Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Chi tiết nghệ thuật trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 109 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Chi tiết nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành
công của tác phẩm văn học. Sức hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật là nhờ vào
các chi tiết nghệ thuật. Việc quan tâm đến vị trí, vai trò của chi tiết nghệ thuật
trong tác phẩm văn học thể hiện tính khoa học và thực tiễn, liên quan mật thiết
tới quá trình sáng tác và tiếp nhận văn học.
Trong hoạt động nghiên cứu văn học, vấn đề chi tiết nghệ thuật đã được đề
cập đến trong các công trình nghiên cứu, nhưng chưa tập trung đầy đủ và hệ
thống, đặc biệt với những tác phẩm của các nhà văn lớn. Đối với nhà văn, chi tiết
nghệ thuật không chỉ thể hiện tài năng, phẩm chất sáng tạo mà còn thể hiện quan
niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống. Trong tác phẩm văn học, chi tiết
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ góp
phần tạo nên những hình ảnh sinh động về con người và cuộc sống. Đối với hoạt
động tiếp nhận, chi tiết nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật tạo nên những hứng
thú, qua bạn đọc mà ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trở nên sống động hơn.
Chi tiết nghệ thuật là vấn đề lý luận mang tính thời sự trong sáng tác và tiếp
nhận, việc nghiên cứu chi tiết nghệ thuật gắn với những tác phẩm lớn là một
hướng đi cần thiết trong tình hình đổi mới văn học hiện nay.
1.2. “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung được coi là một trong “Tứ
đại danh tác” của nền văn học cổ điển Trung Hoa. “Tam quốc diễn nghĩa” có
sức sống lâu đời và ảnh hưởng đến văn học thế giới, trong đó có văn học Việt
Nam. Ở nước ta, “Tam quốc diễn nghĩa” từ lâu đã thu hút bạn đọc, từng được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới các phương diện khác nhau như: Quá trình
hình thành và sáng tác, kết cấu tác phẩm, nghệ thuật kể truyện, nhưng cho đến

Trang 1


nay chưa một công trình nào nghiên cứu vấn đề chi tiết nghệ thuật trong “Tam
quốc diễn nghĩa” thành một chuyên đề độc lập.


1.3. Là một giáo viên giảng dạy ở trường THPT, đặt vấn đề nghiên cứu chi
tiết nghệ thuật trong “Tam quốc diễn nghĩa”, tôi mong muốn góp thêm một góc
nhìn để hiểu sâu sắc hơn giá trị của một tác phẩm văn học lớn. Việc tìm hiểu chi
tiết nghệ thuật một cách hệ thống, khoa học còn có ý nghĩa nhất định đối với
nghiên cứu và giảng dạy văn học ở trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Vấn đề chi tiết nghệ thuật trong sáng tác và nghiên cứu phê bình.
Từ thực tiễn sáng tác cho đến tiếp nhận văn học, từ lâu đã có nhiều ý kiến
khác nhau bàn về chi tiết trong tác phẩm.
Ở phương Đông, trong cuốn “Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc”, nhà lý
luận phê bình Kim Thánh Thán khi bàn đến tiểu thuyết qua lời bình, cách khen
việc khắc họa nhân vật trong “Thủy hử” có thể thấy ông đã nhấn mạnh vai trò
của chi tiết trong việc khắc họa nhân vật tiểu thuyết. Khi nói về nhân vật Tây
Môn Khánh, Kim Thánh Thán đã khen cái tài của Thi Nại Am như sau: “Tây
Môn Khánh mấy phen xoay chuyển, khéo về đổi thay, khéo về cần gấp, khéo về
lạnh lùng, khéo về thong thả, khéo về muốn ngay, khéo về phá đi, khéo về mượn
lại, khéo về đón lấy, khéo về đẩy ra…thực là một thiên gấm màu hoa, rõ ra văn
tự” [39, tr.137]
Ở phương Tây, các nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm đến chi tiết nghệ thuật
từ rất sớm, chúng ta có thể đề cập đến một số ý kiến tiêu biểu. Hê Ghen trong
cuốn Mĩ học, khi bàn về văn học ông xem chi tiết như “con mắt” trổ những cửa
sổ để người ta nhìn vào nhân vật. Ông nói:“Nghệ thuật biến hình tượng với tất
cả các điểm bề ngoài nhìn thấy được của nó thành con mắt, tạo thành kho chứa

Trang 2


tâm hồn” [58, tr.103]. Nhà văn L.Tôn-xtôi, trong cuốn nhật kí năm 1853 của
mình, khi bình luận về văn xuôi Puskin có viết: “Văn xuôi Puskin cũ rồi, không
phải do bút pháp mà do cách kể chuyện. Đúng là giờ đây trong khuynh hướng

mới, sự quan tâm đến chi tiết tình cảm đang thay thế dần sự quan tâm đến các
biến cố, truyện của Puskin trần trụi thế nào ấy.” [44, tr. 213]. Như vậy, rõ ràng
với Tôn-xtôi chi tiết có vai trò quan trọng tạo nên sức hấp dẫn hơn các biến cố.
Văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên
nhà văn lớn”. K.G.Paustovky khẳng định: “Không có chi tiết thì tác phẩm không
sống được”; “Ý nghĩa của chi tiết là ở chỗ, theo lời nhà văn Puskin sao cho cái
“vặt vãnh” không dễ nhận thấy trở thành cái to lớn, lấp lánh trước mặt mọi
người” [51, tr. 113].
Trong cuốn Những bậc thầy văn chương thế giới – Tư tưởng và quan niệm
do tác giả Lê Huy Hòa biên soạn, nhà văn Sopenhauer khi nói về bút pháp có
đoạn viết: “Việc viết văn theo lối kiến trúc sư xây nhà cửa, người này trước khi
bắt tay vào công việc, phác họa đồ hình và nghĩ tới nghĩ lui tới những chi tiết
nhỏ nhặt nhất.” [24, tr. 336]. Vậy, viết văn cũng giống như xây nhà chi tiết
chính là những viên gạch để xây nên ngôi nhà đó.
Ở nước ta, vấn đề chi tiết nghệ thuật đã được bàn đến nhiều trong các công
trình lý luận văn học. Chúng ta có thể kể ra các công trình tiêu biểu sau: cuốn Lý
luận văn học của nhóm tác giả Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam,
Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình do Phương Lựu chủ biên xuất
bản năm 1985, có đề cập đến chi tiết như là một phương tiện đầu tiên trong việc
xây dựng nhân vật văn học. Khi bàn về nhân vật và tính cách các tác giả cuốn Lý
luận văn học (1998), Nxb Giáo dục cũng đã khẳng định:“Nhân vật và tính cách
là những yếu tố thuộc về nội dung, nhưng các biện pháp thể hiện làm sao cho

