Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đề cương côn trùng trong lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.83 KB, 31 trang )

ĐỀ CƯƠNG CÔN TRÙNG TRONG LÂM NGHIỆP
Câu 1: Đặc điểm nhận dạng CT: (Có thể trả lời cho câu hỏi tại sao nói CT đặc
biệt trong ngành chân khớp?):
- Trong ngành chân khớp, con nào có 6 chân là CT, không có 6 chân thì không
phải CT.
- Là động vật không xương sống.
- Có cánh.
- Có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.
Câu 2: Khái niệm CT lâm nghiệp:
Là một bộ phận của môn CT học, chuyên nghiên cứu về các loại CT sinh sống
trong rừng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lâm nghiệp.
Câu 3: Tại sao nói CT đa dạng và phong phú? (Có thể trả lời cho câu hỏi về
số lượng, về sinh sản):
Vì:
- CT thích nghi được với điều kiện của môi trường
- Phân bố nhiều cả về số lượng và cá thể, chúng có khả năng sinh sản lớn, có con
lên tới 2000 trứng.
- Là loài đẻ nhiều nhất trên thế giới. Ví dụ: Sâu xám đẻ 1500 – 2000 trứng/lứa.
- Chúng có khả năng sống trong đất, trên cây, dưới nước, lá, củ của thực vật, trên
đỉnh núi cách mặt đất 5000m.
Câu 4: Vai trò của CT:
-Lợi ích:
+ Tiêu diệt sâu hại.
+ Thụ phấn cho thực vật, làm tăng năng suất cây trồng.
+ Làm vệ sinh môi trường đất, làm cho đất tơi xốp.
+ Làm tăng tính đa dạng sinh học.
+ Một số loài cung cấp cho con người những sản phẩm quý hiếm như tơ
tằm, mật ong, nọc ong, cánh kiến đỏ,…, có giá trị xuất khẩu làm thực phẩm, thuốc chữa
bệnh.
+ Là đối tượng nghiên cứu khoa học: Ruồi giấm.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp



Trang 1


-Tác hại:
+ CT chiếm khoảng không quá 10% tổng số loài, chỉ 1% tổng số loài gây ra
dịch hại. => Để lại tổn thất lớn.
+ Phá hoại mùa màng, truyền dịch bệnh cho con người, gây khó khăn cho
sinh hoạt.
Câu 5: Điều đặc biệt của CT khác với các loài khác:
Da CT cứng, không tan trong nước, không tan trong dung dịch axit, bazo. Nó chỉ
tan trong một hỗn hợp cực độc.
Câu 6: Đặc điểm, cấu tạo đầu CT:
- Đầu là phần trước cơ thể, có chức năng quan trọng trong đời sống CT, vì đầu có
chứa não và các giác quan để xác định phương hướng hoạt động, đồng thời có miệng là
công cụ để ăn.
- Các bộ phận của đầu: Mắt (mắt đơn và mắt kép), râu đầu (Antennae) và miệng
(mouth path).
+ Râu đầu:
 CT có một đôi râu đầu nằm ở các ổ chân râu chia làm nhiều
đốt và cử động được.
 Đốt sát với đầu gọi là đốt cán hay đốt chân râu.
 Đốt thứ 2, gọi là đốt cuộn hay đốt thân râu.
 Các đốt còn lại là đốt roi.
Các dạng râu đầu và cho ví dụ:
- Râu hình sợi chỉ: Hliform (Châu chấu).
- Râu hình lông cứng: Setaceous (Chuồn chuồn).
- Râu hình chuỗi hạt: Moniliform (Mối thợ).
- Râu hình răng cưa: Serrate (Đom đóm).
- Râu hình dùi cui: Clavate (Bướm).

- Râu hình răng lượt: Pectinate (Sâu róm).
- Râu hình dùi trống: Capitate (Bướm).
- Râu hình lá lợp: Lamelate (Bọ hung).
- Râu hình chùy: Ve sầu, Bướm.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp

Trang 2


- Râu hình lông: Ruồi.
Câu 7: Nội dung nghiên cứu CT:
- Nghiên cứu về đặc điểm hinh thái CT, nghiên cứu về đặc điểm giải phẩu CT,
nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển CT.
- Sinh thái học CT.
- Phân loại CT.
- Điều tra - dự báo sâu hại rừng.
- Các phương pháp phòng sâu hại rừng.
- Một số loài sâu hại rừng thường gặp.
Câu 8: Đặc điểm, cấu tạo miệng CT:
- Là công cụ thu thập và sơ chế thức ăn.
- Do CT ăn nhiều loài thức ăn khác nhau: Ăn lá, gặm gỗ, hút mật,…, nên cấu tạo
miệng của chúng khác nhau.
- Các kiểu miệng:
+ Miệng gặm nhai: Là kiểu miệng ăn các thức ăn động, thực vật ở dạng thể
rắn (thức ăn đặc, thức ăn cứng). Ví dụ: Châu chấu, chuồn chuồn, dế mèn, xén tóc,…
 Môi trên: Để thức ăn khỏi rơi ra ngoài.
 Hàm trên: Được kitin hóa rất cứng, có chức năng cắt và nghiền
thức ăn.
 Hàm dưới: Có 1 – 5 đốt, có chức năng vị giác.
 Môi dưới: Là mảnh mỏng để đỡ thức ăn khỏi ra phía sau.

