Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Kiểm soát những bệnh thướng gặp trong gia đình và cộng đồng lây qua đường tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.4 MB, 224 trang )

BỘ Y TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

KIỂM SOÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP
TRONG GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo công văn số: 1925/BYT-K2ĐT ngày 02/4/2010)

Nhữ
Những vấ
vấn đề chung và

các bệ
bệnh truyề
truyền nhiễ
nhiễm lây qua đường tiêu
tiêu hóa

HÀ NỘI - 2010


BỘ Y TẾ
TẾ

KIỂ
KIỂM SOÁT CÁC BỆ
BỆNH THƯ
THƯỜNG GẶ
GẶP
TRONG GIA ĐÌNH VÀ CỘ
CỘNG ĐỒNG


ĐỒNG
(DÙNG CHO KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC)

Nhữ
Những vấ
vấn đề chung và

các bệ
bệnh truyề
truyền nhiễ
nhiễm lây qua đường tiêu
tiêu hóa

HÀ NỘ
NỘI - 2010

1


Chủ biên: GS.TS. Trịnh Quân Huấn
Tham gia biên soạn:
1. TS. Nguyễn Huy Nga
2. PGS.TS. Phạm Ngọc Đính
3. PGS.TS. Vũ Sinh Nam
4. TS. Trần Đắc Phu
5. TS. Phan Trọng Lân
6. ThS. Trương Đình Bắc
7. BS. CKI. Vũ Như Thắng
8. BS.CKI. Nguyễn Thị Liên
9. ThS. Tạ Quang Mậu.

Hiệu đính: GS.TSKH Nguyễn Văn Dịp.
Bản quyền: thuộc Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng & Môi trường).

2


LỜI GIỚ
GIỚI THIỆ
THIỆU
Trong những năm qua, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc
chủ động phòng chống dịch bệnh, nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống
chế. Tuy vậy, tình hình một số bệnh truyền nhiễm vẫn còn diễn biến phức
tạp, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Dự án hỗ trợ phát triển Y tế dự phòng được triển khai tại 46 tỉnh,
thành nhằm tăng cường năng lực toàn diện của hệ thống Y tế dự phòng
trong việc khống chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tăng khả năng
đối phó với các thách thức mới nảy sinh.
Trong khuôn khổ của dự án, để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng
lực nhân viên y tế làm việc tại cộng đồng, Bộ Y tế xây dựng cuốn tài
liệu “Kiểm soát các bệnh truyề
truyền nhi
nhiễm thường gặp trong gia đình và
cộng đồng” dùng để tập huấn cho cán bộ y tế đang làm việc ở tuyến cơ sở.
Nội dung tài liệu tập trung chủ yếu vào công tác hướng dẫn
phòng, chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong gia đình và cộng
đồng. Tài liệu gồm 2 quyển:
Quyển 1: Những vấn đề chung và các bệnh truyền nhiễm lây qua
đường tiêu hóa.
Quyển 2: Các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp,
đường máu, đường da và niêm mạc.

Tài liệu này đã được các cán bộ của Cục Y tế dự phòng và Môi
trường, Bộ Y tế, các Viện chuyên ngành, các nhà quản lý, các giảng viên có
kinh nghiệm đã và đang tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng
y tế tham gia biên soạn và góp ý.
Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia, các cơ quan
đã phối hợp và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình biên soạn tài liệu này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn tài liệu “Kiểm soát các
bệnh tru
truyền nhiễm thường gặp trong gia đình và cộng đồng” chắc chắn
không khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý
của các bạn đồng nghiệp để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ

3


HƯỚNG DẪ
DẪN SỬ
SỬ DỤ
DỤNG SÁCH
Cuốn sách này được biên soạn dùng để làm tài liệu tập huấn và tham
khảo cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng ở tuyến cơ sở trong phòng chống
các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở gia đình và cộng đồng.
Nội dung tài liệu được chia làm năm phần, gồm hai quyển và
được sắp xếp theo từng chủ đề. Trong mỗi chủ đề các bệnh được sắp xếp theo
mức độ thường gặp và nội dung tập trung nhiều vào lĩnh vực phòng bệnh.
Kết cấu mỗi bài gồm:


1. Mụ
Mục tiêu:
tiêu:
Giáo viên và học viên cần nghiên cứu kỹ vì đây là những điểm mấu
chốt mà học viên phải mô tả được, phải làm được. Phần này được đóng khung
và in đậm.

2. Nộ
Nội dung:
Căn cứ vào đối tượng tập huấn, giảng viên cần nghiên cứu kỹ nội
dung từng bài để lựa chọn những nội dung phù hợp với đối tượng và thực tế ở
địa phương. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập
và tăng hiệu quả giảng dạy.
Học viên cần đọc kỹ tài liệu trước khi lên lớp để nắm được nội dung
bài học. Những điều chưa hiểu, chưa rõ và những khó khăn gặp phải trong
thực tế cần được ghi chép lại để đưa ra thảo luận, trao đổi với giảng viên và
các bạn đồng nghiệp. Học viên nên tích cực tham gia đóng góp ý kiến thảo
luận và đóng vai trên lớp để nắm nội dung của bài học tốt hơn. Giảng viên và
học viên có thể tự đưa ra những bài tập tình huống cụ thể đã gặp trong thực tế
để cùng nhau trao đổi, thảo luận.

3. Lư
Lượng giá
Phần này là các câu hỏi hoặc bài tập tình huống để giúp cho học viên
tự kiểm tra xem mình đã đạt được mục tiêu học tập chưa? đồng thời giúp cho
người giảng viên đánh giá học viên cuối buổi học. Căn cứ vào kết quả lượng
giá mà giảng viên có thể cải tiến phương pháp dạy sao cho phù hợp và có kết
quả tốt hơn. Hình thức lượng giá gồm:


3.1. Câu trả lời ngắn hoặc điền vào chỗ trống
- Câu trả lời ngắn là những điểm chính trong bài học mà học viên cần trả
lời.
- Điền vào chỗ trống: người giảng viên viết lại một đoạn trong bài học
sau đó xoá đi một số từ quan trọng, khi làm bài học viên phải tự điền vào cho
đúng với câu mẫu.