Trang 3


chúng thật sinh động, hấp dẫn lại thuộc về hình thức của tác phẩm. Trước hết,
phương tiện cơ bản để thực hiện các biện pháp đó là chi tiết – những nét cụ thể
mà nhà văn sử dụng để miêu tả ngoại hình, nội tâm, hành động của nhân vật,
cũng như cảnh vật, sự kiện có liên quan đến nhân vật đó. Đan dệt hàng loạt chi

tiết với nhau mới được một bức tranh ngôn ngữ có thể tạo nên ấn tượng tương
đối xác định về nhân vật. Các chi tiết được sắp xếp bố trí chặt chẽ, không thừa
không thiếu, có một quá trình phát triển Logic – nghĩa là chúng liên quan với
nhau một cách tất yếu.” [17, tr. 134].
Trong cuốn Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ của nhóm tác giả Nguyễn
Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương xuất bản năm 1999, cũng nói đến việc phân tích
bình giảng phải tìm ra các chi tiết “đắc địa” để không rơi vào khuynh hướng tự
biện, biến bài giảng của mình thành sự thuyết minh cho luận điểm có sẵn. Công
trình này cũng đã điểm qua vai trò của chi tiết trong tiếp nhận văn học.
Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập trong một số bài viết như:“Một số
kinh nghiệm” của Nguyễn Công Hoan được Vương Trí Nhàn sưu tầm trong cuốn
Sổ tay viết truyện ngắn (2001), Nxb tác phẩm mới, tác giả quan niệm:“Truyện
ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự
bố trí chặt chẽ và bằng một thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc.
Muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ cho truyện. Những
chi tiết trong truyện xoay quanh chủ đề ấy không có chi tiết nào thừa, rườm rà,
miên man” [48, tr.19]. Vấn đề chi tiết trong truyện ngắn cũng được nhiều tác giả,
bạn đọc và các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhà văn Sê khốp nói: Các chi tiết được
lựa chọn đưa vào truyện ngắn phải độc đáo, giàu ý nghĩa nghệ thuật.Truyện
ngắn hay không thể có những chi tiết vô bổ. Nhà giáo Nguyễn Đăng Mạnh, trong
cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa có nói:

Trang 4


“Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ
tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong
thơ vậy” [47]. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có nhận xét: “Yếu tố quan
trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang
nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” [20, tr. 277, 278]

Nhà văn Ma Văn Kháng khi nói về kết cấu của truyện cũng có đề cập đến
chi tiết. Ông cho rằng: “Toàn truyện phải là một cái vòng khép kín, không dài
quá, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết
nào. Khi đã vào truyện, cái xà tích của một cô gái hay một chút ánh trăng
thượng tuần cũng phải có ý nghĩa, cái nọ nương tựa cái kia, chi tiết này soi rọi
cho chi tiết khác.”[78, tr. 101]. Như vậy chi tiết nằm trong kết cấu tác phẩm, làm
nên giá trị về nội dung tác phẩm, có nguyên tắc phản ánh nhất định.
Các ý kiến xoay quanh chi tiết được trở đi trở lại nhiều trong các bài viết
như: “Chi tiết nghệ thuật và cảm nhận chi tiết nghệ thuật trong văn chương” của
Hà Thị Hoài Phương, đăng trên trang />Trần Xuân Toàn “Chi tiết nghệ thuật trong truyện rất ngắn” đăng trên trang:
. “Chi tiết nghệ thuật” của Hoàng Thu Giang, trên
trang . Các công trình này đã làm tăng thêm các nhận xét
vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học liên quan đến tài năng sáng tạo của
nhà văn và giá trị nghệ thuật trong mỗi tác phẩm văn chương.
2.2.“Tam quốc diễn nghĩa” và những công trình nghiên cứu ở Việt
Nam.
Như trên đã nói, “Tam quốc diễn nghĩa” là một trong “Tứ đại danh tác”
của văn học cổ điển Trung Quốc, có sức ảnh hưởng lâu dài và rộng với văn học
thế giới. Ở Việt Nam, “Tam quốc diễn nghĩa” đã được nhiều nhà nghiên cứu

Trang 5


quan tâm ở nhiều phương diện khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tìm
ra giá trị riêng, độc đáo của tác phẩm. Tiêu biểu là các nhà nghiên cứu: Nguyễn
Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề, Lê Thời Tân, Trần Lê Bảo, Việt
Chương, Lê Huy Tiêu, mỗi tác giả đều góp thêm ý kiến về vai trò của chi tiết
nghệ thuật đã làm cho các tác phẩm văn học cổ điển Trung Hoa sống động hơn.
Trong “Giáo trình Văn học Trung Quốc” tập 2 của Nguyễn Khắc Phi và
Lương Duy Thứ- Nxb Giáo dục, 1998 đã nêu khái quát về giá trị nội dung tư

tưởng cũng như nghệ thuật của “Tam quốc diễn nghĩa”. Các tác giả đã đề cập
đến quan điểm tư tưởng của La Quán Trung khi xây dựng các nhân vật trong tác
phẩm, hiện thực xã hội Trung Hoa và nguyện vọng, ước mơ của nhân dân thời
bấy giờ thông qua miêu tả một số nhân vật như: Tào Tháo, Lưu Bị, Khổng Minh,
Quan Công, Trương Phi – là những nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm, nêu rõ
những tích cực và hạn chế trong tính cách của nhân vật.
Ở các tài liệu khác như: “Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc”
của Lương Duy Thứ, “Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc” của Trần Xuân Đề;
“Luận bàn Tam quốc” của Mao Tôn Cương ... các tác giả đã dành một dung
lượng lớn đi sâu miêu tả đặc điểm tính cách của các nhân vật tiêu biểu trong tác
phẩm là: Lưu Bị, Tào Tháo, Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi. Đồng thời
các tác giả cũng không quên đề cập đến những thành công và hạn chế của tác giả
bộ tiểu thuyết này trong việc miêu tả các nhân vật.
Tác giả Lê Huy Tiêu với hai bài báo: Thử so sánh thi pháp của “Tam quốc
diễn nghĩa” và “Thuỷ hử truyện” trong Tạp chí Văn học, số 2/1996 và Vấn đề
trọng dụng người có đức có tài trong “Tam Quốc diễn nghĩa” trong Tạp chí Văn
hoá Nghệ thuật, số 5/1996. Tác giả đã chỉ ra một số quan niệm và bút pháp nghệ
thuật độc đáo của nhà văn La Quán Trung.

