Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng việt và tiếng pháp (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.54 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------

NGUYỄN TUẤN ĐĂNG

HIỆN TƯỢNG MƠ HỒ NGHĨA CÂU
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


Công trình đã được hoàn thành tại:
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Đức Dân
Phản biện 1: ……………………………………………
Phản biện 2: ……………………………………………
Phản biện 3: ……………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào
tạo họp tại:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
vào hồi …….. giờ……. ngày….… tháng… .năm………
Phản biện độc lập 1……………………………………….


Phản biện độc lập 2………………………………………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

(Có liên quan đến luận án)
1. Nguyễn Tuấn Đăng (2009), “So sánh hiện tượng mơ hồ nghĩa câu
trong tiếng Việt và tiếng Pháp”, Ngôn ngữ, 4 (239), tr. 52-66.
2. Nguyễn Tuấn Đăng (2014), “Phạm vi và tác động của mơ hồ cú
pháp đối với nghĩa của câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, 3 (298), tr. 5566.
3. Nguyễn Tuấn Đăng (2016), “Thuyết giải một số trường hợp mơ hồ
nghĩa câu tiếng Việt trên cơ sở logic nội hàm”, Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 5(83), tr. 11-24.



5

DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

1.1


Lý do chọn đề tài:

Các hiện tượng mơ hồ đã được nhận thấy từ rất lâu trong Ngôn
ngữ học cũng như trong những lĩnh vực khác (x. Trần Thủy Vịnh
2006, 2008). Dù vậy, những công trình nghiên cứu chuyên khảo về
các hiện tượng mơ hồ cũng không nhiều, đặc biệt là trong tiếng Việt
và tiếng Pháp. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trước đây
thường thiên về quan điểm ngữ pháp hay ngữ dụng khi phân tích và
giải thích các hiện tượng mơ hồ trong ngôn ngữ (x. Nguyễn Đức Dân
và Trần Thị Ngọc Lang 1993; Nguyễn Tuấn Đăng 2005, 2006, 2009,
2014, 2016; Trần Thủy Vịnh 2006]; Brendan S. Gillon 1990;
Catherine Fuchs 1987, 1996, 2009). Cho đến nay, các hiện tượng mơ
hồ hầu như chưa được đặt trên cơ sở các lý thuyết Ngữ nghĩa học để
nghiên cứu.
Do đó, vấn đề vận dụng các lý thuyết Ngữ nghĩa học hiện đại
vào việc nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ là một hướng nghiên cứu
mới, có nhiều ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
1.2

Mục đích nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu các biểu hiện hình thức, nguyên nhân và cơ
chế của những hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng Việt và tiếng
Pháp. Từ đó, luận án thuyết giải các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trên
cơ sở Logic Nội hàm (Richard Montague 1974).

2.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


2.1

Phạm vi nghiên cứu của luận án:

-

Các hiện tượng mơ hồ nghĩa được nghiên cứu được nghiên cứu
ở cấp độ nghĩa của câu.

-

Nghĩa của câu được nghiên cứu trên cơ sở nghĩa nội hàm.


6
2.2

Giới hạn nghiên cứu các mơ hồ nghĩa câu do nguyên nhân từ
vựng và cú pháp.
Đối tượng nghiên cứu của luận án:

-

Các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng Việt và tiếng Pháp.

-

Các cơ sở lý luận của Logic Nội hàm (Richard Montague
1974).


-

Phương pháp vận dụng Logic Nội hàm vào việc thuyết giải các
hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng Việt và tiếng Pháp.

3.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, bước đầu luận án tiến hành
thu thập ngữ liệu về các hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt và tiếng
Pháp. Những ngữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
như: báo chí điện tử, tác phẩm văn học hoặc trích dẫn lại các thí dụ từ
những công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Từ những ngữ liệu
này, luận án chọn lựa ra những hiện tượng “mơ hồ thực” (x. C. Fuchs
1996) trong mỗi ngôn ngữ để tiến hành nghiên cứu. Trong bước thứ
hai, luận án tiến hành phân tích các ngữ liệu đã thu thập để nhận diện
và phân loại các hiện tượng mơ hồ. Nguyên nhân và cơ chế của các
hiện tượng mơ hồ sẽ được luận án giải thích và đối chiếu giữa tiếng
Việt với tiếng Pháp. Trong bước thứ ba, luận án nghiên cứu các cơ sở
lý thuyết của Logic Nội hàm (Richard Montague 1974), từ đó mở rộng
lý thuyết này để áp dụng cho tiếng Việt và tiếng Pháp. Trong bước thứ
tư, luận án vận dụng Logic Nội hàm đã được mở rộng để thuyết giải
các hiện tượng mơ hồ nghĩa trong hai ngôn ngữ đang được nghiên
cứu. Cuối cùng, luận án nhận định và đánh giá các kết quả nghiên
cứu.

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án


4.1

Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới về lý
luận như sau:


7

4.2

5.

-

Phân tích các hiện tượng mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp để
giải thích tác động của chúng đối với nghĩa của câu trong
tiếng Việt và tiếng Pháp.

-

Phân loại các hiện tượng mơ hồ, từ đó phân tích những đặc
điểm về nguyên nhân và cơ chế của chúng trong tiếng Việt và
tiếng Pháp.

-

Nghiên cứu và mở rộng Logic Nội hàm (Richard Montague

1974) để áp dụng cho câu tiếng Việt và tiếng Pháp.

-

Thuyết giải các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng Việt
và tiếng Pháp dựa trên Logic Nội hàm.
Ý nghĩa thực tiễn

-

Những kết quả khoa học của luận án về các vấn đề nhận diện,
phân tích và thuyết giải mơ hồ nghĩa câu cung cấp những cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và tiếng Pháp.

-

Những kết quả khoa học của luận án trong việc mở rộng Logic
Nội hàm có thể được ứng dụng trong chuyên ngành Ngôn ngữ
học Tính toán để phát triển các phương pháp tính toán ngữ
nghĩa hình thức cho tiếng Việt và tiếng Pháp.