3.2. Dạng câu hỏi đúng sai:

4


Có thể dùng câu khẳng định hoặc phủ định. Sau đó học viên đánh dấu
vào phần đúng hoặc sai sao cho phù hợp.

3.3. Câu hỏi lựa chọn:
Câu hỏi đưa ra nhiều tình huống (thường là 4), học viên chọn tình
huống đúng nhất.

3.4. Bài tập tình huống (hoặc đóng vai):
Giả định các tình huống có thể xảy ra học viên căn cứ vào các điều
kiện của đầu bài mà có thái độ xử trí hợp lý.
Các bạn học viên cần làm đầy đủ các bài tập ở cuối mỗi bài học, sau
đó đối chiếu với nội dung ở bài học để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Lưu ý mỗi địa phương có những mô hình bệnh tật khác nhau do đó
giảng viên sẽ lựa chọn những bài phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của địa
phương mình để tập huấn.
Tùy theo đối tượng học viên và các vấn đề ưu tiên cần nhấn mạnh mà
giảng viên có thể bố trí số tiết cho phù hợp (ví dụ: bệnh sốt xuất huyết đang là
vấn đề cần quan tâm của địa phương thì giảng viên có thể tăng thêm số tiết và

ngược lại). Cũng tương tự như vậy căn cứ vào thời lượng của chương trình
tập huấn hàng năm (một hoặc hai tuần) để lựa chọn chủ đề cũng như số lượng
các bài cần tập huấn. Có những bệnh mà nhiều năm không phải là vấn đề ưu
tiên của địa phương thì có thể không chọn giảng mà chỉ sử dụng là bài tham
khảo cho giáo viên và học viên.
Thiết kế một bài giảng (kế hoạch bài giảng) giảng viên cũng cần cân
nhắc kỹ vì đối tượng học viên là cán bộ y tế ít nhiều đã được đào tạo cơ bản
và có thâm niên công tác cho nên cần chú ý sử dụng phương pháp dạy học
tích cực. Giảng viên nêu vấn đề những điểm mấu chốt của bài; học viên tự
nghiên cứu tài liệu dưới tay. Sau đó giảng viên đưa ra câu hỏi thảo luận, bài
tập tình huống, bài tập đóng vai (giảng viên cũng có thể yêu cầu học viên dựa
vào kinh nghiệm của mình để đưa ra các bài tập) để cùng thảo luận, rút kinh
nghiệm học tập lẫn nhau. Mẫu kế hoạch bài giảng để các giảng viên tham
khảo xem tại phụ lục ở cuối tài liệu.

5


MỤC LỤ
LỤC
Nội dung
Phầ
Phần I. Nhữ
Những vấ
vấn đề chung
Bài 1. Đại cương về dịch tễ truyền nhiễm
Bài 2. Nguyên lý phòng chống dịch
Bài 3 Điều tra, báo cáo dịch
Bài 4. Thiết kế bộ câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn trong điều tra một vụ
dịch

Bài 5. Xử lý rác và chất thải
Bài 6. Diệt khuẩn, diệt côn trùng, diệt chuột. Xử lý nước và vệ sinh môi
trường sau bão lụt.
Bài 7: Các phương pháp và phương tiện truyền thông giáo dục sức
khỏe
Bài 8. Lịch tiêm chủng và tư vấn về các phản ứng phụ có thể xảy ra.
Bài 9. Tổ chức một buổi tiêm chủng.
Phầ
Phần II. Các bệ
bệnh truyề
truyền nhiễ
nhiễm lây qua đường tiêu
tiêu hoá
Bài 10. Bệnh tả
Bài 11. Bệnh lỵ trực khuẩn
Bài 12. Bệnh thương hàn
Bài 13. Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do Salmonella và tụ cầu
Bài 14. Bệnh bại liệt
Bài 15. Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirut
Bài 16. Bệnh tay- chân – miệng
Bài 17. Bệnh viêm gan vi rút A
Bài 18. Bệnh lỵ amíp
Bài 19. Bệnh trùng roi
Bài 20. Bệnh giun đũa
Bài 21. Bệnh giun kim
Bài 22. Bệnh giun móc
Bài 23. Bệnh sán lá ruột
Bài 24. Bệnh sán lá gan
Bài 25. Bệnh sán dây lợn
Bài 26. Bệnh sán dây bò

Đáp án các câu hỏ
hỏi lư
lượng giá
Tài liệ
liệu tham khả
khảo

6

Trang
8
9
22
31
39
51
63
76
89
96
101
102
114
121
128
138
143
147
150
157

163
174
179
184
189
192
196
202
207
219


PHẦN 1
NHỮNG VẤ
VẤN ĐỀ CHUNG

7


BÀI 1: ĐẠI CƯƠ
CƯƠNG
ƯƠNG VỀ DỊCH TỄ
TỄ TRUYỀ
TRUYỀN NHIỄ
NHIỄM

I. MỤC TIÊU:
1. Trình bày đượ
được các khái niệ
niệm, phân loạ

loại và
và đặc tính chung củ
của bệnh
truyề
truyền nhiễ
nhiễm
2. Nêu đượ
được các hình thái,
thái, ba điều kiệ
kiện cơ bả
bản củ
của quá trình
trình dị
dịch và 4 đườ
đường
lây củ
của bệ
bệnh truyề
truyền nhiễ
nhiễm
3. Mô tả
tả được hai yế
yếu tố
tố gián tiế
tiếp liên quan đến quá trình
trình dị
dịch
II. NỘI DUNG:
Bất kỳ một bệnh truyền nhiễm nào cũng có một thời gian tiến
triển nhất định trên cơ thể người từ trạng thái khỏe mạnh đến khi mắc bệnh

rồi sau đó khỏi bệnh hoặc chết hoặc tàn phế. Trong cùng một loại bệnh cũng
có thể khác nhau chi tiết tùy từng trường hợp cụ thể, nhưng nhìn chung mỗi
loại bệnh đều có một quá trình diễn biến tự nhiên theo một quy luật riêng
trong một thời gian nhất định. Người ta gọi đây là quá trình tự nhiên của bệnh
nghĩa là quá trình diễn biến của bệnh khi không có can thiệp của điều trị. Cần
phải xác định quá trình tự nhiên này mới có những can thiệp khác nhau trong
việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
1. Các khái
khái niệ
niệm, phân loạ
loại và đặc tính chung củ
của bệ
bệnh truyề
truyền nhiễ
nhiễm

1.1. Các khái
khái niệ
niệm:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ
người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và
nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

- Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực
phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng
truyền bệnh.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh

truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh

- Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền
nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, động vật mắc bệnh trung gian
truyền nhiễm hoặc môi trường nhiễm tác nhân gây bệnh và có khả năng mắc
bệnh.