Trang 6


Tác giả Trần Lê Bảo, “Đặc điểm kết cấu Tam Quốc chí diễn nghĩa của La
Quán Trung”, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội
1993, đã cho thấy nghệ thuật tổ chức tác phẩm của nhà văn, tạo nên sức hấp dẫn
của tác phẩm thông qua nhiều chi tiết.
Tác giả Lê Thời Tân cũng có nhiều bài viết về “Tam quốc diễn nghĩa”
được công bố trên các tạp chí khoa học. Ông quan tâm đến: Vấn đề tác giả “Tam
quốc diễn nghĩa”; “Diễn biến của sách Tam quốc diễn nghĩa”; “Tam quốc lịch
sử và diễn nghĩa hay diễn nghĩa lịch sử”; “Tự sự chính sử và tự sự tiểu thuyết:

Đọc lại hình tượng Quan Công”. Từ góc độ loại hình nghệ thuật tác giả đã làm
rõ thêm kết cấu tác phẩm của La Quán Trung.
Bên cạnh những công trình tiêu biểu kể trên còn có không ít các luận văn
thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học lấy “Tam quốc diễn nghĩa” làm đề tài.
Chúng tôi có thể điểm lược một số đề tài sau: Luận văn thạc sĩ: “Ảnh hưởng của
Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí”, năm 2004 của Nguyễn
Thị Thuần, Đại học Quốc gia; luận văn thạc sĩ: “Hoàng Lê nhất thống chí và
Tam quốc diễn nghĩa những điểm tương đồng và khác biệt”, năm 2006 của
Hoàng Thị Tú Uyên, Đại học Sư phạm Vinh.
Các khóa luận: “Hình tượng nhân vật Tào Tháo và Quan Vũ trong Tam
quốc diễn nghĩa từ góc nhìn văn hóa”, năm 2012 của Huỳnh Bảo Yến, Đại học
Sư phạm Cần Thơ; Hoàng Thị Minh Tâm, Đại học Vinh với đề tài: “Thế giới
nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.”, năm 2006; Trần
Nguyên Hạnh: “Người kể chuyện trong Tam quốc diễn nghĩa từ góc nhìn tự sự
học hiện đại”, in trong Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, số 17 năm 2009.

Trang 7


Tóm lại, qua khảo sát chúng tôi thấy, chưa có một công trình nào đặt vấn đề
nghiên cứu một cách hệ thống những chi tiết nghệ thuật trong “Tam quốc diễn
nghĩa” của La Quán Trung. Việc nghiên cứu chi tiết nghệ thuật trong“Tam quốc
diễn nghĩa” chúng tôi hi vọng sẽ góp phần khám phá được nhiều hơn vẻ đẹp của
bộ tiểu thuyết này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy“Tam quốc diễn
nghĩa” và các tác phẩm tự sự khác trong nhà trường phổ thông.
3. Mục đích nghiên cứu.
Chúng tôi sẽ tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau:
Làm rõ khái niệm chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học, vị trí, chức
năng của chi tiết nghệ thuật gắn đặc điểm thể loại tiểu thuyết. Từ việc tìm hiểu

chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” theo hướng khai thác
chi tiết nghệ thuật và ý nghĩa của nó trong từng mối quan hệ cụ thể như: chi tiết
gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới nhân vật trong tác phẩm; chi tiết trong
quan hệ với thể loại tác phẩm, từ đó, đưa ra những đánh giá về nghệ thuật tạo lập
chi tiết của tác giả.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Chúng tôi tập trung vào các chi nghệ thuật tiết tiêu biểu trong bộ tiểu thuyết
“Tam quốc diễn nghĩa”. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có liên hệ với một
số tiểu thuyết khác để làm rõ nội dung nghiên cứu của mình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Từ góc nhìn của lí luận văn học, chúng tôi sẽ làm rõ thêm giá trị của những
chi tiết nghệ thuật tiểu biểu trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của nhà
văn La Quán Trung. Chỉ ra những thành công và hạn chế của ông trong quá trình
xây dựng tác phẩm và thể hiện nội dung tư tưởng của tác giả qua hệ thống chi
tiết nghệ thuật.

Trang 8


6. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi chủ trương phối hợp đồng bộ các phương pháp sau:
Phương pháp tập hợp, hệ thống: trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại các
chi tiết từ đó hệ thống thành những luận điểm chính.
Phương pháp phân tích, khái quát: Sau khi đã tập hợp chúng tôi phân tích
và khái quát thành những nhận định riêng.
Phương pháp so sánh: Trong quá trình phân tích tác phẩm chúng tôi có so
sánh với việc sử dụng chi tiết trong các tiểu thuyết khác, từ đó rút ra những kết
luận riêng.
Phương pháp liên ngành: Trong quá trình khảo sát, khi cần thiết chúng tôi
sẽ liên hệ chi tiết nghệ thuật trong tiểu thuyết của La Quán Trung với các môn

nghệ thuật khác, để làm sáng tỏ giá trị chi tiết nghệ thuật đối với kết cấu và các
phương thức biểu hiện nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
7. Đóng góp của luận văn.
Đây là công trình đầu tiên nêu vấn đề: “Chi tiết nghệ thuật trong Tam quốc
diễn nghĩa của La Quán Trung” từ nhiều góc nhìn khác nhau ở một tác phẩm tự
sự lớn trong quá khứ; góp thêm ý kiến khẳng định vai trò của chi tiết nghệ thuật
đối với việc hình thành nên các giá trị nội dung và hình thức của tác phẩm văn
học. Đề xuất hướng tiếp cận chi tiết nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, giúp
cho việc nghiên cứu thể loại tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng được tốt
hơn.
8. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi
được triển khai thành ba chương:
Chương I. Chi tiết nghệ thuật trong sáng tác và tiếp nhận văn học.

Trang 9


Chương II. Đặc điểm chi tiết nghệ thuật trong “Tam quốc diễn nghĩa”
Chương III. Phương thức xây dựng chi tiết nghệ thuật trong “Tam quốc
diễn nghĩa.”
Chương I
CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC
VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
1. Khái niệm chi tiết và chi tiết nghệ thuật.
1.1. Khái niệm chi tiết.
Chi tiết là một khái niệm quen thuộc được dùng trong cuộc sống hàng ngày,
để chỉ các yếu tố nằm trong chỉnh thể nào đó. Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng
Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng, 2003, trang 152 thì chi tiết là: “Phần rất nhỏ,
điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng… là thành phần riêng rẽ hoặc

tổ hợp đơn giản nhất của chúng có thể tháo lắp được, như đinh ốc, trục, bánh xe,
vv…trong máy móc, thiết bị. Chi tiết máy.”. Như vậy, trong đời sống hàng ngày,
từ “chi tiết” được hiểu và dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự
việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo của
một sự vật, hiện tượng trong đời sống.
1.2. Khái niệm về chi tiết nghệ thuật.
Trong văn học, theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi, chi tiết nghệ thuật là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức
chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” [20, tr. 51]. Cũng theo nhóm tác giả này thì:
“Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích,
làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ
Trang 10