Bố cục của luận án

Luận án gồm có phần dẫn nhập, bốn chương chính, phần kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Dẫn nhập: Phần này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Các nội dung được trình bày trong phần này gồm: lý do chọn đề tài và
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, những đóng góp khoa học mới của luận án và bố cục luận
án.

Chương 1: Tổng quan về mơ hồ nghĩa câu. Chương này giới
thiệu lịch sử nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ, xác định quan điểm
nghiên cứu của luận án về “nghĩa của câu” và “mơ hồ nghĩa câu”,


8
trình bày các cơ sở lý luận về mơ hồ trong ngôn ngữ và nghiên cứu
ảnh hưởng của loại hình ngôn ngữ đối với các hiện tượng mơ hồ.
Chương 2: Mơ hồ cú pháp và nghĩa của câu. Chương này khảo
sát các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong trong ngữ liệu nghiên cứu,
sau đó phân tích và phân loại chúng. Nội dung của chương này tập
trung vào các hiện tượng mơ cú pháp.
Chương 3: Diễn dịch nghĩa câu trong Logic Nội hàm. Chương
này nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của Logic Nội hàm, từ đó mở rộng
các quy tắc cấu tạo cú pháp và các quy tắc biến đổi nội hàm để áp
dụng cho câu tiếng Việt và tiếng Pháp.
Chương 4: Thuyết giải mơ hồ nghĩa câu trong Logic Nội hàm.
Chương này vận dụng Logic Nội hàm để thuyết giải các mơ hồ nghĩa
câu trong tiếng Việt và tiếng Pháp.
Kết luận: Phần này tổng kết các nội dung và kết quả nghiên
cứu của luận án, từ đó nhận định và đánh giá các kết quả đạt được,
cuối cùng nêu lên những vấn đề có thể được tiếp tục nghiên cứu trong
tương lai.


9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MƠ HỒ NGHĨA
CÂU
1.1


Lịch sử nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ

1.1.1 Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nghiên
cứu về mơ hồ chủ yếu tập trung vào những mơ hồ từ vựng và những
mơ hồ xuất hiện trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói hoặc
viết (x. M. Bréal 1897; B. de Cornulier 1985; O. Ducrot 1997, 2003;
M. Galmiche 1991; A. J. Greimas 2002; G. Kleiber, 1999a, 199b).
Nhìn chung, đến hơn nửa thế kỷ 20 thì các hiện tượng mơ hồ mới bắt
đầu được nghiên cứu một cách tường tận trong các lý thuyết ngữ
pháp. Mặc dù các tác giả trước đó cũng dựa trên những quan điểm của
Ngữ pháp truyền thống để giải thích các hiện tượng mơ hồ, nhưng
những viện dẫn ngữ pháp như vậy thường thiếu tính hệ thống, ít dựa
trên các tiêu chí hình thức và cũng chỉ được xem như là một phương
tiện thứ yếu so với ngữ nghĩa để nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ
trong ngôn ngữ (mặc dù ở thời kỳ đó khái niệm “ngữ nghĩa” vẫn chưa
được lý thuyết hóa một cách hoàn chỉnh).
1.1.2 Dấu ấn của ngữ pháp trong các nghiên cứu về mơ hồ đã được
ghi nhận khá rõ kể từ khi N. Chomsky (1957) công bố cuốn
“Syntactic Structures”. Vào cuối thập niên 1960, trong cuốn
“Introduction to Theoretical Linguistics”, J. Lyons (1968) đã bàn luận
về nhiều khía cạnh có liên quan đến các mơ hồ cú pháp trong tiếng
Anh và chia mơ hồ cú pháp thành các tiểu loại: những mơ hồ do “cấu
trúc thành tố” và những mơ hồ do “sự phân bố về lớp cú pháp của các
thành tố”. Những mơ hồ cú pháp không thể giải thích bằng hai tiểu
loại trên thì được tác giả này đưa vào một tiểu loại thứ ba, đó là những
mơ hồ do các qui tắc cải biến từ cấu trúc sâu.
Những gì mà J. Lyons (1968) đã trình bày và phân tích cho
phép rút ra một nhận xét tổng quát: ngữ pháp hình thức đã làm thay
đổi về căn bản cách thức nghiên cứu truyền thống; các nghiên cứu từ

đây đã nhấn mạnh đến tính qui luật và phổ quát về mặt cơ chế hình
thức của các hiện tượng mơ hồ thay vì chỉ chú trọng vào việc mô tả và


10
giải thích cho từng hiện tượng đơn lẻ. Nhìn chung, ảnh hưởng của ngữ
pháp hình thức đến quan điểm nghiên cứu về mơ hồ đã trải dài qua
các giai đoạn từ 1957 cho đến ngày nay.
1.1.3 Các nghiên cứu sơ khởi về ngữ nghĩa của J. J. Katz và J. A.
Fodor (1963), J. J. Katz và P. M. Postal (1964) đã cung cấp những ý
tưởng nền tảng để N. Chomsky phát triển “Standard Theory” và sau
đó lý thuyết này đã được N. Chomsky điều chỉnh, bổ sung thêm các
qui tắc “diễn dịch nghĩa” để hình thành “Extended Standard Theory”.
Giai đoạn 1960-1970 cũng ghi lại nhiều dấu ấn của các trường phái
Ngữ nghĩa học Tạo sinh (“Generative Semantics”) của G. P. Lakoff và
P. Postal (1971), Ngữ nghĩa học Diễn dịch (“Interpretive Semantics”)
của R. Jackendoff (1972), Ngữ nghĩa học Hình thức (“Formal
Semantics”) của R. Montague (1968, 1970a, 1970b, 1970c, 1973).
Tuy nhiên, sự phát triển của các trường phái Ngữ nghĩa học
trong hai thập niên 1960-1970 dường như không ảnh hưởng nhiều đến
những nghiên cứu về mơ hồ như các lý thuyết Ngữ pháp Hình thức,
bởi vì hầu như không có một lý thuyết Ngữ nghĩa học nào được vận
dụng một cách có hệ thống trong những nghiên cứu đó.
1.1.4 Trong thập niên 1970 giới chuyên môn đã ghi nhận được một
vài nghiên cứu chuyên khảo về mơ hồ như nghiên cứu của C. P. Miller
(1973, 1976). C. P. Miller là người đầu tiên vận dụng Ngữ pháp Cải
biến của N. Chomsky (1957, 1965) vào việc giải thích các mơ hồ về
cấu trúc câu và cấu trúc mệnh đề trong tiếng Việt. Tuy nhiên, C. P.
Miller đã không đề cập đến những loại mơ hồ khác trong các nghiên
cứu của mình.