8


- Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc
người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân
gây bệnh.

- Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây
bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

- Giám sát bệnh truyền nhiễm là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ
thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích
nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu
quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Vắc xin là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả
năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

- Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để
phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.

- An toàn sinh học trong xét nghiệm là việc sử dụng các biện pháp để
giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

trong cơ sở xét nghiệm, từ cơ sở xét nghiệm ra môi trường và cộng đồng.

- Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người
bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm
hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây
truyền bệnh.

- Xử lý y tế là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh
phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung
gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác

- Ca bệnh là trường hợp bị nhiễm tác nhân gây bệnh và có biểu hiện
triệu chứng của bệnh. Định nghĩa ca bệnh đối với từng bệnh tuỳ thuộc vào
mục đích giám sát và điều tra ổ dịch, không nhất thiết như là định nghĩa lâm
sàng thông thường.

- Phân loại ca bệnh tuỳ theo khả năng đã nhiễm bệnh mà người ta
phân loại ca bệnh: ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh nhiều khả năng, ca bệnh xác
định. Việc phân loại này đặc biệt có ích đối với các bệnh cần phát hiện sớm,
báo cáo nhanh và các bệnh mà khó chẩn đoán xác định được ngay (cần các
xét nghiệm chuyên sâu).

- Định nghĩa ca bệnh là tập hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán một trường
hợp mắc bệnh cụ thể nào đó để phục vụ cho mục đích giám sát và điều tra ổ
dịch. Định nghĩa ca bệnh có thể dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng (bao gồm

9


yếu tố dịch tễ học và yếu tố lâm sàng), tiêu chuẩn xét nghiệm hoặc kết hợp cả

hai .

- Phát hiện ca bệnh chủ động là quá trình điều tra tìm ra các ca bệnh
hay thông tin, sự kiện y tế qua việc giám sát như là thăm khám tại nhà, ghi
nhận triệu chứng, hội chứng, chủ động ghi bệnh án xác định các ca mắc cấp
tính.

- Chùm ca bệnh là tập hợp các ca bệnh xuất hiện tương đối bất thường
trong cùng không gian và thời gian tại một vùng, một địa điểm.

- Hệ thống cảnh báo sớm là một quy trình đặc hiệu của hệ thống giám
sát bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh hoặc các yếu tố nguy cơ
đối với một bệnh dịch nào đó. Hệ thống này cung cấp những thông tin làm
căn cứ để đề ra biện pháp đáp ứng dịch thích hợp.

- Các bệnh truyền nhiễm mới nổi là tên chung cho các bệnh truyền
nhiễm mà mới được ghi nhận và xếp loại trong thời gian gần đây.

- Bệnh phải khai báo là bệnh mà theo quy định của pháp luật phải khai
báo cho cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật khác liên
quan khi ghi nhận có trường hợp mắc bệnh.

- Khai báo là các bước báo cáo thông tin về ca bệnh, dịch bệnh tới các
cơ quan thẩm quyền Y tế. Việc khai báo là kênh thông tin chính thức tới cơ
quan cấp cao hơn về ca bệnh, dịch bệnh từ các đơn vị quản lý Y tế cấp dưới,
nơi xuất hiện ca bệnh, dịch bệnh.

- Giám sát chủ động là giám sát mà các cơ quan y tế công cộng chủ
động tìm kiếm, báo cáo thông tin từ các tuyến trong hệ thống giám sát một
cách đều đặn thay vì chờ đợi các báo cáo (ví dụ gọi điện xuống cơ sở hàng

tháng).

- Giám sát thụ động là giám sát mà ở đó các thông tin được báo cáo
thụ động và không có sự chủ động, cố gắng tìm kiếm thông tin từ các đơn vị
trong hệ thống giám sát.

- Giám sát thường xuyên là quá trình thu thập số liệu đều đặn, có hệ
thống và nhằm mục đích theo dõi và kiểm soát bệnh dịch.
- Giám sát trọng điểm giám sát trọng điểm là quá trình giám sát trong
các nhóm quần thể riêng biệt bằng phương pháp chọn mẫu. Vị trí giám sát
trọng điểm thường cố định, không thay đổi qua các năm.

- Giám sát dựa vào ca bệnh là giám sát bệnh bằng cách thu thập dữ
liệu đặc hiệu về từng ca bệnh (ví dụ thu thập thông tin cụ thể về một ca Liệt
mềm cấp trong giám sát bại liệt).
10


- Giám sát dựa vào cộng đồng là giám sát ở những nơi mà điểm ghi
nhận, khai báo bắt đầu từ cộng đồng, thường là các nhân viên làm công tác
cộng đồng; có thể là chủ động (tìm kiếm ca bệnh) hoặc thụ động (ghi nhận ca
bệnh). Giám sát dựa vào cộng đồng đặc biệt hữu ích trong vụ dịch và ở nơi
giám sát ca bệnh theo hội chứng.

- Giám sát dựa vào bệnh viện là giám sát mà nơi ghi nhận, khai báo
bắt đầu từ bệnh viện có bệnh nhân được chẩn đoán với bệnh hoặc hội chứng
cụ thể.