của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm
nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất
định” [20, tr. 51]
Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ
thuật. Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật. Khái niệm
chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng
thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ
thuật được xem là thành tố nhỏ trong một chỉnh thể nghệ thuật. Từ những quan
niệm về chi tiết nghệ thuật trên, chúng tôi cho rằng: Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật
trong “Tam quốc diễn nghĩa” cần quan tâm đến những phương diện cụ thể sau:
Thứ nhất, cần phân biệt chi tiết với các khái niệm khác như: hình ảnh, tình
tiết, điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, vì chúng đều là các thành tố nhỏ trong một
chỉnh thể nghệ thuật.
Thứ hai, chi tiết nghệ thuật có những vai trò cơ bản sau: Làm tiền đề cho
cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lý, thể hiện tư tưởng của tác giả trong tác
phẩm, hoặc gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền

thống văn hóa nghệ thuật nhất định.
Thứ ba, việc tạo lập, sắp xếp các chi tiết nghệ thuật như là một yếu tố hình
thức biểu hiện nội dung bằng những thủ pháp cụ thể góp phần thể hiện tài năng,
bản lĩnh sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của nhà văn.
Chi tiết trong tác phẩm nghệ thuật vô cùng phong phú, đa dạng nhưng
không phải chi tiết nào cũng được coi là chi tiết nghệ thuật. Muốn biết được chi

Trang 11


tiết nào có tính nghệ thuật chúng ta phải căn cứ vào vị trí, vai trò của nó trong
việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn.
Trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có rất nhiều chi tiết nhưng
chỉ có vài chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật như: cái lò gạch cũ, chi tiết bát cháo
hành, tiếng chửi của Chí Phèo, chi tiết Chí Phèo đòi lương thiện trước khi hạ gục
kẻ tàn ác: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Những chi tiết nghệ thuật ấy sẽ
quy tụ các yếu tố khác trong tác phẩm.
Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố chứa đựng nhiều ý nghĩa bên trong.
Chúng làm nên sự độc đáo, mới lạ cho tác phẩm. Chi tiết bát cháo hành trong tác
phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một chi tiết độc đáo. Bát cháo hành là
hình ảnh giản dị, quen thuộc với người dân lao động. Nhưng đi vào tác phẩm của
Nam Cao, hình ảnh ấy đã trở thành một chi tiết chứa đựng tư tưởng, tình cảm
nhân văn cao đẹp, nó đánh thức nhân tính còn ẩn khuất trong hình hài của con
quỷ dữ làng Vũ Đại, nó cho thấy tình người còn lung linh toả sáng trong xã hội
đầy tăm tối xấu xa. Những chi tiết nghệ thuật đắt giá sẽ làm nên giá trị vượt xa
hơn nhiều so với cái nó mô tả. Ví như: Chi tiết “chiếc lá” nhỏ nhoi trên tường
trong truyện của O.Henry đã làm nên giá trị vĩnh cửu của thiên truyện ngắn
“Chiếc lá cuối cùng”, chi tiết bàn tay Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành…; chi tiết “cái thẻ sưu” của người chết là anh Hợi trong tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Chi tiết nghệ thuật phải là những yếu tố có sức

gợi cảm sâu xa, làm nên cái thần thái riêng của tác phẩm, làm cho tác phẩm có
sức lay động lòng người, vượt qua thời gian mà có giá trị dài lâu.
Người đọc có thể dễ dàng nhận biết những chi tiết nghệ thuật vì chúng xuất
hiện với tần suất lớn trong tác phẩm, chúng được lặp đi lặp lại nên dễ tác động
Trang 12


tới sự chú ý của người đọc ví dụ như tiếng chửi của Chí Phèo trong truyện ngắn
Chí Phèo, bàn tay Tnú trong “Rừng xà nu”…Hay có khi đó là những chi tiết chỉ
xuất hiện một lần nhưng tạo ấn tượng sâu sắc bởi sự mới lạ nên thu hút sự chú ý
và suy nghĩ của người đọc như chi tiết “một dòng nước mắt lấp lánh bò trên hai
hõm má đã xám đen lại” của nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
của Tô Hoài, gợi lên sự bất hạnh và đau khổ triền miên của kẻ sống nô lệ.
Chi tiết nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.
Chúng là những biểu hiện rõ nét nhất về tư tưởng, tâm hồn nhân cách và khả
năng sáng tạo của nhà văn. Với người đọc, chi tiết nghệ thuật sẽ là những điểm
nhấn, tạo những ấn tượng sâu sắc khó phai trong tâm trí. Quá trình tiếp nhận tác
phẩm văn chương, việc xác định được những chi tiết nghệ thuật sẽ giúp cho quá
trình cảm thụ, lĩnh hội tác phẩm văn học đi đúng hướng, đúng trọng tâm.
2. Phân biệt chi tiết nghệ thuật với hình ảnh, tình tiết nghệ thuật và
điểm sáng thẩm mĩ.
2.1. Chi tiết nghệ thuật và hình ảnh
Chi tiết nghệ thuật không phải hình ảnh thuần túy, đặt trong quan hệ giữa
chúng với nhau, ta thấy chi tiết nghệ thuật là yếu tố góp phần cấu tạo nên hình
ảnh mang tính khái quát. Một hình ảnh muốn chân thực, gợi cảm, sống động phải
nhờ vào các chi tiết nghệ thuật. Hình ảnh là một bức tranh phong phú mô tả sự
tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó ngoài đời sống được chuyển vào tác
phẩm nghệ thuật qua ngòi bút nhà văn. Nó đảm bảo tính chân thật, đáng tin.
Hình ảnh đảm bảo đặc điểm về loại gắn với tên gọi cụ thể: cái lò gạch, người
nông dân, con trâu, đống rơm, con gà. Chi tiết lại tạo nên sự khác biệt của một