1.1.5 Khoảng từ cuối thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990, C.
Fuchs (1988, 1996) và một số tác giả khả đã trình bày những luận
điểm nền tảng cho việc nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ trong ngôn
ngữ tự nhiên nói chung và trong tiếng Pháp nói riêng. Cuốn “Les
ambiguïtés du français” của C. Fuchs (1996) là một trong những công
trình hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay về nghiên cứu mơ hồ. Trong
cuốn sách này, C. Fuchs (1996) đã đề cập một cách có hệ thống về
nhiều vấn đề: khái niệm về mơ hồ, phân định mơ hồ với các hiện


11
tượng ngôn ngữ khác, bản chất của mơ hồ, phân loại mơ hồ, mơ hồ
theo quan điểm của người nói và người nghe trong giao tiếp ngôn ngữ,
mơ hồ trong dịch thuật ... C. Fuchs (1996) phân biệt mơ hồ cú pháp
thành tiểu hai loại: mơ hồ do phân giới các ngữ đoạn và mơ hồ về
chức năng ngữ pháp. Ngoài mơ hồ cú pháp, C. Fuchs (1996) còn phân
biệt nhiều loại mơ hồ sau: mơ hồ hình thái học và từ vựng, mơ hồ liên
quan đến việc xác định vị từ và các tham tố, mơ hồ ngữ nghĩa (thực
chất là mơ hồ về logic ngữ nghĩa) và mơ hồ ngữ dụng.
1.1.6 Lần đầu tiên, các hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt đã được
nghiên cứu một cách hệ thốn và toàn diện trong cuốn sách “Câu sai
và câu mơ hồ” của Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang (1993).
Các tác giả này đã phân chia những hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt
thành: mơ hồ từ vựng, mơ hồ cú pháp, mơ hồ logic và mơ hồ ngữ
dụng.
1.1.7 Một số nghiên cứu khác về mơ hồ trong tiếng Việt cũng đã
được thực hiện trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây. Dựa trên sự
công trình của C. Fuchs (1996) về các kiểu mơ hồ trong tiếng Pháp,
Nguyễn Tuấn Đăng (2005) đã so sánh các hiện tượng mơ hồ trong
tiếng Pháp và tiếng Việt và vận dụng lý thuyết về cấu trúc ngữ nghĩa

câu của W. L. Chafe (1970) để thuyết giải các hiện tượng mơ hồ trong
cả hai ngôn ngữ. Trần Thủy Vịnh (2006) đã so sánh các kiểu mơ hồ từ
vựng, mơ hồ cú pháp trong câu tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời
cũng đề cập đến một số phương pháp loại bỏ mơ hồ trong ngôn ngữ.

1.2

Quan điểm của luận án về “nghĩa của câu” và “mơ hồ
nghĩa câu”

1.2.1 Vào những năm đầu thập niên 1960, các công trình của J. J.
Katz và J. A. Fodor (1963), J. J. Katz và P. M. Postal (1964) đã bắt
đầu tiếp cận vấn đề “nghĩa của câu”. Tiếp sau đó, các trường phái Ngữ
nghĩa học Tạo sinh và Ngữ nghĩa học Diễn dịch cũng đã xây dựng các
hệ thống lý thuyết của họ dựa trên cách tiếp cận “mô tả” hay “biểu
diễn” nghĩa của câu. (x. P. Portner và B. H. Partee 2002).
Cách tiếp cận “mô tả nghĩa của câu” cũng là cơ sở cho các lý
thuyết về “cấu trúc nghĩa của câu”. Khởi thủy của khái niệm “cấu trúc


12
nghĩa của câu” là từ “Lý thuyết diễn trị” của L. Tesnière. Trong lý
thuyết này L. Tesnière đã trình bày những quan điểm về vai trò trung
tâm của vị từ và quan hệ của nó với các “diễn tố”. Vào cuối thập niên
1960, C. J. Fillmore (1968) đã khái quát hóa các quan hệ của vị từ với
các “tham tố” bằng cách đề xuất một hệ thống “quan hệ cách” cho các
danh từ. Các “quan hệ cách” sẽ được xác định dựa trên những đặc
điểm hình thái của từ và ngữ pháp. Từ đó, Fillmore đã phân loại các vị
từ dựa trên những quan hệ cách này. Đối lập với Fillmore về vai trò
trung tâm của danh từ trong các “quan hệ cách”, W. Chafe (1970) đưa

