Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Quản trị rủi ro Tigifood

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.32 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA KINH TẾ-LUẬT

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI RO
Mã lớp học phần: 6724301
GVHD: Nguyễn Xuân Kim Nhật
Đề tài:

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG

Nhóm
Võ Lập Đức..................................................014115009
Nguyễn Thị Kiều Anh..................................014115056
Nguyễn Phước Thịnh...................................015115117
Trần Thị Kim Thoa.......................................015115119
Lương Quốc Thái.........................................015115152

Tiền Giang, ngày 12 tháng 5 năm 2017


NHẬN XÉT GVHD
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
DANH SÁCH VÀ NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN
STT

HỌ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

1

Võ Lập Đức

014115009

Chuong 1

2

Nguyễn Thị Kiều Anh

014115056


Chương 2

3

Nguyễn Phước Thịnh

015115117

Chương 2

4

Trần Thị Kim Thoa

015115119

Chương 3

5

Lương Quốc Thái

015115152

Chương 3

MỤC LỤC

KÝ TÊN




A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lúa gạo là loại lương thực thiết yếu và quan trọng nhất đối với tất cả mọi người và sản
xuất lúa gạo là việc sản xuất quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Với 80%
dân số tập trung ở đồng bằng và nông thôn, đây là những nơi cung cấp nguồn lương thực cho
nhu cầu của gần 92 triệu người dân Việt Nam, với diện tích canh tác lúa gạo chiếm đại bộ phận
toàn bộ diện tích trồng cây lương thực của cả nước đã đưa Việt Nam trở thành một nước nông
nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới về việc xuất khẩu lúa gạo.
Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá thì hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng
trong hoạt động thương mại của Việt Nam nói riêng và của tất cả các nước trên thế giới nói
chung. Nhờ đây giúp tạo nên 1 nguồn thu ngoại tệ to lớn cho Việt Nam, phân công lao động
hợp lý và tạo nên công ăn việc làm cho mọi người dân trong nước, giúp đẩy mạnh phát triển
nền kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân, từ đó đưa vị thế nền kinh tế Việt Nam đứng
vững trên trường quốc tế
Trong những năm qua, việc sản xuất và xuất khẩu gạo đã đạt được những thành tựu rực
rỡ, sản lượng lương thực ngày càng tăng, lượng gạo xuất khẩu ngày càng nhiều, chất lượng và
giá cả gạo xuất khẩu ngày càng được cải thiện.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với môi trường cạnh tranh gay gắt và ngày
càng khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phái có chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng thời cơ và hạn chế những mối đe doạ về
các rủi ro thường gặp.
Việc sản xuất và xuất khẩu gạo đóng vị trí then chốt trong việc phát triển nền kinh tế xã hội của nước nhà. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn có nhiều rủi ro cao xảy ra, chúng
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Với mong muốn góp phần vào sự phát triển Công ty Lương Thực Tiền Giang của tỉnh
nhà nói riêng cũng như việc phát triển ngành xuất khẩu gạo nói chung. Việc phân tích, đánh
giá, phân loại và giải quyết cũng như là hạn chế những rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất
khẩu gạo trong điều kiện hiện nay là một việc cấp bách và thiết yếu. Vì vậy, nhóm chúng tôi

xin chọn đề tài “ PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO TẠI
CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG” làm bài tiểu luận kết thúc học phần Quản trị rủi
ro, với mong muốn tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất có thể, để đưa nền kinh tế tỉnh nhà
nói riêng và của cả nước nói chung phát triển vững mạnh.

4


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng quản trị rủi ro của công ty, từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro để hạn chế những tổn thất trong
kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Tiền Giang.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu những rủi ro mà Công ty Lương thực Tiền Giang
gặp phải trong giai đoạn từ năm 2015 cho đến năm 2016.
+Không gian: Công ty Lương thực Tiền Giang
+Thời gian: 2 tuần
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các rủi ro, cách giải và hạn chế những rủi ro trong xuất khẩu gạo
của Công ty Lương thực Tiền Giang.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin thông qua việc thăm dò tình hình xuất khẩu gạo của công
ty từ một số nhân viên trong công ty
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu từ các bài báo, tivi, internet,… để phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích các lý thuyết đã thu thập rồi
tổng hợp các lý thuyết đó lại để có thể hiểu sâu hơn về đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê - đo lường: Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí

số liệu làm cơ sở để kiểm định mức độ rủi ro.
- Phương pháp phân loại và hệ thống: để phân loại và thống kê các rủi ro, cách giải quyết
rủi ro và cách hạn chế rủi ro trong việc xuất khẩu gạo.

5. Kết cấu của đề tài
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Chương 2: Phân tích rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công ty Lương thực Tiền
giang
Chương 3: Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo Công ty
Lương thực Tiền Giang

5


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
1.1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Tổng quan rủi ro
a) Khái niệm rủi ro
Theo từ điển Oxford “ rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị thiệt hại đau đớn, thiệt
hại...”
Đây là cách hiểu thông thường nhất, những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những điều
mà con người không mong muốn. Khi rủi ro xảy ra đồng nghĩa với việc chủ thể luôn chấp
nhận nó chịu một thiệt hại nào đó.
Trong lĩnh vực kinh doanh “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực
tế so với lợi nhuận dự kiến”.
Tóm lại theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc
các yếu tố liên quan điến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho

con người”. [1]

b) Phân loại rủi ro
- Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán:
+ Rủi ro thuần túy: là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hay không tổn thất,
trường hợp tốt nhất là tổn thất không xảy ra.
+ Rủi ro suy đoán: là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoặc sinh lợi. Phần sinh
lợi còn gọi là phần thưởng cho rủi ro.
- Rủi ro đặc trưng và rủi ro thị trường:
+ Rủi ro đặc trưng (rủi ro có thể đa dạng được hay còn gọi là rủi ro không có tính hệ thống):
đây là rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính riêng có, cá thể và có thể phân chia,
giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các nguồn quỹ góp chung. Các dạng của rủi ro
đặc trưng:
• Rủi ro quản lý: là những rủi ro nảy sinh do trình độ yếu kém của người quản lý vì vậy
quyết định của họ đưa ra có thể sai lầm gây tổn hại thậm chí phá sản doanh nghiệp.
• Rủi ro tài sản: là những rủi ro nảy sinh do tài sản và cơ cấu tài sản doanh nghiệp nắm
giữ.
• Rủi ro tài trợ: là những rủi ro và trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ cơ cấu nguồn vốn của
doanh nghiệp.

