Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu tác động của thực thi hiệp định trị giá WTO đối với nguồn thu hải quan tại việt nam (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.7 KB, 25 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở VN, khái niệm TGHQ của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được chính

thức xuất hiện vào đầu thập kỷ 90, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Từ thời điểm đó đến trước năm 2002, TGHQ chủ
yếu phục vụ một mục tiêu quản lý duy nhất là dùng để tính thuế cho hàng hoá
XNK, vì vậy giai đoạn này TGHQ được biết với tên gọi là TGTT hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu. Theo đó, việc xác định TGTT chủ yếu dựa trên bảng giá tối thiểu
do Nhà nước qui định. Đây là cơ chế áp dụng TGTT hải quan theo sự áp đặt của
Nhà nước. Theo cơ chế này, tuy đã có tác dụng nhất định trong việc đảm bảo
nguồn thu cho NSNN, nhưng cũng biểu hiện rất nhiều bất cập cho cả cơ quan quản
lý lẫn doanh nghiệp XNK trong việc tự chủ hạch toán kinh doanh.
Từ năm 2002 về sau, để chuẩn bị các điều kiện tạo tiền đề cho VN gia
nhập vào WTO, về phương diện thuế quan, VN phải có nghĩa vụ thực hiện xác
định TGTT theo các nguyên tắc của “Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT
1994” hay có thể gọi tắt là HĐTG WTO (Tổng cục Hải quan, 1999). Trên cơ sở đó,
Chính phủ VN đã ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 áp dụng
cơ chế xác định giá tính thuế theo nguyên tắc của HĐTG WTO và được hướng dẫn
bằng Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính. Đây được
xem là bước tiến lớn trong quá trình hội nhập, phát triển nhưng cũng được xem là
một thách thức lớn trong việc đảm bảo NTHQ cho NSNN ở VN hiện nay. Vì vậy,
việc nghiên cứu quá trình thực thi HĐTG WTO ảnh hưởng như thế nào đến NTHQ
ở VN là vấn đề cần được xem xét cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Hơn hết, cần
phải xây dựng mô hình đo lường mang tính định lượng để đánh giá mức độ tác
động của thực thi HĐTG WTO đến NTHQ và nhận diện ra các nhân tố kinh tế bị
ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG WTO có tác động tới NTHQ tại VN, từ kết quả
nghiên cứu sẽ rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thu thuế


XNK và đảm bảo NTHQ ở VN.


2
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “ Nghiên cứu tác động của
thực thi HĐTG WTO đối với nguồn thu hải quan tại Việt Nam” làm luận án tiến
sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế học.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu bao trùm của luận án là đánh giá xu hướng tác động
của thực thi HĐTG WTO tới NTHQ VN, đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng tới NTHQ trong việc thực thi HĐTG WTO; trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp để Hải quan VN thực hiện tốt các cam kết về xác định TGHQ theo quy định
của WTO, hoàn thiện công tác xác định TGTT đối với hàng hóa XNK, đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo NTHQ, và hạn chế các tác động tiêu cực
đối với nền kinh tế trong việc thực thi HĐTG WTO.
Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐTG WTO;
đồng thời khẳng định yêu cầu khách quan và sự cần thiết của việc thực thi đầy đủ
các cam kết của VN về xác định TGHQ trong WTO.
Thứ hai, phân tích thực trạng NTHQ và thực thi HĐTG WTO tại VN
trong thời gian qua.
Thứ ba, xây dựng mô hình định lượng tác động khi thực hiện xác định giá
tính thuế theo HĐTG WTO đến những thay đổi của số thu hải quan ở VN.
Thứ tư, khảo sát, thu thập ý kiến của doanh nghiệp nhằm đưa ra những
nhận định khách quan về ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO tới các nhân tố kinh
tế, qua đó đánh giá một số tác động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ

tại VN thông qua hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp; cũng như nhận diện ra
những khó khăn hiện nay trong công tác xác định TGTT dựa trên nguyên tắc thực
thi HĐTG WTO ở VN.
Thứ năm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi HĐTG WTO
trong đảm bảo thu NSNN từ NTHQ.


3
3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, NTHQ của VN thay đổi như thế nào khi thực thi HĐTG WTO?
Thứ hai, thực trạng công tác xác định TGHQ theo HĐTG WTO tại VN

như thế nào?
Thứ ba, xu hướng tác động của thực thi HĐTG WTO vào số thu hải quan
VN?
Thứ tư, những nhân tố kinh tế nào bị ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG WTO
có tác động gián tiếp tới NTHQ tại VN?
Thứ năm, cần phải làm gì để tăng cường các tác động tích cực của việc
thực thi Hiệp định trị giá WTO đối với nguồn thu hải quan tại VN?
4.
4.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tác động của thực thi

hiệp định trị giá WTO đối với nguồn thu hải quan thông qua các nhân tố thuế suất,
kim ngạch nhập khẩu, hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp XNK.

4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, luận án tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích thực trạng nguồn thu hải quan VN trước và sau khi

thực thi Hiệp định trị giá WTO và đánh giá những lợi ích và khó khăn của việc
thực thi Hiệp định trị giá WTO trong công tác xác định giá tính thuế hàng hóa xuất
nhập khẩu nói riêng cũng như trong quản lý nhà nước về hải quan nói chung nhằm
đảm bảo nguồn thu hải quan của VN;
Thứ hai, lượng hóa những tác động của thực thi Hiệp định trị giá WTO
vào số thu hải quan VN;
Thứ ba, xác định các mức độ tác động của các nhân tố bị ảnh hưởng bởi
việc thực thi Hiệp định trị giá WTO và có tác động gián tiếp tới nguồn thu hải quan
thông qua hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở VN;


4
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên trên nguyên tắc chấp hành nghiêm ngặt các quy
định trong Hiệp định trị giá WTO; cải cách và xây dựng một hệ thống xác định trị
giá hải quan một cách công bằng, khách quan vừa không tạo ra rào cản trong
thương mại quốc tế, vừa thu đúng thu đủ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu,
qua đó đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước từ hải quan của VN.
Về thời gian, luận án sẽ sử dụng số liệu về số thu hải quan từ năm 2000
tới nay ở VN.
Về không gian, tác giả cũng tiến hành khảo sát đối với một số doanh
nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nước.
5.