- Giám sát dựa vào phòng xét nghiệm là giám sát mà các thông tin ghi
nhận được bắt đầu từ các phòng xét nghiệm phân lập hoặc phát hiện ra các tác

nhân gây bệnh.

- Phản hồi thông tin là gửi báo cáo định kỳ về kết quả phân tích số liệu
giám sát tới tất cả các tuyến của hệ thống giám sát. Từ đó các tuyến có thể
nắm được xu hướng của dịch cũng như các hoạt động cần triển khai.

- Báo cáo giám sát là việc ấn hành, xuất bản định kỳ các thông tin đặc
hiệu về bệnh dịch qua quá trình giám sát, bao gồm cập nhật các bảng, biểu, đồ
thị chuẩn về các vụ dịch xảy ra; và thông tin về việc thực hiện theo các chỉ
tiêu, chỉ số đã đề ra.

- Điều tra thông tin được thu thập có hệ thống, thông thường được tiến
hành trên cỡ mẫu thuộc nhóm quần thể dân cư xác định, trong khoảng thời
gian xác định. Không giống như giám sát, điều tra không có tính liên tục.
Tuy nhiên nếu nó lặp lại đều đặn thì cũng coi như là một dạng cơ bản của hệ
thống giám sát.
- Báo cáo theo hội chứng là việc khai báo qua giám sát các trường hợp
được định nghĩa theo hội chứng mà không theo một bệnh xác định nào (ví dụ
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính, Hội chứng Lỵ, …).

- Báo cáo không có ca bệnh là báo cáo kết quả định kỳ giám sát không
có ca bệnh nào được phát hiện của đơn vị. Nó cho phép đơn vị nhận báo cáo
chắc chắn là không bị thất lạc báo cáo và đơn vị không quên báo cáo.

1.2. Phân loạ
loại bệ
bệnh truyề
truyền nhiễ
nhiễm:
Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau:


1.2.1. Nhóm A:
Gồm các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh,
phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

11


Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: Bệnh bại liệt, bệnh
cúm A(H5N1), bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, bệnh sốt xuất huyết do virút Êbô-la (Ebola), Lat-sa (Lass) hoặc Mác-bớc (Marburg), bệnh sốt Tây sông Nin
(Nile), bệnh sốt vàng, bệnh tả, bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

1.2.2. Nhóm B:
Gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh
và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm: Bệnh do vi rút A-đêno (Adeno), bệnh do virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người (HIV/AIDS), bệnh bạch hầu, bệnh cúm, bệnh dại, bệnh ho gà, bệnh lao
phổi, bệnh do liên cầu lợn ở người, bệnh do lỵ A- míp (Amib), bệnh lỵ trực
trùng, bệnh quai bị, bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ
(Dengue), bệnh sốt rét, bệnh sốt phát ban, bệnh sởi, bệnh Tay- chân-miệng,
bệnh than, bệnh thuỷ đậu, bệnh thương hàn, bệnh uốn ván, bệnh Ru-bê-ôn
(Rubeon), bệnh viêm gan vi rút, bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu,
bệnh viêm não vi rút, bệnh xoắn khuẩn vàng da, bệnh tiêu chảy do vi rút Rota (Rotta)

1.2.3. Nhóm C:
Gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây lan không
nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm: Bệnh do Cờ-la-myđi-a (Chlamydia), bệnh giang mai, các bệnh do giun, bệnh mắt hột, bệnh do
nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans), bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia),

bệnh phong, bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo), bệnh do vi rút Hécpéc (Herpes), bệnh sán dây, bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh sán lá
ruột, bệnh sốt mò, bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia), bệnh sốt xuất huyết
do vi rút Han-ta (Hanta), Bệnh do Tờ-ri-co-mô-nát (Trichomonas), bệnh viêm
da mụn mủ truyền nhiễm, bệnh viêm họng, viêm tim do vi rút Cốc-xa-ki
(Coxsakie), bệnh viêm ruột do giac-đi-a (Giardia) và các bệnh truyền nhiễm
khác .

1.3. Đặc tính lâm sàng
sàng chung:
- Bệnh truyền nhiễm bao giờ cũng do một mầm bệnh gây nên. Mầm
bệnh có thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm trực tiếp: cấy
bệnh phẩm, soi... hoặc gián tiếp (chẩn đoán huyết thanh ...).

12


- Đại đa số các bệnh truyền nhiễm đều có tính chất lây và gây dịch do
khả năng của mầm bệnh là có thể lan truyền trực tiếp hay gián tiếp từ người
này sang người khác.
- Các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua 4 giai
đoạn:

+ Thời kỳ ủ bệnh: từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến khi
xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Thời kỳ này đa số không lây vì giai
đoạn này số lượng mầm bệnh chưa đủ để có khả năng gây bệnh. Nhưng một
số bệnh có thể lây trong giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh (sởi, thuỷ đậu,
viêm gan vi rút A...)

+ Thời kỳ khởi phát: là thời kỳ có những triệu chứng đầu tiên của
bệnh xuất hiện nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất. Thường có

hai kiểu khởi phát: từ từ hay đột ngột.

+ Thời kỳ toàn phát: là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy
đủ các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh. Các biến chứng cũng thường
gặp trong thời kỳ này. Thời kỳ toàn phát là giai đoạn lây lan mạnh nhất vì
mầm bệnh đào thải nhiều ra môi trường.

+ Thời kỳ lui bệnh: do sức đề kháng của cơ thể và do tác động của
điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ
thể. Thời kỳ này đa số các bệnh đã hết lây lan (có một số bệnh không có thời
kỳ lui bệnh như bệnh dại,...)
- Khả năng miễn dịch: Có những bệnh truyền nhiễm gây được miễn
dịch vững bền như bệnh sởi, quai bị... Trái lại có những bệnh miễn dịch
không bền vững như cúm, tả...Dịch có thể xảy ra khi khả năng miễn dịch
không có ở một số lớn người sống ở một nơi trong một thời gian nhất định.
2. Dịch,
ch, nh
những hình
hình thái dị
dịch và điều kiệ
kiện cơ
cơ bả
bản củ
của quá trình
trình dị
dịch

2.1. Dịch:
- Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt
quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác

định ở một khu vực nhất định.

- Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có
dịch.

- Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất
hiện các yếu tố gây dịch.

2.2.
dịch
2.2. Nhữ
Những hình thái ổ dị
13


- Ổ dịch: Một nơi (thôn, xóm, bản… thuộc xã phường) có bệnh nhân
hoặc tác nhân gây bệnh cùng với các yếu tố nguy cơ gọi là ổ dịch. Có 2 loại ổ
dịch:
+ Ổ dịch tiềm tàng: Là khi có tác nhân gây bệnh và các yếu tố lây
truyền bệnh, mặc dù chưa thấy bệnh nhân, nhưng luôn có nguy cơ xảy ra bệnh
và bùng nổ dịch.
+ Ổ dịch hoạt động: Một nơi được coi là có ổ dịch hoạt động khi có
nhiều người mắc có liên quan với nhau trong thời gian ủ bệnh tối đa của bệnh
đó. Lúc này thể hiện rõ tác nhân gây bệnh đang được lan rộng bởi các yếu tố
lây truyền thuận lợi trong cộng đồng.
Đối với bệnh lây truyền từ người sang người thì ổ dịch hoạt động
đồng nghĩa với bệnh phát dịch địa phương như dịch tả, lỵ, thương hàn... Còn
đối với các loại bệnh dịch do động vật lây sang người thì ổ dịch hoạt động có
nghĩa là tác nhân đang phát triển và/hoặc gây bệnh trong quần thể động vật
mà có thể bệnh đó chưa lây truyền sang người như dịch hạch chuột, dịch chó

dại...
Quá trình dịch là một dãy các ổ dịch có liên quan đến nhau, ổ dịch này
phát sinh từ ổ dịch khác với mối liên quan bên trong của chúng, được quyết
định bởi các điều kiện sống của con người. Có những quá trình dịch phát triển
tương đối đơn giản, dễ thấy (sởi), có những quá trình phát triển phức tạp, khó
thấy hơn như bại liệt, thương hàn, cúm A (H5N1)...

2.3..
2.3.. Các điều kiệ
kiện cơ
cơ bả
bản củ
của quá trình
trình dị
dịch
Quá trình dịch cần phải có ba điều kiện cơ bản là:
- Nguồn truyền nhiễm;
- Đường truyền nhiễm;
- Khối cảm thụ.
Một trong ba yếu tố này bị gián đoạn thì sự lây truyền sẽ dừng lại

2.3.1.
2.3.1. Nguồ
Nguồn truyề
truyền nhiễ
nhiễm
Nguồn truyền nhiễm là những cơ thể sống của người (hoặc động vật)
trong đó vi sinh vật gây bệnh ký sinh tồn tại và phát triển được. Vì vi sinh vật
gây bệnh có khả năng nhân lên trong cơ thể vật chủ rồi được đào thải ra ngoài
môi trường cho đến khi vật chủ này khỏi bệnh hoặc chết. Những vật chủ này

được gọi là nguồn truyền nhiễm. Nguồn truyền nhiễm bao gồm:
- Người: có triệu chứng hoặc không có triệu chứng
- Động vật: có triệu chứng hoặc không có triệu chứng
14


- Ổ chứa khác: không phải người hay động vật

2.3.1.1. Nguồn truyền nhiễm là người:
Người mắc bệnh truyền nhiễm sẽ có diễn biến qua 4 thời kỳ: ủ bệnh,
khởi phát, toàn phát, lui bệnh.
Một số mầm bệnh còn tồn tại trong cơ thể lâu dài: bạch hầu, thương
hàn, tả, lỵ amip... sau khi đã khỏi bệnh.

Chú ý:
- Đối với một số bệnh, người bệnh sau khi khỏi vẫn mang mầm bệnh
trong cơ thể và tiếp tục đào thải ra môi trường (thương hàn, tả, lỵ, bại liệt,
bạch hầu, viêm màng não mủ...)
- Người bị nhiễm mầm bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng gọi
là người mang mầm bệnh hay người lành mang khuẩn.
Hai đối tượng này đều rất nguy hiểm vì nó đóng vai trò là nguồn lây
nhiễm tiềm tàng, có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng và rất khó bị phát
hiện do không có biểu hiện lâm sàng.

2.3.1.2. Nguồn truyền nhiễm là động vật
Bệnh truyền từ các động vật khác sang người, động vật là vật chủ tự
nhiên mang các tác nhân gây bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm có thể lây
truyền từ động vật sang người như:
- Bệnh dại: chó, mèo, cáo, dơi và các động vật máu nóng khác.
- Bệnh dịch hạch: động vật gặm nhấm (chuột)

- Bệnh than: trâu, bò...
- Bệnh xoắn khuẩn mảnh (Leptospirose): động vật gặm nhấm (chuột)
- Bệnh viêm não nhật bản: loài chim và lợn.
- Bệnh sốt làn sóng: bò, dê...
- Các bệnh truyền nhiễm từ động vật lây cho con người qua một số
phương thức sau:
- Động vật hoang dã lây sang cho động vật gần người, từ động vật gần
người lây sang người (bệnh dại, dịch hạch...)
- Người bị các động vật mắc bệnh cắn, cào...
- Người tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu hoặc các chất tiết của động vật
mắc bệnh (bệnh than, sốt làn sóng, bệnh sốt xoắn khuẩn mảnh...)
- Người ăn thịt, sữa động vật ốm: bệnh lao, bệnh than ...
15


- Qua các trung gian truyền bệnh là động vật tiết túc: muỗi, ve, bọ chét,
chấy, rận, mò...
Nếu nguồn truyền nhiễm là động vật thì bệnh dịch sẽ có ổ chứa thiên
nhiên. Đặc điểm của các ổ dịch thiên nhiên là bệnh xảy ra theo mùa, bệnh có
mối liên hệ với một lãnh thổ nhất định, các loại bệnh dịch đặc trưng cho các
vùng, miền của một quốc gia (ví dụ: như dịch hạch ở vùng Tây Nguyên).

