Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Biện pháp giải quyết ô nhiễm môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.39 KB, 3 trang )

Biện pháp giải quyết ô nhiễm môi trường nước
1. Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và
bảo về môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi
phạm,; xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công
nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế; tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi
trường tốt đẹp và than thiện hơn với con người.
Luật đang được áp dụng là Luật tài nguyên nước năm 2012, Quyết định số 1788/QĐ-TT
ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020; Luật bảo vệ môi trường
năm 2005…
2. Hoàn thiện khung thể chế quản lý.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường
xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát
hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đồng
thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; trang bị các phương
tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
3. Chú trọng quy hoạch phát triển các khu cụm, điểm công nghiệp; đô thị.
Công tác quy hoạch đảm bảo tinh khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện
các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan,
thiếu đồng bộ, chồng chéo.
- Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải
xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt
động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải
tại đó.
- Xây dựng các khu dân cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây
dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt.


4. Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư.


Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước
mắt với những ảnhh hửởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh
bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể
tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
5. Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý
thứcchấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn
giữ và bảo vệ môi trường.
- Kêu gọi hưởng ứng các chương trình hang năm như: Ngày nước thế giới 22/3, Clean up
the word từ 20-22/9, …,,các hội thảo, diễu hành về bảo vệ môi trường…
6. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường
kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải, nguồn gây ô nhiễm.
- Áp dụng khoa học công nghệ trong việc thu gom, xử lý rác thải, chất thải, đảm bảo vệ
sinh môi trường, xây dựng các nhà máy nước sạch với tiêu chuản cao.
- Nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi
trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được
triển khai.
- Việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai, bảo vệ và cải thiện môi trường các
khu vực trọng điểm được tiến hành; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với
các hoạt động du lịch, hang hải; khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác
khoáng sản; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy,
công trình biển…cũng được ưu tiên chú trọng.
- Xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước dưới đất, xây dựng mạng lưới giám sát tài
nguyên dưới đất.
- Lưu trữ, thải đúng cách các chất độc hại như sơn, dầu ô tô, dầu…
- Áp dụng mô hình VAC.
7. Sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hiệu quả để tránh tình trạng thiếu nước vào mùa
khô.

- Xây dựng các đập và hồ chứa nước.


- Giảm sự tiêu hao nước trong hoạt động công nghiệp, do thủy lợi.
- Giảm sự lãng phí nước trong sinh hoạt hang ngày.
- Tạo điều kiện tích lũy nguồn như đựng nước mưa để tưới cây, làm mát…



×