6


+ Rủi ro thị trường (rủi ro không thể đa dạng hóa hay cò gọi là rủi ro hệ thống): đây là rủi ro
nảy sinh từ tác động to lớn của thị trường nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và không
thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa. Rủi ro thị trường xuất phát từ các yếu tố như sau:







Những thay đổi trong cơ chế quản lý.
Những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng.
Tiến bộ khoa học công nghệ.
Chuyển dịch trong dòng vốn đầu tư.
Thay đổi và dịch chuyển lực lượng lao động, dân số

c) Những rủi ro thường gặp ớ các doanh nghiệp
- Rủi ro nguồn nguyên nhiên liệu: Là những rủi ro trong quá trình tìm nguồn nguyên
liệu phục vụ sản xuất hay quá trình bảo quản nguyên liệu. Một nguồn nguyên liệu dồi
dào, chất lượng cũng là một vấn đề khiến doanh nghiệp đau đầu.
- Rủi ro tài chính: Là những rủi ro trong lĩnh vực quản lý tài chính như rủi ro tín dụng, tỷ giá,
lãi suất, thanh khoản, đầu tư, tài sản, công nợ, dòng tiền... Ví dụ như các doanh nghiệp Việt
Nam gặp rủi ro lãi suất và đầu tư (lãi suất vay vọt lên quá cao, đầu tư kém hiệu quả); còn ngân
hàng thì lại lao đao vì rủi ro tín dụng (nợ xấu). Các doanh nghiệp nhập khẩu khi ký hợp đồng
mua hàng bằng ngoại tệ xong thì tỷ giá tăng cao bất ngờ.
- Rủi ro chính sách: Là những rủi ro liên quan đến chính sách nhà nước. Khi nước ta thực
hiện một chính sách nào đó sẽ đem lại cơ hội cho nhóm doanh nghiệp này, nhưng lại gây thiệt
hại nặng nề cho nhóm doanh nghiệp khác. Ví dụ, thay đổi từ chính sách bảo hộ sang không
bảo hộ có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu, đang cần sự bảo
hộ của nhà nước. Một chính sách thuế thay đổi có thể làm nhiều chủ doanh nghiệp “rụng rời
tay chân”.
- Rủi ro chiến lược: Là những rủi ro liên quan đến việc hoạch định và thực thi chiến lược.
Nếu như chiến lược được lựa chọn theo cảm tính, thiếu phân tích kỹ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro
dẫn đến thất bại.
- Rủi ro thương hiệu: Là những rủi ro liên quan đến hình ảnh, uy tín thương hiệu. Khi một
công ty có những hoạt động bất chính, lừa dối người tiêu dùng, gây tác hại về sức khỏe, môi
trường chắc chắn sẽ làm xấu hình ảnh thương hiệu, dẫn đến bị khách hàng tẩy chay, có thể trở
thành thua lỗ, thậm chí phá sản. Hoặc công ty khác, bỏ công xây dựng thương hiệu nhưng

không bảo hộ, bị đối thủ bắt chước, làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng... cũng sẽ đi
đến phá sản thương hiệu.
- Rủi ro công nghệ: Là những rủi ro liên quan đến công nghệ, kỹ thuật. Nếu không theo kịp
thời buổi công nghệ thì doanh nghiệp sẽ lâm vào trình trạng khủng hoảng. Ví dụ, công ty sản
xuất cab đồng nếu không thay đổi công nghệ thời nay thì sẽ không tồn tại khi mà mạng
internet được sử dụng chủ yếu cab quang.
- Rủi ro pháp lý: Là những rủi ro liên quan đến pháp luật. Luật pháp cũng có thể thay đổi theo
chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp, nếu không cập nhật thông tin pháp luật và sớm nhận
diện những rủi ro liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật
hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật.

7


- Rủi ro nhân lực: Là những rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực doanh nghiệp. Nhân tài và
những cán bộ chủ chốt có thể bỏ doanh nghiệp ra đi vì một lý do nào đó. Chất xám của doanh
nghiệp (thường kèm theo bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh) có thể về tay đối thủ cạnh
tranh. Ngược lại, doanh nghiệp có thể vô tình thu nhận những kẻ phá hoại vào làm việc tại
doanh nghiệp. Một tổng giám đốc hay quản lý cấp cao thiếu năng lực, kém đạo đức có khả
năng đưa một doanh nghiệp từ chỗ làm ăn hiệu quả trở thành lụn bại, phá sản. Đó là chưa kể
những rủi ro khác liên quan đến đình công, bãi công, thiếu hụt hay dư thừa nguồn nhân lực...
Rủi ro về nhân lực có thể xếp ngang hàng với những rủi ro về tài chính, kinh doanh, vì có tác
hại không hề thua kém.
- Rủi ro hợp đồng: Là những rủi ro liên quan đến việc ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng
kinh tế, hợp đồng mua bán... Những điều khoản thiếu rõ ràng, không chặt chẽ, hoặc bị “cài
bẫy” có thể gây bất lợi, dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp khi có tranh chấp.

1.1.2 Tổng quan quản trị rủi ro
a) Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ

thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất, mất mát, những ảnh
hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công [1]
* Các yếu tố cơ bản của quản trị rủi ro:
-Xác định mục tiêu, sứ mạng của quản trị rủi ro
+ Giúp nhận dạng, phân tích, đo lường và phân loại rủi ro đã và sẽ xảy ra với tổ chức.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những điều kiện
phù hợp với tổ chức đó.
+ Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro:





Thu xếp và thực hiện nhanh các hợp đồng bảo hiểm.
Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng.
Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan.
Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác.