Trang 13


hình ảnh này với một hình ảnh khác cùng loại. Khi chúng ta nói tới hình ảnh
dòng sông trong văn chương tức là nói đến muôn vàn dòng sông khác nhau trong
mỗi tác phẩm. Cái làm nên sự khác biệt giữa muôn vàn dòng sông ấy chính là
chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật tạo nên nét riêng biệt độc đáo đồng thời
gửi vào đó ý thức, quan niệm, điểm nhìn của tác giả. Con sông Hương là hình
ảnh xuất hiện rất nhiều trong văn chương, việc tạo dựng con sông này với những
chi tiết khác nhau đã tạo nên dấu ấn riêng để phân biệt chính dòng sông ấy trong
tác phẩm này với tác phẩm khác.
Trong thơ của Vũ Dung:
“Một lần anh đến Huế thơ
Gặp cô gái đẹp say mơ giấc nồng
Sông Hương quyến rũ lạ lùng
Em choàng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tôi”
Câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật, rõ ràng với chi tiết này sông
Hương quả thực đã trở thành một con người có tâm hồn, có hành động. Cách
nhìn ấy, khiến dòng sông trở thành một cô gái duyên dáng, bẽn lẽn, tình tứ trong
cái nhìn say đắm tình yêu của tác giả. Cũng chính dòng sông ấy, qua bút kí “Ai
đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại trở thành một dòng
sông với tính cách vô cùng phong phú, đa dạng. Lúc nó là “cô gái Digan tự do,
phóng khoáng, man dại.”; khi mang vẻ đẹp “dịu dàng trí tuệ”; lúc lại “như điệu
slow tình cảm dành riêng cho Huế.”…

Trang 14


Chi tiết nghệ thuật bao giờ cũng cô đọng, hàm súc, thể hiện sức sáng tạo

của nhà văn. Trong bài thơ Đò Lèn (Nguyễn Duy) gồm 6 khổ, tác giả viết về một
tuổi thơ nghèo khó bên cạnh người bà tần tảo. Hệ thống chi tiết cảnh vật được
nhà thơ liệt kê gồm: cống Na, đồng Quan, ga Lèn, chợ Bình Lâm, chùa Trần,
đền cây Thị, đền Sòng..., giúp người đọc hình dung về diện mạo một miền quê
với những cảnh trí rất dân dã, gần gũi, quen thuộc. Quan trọng hơn, nó giúp
Nguyễn Duy thể hiện sâu sắc thân phận người bà: Đó là thân phận con sâu cái
kiến, thân phận thảo dân, mang sắc thái dân đen, đối lập với Tiên Phật, Thánh
thần... Bài thơ nói về sự ân hận, sự trưởng thành muộn màng của người cháu.
Sống bên bà nhưng vô tâm với nỗi khổ của bà, sống bằng sự chăm sóc, yêu
thương vất vả của bà mà cháu không hề biết.
“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
Giữa bà tôi và Tiên Phật thánh thần”
Đó là cái tâm cảm của người cháu đã sống rất thực với cuộc đời. Nó chi
phối đến mạch tâm sự mang màu sắc triết luận. Nhìn ở góc độ tình cảm, đó là
quá trình rời khỏi niềm tin ngây thơ dành cho thánh thần để đến với tình thương
dành cho người bà, từ đối tượng mơ hồ đến đối tượng thực. Đôi khi người ta
phải trả giá cho những bài học vô cùng đắt. Khi biết yêu thương thì bà đã mất
rồi. Nhìn từ góc độ đời sống, đó là cuộc rời bỏ những đối tượng không xứng
đáng để đến với đối tượng xứng đáng hơn. Chính người dân kia mới làm nên
hiện thực đời sống. Chi tiết “hư, thực” đã nói lên tâm trạng của tác giả, rời bỏ
thế giới của đức tin đơn thuần để đến với hiện thực cuộc đời gần gũi, đáng yêu
hơn.

Trang 15


Chi tiết nghệ thuật trong thơ nhiều khi là một tín hiệu. Giải mã chi tiết nghệ
thuật tức là nắm được ý đồ nghệ thuật, ý đồ tư tưởng của nhà thơ. Chỉ qua một
vài con chữ trong Truyện Kiều, như chữ “tót” (Ghế trên ngồi tót sỗ sàng), chữ
“cò kè” (Cò kè bớt một thêm hai) mà thi hào Nguyễn Du đã lật tẩy chân dung

một con buôn, vô học, thô lỗ của nhân vật Mã Giám Sinh. Một chữ “lẻn” làm lộ
ra một tính cách mờ ám, lén lút, tráo trở… của Sở Khanh. Chỉ với hai chữ “mặt
sắt” đã gọi ra một chân dung tính cách lạnh lùng, hiểm độc, tàn nhẫn và bỉ ổi của
Hồ Tôn Hiến… Các chữ “tót”, “cò kè”,“lẻn”, “mặt sắt” đặt trong các câu thơ là
những chi tiết đắt giá làm nổi lên hồn cốt nhân vật.
So với hình ảnh, chi tiết nghệ thuật mang nghĩa đa dạng, phong phú hơn.
Có chi tiết nghệ thuật tham gia vào cấu thành hình ảnh nhưng cũng có chi tiết
không tham gia vào cấu tạo hình ảnh chẳng hạn một chỗ ngắt câu, một từ, một
âm thanh, một màu sắc. Có những hình ảnh được chuyển hóa thành chi tiết nghệ
thuật khi hình ảnh đó xuất hiện trong một tác phẩm nhiều lần nhằm chuyển tải
một thông điệp nào đó vượt ra khỏi sự biểu hiện hình thức của nó được người
viết kí thác vào đó một ẩn ý mà người đọc bằng thực tế năng lực của mình tri
nhận thấy.
2.2. Chi tiết và tình tiết trong tác phẩm văn học.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả cho rằng: “Tình tiết còn
được gọi là trường đoạn. Diễn biến của cốt truyện, đơn vị của hành động trong
tác phẩm tự sự, kịch, thể hiện một sự việc xẩy ra trong một khoảng thời gian,
không gian có thể xác định được. Tình tiết không nhất thiết hợp với yếu tố cốt
truyện, một yếu tố cốt truyện có thể được trình bày qua nhiều tình tiết. Sắp xếp
các tình tiết trong trần thuật là một yêu cầu quan trọng của kết cấu, trong kịch
Trang 16


tình tiết ứng với lớp với cảnh” [20, tr. 277]. Như vậy, tình tiết là những vấn đề
có tính quy mô liên quan đến cục diện của toàn tác phẩm. Chi tiết chỉ là những
mảnh vỡ trong cuộc sống được chuyển vào tác phẩm mà thôi.
Chi tiết không phải là tình tiết mà là yếu tố nhỏ cấu thành nên hình tượng
nghệ thuật. Chi tiết tham gia vào hầu như tất cả các quá trình tạo dựng hình
tượng nghệ thuật, từ thế giới nghệ thuật, cốt truyện, sự kiện, tình tiết, nhân vật
v.v... Còn tình tiết là các sự kiện, các biến cố, các quan hệ góp phần thúc đẩy sự

