Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lang thang trong độ tuổi lao động, từ thực tiễn tại trung tâm bảo trợ xã hội tân hiệp, thành phố hồ chí minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.84 KB, 22 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN NAM

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI
LANG THANG TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ
XÃ HỘI TÂN HIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội
Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ HẢI THANH

Phản biện 1: GS.TS. Bùi Thế Cường
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Ánh Thuỷ

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi
...... ,ngày .... tháng..... năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng
ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Từ năm 2008
chúng ta đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 đô la, vượt
qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển, trở thành nước đang phát triển có
thu nhập trung bình. Tỷ lệ các hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống
còn 8% năm 2014. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn Quốc gia về xoá nạn
mù chữ. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Phúc lợi và an
sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Vấn đề tạo điều kiện ưu
đãi về tín dụng, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo cho
đối tượng chính sách được quan tâm. Công tác giải quyết việc làm và xóa
đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; sự nghiệp giáo dục từng bước phát triển
mới về quy mô, đa dạng hoá về loại hình trường lớp; khoa học công nghệ
và tiềm lực khoa học - công nghệ có bước phát triển nhất định; công tác
chăm sóc sức khoẻ nhân dân có tiến bộ...vv. Bên cạnh những thành tựu đạt
được, chúng ta vẫn còn một số mặt hạn chế như do ảnh hưởng của chiến
tranh, ảnh hưởng do thiên tai và mặt tiêu cực của cơ chế thị trường và hội
nhập quốc tế...vv dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, một bộ phận không còn
nhà cửa, đất đai, tài sản, một bộ phận do các vấn đề bệnh lý, tâm lý và một
số khác thanh niên ăn chơi đua đòi, chay lười lao động dẫn đến tình trạng
xuất hiện ngày càng nhiều người lang thang, người xin ăn, sinh sống nơi
công cộng. Họ là những người già không nơi nương tựa sống lang thang,
xin ăn; họ là người trong độ tuổi lao động sống lang thang không giấy tờ
tùy thân, những trẻ em đường phố và những người tâm thần không biết

nhà cửa, gia đình của mình ở đâu...vv. Đó là những hệ lụy của xã hội làm
mất đi thuần phong mỹ tục của người Việt và làm mất đi hình ảnh một đất
nước Việt Nam với những con người cần cù, chịu khó, thân thiện trong
mắt bạn bè Quốc tế. Cho nên chúng ta cần có cái nhìn tổng thể, sâu sắc để
giải quyết các vấn đề trên.

1


Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và du
lịch lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó tình trạng người lang thang, xin ăn,
sinh sống nơi công cộng, trẻ em đường phố hiện là vấn đề bức xúc của
không những nhà quản lý, người dân thành phố mà còn là vấn đề khó
chịu cho các du khách nước ngoài đến làm ăn, tham quan du lịch...vv.
Mặc dù Thành phố đã có nhiều nỗ lực để giải quyết tình trạng
người lang thang, ăn xin trên địa bàn nhưng công tác này vẫn còn gặp phải
những khó khăn và chưa được giải quyết triệt để, hiệu quả. Ghi nhận tại
các khu vực như ngã ba Cát Lái (quận 2), khu vực Hàng Xanh (quận
Bình Thạnh), khu vực công viên 23/9 (quận 1), khu vực ngã tư Phú
Nhuận(quận Phú Nhuận)…vv, hiện vẫn còn xuất hiện những người vừa
bán vé số vừa ăn xin sinh sống tại vĩa hè, công viên..vv.
Để giải quyết tình trạng trên, cả nước nói chung và Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng đã thực hiện giải pháp đưa người lang thang trong độ
tuổi lao động vào các Trung tâm bảo trợ xã hội nhằm cung cấp dịch vụ
công tác xã hội cho đối tượng này. Tuy nhiên, dịch vụ CTXH đối với
người lang thang trong độ tuổi lao động là một vấn đề mới, phức tạp, nó
khác hẳn với người già, người bệnh tâm thần, người nghiện ma túy... vv.
Để tìm hiểu vấn đề này và cũng là những trăn trở trong hoạt động
thực tiễn của bản thân, tôi chọn đề tài “ Dịch vụ công tác xã hội đối với
người lang thang trong độ tuổi lao động từ thực tiễn tại Trung tâm bảo

trợ xã hội Tân Hiệp, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu, làm luận
văn và trao đổi, chia sẻ với các cá nhân, các cấp, các ngành và địa phương,
Trung tâm bảo trợ xã hội, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và
nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người LTTĐTLĐ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, theo cục thống kê, kết quả “Báo cáo điều tra lao
động việc làm” năm 2015, cung cấp các thông tin về lao động và việc làm
cho người sử dụng. Do cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về các hoạt
động đối với những người từ 15 tuổi trở lên hiện đang sống tại Việt Nam,
các chỉ tiêu về thị trường lao động nêu trong báo cáo chủ yếu được tính
cho nhóm người từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó kết quả điều tra gồm một

