phí cần xác định khi lập dự toán

2

1.3. Ứng dụng phần mềm dự toán – dự thầu G8
Cho khách sạn Biển Đông Phương, Hạng mục Hotel 2

3

1.3.1.Tổng quan về phần mềm dự toán- dự thầu G8


3

1.3.2. Các thao tác cơ bản trên phần mềm dự toán-dự thầu G8

3

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

CHUYÊN ĐỀ 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG
BẰNG MICROSOFT PROJECT

9

2.1. Mục đích, ý nghĩa lập kế hoạch tiến độ thi công

9

2.1.1. Mục đích

9

2.1.2.Ý nghĩa


9

2.1.3. Chọn phương pháp lập kế hoạch tiến độ thi công

9

2.1.4. Các tài liệu cơ bản

10

2.2. Lập tiến độ thi công theo sơ đồ Gantt

10

2.2.1.Nguyên tắc tính toán

10

2.2.2. Các bước tiến hành và tính toán các thông số

10

2.3. Ứng dụng phần mềm Microsoft Project lập tiến độ
Thi công công trình

11

2.3.1.Giới thiệu phần mềm Microsoft Project

11


2.3.2. Thao tác căn bản trên Microsoft Project

12

KẾT LUẬN

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

13

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Khu vực trung tâm của quận Ngũ Hành Sơn Thành phố Đà Nẵng là trung tâm hạt
nhân của các sự kiện, các hoạt động văn hóa du lịch của toàn thành phố và hiện nay
đang phát triển trên toàn khu vực. Khu biệt thự và khách sạn biển Đông Phương
nằm tại vị trí rất đẹp trên đường Trường Sa - Hoàng Sa tiếp giáp bờ biển nổi tiếng
của Việt Nam. Đây là khu vực phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp nhất
Việt Nam. Dự án được xây dựng khép kín với bể bơi, nhà hàng, quầy bar, hội thảo,
tiệc cưới và nghỉ dưỡng.
Việc đầu tư xây dựng Khu biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương nhằm phục vụ
dự án hỗ trợ dịch vụ gia tăng cho chuỗi các khu biệt thự nghỉ dưỡng của
VinaCapital như: The Dunes, The Ocean Villa, Norman Estates và The Dune

Residences...
Tại khu vực này phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy sức hấp dẫn từ các giá trị
truyền thống nhằm thu hút các nguồn đầu tư tham gia phát triển du lịch, đảm bảo
chất lượng môi trường sống, và nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng tại
khu vực dọc đường Trường Sa.
Khu biệt thự và khách sạn biển Đông Phương được quy hoạch, thiết kế nhằm tạo
thêm việc làm cho người lao động trong khu vực, thúc đẩy du lịch phát triển, kiến
tạo nơi đây trở thành khu vực sầm uất, thay đổi diện mạo và đóng góp vào sự phát
triển chung của Đà Nẵng.
Khu biệt thự và khách sạn biển Đông Phương có vị trí hợp lý, thiết kế phù hợp với
cảnh quan toàn khu.
1.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ
1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí – qui mô khu đất
- Phía Bắc giáp khu nghỉ dưỡng Ocean Villa;
- Phía Tây giáp đường Trường Sa;
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Nam giáp khu nghỉ dưỡng Nam An Retreat.

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Các công trình được xây dựng trong lô đất với diện tích sàn xây dựng khoảng
90.000 m2.

1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Khu đất quy hoạch có địa hình Địa hình của Ngũ Hành Sơn tương đối bằng phẳng,
đất đai khá đồng nhất về tính chất vật lý, hoá học. Cấu tạo địa chất chủ yếu là cát,
thành phần hạt thô hơn so với cùng loại ở khu sát biển. Ngoài ra lớp cát mịn được
phân bố rộng khắp trong vùng, với chiều dày biến động từ 4 đến 11m, có kết cấu
chặt vừa. Khí hậu, thủy văn Quận Ngũ Hành Sơn nằm trong khu vực có chế độ khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng khí hậu ven biển của miền Trung. Lượng
mưa và độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực và
thực phẩm. Mùa mưa trùng với mùa đông và mùa khô trùng với mùa hạ. Nhiệt độ
trung bình là 25,60C, nhiệt độ cao tuyệt đối 40,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là
15,50C. Do đặc điểm địa hình có đồng bằng phía Tây và đèo Hải Vân chắn ngang
nên khí hậu khu vực Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng không bị
khắc nghiệt như khí hậu phía Bắc đèo Hải Vân. Ảnh hưởng của gió Tây Bắc không
lớn. Ngũ Hành Sơn có nắng ấm gần như quanh năm; chỉ mưa vào các tháng 9, 10 và
11, nhưng vì nằm trong khu vực gió mùa nên lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành
Sơn thường cao hơn một số nơi khác. Theo thống kê nhiều năm, lượng mưa hàng
năm của Ngũ Hành Sơn cụ thể như sau: lượng mưa trung bình năm là 2066mm,
lượng mưa lớn nhất là 3307mm (1964), lượng mưa thấp nhất là 1400 mm (1974),
lượng mưa ngày thấp nhất là 322mm. Lượng mưa trong năm thường phân bố không
đều giữa các mùa và các tháng. Thường thì mưa lớn tập trung vào các tháng
9,10,11,12 và chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa của cả năm. Độ ẩm trung bình
trong năm dao động từ 75% đến 90%. Độ ẩm trung bình năm là 82%, độ ẩm cao
nhất trung bình là 90%, độ ẩm thấp nhất trung bình là 75% và độ ẩm thấp nhất
tuyệt đối là 18%(tháng 4.1974).
Hướng gió thịnh hành của Ngũ Hành Sơn thường thay đổi theo mùa và các tháng
trong năm. Có hai hướng gió chủ đạo thường gặp trên địa bàn quận là gió Đông và
gió Bắc. Gió Đông thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Gió Bắc thịnh hành
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình là 3,3m/s, tốc độ gió mạnh
nhất là 40m/s. Gió bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, thổi từ
SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD


Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

biển Đông vào đất liền, với cấp bão thường gặp là từ cấp 9 đến cấp 10, làm ảnh
hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp của nhân dân trong quận.
Về chế độ thuỷ văn: Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn có 3 con sông chảy qua, đó là
sông Hàn, sông Cổ Cò (nhân dân địa phương thường gọi là sông Bãi Dài, sông Dài
hay Trường Giang, còn trong các sách của triều Nguyễn thường ghi là Lộ Cảnh
Giang) và sông Vĩnh Điện. Sông Hàn là hợp lưu của sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò
và sông Cẩm Lệ tại tại khu vực ngã sông, nơi tiếp giáp giữa phường Hoà Cường của
quận Hải Châu, xã Hoà Xuân của huyện Hoà Vang và phường Khuê Mỹ của quận
Ngũ Hành Sơn và đổ nước ra Vũng Thùng, hình thành nên cảng sông Hàn và cảng
biển Tiên Sa. Sông Vĩnh Điện, dài 17 km, là một nhánh của con sông Thu Bồn chảy
theo hướng tây nam - đông bắc, đổ ra sông Hàn. Sông Vĩnh Điện chủ yếu phục vụ
cho giao thông hàng hoá giữa các huyện Bắc Quảng Nam với thành phố Đà Nẵng.
Sông Cổ Cò, là con sông nổi tiếng trong lịch sử ngoại thương của xứ Đàng Trong
trước đây, nối liền tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An sầm uất vào các thế
kỷ 16, 17. Sau này, sông Cổ Cò bị bồi lấp, gãy đứt thành nhiều đoạn. Trên địa bàn
Ngũ Hành Sơn, sông Cổ Cò tách thành hai nhánh là sông Cổ Cò và sông Cầu Biện.
Sông Cổ Cò hiện dài 3,5km, rộng 10m, bị bồi lấp nhiều, chưa có điều kiện để nạo
vét nên đáy sông bị bồi lấp rất khó khăn cho ghe thuyền đi lại, nhất là vào mùa khô.
Sông Cầu Biện dài 2km, rộng 20m, hiện tại bị lấp nhiều, một số đoạn đã bị chặn lại
để nuôi trồng thuỷ sản.
Chế độ thuỷ triều của Biển Đông ở khu vực này là chế độ bán nhật triều; mỗi ngày
lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,5m. Độ nhiễm mặn do nước biển

xâm thực tùy thuộc vào mùa mưa và lượng mưa hàng năm. Lượng mưa càng lớn độ
nhiễm mặn càng nhỏ, ngược lại, lượng mưa càng ít, độ nhiễm mặn càng lớn, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Quận Ngũ Hành Sơn có 2 nhóm đất chính là đất cát và đất phù sa. Nhóm đất phù
phân bố chủ yếu ở ven các con sông chảy qua địa bàn quận.
Trên cơ sở nguồn tài nguyên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nguồn tài nguyên đất
đai nêu trên, Ngũ Hành Sơn có nguồn tài nguyên rừng và thảm thực vật tương đối
đa dạng, gồm rừng trồng ở dọc biển và rừng tự nhiên ở khu vực núi Non Nước Ngũ Hành Sơn. Thảm thực vật tự nhiên trên núi Ngũ Hành Sơn đa dạng về chủng
loại: thường xanh quanh năm và có độ che phủ tương đối lớn. Rừng trồng tập trung
SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