ra quan điểm mới về vai trò trung tâm của vị từ trong những mối quan
hệ của nó với các danh từ và điều chỉnh danh sách các “vai nghĩa”.
Chafe phân chia “cấu trúc nghĩa của câu” thành các loại: trạng thái,
hành động, quá trình và hành động – quá trình. Chafe định nghĩa các
“phép chuyển hóa” để sản sinh ra những cấu trúc nghĩa mới từ những
cấu trúc nghĩa ban đầu. (x. Cao Xuân Hạo 2004).
1.2.2 Từ khi G. Frege (1892) phân biệt giữa “nghĩa” với “sở chỉ”,
Ngôn ngữ học đã có sự nhìn nhận chính xác hơn về mối liên hệ giữa
ngôn ngữ với thế giới thực. Trường phái Ngữ nghĩa học về Điều kiện
Chân lý (“Truth-Conditional Semantics”) đã tiếp cận vấn đề “nghĩa
của câu” dựa trên một định đề: “Để hiểu được nghĩa của một câu
(trần thuật) thì cần phải biết câu đó sẽ đúng trong một thế giới như
thế nào?” Điều đó cũng có nghĩa rằng một câu sẽ có những chân trị
khác nhau ở những thế giới khác nhau và nghĩa của một câu có thể
được xác định nếu có thể xác định được tất cả chân trị của nó ở mọi
thế giới.
Những cái thế giới mà ở đó chân trị của một câu được xác lập
có thể là những cái thế giới thực hoặc những cái thế giới giả định.
Cách tiếp cận của Ngữ nghĩa học về Điều kiện Chân lý cho rằng cái
thế giới đó có thể được xác định bằng các điều kiện chân lý. (x. D. R.
Dowty et al. 1981). Theo Ngữ nghĩa học về Điều kiện Chân lý, “nghĩa
của câu” chính là “nội hàm” của nó và những chân trị của nó ở các thế
giới xác định chính là các “sở chỉ” hay “ngoại diên” của nó ở đó. Mối
liên hệ giữa một câu với những chân trị của nó ở các thế giới chính là
mối liên hệ giữa nghĩa (nội hàm) và nghĩa sở chỉ (ngoại diên). Do vậy,


13
Ngữ nghĩa học về Điều kiện Chân lý là một cơ sở lý thuyết có khả
năng giải thích được những mối quan hệ giữa nghĩa (nội hàm) với sở

chỉ (ngoại diên) của câu.
1.2.3 Trong luận án này, vấn đề “nghĩa của câu” sẽ được nghiên cứu
dựa trên các cơ sở lý luận của Ngữ nghĩa học về điều kiện chân lý,
thông qua Logic Nội hàm của R. Montague (1974). Do đó, các hiện
tượng “mơ hồ nghĩa câu” sẽ được luận án nghiên cứu trên cơ sở của
“nghĩa nội hàm”.
Logic Nội hàm sẽ được luận án vận dụng để thuyết giải cơ chế
hình thành nghĩa nội hàm của những hiện tượng mơ hồ nghĩa câu
trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Logic Nội hàm là một lý thuyết kết hợp
quan điểm tiếp cận của Ngữ nghĩa học về Điều kiện Chân lý với cách
tiếp cận của Ngữ nghĩa học Lý thuyết Mô hình (“Model-Theoretic
Semantics”). Cách tiếp cận của Ngữ nghĩa học Lý thuyết Mô hình là
diễn dịch nghĩa của câu thành các thành tố trong một mô hình lý
thuyết và tiến hành nghiên cứu những mối quan hệ giữa câu với các
thế giới trong mô hình lý thuyết đó. (x. P. Portner và B. H. Partee
2002). Các thế giới được mô hình hóa trong một mô hình lý thuyết
được gọi là các “thế giới khả thuyết” (“possible world”).

1.3

Những vấn đề liên quan đến mơ hồ

1.3.1 C. Fuchs (1987) định nghĩa các hiện tượng mơ hồ bằng một
phát biểu: “Mơ hồ là một biểu đạt có nhiều ý nghĩa”. Sau đó, phát
biểu này đã được C. Fuchs (1996) diễn đạt lại một cách rõ ràng hơn:
“Mơ hồ là một biểu đạt ngôn ngữ có nhiều ý nghĩa phân biệt và nó có
thể được người tiếp nhận hiểu theo nhiều cách khác nhau”. Định
nghĩa của C. Fuchs (1987, 1996) về “mơ hồ ngôn ngữ” cũng tương
đồng với định nghĩa của các tác giả khác trước và sau đó, như
Brendan S. Gillon (1990), Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang

(1993), v.v.
1.3.2 C. Fuchs (1996) đã xác định rõ ràng phạm vi của những hiện
tượng ngôn ngữ được gọi là “mơ hồ” và loại ra khỏi phạm vi nghiên
cứu những hiện tượng “không mơ hồ”. Theo C. Fuchs (1996), những
trường hợp sau đây không phải là mơ hồ trong ngôn ngữ: sai nghĩa,


14
thông tin không được thông báo, nghĩa tổng thể, nghĩa mờ, nghĩa áng
chừng, nghĩa hàm ý, nghĩa của các từ chế (“mot-valise”), chơi chữ.
1.3.3 Hầu hết các tác giả đương đại có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực
nghiên cứu về mơ hồ đều thống nhất với nhau về ba loại mơ hồ căn
bản: mơ hồ từ vựng, mơ hồ cú pháp và mơ hồ ngữ dụng. Trong phạm
vi của luận án này, các mơ hồ ngữ dụng sẽ không được xét đến.
1.3.4 Mối liên hệ giữa mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp đã được
nhiều tác giả phân tích. Các tác giả Nguyễn Đức Dân và Trần Thị
Ngọc Lang (1993), Trần Thủy Vịnh (2006, 2008), C. Fuchs (1996) đã
phân tích sự tác động của những mơ hồ từ vựng đến các cấu trúc cú
pháp trong tiếng Việt và tiếng Pháp.

1.4

Ảnh hưởng của loại hình ngôn ngữ đối với các mơ hồ
trong tiếng Việt và tiếng Pháp

1.4.1 Tiếng Việt không có mơ hồ về ranh giới giữa các hình vị trong
một từ. Tuy nhiên, tiếng Việt có mơ hồ về ranh giới giữa các từ, tổ hợp
từ và ngữ đoạn. Loại mơ hồ này xảy ra trong cả lời nói lẫn chữ viết.
Tiếng Pháp đôi khi vẫn có hiện tượng mơ hồ về ranh giới giữa
các từ. Tuy nhiên, những mơ hồ như vậy chỉ xuất hiện trong lời nói

chứ không có trong chữ viết. Ngoài ra, tiếng Pháp còn có những mơ
hồ về từ gốc khi có biến tố hình vị.
1.4.2 Mơ hồ đồng âm trong tiếng Việt thường xuất hiện ở các từ gốc
và ít khi xuất hiện ở các tổ hợp từ hay các ngữ đoạn. Nguyên nhân gây
mơ hồ trong những hiện tượng đồng âm từ, tổ hợp từ và ngữ đoạn là
vấn đề ranh giới giữa chúng.
Hiện tượng đồng âm từ gốc cũng phổ biến trong tiếng Pháp. Do
có biến tố hình vị nên tiếng Pháp có thêm hiện tượng đồng âm giữa
các từ phái sinh. Ngoài ra, tiếng Pháp cũng có hiện tượng mơ hồ do
đồng âm tổ hợp từ và ngữ đoạn. Loại mơ hồ này do xảy ra hai nguyên
nhân: do các biến tố hình vị hoặc do cách đọc nối âm phụ âm cuối của
từ trước sang nguyên âm của từ sau.