2


số chỉ tiêu chủ yếu về thất nghiệp và thiếu việc làm đối với nhóm người
trong độ tuổi lao động.
Năm 2014, Trong Luận văn tốt nghiệp của Thạc sĩ Phạm Xuân
Thắng tại trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội về đánh giá mô hình can thiệp với trẻ em lang thang nhìn từ góc độ
quản lý ca, đề tài được nghiên cứu tại “Tổ chức trẻ em Rồng Xanh” nhằm
tìm hiểu hoạt động quản lý ca của trẻ em lang thang để đưa ra các giải
pháp và kiến nghị phương pháp can thiệp phù hợp. Công trình này cho
chúng tôi cách tiếp cận quản lý ca, nhưng do đối tượng nghiên cứu khác
nhau nên chúng tôi phải tìm các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội
cho người lang thang trong độ tuổi lao động.
Trong “ Báo cáo dân số vô gia cư” năm 2015 của Vũ Thị Huyền
và nhóm tác giả ở Khoa Môi trường Đại học khoa học Tự nhiên – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra bức tranh tổng quát về người vô gia cư, người
lang thang của thế giới và Việt Nam. Các tác giả đã phân tích nguyên

nhân, hệ quả của người lang thang, đồng thời nêu các giải pháp mang tính
vĩ mô để giải quyết tình trạng người vô gia cư, người lang thang. Đây là
một nghiên cứu rất có ý nghĩa, giúp cho tôi những số liệu thống kê, một
cái nhìn tổng thể về người lang thang.
Để giải quyết vấn đề người lang thang trong độ tuổi lao động,
trong thời gian qua Chính Phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư
như: Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 /10/2013của Chính phủ về quy
định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết
định 52/2012/QĐ-TTg ngày 16 /11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
quyết định chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho
người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Quyết định 1956/QĐ-TTg
ngày 27 /11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Nghị quyết số 18/NQ-CP
ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy
mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở
cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu
nhập thấp tại khu vực đô thị; Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24

3


tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách
phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Ngoài các
chỉ đạo của Chính Phủ, Thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành nhiều
quyết định và đưa ra nhiều giải pháp đối với người lang thang sinh sống
nơi công cộng như: Quyết định số 49/2014/QĐ-UBND ngày 18-12-2014
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc quản lý người xin
ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có
nơi cư trú nhất định trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra Thành
phố cũng có chủ trương như phối hợp với các tỉnh thành trả người lang

thang, xin ăn về nơi cư trú, tặng tiền cho người dân báo tin khi phát hiện
có người lang thang xin ăn qua đường dây nóng, hay chủ trương tập trung
tất cả các đối tượng lang thang, đặc biệt là những người trong độ tuổi lao
động vào Trung tâm hỗ trợ xã hội. Bằng các biện pháp như cấp cho mỗi
người 30.000đ/ngày, mở rộng, xây thêm nhà lưu trú, phân loại các đối
tượng lang thang để có các giải pháp thích hợp như như báo Tuổi trẻ số ra
ngày 22/12/2004 đã đề cập. Tuy nhiên, Đây chỉ là một chủ trương của
Thành phố Hồ Chí Minh và với những giải pháp tạm thời không mang tính
bền vững.
Trong các đề tài nghiên cứu trên, các tác giả nghiên cứu ở góc độ
môi trường xã hội và về phía Nhà nước cũng đưa ra một số chính sách
mang tính định hướng. Đề tài của chúng tôi nghiên cứu việc cung cấp dịch
vụ CTXH cho người lang thang trong độ tuổi lao động trên địa bàn cụ thể,
nhằm góp phần thêm góc nhìn mới về cung cấp dịch vụ cho người lang
thang trong độ tuổi lao động cũng như cung cấp thêm các số liệu cho
những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm thực hiện một số mục đích cơ bản:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cung cấp dịch vụ,
đặc biệt là dịch vụ CTXH cho người sống lang thang trong độ tuổi lao
động tại Trung tâm BTXH Tân Hiệp.