 Lưỡi ở giữa xoang miệng.
+ Miệng chích hút: Thường gặp ở CT bộ cánh đều Homoptera như: Rầy,
rệp,…; bộ cánh nửa như: Bọ xít; bộ 2 cánh như: Muỗi.
+ Miệng hút: Là kiểu miệng ăn các thức ăn động, thực vật ở dạng thể lỏng.
Miệng hút thấy ở các loài bướm thuộc bộ cánh vảy. Môi trên và hàm trên tiêu giảm.
+ Miệng gặm hút: Ong (môi trên, hàm trên vẫn còn; môi dưới bị tiêu giảm
thành kim chích.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp

Trang 3


+ Miệng liếm hút: Ruồi nhà.
+ Miệng cắn hút, miệng cắt hút.
Sự khác nhau giữa miệng chích hút và miệng gặm nhai:
- Miệng chích hút biến đổi nhiều.
- Miệng chích hút có môi trên là một mảnh nhỏ dài.
Câu 9: Đặc điểm, cấu tạo ngực CT:
- Ngực là phần thứ 2 và được coi là trung tâm vận động của cơ thể CT vì ngực có
mang 3 đôi chân và 1 hoặc 2 đôi cánh để chạy, nhảy và bay.
- Do 3 đốt ngực tạo thành từ trước về sau có đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt
ngực sau.
- Mỗi đốt ngực do 4 mảnh tạo thành: Mảnh phía trên là mảnh lưng, mảnh dưới là
mảnh bụng và 2 mảnh bên.
- Các bộ phận của ngực: CT có 3 đôi chân nằm ở 3 mảnh bên của đốt ngực (1 đôi
chân trước, giữa và sau).
+ Chân: Gồm nhiều đốt:
 Đốt chậu nối liền với ngực.
 Đốt chuyển.
 Đốt dù.

 Đốt ống.
 Các đốt bàn chân.
Trong 3 đôi chân của CT, đôi chân trước và đôi chân sau biến đổi nhiều và hình
thành nên một số dạng chân:
 Chân nhảy: Cào cào.
 Chân bắt mối: Bọ ngựa.
 Chân đào bới: Dế dũi.
 Chân lấy phấn: Ong mật.
 Chân bơi: Cà niễng.
 Chân đi (bò): Kiến, mối.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp

Trang 4


+ Cánh:
 Là đặc điểm tiến hóa nhất của lớp CT trong ngành chân đốt.
 Do các phần bên của mảnh lưng và mảnh bên của đốt ngực giữa
và đốt ngực sau dính lại và kéo dài ra tạo thành.
 Đa số CT có 2 đôi cánh nhưng nhiều loài cũng có một đôi cánh
như các loài ruồi muỗi và các cá thể đực của một số loài rệp.
 Mạch cánh có 2 loại: Mạch ngang và mạch dọc.
 Một số dạng cánh:
 Cánh màng: Mềm, mỏng trong suốt, nhìn rõ mạch cánh. Ví
dụ: Ong, ruồi, muỗi.
 Cánh vảy: Mạch cánh có nhiều vảy nhỏ li ti xếp lên nhau.
Ví dụ: Bướm ngài.
 Cánh cứng: Cánh được kitin hóa cứng, không nhìn được
mạch cánh. Ví dụ: Bọ hung, xén tóc.
 Cánh không đều: Hơn ½ cánh trước được kitin hóa cứng,

còn gần ½ mềm mỏng hơn. Ví dụ: Bọ xít.
 Cánh da: Cánh thường dài, hẹp; kitin hóa yếu, mạch cánh
mờ. Ví dụ: Châu chấu, chuồn chuồn.

Câu 10: Đặc điểm, cấu tạo bụng CT:
- Bụng là phần thứ 3 của cơ thể côn trùng.
- Bụng được cấu thành bởi nhiều đốt.
- Có 2 dạng bụng:
+ Bụng rộng: Đốt bụng thứ nhất to rộng bằng đốt ngực sau. Ví dụ: Cánh
cam, ve sầu, dế.
+ Bụng hẹp: Đốt bụng thứ nhất nhỏ hơn đốt ngực sau hoặc kéo dài, còn các
đốt khác phình to. Ví dụ: Ong, tò vè, chuồn chuồn.
-Cấu tạo chung bụng CT:
+ Mảnh lưng, mảnh bên, mảnh bụng, lỗ thở, lông đuôi, mảnh trên hậu môn,
mảnh bên hậu môn.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp

Trang 5


+ Không có chân, 2 bên mỗi đốt bụng có 2 lỗ thở.
+ Bộ phận sinh dục ngoài của con cái thường tạo thành ống đẻ trứng. Ví dụ:
Dế mèn, ruồi kí sinh, ong ăn lá mỡ.
Câu 11: Ý nghĩa nghiên cứu hình thái CT:
-Tìm ra sự thống nhất giữa hình thái côn trùng với hoàn cảnh sống và sự liên quan
giữa các đặc điểm cấu tạo hình thái của các bộ phận.
- Phân loại CT.
- Phòng trừ sâu hại.
- Sự biến đối hình thái cấu tạo.
Câu 12: Tại sao nói da của CT khác biệt với các loài khác trong ngành chân

đốt?
Được kitin hóa, da CT còn gọi là bộ xương ngoài của CT.
Câu 13: Cấu tạo da CT:
- Lớp màng đáy: Là lớp màng mỏng có cấu tạo tế bào nội bì sinh ra.
- Lớp nội bì: Là một lớp tế bào đơn, giữa các tế bào có xen kẽ một số tế bào có
chức năng đặc biệt như tế bào hình thành lông, tế bào hình thành các tuyến.
- Lớp biểu bì: Là lớp ngoài cùng của cơ thể, được hình thành bởi các chất tiết ra
của tế bào nội bì, không có cấu tạo tế bào.
Câu 14: Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu tạo da CT:
- Phòng trừ sâu hại.
- Muốn cho thuốc độc thấm qua da, trước hết phải phá vỡ lớp sáp. Cho nên trong
thành phần của thuốc tiếp xúc, người ta thường hòa thêm phụ gia như pyrothrine để hòa
tan các chất béo hoặc cho thêm bột trơ, bột thủy tinh để khi côn trùng bị nhiễm thuốc, cựa
quậy bị cọ xát làm tổn thương lớp sáp và thuốc độc dễ xâm nhập vào cơ thể để tăng hiệu
quả tiêu diệt.
- Khi dùng thuốc tiếp xúc CT, giai đoạn phun thuốc tốt nhất là sâu non.

Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp

Trang 6


Câu 15: Chức năng và cấu tạo hệ tiêu hóa CT:
-Chức năng:
+ Tiếp nhận thức ăn từ miệng.
+ Đồng hóa biến thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sinh trưởng và
phát triển.
+ Thải các chất cặn bã ra ngoài.
-Cấu tạo: Ống tiêu hóa, tuyến nước bọt, manh tràng và các ống malphighi.
+ Ruột trước:

 Bắt đầu từ miệng, hầu nối các tuyến nước bọt hình ống.
 Sau hầu là ống thực quản hình ống dài.
 Tiếp ống thực quản là một cái túi phình to gọi là diều để chứa thức
ăn.
+ Ruột giữa:
 Hình ống dài nằm khoanh lại ở xoang thân.
 Phía trong có 1 lớp tế bào có chức năng tiết dịch tiêu hóa và hút
các chất dinh dưỡng nên gọi là tế bào tiết hút.
 Là nơi diễn ra sự tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
 Chỗ tiếp giáp với ruột trước, bên trong có van không cho thức ăn
đi ngược lên ruột trước.
+ Ruột sau: 3 đoạn:
 Ruột non: Là ống ngắn dùng để dẫn phân vào ruột già.
 Ruột già: Là cái túi phình to để chứa phân.
 Ruột thẳng: Là ống ngắn, phía trong có nhiều bắp thịt khỏe có tác
dụng co bóp đẩy phân ra ngoài.
Câu 16: Chức năng và cấu tạo hệ thần kinh:
-Chức năng:
+ Liên hệ giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài.
+ Điều hòa sự hoạt động thống nhất giữa các cơ quan bên trong.

Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp

Trang 7


-Cấu tạo: Khác với động vật có xương sống, hệ thần kinh CT cấu tạo theo chuỗi
nằm dọc xoang bụng. Hệ thần kinh CT có cấu tạo phức tạp, gồm những tế bào chuyên
dẫn truyền xung động còn gọi là nơron.
+ Hệ thần kinh trung ương: Não và chuỗi thần kinh bụng.

 Não là phần đầu của chuỗi thần kinh do các hạch của đốt đầu gộp
lại phình to ra. Não được chia làm 3 phần: Não trước, não giữa và não sau.
 Chuỗi thần kinh bụng: Là chuỗi do các hạch của các đốt ngực và
bụng nối với nhau bằng các dây thần kinh.
+ Hệ thần kinh ngoại biên: Các hạch thần kinh và dây thần kinh nằm ở dưới
da có dây thần kinh nối với thần kinh trung ương và các cơ quan cảm giác.
+ Hệ thần kinh giao cảm: Gồm các hạch thần kinh và dây thần kinh nối với
hệ thần kinh và các cơ quan bên trong. Hệ thần kinh giao cảm có 3 phần: Giao cảm
miệng điều, giao cảm bụng và giao cảm cuối thân.
 Nghiên cứu vị giác CT có ý nghĩa:
- Phòng trừ CT bằng bẫy bả trên nguyên tắc trộn thuốc với các chất hấp dẫn rồi đặt
vào những nơi nhiều đối tượng cần kiểm soát.
- Nghiên cứu sử dụng chất xua đuổi để xua đuổi CT.

Câu 17: Chức năng, ý nghĩa nghiên cứu hệ tuần hoàn:
-Chức năng: (trả lời cho tại sao hệ tuần hoàn và hệ hô hấp có cấu tạo đặc biệt?):
+ Lưu chuyển máu ở trong cơ thể CT.
+ Vận chuyển máu, không vận chuyển oxy cho hệ hô hấp có cấu tạo đặc
biệt.
-Máu và nhiệm vụ:
+ Máu của CT không màu, ở dạng dịch nhầy nên thường có hơi màu hay
màu xanh lá cây, không có màu đỏ vì không có sắc tố hemoglobin.
+ Máu CT bao gồm có huyết tương và tế bào bạch cầu.
+ Nhiệm vụ chủ yếu của máu là vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ quan
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp

Trang 8


tiêu hóa đến các mô, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm trao đổi chất đưa đến các bộ phận

bài tiết để thải ra ngoài.
-Ý nghĩa:
+ Khi nghiên cứu hệ tuần hoàn của CT, ta thấy toàn thân CT là một
xoang chứa đầy máu nên khi dùng thuốc độc tiêu diệt CT qua đường máu thì chỉ cần phá
vỡ lớp da và các cơ quan bên trong khác thì lập tức thuốc sẽ thấm vào máu gây rối loạn
trong cơ thể.
+ Phân loại CT.
+ Để đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
Câu 18: Chức năng và ý nghĩa nghiên cứu hệ hô hấp CT:
-Chức năng:
+ Hút ôxy vào các mô để ôxy hóa các chất dinh dưỡng cung cấp năng
lượng cho cơ thể.
+ Thải CO2 ra ngoài.
-Phương thức hấp thụ ôxy ở CT hoàn toàn khác với động vật xương sống, CT nhờ
có hệ thống khí quản rất phát triển nên ôxy từ ngoài được trực tiếp đưa đến tận các mô
không qua khâu trung gian như phổi.
-Ý nghĩa: Để tiêu diệt sâu bệnh gây hại:
+ Xông độc làm tê liệt dây thần kinh.
+ Tăng giảm nhiệt độ môi trường.
+ Phun thuốc bịt các lỗ thở.
Câu 19: Chức năng, cấu tạo và ý nghĩa nghiên cứu hệ sinh dục CT:
-Chức năng:
+ Sinh sản để duy trì nòi giống.
+ Phân biệt đực cái.
-Cấu tạo:
+Con cái: Âm đạo, đôi buồng trứng, ống dẫn trứng, túi tiếp tinh, tuyến sinh
dục phụ.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp

Trang 9



+ Con đực: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống phóng tinh (dương
vật) và các tuyến sinh dục phụ.
-Ý nghĩa: Để phòng trừ các loài có hại, ta chỉ cần diệt được 1 trong 2 loại cá thể
đực hoặc cái đều có khả năng hạn chế sinh sản của chúng.
Câu 20: Hormone:
Điều khiển sự lột xác và biến thái. Hormon có 3 loại:
- Quá nóng hoặc quá lạnh thì xảy ra hiện tượng ngủ đông hoặc ngủ hè (khi nhiệt
độ môi trường không phù hợp với nó) => Diễn ra sự đình hoạt (pheromon).
- Hormone lột xác: Ecdysone.
- Hormone tăng trưởng: (Juvenile) được tiết vào bên trong cơ thể, do tuyến não
tiết ra, do tuyến thể cạnh tim tiết ra.
Câu 21: Phương thức sinh sản của CT:
- Sinh sản lưỡng tính: Có giao phối thụ tinh thường đẻ ra trứng và trứng nở sâu
non.
Một số hiện tượng đặc biệt:
+ Sinh sản đa phôi: Từ một trứng được thụ tinh hình thành nên nhiều phôi thai và
nở ra nhiều sâu non.
+ Sinh sản thai sinh: Là hiên tượng phát tán phôi thai ngay trong bụng mẹ và gần
đó đẻ thành sâu non.
+ Hiện tượng trinh sản: Không trải qua quá trình thụ tinh. Khi cơ thể mang 2 bộ
phận sinh dục, nên nó tự thụ tinh.
-Sinh sản đơn tính:
+ Đẻ ra trứng không qua giao phối, trứng vẫn nở ra sâu non như các loài
rệp ống.
+ Ngoài ra trong lớp CT còn có hiện tượng đồng thể cái đực như loài rệp
sáp hại phi lao. Bản thân con cái có 2 cơ quan sinh dục đực và cái: Sinh sản và đẻ trứng.
Câu 22: Cấu tạo trứng và các dạng trứng của CT:
-Cấu tạo:

Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 10


+ Phía ngoài trứng có vỏ cứng, trên vỏ trứng có 1 hoặc vài lỗ nhỏ gọi là
noãn khổng.
+ Bên trong vỏ trứng là màng trứng, trong màng trứng là lớp nguyên sinh
chất (lòng trắng).
+ Trong cùng là lòng đỏ, nhân nằm trong lòng đỏ (chất dinh dưỡng).
+ Nhân nằm ở phía đầu trứng (hạch trứng).
-Các dạng trứng:
+ Hình thuỗn dài: Muỗi lớn.
+ Hình quả trám: Ruồi.
+ Hình ống: Bộ cánh thẳng.
+ Hình lọ: Bọ xít ăn Sâu thông.
+ Hình bán cầu: Sâu xám.
+ Hình cầu: Bướm phượng.
+ Hình trứng chim: Bọ xít vải.
+ Hình vẩy: Sâu tơ.
+ Hình quả bí đao: Châu chấu, Dế mèn.
+ Hình trống: Bọ xít cải.

Câu 23: Cách thức đẻ trứng ở CT:
- Đẻ trần: Là trứng được dính chặt vào các giá có thể bằng các chất nhầy do tuyến
sinh dục phụ tiết ra. Ví dụ: Bọ xít vải.
- Đẻ kín: Là đẻ trong các mô thực vật (ong ăn lá mỡ), sâu đục thân, đẻ trong đất
(bọ hung, Dế,…).
Câu 24: Các kiểu biến thái chính của CT:
- Sâu non nở từ trứng ra không chỉ sinh trưởng đơn thuần mà phải qua 1 loạt biến
đổi.
- Biến thái là sự biến đổi có tính liên tục sâu sắc cả về mặt hình thái lẫn cấu tạo từ

sâu non đến sâu trưởng thành.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 11


- Các kiểu biến thái:
+ Biến thái không hoàn toàn: Ví dụ: Gián nhà.
 Vòng đời của kiểu biến thái không hoàn toàn có 3 pha: Trứng, sâu
non và sâu trưởng thành.
 Sâu non nở từ trứng ra có hình thái và tập tính sinh hoạt gần giống
sâu trưởng thành.
 Sâu non nhiều lần lột xác, các bộ phận còn thiếu trên cũng dần
xuất hiện và hoàn thiện để tiến tới sâu trưởng thành.
 Sâu non của biến thái không hoàn toàn là sâu con (thiếu trùng).
+ Biến thái hoàn toàn: Ví dụ: Sâu róm thông, Bướm giáp.
 Vòng đời có 4 pha: Trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành.
 Sâu non nở từ trứng ra có hình thái và tập tính sinh hoạt khác hẳn
với sâu trưởng thành.
 Sâu non qua nhiều lần lột xác rồi thành nhộng, từ nhộng biến
thành
sâu trưởng thành.
 Sâu non của biến thái hoàn toàn là sâu non (ấu trùng).
- Nguyên nhân biến thái: Để trở thành sâu trưởng thành, ngoài lột xác sâu non còn
phải trải qua biến thái để hoàn thiện những bộ phận và cơ quan còn thiếu trong quá trình
phát triển phôi thai.
- Ý nghĩa:
+ Phân loại CT.
+ Sử dụng chất hormone ju-ve-nin để gây phát triển lệch pha cho một số
loài sâu hại.
+ Nếu không xảy ra biến thái thì nó không phát triển, không lớn lên được,
trứng không nở ra sâu non được, dẫn đến chết.