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, ứng dụng mô hình VECM để ước lượng tác động trực tiếp cũng

như gián tiếp của thực thi Hiệp định trị giá WTO đến nguồn thu hải quan VN;
Thứ hai, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để xác
định được mức độ tác động gián tiếp của những nhân tố chủ yếu bị ảnh hưởng bởi
thực thi Hiệp định trị giá WTO như đặc điểm doanh nghiệp, môi trường bên ngoài,
hội nhập quốc tế và tâm lý doanh nghiệp tới nguồn thu hải quan thông qua hành vi
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp XNK;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác
thực thi HĐTG WTO và đảm bảo NTHQ của VN.
6.

Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Về mặt lý luận, luận án đóng góp một số cơ sở lý luận cho việc phân tích

những tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ một quốc gia, cụ thể đã
chỉ ra được kênh tác động trực tiếp và kênh tác động gián tiếp của việc thực thi
HĐTG WTO đến NTHQ và nhận diện ra các nhân tố chịu sự ảnh hưởng của thực
thi Hiệp định này có tác động gián tiếp tới NTHQ tại VN.
Về mặt thực tiễn, luận án đã lượng hóa những tác động trực tiếp và gián
tiếp của thực thi HĐTG WTO tới NTHQ và đề xuất các giải pháp có tính khả thi


5
đối với việc đảm bảo NTHQ trong thời gian tới ở VN. Luận án là tài liệu tham
khảo cho việc đề ra các chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo NTHQ tại VN trong
bối cảnh thực thi HĐTG WTO.
7.


KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,

luận án được kết cấu thành 5 chương gồm:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG
WTO đối với NTHQ tại VN
Chương 3. Thực trạng NTHQ và thực thi HĐTG WTO tại VN
Chương 4. Phân tích tác động của thực thi HĐTG WTO đối với nguồn thu
hải quan tại VN
Chương 5. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi HĐTG WTO
trong đảm bảo NTHQ tại VN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI

1.1.1.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài

1.1.2.

Các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.3.

Những khoảng trống cho nghiên cứu


1.1.3.1. Khoảng trống về lý thuyết và thực tiễn
Một là, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu thực nghiệm tại
nước ngoài về tác động của thực thi HĐTG WTO đến NTHQ không thể đúng cho
thực tế tại VN.
Hai là, các công trình nghiên cứu nước ngoài chỉ dừng lại ở việc phân tích
dựa vào mô hình ước lượng tác động của thực thi HĐTG WTO vào nguồn thu hải
quan một quốc gia, nhưng chưa phân tích sâu những tác động gián tiếp cũng như
những tác động lan tỏa của thực thi HĐTG WTO tới nền kinh tế hay vào NTHQ.


6
Ba là, các công trình nghiên cứu trong nước chưa mô hình hóa và định
lượng làm rõ được vai trò, sức ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO trong việc đảm
bảo NTHQ tại VN.
Bốn là, các công trình nghiên cứu trong nước chưa xây dựng được mô
hình lượng hóa các yếu tố chịu ảnh hưởng lan tỏa của thực thi HĐTG WTO có tác
động gián tiếp vào NTHQ tại VN.
1.1.3.2. Khoảng trống về PP tiếp cận và PP nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận: Chưa có công trình nghiên cứu trong nước nào
tiếp cận phân tích tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ tại VN dưới
góc độ kinh tế học.
Phương pháp nghiên cứu: Đa số các nghiên cứu trong nước sử dụng các
phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích thống kê số liệu, ít nghiên cứu sử
dụng các phương pháp định lượng, hay điều tra khảo sát.
1.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1.


Nhóm phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp diễn dịch và quy nạp; phương pháp mô hình hóa; phương

pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp thu thập số liệu phi thực nghiệm và
phương pháp chuyên gia.
1.2.2.

Nhóm phương pháp định lượng
Thống kê kinh tế; mô hình VECM; phân tích nhân tố khám phá (EFA)

1.2.3. Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống
kê, Niên giám thống kê hải quan của Tổng cục Hải quan, Biểu thuế các năm và các
cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Bộ Công thương, Bộ Tài chính hay dữ liệu
từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế và từ Internet.


7

- Tổng quan tình hình
nghiên cứu
- Lý luận về HĐTG WTO
và NTHQ
- Lý thuyết kinh tế

Thực trạng NTHQ khi thực
thi HĐTG WTO

Thực trạng công tác thực thi
HĐTG WTO tại VN


Kinh nghiệm thực thi HĐTG
WTO của một số nước và bài
học cho VN

Mô hình đánh giá xu
hướng tác động của thực
thi HĐTG WTO đối với
NTHQ tại VN
Bình luận kết quả từ
nghiên cứu thực nghiệm
Mô hình xác định mức độ
tác động của các nhân tố
kinh tế bị ảnh hưởng bởi
thực thi HĐTG WTO có tác
động gián tiếp tới NTHQ
thông qua hành vi tuân thủ
thuế XNK tại VN

Đề xuất các giải pháp thực thi
HĐTG WTO nhằm đảm bảo
NTHQ ở VN

Hình 1.1. Khung nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ tại VN


8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THỰC
THI HĐTG WTO ĐỐI VỚI NTHQ TẠI VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HĐTG WTO

2.1.1.

Lịch sử hình thành

2.1.2.

Mục đích, nguyên tắc của HĐTG WTO

2.1.3.

Các phương pháp xác định trị giá hải quan của HĐTG WTO

2.1.4. Những ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO
2.1.4.1. Ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO đến doanh nghiệp XNK
2.1.4.2. Ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO đến môi trường kinh doanh trong
nước
2.1.4.3. Ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO đến mức độ hội nhập quốc tế
2.1.4.4. Ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO đến tâm lý doanh nghiệp
2.2. Nguồn thu hải quan
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Đặc điểm của NTHQ
2.2.3. Vai trò của NTHQ
2.2.4. Nguyên nhân thất thoát NTHQ
2.2.4.1. Nguyên nhân từ cơ quan hải quan
Với vai trò là cơ quan quản lý của nhà nước trong hoạt động XNK, xét
trong phạm vi quản lý thuế XNK, cơ quan hải quan có sứ mệnh là tổ chức công tác
thu ngân sách, chống gian lận thương mại, quản lý nợ thuế, cưỡng chế thuế. Do
vậy, năng lực quản lý của cơ quan hải quan giữ vai trỏ quan trọng trong việc đảm
bảo NTHQ mỗi quốc gia.
2.2.4.2. Nguyên nhân từ người nộp thuế

Xét về phương diện pháp lý, NTHQ là nguồn thu ngân sách từ hoạt động
XNK, được xem như là quan hệ pháp luật phát sinh giữa người thu thuế là cơ quan
hải quan và người nộp thuế là các doanh nghiệp, thương nhân trong qua trình thực


9
hiện hoạt động XNK. Do vậy, sự hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ của chủ thể
nộp thuế XNK mới là yếu tố nền tảng trong đảm bảo NTHQ.
Chính vì vậy, hướng nghiên cứu thực nghiệm tại VN sẽ được phác họa
trong hình 2.1 về tác động thực thi HĐTG WTO và NTHQ. Bản chất của sự tác
động này được chia làm hai tác động chính: tác động trực tiếp và tác động gián
tiếp.
2.3.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM CHO NGHIÊN CỨU
TÁC ĐỘNG CỦA THỰC THI HĐTG WTO ĐỐI VỚI NTHQ

2.3.1.