4


Nghiên cứu, phân tích, nhận xét thực trạng về việc cung cấp dịch
vụ CTXH và kết quả cung cấp dịch vụ cho người sống lang thang trong độ
tuổi lao động đang được nuôi dưỡng tại các Trung Tâm BTXH. Nghiên
cứu, phát hiện các nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong việc cung cấp

các dịch vụ tại Tung tâm, đề xuất một số giải pháp và đưa ra khuyến nghị
nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH cho người sống lang
thang trong độ tuổi lao động của Trung tâm cũng như của Việt Nam trong
các năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn
tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về người vô gia cư, người lang thang
trong độ tuổi lao động và CTXH, dịch vụ CTXH, chính sách và pháp luật
của Việt Nam đối với người LTTĐTLĐ tại Trung tâm bảo trợ xã hội.
Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý và việc cung cấp các dịch
vụ đối với người LTTĐTLĐ tại Trung tâm. Khái quát các loại hình dịch
vụ tại Trung tâm BTXH Tân Hiệp và Phân tích các loại hình dịch vụ
CTXH đang được cung cấp cho người lang thang trong độ tuổi lao động.
Khái quát kết quả việc cung cấp dịch vụ và sự hài lòng của người
LTTĐTLĐ tại Trung tâm. Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố chủ quan,
khách quan làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH cho người
lang thang trong độ tuổi lao động.
Đề xuất các giải pháp và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng
cao chất lượng cung cấp dịch vụ xã hội trợ giúp đối với người LTTĐTLĐ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là “dịch vụ công tác xã hội
đối với người sống lang thang trong độ tuổi lao động từ thực tiễn tại Trung
Tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp Thành phố Hồ Chí Minh”.
4.2. Khách thể nghiên cứu

5



Đề tài được triển khai nghiên cứu đối với các khách thể là người
lang thang trong độ tuổi lao động đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội Tân Hịệp, các nhân viên xã hội và lãnh đạo Trung tâm.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu về nhu cầu của người sống
lang thang trong độ tuổi lao động tại Trung tâm bảo trợ xã hội, những khó
khăn và trở ngại trong việc cung cấp dịch vụ và vai trò can thiệp của Nhân
viên công tác xã hội.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm 7 dịch vụ công tác xã hội
cụ thể như sau:
- Dịch vụ chăn sóc, nuôi dưỡng
- Dịch vụ tư vấn, tham vấn.
- Dịch vụ cung cấp thông tin, chính sách.
- Dịch vụ dạy văn hóa – dạy nghề.
- Dịch vụ giúp hoà nhập cộng đồng.
- Dịch vụ cung cấp pháp lý cá nhân ( giấy tờ tùy thân; hộ khẩu
thường trú, tạm trú).
- Dịch vụ giới thiệu việc làm.
4.3.2. Phạm vi hách thể
Đề tài tập trung nghiên cứu 100 người sống lang thang trong độ
tuổi lao động và 07 lãnh đạo, nhân viên xã hội tại Trung tâm.
4.3.3. Phạm vi hông gian
Khảo sát tại Trung Tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp – Thành phố Hồ
Chí Minh.
4.3.4. Phạm vi thời gian
Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ ngày 01.10.2016 đến ngày
30.03.2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận
chung là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Công tác xã hội là

6


một ngành khoa học xã hội, có nền tảng là triết học Mác – Lênin, do đó
mọi phương pháp tiếp cận vấn đề của khoa học này đều dựa trên nền tảng
là phương pháp luận khoa học cơ bản nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
5.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp ph n tích tài liệu:
5.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn s u:
5.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi:
5.2.4. Phƣơng pháp quan sát:
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. ngh a l luận
Với mục đích tìm hiểu thực tế để nâng cao hiệu quả trong quá
trình nghiên cứu, những thông tin thực nghiệm thu được từ thực tế sẽ đóng
góp thêm vào nguồn tham khảo cho việc phân tích và nghiên cứu lý luận
của công tác xã hội ở khía cạnh hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho người lang
thang trong độ tuổi lao động.
Vận dụng sự hiểu biết về an sinh xã hội và các chính sách xã hội,
đề tài đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá về các dịch vụ công tác xã hội của
Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tân Hiệp. Đó là sự ứng dụng các kiến thức, kỹ
năng công tác xã hội đã lĩnh hội được vào thực tế để làm phong phú thêm
kho tàng nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên
cứu sau này về lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho người
lang thang trong độ tuổi lao động.