nhất là ở vùng đông, chạy dọc bờ biển từ Hoà Hải ra đến Mỹ An với cây trồng chủ
yếu là dương liễu và bạch đàn. Mục đích của rừng trồng là phủ xanh đất trống đồi
trọc, chống xói mòn rửa trôi đất, làm rừng phòng hộ ven biển kết hợp với sản xuất
lâm nghiệp.
Vùng biển của quận nằm trong ngư trường lớn biển Bắc Quảng Nam với nguồn hải
sản có giá trị kinh tế, thuận lợi cho các sinh vật biển gồm các loài cá, tôm, mực và
các loại đặc sản khác như nghêu, bào ngư, rong biển... sinh sôi nảy nở. Do ở vị trí
cuối sông đầu biển, các con sông Cổ Cò, Cầu Biện của Ngũ Hành Sơn ở trong môi
trường nước mặn lợ độc đáo, một vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu giàu tiềm
năng.
Ngũ Hành Sơn có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường thuỷ rất thuận
lợi; nối liền với trung tâm thành phố; rất gần với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,

nhà ga đường sắt Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa. Quận Ngũ Hành Sơn nằm trên trục
đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với đô thị cổ Hội An - một di sản văn
hoá thế giới được UNESCO công nhận và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành
lang kinh tế Đông - Tây, dài 1450 km, nối các nước tiểu vùng sông Mê Kông mà
điểm cuối đường ở phía Đông là cảng biển Tiên Sa. Cây cầu Tuyên Sơn bắc qua
sông Hàn với đầu cầu phía Tây ở quận Hải Châu và đầu cầu phía Đông ở quận Ngũ
Hành Sơn, được thủ tướng 2 nước Việt Nam và Thái Lan cắt băng khánh thành vào
ngày 22 tháng 3 năm 2004, là cây cầu cuối cùng trên tuyến hành lang xuyên quốc
gia quan trọng này.
Ngoài đường bộ và đường thuỷ, Ngũ Hành Sơn còn có sân bay Nước Mặn rộng 90
ha với một đường bê tông nhựa dài 1380m, rộng 18m do quân Mỹ xây dựng từ năm
1965; hiện đang được thành phố khôi phục và mở rộng để trong nay mai trở thành
sân bay trực thăng phục vụ quân sự và cho du lịch.
Với các điều kiện về địa lý, tài nguyên và môi trường như trên, Ngũ Hành Sơn có
các lợi thế để phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo theo hướng văn minh
hiện đại.
1.2.2. Hiện trạng
1.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện đang là đất trống tại khu vực phường Hòa Hải.
SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

1.2.2.2. Đánh giá hiện trạng các công trình
Đây là khu đất thuận lợi để xây dựng công trình, địa hình, địa mạo bằng phẳng, hiện

tại khu đất là lô đất trống.
1.2.2.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước bẩn, hệ thống cấp nước và cấp
điện: khu đất nằm trong khu quy hoạch dọc đường Trường Sa nên thuận tiện trong
kết nối hạ tầng kỹ thuật với khu vực.
1.2.2.4. Hiện trạng chất lượng môi trường
Chất lượng môi trường ở khu vực được đánh giá tốt nhất Việt Nam. Khu đất nằm
hướng ra Biển nên thuận lợi trong việc xử lý vi khí hậu công trình.
1.2.2.5. Đánh giá chung về hiện trạng khu đất
Hiện nay khu trung nghỉ dưỡng dọc bở biển đường Trường Sa được quy hoạch theo
quy định, việc đầu tư Khu biệt thự và khách sạn biển Đông Phương tại khu vực này
là phù hợp.
1.3.TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

1.3.1.Quy hoạc tổng mặt bằng
1.3.1.1.Về chỉ giới đường đỏ
Bản vẽ chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được duyệt cùng với Quyết định phê
duyệt của UBND thành phố Đà Nẵng " Về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/500 Khu biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương phường Hòa Hải, quận Ngũ
Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng";
1.3.1.2. Về sử dụng đất
Tuân thủ các quy định về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao công
trình theo quy hoạch được duyệt cùng với Quyết định phê duyệt của UBND thành
phố Đà Nẵng.