Lý thuyết kinh tế về tác động của thực thi HĐTG WTO đối với
NTHQ

2.3.1.1. Lý thuyết tác động của thuế quan
2.3.1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa doanh thu thuế và thuế suất - Đường cong
Laffer
2.3.2.

Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của thực thi HĐTG WTO
đối với NTHQ


2.3.2.1. Nghiên cứu của Gundogdu (2011)
Để phân tích tác động của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ ở các nước
hồi giáo, Gundogdu (2011) đã xây dựng mô hình định lượng có dạng:
LnCRit = β0 + β1LnIMPit + β2Ln(100 + TRFit) + β3IndTRFit + β4CVAit +
β5IndCVAit + eit
2.3.2.2. Nghiên cứu của Rajkarnikar (2006)
Rajkarnikar (2006), cũng đã định lượng những tác động của thực thi
HĐTG WTO qua việc đánh giá mức độ thay đổi về lượng hàng nhập khẩu, giá cả
hàng hóa và số thu hải quan của Nepal trong bối cảnh thực thi HĐTG WTO, dựa
trên một hàm hồi quy đơn biến có dạng như sau:
LOG(IMVA) = α - β *LOG(PI)


10
2.3.2.3. Nghiên cứu của Ehdaie (1990)
Trong nghiên cứu của Ehadaie (1990) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng
một phương trình (single – equation econometric model) có dạng tổng quát như
sau: LnATt = µ 0 + µ 1lnYt + εt
2.3.3.

Đề xuất mô hình ước lượng tác động của thực thi HĐTG WTO đối
với NTHQ tại VN
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện nghiên cứu theo mô hình của

Gundogdu (2011) dựa trên lý thuyết tác động của thuế quan làm nền tảng. Do vậy,
phương trình nghiên cứu tổng quát:
CR = f (IMP, TRF, CVA, IndTRF, IndCVA)
2.4.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ

TÁC ĐỘNG TỚI

HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH

NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
2.4.1.

Cơ sở lý luận về hành vi tuân thủ thuế

2.4.2.

Lý thuyết chung về hành vi tuân thủ thuế

2.4.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of reasoned action)
Thuyết hành động hợp lý TRA (theory of reasoned action) của Ajzen và
Fishbein (1980) đã khám phá ra phạm vi thái độ trong lý thuyết hành động hợp lý
của họ (TRA) và đã kết luận rằng không phải thái độ mà là dự tính thực hiện hành
vi là yếu tố dự báo hành vi.
2.4.2.2. Lý thuyết hành vi theo dự tính (Theory of planned behavior – TPB)
TPB là sự mở rộng của mô hình TRA của Fishbein và Ajzen (1975). TPB
được giữ nguyên cấu trúc như TRA, thêm yếu tố PBC.
2.4.3. Nghiêm cứu thực nghiệm về hành vi tuân thủ thuế
2.4.3.1. Mô hình của Fischer, Wartick và Mark (1992)
2.4.3.2. Mô hình Chau và Leung (2009)
2.4.3.3. Mô hình của Nicoleta BARBUTA-MISU (2011)
2.4.3.4. Mô hình của Palil và Mustapha (2011)
2.4.4.

Mô hình lựa chọn làm cơ sở nghiên cứu


2.4.4.1. Các nhân tố về đặc điểm của doanh nghiệp


11
2.4.4.2. Các nhân tố về môi trường kinh doanh
2.4.4.3. Các nhân tố về hội nhập quốc tế
2.4.4.4. Yếu tố tâm lý
2.4.4.5. Mức độ tuân thủ thuế
2.4.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố bị ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG
WTO có tác động tới hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp XNK tại VN
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NTHQ VÀ THỰC THI HĐTG WTO TẠI
VIỆT NAM
3.1. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC THI HĐTG WTO TẠI VIỆT NAM
3.1.1. Giai đoạn 1 trước năm 2002
3.1.2. Giai đoạn 2 từ năm 2002 đến năm 2004
3.1.3. Giai đoạn 3 từ năm 2004 đến nay
3.2. THỰC TRẠNG VỀ NTHQ VIỆT NAM KHI THỰC THI HĐTG WTO
Trong thời gian qua, số thu thuế của ngành Hải quan không ngừng tăng
lên, liên tiếp vượt chỉ tiêu được giao, góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN, giữ vai
trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Bảng 3.1. Tỷ trọng NTHQ đóng góp vào NSNN năm 2004 -2015
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013

NTHQ
18.954
22.949
31.571
34.588
34.470
38.114
42.825
60.271
91.457
105.629
130.351
155.790
127.828
140.800

Tổng thu NSNN
90.749
103.888
123.860
177.409
149.320
238.686

289.170
336.273
434.761
466.286
588.428
704.267
743.190
822.000

Đơn vị tính: tỷ đồng
Tỷ trọng
(ĐVT: %)
21
22
25
19
23
16
15
18
21
23
22
22
17
17


12
2014

2015

173.366
177.293

863.520
996.870

20
18

Nguồn: Bộ Tài Chính, Bảng Quyết toán NSNN năm 2000,…2015
(www.mof.gov.vn) và phần tính toán của tác giả
Bảng 3.2. Thuế truy thu điều chỉnh tăng từ năm 2000 đến năm 2003
do áp giá tối thiểu của ngành Hải quan VN
Năm
Thuế tăng thu qua công tác xây dựng
giá tính thuế tối thiểu (ĐVT: tỉ đồng)

2000
2001
2002
2003

131
116
168
133

Tỉ lệ thuế thu tăng qua

công tác xây dựng giá
tính thuế tối thiểu trên
tổng NTHQ
(ĐVT: %)
0,69
0,51
0,53
0,39

Nguồn: Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn) – Bảng Quyết toán thu cân đối NSNN
năm 2000, 2001, 2002, 2003
Bảng 3.3. Số thuế điều chỉnh tăng sau tham vấn trong thông quan từ
2004 – 2014
Năm
Tổng số tờ
khai tham
vấn
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

4.578

7.634
11.769
14.593
24.840
29.453
32.881
30.592
33.150
36.360
20.560

Tổng số tờ
khai tham vấn
thành công
558
1.374
1.530
3.356
6.955
9.425
12.335
12.150
13.923
14.544
7.522

Tỷ lệ tham
vấn thành
công
(ĐVT: %)

12
18
13
23
29
32
37
39
42
40
37

Số thuế điều
chỉnh tăng sau
tham vấn (tỷ
đồng)
73,50
151,80
118,50
268,12
463,52
504,94
525,76
536,24
754,53
927,15
460,75

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh,
thành phố và tính toán của tác giả).