- Đánh giá rủi ro: đó là các hoạt động cần thiết của nhà quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, ước
lượng và đo lường rủi ro, sự bất định và những ảnh hưởng của chúng đối với tổ chức.

b) Các phương thức quản trị rủi ro
-

-

Né tránh rủi ro
+ Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra
+ Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất

+ Tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất
+ Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ đàm phán, đặc biệt là kiến
thức về văn hóa và cách ứng xử
+ Lựa chọn kĩ ngân hàng mở L/C – phải là ngân hàng có uy tín
8


-

-

+ Khi vận chuyển hàng hóa qua vùng có chiến sự hoặc có nguy cơ bùng nổ chiến
tranh thì cần mua bảo hiểm rủi ro chiến tranh
Biện pháp giảm thiểu tổn thất
+ Cứu vớt những tài sản vẫn còn sử dụng được
+ Chuyển nợ
+ Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro
Chuyển giao rủi ro
+ Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến tổ chức khác
+ Chuyển rủi ro thông qua con đường kí hợp đồng với người chó mèo tổ chức
khác, trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho
người nhận rủi ro [1]

c) Vai trò quản trị rủi ro
- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán
và có thể kiểm soát.
- Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công
việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh,
cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp.

- Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
- Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.
- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

d) Sự bất định
Bất định là không yên ổn, luôn thay đổi. Sự bất định xuất hiện khi một cá nhân nhận thức
được rủi ro. Bất định là không sự chắc chắn. Mà chắc chắn là một trạng thái không có nghi
ngờ.
Như vậy, thuật ngữ “sự bất định” mô tả trạng thái tư tưởng. Sự bất định xuất hiện khi
một cá nhân bắt đầu ý thức là không thể biết chắc chắn kết quả là gì. Bất định là một khái niệm
chủ quan.
* Các mức độ về bất định
- Không có (tức là chắc chắn):
+ Những kết quả có thể được tiên đoán chính xác.
+ Những quy luật vật lý, các môn khoa học tự nhiên.
- Mức 1 (sự bất định khách quan):
+ Những kết quả được nhận ra và xác suất được biết.
9


+ Những trò chơi may rủi: bài, xúc sắc.
- Mức 2 (sự bất định chủ quan):
+ Những kết quả được nhận ra và xác suất không được biết.
+ Hỏa hoạn, tai nạn xe cộ, sự suy đoán kinh doanh.
- Mức 3 (bất định cao nhất):
+ Những kết quả không được nhận ra đầy đủ và xác suất không biết.
+ Thám hiểm không gian, nghiên cứu di truyền.
* Chi phí của rủi ro và bất định
- Chi phí rủi ro: là toàn bộ thiệt hại, mất mát về người và của trong việc phòng ngừa, hạn chế

rủi ro, bồi thường tổn thất được qui thành tiền.
- Chi phí tổn thất: nghĩa là hậu quả của rủi ro và sự bất định có thể là một tổn thất như: tài sản
bị phá hủy, người bị thương, tử vong, những luật lệ tòa án chống lại một tổ chức.
Một chi phí khác của rủi ro là chính chi phí bất định. Ngay cả khi không có tổn thất, sự hiện
diện của rủi ro và bất định vẫn tạo ra chi phí. Ở mức độ cơ bản, chi phí bất định có thể minh
họa bởi “sự lo lắng”. Chi phí cho sự bất định có thể xuất hiện dưới hình thức lo lắng và sợ sệt,
nhưng chi phí này được thấy rõ nhất qua bố trí không hợp lý nguồn nhân lực của tổ chức. Có
thể phân loại chi phí của rủi ro theo các tiêu thức sau đây:
+ Chi phí rủi ro tồn tại ở hai dạng hữu hình và vô hình.
• Chi phí hữu hình: là toàn bộ những chi phí phải chi ra cho việc phòng ngừa, khoanh
lại, bồi thường rủi ro, tổn thất và phục hồi sản xuất, thị trường.
• Chi phí vô hình: là toàn bộ những lợi nhuận mất hưởng, những thiệt hại, mất thời cơ,
mất uy tín, mất bạn hàng và thị trường v.v… Đây được coi như là khoản chi phí cơ hội mà
nhiều khi chúng ta không thể nhận biết được. sự tiềm ẩn của chi phí loại này đã đánh lừa cảm
giác của nhiều người, mặc dù chi phí của nó có thể lớn hơn gấp nhiều lần chi phí hữu hình. [1]

1.1.3 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
a) Khái quát hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền
tệ làm phương tiện thanh toán.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán và trao đổi hàng hóa ( bao gồm cả hàng
hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng
hóa giữa các quốc gia phát triển. Sự phân công lao động quốc tế hình thành rõ nét, hoạt động
này mở rộng phạm đi ra ngoài biên giới của các quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động tất yếu của các quốc gia trong quá trình phát triển. Sự
khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, các nguồn tài nguyên...Dẫn đến
10


sự khác nhau về lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia. Xuất khẩu là cơ sở để

mở rộng và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. [2]

b) Vai trò
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng quan
hệ kinh doanh với bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số
và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng
cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Qua đó có điều kiện giữ gìn, nâng cấp và phát triển tình độ
kỹ thuật công nghệ, phát triển hệ thống các kênh phân phối sản phẩm.
Xuất khẩu đảm bảo cho doanh nghiệp luôn nâng cao việc sử dụng các kỹ năng quản lý
chuyên môn, chẳng hạn như kỹ năng quản lý hoạt động xuất khẩu, bán hàng trên thị trường
quốc tế, quản lý và dự đoán những xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái.
Giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động làm việc, tạo ra thu nhập ổn định cho cán bộ
công nhân viên, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật liệu tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng ngày càng phong phú của nhân dân, tăng khả năng quay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện
thu hút được lợi nhuận cao

c) Các hình thức xuất khẩu
-

-

Xuất khẩu trực tiếp: Các doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng hóa dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài
thông qua các tổ chức của mình. Một số ưu điểm: giảm bớt chi phí trung gian, do đó tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp, có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị tường
nước ngoài, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng, do đó ta có thể thay đổi
sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết.
Xuất khẩu ủy thác: Là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị ngoài thường đóng vai trò là

người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký hợp đồng mua bán ngoại thương tiến
hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu và qua đó thu được một số tiền nhất định. Ưu điểm của
hình thức xuất khẩu này là mức độ rủi ro hấp, đặc biệt là không cần bỏ vốn vào kinh doanh,
tạo được việc làm cho người lao động, đồng thời cũng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể.