15
1.4.3 Hiện tượng mơ hồ do từ đa nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Pháp
đều có thể liên quan đến các thực từ (danh từ, động từ, tính từ, …) hay
từ chức năng (giới từ, liên từ, …). Tuy nhiên, những mơ hồ do từ chức
năng đa nghĩa thì đa dạng và phổ biển hơn trong tiếng Pháp.
1.4.4 Trong tiếng Pháp có những mơ hồ do cùng chữ viết nhưng
không phải đồng âm hay đa nghĩa. Tiếng Việt không có loại mơ hồ
tương tự như tiếng Pháp.
1.4.5 Tiếng Pháp có một số cấu trúc cú pháp đặc thù thường gây mơ
hồ, liên quan đến các ngữ động từ nguyên thể và các cấu trúc danh
ngữ hóa. Mơ hồ cấu trúc Đề - Thuyết là loại mơ hồ đặc trưng của
tiếng Việt.
1.5

Tiểu kết


1.5.1 Ngữ pháp Cải biến của N. Chomsky (1957, 1965) đã có những
ảnh hưởng nhất định đến việc nghiên cứu mơ hồ, đặc biệt là nó đã
cung cấp những cơ sở lý luận để giải thích các mơ hồ về cấu trúc ngữ
đoạn và những mơ hồ do quá trình cải biến từ cấu trúc chìm lên cấu
trúc nổi [Error: Reference source not found], [Error: Reference source
not found]. Carolyn P. Miller (1976) là người đầu tiên vận dụng Ngữ
pháp Cải biến vào việc giải thích các mơ hồ trong cấu trúc của những
câu tiếng Việt có mệnh đề liên hệ.
1.5.2 Trước đây, các nghiên cứu về mơ hồ tập trung chủ yếu vào
những nguyên nhân từ vựng, cú pháp và ngữ dụng. Đây cũng là những
loại hiện tượng mơ hồ mà hầu hết các tác giả nghiên cứu đều đề cập
đến. Việc phân chia các tiểu loại mơ hồ cho thấy có sự khác biệt giữa
các tác giả, chủ yếu do quan điểm nghiên cứu và đặc điểm của ngôn
ngữ được nghiên cứu.
Các lý thuyết Ngữ nghĩa học vẫn chưa được vận dụng trong các
nghiên cứu về mơ hồ. Trên thực tế, mặc dù các tác giả đều dựa trên
nghĩa để giải thích các hiện tượng mơ hồ nhưng việc giải thích như
vậy không dựa trên nền tảng của các lý thuyết Ngữ nghĩa học.
1.5.3 Những quan điểm của C. Fuchs (1996) về định nghĩa “mơ hồ”
và phân định ranh giới giữa “mơ hồ” với “không mơ hồ” đã cung cấp


16
những cơ sở lý luận hoàn chỉnh cho chuyên ngành nghiên cứu. C.
Fuchs (1996) đã minh định được nhiều hiện tượng vốn không phải mơ
hồ nhưng thường bị nhầm lẫn với mơ hồ, chẳng hạn như: sai nghĩa,
nghĩa mờ, nghĩa hàm ý, chơi chữ, ... Đặc biệt, sự phân biệt của C.
Fuchs (1996) về “mơ hồ ảo” và “mơ hồ thực” cho phép nhận diện
những mơ hồ trên lý thuyết và những mơ hồ có thực trong giao tiếp
ngôn ngữ. Các “mơ hồ thực” sẽ là đối tượng nghiên cứu của luận án.

1.5.4 Vấn đề “mơ hồ nghĩa câu” được luận án nghiên cứu trên cơ sở
nghĩa nội hàm, dựa trên các quan điểm tiếp cận của Truth-Conditional
Semantics và Model-Theoretic Semantics, thông qua lý thuyết Logic
Nội hàm của R. Montague (1974).
1.5.5 Sự khác biệt giữa hai loại hình ngôn ngữ đơn lập và biến hình
tác động nhiều đến các hiện tượng mơ hồ từ vựng hơn là các hiện
tượng mơ hồ cú pháp.


17

CHƯƠNG 2. MƠ HỒ CÚ PHÁP VÀ NGHĨA CÂU
Trong chương này, luận án tiến hành khảo sát và phân tích các
cấu trúc cú pháp mơ hồ trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Luận án phân
thành hai loại mơ hồ chính: những mơ hồ có liên quan đến cấu trúc
danh ngữ và những mơ hồ có liên quan đến cấu trúc động ngữ.

2.1

Mơ hồ trong các cấu trúc danh ngữ

1. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ NP.01: N(P)1^N(P)2^N(P)3
Cấu trúc danh ngữ NP.01 gồm có ba N(P) i kết hợp với nhau mà
không có giới từ hay liên từ nối giữa chúng. Cấu trúc danh ngữ này
chỉ có trong tiếng Việt và không có trong tiếng Pháp.
2. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.02]: N(P)1^N(P)2^…^N(P)n^PN
Cấu trúc danh ngữ NP.02 gồm có một cấu trúc N(P) 1^N(P)2^…
^N(P)n kết hợp với một danh từ riêng (PN). Cấu trúc danh ngữ này chỉ
có trong tiếng Việt và không có trong tiếng Pháp.
Trong tiếng cấu trúc danh ngữ này, PN có thể kết hợp với N(P) n