13
3.3. THỰC TRẠNG THỰC THI HĐTG WTO TẠI VIỆT NAM
3.3.1. Kết quả công tác thực thi HĐTG WTO tại VN
3.3.2. Những hạn chế trong công tác thực thi HĐTG WTO tại VN
3.3.3. Những khó khăn trong công tác thực thi HĐTG WTO tại VN
3.3.4. Những điểm chưa thống nhất trong quản lý chuyển giá và thực thi HĐTG
WTO ở VN hiện nay
3.4.
KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI KHI
THỰC THI HĐTG WTO
3.4.1. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển
3.4.2. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển và chậm phát triển
3.4.3. Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với VN trong quá trình thực thi HĐTG
WTO
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THỰC THI HĐTG WTO ĐỐI
VỚI NTHQ TẠI VIỆT NAM
4.1. ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA THỰC THI HĐTG WTO ĐỐI VỚI
NTHQ TẠI VIỆT NAM
4.1.1. Mô hình nghiên cứu
CR = f (IMP, TRF, CVA, IndTRF, IndCVA)
Trong đó:
CR: Số thu hải quan của VN tính theo quý từ 2000 đến 2014
IMP: Kim ngạch nhập khẩu của VN theo quý từ 2000 đến 2014
TRF: Thuế quan trung bình của VN từ 2000 đến 2014
CVA: Biến thực thi HĐTG WTO
IndTRF: Biến tác động gián tiếp của TRF tại VN là tích của IMP và TRF
IndCVA: Biến tác động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO tại VN là tích
của IMP và CVA

Tuy nhiên, do số liệu về số thu hải quan tính theo đơn vị tỷ đồng, kim
ngạch nhập khẩu được tính theo đơn vị triệu USD và có sự biến thiên lớn theo thời
gian nên khi đưa vào mô hình sẽ sử dụng hàm logarit nêpe cho 2 biến số này để
hạn chế mức độ biến thiên của chuỗi số. Đồng thời hàm logarit nêpe cũng cho phép
nghiên cứu chỉ ra rõ hơn độ co giãn của số thu hải quan theo các biến độc lập trong
mô hình.
4.1.2. Mẫu dữ liệu nghiên cứu
4.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số (Vector error
correction model - VECM) (Asteriou, 2007) để ước lượng mối quan hệ trong ngắn


14
hạn và dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu, từ đó rút ra một phương trình (ECM) để xem
xét tác động của các nhân tố đến số thu hải quan dựa vào mẫu số liệu thời gian
(time data) từ quý I/2000 đến quý IV/2014.
4.1.4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu
4.1.4.1. Kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu
Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu ở VN từ quý I/2000
đến quý IV/2014. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các chuỗi dữ liệu đều không
dừng ở chuỗi gốc, nhưng đều dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, hay nói cách khác,
các chuỗi này đều là các chuỗi I (1). Như vậy, có căn cứ ban đầu cho thấy nghiên
cứu đủ cơ sở đưa ra một mô hình tốt.
4.1.4.2. Xác định độ trễ tối ưu
Với mục tiêu ban đầu nhằm xác định xem có tồn tại mối liên hệ cân bằng
trong dài hạn giữa số thu hải quan và việc thực thi HĐTG WTO ở VN, tác giả xác
định độ trễ tối ưu cho mô hình thông qua mô hình Vector Autoregreesion (VAR).
Tác giả lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn đa số AIC (Akaike’s information criterion),
FPE (Final prediction error), tiêu chuẩn SC và tiêu chuẩn HQ (Hannan-Quinn
information criterion). Quá trình này dẫn đến việc chọn độ trễ bằng 4 cho dữ liệu.

4.1.4.3. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen
Các kết quả của kiểm định đồng liên kết chỉ ra rằng giả thuyết có ít nhất
hai mối quan hệ đồng liên kết được chấp nhận, tức tồn tại đồng liên kết trong hệ
thống mô hình tại độ trễ bằng 4. Với kết quả này, nghiên cứu sẽ tiến hành ước
lượng theo phương pháp VECM. Như vậy, có bằng chứng để kết luận rằng tồn tại
mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa số thu hải quan, kim ngạch nhập khẩu,
thuế quan trung bình và việc thực thi HĐTG WTO. Với sự tồn tại vector đồng tích
hợp thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình được mô tả
bởi phương trình sau:
LnCR = 21.643LnIMP – 0.83TRF + 27.724CVA + 0.264IndTRF – 24.575IndCVA
(7.875)
(0.766)
(9.427)
(0.333)
(5.114)
Với các con số trong ngoặc là thống kê t
Phương trình trên cho thấy trong dài hạn việc thực thi HĐTG WTO cả tác
động trực tiếp và tác động gián tiếp lên số thu hải quan VN và các tác động này
đều có ý nghĩa về mặt thống kê.