1.3.1.3.Quy hoạch Tổng mặt bằng và kiến trúc công trình
Các hạng mục công trình bao gồm: nhà Reception 04 tầng + 01 tầng áp mái; nhà
Funtion 03 tầng + 01 tầng ấp mái; 02 khối Hotel cao 6 tầng + 01 tầng áp mái; 45
nhà biệt thự cao cấp từ 02 - 03 tầng; ngoài ra còn những công trình phụ trợ khác
như Amenities; pool club; Bể bơi; Sân vườn cảnh quan...với 01 tầng hầm chung cho

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

các công trình phục vụ, được xây dựng đồng thời cùng với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và cảnh quan của toàn khu, với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chỉ tiêu quy
hoạch phù hợp với đồ án quy hoạch 1/500 được duyệt.
Quy hoạch tổng mặt bằng của dự án được thiết kế và phân khu chức năng rõ ràng,
mạch lạc và liền mạch với cảnh quan toàn dự án, thể hiện ý tưởng thiết kế theo
phong cách hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về thẩm mỹ kiến
trúc, phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện thi công tại địa phương.
Yếu tố then chốt trong việc tạo nên một tổ hợp công trình đẹp, sang trọng và hài hòa
chính là sự liên kết và tính bền vững. Trong quá trình thiết kế và tổ hợp, các phân
khu chức năng sẽ được khớp nối với nhau tạo thành một thể thống nhất
1.3.1.4. Phân cấp công trình
-

Công trình dân dụng cấp II và III

-

Bậc chịu lửa Cấp I và cấp II

-


Chống động đất: công trình cấp I

1.3.1.5. Các chỉ tiêu thiết kế - quy hoạch
STT
1
2
3
4
5
6

THÔNG SỐ
Diện tích khu đất
Diện tích xây dựng khoảng
Diện tích sàn xây dựng khoảng
Mật độ xây dựng
Số tầng hầm
Chiều cao tầng

ĐƠN VỊ
m2
m2
m2
%
tầng
Tầng

QUY HOẠCH
115.100
23.940

90.000
20,8
01
02 – 06

1.3.2. KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
Tổ hợp các công trình trong dự án Khu biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương,
xung quanh có khá nhiều điểm thu hút của các dự án nghỉ dưỡng cao cấp đã và đang
thực hiện. Khu vực này đã được quy hoạch tổng thể với nhiều diện tích cây xanh,
bờ biển là vị trí phù hợp với mục đích nghỉ dưỡng.
Các công trình được thiết kế theo phong cách châu Âu cổ kết hợp hơi hướng hiện
đại đang rất được thịnh hành và phổ biến cho các dự án nghỉ dưỡng 5 sao, hình khối
nhẹ nhàng mạch lạc và đường nét chau chuốt chi tiết hoa văn tỉ mỉ nhưng không
quá cầu kỳ, mang đến ấn tượng chắc, khỏe, sạch. Phản ánh đúng nội dung của công
SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

trình với chức năng nghỉ dưỡng cao cấp. Kiến trúc mang hơi thở của thế kỷ 21, chắc
chắn sẽ đóng góp cho quy hoạch và kiến trúc cảnh quan toàn dự án.
Ý tưởng xử lý tinh tế sự chuyển động linh hoạt các không gian và hình khối, sự hài
hòa trong việc bố trí các chức năng sử dụng của công trình và khai thác các khoảng
lùi nhằm tạo ra sự thân thiện của các công trình với không gian thiên nhiên bên
cạnh, cũng như tạo nên sự đồng nhất với quần thể kiến trúc các dự án xung quanh.
Công năng của các công trình trong dự án được tổ chức liên hoàn và hợp lý theo

nguyên lý chức năng dựa vào trục ngang và trục đứng của công trình.
Cảnh quan và môi trường
- “Kiến trúc xanh” là một điều kiện kiên quyết của dự án với các đề xuất các
khoảng không gian xanh, mặt nước với quy mô lớn hoặc nhỏ theo từng quy mô
chức năng của các công trình sẽ là những điểm nhấn quan trọng về cả hình khối lẫn
nội thất của công trình.
- Sự kết hợp cây xanh, thảm cỏ, mặt nước là phương thức ngăn chia mềm mại và
gần gũi của công trình với không gian xung quanh, đồng thời tạo cảnh quan và
điểm nhấn
1.3.3. Thông số công trình Hotel