đứng ngay trước nó, hay kết hợp với cả cụm N(P) 1^N(P)2^…^N(P)n
phía trước. Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân
tích:
[[N(P)1^N(P)2^…^N(P)n-1]^[N(P)n^PN]] hay [[N(P)1^N(P)2^…
^N(P)n]^[PN]]
3.Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.03]: N(P)1^N(P)2^…^N(P)n^Adj(P)
Cấu trúc danh ngữ NP.03 gồm có một cấu trúc N(P) 1^N(P)2^…
^N(P)n kết hợp với một Adj(P). Cấu trúc danh ngữ này chỉ có trong
tiếng Việt và không có trong tiếng Pháp.
4. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.04]: N(P)^PP
Trong tiếng cấu trúc danh ngữ NP.04 của tiếng Việt, N(P) có thể
độc lập hoặc kết hợp với PP đứng sau nó. Trong tiếng Việt, cấu trúc
danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:


18
[N(P)^PP] hay [N(P)]^[PP].
Cấu trúc danh ngữ này không gây mơ hồ trong tiếng Pháp.
5. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.05]: N(P)^PP1^PP2
Trong tiếng Việt và tiếng Pháp, cấu trúc danh ngữ NP.05 có thể
mơ hồ theo hai trường hợp:
-

Trường hợp 1 (NP.05.01): PP2 có thể kết hợp với N(P) hay một
thành tố X trong PP1. Trong trường hợp này, cấu trúc cú pháp
NP.05 có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[[N(P)^PP1]^PP2] hay [N(P)^[PP1^PP2]]

-


Trường hợp 2 (NP.05.02): PP2 có thể kết hợp với một thành tố
X trong PP1 hay độc lập với cả N(P) và PP 1. Trong trường hợp
này, cấu trúc cú pháp NP.05 có thể mơ hồ giữa hai cách phân
tích:
[N(P)^[PP1^PP2]] hay [N(P)^PP1]^[PP2]

6. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.06]: N(P)^ADJ(P)^V(P)
Trong cấu trúc danh ngữ NP.06 của tiếng Việt, ADJ(P) có thể
kết hợp với N(P) hay V(P). Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ hồ giữa
hai cách phân tích:
[[N(P)^ADJ(P)]^V(P)] hay [N(P)^[ADJ(P)^V(P)]]
Cấu trúc danh ngữ NP.06 không gây mơ hồ trong tiếng Pháp.
7. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.07]: N(P)^V(P)^ADV(P)
Trong cấu trúc cú pháp NP.07 của tiếng Việt và tiếng Pháp,
ADV(P) có thể kết hợp với V(P) hoặc làm trạng ngữ cho câu. Cấu trúc
danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[N(P)^[V(P)^ADV(P)]] hay [N(P)^V(P)]^[ADV(P)]
8. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.08]: N(P)^ADJ(P)^PP


19
Trong cấu trúc danh ngữ NP.08 của tiếng Việt và tiếng Pháp, PP
có thể kết hợp với ADJ(P) nhưng cũng có thể độc lập với
[N(P)^ADJ(P)]. Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách
phân tích:
[N(P)^ADJ(P)]^[PP] hoặc [N(P)^[ADJ(P)^PP]]
9. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.09]: N(P)^PP^ADJ(P)
Cấu trúc danh ngữ NP.09 của tiếng Việt và tiếng Pháp, ADJ(P)
có thể kết hợp với [N(P)^PP] hay N(P) trong PP. Cấu trúc danh ngữ
này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:

[[N(P)^PP]^ADJ(P)] hay [N(P)^[PP^ADJ(P)]]
10. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.10]: N(P)1^N(P)2^PP
Cấu trúc danh ngữ NP.10 là một cấu trúc cú pháp đặc thù của
tiếng Việt, không có trong tiếng Pháp. Trong cấu trúc danh ngữ này,
N(P)1 và N(P)2 kết hợp với nhau mà không có giới từ hay liên từ ở
giữa. Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[N(P)1^[N(P)2^PP]] hay [[N(P)1^N(P)2]^PP]
11. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.11]: N(P)1^N(P)2^V(P)
Cấu trúc danh ngữ NP.11 là một cấu trúc danh ngữ đặc thù của
tiếng Việt, không có trong tiếng Pháp. Trong cấu trúc danh ngữ này,
N(P)1 và N(P)2 có thể (nhưng không bắt buộc) kết hợp với nhau mà
không có giới từ hay liên từ ở giữa. V(P) có thể làm định ngữ cho
N(P)2 hoặc cấu trúc [N(P)1^N(P)2]. Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ
hồ giữa hai cách phân tích:
[N(P)1^[N(P)2^V(P)]] hay [[N(P)1^N(P)2]^V(P)]
12. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.12]: N(P)1^N(P)2^SC
Cấu trúc danh ngữ NP.12 là một cấu trúc cú pháp đặc thù của
tiếng Việt, không có trong tiếng Pháp. Trong cấu trúc danh ngữ này,
N(P)1 và N(P)2 có thể (nhưng không bắt buộc) kết hợp với nhau mà
không có giới từ hay liên từ ở giữa. Mệnh đề SC có thể làm định ngữ


20
cho N(P)2 hoặc cấu trúc [N(P)1^N(P)2]. Cấu trúc danh ngữ này có thể
mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[N(P)1^[N(P)2^SC]] hay [[N(P)1^N(P)2]^SC]
13. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ NP.13: N(P)1^C^N(P)2^N(P)3
Cấu trúc danh ngữ NP.13 là một cấu trúc cú pháp đặc thù của
tiếng Việt, không có trong tiếng Pháp. Trong cấu trúc danh ngữ này,
N(P)2 và N(P)3 có thể (nhưng không bắt buộc) kết hợp với nhau mà