Câu 25: Sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn:
- Giống nhau:

Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 12


+ Cả biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn đều có giai đoạn trứng, sau
non, sâu trưởng thành.
+ Đều gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
Trứng được thụ tinh -> hợp tử -> Phôi (phân chia) -> Ấu trùng
- Khác nhau:
+ Biến thái hoàn toàn:
Vòng đời trải qua 4 giai đoạn.
Có giai đoạn nhộng.
Giai đoạn hậu phôi:
 Con non có hình dạng đặc điểm sinh lý khác
hoàn toàn so với con trưởng thành.
 Con non biến đổi thành con trưởng thành nhờ hormone
tuyến giáp.
 Con non trải qua giai đoạn nhộng mới trở thành con trưởng
thành.
 Biến thái mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài
đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống.
+ Biến thái không hoàn toàn:
 Vòng đời trải qua 3 giai đoạn.
 Không có giai đoạn nhộng.
 Giai đoạn hậu phôi:
 Con non có hình dạng gần giống với con trưởng thành.
 Con non phải trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con
trưởng thành.

Câu 26: Các pha phát triển của CT:
Quá trình phát triển của CT thường trải qua 3 – 4 pha: Trứng, sâu non, nhộng, sâu
trưởng thành.
- Pha Trứng: Là pha đầu tiên của 1 vòng đời CT và được coi là 1 tế bào lớn có
nhân, nguyên sinh chất và chất dinh dưỡng để phát triển phôi thai.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 13


- Pha Sâu non:
+ Hình thái chung và chức năng:
 Về hình thái:
 Sâu non biến thái không hoàn toàn, gần giống như sâu
trưởng thành nên không khó để nhận biết.
 Sâu non thuộc kiểu biến thái hoàn toàn khá phức tạp, rất
khác với sâu trưởng thành nên cần phải nghiên cứu chúng.
 Chức năng chủ yếu của sâu non là ăn uống để dự trữ chất dinh
dưỡng cho pha nhộng và pha sâu trưởng thành sau này nên chúng thường phát dịch và
phá trụi rừng.
+ Quá trình lột xác và tuổi của sâu non:
 Quá trình lột xác:
 Thân thể sâu non và con được bao bọc bởi 1 lớp màng da
cứng, chủ yếu là chất kitin, có tính đàn hồi nên đã hạn chế sự sinh trưởng của nó.
 Trong khi đó sâu non là pha ăn uống dự trữ chất dinh
dưỡng nên sinh trưởng rất nhanh gây ra mâu thuẫn trong nội bộ cơ thể. Mâu thuẫn này
được giải quyết bằng con đường lột xác. Nhờ sự lột xác mà sâu non lớn lên và dần biến
thành sâu trưởng thành.
 Tuổi của sâu non:
 Để tính tuổi của sâu, người ta căn cứ vào số lần lột xác.
 Từ trứng nở ra là 1 tuổi. Số tuổi của sâu non bằng số lần lột
xác cộng với 1 tuổi.

 Sự quy ước này có ý nghĩa rất lớn trong việc theo dõi sâu
trưởng thành và mức độ phá hoại của sâu non.
 Số lần lột xác nhanh hay chậm, nhiều hay ít tùy thuộc vào
loài và điều kiên ngoại cảnh, thức ăn, nhiệt độ và độ ẩm.
-Pha nhộng:
+ Sâu non thuộc kiểu biến thái hoàn toàn, sau 1 số lần lột xác đến tuổi
thanh thục tìm nơi thích hợp để hóa nhộng.
+ Thời gian của pha nhộng dài ngắn tùy loại CT
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 14


+ Hình thái chung và các dạng nhộng:
 Hình thái chung: Nhộng là pha thứ 3 của kiểu biến thái hoàn toàn.
Về hình thái bên ngoài thì nhộng sẽ có đầy đủ các phần như ngực, đầu, bụng và các bộ
phận phụ khác.
 Các dạng nhộng:
 Nhộng trần: Có nhiều phần phụ không đính kèm vào mặt
bụng của cơ thể, có thể cử động được như nhộng của bộ cánh màng.
 Nhộng rời: Có nhiều phần phụ đính kèm vào mặt bụng của
cơ thể, không cử động được.
 Các dạng kén:
 Kén thật: Là kén được kết bằng tơ hoặc bằng cái lá, mảnh
vụng, cành khô, lá rụng được tơ bện lại như kén của sâu róm thông và ngài mắt nẻ.
 Kén giả: Kén là các vỏ cứng màu nâu đen, bên ngoài có
ngấn đốt đó là xác của sâu non.
+ Chức năng chủ yếu của nhộng là tiêu mô và phát sinh mô.
+ Nhộng không ăn uống mà sống nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ từ pha
sâu non. Nhìn bên ngoài dường như nhộng không hoạt động nhưng thật ra ở pha nhộng
có sự biến đổi sâu sắc cả hình thái bên ngoài lẫn cấu tạo bên trong để biến thành sâu
trưởng thành.