6.2. ngh a thực tiễn
Nghiên cứu các quy trình hoạt động công tác xã hội của Trung tâm
Bảo trợ Xã hội Tân Hiệp nơi nuôi dưỡng các đối tượng là người lang
thang cơ nhỡ không nơi nương tựa sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, giúp người làm công tác xã hội có cái nhìn về các hoạt động cung
cấp dịch vụ cho đối tượng tại trung tâm trong công tác trợ giúp đối tượng
yếu thế để giúp họ thấy rõ những tồn tại, hạn chế cơ bản trong hoạt động
cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Từ đó nghiên cứu đề xuất giải pháp xây

7


dựng mô hình công tác xã hội chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối
với người lang thang trong độ tuổi lao động, khái quát về đặc điểm, vai trò
và những nhu cầu cần thiết của người lang thang trong độ tuổi lao động.
Trên cơ sở đó cũng nói lên được lý thuyết về dịch vụ CTXH và nội dung
của dịch vụ CTXH để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người lang
thang trong độ tuổi lao động.
Chương 2. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người lang
thang trong độ tuổi lao động từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội Tân
Hiệp.
Khái quát về bộ máy, cơ cấu, chức năng hoạt động của Trung
Tâm.
Thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH đã và đang thực hiện tại
Trung Tâm.

Kết quả của việc cung cấp dịch vụ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH tại
Trung tâm.
Chương 3. Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả
cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người lang thang trong độ tuổi
lao động từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp. Đưa ra các giải
pháp và khuyến nghị để thực hiện.

8


CHƢƠNG 1
NH NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƢỜI LANG THANG TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG
1.1Lý luận về ngƣời lang thang trong độ tuổi lao động.
1.1.1 Khái niệm vô gia cƣ:
1.1.2. Khái niệm về ngƣời lang thang xin ăn:
1.1.3. Khái niệm về ngƣời xin ăn hông có nơi cƣ trú nhất định
ngƣời sinh sống nơi công cộng hông có nơi cƣ trú nhất định:
1.1.4. Khái niệm tuổi lao động:
Theo bộ luật lao động năm 2012 và luật người cao tuổi thì độ tuổi
lao động được được hiểu là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với
nam và 55 tuổi đối với nữ.
1.1.5. Khái niệm về ngƣời lang thang trong độ tuổi lao động:
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm người
lang thang trong độ tuổi lao động như sau: Là người vô gia cư, không có
nơi cư trú nhất định là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú và thường xuyên đi lang thang, không
có nơi ở cố định; người có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú
nhưng không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có

nơi ở cố định, trong độ tuổi từ 15 đến đến dưới 60 tuổi đối với nam và 55
tuổi đối với nữ.
1.1.6. Khái niệm dịch vụ dịch vụ xã hội dịch vụ CTXH.
- Khái niệm dịch vụ:
Dịch vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau và gắn liền với quá
trình phát triển xã hội. Theo Đại từ điển tiếng Việt: dịch vụ là công việc
phục vụ cho đông đảo dân chúng (Nguyễn Như Ý, 1999, , NXB Văn hóa,
Đại từ điển tiếng Việt). Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012) cho
rằng dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản
phẩm hàng hóa tồn tại dưới hình thái vô hình nhằm thỏa mãn các nhu cầu
sản xuất và đời sống của con người.
- Khái niệm dịch vụ xã hội
- Khái niệm dịch vụ CTXH
1.1.7. Đặc điểm của ngƣời lang thang trong độ tuổi lao động.

9


- Về sức khỏe:
- Về tâm lý, thể chất và sinh lý:
Về tâm lý:
- Đặc điểm về kinh tế và xã hội của người lang thang trong độ
tuổi lao động.
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời lang thang
trong độ tuổi lao động .
1.2.1. Cơ sở lý luận.
1.2.2. Nhu cầu Công tác xã hội đối với ngƣời lang thang trong
độ tuổi lao động.
1.2.3. Nội dung dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời lang thang.
* Dịch vụ tham vấn tƣ vấn t m lý:

Những biểu hiện tâm l của người lang thang trong độ tuổi lao
động:
* Dịch vụ chăm sóc nuôi dƣỡng.
* Dịch vụ cung cấp thông tin chính sách.
* Dịch vụ giúp tái hoà nhập cộng đồng.
* Dịch vụ tạo việc làm giới thiệu việc làm.
* Dịch vụ cung cấp pháp lý cá nh n.
1.2.4.Vai trò của nh n viên CTXH trong việc cung cấp dịch vụ
đối với ngƣời lang thang trong độ tuổi lao động.
1.3. Các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với
ngƣời lang thang trong độ tuổi lao động.
1.3.1. Kinh tế xã hội:
1.3.2. Chính sách và cơ chế về dịch vụ Công tác xã hội.
1.3.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ Nh n viên công tác xã
hội
1.4. Cơ sở pháp lý của dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời lang
thang.
Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy
định về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở
bảo trợ xã hội;