11


1.2 Quy trình quản trị rủi ro
1.2.1 Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi
ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.
Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt
động và toàn bộ mội hoạt của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro không chỉ những
loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối
với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. [1]
Phương pháp nhận dạng rủi ro:
-

Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra.
Phân tích các báo cáo tài chính
Phương pháp lưu đồ
Thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ
Phân tích các hợp đồng

1.2.2 Phân tích rủi ro
Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, phải xác định được những nguyên nhân gây
ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa. Đây là công việc phức tạp,
bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều

nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, nguyên nhân gần và
nguyên nhân xa.
Để tìm ra biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu thì phải phân tích rủi ro, tìm ra
các nguyên nhân, rồi tác động đến các nguyên nhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được
rủi ro.
Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên 3 qua điểm:
-

Rủi ro thường có nguyên nhân bắt nguồn từ con người (do các quyết định sai lầm của người ra
quyết định, do người quản lý hay do người lao động).
Rủi ro bắt nguồn từ những hoạt động mà con người không thể kiểm soát được (ví dụ như biến
động của thị trường, sự thay đổi đột ngột từ chính sách pháp luật,…).
Nguyên nhân của rủi ro là sự kết hợp của cả 2 quan điểm trên, một phần là do con người tạo
ra, một phần là các hoạt động mà con ngưởi không thể kiểm soát được.

1.2.3 Đo lường rủi ro
Để đo lường rủi ro cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá theo hai khía cạnh: Tần suất
xuất hiện rủi ro và mức độ quan trọng rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo
lường rủi ro.
- Phương pháp đo lường rủi ro:
12


Phương pháp thang đo: sử dụng thang đo định lượng để đo lường rủi ro với sự kết
hợp của thang đo mức độ và thang đo tần suất để xếp vào bảng thứ tự ưu tiên. Hậu quả của rủi
ro được chia thành 3 bậc thấp, trung bình và cao. Đối với các rủi ro có mức ảnh hưởng đối với
doanh nghiệp ở mức nghiêm trọng, nhiều và trung bình nằm ở 3 nấc thang đầu thì doanh
nghiệp phải ưu tiên quan tâm trước. [1]
Bảng 1.1: BẢNG SẮP XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN
Ảnh hưởng


Không
đáng kể

Ít

Trung
bình

Nhiều

Chắc chắn xảy ra

Trung
bình

Trung
bình

Cao

Cao

Dễ xảy ra

Trung
bình

Ít


Trung
bình

Cao

Có thể xảy ra

Trung
bình

Trung
bình

Trung
bình

Cao

Cao

Khó xảy ra

Thấp

Trung
bình

Trung
bình


Cao

Hiếm khi xảy ra

Thấp

Thấp

Trung
bình

Cao

Xác suất

Nghiê
m trọng

Bảng 1.2: Phương pháp ma trận đo lường rủi ro
Tần suất xuất hiện
Cao

Thấp

Cao

I

II


Thấp

III

IV

Biên độ xuất hiện

Trong đó:
Tần suất xuất hiện của rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy
hiểm đối với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định.
- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất mất mát, nguy hiểm.
Trên bảng 1.2 ta thấy:
+ I tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện cũng cao
+ II tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện thấp
-

+ III gồm những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp nhưng tần suất xuất hiện cao
13


+ IV gồm nhưng rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện cũng thấp

1.2.4 Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro
Kiểm soát rủi ro là sử dụng các công cụ, kỹ thuật, chiến lược, chương trình nhằm biến đổi
những rủi ro của tổ chức thông qua việc né tránh, ngằn ngừa hay giảm thiểu những tổn thất có
thể có của tổ chức khi có rủi ro xảy ra.
Nội dung phương pháp kiểm soát rủi ro:
- Né tránh rủi ro: là né tránh các hoạt động làm phát sinh tổn thất hay loại bỏ các nguyên nhân


dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp.
- Ngăn ngửa rủi ro: là sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại của rủi ro khi nó

xảy ra.
- Giảm thiểu rủi ro: Là các biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng
cách giảm bớt sự hư hại khi rủi ro xảy ra

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu
1.3.1 Các nhân tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp
a) Các công cụ của Nhà nước trong quản lí kinh tế
- Thuế quan: là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất
khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lí hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất
cho quốc gia mình. Thuế quan thường được áp dụng với một số ít mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ
sung cho ngân sách Nhà nước.
- Hạn ngạch: được hiểu như là qui định của Nhà nước về số lượng cao nhất một mặt
hàng hay nhóm hàng mà doanh nghiệp được phép xuất khẩu hay nhập khẩu. Quốc gia xuất
khẩu sẽ qui định hạn ngạch xuất khẩu nhằm điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu
quả xuất khẩu. Quốc gia nhập khẩu sẽ qui định hạn ngạch nhập khẩu nhằm hạn chế lượng hàng
nhập khẩu vào trong nước, bảo hộ nền kinh tế trong nước, bảo vệ tài nguyên và cải thiện cán
cân thanh toán. Hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều có thể gây tác động trực tiếp đến hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Tiêu chuẩn kĩ thuật: là một công cụ tinh vi hơn ngày càng được nhiều quốc gia sử
dụng. Đó là việc đề ra các tiêu chuẩn chất lượng kĩ thuật cho sản phẩm xuất khẩu. Đây là biện
pháp phi thuế quan nhằm hạn chế lượng hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

b) Các quan hệ kinh tế quốc tế
Các mối quan hệ quốc tế sẽ có tác động cực kì mạnh mẽ tới hoạt động thương mại quốc
tế của quốc gia và doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là một trong những
nội dung quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, chính vì vậy nó cũng chịu sự tác động
mạnh mẽ của các mối quan hệ này.

