Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giáo trình CNXH khoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.68 KB, 3 trang )

Liên minh Công - Nông - Trí trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.

Lâm Hiếu Trung
Chủ tịch liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đồng Nai


Trong cương lĩnh của mình Đảng Cộng sản Việt Nam (liên minh công - nông là nền tảng của
khối đại đoàn kết toàn dân - mà nay là liên minh công - nông - trí chính là cơ sở xã hội
vũng chắc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh và đó cũng chính là thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc, đối với sự
nghiệp xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “chỉ có khối liên minh công-nông do giai cấp công nhân lãnh đạo
mới có thể kiên quyết và triệt để lật đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy và cũng cố chính
quyền của nhân dân lao động, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc, dân chủ và
tiến lên CHXH” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1989, trang 598).
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân khối liên minh công -nông cùng các tầng lớp trí thức
(trong đó có nhiều trí thức có người không xuất thân từ công - nông) đã có nhiều cống hiến xuất
sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều trí thức tên tuổi như Giáo sư Trần Văn Giàu, Trần
Đại Nghĩa, Luơng Định Của, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Hoàng Minh Giám, Thái Văn Lung,
Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng ...
Đây là những trí thức hòa mình vào giai cấp công - nông, phục vụ lợi ích giai cấp tiên phong, lợi
ích của toàn dân tộc.
Đấy cũng chính là khối liên minh công - nông - trí. Trong thời kỳ xây dựng CNXH, đặc biệt là hơn
thập kỷ qua của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã
phát triển mạnh hơn khối liên minh này, vai trò trí thức càng có vị trí quan trọng trong hơn bao
giờ hết.
Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã trình bày “Đối với trí thức, tạo
điều kiện thuận lợi và khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, cống hiến, trọng dụng và đãi ngộ
xứng đáng các tài năng, phát huy trí tuệ trong nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật, chính
sách và quản lý xã hộí " (trang 36-Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng - luu hành nội


bộ).
Trong nhiều văn kiện của Đảng đã nên chủ truơng trí thức hóa công nông. Ngày nay không ít trí
thức có học hàm, học vị cao xuất thân từ giai cấp công nhân và nông dân.
Vấn đề đặt ra hiện nay là nội dung mới của khối liên minh công -nông - trí thức thế nào ?
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010: “Đẩy mạnh
CNHHĐH, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển... phát triển kinh tế, CNHHĐH là nhiệm
vụ trung tâm... phát huy nguồn năng lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam thông
qua phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ. Phát triển một số ngành công nghệ
then chốt, đồng thời coi trọng CNHHĐH nông nghiệp và nông thôn..." (Trích Văn kiện trích Đại
hội IX) .
Đảng ta chủ trương xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt, phát triển về số lượng,
nâng cao giác ngộ giai cấp, trình độ học vấn và tay nghề, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng
tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất; chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
Đối với nông dân, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi và nguyện vọng chính đáng của giai cấp nông dân là
thực hiện tốt các chính sách về đất, rừng, về tiêu thụ nông sản hàng hóa, giải quyết việc làm,
xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, từng bước thực hiện công bằng xã hội giữa nông thôn
và thành thị, xây dựng nông thôn mới .
Trong thời kỳ CNH-HĐH, lực lượng sản xuất đang phát triển ngàycàng cao, tỷ trọng cơ cấu trong
nền sản có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ tăng lên đáng kể. ở Đồng Nai
công nghiệp có mức tăng trưởng cao (bình quân 19,9%/năm tính từ 1996-2000) năng suất lao
động ngành công nghiệp cao gấp 2 lần ngành dịch vụ và 14 lần ngành nông nghiệp. Đó là bức
tranh của sự chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Trong sự chuyển dịch đó dẫn đến sự chuyển biến quan trọng trong nội dung liên minh công -
nông - trí trong thời kỳ mới.
Công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh dẫn tới sự phân bố lại dân cư. ở Đồng Nai nhiều khu
công nghiệp mới hình thành thu hút hàng vạn lao động từ nông thôn, là nông dân tham gia vào
sản xuất công nghiệp, đồng thời cũng hình thành và đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị. Mọi
sinh hoạt, đời sống của bộ phận nông dân này cũng thay đổi, đồng thời mối quan hệ giữa nông
thôn và đô thị ngày càng nhích gần nhau hơn cũng làm cho công nhân, nông dân, trí thức có mối
quan hệ gần gũi, ảnh hưởng qua lại. Họ tiếp thu được cái hay và tiêm nhiễm của cái chưa hay