15
4.1.4.4. Ước lượng mô hình VECM
Phân tích mối quan hệ đơn biến (tương quan Pearson)
Kết quả trong mối quan hệ đơn biến cho thấy cả 5 nhân tố kim ngạch
nhập khẩu, thuế quan trung bình, thực thi HĐTG WTO, tác động gián tiếp của thuế
quan trung bình và tác động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO đều có tác động
đối với số thu hải quan.
Ước lượng mô hình VECM
Mô hình và kết quả trình bày qua bảng tổng hợp sau:

D(LNCR) = C(1)*( LNCR(-1) + 21,643*LNIMP(-1) - 0,830*TRF(-1) + 27,724*CVA(-1)
+ 0,264*INDTRF(-1) – 24,575*INDCVA(-1) -30,229 ) + C(2)*D(LNCR(-1))
+ C(3)*D(LNCR(-2)) + C(4)*D(LNCR(-3)) + C(5)*D(LNCR(-4))
+ C(6)*D(LNIMP(-1)) + C(7) *D(LNIMP(-2)) + C(8)*D(LNIMP(-3))
+ C(9)*D(LNIMP(-4)) + C(10)*D(TRF(-1)) + C(11)*D(TRF(-2))
+ C(12)*D(TRF(-3)) + C(13)*D(TRF(-4)) + C(14)*D(CVA(-1))
+ C(15)*D(CVA(-2)) + C(16)*D(CVA(-3)) + C(17) *D(CVA(-4))
+ C(18)*D(INDTRF(-1)) + C(19)*D(INDTRF(-2)) + C(20)*D(INDTRF(-3))
+ C(21)*D(INDTRF(-4)) + C(22)*D(INDCVA(-1)) + C(23) *D(INDCVA(-2))
+ C(24)*D(INDCVA(-3)) + C(25)*D(INDCVA(-4)) + C(26)

Bảng 4.6. Tổng hợp các hệ số hồi quy có mức ý nghĩa thống kê
Hệ số
tương quan Sai số chuẩn Thống kê t Xác suất
C(2)
C(8)
C(9)
C(12)
C(13)
C(16)
C(17)
C(20)
C(21)
C(24)
C(25)
C(26)

-0,644
-5,564
-5,134

-0,629
-0,563
-4,339
-6,015
0,257
0,201
2,456
3,211
0,091

0,165
1,802
1,781
0,187
0,211
2,441
2,276
0,071
0,081
1,345
1,188
0,043

-3,897
-3,086
-2,882
-3,355
-2,665
-1,777
-2,642

3,627
2,462
1,825
2,702
2,078

0,000
0,004
0,007
0,002
0,012
0,086
0,013
0,001
0,020
0,078
0,011
0,046

Ký hiệu ***, **, * ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Eview 8

Mức ý
nghĩa
***
***
***
***
**
*

**
***
**
*
**
**


16
4.1.4.5. Kiểm định mô hình
Từ kết quả kiểm định tính dừng, tự tương quan và phương sai thay đổi
của phần dư trong mô hình hồi quy cho thấy phần dư từ mô hình ECM là một
nhiễu trắng (White noise - đáp ứng các giả thiết). Khi đó, kết quả ước lượng mô
hình sẽ là một ước lượng BLUE (Best Linear Unbiaes Estimator). Do đó, kết quả
hồi quy ECM trên là đáng tin cậy, đủ căn cứ để thực hiện những phân tích chuyên
sâu nhằm làm rõ bản chất tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ VN.
4.1.4.6. Quan hệ nhân quả Granger
Kết quả cho thấy tất cả các biến kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung
bình, thực thi HĐTG WTO, tác động gián tiếp của thuế quan trung bình và tác
động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO đều là nguyên nhân cho sự thay đổi của
biến phụ thuộc số thu hải quan với mức ý nghĩa thống kê 1% và 10%.
4.1.4.7. Phân tích phản ứng đẩy
Kết quả phân tích phản ứng đẩy cho thấy trong ngắn hạn (từ giai đoạn 1
tới giai đoạn 4) chỉ số thể hiện tác động của biến CVA mang dấu âm, nhưng chỉ số
thể hiện tác động của biến IndCVA lại mang dấu dương. Đặc biệt từ trung hạn tới
dài hạn (từ giai đoạn 5 trở đi) thì các chỉ số thể hiện tác động của biến CVA và
IndCVA đều mang dấu dương trừ chỉ số thể hiện tác động của biến CVA ở giai
đoạn 8 mang dấu âm. Do đó, trong trung và dài hạn, việc thực thi HĐTG WTO
nhìn chung đều có tác động trực tiếp và gián tiếp làm tăng NTHQ tại VN. Tuy
nhiên, dấu âm của biến CVA ở giai đoạn 8 cho thấy một điều, trong trung và dài

hạn sẽ vẫn có những thời điểm việc thực thi HĐTG WTO có tác động trực tiếp làm
giảm số thu hải quan Việt Nam. Điều này rất có thể xảy ra nếu như hệ thống cơ sở
dữ liệu giá của cơ quan hải quan không theo kip với sự thay đổi của thị trường, và
doanh nghiệp nắm được những lỗ hổng trong cơ sở dữ liệu giá thì hoàn toàn có thể
khai báo giá thấp theo CSDL giá đã lạc hậu này để trốn thuế. Do vậy, kết quả này
đỏi hỏi ngành Hải quan phải chú trọng công tác cập nhật dữ liệu giá theo biến động
của thi trường, xây dựng một hệ thống thông tin về giá phong phú, khoa học.


17
4.1.4.8. Phân rã phương sai của số thu hải quan
Kết quả phân rã phương sai cho thấy sự thay đổi số thu hải quan đến từ
chính nó ở giai đoạn đầu tiên (giai đoạn 1) chiếm 100%, không phụ thuộc vào các
biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, vai trò của các biến trong mô hình đều thể
hiện vai trò của mình đối với sự thay đổi số thu hải quan. Cụ thể, trong giai đoạn
trung hạn (giai đoạn 5), sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó (do các biến
khác không đề cập trong mô hình) chiếm 57,23%; từ tác động trực tiếp của thực thi
HĐTG WTO chiếm 8,33%; từ tác động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO chiếm
10,71%. Trong dài hạn (ở giai đoạn 10) sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó
(do các biến khác không đề cập trong mô hình) chiếm 49,6%; từ tác động trực tiếp
của thực thi HĐTG WTO chiếm 5,78%; từ tác động gián tiếp của thực thi HĐTG
WTO chiếm 25,83% cao hơn gần 5 lần mức độ tác động trực tiếp.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THỰC THI HĐTG
WTO CÓ TÁC ĐỘNG GIÁN TIẾP TỚI NTHQ THÔNG QUA HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
4.2.1. Thiết kế nghiên cứu
4.2.2. Nghiên cứu định tính
4.2.2.1. Mục tiêu
4.2.2.2. Phỏng vấn sâu
4.2.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính

4.2.3. Nghiên cứu định lượng
4.2.3.1. Mục tiêu
4.2.3.2. Biến đo lường trong mô hình và các giả thiết
4.2.3.3. Thiết kế bảng khảo sát
4.2.3.4. Xác định kích thước mẫu và thang đo
Bảng 4.13. Mã hóa thang đo mức độ tác động của các nhân tố bị ảnh hưởng
bởi thực thi HĐTG WTO đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp XNK
STT
Mã hóa
Diễn giải
Đặc điểm doanh nghiệp
1
DDDN1
Thực thi HĐTG WTO, doanh nghiệp sẽ thay đổi cơ cấu, tổ chức
theo hướng phù hợp hơn (như công ty mẹ, con; công ty đa quốc
gia,…).
2
DDDN2
Thực thi HĐTG WTO, kiến thức của doanh nghiệp về thuế đối


18

3

DDDN3

4

DDDN4


5

DDDN5

với hàng hóa XNK tốt hơn, rõ ràng hơn.
Thực thi HĐTG WTO, lợi nhuận tăng do chi phí thuế của doanh
nghiệp giảm
Thực thi HĐTG WTO, doanh nghiệp có động lực để mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh
Thực thi HĐTG WTO, mặt hàng kinh doanh của công ty bị cạnh
tranh cao do có nhiều doanh nghiệp hiểu biết pháp luật về thuế
tham gia vào kinh doanh.

Môi trường kinh doanh
6
MTKD1
Thực thi HĐTG WTO, chính sách thuế của nhà nước đơn giản và
ổn định hơn.
7
MTKD2
Thực thi HĐTG WTO, việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về thuế của nhà nước đã thay đổi tích cực và hiệu quả hơn.
8
MTKD3
Thực thi HĐTG WTO, hành vi gian lận thương mại qua TGTT
trong nước giảm đi nhiều.
9
MTKD4
Thực thi HĐTG WTO , thời gian thông quan giảm.

10
MTKD5
Thực thi HĐTG WTO, hạn chế nhiều cơ hội để trốn tránh thuế
của doanh nghiệp
Hội nhập quốc tế
11
HNQT1
Thực thi HĐTG WTO, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong
kinh doanh quốc tế.
12
HNQT2
Thực thi HĐTG WTO, giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi
ro do khác biệt pháp luật về thuế giữa các quốc gia
13
HNQT3
Thực thi HĐTG WTO, rào cản thương mại trong hoạt động XNK
của doanh nghiệp giảm.
14
HNQT4
Thực thi HĐTG WTO, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới hoạt
động XNK
15
HNQT5
Thực thi HĐTG WTO, khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp
trên thị trường thế giới được cải thiện
Yếu tố tâm lý
16
YTTL1
Thực thi HĐTG WTO, hiện tượng tham nhũng, quan liêu của
công chức hải quan bộ phận thuế XNK giảm.

17
YTTL2
Thực thi HĐTG WTO, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
thuế hải quan được cải thiện.
18
YTTL3
Thực thi HĐTG WTO, nghĩa vụ thuế được thực hiện công bằng
hơn
19
YTTL4
Thực thi HĐTG WTO, mức độ hài lòng của doanh nghiệp với cơ
quan thuế hải quan được tăng lên
20
YTTL5
Thực thi HĐTG WTO, các biện pháp ngăn chặn của cơ quan thuế
hải quan (như thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế, xử phạt,…) được
thực hiện thường xuyên hơn
Đánh giá mức độ tuân thủ thuế
21
TTTH
Thực thi HĐTG WTO, doanh nghiệp có động lực để khai báo
đúng trị giá, đầy đủ các khoản điều chỉnh, và nộp thuế đúng hạn
hơn khi thực hiện kinh doanh XNK hơn.

4.2.3.5. Mô tả mẫu khảo sát


19
4.2.3.6. Kết quả thống kê mô tả
4.2.3.7. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

4.2.3.8. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.2.3.9. Phân tích tương quan các nhân tố - hệ số Pearson
4.2.3.10. Phân tích hồi quy
Theo phụ lục 11, hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) trong mô hình
này là 0.778 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ
liệu đến mức 77,8%. Điều này cũng có nghĩa là có 77,8% sự biến thiên của Tuân
thủ thuế (Y) được giải thích chung bởi 5 biến trong mô hình.
Đồng thời kết quả phân tích cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF rất
nhỏ, đều nhỏ hơn 2, cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với
nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Giá trị t tương ứng với Sig. của
các biến X1, X2, X3, X4 đều nhỏ hơn 0.05 nên có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên biến
X5 – sự thay đổi về đặc điểm kinh doanh gồm sự thay đổi về quy mô doanh nghiệp
và mức độ cạnh tranh của mặt hàng kinh doanh có giá trị t tương ứng với Sig. đến
0.192 nên chúng không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa biến X5 không có
tác động đến biến phụ thuộc.
Kiểm định mô hình
Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình
Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy
Như vậy, sau khi chuẩn hóa các hệ số hồi quy, ta có phương trình biểu
diễn các yếu tố tác động tới tuân thủ thuế như sau:
Y = 0.266X1 + 0.812X2 + 0.210X3 + 0.088X4
4.3.

Bình luận các kết quả nghiên cứu
Với mục tiêu của luận án là xem xét tác động của thực thi HĐTG WTO

đến NTHQ tại VN, bằng phương pháp kiểm định đồng liên kết của Johansen và mô
hình VECM đối với mẫu dữ liệu từ quý I/2000 đến quý IV/2014, nghiên cứu đã
cho thấy việc thực thi HĐTG WTO có cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp trong
ngắn hạn và dài hạn vào sự thay đổi số thu hải quan của nước ta. Cụ thể:



20
Kết quả xác định độ trễ tối ưu cho thấy tại VN biến số thu hải quan chỉ
thay đổi tương ứng với những thay đổi trong việc thực thi HĐTG WTO sau khoảng
thời gian 4 quý (1 năm). Điều này có thể được lý giải vì các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân tâm lý là từ hệ quả của thói quen “sức ỳ”, sự hiểu biết không đầy đủ
về những quy định trong công tác xác định TGHQ theo nguyên tắc và phương
pháp của HĐTG WTO, và lý do định chế cũng góp phần dẫn đến độ trễ này.
Đồng thời, theo bảng 4.6. Tổng hợp các hệ số hồi quy có mức ý nghĩa
thống kê trong ngắn hạn cho thấy trong ngắn hạn việc thực hiện HĐTG WTO sẽ có
tác động trực tiếp làm giảm số thu hải quan tại VN. Tuy nhiên, cũng trong ngắn
hạn, các hệ số C(24) và C(25) thể hiện tác động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO
vào số thu hải quan sau 3 quý và 4 quý lại mang dấu dương, lần lượt bằng 2,456 và
3,211. Kết quả này cho thấy trong ngắn hạn, việc thực thi HĐTG WTO đã bắt đầu
có những ảnh hưởng tích cực vào NTHQ của VN. Những ảnh hưởng tích cực này
như là hệ quả tất yếu của việc chi phí thuế của doanh nghiệp giảm do thực hiện xác
định TGHQ đối với hàng hóa XNK theo nguyên tắc của HĐTG WTO, làm cho giá
bán hàng hóa nhập khẩu trong nước giảm theo, là nguyên nhân cho việc lượng
hàng nhập khẩu tăng lên theo quy luật cung cầu; đồng thời với chi phí thuế giảm
thì các hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại qua TGTT giảm xuống, tăng mức
độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp XNK theo đúng nguyên tắc cơ bản của lý thuyết
kinh tế học Đường cong Laffer.
Kết quả phân tích nhân quả Granger cho phép khẳng định rằng, với việc
VN hiện nay đang thực hiện nhiều cam kết quốc tế về lĩnh vực hải quan nói riêng
và thương mại quốc tế nói chung trong khuôn khổ WTO, WCO, ASEAN, APEC,
TPP, và trong bối cảnh đổi mới, hiện đại hoá ngành Hải quan thì việc thực thi
HĐTG WTO vẫn được coi là một trong số những nguyên nhân quan trọng gây ra
sự thay đổi số thu hải quan ở VN trong thời gian qua.
Kết quả phân tích phản ứng đẩy cũng cho thấy trong ngắn hạn (từ giai

đoạn 1 tới giai đoạn 4) chỉ số thể hiện tác động của biến CVA mang dấu âm, nhưng


21
chỉ số thể hiện tác động của biến IndCVA lại mang dấu dương. Vì vậy, xét một
cách toàn diện thì ngay cả trong ngắn hạn việc thực thi HĐTG WTO cũng không
có tác động làm giảm NTHQ tại VN do những tác động tổng thể của Hiệp định này
vào nền kinh tế VN, từ đó gây ra cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp vào số
thu hải quan. Đặc biệt từ trung hạn tới dài hạn (từ giai đoạn 5 trở đi) thì các chỉ số
thể hiện tác động của biến CVA và IndCVA đều mang dấu dương trừ giai đoạn 8.
Do đó, trong trung và dài hạn, việc thực thi HĐTG WTO nhìn chung đều có tác
động trực tiếp và gián tiếp làm tăng NTHQ tại VN.
Kết quả phân rã phương sai cung cấp thêm căn cứ để khẳng định trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay với việc VN phải thực hiện rất nhiều các
cam kết quốc tế về lĩnh vực hải quan nói riêng và thương mại quốc tế nói chung
trong khuôn khổ WTO, WCO, ASEAN, APEC, TPP, thì việc thực thi đúng và đủ
các nguyên tắc của HĐTG WTO có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo NTHQ
VN. Vì theo thời gian, mức độ tác động của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ VN
ngày càng tăng. Cụ thể trong ngắn hạn tổng mức độ tác động trực tiếp và gián tiếp
của thực thi HĐTG WTO vào sự thay đổi số thu hải quan VN là 19,03%, trong dài
hạn thì con số này lên tới 31,6%, chiếm hơn 1/3 nguyên nhân gây ra sự thay đổi số
thu hải quan. Đặc biệt, mức độ tác động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO vào
NTHQ tại VN tăng lên rất nhanh, và chiếm tới hơn 25%, giữ vai trò chủ đạo của
thực thi HĐTG WTO trong tác động làm thay đổi số thu hải quan nước ta.
Kết quả hồi quy và kiểm định mô hình phân tích các nhân tố bị ảnh hưởng
bởi thực thi HĐTG WTO có tác động gián tiếp tới NTHQ thông qua hành vi tuân
thủ thuế của doanh nghiệp XNK cho kết luận sự thay đổi của các yếu tố môi
trường kinh doanh, hội nhập quốc tế, tâm lý doanh nghiệp và đặc điểm doanh
nghiệp khi thực thi HĐTG WTO có ảnh hưởng tích cực tới sự tuân thủ thuế của
doanh nghiệp XNK. Cụ thể:

Kết quả khảo sát Bảng 4.14 cho thấy, khi thực hiện xác định TGTT theo
HĐTG WTO vẫn còn khá nhiều quy định, quy tắc trong các văn bản luật còn chưa


22
cụ thể rõ ràng, chưa bám sát thực tế nên doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn
trong khai báo, xác định TGHQ, vì vậy sẽ có tác động tiêu cực tới việc tuân thủ
thuế của doanh nghiệp XNK. Tương tự như vậy, việc tuyên truyền và hỗ trợ người
nộp thuế về chính sách thuế, để doanh nghiệp hiểu rõ các quy tắc, cách thức khai
báo tính thuế theo đúng nội dung trong HĐTG WTO của nhà nước, cơ quan hải
quan cũng bị doanh nghiệp đánh giá kém hiệu quả, tác động tiêu cực tới tuân thủ
thuế ở tỷ lệ rất cao (77,3%).
Theo kết quả khảo sát Bảng 4.15 có 62,7% doanh nghiệp đánh giá việc
thực thi HĐTG WTO có ảnh hưởng tới khả năng hội nhập quốc tế của doanh
nghiệp theo hướng tác động tích cực tới mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp;
27,6% doanh nghiệp trung lập và chỉ có 9,6% doanh nghiệp đánh giá không tác
động. Trong đó, hầu hết các yếu tố về mức độ hội nhập quốc tế của doanh nghiệp
sau khi thực thi HĐTG đều bị ảnh hưởng theo chiều hướng tác động tích cực tới
tuân thủ thuế của doanh nghiệp (điểm trung bình đều trên 3,5). Đặc biệt, theo Bảng
4.15 thì biến “doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới hoạt động XNK” có kết quả
khảo sát tốt nhất. Đây là một sư thay đổi quan trọng, tác động rất tích cực lên quyết
định tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát Bảng 4.16 có 41,4% doanh nghiệp đánh giá việc
thực thi HĐTG WTO có ảnh hưởng tốt tới yếu tố tâm lý, tức những cảm nhận của
doanh nghiệp về dịch vụ công của các cơ quan thuế trong nước theo hướng tác
động tích cực tới mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp; 37% doanh nghiệp trung
lập và 21,7% doanh nghiệp đánh giá không tác động. Trong đó, yếu tố “hiện tượng
tham nhũng, quan liêu của công chức hải quan bộ phận thuế XNK giảm” ít bị thay
đổi nên tác động ít nhất tới tuân thủ thuế với điểm trung bình chỉ 2,59 nên đã bị
loại khỏi mô hình nghiên cứu khi tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha. Kết quả

này đặt ra một yêu cầu đối với ngành hải quan là cần có các biện pháp cụ thể để
nhanh chóng loại bỏ những định kiến này trong cộng đồng doanh nghiệp, có như
vậy mới nâng cao uy tín của ngành và mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp.