Có được những mối quan hệ mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo tiền đề cho việc thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

c) Ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế
14


- Sản xuất trong nước là nhân tố chủ yếu quyết định đến lượng cung hàng xuất khẩu sẽ
tăng lên giá cả thu mua hàng xuất khẩu sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ gặp thuận lợi trog khâu đầu
vào. Ngược lại, khi nền sản xuất trong nước bị giảm sút dẫn tới giá cả hàng xuất khẩu sẽ tăng
lên, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để chọn được hàng hóa có chất lượng.
- Nền sản xuất nước ngoài khi nền sản xuất phát triển, nhu cầu nhập khẩu sẽ ít đi khả
năng xuất khẩu của các doanh nghiệp vào thị trường của họ sẽ bị hạn chế. Ngược lại khi nền
sản xuất của họ bị giảm sút, nhu cầu nhập khẩu của họ cao. Đây sẽ là thời cơ để doanh nghiệp
thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của mình.

1.3.2. Các nhân tố từ môi trường bên trong doanh nghiệp
a) Nguồn nhân lực
Con người là nhân tố chủ thể của mọi hoạt động xuất khẩu và kinh doanh của doanh
nghiệp. Một đội ngũ lao động vững vàng trong chuyên môn có kinh nghiệm trong buôn bán
quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và đặc biệt có lòng say
mê trong công việc luôn là đội ngũ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Nếu nguồn nhân lực yếu kém về chất lượng và hạn chế về số lượng thì DN sẽ luôn trong tình
trạng bị động và kinh doanh kém hiệu quả.

b) Tài chính
Khả năng tài chính là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của doanh nghiệp.
Có tiềm lực tài chính mạnh doanh nghiệp sẽ đầu tư đổi mới công nghệ thu hút lao động có chất
lượng cao,... có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình qua việc cấp tín dụng cho khách
hàng qua hình thức mua trả chậm.


c) Vị trí địa lý
Nếu doanh nghiệp ở gần nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động SXKD hoặc
vùng gần nhà ga cảng biển, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển, là cơ sở để doanh
nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để HĐXK đạt hiệu
quả doanh nghiệp cần phải lựa chọn vị thế tối ưu phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

15


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG
2.1 Tổng quan về Công ty Lương thực Tiền Giang
2.1.1 Giới thiệu Công ty
Công ty Lương thực Tiền Giang (TIEN GIANG FOOD COMPANY- TIGIFOOD) là
doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1984 và chính thức được thành lập theo Quyết
định số 785/QĐ.UB ngày 02/10/1992 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Tiền Giang. Hiện nay công
ty là thành viên của Tổng công ty lương thực miền Nam và là hội viên của Hiệp hội lương thực
Việt Nam.
Và với chức năng của công ty là đầu mối kinh doanh, chế biến lương thực xuất khẩu và
nội tiêu; nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn; sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai thì từ năm
1992 đến nay, nhiệm vụ của công ty lương thực Tiền Giang đối với tỉnh nhà vẫn không thay
đổi. Đáp ứng nhu cầu đổi mới nền kinh tế và thị trường ngày càng cạnh tranh, Công ty trở
thành thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam theo Quyết định tiếp nhận số
043/TCT/TCLĐ-QĐ ngày 25/11/1995. Và ngày 16/01/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn ra Quyết định số 139/QĐ/BNN/ĐMDN về việc chuyển Công ty thành đơn vị hạch
toán phụ thuộc Tổng Công Ty Lương thực Miền Nam. Ngày 23/05/2012, Hội đồng thành viên
Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam có Quyết định số 105/QĐ- HĐTV về việc ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Lương thực Tiền Giang.

- Tên doanh nghiệp: Công ty Lương thực Tiền Giang
- Tên giao dịch: TIGIFOOD (TIEN GIANG FOOD COMPANY)
- Trụ sở chính: 256 khu phố 2, phường 10, TP. MỸ THO, TIỀN GIANG
- Tổng giám đốc: Nguyễn Quốc Trực
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên, vốn 100% nhà nước
- Điện thoại: (84.73) 3855 470 – 3855 604 – 3855 681 – 3855 682 – 3855 683.
- Fax: (84.73) 3855 789
- E.mail:
- Website: www.tigifood.com
Là thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam, Hiệp hội lương thực Việt Nam, các
hiệp hội thương mại khác và thông qua hệ thống internet đã giúp cho doanh nghiệp thu thập
được nhiều thông tin bổ ích. Hiện nay, Công ty lương thực Tiền Giang là doanh nghiệp Nhà
nước hạng 1, và đang nằm trong top 5 của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam với mcứ tăng
trưởng đều qua các năm.

16


2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo do Hội đồng quản trị của Tổng công ty Lương thực Miền Nam bổ nhiệm.
Ban giám đốc gồm 1 tổng giám đốc và 2 phó giám đốc là những người có quyền lực cao nhất
trong tổ chức của công ty, điều hành và quản lý công ty.
TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC


P. TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH

XN CB GẠO CHẤT LƯỢNG CAO

P. KẾ HOẠCH KD XNK

TT NÔNG SẢN PHÚ CƯỜNG

P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

XN CB GẠO VIỆT NGUYÊN

P. ĐẦU TƯ- KT & HTSX

XN NƯỚC GK SUỐI XANH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tố chức tại công ty Lương thực Tiền Giang
(Nguồn Cty Tigifood)

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
- Chế biến, kinh doanh lương thực tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
- sản xuất và kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước tinh khiết đóng chai, nước đá viên
tinh khiết.
- Sản xuất và kinh doanh bánh tráng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
- Sản phẩm và dịch vụ khác: nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, nông sản, thực phẩm, nguyên
nhiên liệu phục vụ cho nông nghiệp
- Với sản phẩm chính là gạo