-Pha sâu trưởng thành:
+ Vũ hóa là lần lột xác cuối cùng của sâu con ở kiểu biến thái không hoàn
toàn để biến thành sâu trưởng thành.
+ Sâu trưởng thành vừa vũ hóa, da còn mềm, cánh còn ướt, phải qua 1 thời
gian ngắn, thân thể mới nở nang đạt tới kích thước bình thường.
+ Hình thái chung của sâu trưởng thành:
 Hình thể cố định.
 Giữa con cái và con đực có sự khác nhau về hình dạng.
 Một số loài có hiện tượng đa hình.
+ Đặc tính:
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 15


 Chức năng chủ yếu là sinh sản để duy trì nòi giống.
 Thời gian sống ngắn ngủi chỉ trong vài ngày, có khi vài phút, ít ăn
uống, ít sống thành từng đôi. Ví dụ: Phù du.
 Sau khi đẻ trứng thường chết, nhưng có loài sống rất lâu: Ong
chúa
5 năm; kiến chúa, mối chúa 10 – 15 năm.
 Sinh sản rất lớn: Sâu xám 1500 - 2000 trứng.
 Ong chúa 1 ngày 800 – 1200 trứng, 1 đời, mối chúa vài trăm triệu
trứng.
 Lượng sinh sản và tỷ lệ đực cái là chỉ tiêu dùng để dự tính – dự
báo CT.
Câu 27: Tại sao tiêu diệt ở pha sâu non?
Vì sâu non ăn uống nhiều, phá hoại mùa màng nhiều nhất. Thân mềm mỏng, chất
độc dễ dàng đi vào cơ thể.
Câu 28: Vòng đời và tuổi CT khác nhau hay giống nhau?
Khác nhau.
- Vòng đời: Từ lúc sinh ra đến lúc nó sinh sản hoặc đến lúc chết đi.

- Tuổi: Từ trứng nở ra là 1 tuổi. Số tuổi của sâu non bằng số lần lột xác cộng với 1.
Câu 29: Hiện tượng đình dục ở CT:
- Đình dục là điều kiện sống không thỏa mãn đầy đủ với yêu cầu sinh trưởng phát
triển của CT, rơi vào trạng thái tạm ngừng phát dục.
- Khi đình dục, CT không ăn uống, hoạt động yếu ớt, cường độ trao đổi chất giảm
xuống thấp, thậm chí tim ngừng đập, máu ngừng lưu thông và không cần ôxy của không
khí, sống hoàn toàn dựa vào nguồn dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể.
- Đình dục có 2 trạng thái:
+ Hôn mê:Là trạng thái ngừng phát dục. Đặc điểm của hôn mê là côn trùng
chưa kịp chuẩn bị đối phó và khi điều kiện trở lại bình thường thì CT cũng khó hồi phục.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 16


+ Ngủ nghỉ: Là trạng thái ngừng phát dục có tính chất chu kỳ. Phù hợp với
thay đổi sống theo mùa. => Sau ngủ nghỉ, CT dễ bình phục và hoạt động trở lại.
Câu 30: Vòng đời và lịch phát sinh CT:
- Vòng đời là 1 chu kỳ phát dục được kể từ khi trứng mới đẻ ra và kết thúc ở sâu
trưởng thành bắt đầu đẻ trứng. Thời gian của vòng đời dài hay ngắn, số lượng vòng đời
trong năm nhiều hay ít tùy thuộc vào mỗi loài CT và điều kiện ngoại cảnh chủ yếu là
nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn.
- Lịch phát sinh CT:
 Là bảng ghi các thế hệ của từng loài CT theo năm tháng. Ví dụ:
(30:4/7/1)
theo tháng có 30 ngày, 4 tuần, 1 tuần có 7 ngày…
 Lịch phát sinh có ý nghĩa trong sản xuất, nó giúp ta biết được số lượng
thế hệ trong năm và thời gian xuất hiện các pha đặc biệt và pha phá hoại của sâu non, từ
đó ta chủ động tiến hành các biện pháp phòng trừ.
Câu 31: Các phương pháp điều tra CT:
6 phương pháp:
1. Thống kê trực tiếp số lượng CT (trứng, ấu trùng, nhộng, sâu trưởng thành) trên

1 đơn vị điều tra như cành, cây, m2, 10m2,…, từ đó có thể suy ra số CT trên ha.
2. Dùng bẫy đèn, chất hấp dẫn hay lưới để có được số CT hoặc bẫy, số CT/vợt, số
CT/mẻ lưới.
3. Quy định một không gian nào đó để thực hiện việc quan sát để có được số
CT/đơn vị thời gian.
4. Phương pháp đo phân sâu: Đối với CT sinh sống ở tán cây chúng ta có thể đo
lượng phân rơi của chúng trong một khoảng thời gian nào đó trong 1 ngày đêm… rơi
xuống cái khay được đặt bên dưới tán cây.
=> Lượng phân/CT trong khoảng thời gian.
=> Lượng phân/cây.
=> Số CT/cây.
=> Số CT/ha.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 17


5. Phương pháp bắt – bắt lại: Bẫy bắt 1 số CT (a) đem thả lại trên toàn bộ diện tích
rừng cần điều tra. Sau đó bắt lại (b) CT trong đó có (B) CT có đánh dấu.
=> Số lượng CT trên toàn bộ diện tích rừng là:
A=a.b/B
Từ đó => Lượng CT/ha.
6. Phương pháp điều tra theo tuyến:
- Tuyến điều tra xuyên ngang rừng, sau đó lấy những điểm cách đều nhau. Tại mỗi
điểm phân thành 4 góc phần tư và tại mỗi góc phần tư của điểm điều tra, chúng ta chọn
cây có khoảng cách gần nhất đối với điểm điều tra đó để khảo sát.
x

- Đo khoảng cách từ cây đến điểm khảo sát ( ).
c

- Tính lượng sâu ( ).