- Diện tích xây dựng: 2.297 m2
- Diện tích sàn xây dựng: 11.000 m2
- Chiều cao toàn nhà: 29,9m tính từ cos hoàn thiện tầng 1
Chiều cao tầng: tầng 1 - tầng 6 cao 3,6m/tầng; tầng áp mái cao 3,45m; mái cao
4.85m
Là 1 khối nhà độc lập cao 06 tầng + 01 tầng áp mái. Nhà Hotel với công năng là nơi
nghỉ chính của khu nghỉ dưỡng gồm nhiều các phòng ngủ khép kín được chia làm
nhiều loại khác nhau theo 1 hành lang chính giữa, các phòng ngủ được bố trí chéo
theo hình xương cá tạo thành modul 5m x 9m với gần 150 phòng ngủ các loại, đặc
biệt có 1 phòng VIP là phòng Tổng thống và phòng Đại sứ... kích thước 75m x 30m
hình thức kiến trúc nhà Hotel được chia thành nhiều bước cột hình chéo, điểm nhấn
của mặt đứng là các ban công trải dài với những họa tiết hoa văn bắt mắt. Phần thân
được phân vị bởi hệ phào chỉ cao khoảng 1,2m bề thế uyển chuyển giữa phần thân
và mái tạo đồng nhất hình thức kiến trúc với các công trình khác. Mái dùng hệ vì
kèo xà gỗ thép giật 2 cấp gác hệ cầu phong nito để lợp ngói.
SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Bảng diện tích sàn các công năng
STT Tên phòng chức năng
Tầng 1 (2302m2)
1.
Phòng Suite có vườn: 04 phòng
2.
Phòng gia đình có vườn: 01 phòng
3.
Phòng có bể bơi – vườn: 14 phòng
4.
Hành lang, thang bộ, thang máy, kỹ thuật
Tầng 2 (1694 m2)
5.
Phòng giường lớn: 18 phòng
6.
Phòng giường đôi :07 phòng
7.
Hành lang, thang bộ, thang máy, kỹ thuật
Tầng 3 (1694 m2)
8.
Phòng giường lớn:14 phòng
9.
Phòng giường đôi: 06 phòng
10.
Phòng Suite nhỏ: 02 phòng

11.
Hành lang, thang bộ, thang máy, kỹ thuật
Tầng 4 (1687 m2)
12.
Phòng giường lớn:14 phòng
13.
Phòng giường đôi: 06 phòng
14.
Phòng Suite nhỏ: 2 phòng
15.
Hành lang, thang bộ, thang máy, kỹ thuật
Tầng 5 (1687 m2)
16.
Phòng giường lớn:13 phòng
17.
Phòng giường đôi: 06 phòng
18.
Phòng Suite nhỏ: 1 phòng
19.
Phòng gia đình: 1 phòng
20.
Hành lang, thang bộ, thang máy, kỹ thuật
Tầng 6 (1701 m2)
21.
Phòng giường lớn:11 phòng
22.
Phòng giường đôi: 1 phòng
23.
Phòng Suite nhỏ: 3 phòng
24.

Phòng đại sứ đặc mệnh: 01 phòng
25.
Phòng tổng thống: 0 phòng
26.
Hành lang, thang bộ, thang máy, kỹ thuật
Tầng kỹ thuật mái (1016 m2)
27.
Phòng kỹ thuật cơ điện: 01 phòng
28.
Khu vực kỹ thuật ngoài trời
29.
Phòng AHU: 01 phòng
30.
Kho
31.
Hành lang, thang bộ, thang máy, kỹ thuật
Mái
32.
Sân đỗ máy bay trực thăng

Diện tích
102 m2
156 m2
75 m2
686 m2
50 m2
50 m2
444 m2
50 m2
50 m2

110 m2
424 m2
50 m2
50 m2
110 m2
417 m2
50 m2
50 m2
110m2
160 m2
412 m2
50 m2
50 m2
110m2
315 m2
442 m2
184 m2
404 m2
1.065 m2
83 m2
91.5 m2
149 m2
208 m2

1.4. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
1.4.1. Thông gió và chiếu sáng
SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Các căn hộ và các hệ thống giao thông chính trên các tầng đều được chiếu sáng tự
nhiên thông qua hệ thống cửa sổ lắp kiến, các ban công. Ngoài ra các hệ thống chiếu
sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho có thể cung cấp một cách tốt nhất cho những vị
trí cần ánh sáng như trong buồng thang bộ, thang máy, hành lang…Diện tích căn hộ ở
mỗi tầng khá lớn nên diện tích cho việc lưu thông công cộng bị thu hẹp ngoài ra các
căn hộ đều tập trung bên ngoài nên khu vực hành lang tập trung ở cốt lõi công trình
cho nên lắp đặt thêm đèn chiếu sáng nhân tạo cho khu vực này. Riêng tầng hầm có bố
trí thêm các ống lấy gió và lỗ cửa kính lấy ánh sáng.
1.4.2. Phương thức cấp điện
Hệ thống điện sử dụng trực tiếp hệ thống điện thành phố, có bổ sung hệ thống điện dự
phòng, nhằm đảm bảo cho tất cả các trang thiết bị trong toà nhà có thể hoạt động được
bình thường trong tình huống mạng lưới điện bị cắt đột xuất. Điện năng phải bảo đảm
cho hệ thống thang máy, hệ thống lạnh có thể hoạt động liên tục. Máy phát điện dự
phòng được đặt ở tầng hầm, có giải pháp cách âm để giảm bớt tiếng ồn và rung động
để không ảnh hưởng đến sinh hoạt. Toàn bộ đường dây điện được đi ngầm (được tiến
hành lắp đặt đồng thời khi thi công). Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật
đặt ngầm trong tường phải đảm bảo an toàn không đi qua các khu vực ẩm ướt, tạo điều
kiện dễ dàng khi cần sửa chữa.
1.4.3. Giải pháp cấp nước bên trong công trình
Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của thành phố rồi cung cấp trực
tiếp cho các căn hộ, và bơm vào bể nước ở tầng hầm và tầng mái nhằm đáp ứng nhu
cầu dùng nước sinh hoạt thường xuyên cho các căn hộ ở các tầng.
Các đường ống đứng qua các tầng đều được bọc trong hộp gen, đi ngầm trong các
hộp kỹ thuật. Các đường ống cứu hoả chính được bố trí ở mỗi tầng.


SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

1.4.4. Giải pháp thoát nước cho công trình
Nước mưa từ mái sẽ theo các lỗ thu nước trên tầng sân thượng chảy vào các ống thoát
nước mưa đi xuống dưới. Riêng hệ thống thoát nước thải sử dụng sẽ được bố trí đường
ống riêng. Nước thải từ các tầng được tập trung về khu xử lý và bể tự hoại đặt ở tầng
hầm
1.4.5. Giải pháp về cảnh quan môi trường ( xử lý rác thải)
Rác thải ở mỗi tầng được đổ vào gen rác đưa xuống gian rác, gian rác được bố trí ở
tầng hầm và có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gen thu rác được thiết kế kín đáo, trơn để
tránh kẹt rác vàlàm bốc mùi gây ô nhiễm môi trường.
1.4.6. Giải pháp phòng chống cháy nổ

Các thiết bị cứu hoả và đường ống nước dành riêng cho chữa cháy đặt gần nơi dễ
xảy ra sự cố như hệ thống điện gần thang máy. Hệ thống phòng cháy chữa cháy an
toàn và hiện đại, kết nối với trung tâm phòng cháy chữa cháy của thành phố. Hệ
thống báo cháy ở mỗi tầng và mỗi căn hộ đều có lắp đặt thiết bị phát hiện báo cháy
tự động. Ở mỗi tầng mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát
hiện được ngay lập tức phòng quản lý sẽ có các phương án ngăn chặn lây lan và
chữa cháy.
Hệ thống chữa cháy: Ở mỗi tầng đều được trang bị thiết bị chữa cháy bình khí
CO2. Nước được cung cấp từ bồn nước mái. Trang bị các bộ súng cứu hoả đặt tại
phòng trực, có các vòi cứu hoả cùng các bình chữa cháy khô ở mỗi tầng. Đèn báo

cháy được đặt ở các cửa thoát hiểm, đèn báo khẩn cấp được đặt ở tất cả các tầng.
Thang bộ có bố trí cửa kín, khói không vào được dùng làm cầu thang thoát hiểm
đảm bảo thoát người nhanh, an toàn khi có sự cố xảy ra.
1.4.7. Hệ thống chống sét

Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu Dynasphere được thiết lập ở tầng
mái và hệ thống dây nối đất bằng đồng được thiết kế để tối thiểu hoá nguy cơ bị sét
đánh.

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH

2.1. THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN MÓNG
2.1.1 Mô tả mặt bằng thi công công trình, địa hình, địa chất thủy văn, điều kiện
thi công
2.1.1.1. Mặt bằng thi công công trình
Vị trí: Khu vực dự án thuộc phường Hòa Hải, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
-

Phía Bắc giáp khu nghỉ dưỡng Ocean Villa

-


Phía Tây giáp đường Trường Sa

-

Phía Đông giáp biển Đông

-

Phía Nam giáp khu nghỉ dưỡng Nam An Retreat

-

Điều kiện tự nhiên: Khu vực có địa hình bằng phẳng. Hiện trạng sử dụng đất khá
đơn giản, thảm thực vật nghèo nàn.

Kinh tế xã hội: Vị trí triển khai Dự án có điều kiện cơ sở hạ tầng như: đường giao
thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc rất thuận lợi.
Quy mô công trình:
-

Diện tích xây dựng: 2.297 m2

-

Diện tích sàn xây dựng: 11.000 m2

-

Chiều cao toàn nhà: 29,9m tính từ cos hoàn thiện tầng 1


-

Chiều cao tầng: tầng 1 - tầng 6 cao 3,6m/tầng; tầng áp mái cao 3,45m; mái cao

Mặt bằng công trình nằm trong tổng thể qui hoạch, bao quanh công trình là đất qui
hoạch, có hai mặt giáp với đường giao thông chính, do đó không bị giới hạn bởi công
trình lân cận nên thuận lợi khi thi công.
2.1.1.2. Điều kiện địa chất thủy văn công trình
Bảng 2.1 Tính chất cơ lí của đất

2.1.1.3. Điều kiện thi công
SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Công trình có khối lượng thi công lớn do đó để đạt hiệu quả cao phải kết hợp thi công
cơ giới với thủ công.
Phương tiện phục vụ thi công
-

Máy khoan cọc nhồi

-


Cẩu tháp

-

Máy ép cọc

-

Đối trọng

-

Máy đào đất, xe tải chở đất: phục vụ công tác đào hố móng.