phát triển của tính cách nhân vật và sự phát triển của cốt truyện. Xét theo ý nghĩa
này thì tình tiết chủ yếu tồn tại trong tác phẩm có cốt truyện như tự sự và kịch.
Một tình tiết có thể bao gồm nhiều chi tiết, nhưng trong nhiều trường hợp có chi
tiết cũng mang ý nghĩa như một tình tiết. Tình tiết góp phần xây dựng cốt truyện.
Tình tiết bao giờ cũng bám vào cốt truyện và trong từng hoàn cảnh cụ thể. Có thể
hiểu tình tiết tạo nên sự vận động của tác phẩm, sự liên kết, soi sáng lẫn nhau.
Chính nhờ hệ thống tình tiết mà cốt truyện được hình thành. Ví dụ ở truyện cổ
tích Cây Khế, cốt truyện xoay quanh triết lí thiện ác, “tham thì thâm”…Câu
chuyện xảy ra trong gia đình (anh – em). Kết cục là người thật thà nhân hậu
(thiện) thắng kẻ tham lam độc ác nhờ vào nhân tố thứ ba đó là một thứ quyền lực
siêu trần thế (chim thần). Cốt truyện được xây dựng bằng các tình tiết:
+ Người anh: Tham lam, giành hết tài sản, chỉ để cho em một cây khế.
+ Người em: thật thà, nhân hậu (có phần thụ động).
+ Phượng hoàng đến ăn khế  người em van xin  phượng hoàng trả bằng
vàng  may túi ba gang  trở nên giàu có.

Trang 17


+ Vợ chồng người anh nổi máu tham  đổi gia tài để lấy cây khế  Phượng
hoàng lại đến ăn  may túi 6 gang  ra đảo thần  trở về bị chết chìm giữa biển
cả.
Những tình tiết này có tính vững bền nếu thay đổi tình tiết hoặc lược bỏ đi
thì không còn cốt truyện nữa. Tính bền vững của tình tiết hoàn toàn khác với tính
chất động của các chi tiết. Trong tác phẩm người ta có thể lược bỏ một số chi tiết
phụ trợ hoặc thay đổi một số chi tiết mà không làm cho cốt truyện mất đi. Nhưng
điều quan trọng là phải nhận ra vị trí của từng bộ phận, từng chi tiết, đâu là chi
tiết chủ công, đâu là chi tiết phụ trợ. Có những chi tiết mà không có nó thì giá trị
của tác phẩm sẽ giảm đi rõ rệt như chi tiết Tào Tháo “giả trúng phong”, “giết cả
nhà Lã Bá Sa”, “cắt tóc thay đầu” trong “Tam Quốc diễn nghĩa”… thiếu các

chi tiết này sẽ không nổi rõ được chân dung gian giảo độc ác của Tào Tháo.
Trong khi các chi tiết phụ trợ, có thay đi cũng không ảnh hưởng gì đáng kể.
Trong truyện, có chi tiết có thể là một tình tiết của cốt truyện. Ví dụ, chi tiết
nhân vật Nhĩ trong Bến quê của Nguyễn Minh Châu khi cận kề với cái chết đã
thiết tha mong muốn đứa con trai của mình xuống đò để sang cái bến bên kia
sông gần nhà – nơi mà suốt cả cuộc đời anh chưa một lần đặt chân đến. Nhưng
cậu con trai vì ham chơi nên đã không thực hiện được tâm nguyện của anh để rồi
“Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được
những cái điều vòng vèo, hoặc chùng chình”. Và “cái điều riêng anh khám phá
thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn.” của một con
người trước cái chết đang cập kề mà chưa biết thế nào là “bến quê”! Chi tiết này
trở thành một tình tiết quan trọng trong cốt truyện. Nó đẩy câu chuyện đến
những tình huống và kết thúc bất ngờ, qua đó người học rút ra được giá trị nhân

Trang 18


sinh của tác phẩm. Hay chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của
Tô Hoài cũng đồng thời là một tình tiết vv…Chi tiết đó có vai trò thay đổi tình
huống truyện: Được cởi trói, A Phủ sẽ làm gì? Đi đâu? Tương lai phía trước của
anh sẽ ra sao ? …Rất cần lời giải đáp.
2.3. Chi tiết nghệ thuật và điểm sáng thẩm mĩ.
Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm văn học tồn tại dưới nhiều hình
thức có thể là hình ảnh, âm thanh, sắc màu, câu văn, câu thơ. Chúng được dụng
công, được trau chuốt, vì thế chúng tạo nên những vẻ đẹp của tác phẩm góp phần
xây dựng vẻ đẹp cho hình tượng nghệ thuật. Chúng là biểu hiện của sự sáng tạo
trong hình thức nghệ thuật riêng biệt của tác phẩm. Chúng hội tụ nhiều ý nghĩa
của tác phẩm. Chúng là đầu mối của những mạch thẩm mĩ trong tác phẩm.
Sẽ có nhiều người nghĩ rằng chi tiết nghệ thuật đặc sắc chính là điểm sáng
thẩm mĩ, nhưng có ý kiến cho hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Thực chất

chúng có những nét tương đồng và khác biệt. Chúng ta nói, điểm sáng thẩm mĩ
trong tác phẩm văn học chính là chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Nhưng không nói,
chi tiết nghệ thuật đặc sắc là điểm sáng thẩm mĩ. Điểm sáng thẩm mĩ chính là chi
tiết nghệ thuật nhưng phải là chi tiết nghệ thuật nổi trội nhất, độc đáo nhất, ấn
tượng nhất trong số những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Điểm sáng thẩm mĩ là
những chi tiết hội tụ cái hay, cái đẹp ở cả phương diện nội dung và hình thức
nghệ thuật. Trong khi đó chi tiết nghệ thuật đặc sắc có thể chỉ đặc sắc ở phương
diện nội dung hoặc đặc sắc ở phương diện hình thức nghệ thuật. Điểm sáng thẩm
mĩ còn có khả năng tập trung biểu hiện nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm.
Điểm sáng thẩm mĩ là một vẻ đẹp, một ánh sáng rực rỡ, nổi bật nhất trong tác
phẩm. Nếu trong tác phẩm chi tiết nghệ thuật được dụng công, được trau chuốt
Trang 19


thì điểm sáng thẩm mĩ là những yếu tố nghệ thuật được trau chuốt nhiều nhất,
được dụng công nhiều nhất. Chúng được gọi bằng những cái tên như thần tự,
nhãn tự, nhãn cú. Chúng chính là linh hồn, thần thái của tác phẩm. Điểm sáng
thẩm mĩ làm nên cái thần của tác phẩm. Nó thường hội tụ những đặc điểm như:
sự súc tích, cô đọng, sự nổi bật, ấn tượng. Điểm sáng thẩm mĩ là nơi thể hiện rõ
nét nhất ý đồ nghệ thuật của nhà văn, nơi tập trung nhất tư tưởng nghệ thuật của
tác phẩm. Điểm sáng thẩm mĩ là nơi trí tuệ và cảm xúc của tác giả thăng hoa,
đem lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí người đọc. Chẳng hạn bài thơ
Chiều tối của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều chi tiết nghệ thuật, nhưng điểm
sáng thẩm mỹ của tác phẩm chính là chữ “hồng”. Một chữ “ hồng”, đã làm toát
lên vẻ đẹp của cả bài thơ, sáng rõ tư tưởng, cảm xúc của tác giả và soi sáng các
chi tiết nghệ thuật còn lại của tác phẩm như “cánh chim, áng mây, cô gái xóm
núi”. Chữ “hồng” đã giúp hình tượng thơ vận động khoẻ khoắn, từ buồn đến vui,
từ ánh chiều âm u đến ánh lửa rực sáng, ấm áp, nó gắn kết yếu tố cổ điển và hiện
đại. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã bình chữ “hồng” đó như sau: “Với một chữ
hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể

oải, sự vội vã, sự nặng nề, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay
xong ngô tối… Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con
mắt thơ” hoặc là nhãn tự, nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai
mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa…” [49, tr. 404]. Chữ
“hồng” cho thấy tinh thần lạc quan yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự
sống, ánh sáng và tương lai.
Điểm sáng thẩm mĩ còn khác chi tiết nghệ thuật đặc sắc ở chỗ, chi tiết nghệ
thuật đặc sắc thường xuất hiện ở trong một tác phẩm văn chương có giá trị. Tuy
nhiên, không phải tác phẩm có giá trị nào cũng có điểm sáng thẩm mĩ. Nếu chi
Trang 20


tiết nghệ thuật đặc sắc có thể là một câu văn, ví dụ: “Tao muốn làm người lương
thiện!”(Chí Phèo-Nam Cao), hay một tình tiết miêu tả: “Con mắt hình như ướt
của Chí Phèo”, một hình ảnh nghệ thuật thì điểm sáng thẩm mĩ thường là những
yếu tố nghệ thuật được cấu tạo ngắn gọn, súc tích. Ví như chữ “độc” trong bài
thơ Nguyệt Dạ của Đỗ Phủ. “Khuê trung chỉ độc khan” (Trong phòng khuê chỉ
có một người đứng nhìn). Về chữ “độc” trong câu thơ này, tác giả cuốn sách
“Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen và lạ” có viết: “Thơ Đường vẫn hay
dùng chữ “độc”, một chữ có khả năng làm nổi bật mối quan hệ khác biệt hoặc
đối lập giữa các sự vật. Song chữ dùng thành công nhất phải nói đến nhà thơ Đỗ
Phủ. Thật ra, ở Phu Châu còn có đàn con Đỗ Phủ, và biết đâu dưới ánh trăng
đêm nay chúng cũng quây quần bên mẹ? Thế nhưng, Đỗ Phủ vẫn hạ chữ “độc”.
Chữ “độc” trong bài vừa có tác dụng làm nổi bật hình ảnh cô độc của vợ Đỗ
Phủ, vừa làm nổi bật lòng nhớ thương, sự ái ngại của nhà thơ. [53, tr. 216].
Điểm sáng thẩm mĩ thường chỉ xuất hiện trong sáng tác thơ. Có điểm sáng thẩm
mĩ trong câu thơ, trong bài thơ. Điểm sáng thẩm mĩ thường là chìa khoá của bài
thơ, nó mang âm hưởng riêng, sắc thái riêng. Ví như câu thơ sau trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du: “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Điểm sáng thẩm mỹ
trong câu nằm ở chữ “ngây” vì nó nói lên được bản tính của một kẻ thống trị.

Chữ “Từ ấy” có sức nặng trong bài thơ “Từ ấy”, chỉ sự phân chia hai thời kì
trong cuộc đời tác giả, cách cảm nghĩ của Tố Hữu từ ấy trở đi là một quãng đời
khác. “Từ ấy” hân hoan niềm vui sướng, “Từ ấy” có một con đường thênh thang
rộng mở, một thời khắc đổi đời đầy ý nghĩa.
Chi tiết nghệ thuật đặc sắc có trong các thể loại tự sự, trữ tình và kịch
nhưng khái niệm điểm sáng thẩm mỹ thường xuất hiện trong thơ nhiều hơn, do
đặc trưng thể loại chi phối. Trong thơ trữ tình sự vận động của cảm xúc và suy
Trang 21


nghĩ bao giờ cũng được triển khai xoay quanh một điểm sáng thẩm mĩ. Từ đấy,
soi rọi cho toàn bài, và cũng từ đấy tiếp nhận và quy tụ mọi cảm xúc và suy
tưởng. Phát hiện và phân tích điểm sáng trong bài thơ là thích hợp với đặc điểm
của thể loại trữ tình vì thực chất trong mỗi sáng tác trữ tình đều có một trọng
điểm về tư tưởng và cảm xúc. Từ đấy, quy định mọi sự vận động của thơ. Nắm
được tâm điểm của bài thơ, người đọc có thể hiểu rõ cấu tạo của bài thơ có vững
chắc, cân đối và phát triển hợp lí không. Điểm sáng thẩm mĩ có thể là chi tiết
nghệ thuật đặc sắc nhưng chi tiết nghệ thuật đặc sắc không đồng nhất là điểm
sáng thẩm mĩ.
Như vậy điểm sáng thẩm mĩ và chi tiết nghệ thuật đặc sắc khác nhau ở
phạm vi xuất hiện trong các thể loại, khác nhau ở mức độ súc tích, cô đọng.
Ngoài ra giữa chúng còn có sự khác nhau ở mức độ biểu hiện tư tưởng chủ đề và
cảm xúc thẩm mĩ của nhà văn. Điểm sáng thẩm mĩ có khả năng biểu hiện cao
hơn ở chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Điểm sáng thẩm mĩ hướng về sự khái quát tư
tưởng nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn.
3. Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong sáng tác và tiếp nhận.
3. 1. Chi tiết nghệ thuật trong sáng tác văn học.
3.1.1. Chi tiết nghệ thuật là “nguyên liệu” xây dựng cốt truyện phát
triển hợp lí.
Trong bài viết: “Cần sửa lại một thuật ngữ dịch sai trong lý luận và nghiên

cứu văn học của chúng ta.”, tác giả Trần Đình Sử có viết: “Cốt truyện là tổng
hoà các sự kiện, biến cố có tính nhân quả làm nên cơ sở của truyện, nó là chất
liệu đời sống để nhà văn dựng nên truyện. Cốt truyện này có thể tóm tắt, có thể