của đô thị mới chưa đuợc định hình, chưa có đầy đủ của nếp sống trật tự, văn minh. Từ đó, ít
nhiều cũng làm thay đổi nếp sống, nếp nghỉ vốn có từ nông thôn của mình. Nhưng về mặt bản
chất họ gắn bó với nhau chặt chẽ về lợi ích hơn.
Vấn đề cần được quan tâm trong thời kỳ này là : do sự chnyển dịch cơ cấu kinh tế biến đổi ngày
càng rộng sự phân công của xã hội , trình độ năng lực, vị trí vai trò và quyền lợi của mỗi thành
viên trong khối liên minh này có khác nhau thì ở đây vai trò của giai cấp công nhân thông qua đội
tiền phong của mình là Đảng Cộng sản phải bằng đường lối, chủ trương và các chính sách cụ
thể để lãnh đạo hài hòa lợi ích của giai cấp và tầng lớp trong lợi ích chung của đất nước, của
toàn xã hội, liên minh công - nông có thực sự vững chắc hay không, vấn đề bản chất của nó là
sự liên minh về mặt kinh tế, là sự bình đẳng về mặt phân phối các lợi ích, về sự công bằng xã
hội mà biểu hiện cụ thể là sự liên minh giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa Nhà nước với
nông dân.
Tôi chỉ đơn cử một vài ví dụ để minh chứng cho mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp :
nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống (trên 75% dân số hiện nay là nông dân) nông thôn là
địa bàn rộng lớn, là thị trường tiêu thụ có ý nghĩa rất quyết định cho sự phát triển cho các nền
kinh tế công nghiệp.
Nhưng nông thôn, nông dân hiện nay còn thiếu trên nhiều mặt, đặc biệt là đói thông tin. Họ rất ít
hiểu biết những vấn đề tưởng đâu sơ đẳng nhất báo chí đã nêu như trẻ con còn thiếu dinh
dưởng nhưng họ lại đem trứng gà, vịt đi để mua bột ngọt, đồng ruộng thì phun quá nhiều thuốc
trừ sâu độc hại, cua đồng là món ăn có nhiều dinh duỡng cho trẻ con không còn.
Hiện nay việc đổ xô trồng cây này, mai thay cây khác thể hiện điều đáng quan tâm là chất luợng
năng suất thấp khó tiêu thụ. Vấn đề là giống tốt, biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Tất nhiên có thị
trường mà ta thường gọi là đầu ra mà thị trường ngày nay dù nội địa hay ngoài nước đều là khó
tính. Đơn cử, đơn giản như trồng ớt xuất khẩu, cây ớt bị thoái hóa trái to, trái nhỏ, trái cong quẹo
v.v. . . thì làm sao mà đóng hộp xuất khẩn đuợc v.v. ..
Đơn giản như việc sử dụng biogas đã là thứ có sẵn ở nông thôn, ta nói và làm thí nghiệm nhiều
năm nhưng cũng chưa phổ biến đại trà ra đuợc, nhiều bà con nông dân cũng chưa nghe nói
đến, nói gì đã thấy. . .
Và còn biết bao nhiêu ví dụ khác chưa đòi hỏi đến mức phải có “nền kinh tế tri thức” mới giải
quyết được( mặc dù hiện nay các nhà khoa học và báo chí ở nước ta nói không ít về kinh tế tri

thức, về xa lộ thông tin, thậm chí siêu xa lộ v.v...) giá cả nông sản khá thấp, tất nhiên là có vấn
đề chất lương, năng suất như nói ở trên. Tuy nhiên đây là vấn đề điều hành ở tầm vĩ mô phải xử
lý một cách đồng bộ là sao ? Trong đó có vấn đề nhận thức về liên minh công- nông, sử dụng
hàm lượng chất xám thế nào ?
Tôi mạo muội nêu ra đây là vấn đề thuế nông nghiệp đối với người nông dân (từ chủ trang trại)
theo thông tin mà tôi được biết, thuế nông nghiệp hàng năm thu được trên ngàn tỷ đồng Việt
Nam thì cũng gần số thu ấy chi cho bộ máy làm công việc thu thuế nông nghiệp ! Nếu quả đúng
như vậy thì nên xử lý vấn đề này sao cho thỏa đáng. Đó cũng là liên minh công nông - trí.
Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng về công nhân nêu rõ : “Xây dựng giai cấp công
nhân lớn mạnh vè mọi mặt, phát hiện về số lượng, nâng cao giác ngộ giai cấp, trình độ học vấn
và tay nghề, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất,
đạt chất lượng cao”.
Dự thảo Đại hội Tỉnh Đảng hộ Đồng Nai lần thứ VII (2000-2005) ghi rõ : “Các cấp ủy Đảng cần
tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính của Đảng về xây dựng giai cấp công
nhân. . .”
Xây dựng giai cấp công nhân ở Đồng Nai ngày càng vững mạnh về mọi mặt như Nghị quyết đã
nêu, là công việc vừa mang tính chiến lược vừa cấp bách trong giai đoạn hiện nay vì :
Có vững mạnh thì mới làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh công - nông - trí và tăng
cường được khối đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh .
Muốn giai cấp công nhân thực sự là lực lượng đI đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH thì trí thức hóa
công nhân là yêu cầu tất yếu, người ta thường gọi công nhân này là công nhân “áo trắng cổ cồn”
có như thế thì mới có thể có năng lực ứng dựng và sáng tạo công nghệ mới, mới tạo là năng
suất cao mà hàm lượng chất xám trong sản phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Ở Việt Nam và Đồng Nai hiện nay việc giai cấp công nhân, công nghiệp gắn với nông dân, phải
làm nòng cốt trong sự nghiệp CNH-HĐH mà trước hết là CNH-HĐH nông thôn. Đó chính là thực
hiện đứng đắn chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân phát hiển
sản xuất, gắn nông dân, nông nghiệp với thị trựòng trong nước và khu vực với thế giới. Trong đó
đặc biệt quan tâm thành lập hệ thống thu mua hàng nông sản, chế biến nông sản tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu. Thành quả đó là sáng tạo của công - nông - trí mà giai cấp công nhân thông

qua Đảng tiền phong của mình mà lãnh đạo toàn xã hội . Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta
về Cơ bản là một nước công nghiệp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×