không có giới từ hay liên từ ở giữa. Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ
hồ giữa hai cách phân tích:
[N(P)3^SC] hay [[N(P)1^N(P)2]^ N(P)3]
14. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.14]: N(P)1^C^N(P)2^ADJ(P)
Trong cấu trúc danh ngữ NP.14 của tiếng Việt và tiếng Pháp,
ADJ(P) có thể kết hợp với N(P) 2 hay cấu trúc [N(P) 1^ N(P)2]. Cấu trúc
danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[N(P)1^C^[N(P)2^ADJ(P)]] hay [[N(P)1^C^N(P)2]^ADJ(P)]
15. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.15]: N(P)1^C^N(P)2^V(P)
Cấu trúc danh ngữ NP.15 là một cấu trúc cú pháp đặc thù của
tiếng Việt, không có trong tiếng Pháp. Trong cấu trúc danh ngữ này,
V(P) có thể kết hợp với N(P)2 hay cấu trúc [N(P)1^C^N(P)2]. Cấu trúc
danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[N(P)1^C^[N(P)2^V(P)]] hay [[N(P)1^C^N(P)2]^V(P)]
16. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.16]: N(P)1^C^N(P)2^PP
Trong cấu trúc danh ngữ NP.16 của tiếng Việt và tiếng Pháp, PP
có thể kết hợp với N(P)2 hay cấu trúc [N(P)1^C^N(P)2]. Cấu trúc danh
ngữ này có thể mơ hồ giữa nhiều cách phân tích:
[N(P)1^C^[N(P)2^PP]] hay [[N(P)1^C^N(P)2]^PP] hay …
17. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.17]: N(P)^PP1^PP2^C^PP3


21
Trong cấu trúc danh ngữ NP.17 của tiếng Việt và tiếng Pháp,
cấu trúc [PP2^C^PP3] có thể kết hợp với PP 1, [N(P)^PP1], hay độc lập
với cả N(P) và PP1. Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ hồ giữa nhiều
cách phân tích:
[N(P)^[PP1^[PP2^C^PP3]]] hay [[N(P)^PP1]^[PP2^C^PP3]] hay …
18. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.18]: (P)^PP^ADJ(P)1^C^ADJ(P)2
Trong cấu trúc danh ngữ NP.18 của tiếng Việt và tiếng Pháp,

cấu trúc [ADJ(P)1^C^ADJ(P)2] có thể kết hợp với PP hay cấu trúc
[N(P)^PP]. Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân
tích:
[NP^[PP^[ADJ(P)1^C^ADJ(P)2]]]/[[N(P)^PP]^[ADJ(P)1^C^ADJ(P)2]]
19. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.19]: N(P)1^V(P)^N(P)2
Cấu trúc danh ngữ NP.19 là một cấu trúc cú pháp đặc thù của
tiếng Việt, không có trong tiếng Pháp. Trong cấu trúc danh ngữ này,
V(P) có thể kết hợp với N(P)1 hay N(P)2. Cấu trúc danh ngữ này có
thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[[N(P)1^V(P)]^N(P)2] hay [N(P)1^[V(P)^N(P)2]]
20. Cấu trúc danh ngữ mơ hồ [NP.20]: N(P)1^V(P)1^N(P)2^V(P)2
Cấu trúc danh ngữ NP.20 là một cấu trúc cú pháp đặc thù của
tiếng Việt, không có trong tiếng Pháp. Trong cấu trúc danh ngữ này,
V(P)2 có thể kết hợp với N(P) 2 hay cấu trúc [N(P)1^V(P)1^N(P)2]. Cấu
trúc danh ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[N(P)1^[V(P)1^[N(P)2^ V(P)2]]] hay [[N(P)1^V(P)1^N(P)2]^ V(P)2]

2.2

Mơ hồ trong các cấu trúc động ngữ

1. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.01]: V^N(P)^ADJ(P)
Trong cấu trúc động ngữ VP.01 của tiếng Việt và tiếng Pháp,
ADJ(P) có thể kết hợp với N(P) hay V. Cấu trúc động ngữ này có thể
mơ hồ giữa hai cách phân tích:


22
[V^[N(P)^ADJ(P)]] hay [[V^N(P)]^ADJ(P)].
2. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.02]: V1^ADV(P)^V2

Trong cấu trúc động ngữ VP.02 của tiếng Việt và tiếng Pháp,
ADV(P) có thể kết hợp với V1 hay V2. Cấu trúc động ngữ này có thể
mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[[V1^ADV(P)]^V2] hay [V1^[ADV(P)^V2]]
3. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.03]: V^PP1^PP2
Trong cấu trúc động ngữ VP.03 của tiếng Việt và tiếng Pháp,
PP2 có thể kết hợp với PP1 hay làm phụ ngữ cho câu. Cấu trúc động
ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[[V^PP1]^[PP2]] hay [V^[PP1^PP2]]
4. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.04]: V^N(P)^PP
Trong cấu trúc động ngữ VP.04 của tiếng Việt và tiếng Pháp, PP
có thể kết hợp với N(P) hay làm phụ ngữ cho câu. Cấu trúc động ngữ
này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[V^[N(P)^PP]] hay [[V^N(P)]^[PP]]
5. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.05]: V^ADJ(P)^PP
Trong cấu trúc động ngữ VP.05 của tiếng Việt và tiếng Pháp, PP
có thể kết hợp với ADJ(P) hay làm phụ ngữ cho câu. Cấu trúc động
ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[V^[ADJ(P)^PP]] hay [V^ADJ(P)]^[PP]
6. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.06]: V1^N(P)^V2
Cấu trúc động ngữ VP.06 là một cấu trúc cú pháp đặc thù của
tiếng Việt, không có trong tiếng Pháp. Trong cấu trúc danh ngữ này,
V2 có thể kết hợp với N(P) hay V 1. Cấu trúc danh ngữ này có thể mơ
hồ giữa hai cách phân tích:
[V1^[N(P)^V2]] hay [V1^N(P)^V2]