17



2.1.4Thành tựu đạt được
-Quyết định số 245/QĐ.UB ngày 21/10/2003 của Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh Tiền Giang về việc
tặng Bằng khen cho Công ty lương thực Tiền Giang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và
chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2002.
- Editorial Trade Leaders’ Club (Tổ chức lần thứ 31 tại Pari- Cộng Hoà Pháp) chứng nhận
Công ty Lương thực Tiền Giang đạt giải thưởng Quốc tế “Thiên niên kỷ mới” về chất lượng
ngày 20/10/2003.
- Quyết định số 1980/QĐ-BCT ngày 28/3/2008 của Bộ Công thương công nhận Công ty lương
thực Tiền Giang có sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình”Thương hiệu quốc gia”.
- Sản phẩm của Công ty lương thực Tiền Giang được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu “
Hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 2014 và 2015
- Ngoài ra, Công ty lương thực Tiền Giang đã 5 lần đạt Thương hiệu Quốc gia và còn rất rất
nhiều thành tích đạt được ở trong nước cũng như là ngoài thế giới. [3]

2.2 Phân tích rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công ty Lương thực
Tiền Giang
2.2.1 Rủi ro nguồn nguyên liệu
Để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được và mang lại hiệu quả thiết thực, vấn đề đầu tiên
mà ban lãnh đạo Tigifood quan tâm chỉ đạo là phải coi “Chất lượng là hàng đầu, chất lượng là
yếu tố quyết định sự thành – bại để phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong đó nguyên liệu là yếu tố đầu vào quan trọng với
bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự biến động của các yếu tố đầu vào về số lượng, giá cả, nguồn cung
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.
Với cơ cấu tỷ lệ xuất khẩu chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc, nên tiềm năng lớn
nhưng rủi ro cũng rất cao. Phổ biến nhất là tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc thường nhập
khẩu gạo Việt Nam gần giống với chủng loại gạo của Trung Quốc, sau đó đánh bóng và đóng
bao phân phối ra thị trường với thương hiệu gạo Trung Quốc. Bên cạnh đó từ xưa đến nay, tập
quán sản xuất của các hộ nông dân vẫn là sản xuất nhỏ, lúa gạo sản xuất miễn sao đạt năng
suất cao mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt trong khâu xử lý sau thu

hoạch còn nhiều hạn chế, vẫn chưa đầu tư sản xuất tập trung theo từng vùng, từng loại, giống
lúa chất lượng cao, lúa đặc sản. Đó là một trong những nguyên nhân làm hạt gạo Việt Nam
luôn thua kém gạo của các nước trong khu vực. Tình trạng này ảnh hưởng đến thương hiệu và
làm giảm giá trị gạo Việt Nam. Doanh nghiệp Việt cũng rất thiếu thông tin về đối tác nên đã có
nhiều doanh nghiệp Việt bị lừa khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Riêng với những thị trường mới như châu Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Đông thì những đòi hỏi rào cản kỹ thuật rất cao, sản phẩm gạo xuất khẩu phải đóng gói bao bì
kín, có chất lượng cao, có thương hiệu. Tuy nhiên, cái khó mà doanh nghiệp nội vấp phải là
hiện chưa có trung tâm chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp phải dựa
vào kiểm định nước ngoài nên rủi ro rất cao.
18


Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu gạo thì nguồn liệu không thể thiếu là lúa,
trong khi đó nguồn nguyên liệu này luôn biến động làm cho các DN không khỏi đau đầu suy
nghĩ. Đáng chú ý là sản lượng, giá mua, giá cả đầu ra, cung cầu thị trường tác động rất nhiều
đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Một số dẫn chứng sau đây cho thấy DN đang gập không ít
một số khó khăn:
a) Tình hình thu mua gạo biến động sản lượng:

Bảng 2.1 Sản lượng gạo thành phẩm thu mua công ty Tigifood từ năm 2010 – 6th/2013

Đơn vị tính: tấn
Mặt
hàng
gạo

2010

2011


2012

6 tháng
2012

6 tháng
2013

Chênh lệch+/-

2011/2010 2012/2011

6
th2013/6th2012

5% tấm

6710

2750

2800

1796

-

-3960


50

-1796

15%
tấm

13061

37550

1250

781

-

-9311

-2500

-781

25%
tấm

9198

500


600

376

500

-8698

100

124

Tổng

28969

7000

4650

2953

500

-21969

-2350

-2453


Nguồn: Phòng kinh doanh, 2013
b) Chi phí thu mua gạo thành phẩm

Bảng 2.2 – Chi phí thu mua gạo thành phẩm công ty Tigifood từ năm 2010 – 6th/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Mặt
hàng
gạo

2010

2011

5%
tấm

30557

24338

15%
tấm

56606

29813

2012

6

tháng
2012

6
tháng
2013

Chênh lệch %
2011/2010

2012/2011

6 th2013/6th2012

19891

11958

-

-20

-18

-

8188

5160


-

-47

-73

-

19


25%
tấm

39551

3675

3930

2402

4050

-91

10

69


Tổng

28969

7000

4650

2953

500

-21969

-2350

-2453

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2013

20


c) Tình hình giá cả thu mua
Bảng 2.3 – Giá gạo thành phẩm thu của Tigifood từ năm 2010 - 6th/2013
Đơn vị tính: đồng/kg
Mặt
hàng
gạo


2010

2011

5%
tấm

4554

8850

15%
tấm

4334

25%
tấm

4300

2012

6
tháng
2012

6
tháng
2013


Chênh lệch %
2011/2010

2012/2011

6 th2013/6th2012

7140

6658

-

94

-20

-

7950

6550

6607

-

83


-18

-

7150

6550

6389

8100

66

-8

21

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2013
Qua phân tích thị trường lúa gạo 3 năm ta nhận thấy nguồn nguyên liệu đầu vào tăng
đồng thời giá cả đầu ra cũng tăng. Tuy nhiên trong điều kiện giá nguyên liệu tăng, nếu
như giá xuất khẩu giảm hoặc hiệp hội quản lý giá xuất hoặc cả hai cùng xảy ra thì công
ty sẽ gặp khó khăn do vậy công ty nên tính toán cho mình một hướng đi mang tính bền
vững


Hướng giải quyết:

Ban giám đốc Công ty Lương Thực Tiền Giang đã đề ra các chủ trương về sản xuất,
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và

doanh nghiệp giữa hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa, vừa phải có hiệu quả và hoàn
thành nhiệm vụ chính trị với địa phương, lại vừa khuyến khích nông dân yên tâm sản xuất.
Đây là một bài toán khó giải mà bất cứ doanh nghiệp ngành lương thực nào cũng phải tính
toán kỹ lưỡng.
Để giải quyết bài toán này, Công ty Lương Thực Tiền Giang đã xây dựng một lực lượng
có kinh nghiệm nhận biết về mặt hàng gạo, chế biến, phân loại gạo… đồng thời hình thành
mạng lưới thu mua và tiêu thụ lúa, gạo trong nông dân qua các phương thức: Mua lúa gạo trực
tiếp của nông dân thông qua các xí nghiệp, các kho của Tigifood tại các vùng trọng điểm của
tỉnh. Qua đó, công ty sẽ báo niêm yết giá mua từng thời điểm để người dân có thể tham khảo
và quyết định việc bán lúa của mình. Hoặc thành lập các tổ thu mua lưu động trực tiếp mua lúa
tại rẫy của nông dân trong thời gian thu hoạch rộ để đưa về kho phơi, sấy. Xây dựng những vệ
tinh là các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã có chức năng xay xát lúa gạo,, trong tỉnh đã có
quan hệ cung ứng lúa gạo cho Công ty Lương Thực Tiền Giang từ nhiều năm trước, đứng ra
thu mua lúa trong nông dân rồi bán lại cho công ty… [4]
21


22


2.2.2 Rủi ro thanh toán
Trong hoạt động ngoại thương có rất nhiều hình thức thanh toán chẳng hạn như phương
thức T/T, CAD, L/C,.. Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu nhược điểm tuy nhiên xuất phát
từ đặc điểm của Tigifood chọn L/C làm phương thức thanh toán.
Khi thanh toán bằng L/C ngân hàng cố tình làm khó để từ chối thanh toán trong trường
hợp người mua có vấn đề tài chính, bộ chứng từ bị phát hiện bất hợp lệ do những sai sót trong
quá trình thiết lập chứng từ, người mua lẫn tránh trách nhiệm; Do biến động thị trường giá
giảm, khách hàng có thể tìm cách thoái thác để không phải nhận hàng gây ra rủi ro chậm hoặc
trì hoãn hoặc không thanh toán.
 Hướng giải quyết:


Đối với phương thức thanh toán L/C , khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, công ty phải
thông báo cho bên mua là đã sẵn sàng giao để bên mua mở L/C. Ngân hàng phát hành L/C sẽ
chuyển gốc cho công ty thông qua ngân hàng thông báo, nhân viên văn phòng đại diện cần
kiểm tra kỹ L/C vì hầu hết các khiếu nại các lỗi từ phía công ty do việc không nhận được tiền
hàng xuất khẩu hay thanh toán chậm đều xuất phát từ việc không kịp thời phát hiện những sai
sót khác với hợp đồng. Vì vậy khi phát hiện sai sót, công ty cần yêu cầu bên mua sửa đổi ngay,
cần lưu ý rằng sửa đổi L/C có xác nhận của ngân hàng thì mới có hiệu lực. Đến hạn thanh
toán, văn phòng đại diện nên chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ thanh toán. [4]

2.2.3 Rủi ro nghiệp vụ xuất nhập khẩu
a) Nghiệp vụ thuê tàu
Doanh nghiệp chủ yếu ký hợp đồng theo điều kiện FOB nên không giành được quyền
thuê tàu. Tàu do bên nhập khẩu chuẩn bị nên doanh nghiệp sẽ bị động về thời gian giao hàng,
giao hàng trễ hạn, hàng đã đóng gói rồi nhưng chưa có tàu phải chịu chi phí bảo quản và lưu
kho.
 Hướng giải quyết
Doanh nghiệp tự thuê tàu để giảm chi phí, chủ động trong vấn đề giao nhận. Chọn lựa
thuê tàu phải tùy thuộc vào đặc điểm số lượng hàng hóa. Nếu hàng hóa có số lượng không lớn
công ty có thể thuê tàu chợ. Còn nếu hàng hóa có khối lượng lớn thì có thể thuê tàu chuyến
giúp hạn chế được thời gian vận chuyển. Trong một số trường hợp khi thời gian vận chuyển
kéo dài nên cân nhắc tiến hành thu gom hàng để thuê tàu chuyển đổi mặc dù giá có hơi cao
nhưng thời gian vận chuyển se thu ngắn lại do tàu không phải chuyển tải giao hàng từng phần.
Do môi trường trên tàu không phải là điều kiện phù hợp để kéo dài thời gian vận chuyển, nên
mặt hàng nông sản cần đến tay người mua càng sớm càng tốt. Nếu tàu do bên nhập khẩu chuẩn
bị, thông thường trước khi tàu đến khoảng 10 – 15 ngày, nhà nhập khẩu sẽ thông báo cho công
ty chuẩn bị hàng hoá. [4]

b) Nghiệp vụ chuẩn bị hàng xuất khẩu
Trong lúc cao điểm xuất khẩu, việc chưa chủ động chân hàng làm nảy sinh nhiều tình trạng

tranh giành giữa các doanh nghiệp, giá cả biến động nên một số hợp đồng khi thực hiện không
23