10


Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 /10/2013của Chính phủ về
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09 /7/2015 của Chính phủ về quy
định chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về công

tác xã hội đối với người LTTĐTLĐ, Thao tác hóa các khái niệm về người
LTTĐTLĐ, về CTXH, CTXH đối với người LTTĐTLĐ. Những khái
niệm này giúp làm rõ hơn về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên
cứu của đề tài. Đồng thời, chương này cũng trình bày các hoạt động công
tác xã hội với người LTTĐTLĐ, các cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối
với người LTTĐTLĐ, các yếu tố tác động đến hoạt động công tác xã hội
đối với người LTTĐTLĐ.
Việc việc nghiên cứu và đưa ra hệ thống cơ sở lý luận ở chương 1
sẽ giúp cho tác giả, định hướng việc nghiên cứu đề tài “Dịch vụ Công tác
xã hội đối với người người lang thang trong độ tuổi lao động từ thực tiễn
Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp- Thành Phố Hồ Chí Minh” một cách
có cơ sở và hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu đề tài.

11


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI
LANG THANG TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TÂN HIỆP
2.1 Tổng quan về địa bàn và hách thể nghiên cứu.
2.1.1 Khái quát về tình hình ngƣời vô gia cƣ lang thang xin ăn,
ngƣời sinh sống nơi công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là nơi tập trung nhiều người lang
thang, ăn xin sinh sống nơi công cộng lớn nhất cả nước. Theo báo cáo
tổng kết năm 2016 của Sở Lao động thương binh xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh. Đến cuối năm 2016, Sở này đang nuôi dưỡng trên 4.000 người
là trẻ em bị bỏ rơi, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần..vv,
và gần 1.500 người trong độ tuổi lao động, thường xuyên được nuôi
dưỡng tại 16 Trung tâm bảo trợ xã hội công lập và gần 1.000 người được

nuôi dưỡng tại các chùa, mái ấm, nhà mở. Ngoài ra trong năm còn tiếp
nhận hơn 1.000 người sinh sống nơi cộng cộng, lang thang, xin ăn, sinh
sống ngoài cộng đồng được tập trung vào Trung tâm hỗ trợ xã hội Thành
phố. Trong số tiếp nhận mới, có rất nhiều người trong độ tuổi lao động,
sống lang thang nơi công cộng. Họ thường là những người còn sức khỏe
nhưng không có giấy tờ tùy thân, không có việc làm ổn định, không nơi cư
trú nhất định, chay lười lao động, giả dạng khuyết tật, thầy tu để đi xin ăn
và thường sống tại các công viên, vĩa hè, chợ...vv. ( Nguồn phòng BTXH
sở lao động TBXH TPHCM)
2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của Trung tâm BTXH T n
Hiệp.
2.1.2.1. Đặc điểm vị trí địa lí của Trung t m Bảo trợ Xã hội T n
Hiệp:
2.1.2.2 Sự hình thành và phát triển chức năng và nhiệm vụ
quyền hạn của Trung t m:

12


Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp là cơ sở xã hội thuộc Sở
Lao Động Thương Binh – Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh, được thành
lập theo Quyết định số 2666/QĐ-UB ngày 07/05/2001 của Chủ tịch Ủy
Ban nhân dân thành phố về việc cho phép đổi tên Trung tâm phát triển
kinh tế mới Tân Hiệp thành “Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp” trực
thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và
được bổ sung nhiệm vụ theo Quyết định số 5708/QĐ-UB ngày 30/12/2003
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về bổ sung nhiệm
vụ cho Trung tâm.
Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp là đơn vị sự nghiệp công
lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được cấp kinh phí từ ngân sách

Nhà nước và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định.
2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Trung t m:
Trung tâm thực hiện quản lý người lang thang xin ăn không có nơi
cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất
định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp nhận, quản lý chữa trị và phục hồi sức khỏe cho người lang
thang, xin ăn, sinh sống nơi công cộng; (gọi tắt là người lang thang) trong
độ tuổi lao động nhưng không đủ sức khỏe để áp dụng biện pháp quy định
tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 104/2003/QĐ-UB ngày 27/6/2003 và
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 điều 3 Quyết định số 183/2006/QĐUBND ngày 26/12/2006 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh
về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn
thành phố.
Tiếp nhận quản lý người lang thang trong độ tuổi lao động có sức
khỏe để áp dụng khoản 1, khoản 2 điều 3 Quyết định số 104/2003/QĐ-UB
ngày 27/6/2003 và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1, khoản 3, điều 3
Quyết định số 183/2006/QĐ-UBND ngày 26/12/2006 của Ủy Ban Nhân
Dân Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý người lang thang xin ăn, sinh
sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố.