-

Máy vận thăng.

-

Xe vận chuyển bêtông và xe bơm bêtông.

-

Máy đầm bê tông.

-

Máy trộn vữa, máy cắt uốn cốt thép.


-

Các hệ dàn giáo, cốp pha, cột chống và trang thiết bị kết hợp.

-

Các loại xe được điều động đến công trường theo từng giai đoạn và từng biện pháp
thi công sao cho thích hợp nhất.

Nguồn nước thi công:
Công trình nằm ở trung tâm thành phố có mạng đường ống cấp nước vĩnh cửu dẫn đến
công trình đáp ứng đủ cho công trình thi công. Bên cạnh đó Công trình có thể sử dụng
nguồn nước từ bể nước được xây dựng để phục vụ công trình sau khi đưa công trình
vào sử dụng.
Nguồn điện thi công
Sử dụng điện của mạng điện thành phố, ngoài ra còn dự phòng một máy phát điện.
Tình hình cung cấp vật tư:
Công trình nằm trong khu vực thành phố nên có rất nhiều thuận lợi về nguồn

cung

ứng

vật tư, máy móc thiết bị thi công. Vận chuyển đến công trường bằng ôtô.Vật tư được
chuyển đến công trường theo nhu cầu thi công và được chứa trong các kho tạm hoặc
bãi lộ thiên .

2.1.1.4. Số liệu móng : Móng cọc (ép tĩnh)
Thông số
SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD


Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

-

Chiều cao đài móng

1.5(m)

-

Cao độ đáy đài (từ cao độ MDTN)

3.5(m)

-

Cao độ đáy hố đào(từ cao độ MDTN)

3.6(m)

-

Chiều dài théo neo vào đài cọc


1(m)

-

Chiều dày bê tông lót đài móng

0.1(m)

-

Chiều dài cọc trong đất

11(m)

-

Tổng chiều dài cọc

11.35(m)

-

Chiều sâu đáy cọc (từ cao độ MDTN)

14.25(m)

-

Độ sâu mực nước ngầm


4 (m)

Số liệu cọc
-

Tiết diện

Tròn

-

Chiều dài cọc :

11.35(m)

-

Đường kính cọc

400(mm)

-

Số lượng :

230

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Hình 2.1. Chi tiết cọc

Số liệu đài ( xem Bảng tiên lượng trong Dự toán)
2.1.2.Thiết kế và thi công hố móng
2.1.2.1. Phương án đào đất, mặt cắt hố đào , mặt bằng móng
Phương án đào đất: có 2 phương án đào là phương án đào bằng cơ giới( đào bằng máy) và
phương án đào thủ công( đào bằng tay).
Đào bằng cơ giới: với ưu điểm nỗi bật là rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo kỹ thuật. Tuy
nhiên việc sử dụng máy đào để đào hố móng tới cao trình thiết kế là không nên vì một mặt
nếu sử dụng máy để đào đến cao trình thiết kế sẽ làm phá vỡ kết cấu lớp đất đó làm giảm khả
năng chịu tải của đất nền, hơn nữa sử dụng máy đào khó tạo được độ bằng phẳng để thi công
đài móng. Vì vậy cần phải bớt lại một phần để thi công bằng thủ công.
Đào bằng thủ công: thì có ưu điểm là dễ tổ chức theo dây chuyền, nhưng với số lượng đào
đất lớn thì nhân công cũng phải lớn mới đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, do vậy nếu tổ
chức không khéo thì rất khó khăn gây trở ngại cho nhau dẫn đến năng suất lao động giảm,
không đảm bảo kịp tiến độ.