2.3.2.
2.3.2. Đườ
Đường truyề
truyền nhiễ
nhiễm
Các vi sinh vật gây bệnh sau khi được đào thải ra khỏi cơ thể của
nguồn truyền nhiễm, chúng thông qua các yếu tố của môi trường xung quanh
như: không khí, đất, nước, thực phẩm, ruồi, nhặng, gián, muỗi, bọ chét... để

xâm nhập vào một cơ thể khác. Các yếu tố của môi trường đưa vi sinh vật gây
bệnh từ nguồn truyền nhiễm đến cơ thể cảm nhiễm gọi là đường truyền
nhiễm.
Có 4 đường truyền nhiễm (đường lây):
- Đường hô hấp
- Đường tiêu hoá
- Đường máu
- Đường da và niêm mạc
Có những bệnh có thể lây theo nhiều đường: nhiễm HIV/AIDS, bệnh
than...

Chú ý:
Có 2 phương thức lây truyền bệnh: trực tiếp và gián tiếp.
- Trực tiếp: mầm bệnh gây bệnh từ nguồn truyền nhiễm sang cơ thể
cảm nhiễm, không qua yếu tố môi trường bên ngoài (bệnh lao phổi có thể lây
trực tiếp do hít phải những giọt nước bọt của bệnh nhân có trong không khí
qua tiếp xúc, trò chuyện; bệnh giang mai lây qua đường tình dục...)
- Gián tiếp: lây qua đồ dùng, vật dụng, thức ăn, không khí, đất nước,
động vật tiết túc. Ví dụ: bệnh thương hàn, tả, lỵ lây lan rất nhanh qua đường
tiêu hoá nếu thức ăn, nguồn nước... bị ô nhiễm bởi chất nôn và phân của bệnh
nhân; bệnh sốt rét, sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi đốt. Lây truyền qua
đường không khí là sự phân tán mầm bệnh theo các hạt khí dung, xâm nhập
vào cơ thể qua đường hô hấp. Mầm bệnh tồn tại trong các hạt khí dung một
thời gian dài. Các phần tử có kích thước từ 1 - 5 µm dễ dàng xâm nhập vào
phế nang phổi và được giữ lại ở đó. Những giọt và các phần tử lớn khác

16


không được coi là truyền qua đường không khí mà xếp vào lây truyền trực

tiếp.

2.3.3. Khối cảm thụ:
Yếu tố cuối cùng của quá trình lây truyền dịch là cơ thể cảm thụ. Tính
cảm nhiễm của cơ thể cảm thụ bệnh là khả năng phản ứng của cơ thể đối với
tác nhân gây bệnh hoặc các sản phẩm của nó (độc tố, men). Hậu quả của phản
ứng này là sự phát sinh quá trình nhiễm trùng của cơ thể. Tính cảm thụ của cơ
thể đối với bệnh nhiễm trùng có khác nhau về mức độ và nằm trong giới hạn 2
khả năng:
- Tính cảm thụ tuyệt đối: Có nghĩa là cơ thể cảm thụ nhất định sẽ bị mắc
bệnh khi lần đầu tiên bị nhiễm mầm bệnh đó.
- Tính đề kháng tuyệt đối: được tạo thành do miễn dịch tự nhiên theo
chủng loài hoặc sau khi bị nhiễm trùng.
Chỉ số lây (infectious index) được dùng để chỉ số lượng người khoẻ sẽ
bị mắc bệnh lâm sàng trong toàn bộ số người bị nhiễm trùng. Nếu 100% số
người bị nhiễm trùng mắc bệnh thì chỉ số lây là 1. Chỉ số lây không phải chỉ
có mối quan hệ đơn giản mà còn có hàng loạt những yếu tố khác có ảnh hưởng
đến tác nhân gây nhiễm và cơ thể cảm thụ. Chỉ số lây của các bệnh có khoảng
cách khác nhau khá rộng như: Sởi, đậu mùa trên 0,95; ho gà 0,7; tinh hồng
nhiệt 0,3; bạch hầu 0,1- 0,2; bại liệt polio 0,01-0,03 …
Tính cảm thụ cá thể có thể được phát hiện bằng thử nghiệm miễn dịch
sinh vật hoặc xét nghiệm kháng thể đặc hiệu. Kháng thể đặc hiệu được tạo
thành sau khi mắc bệnh. Thử nghiệm miễn dịch sinh vật được sử dụng nhiều
như phản ứng Shick, phản ứng Tuberculine.
Tính cảm thụ có liên quan chặt chẽ với cửa vào cơ thể của tác nhân
gây nhiễm. Đó là nơi đột nhập mầm bệnh vào cơ thể. Mỗi nhóm bệnh có cửa
vào riêng như: Uốn ván qua da bị thương, lỵ qua tuyến ở ruột già, Thương hàn
qua tuyến ở ruột non, vi rút Bại liệt Polio qua tuyến ở miệng và ruột non, Lậu
cầu khuẩn qua tuyến cơ quan sinh dục,…. Tuy nhiên cũng có tác nhân gây
bệnh có nhiều đường vào cơ thể như: trực khuẩn Than qua da bị thương, tuyến

tiêu hoá, hô hấp; trực khuẩn Lao qua hô hấp, nhưng cũng có thể qua da ruột
non.
Trong cơ thể có hàng loạt hàng rào bảo vệ cơ thể để ngăn cản sự xâm
nhập của tác nhân gây nhiễm, kể cả ngay từ cửa vào của mầm bệnh. Người ta
gọi nó là hàng rào tổ chức thuộc hệ thống phản ứng bảo vệ cơ thể không đặc
hiệu.