13


Nuôi dưỡng các đối tượng xã hội: người tàn tật, già yếu cô đơn
không nơi nương tựa theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2666/QĐUB ngày 07/5/2001 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc cho
phép đổi tên Trung tâm Bảo trợ Xã hội và phát triển kinh tế mới Tân Hiệp
thành “Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp” trực thuộc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội.
2.1.2.4. Quyền hạn của Trung t m
2.1.2.5. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức của Trung T m BTXH
T n Hiệp.

2.1.2.6. Về chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
2.1.2.7 Trình tự thủ tục tiếp nhận học viên vào Trung t m ( thực
hiện theo quy trình tiếp nhận trại viên vào Trung tâm ngày 01/12/2014 và
quy trình sửa đổi bổ sung năm 2016).
2.1.2.8 tự thủ tục hồi gia thăm gặp học viên của th n nh n trại
viên.
2.1.2.9 Các quy định hi có th n nh n trại viên đến thăm và thủ
tục quản lý tƣ trang tiền và tài sản có giá trị hác của đối
tƣợng.
2.1.3. Khái quát về ngƣời LTTĐTLĐ và thực trạng cung cấp
dịch vụ CTXH đối với NLLTĐTLĐ tại Trung t m Bảo Trợ Xã Hội
T n Hiệp.
2.1.3.1. Khái quát ngƣời lang thang trong độ tuổi lao động tại
Trung tâm.
Bằng phương pháp quan sát thực tế, tác giả nhận thấy người
LTTĐTLĐ tại trung tâm đa phần họ là những người còn sức khỏe và có
khả năng lao động được, bênh cạnh đó có một số người có vấn đề về sức
khỏe tâm thần (không lanh lẹ), một số người ngại tiếp xúc với người lạ và
có những cái nhìn dò xét.Họ được bố trí chổ ở, sinh hoạt tại các nhà ở của
2 khu và từng khu có sân chơi, nhà ăn tập thể riêng. Khu I dành cho người
LTTĐTLĐ là nữ giới và người cao tuổi, người khuyết tật; Khu II dành cho

14


người TTĐTLĐ là nam giới. Mỗi nhà có từ 50 trại viên đến 60 trại viên
và có 1 nhân viên quản lý, giúp đỡ họ. Mỗi người trong nhà được bố trí 1
chổ ngủ riêng (giường tầng), nơi ở của họ sạch sẽ, gọn gàng.
Hàng ngày họ được hướng dẫn tham gia lao động sản xuất như
trồng rau xanh, gia công các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, dọn dẹp vệ

sinh nơi ở, khu vực nhà trại và có những người được tham gia các lớp học
văn hóa, học nghề sửa xe gắn máy. Buổi chiều được nhân viên tổ chức cho
giao lưu bóng đá, bóng chuyền ..vv. Họ luôn chấp hành tốt nội quy Trung
tâm và mọi sự điều động hướng dẫn của nhân viên nơi đây.
2.1.3.2. Thực trạng đội ngũ nh n viên công tác xã hội.
2.1.3.3. Thực trạng cung cấp các dịch vụ CTXH cho ngƣời
LTTĐTLĐ động tại Trung t m và ết quả trong quá trình
nghiên cứu.
- Dịch vụ chăm sóc và nuôi dƣỡng:
- Dịch vụ tham vấn tƣ vấn.
- Dịch vụ văn hóa dạy nghề:
- Dịch vụ hòa nhập cộng đồng:
- Dịch vụ cung cấp pháp lý cá nh n (giấy tờ tùy th n).
- Dịch vụ tạo và giới thiệu việc làm.
+ Tạo việc làm tại chổ:
+ Giới thiệu việc làm:
2.2 Kết quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
Ngƣời lang thang trong độ tuổi lao động tại Trung t m.
2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác
xã hội đối với NLTTĐTLĐ từ thực tiễn Trung t m Bảo Trợ Xã Hội
Tân Hiệp.
- Về yếu tố chủ quan.
Một số NVXH chưa có quan niệm đúng đắng về nghề CTXH,
chưa thật sự yêu nghề.