Từ những phân tích trên, ta có thể chọn cả 2 phương pháp đào đất hố móng. Căn cứ
vào phương pháp thi công cọc, kích thước đài móng và giằng móng ta chọn giải pháp
đào kết hợp cả thủ công và đào máy. Song song quá trình đào đất bằng máy, dùng
phương pháp đào thủ công lần 1, đào phần đất có chiều dày 50cm để tạo phẳng đáy
toàn bộ ao móng tiện cho việc thi công. Bố trí công nhân vừa đủ xuống hố đào, công
cụ thủ công đào và hất đất ở nơi máy đào đi qua về phía máy đào để vận chuyển luôn
lên xe. Với phương pháp này tận dụng được sự làm việc của máy đào, hạn chế sức

người đồng thời tăng nhanh thời gian hoàn thành việc đào đất.
Đào móng ( tay + máy ) được thực hiện theo trình tự các bước sau :
-

Đợt 1: đào máy từ +5.00(MDTN) đến +2.00

-

Đợt 2: đào tay hố pít từ +2.00 đến cao trình thiết kế
o đào tay hố thang thục H3: PC-10
o đào tay hố thang trục H5 : PC-8
o đào tay hai hố thu nước H10,H13

-

Đợt 3. Đào tay các hố đài còn lại từ +1.50 đến +0.85

-

Đợt 4: đào tay dầm móng lớn, nhỏ

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2


Hình 2.2 .Đợt 1 : Đào máy ZONE 2A, ZONE 2B từ cao trình +5.00m xuống +2.00m

-

Mặt cắt hố đào : Toàn bộ hố đào thống nhất lấy hệ số mái dốc m=1, khoảng cách từ
mép cốt pha tới chân mái dốc lấy tùy theo kích thước bộ phận riêng biệt ( đài cọc, hố
pit, hố thu nước, dầm móng).

Hình 2.3. Phần mở rộng và phần vát hố đào từ cao trình +5.00 xuống +2.00

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Hình 2.4. Mặt bằng bố trí cọc HOTEL2.

2.1.2.2. Thiết kế biện pháp tiêu thoát nước và làm khô hố móng
Hạ mức ngầm :
Mực nước ngầm ở độ sâu 3,6m so với mặt đất tự nhiên, khi thi công hố Pít thang máy và hố
thu nước cần phải có biện pháp hạ mực nước ngầm, để tạo môi trường khô ráo thuận lợi thi
công.
Bố trí giếng bơm hạ mực nước ngầm Ø200, cao độ đáy -9.000 (chiều dài ống lọc 9m từ cao
độ ±0.000 đến cao độ ±9.000)
Công suất bơm : 30m3/h
Số lượng : 20 giếng bao gồm khu hố pít và hố thu nước.


SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Hình 2.5. Mặt bằng đào hố thu nước

Hình 2.6. Mặt cắt 1-1

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Hình 2.7. Chi tiết rãnh thu nước

Hình 2.8. Mặt bằng bố trí giếng hạ mực nước ngầm

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Thiết kế rãnh thu nước quanh chu vi hố pít, hố thu nước
Xác định biện pháp xử nước ngầm theo tiêu chuẩn TCVN 9903 : 2014. Do đó trong
quá trình thi công hố móng, tiến hành đào rãnh thoát nước quanh chu vi hố móng đồng
thời bố thí hố thu nước.
Hình dạng và kích thước rãnh nước :

Hình 2.9. Thiết kế rãnh thoát nước.

2.1.2.3. Tính toán khối lượng đào móng
a, Lựa chọn phương án đào móng.
Móng được thi công theo phương pháp thi công dây chuyền, công tác đào móng sẽ
được thực hiện theo đợt công tác thi công. Đào hố móng sẽ được chọn biện pháp đào
bằng máy kết hợp với đào thủ công.
Đợt 1: Đào máy từ +5.00(MDTN) đến +2.00
Đợt 2: Đào tay hố pít từ +2.00 đến cao trình thiết kế
-

Đào tay hố thang thục H3

-

Đào tay hố thang trục H5 : PC-8

-


Đào tay hai hố thu nước H10,H13

: PC-10

Đợt 3. Đào tay các hố còn lại
Cách tính thể tích đào :
Với kích thước đài đã cho :a0 x b0
Thể tích đào chính là thể tích hình chóp cụt :

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG-HOTEL 2

Hình 2.10. Thông số hố đào
Trong đó:
+ H : Chiều cao hố móng
+ a : Chiều dài đáy hố: a= a0 + m
+ b : Chiều rộng đáy hố: b = b0 + m
+ c : Chiều dài miệng hố: c = a0 + m + x
+ d : Chiều rộng miệng hố: d = b0 + m + x
Vậy thể tích đào tính theo công thức:
V=

H

. a.b  (a  c).(b  d )  c.d 
6

Với cách tính trên, ta tổng hợp được bảng tính thể tích ( xem Bảng tiên lượng Dự toán)
Đợt 4 : đào tay giằng móng lớn và nhỏ
Diện tích mặt cắt đào đất ABCD : S= 1/2(AB+CD) x h
Thể tích đào bằng Diện tích mặt cắt nhân với chiều dài giằng móng: V=(L x S)
Trong đó :

L : là chiều dài giằng móng
x : phần mở rộng
m : phần vát

Hình 2.11. Mặt cắt hố đào giằng móng

SVTH: Hồ Quốc Minh – 12THXD

Trang


×