Trang 22


vay mượn, di chuyển từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, bản thân nó chưa
phải là sản phẩm nghệ thuật, chưa phải là thành phần của tác phẩm tự sự. Đây
là cái mà tiếng Nga gọi là “fabula”. Chuỗi sự kiện (hành động) sắp xếp theo trật
tự : trình bày – thắt nút – phát triển – cao trào – mở nút truyền thống, có từ thời
cổ đại, thực chất đã là một trật tự nghệ thuật, nhưng do là chỉ có cái sườn, cái
lõi, không gắn với thứ tự kể và lời kể, cho nên vẫn gọi là “cốt truyện ”[61].
Chi tiết giúp thúc đẩy các sự kiện phát triển, đưa cốt truyện đến những bước
ngoặt quan trọng. Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ, chi tiết “cái bóng” là một chi tiết độc đáo, nó có ý nghĩa tạo tình
huống, bước ngoặt cho truyện, thúc đẩy truyện lên cao trào, nó vừa thắt nút vừa
mở nút cho nội dung câu chuyện. Chi tiết dòng nước mắt của A Phủ trong tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài là chi tiết nghệ thuật đặc sắc vừa
có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, vừa góp phần bộc lộ sức sống
tiểm tàng của nhân vật Mị: “Mị lé mắt trông sáng, thấy hai mắt của A Phủ cũng
vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
Dòng nước mắt đã làm cho Mị thay đổi từ một con người tê dại, vô cảm: “thản
nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay.”, trở thành một người con gái có tâm hồn, tình cảm.
Tâm hồn Mị bắt đầu được hồi sinh, thể hiện qua một chuỗi những cảm xúc phù
hợp với quy luật của tâm lý. Cô nghĩ đến tình cảnh của mình, nghĩ đến những
người đàn bà ngày trước bị trói đến chết, cô kết tội kẻ thù: “Chúng nó thật độc
ác!”, cô phảng phất nghĩ: “Người kia việc gì mà phải chết”. Từ suy nghĩ dẫn
đến hành động, Mị đã bất ngờ cắt dây cởi trói cho A Phủ và giải phóng cho
chính mình, mở ra cho cuộc đời mình một con đường sống mới ở Phiềng Sa. Các

chi tiết trong một tác phẩm thường có quan hệ với nhau chúng làm nên tính toàn
vẹn về cả hình thức và nội dung cho tác phẩm. Sự kết hợp giữa các chi tiết nghệ
Trang 23


thuật tạo nên tính toàn vẹn về mặt hình thức qua đó mà biểu đạt nội dung. Vì thế
mỗi một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương phải được nhà văn lựa
chọn, sắp xếp theo quy tắc nhất định. Nhà văn thường phải hết sức dụng công thì
tác phẩm của mình mới có được nội dung tư tưởng mới lạ, lớn lao.
3.1.2. Chi tiết nghệ thuật tạo hình tượng nghệ thuật sống động
Nhờ hệ thống chi tiết mà thế giới nghệ thuật của tác phẩm từ con người,
cảnh vật cho đến không khí, màu sắc, âm thanh… hiện ra một cách rõ nét. Chẳng
hạn với vài nét chấm phá của Nguyễn Khuyến trong bài “Thu Vịnh” cho ta thấy
hiện lên cả một bức tranh thu của làng cảnh Việt Nam yên ả, tĩnh lặng, nên thơ.
Chi tiết cô bé Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ngồi lặng lẽ
trên mấy quả thuốc sơn đen ngắm buổi chiều về trên phố huyện nghèo đã vẽ ra
trước mắt người đọc tất cả cái vắng vẻ, nghèo khổ, xơ xác, tiêu điều nơi phố
huyện. Câu thơ “Cỏ non xanh rợn chân trời” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc vì đã gợi ra một mùa xuân tràn đầy sức sống
của thiên nhiên trong con mắt thi nhân.
Chi tiết nghệ thuật không chỉ làm cho cảnh sắc sự vật hiện ra một cách rõ
nét mà còn góp phần soi tỏ ý nghĩa của các hiện tượng ấy. Nhà thơ Nguyễn Đình
Thi một buổi sáng mùa thu, bất chợt cảm nhận thấy cái chớm lạnh “trong lòng
Hà Nội”, cái chớm lạnh của thời tiết đang chuyển mùa cộng hưởng với nỗi lòng
“người ra đi” khiến cả thiên nhiên và lòng người đều “ xao xác” một nỗi buồn.
Chỉ với một từ “xao xác” trong khung cảnh ấy, tác giả đã gợi lên không gian
lạnh vắng của “phố dài”, đồng thời thể hiện được nỗi buồn bên trong lòng người
ra đi. Chỉ một nét miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn

Trang 24



kém xanh” (Truyện Kiều) đã cho ta dự cảm về những tai họa mà sau này nhân
vật phải hứng chịu, đúng như người xưa đã nói: “hồng nhan bạc phận”.
Nhờ chi tiết nghệ thuật mà hình tượng nhân vật được thể hiện một cách đầy
đủ rõ ràng từ nguồn gốc xuất thân, hình thức bên ngoài và tính cách, tâm lý bên
trong. Thông qua một vài chi tiết độc đáo khi khắc họa nhân vật, tác giả đã tạo
được những dấu ấn riêng khó phai mờ trong lòng độc giả. Chẳng hạn như khi
đọc Tây Du Ký người ta không thể không để ý đến nguồn gốc xuất thân của các
nhân vật trong truyện như Tôn Ngộ Không là một con khỉ nứt ra từ đá, rồi nguồn
gốc xuất thân của Trư Bát Giới, Sa Tăng… đều rất khác thường. Hay chính cái
tên của nhân vật cũng không phải đơn giản chỉ là sự định danh. Khi đọc Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng tất nhiên người đọc sẽ hiểu chi tiết Xuân trở thành Xuân
Tóc Đỏ là một sự sáng tạo độc đáo. Điểm xuyết một vài chi tiết nhỏ trong tiểu sử
nhân vật là những“cửa sổ để người ta nhìn vào nhân vật”.
Đọc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, ta thấy nhà văn không miêu tả vẻ đẹp
hình thức bên ngoài của Mị mà người đọc vẫn có thể cảm nhận được Mị chắc
chắn phải là cô gái đẹp như một bông hoa rừng nhờ vào chi tiết mô tả: “Trai đến
đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Chi tiết giọt nước mắt của bà cụ Tứ
trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, khi hiểu ra cơ sự nhặt vợ của con: “kẽ
mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” đã góp phần thể hiện nỗi xót
xa của người mẹ trước cảnh ngộ của con lấy vợ giữa “tao đoạn” và số phận
không được bằng người. Giọt nước mắt ấy cho thấy tấm lòng chan chứa yêu
thương con của người mẹ, những giọt nước mắt như cố kìm nén nỗi đau thương,
cơ cực của cả kiếp đời nghèo khổ của bà.
3.1.3. Chi tiết nghệ thuật thể hiện cấu tứ tác phẩm của nhà văn
Trang 25



×