- Đánh giá cấp độ bị hại.
=> CT/ha: N=10000.C/X2
Câu 32: Trong biến thái có các ký hiệu:



-

0

Trứng

sâu non

Nhộng

Trứng là pha đầu tiên.

Câu 33: Lớp côn trùng: Hexapoda=insecta
Đặc điểm của các bộ:
Lớp phụ không cánh – Apterygota:
Phân lớp Entotropha (Entogratha): Hàm kín.
1. Bộ đuôi bật (Collembola):
- Có 6 đốt bụng.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 18

+
STT



- Không có ống Malphighi (có chức năng vận chuyển các chất cặn bã xuống ruột
sau).
- Dưới bụng có đuôi giúp cho việc nhảy.
2. Bộ đuôi nguyên thủy/đuôi trước (Protura):
- Bụng có 12 đốt.
- Có ống Malphighi, nhưng ít phát triển.
- Không có Antennae.
3. Bộ 2 đuôi (Diplura):
- Bụng có 11 đốt, thiếu trùng có số đốt đầy đủ như trưởng thành.
- Ống Malphighi có ít hoặc không có.
- Râu đầu phân đốt mạnh.
- Cuối bụng có 2 đuôi.
Phân lớp : Hàm hở.
4. Bộ 3 đuôi (Thysanura):
- Bụng có 11 đốt.
- Thiếu trùng có số đốt đủ như trưởng thành.
- Bụng có lông cứng.
- Có ống Malphighi.
- Cuối bụng có 3 đuôi.
Lớp phụ có cánh – Pterygota:
5. Bộ phù du (Emphemeroptera):
- Miệng thoái hóa, cánh trước và cánh sau không bằng nhau và có nhiều gân dọc
trung gian.
- Thiếu trùng sống ở dưới nước.
Ví dụ: Phù du (Hexagenia Limbata)
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 19


6. Bộ chuồn chuồn (Odonata):
- Miệng nhai.

- Ngực 3 đôi chân.
- Bàn chân có 3 đốt.
- Kiểu biến thái không hoàn toàn.
7. Bộ 2 cánh (Dictyoptera):
a. Bộ gián (Battodea):
- Đuôi có nhiều đốt.
- Trứng được đẻ trong bọc trứng.
b. Bộ bọ ngựa (Mantodea):
- Bàn chân có 5 đốt.
8. Bộ cánh bằng (Isoptera):
- Kiểu miệng gặm nhai.
- Cánh trước và cánh sau bằng nhau, không có gân ngang.
- Biến thái không hoàn toàn.
- Bụng có 10 đốt.
- Kích thước 10mm.
- Là 1 bộ của Blattodea.
- Râu đầu kiểu chuỗi hạt.
- Tùy theo loài đuôi có 1 – 8 đốt.
- Loài mối thợ nhỏ khoảng 2mm.
- Một số loài mối chúa có thể >= 10cm.
Có 4 dạng mối:
- Mối giống có cánh.
- Mối giống thay thế.
- Mối thợ.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 20


- Mối lính.
Một số loài thuộc họ Termitidae:
- Mối lớn – Mastotermitidae.

- Mối gỗ khô – Kalotermitidae.
- Mối gỗ ẩm – Temosidae.
- Mối ăn thịt – Hodotermitidae.
- Mối mũi voi – Rhihotermitidae.
- Mối thường, mối đất – Termitidae.
9. Bộ cánh úp (Plecoptera):
- Trục của đầu theo hướng trục của thân.
- Kiểu miệng nhai.
- Đuôi dài có nhiều đốt.
- Kiểu chân chạy.
- Không có ống đẻ trứng.
10. Bộ bọ que (Phasmatodea):
- Có khả năng tự rụng chân.
- Khả năng bay rất kém, đuôi ngắn.
- Sâu non có thể tái sinh chân vào lần lột xác.
- Trứng đẻ rời.
- Ống đẻ trứng kém phát triển.
- Kiểu chân chạy.
- Kiểu miệng nhai.
- Cơ thể dài mảnh 35cm hoặc dẹt và rộng, 3 đôi chân bò rất dài.
- Trục của đầu theo hướng trục của thân.
11. Bộ cánh thẳng (orthoptera):
- Trục của đầu vuông góc với trục của thân.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 21


- Chân sau kiểu chân nhảy.
- “Tai” ở ống chân.
- Có cơ quan phát âm.
- Sâu non giống sâu trưởng thành.

- Lưng ngực trước rất lớn.
- Bụng có 10 đốt rõ ràng.
- Thức ăn: Chủ yếu là thực vât, ở 1 số loài sát sành ăn thịt động vật.
12. Bộ chân dệt (Embioptera):
- Trục của đầu theo hướng trục của thân.
- Kiểu miệng nhai.
- Antennae dạng sợi chỉ.
- Có tuyến tơ ở bàn chân.
- Con đực có cánh, con cái không cánh.
Ví dụ: Bọ chân dệt – Oligotoma Saundersii.
13. Bộ cánh da (Dermaptera):
- Kiểu miệng nhai.
- Cánh trước ngắn, hóa cứng.
- Cánh sau xếp ngang lẫn xếp dọc.
- Bàn chân có 3 đốt.
- Đuôi giống cái kìm.
- Không có ống đẻ trứng.
- Mối là loài CT sống có tình cảm xã hội.
- Mối sống ở trong gỗ, đất; phá hoại các dụng cụ, công trình bằng tre, gỗ,… và các
sản phẩm chứa xenlulozo.
- Trong rừng phá hoại cả cây…
Ví dụ: Bọ cánh da – Forficulaauri.
14. Bộ cánh vảy (Lepidoptera):
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 22


(Sâu bướm cú mèo – sâu đục thân lúa 2 chấm – Bướm phượng cam)
- Gồm các loài bướm – ngài, khoảng 112000 loài.
- Kích thước từ nhỏ đến lớn.
- Râu đầu: Hình dùi đục, sợi chỉ, răng lược, lông chim.