hiệu quả. Đôi khi chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng do hệ thống vận tải bốc dỡ chưa phù hợp.
Khâu kiểm tra hàng hóa đôi khi mang tính hình thức.
Vào năm 2010 công ty Tigifood ký hợp đồng bán 5000 tấn gạo 5% tấm, độ xay xát tốt,
cho công ty Trung Quốc, trong hợp đồng cho phép người mua đại diện giám định chất lượng
gạo. Khi có thông báo tàu đến lấy hàng, công ty tiến hành cho giám định gạo.Mặc dù, công ty
xác nhận lô hàng đúng gạo 5% tấm, độ xay xát tốt, nhưng đại diện của công ty Trung Quốc
không chịu, dẫn đến đôi bên xảy ra tranh cãi. Công ty Trung Quốc đòi hủy hợp đồng. Cuối
cùng công ty Tigifood phải chịu thiệt chấp nhận tái chế lại gạo. Tổng số thiệt hại lên đến gần
60.000 USD (tiền công tái chế, phạt neo tàu trễ, vận chuyển bốc xếp cho việc tái chế). Vì vậy
khi có sự biến động về giá cả theo chiều hướng bất lợi cho người mua thì điều khoản cho phép
người mua tự giám định gây rủi ro rất lớn cho người bán. [4]
 Hướng giải quyết
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu cần quan tâm đến chính sách để đảm bảo ổn định
nguồn hàng, tránh sự tấn công của đối thủ cạnh tranh, tổ chức hợp lý hệ thống tập trung hàng
hóa xuất khẩu, đảm bảo cung cấp đúng hàng hóa đủ về số lượng, phù hợp chất lượng, kịp thời
giao hàng với chi phí thấp. Ngoài ra, văn phòng đại diện cần xem xét lại các hệ thống vận
chuyển bốc dỡ phù hợp số lượng và đảm bảo chất lượng, kẽ mã hiệu trên bao bì cũng đòi hỏi
phải cẩn thận, như vậy không chỉ thuận lợi cho quá trình giao hàng mà còn tránh được việc
nhầm lẫn trong quá trình xếp hàng lên tàu.
Trong khâu kiểm tra hàng hóa, hàng hóa phải giao đúng quy định của hợp đồng, để
tránh các khiếu nại hoặc không châp nhận nhận hàng, chấm dứt hợp đồng dẫn đến bị thua lỗ.
Ban kiểm tra cần tiến hành kiểm tra ngay tại các chân hàng và tiếp tục được tiến hành đến khi
được vận chuyển đến bãi tập trung. [4]

2.2.4 Rủi ro công nghệ
Khâu yếu nhất của Tigifood cũng là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp trong ngành là

công nghệ bảo quản gạo thơm, gạo chất lượng cao. Chính điều này đã góp phần vào tỷ lệ thất
thoát sau thu hoạch lúa, gạo hiện tại đang ở mức cao. Tất nhiên, thất thoát sau thu hoạch liên
quan đến nhiều khâu nhưng khâu bảo quản chiếm tỷ trọng đáng kể. Thực tế hiện nay cho thấy,
sấy lúa là một công đoạn để bảo quản lúa, muốn bảo quản phải sấy, nhưng trong khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long hầu hết vẫn tồn tại hình thức sấy tĩnh hay còn gọi là "sấy chuồng heo".
Đây là công nghệ lạc hậu, bởi khi ứng dụng công nghệ sấy này đối với lúa thơm càng ảnh
hưởng đến chất lượng.
Chẳng hạn, đối với lúa thơm nếu áp dụng hình thức "sấy chuồng heo" sẽ không đảm
bảo đồng đều về chất lượng, tỷ lệ thu hồi thấp, làm tăng chi phí sản xuất. Bởi vì nếu sấy theo
dạng "chuồng heo", khi đo độ ẩm lúa ở mức 14 - 15% cứ tưởng đúng nhiệt độ, nhưng khi để
vào kho khoảng 6 tháng sau lúa bị ẩm vàng, tỷ lệ có khi lên đến 50%, do trong cùng mẻ sấy,
nhiệt độ không đồng đều giữa hạt lúa này với hạt lúa khác và không đồng đều trong bản thân
từng hạt lúa, có khi nhiệt độ ngoài vỏ khác bên trong.

24


Ngay cả bảo quản gạo hiện nay cũng còn nhiều vấn đề đặt ra. Đối với gạo chất lượng
cao, gạo thơm, gạo an toàn nếu dùng phương pháp thông thường sẽ không đảm bảo chất lượng
gạo; gạo thơm sẽ bị mất mùi, chất lượng hạt gạo sẽ khác đi chỉ sau 6 tháng bảo quản. Do đó,
cần có công nghệ bảo quản hạt gạo để giữ được mùi hương, tránh được côn trùng xâm nhập,
không độc hại.
Thật ra, công nghệ bảo quản lúa, gạo đã được ứng dụng ở nhiều nước: Hệ thống sấy
công nghiệp có thể điều chỉnh nhiệt độ đến từng hạt lúa, gạo, bảo quản lúa trong kho lạnh, bảo
quản xông côn trùng bằng Nitơ, khí trơ. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ cao bảo quản lúa,
gạo còn rào cản là chi phí đầu tư quá cao, nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh
nghiệp trong ngành chế biến xuất khẩu gạo. Ngoài ra, do chất lượng đầu vào của hạt gạo
không ổn định. Bởi chế biến gạo là nghề gia công, 80% phụ thuộc vào chất lượng lúa nguyên
liệu ban đầu, nên chất lượng hạt gạo rất khó thay đổi. Điều này đặt ra vấn đề là sản xuất ra hạt
lúa phải theo chuỗi và kiểm soát từng khâu trong chuỗi một cách đồng bộ, đồng thời phát huy

được thế mạnh của từng người tham gia trong chuỗi sản xuất. [4]
Từ thực tế ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến lúa gạo đã dẫn đến hệ lụy
là rất khó xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu gạo của Việt Nam. Bởi nền tảng chung là không
chỉ đảm bảo chất lượng mà phải bảo quản được từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu không có công
nghệ phù hợp, một mặt hạt gạo giảm về chất lượng, còn nếu can thiệp thông qua những yếu tố
khác sẽ đẩy giá thành tăng cao, lại không mang lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, trong định
hướng sắp tới, những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ cao cần được bổ khuyết, nhất là
đối với lúa thơm, lúa chất lượng cao...
 Hướng giải quyết:

Ứng dụng công nghệ cao tập trung vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản. đầu tư máy
tách tấm, gần đây là máy tách màu, nhằm tăng giá trị gạo thương phẩm, bán được giá cao.
Song song đó, Tigifood đã đầu tư máy tách đá sạn và các công nghệ đóng gói gạo. Nghiên cứu
công nghệ bảo quản gạo chất lượng cao

2.2.5 Rủi ro tài chính
Bảng 2.4 – Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007 – 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Năm 2007

162.419
162.419
153.026
9.393
4.730
843
4.331
3.802
4.476

Năm 2008
307.708
307.708
247.87
59.851
12.275
3.912
7.124
12.349
47.696

Năm 2009
196.329
196.329
185.622
10.707
10.284
1.999
4.073
5.511

9.187
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×