23
7. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.07]: V(P)1^V(P)2^PP
Trong cấu trúc động ngữ VP.07 của tiếng Việt và tiếng Pháp, PP

có thể kết hợp với V(P) 1 hay V(P)2. Cấu trúc động ngữ này có thể mơ
hồ giữa hai cách phân tích:
[V(P)1^[V(P)2^PP]] hay [V(P)1^V(P)2]^[PP]
8. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.08]: V1^C^V2^N(P)
Trong cấu trúc động ngữ VP.08 của tiếng Việt và tiếng Pháp,
N(P) có thể kết hợp với V(P) 1 hay V(P)2. Cấu trúc động ngữ này có
thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[V1^C^[V2^N(P)]] hay [[V1^C^V2]^N(P)]
9. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.09]: V1^C^V2^PP
Trong cấu trúc động ngữ VP.09 của tiếng Việt và tiếng Pháp, PP
có thể kết hợp với V(P) 1 hay V(P)2. Cấu trúc động ngữ này có thể mơ
hồ giữa hai cách phân tích:
[V1^C^[V2^PP]] hay [[V1^C^V2]^PP]
10. Cấu trúc động ngữ mơ hồ [VP.10]: V^N(P)1^C^N(P)2
Trong cấu trúc động ngữ VP.10 của tiếng Việt và tiếng Pháp,
N(P)2 có thể kết hợp với N(P)1 hay làm trạng ngữ của câu. Cấu trúc
động ngữ này có thể mơ hồ giữa hai cách phân tích:
[V^[N(P)1^C^N(P)2]] hay [[V^N(P)1]^C^[N(P)2]]

2.3

Phân loại các mơ hồ cú pháp

Các hiện tượng mơ hồ cú pháp trong tiếng Việt và tiếng Pháp
được phân thành hai loại: 1) Mơ hồ do khả năng kết hợp của các thành
tố cú pháp; 2) Mơ hồ về lớp cú pháp.
Bảng 2-1: Các cấu trúc cú pháp bị mơ hồ do khả năng kết hợp của các
thành tố cú pháp
Loại
Cấu trúc cú pháp mơ hồ

Mơ hồ
cấu
Tiếng
Tiếng


24
trúc
NP.01
NP.02
NP.03
NP.04
NP.05
NP.13
NP.14
NP.15
NP.16
NP.17
NP.18
NP.19
NP.20
VP.02
VP.03
VP.04
VP.05
VP.06
VP.07
VP.08
VP.09
VP.10


N(P)1^N(P)2^N(P)3
N(P)1^N(P)2^…^N(P)n^PN
N(P)1^N(P)2^…^N(P)n^Adj(P)
N(P)^PP
N(P)^PP1^PP2
N(P)1^C^N(P)2^N(P)3
N(P)1^C^N(P)2^ADJ(P)
N(P)1^C^N(P)2^V(P)
N(P)1^C^N(P)2^PP
N(P)^PP1^PP2^C^PP3
N(P)^PP^ADJ(P)1^C^ADJ(P)2
N(P)1^V(P)^N(P)2
N(P)1^V(P)1^N(P)2^V(P)2
V1^ADV(P)^V2
V^PP1^PP2
V^N(P)^PP
V^ADJ(P)^PP
V1^N(P)^V2
V(P)1^V(P)2^PP
V1^C^V2^N(P)
V1^C^V2^PP
V^N(P)1^C^N(P)2

Việt
























Pháp
Không
Không
Không
Không

Không

Không




Không
Không










Bảng 2-2: Các cấu trúc cú pháp có mơ hồ về lớp cú pháp
Mơ hồ
Loại
Cấu trúc cú pháp mơ hồ
cấu trúc
Tiếng Việt
Tiếng Pháp
NP.06
N(P)^ADJ(P)^V(P)

Không
NP.07
N(P)^V(P)^ADV(P)


NP.08
N(P)^ADJ(P)^PP



NP.09
N(P)^PP^ADJ(P)


NP.10
N(P)1^N(P)2^PP

Không
NP.11
N(P)1^N(P)2^V(P)

Không


25
NP.12
VP.01

2.4

N(P)1^N(P)2^SC
V^N(P)^ADJ(P)




Không



Tiểu kết

2.4.1 Với những ngữ liệu thu thập được, trong chương này luận án đã
khảo sát và phân tích 30 cấu trúc cú pháp có khả năng gây mơ hồ
trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Các cấu trúc cú pháp được nghiên cứu
trong chương này cũng bao hàm hầu hết các cấu trúc cú pháp đã được
Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang [Error: Reference source not
found], Trần Thủy Vịnh [Error: Reference source not found], [Error:
Reference source not found] nghiên cứu trong tiếng Việt và C. Fuchs
[Error: Reference source not found] nghiên cứu trong tiếng Pháp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tất cả 30 cấu trúc cú pháp đều bị mơ hồ trong
tiếng Việt và trong số đó chỉ có 18 cấu trúc cú pháp bị mơ hồ trong
tiếng Pháp.
Bảng 2-3: Thống kê các cấu trúc cú pháp mơ hồ và phân loại
Tiếng Việt
Tiếng Pháp
Số lượng cấu trúc cú pháp bị mơ hồ
30
18
Số lượng cấu trúc cú pháp mơ hồ về khả
22
14
năng kết hợp của các thành tố cú pháp
Danh ngữ: 13
Danh ngữ: 5
Động ngữ: 9
Động ngữ: 9
Số lượng cấu trúc cú pháp mơ hồ lớp cú
8
4

pháp
Danh ngữ: 7
Danh ngữ: 3
Động ngữ: 1
Động ngữ: 1
2.4.2 Kết quả nghiên cứu trong Bảng 2-3 cho thấy các cấu trúc cú
pháp mơ hồ về khả năng kết hợp của các thành tố cú pháp chiếm tỷ lệ
lớn hơn các cấu trúc cú pháp mơ hồ về lớp cú pháp. Hầu hết các mơ
hồ xuất hiện trong cấu trúc động ngữ của tiếng Việt và tiếng Pháp đều
thuộc loại mơ hồ về khả năng kết hợp của các thành tố cú pháp.
2.4.3 Trong loại mơ hồ do khả năng kết hợp của các thành tố cú pháp,
những cấu trúc cú pháp mơ hồ có liên quan đến giới từ chiếm một tỷ
lệ đáng lưu ý: 38,46% đối với danh ngữ, 55,56% đối với động ngữ.
Những cấu trúc cú pháp mơ hồ có liên quan đến liên từ cũng chiếm


×