15


Vẫn còn một số nhân viên CTXH chưa thật sự quan tâm trong
việc trợ giúp cho người LTTĐTLĐ, ngại khó khăn, ngại tiếp xúc với đối

tượng.
Một số NVXH không tích cực bồi dưỡng kiến thức, học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
Một số ít nhân viên xã hội còn coi mình là trung tâm, là người ban
ơn và người LTTĐTLĐ là người phải biết ơn.
Một số người người LTTĐTLĐ thiếu ý chí vươn lên, chay lười
lao động trong tiếp cận dịch vụ tạo việc làm tại chổ.
- Về yếu tố khách quan.
Do Trung tâm ở xa thành phố (cách Thành phố 120 km) nên việc
học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên CTXH gặp rất nhiều
khó khăn.
Do người LTTĐTLĐ là đối tượng còn sức lao động, nên việc vận
động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đến giúp đỡ họ về vật chất
rất khó khăn.
Do các doanh nghiệp cho là người LTTĐTLĐ tại Trung tâm
không thích hợp để thuê mướn ( phần lớn họ không có hộ khẩu, căn cước
công dân) vì khó cho họ trong việc quản lí lao động và không thực hiện
các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế theo quy định của pháp luật.
Do thu nhập của CBNV làm việc này không cao nên việc tuyển
dụng nhân viên có trình độ, đúng chuyên ngành CTXH rất khó.
Hệ thống chính sách pháp luật về CTXH chưa hoàn thiện cũng đã
ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ như chưa hỗ trợ cho người
LTTĐTLĐ có giấy tờ hợp pháp.
Kinh phí hỗ trợ sinh hoạt cho các đối tượng còn ở mức thấp so
với mặt bằng chung của xã hội như cấp 400.000 đồng/ năm cho mua sắm
quần, áo, dép , mền, mùng ...vv.

16



Trình độ văn hóa của trại viên thấp, một phần lớn không được đi
học dẫn đến việc tiếp cận một số dịch vụ CTXH bị hạn chế như tiếp cận
dịch vụ dạy nghề, dịch vụ giới thiệu việc làm ...vv.
Ngoài ra trình độ chuyên môn của nhân viên CTXH, Cơ sở vật
chất, phương tiện hỗ trợ trong một số dịch vụ chưa đảm bảo cũng là yếu
tố khách quan làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cung cấp các dịch
vụ cho đối tượng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã nghiên cứu khái quát về tình hình
người vô gia cư, lang thang xin ăn, người sinh sống nơi công cộng trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Khái quát tình hình hoạt động của Trung
tâm BTXH Tân Hiệp cũng như khái quát về người LTTĐTLĐ và thực
trạng cung cấp dịch vụ CTXH đối với người LTTĐTLĐ tại Trung tâm
Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp như: Dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng; Dịch vụ
tham vấn, tư vấn; Dịch vụ cung cấp thông tin, chính sách; Dịch vụ văn
hóa, dạy nghề; Dịch vụ hòa nhập cộng đồng; Dịch vụ cung cấp pháp lý cá
nhân (giấy tờ tùy thân) và Dịch vụ tạo và giới thiệu việc làm. Ngoài ra tác
giả còn nghiên cứu Kết quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
Người lang thang trong độ tuổi lao động tại Trung tâm, Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với NLTTĐTLĐ từ
thực tiễn Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp.

17


CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI
LANG THANG TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG THỰC TIỄN
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TÂN HIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
3.1 Định hƣớng phát triển.
3.1.1 Định hƣớng phát triển nghề công tác xã hội
3.1.2 Định hƣớng đa dạng hoá các dịch vụ công tác xã hội.
3.1.3 Định hƣớng n ng cao chất lƣợng dịch vụ đối với ngƣời
lang thang trong độ tuổi lao động.
3.1.4 Định hƣớng xã hội hóa dịch vụ công tác xã hội
3.2 Giải pháp n ng cao n ng cao nhận thức và hiệu quả cung cấp
dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời lang thang trong độ tuổi lao
động từ thực tiễn Trung t m bảo trợ xã hội T n Hiệp.
3.2.1 Các giải pháp thuộc về Nhà nƣớc cộng đồng và xã hội.
nước tạo cơ hội để họ được hưởng đầy đủ các chính sách ASXH
theo Hiến pháp.
3.2.2 Giải pháp thuộc Trung t m Bảo trợ Xã hội T n Hiệp
3.2.2.1 Giải pháp n ng cao nhận thức với nghề .
3.2.2.2 Giải pháp n ng cao vai trò, trình độ chuyên môn của
nh n viên công tác xã hội.
3.2.2.3 Giải pháp n ng cao chất lƣợng các dịch vụ tại Trung
tâm.
3.3. Khuyến nghị
3.3.1. Đối với nhà nƣớc và xã hội.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 32/2010 phê duyệt
Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 (Đề án 32). Tuy
nhiên, đến nay nhận thấy khuôn khổ pháp lý phát triển nghề CTXH chưa
được hoàn chỉnh; đặc biệt là việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cán
bộ, viên chức, nhân viên CTXH chưa được xác định cụ thể trong một số
Bộ luật, luật liên quan; các nội dung về CTXH chưa được luật hóa.
Cần sớm xây dựng và ban hành văn bản pháp lý phù hợp ở tầm
luật, pháp lệnh để điều chỉnh lĩnh vực CTXH được xem là mới và rất quan