- Kiểu miệng hút. Có 2 đôi cánh vảy.
- Sâu non có 3 đôi chân ngực; 2, 5 đôi chân bụng.
- Nhộng màng, nhiều loài nhộng nằm trong kén tơ.
- Sống chủ yếu ở trên cây. Sâu trưởng thành hút mật hoa và các chất dinh dưỡng
khác.Một số loài bướm bay thành đàn di cư rất xa.
- Sâu non của nhiều loài phá hại nghiêm trọng đối với cây rừng.
- Đa số các loài có 3 đôi chân giữa, 3 đôi chân ngực; nhưng cũng có 1 số loài có 3
đôi chân ngực, có 2 hoặc 3 đôi chân dài. Cũng có 1 số ít loài có 3 đôi chân ngực rất nhỏ
còn 5 đôi chân bụng giảm thiểu hoàn toàn.
- Hệ gân cánh ở cánh trước và cánh sau tương tự nhau (Rs = 3 – 4 nhánh), liên kết
nhánh khoảng J.
- Hệ gân cánh ở cánh trước và cánh sau không giống nhau. Rs ở cánh sau không
phân nhánh, liên kết cánh khoảng F.
- Chú ý: Các loài ong cuốn lá cũng có dạng sâu bướm, có 2 đôi chân ngực, 6 – 8
đôi chân giả giữa bụng.

BẢNG TRA CÔN TRÙNG
Câu 34: Bộ cánh bằng (Isoptera):
Đặc điểm:
-Cánh trước và cánh sau của mối cánh bằng nhau.
- Có cánh hoặc không có cánh.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 23


- Mỗi giống có 2 đôi cánh dạng màng dài hơn thân thể, có hình dạng và
kích thước giống nhau. Khi không bay, cánh xếp bằng trên mặt lưng
Phân biệt: 2 nhóm.
34.1 Mảnh lưng ngực trước của mối lính có bề ngang rộng bằng bề ngang của đầu.
Họ: Kalotermitidae.
34.1.1 Sống trong gỗ tươi: Neotermes.

34.1.2 Chỉ sống ở gỗ khô: Cryptotermes.
34.2 Mảnh lưng ngực trước của mối lính có bề ngang hẹp hơn bề ngang của đầu. 2
dạng:
34.2.1 Dạng phẳng: Rhinotermitidae.
34.2.1.1 Đầu mối lính có dạng chữ nhật: Reticulitermes.
34.2.1.2 Đầu mối lính có dạng hình trứng.
a) Có 1 dạng mối lính: Coptotermes.
b) Có 2 dạng mối lính: Schedorhinotermes.
34.2.2 Dạng yên ngựa: Termitidae.
34.2.2.1 Hàm trên của mối lính bị giảm thiểu (thoái hóa) chỉ còn như
mũi kim, trán kéo dài như vòi phun dịch độc.
a) Có 1 dạng mối lính: Trinervitermes.
b) Có 2 dạng mối lính: Nasutitermes.
34.2.2.2 Hàm trên của mối lính phát triển bình thường.
a) Trong tổ có vườn nấm.
a1) Hàm trái của mối lính khoảng 1/3 tính từ gốc hàm
có 1 răng nhọn nhô ra: Odontotermes.
a2) Tổ mới nhô lên thành gò mới.
a2.1) Thường các loài có kích thước lớn:
Macrotermes.
a2.2) Thường các loài có kích thước nhỏ:
Microtermes.
b)Trong tổ không có vườn nấm.
b1) Hàm trên của mối lớn phát triển quá mức bình
thường (thái quá).
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 24


b1.1) Hàm trên mối lính thẳng như cây gậy:
Mirotermes.

b1.2) Hàm trên của mối lính cong queo:
Pericapritermes.
b2) Hàm trên phát triển nhưng không thái quá.
b2.1) Đầu mối lính có dạng hình cầu:
Globitermes.
b2.2) Đầu mối lính có dạng hình chữ nhật:
Microcerotermes.
Câu 35: Bộ cánh cứng (Coleoptera):
35.1 Mảnh bụng của đốt bụng thứ nhất bị mảnh bụng của đốt ngực sau lấn sâu
phân thành 2 mảnh: Adephaga và Haplogastra.
35.1.1 Mảnh bụng bị phân cách có kích thước lớn và nằm ở mặt bụng:
Adephaga (Symphygastra).
35.1.1.1 Sống dưới nước:
a) Chỉ có 2 mắt kép: Dytiscidae.
b) Có 4 mắt kép: Gyrinidae.
35.1.1.2 Sống trên cạn:
a) Bề rộng đầu bằng hoặc lớn hơn bề mặt của ngực:
Cicindelidae.
b) Bề rộng của đầu lớn hơn bề rộng của ngực: Carabidae.
35.1.2 Hai mảnh bụng của đốt bụng thứ nhất rất nhỏ và nằm sát bên hông:
Haplogastra.
35.1.2.1 Râu hàm dài hơn râu đầu: Hydrophilidae.
35.1.2.2 Râu hàm ngắn hơn râu đầu.
a) Râu đầu giống dạng lược: Lucanidae.
b) Râu đầu có dạng hình lợp: Scarabaeidae.
c) Râu đầu dạng sợi chỉ: Staphylinidae.
35.2 Mảnh bụng thứ nhất còn nguyên vẹn: Halogastra và crytogastra.
35.2.1 Bụng thường 6 – 7 đốt, 4 mắt kép: Crytogastra.
Đề cương Côn trùng trong lâm nghiệp Trang 25



×