23
Theo kết quả khảo sát Bảng 4.17 chỉ có 4,4% doanh nghiệp đánh giá việc
thực thi HĐTG WTO có ảnh hưởng tới đặc điểm doanh nghiệp theo hướng tác
động tích cực tới mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp; 25,9% doanh nghiệp
trung lập và 69,6% doanh nghiệp đánh giá không tác động. Kết quả khảo sát này
cho thấy, thực thi HĐTG WTO ảnh hưởng rất ít tới cơ cấu tổ chức, kiến thức thuế,
chi phí thuế, quy mô và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nên nhân tố đặc
điểm doanh nghiệp này có tác động không lớn tới mức độ tuân thủ thuế của doanh
nghiệp.
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI
HĐTG WTO TRONG ĐẢM BẢO NTHQ TẠI VIỆT NAM
5.1. BỐI CẢNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC THI
HĐTG WTO TẠI VIỆT NAM
5.1.1. Bối cảnh môi trường kinh doanh XNK
5.1.2. Bối cảnh hiện đại hoá công tác quản lý hải quan
5.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
THỰC THI HĐTG WTO TRONG ĐẢM BẢO NTHQ TẠI VIỆT NAM
5.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI HĐTG
WTO TRONG ĐẢM BẢO NTHQ TẠI VIỆT NAM
5.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
5.3.1.1. Giải pháp nhằm nâng cao mức độ ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO tới
môi trường kinh doanh tại VN
5.3.1.2. Giải pháp nhằm nâng cao sự ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO vào mức
độ hội nhập quốc tế của doanh nghiệp
5.3.1.3. Giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO tới nhân tố

tâm lý, cảm nhận của doanh nghiệp về ngành hải quan
5.3.1.4. Giải pháp nhằm xây dựng chiến lược tự nguyện chấp hành pháp luật của
doanh nghiệp
5.3.2. Nhóm giải pháp vi mô
5.3.2.1. Giải pháp về cơ sở pháp lý
5.3.2.2. Giải pháp về quy trình nghiệp vụ
5.3.2.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
5.3.2.4. Giải pháp về công tác đào tạo trong ngành hải quan
5.3.2.5. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu giá
5.3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh công tác kiểm tra TGTT


24
5.3.2.7. Giải pháp nhằm tăng cường phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ: Giá
- Kiểm tra sau thông quan - Điều tra chống buôn lậu
5.3.2.8. Giải pháp về công tác tuyên truyền pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp
5.3.2.9. Giải pháp nhằm hạn chế sự thiếu thống nhất trong quản lý chuyển giá và
trị giá hải quan ở VN hiện nay
KẾT LUẬN
Đối với VN, vì nhiều lý do, công tác về TGHQ đang được đặt ra hết sức
cấp bách cả về số lượng và chất lượng công việc, nhưng việc triển khai thực hiện
trong thời gian qua đạt kết quả còn chưa được như kỳ vọng. Chính vì vậy, luận án
tiến sĩ: “Nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ tại
VN”, mong muốn góp phần hoàn thiện lý thuyết cũng như đánh giá thực tiễn về tác
động của thực thi HĐTG WTO tới NTHQ tại VN. Luận án đã thực hiện các câu
hỏi nghiên cứu về tác động của thực thi HĐTG WTO đến NTHQ tại VN trên cơ sở
mô hình VECM , phân tích nhân tố khám phá EFA, có kết hợp với một số phương
pháp nghiên cứu định tính khác .
Mặc dù, luận án được thực hiện với sự nỗ lực rất lớn của tác giả, song
luận án không tránh khỏi những hạn chế. Tuy vậy, xét một cách tổng thể, luận án

đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Luận án là tài liệu tham
khảo cho các cơ quan quản lý có liên quan như Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục
Hải quan và Tổng cục thuế,… trong việc đề ra các chính sách, biện pháp nhằm
đảm bảo nguồn thu NSNN từ hoạt động XNK tại VN trong bối cảnh thực thi
HĐTG WTO. Đồng thời, luận án cũng sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu sau này khi thực hiện các nghiên cứu có liên quan tới vấn đề thuế
XNK, TGHQ, chuyển giá, nguồn thu NSNN,.. hay các nghiên cứu khác có sử dụng
mô hình VECM, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.


25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lê Thị Ánh Tuyết (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của thực thi Hiệp định trị giá
WTO đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tạp chí Khoa
học Đại học Mở TPHCM, Số 4 (49) – 2016
2. Lê Thị Ánh Tuyết (2016). Ứng dụng mô hình VECM để nghiên cứu tác động
của thực thi Hiệp định trị giá WTO đến nguồn thu hải quan VN. Tạp chí Công
nghệ Ngân hàng, Số 126, tháng 9/2016
3. Lê Thị Ánh Tuyết (2015). Quản lý chuyển giá và trị giá hải quan: tìm sự tương
hỗ, Tạp chí Thuế nhà nước, Số 46(560), Ngày 12/11/2015
4. Lê Thị Ánh Tuyết (2015). Đảm bảo số thu hải quan khi thực thi Hiệp định trị giá
WTO, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 – Tháng 11/2015 (620)
5. Lê Thị Ánh Tuyết (2016). Giải pháp nâng cao chất lượng thực thi Hiệp định trị
giá WTO tại VN, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 – Tháng 04/2016 (630)
6. Lê Thị Ánh Tuyết (2016). Gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đối với hàng
nhập khẩu – Nghiên cứu thực trạng tại Việt Nam, kinh nghiệm các nước Châu Âu
và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Số 7 (190) 2016
7. Lê Thị Ánh Tuyết (2016). Sự thay đổi số thu ngân sách nhà nước từ Hải quan

trong bối cảnh thực thi Hiệp định trị giá WTO tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học cấp bộ, Bộ Tài chính, Ngày 28 tháng 10 năm 2016


×