18


trọng này. Từ đó phát triển CTXH thành một nghề nhằm thể chế hóa các
chủ trương, chính sách về an sinh xã hội.
Xã hội cần có cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của
người LTTĐTLĐ.
3.3.2. Đối với Trung tâm BTXH.
Cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân viên CTXH chưa có chuyên
môn nghiệp vụ để họ có chuyên môn, có năng lực đảm nhiệm công tác và
có đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao
ngày càng cao.
Trước mắt Trung tâm cần thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm
để chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực CTXH. Tạo điều
kiện cho cán bộ nhân viên tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng, nghiệp
vụ về CTXH nhằm tăng năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên CTXH
trong giai đoạn hiện nay.
Trong công tác tuyển dụng nhân viên CTXH, cần tích cực tìm
kiếm, tuyển dụng đúng ngành, đúng nghề cho từng vị trí việc làm trong
CTXH.
Cần liên kết với các trường có chuyên ngành CTXH, mở thêm các
lớp CTXH với nhiều cấp học khác nhau tại đơn vị để đáp ứng yêu cầu
tham gia cho nhiều nhân viên và cũng là để từng bước chuẩn hóa đội ngũ
nhân viên làm CTXH.
Tạo điều kiện về thời gian và có chính sách hỗ trợ học phí, kinh
phí đi lại cho cán bộ nhân viên tham gia các lớp học tại Thành phố Hồ
Chí Minh để kích thích họ tự đăng ký học tập nâng cao trình độ, yên tâm
công tác.
Xây dựng đội ngũ nhân viên CTXH cho tổ tư vấn có trình độ
chuyên môn về CTXH, có kiến thức xã hội tốt, am hiểu về tâm sinh lý của

đối tượng, không ngại khó, ngại khổ và phải có đạo đức với nghề chuẩn
mực.
Vận động các nguồn lực xã hội, quan tâm tạo điều kiện cho người
LTTĐTLĐ cơ hội có việc làm ổn định cuộc sống.

19


KẾT LUẬN
Trước nay việc cung cấp dịch vụ CTXH đối với người lang thang
trong độ tuổi lao động chưa được xã hội quan tâm đúng mức, các dịch vụ
thường hướng đến giúp đỡ các nhóm yếu thế như người cao tuổi, trẻ em bị
bỏ rơi, người nghèo...vv. Trên thực tế người LTTĐTLĐ cũng rất cần sự
quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng, của xã hội như bao người yếu
thế khác nên chúng ta cần có những nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này để
làm rõ hơn những nhu cầu, những khó khăn, vướng mắc trong việc cung
cấp các dịch vụ nhằm vào nhóm yếu thế này cũng như khó khăn, vướng
mắc trong việc tiếp nhận các dịch vụ từ họ . Qua những nghiên cứu sẽ
giúp các nhà hoạch định chính sách đề ra những chính sách phù hợp đối
tượng này. Đồng thời giúp nhân viên CTXH có cái nhìn đúng đắng về
người LTTĐTLĐ để cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả.
Thông qua luận văn tốt nghiệp “Dịch vụ CTXH đối với người
LTTĐTLĐ từ thực tiễn Trung tâm BTXH Tân Hiệp” tác giả đã hệ thống
hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ
CTXH cho người sống lang thang trong độ tuổi lao động tại Trung tâm
BTXH Tân Hiệp.
Nghiên cứu, phân tích, nhận xét thực trạng về việc cung cấp dịch
vụ CTXH và kết quả cung cấp dịch vụ cho người sống lang thang trong độ
tuổi lao động đang được nuôi dưỡng tại các Trung Tâm BTXH. Nghiên
cứu, phát hiện các nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong việc cung cấp

các dịch vụ tại Tung tâm.
Đề xuất một số giải pháp và đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao
chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH cho người sống lang thang trong độ tuổi
lao động của Trung tâm cũng như của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Với kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên
cứu nên đề tài nghiên cứu của tác giả không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả
rất cần sự chia sẽ, đóng góp của quý Thầy, Cô và các cá nhân, tổ chức
nhằm có những giải pháp hữu hiệu hơn trong việc nâng cao chất lượng
dịch vụ công tác xã hội đối với người lang thang trong độ tuổi lao động tại
Trung tâm BTXH Tân Hiệp nói riêng và cho người LTTĐTLĐ trong cộng
đồng nói chung. Nhằm giúp họ có đủ năng lực bản thân, hòa nhập vào xã
hội, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

20



×