17


Tác nhân gây nhiễm có thể định cư ngay ở cửa vào hoặc xung quanh
đó tạo ra quá trình nhiễm khuẩn tại chỗ. Sau đó mầm bệnh có thể đi vào hạch,
máu rồi đến các cơ quan khác xa hơn. Ví dụ: vi rút Viêm gan A vào tuyến của
bộ máy tiêu hoá rồi đến gan; vi khuẩn Thương hàn vào tuyến ruột non rồi đến
đường bạch huyết và vào máu; vi rút Bại liệt Polio vào tuyến bộ máy tiêu hoá
rồi vào máu và từ đó làm thương tổn phần chất xám của tuỷ sống, v.v..
Tình trạng miễn dịch là mức độ đề kháng của cá nhân hoặc cộng đồng
với một tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Miễn dịch tự nhiên thụ động: trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ có chứa kháng
thể.
- Miễn dịch tự nhiên chủ động: được hình thành sau khi bị nhiễm
khuẩn cho dù có triệu chứng lâm sàng hay không.
- Miễn dịch nhân tạo thụ động: đưa huyết thanh có sẵn kháng thể vào
cơ thể, nhưng sau 10-30 ngày miễn dịch này sẽ hết (huyết thanh SAD, SAT
dùng phòng bệnh bạch hầu và uốn ván)
- Miễn dịch nhân tạo chủ động: là đưa các kháng nguyên vào cơ thể để
cơ thể tạo kháng thể. Kháng thể này tồn tại trong cơ thể lâu dài (tiêm vắc xin
phòng bệnh). Phương pháp phòng bệnh này được sử dụng ngày càng rộng rãi
cho nhiều loại bệnh. Ví dụ: bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, lao...
Khi các cá thể trong khối cảm thụ bị mắc bệnh thì đến lượt họ lại trở

thành nguồn truyền nhiễm và quá trình dịch lại tiếp diễn.
3. Hai yế
yếu tố
tố gián tiế
tiếp liên
liên quan đến quá trình
trình dị
dịch
- Yếu tố thiên nhiên:
Thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý... ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát
triển hay sự thoái lui của bệnh dịch. Ví dụ: trong mùa hè do nóng bức, cơ thể
mất nước qua mồ hôi dẫn đến nhu cầu uống nhiều nước, lượng nước tăng làm
loãng dịch vị của dạ dày dẫn đến nhiều mầm bệnh không bị tiêu diệt và dễ
dàng xâm nhập dẫn đến dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hoá...
- Yếu tố xã hội:
Trình độ văn hoá, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế của xã hội,
điều kiện vệ sinh môi trường, hệ thống y tế, sự quan tâm của chính quyền và
người dân... đều có ảnh hưởng đến sự xuất hiện hoặc loại trừ một bệnh truyền
nhiễm. Do đặc điểm của bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong cộng đồng do đó
ý thức của con người là rất quan trọng trong việc phòng, chống và thanh toán
các bệnh truyền nhiễm. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ

18


cho cộng đồng để nâng cao nhận thức và kỹ năng của người dân trong việc
phòng chống dịch bệnh.

Ghi nhớ:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người


hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua 4 giai đoạn: ủ

bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh.
- Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá

số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác
định ở một khu vực nhất định
- Quá trình dịch cần phải có ba điều kiện cơ bản là: nguồn truyền nhiễm;

đường truyền nhiễm; khối cảm thụ.

III. LƯỢNG GIÁ
A. Điền vào chỗ trống các câu sau:
1. Ba điều kiện cơ bản của quá trình dịch là:
a)……………………………………………………………….
b)………………………………………………………………….
c)…………………………………………………………………..
2. Kể đủ 4 đường truyền nhiễm :
a)……………………………………………………………………
b)……………………………………………………………………
c)……………………………………………………………………
d)……………………………………………………………………
3. Có 2 phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm là:
a)…………………………………………………………………….
b)…………………………………………………………………….
4. Hai yếu tố gián tiếp liên quan đến quá trình truyền nhiễm là:
a)……………………………………………………………………..

b)…………………………………………………………………….

19


B. Phân biệt đúng sai các câu sau (đánh dấu √ vào ô tương ứng):
Nội dung câu hỏi

Đ

1. Người lành mang khuẩn là nguồn truyền bệnh nguy hiểm vì có
khả năng lây lan dịch bệnh mà cộng đồng khó phát hiện
2. Tất cả các bệnh truyền nhiễm không lây ở thời kỳ ủ bệnh.
3. Gây miễn dịch nhân tạo chủ động (vắc xin) là một biện pháp
phòng bệnh hiệu quả.
C. Chọn câu trả lời tốt nhất:
1. Miễn dịch nhân tạo chủ động có được sau khi:
a) Tiêm hoặc uống vắc xin
b) Được tiêm huyết thanh
c) Khỏi bệnh
d) Tất cả đều đúng.
2. Bệnh không phải được truyền từ động vật sang người:
a) Bệnh dại.
b) Bệnh viêm não Nhật Bản
c) Bệnh lỵ trực khuẩn.
d) Bệnh dịch hạch.
D. Câu hỏi thảo luận:
a) Thế nào là ổ dịch? Có mấy loại ổ dịch? Cho ví dụ cụ thể?
b) Sự khác nhau giữa ổ dịch tiềm tàng và ổ dịch đang hoạt động?


20

S


BÀI 2: NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐ
CHỐNG DỊ
DỊCH

I. MỤC TIÊU:
1. Nêu đượ
được cách xử
xử lý ổ dị
dịch.
ch.
2. Trình bày đượ
được các biệ
biện pháp phòng
phòng chố
chống dị
dịch đối
đối vớ
với nguồ
nguồn truyề
truyền
nhiễ
nhiễm, đườ
đường truyề
truyền nhiễ
nhiễm, khố

khối cả
cảm nhiễ
nhiễm.
3. Liệ
Liệt kê
kê đượ
được thành
thành phầ
phần, nhiệ
nhiệm vụ
vụ củ
của đội
đội cơ
cơ động phòng
phòng chố
chống dị
dịch.
II. NỘI DUNG:
Phòng chống dịch là nhiệm vụ của mỗi cá nhân và cộng đồng, trước
hết là thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch đã được quy định trong
các văn bản của nhà nước như: Luật chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân,
Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật bảo vệ môi trường..., các văn bản
hướng dẫn công tác phòng chống dịch. Đảm bảo việc cung cấp nước sạch, vệ
sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển kinh
tế xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, học tập, điều kiện sống …Tuy nhiên
các biện pháp về y tế là rất quan trọng. Để phòng chống và thanh toán được
bệnh truyền nhiễm phải tác động vào ba điền kiện cơ bản của quá trình dịch
đó là nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm nhiễm.
1. Xử
Xử lý ổ dịch:

Xử lý ổ dịch là áp dụng các biện pháp can thiệp vào nguồn truyền
nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm nhiễm tại nơi có xảy ra dịch. Vì vậy
phải thực hiện tốt giám sát dịch tễ học, phải tiến hành điều tra dịch tễ học để
phát hiện tác nhân gây dịch, các yếu tố nguy cơ lan truyền dịch, xác định
phạm vi và cường độ dịch... Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp và
hiệu quả cho từng loại bệnh dịch.

1.1. Xử lý ổ dị
dịch tiề
tiềm tàng,
tàng, ổ dị
dịch cũ
cũ:
Mục đích để chủ động phòng chống, không để dịch bệnh xảy ra hoặc
bùng phát trở lại. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác y tế dự
phòng. Nhưng trong thực tế thường bị coi nhẹ, chưa được quan tâm và đầu tư
đúng mức.
Việc xử lý ổ dịch tiềm tàng, ổ dịch cũ phải căn cứ vào kết quả giám
sát dịch tễ học, chủ động phát hiện nguồn lây và đường lây bệnh để áp dụng
các biện pháp can thiệp đúng và hiệu quả, kể cả việc lựa chọn giải pháp tiêm
phòng vắc xin cho cộng đồng dân cư có nguy cơ cao.

21


Chủ động phòng chống dịch tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ
cộng đồng và hiệu quả kinh tế xã hội cao.

1.2. Xử
Xử lý ổ dị

dịch đang hoạ
hoạt động:
động:
Mục đích để sớm ngăn chặn sự phát triển, lây lan của dịch bệnh, hạn
chế tử vong và nhanh chóng dập tắt dịch.
Khi dịch xảy ra sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính
mạng của người dân, đến an ninh chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Vì vậy chính quyền và mọi người dân cần quan tâm và tham gia tích
cực đến các hoạt động phòng chống dịch. Các biện pháp xử lý dịch trong thời
gian có dịch thường mang tính bị động, do đó phải áp dụng ngay các biện
pháp kỹ thuật mang tính khẩn cấp.
Xử lý ổ dịch đang hoạt động phải căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ
học tại ổ dịch, cụ thể là:
+ Chẩn đoán hồi cứu các trường hợp tử vong và đã khỏi.
+ Tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm các trường hợp mắc mới để
tìm ra căn nguyên giúp chẩn đoán xác định bệnh.
+ Định hướng và xác định đường lây truyền, các yếu tố thuận lợi cho
sự lan rộng của bệnh dịch.
+ Phân loại bệnh nhân theo tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc...
+ Khai thác tiền sử bệnh dịch đã xảy ra lần gần nhất, tình hình tiêm
chủng vắc xin, các yếu tố liên quan đến di biến động dân số, thay đổi môi
trường, phong tục tập quán của nhân dân địa phương...
+ Lập bảng thống kê phân tích số mắc và chết của bệnh theo ngày,
tuần, theo tuổi, giới...để tiên lượng quá trình diễn biến của dịch.
+ Dựa vào số dân cảm nhiễm, tiền sử tiêm chủng hoặc tiền sử đã có
miễn dịch tự nhiên để ước tính khối lượng cảm nhiễm còn nguy cơ mắc bệnh.
+ Điều tra tình hình nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, thuốc, hoá
chất, kinh phí, điều kiện thu dung cấp cứu, điều trị bệnh nhân và khả năng tổ
chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch hiện có... để xác định nhu
cầu.

Dựa vào các kết quả điều tra trên đây để chẩn đoán xác định vụ dịch,
đề xuất biện pháp can thiệp thích hợp và tiên lượng chiều hướng phát triển,
khả năng ngăn chặn và tác hại của bệnh dịch.
Mức độ thiệt hại của dịch tuỳ thuộc vào việc phát hiện dịch bùng phát
sớm hay muộn, tính nghiêm trọng của từng loại bệnh dịch và khả năng đáp
22


ứng chống dịch. Đối với những bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu và/hoặc vắc
xin phòng bệnh thì hiệu quả chống dịch cao và ngược lại. Do đó phải chủ
động làm tốt công tác giám sát phát hiện bệnh sớm và chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra.
2. Các
Các biệ
biện pháp phòng
phòng chố
chống dị
dịch tác động vào
vào các điều kiệ
kiện cơ
cơ bả
b ản
của quá trình
trình dị
dịch:
ch:

2.1. Đối vớ
với nguồ
nguồn truyề

truyền nhiễ
nhiễm.
2.1.1. Nguồn truyền nhiễm là người:
2.1.1.1. Người bệnh:
- Chẩn đoán phát hiện bệnh. Có 3 phương pháp chẩn đoán bệnh là:
Phương pháp lâm sang; Phương pháp xét nghiệm; Phương pháp dịch tễ học.
Vai trò của mỗi phương pháp khác nhau tuỳ theo từng bệnh cụ thể.
- Cách ly y tế: cách ly y tế là sự tách riêng người mắc bệnh truyền
nhiễm, người bị nghi nghờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh
truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.
+ Hình thức cách ly y tế với người mắc bệnh truyền nhiễm bao gồm
cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm
công cộng khác.
+ Thời gian cách ly có các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng
bệnh cụ thể nhưng nhìn chung người mắc các bệnh truyền nhiễm phải được
cách ly trong thời kỳ đào thải mầm bệnh ra môi trường.
Cách ly y tế người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày là giải pháp tốt để
ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh lan truyền. Thí dụ: người bệnh lao có giường
riêng, ống nhổ và bát đũa riêng; người bệnh đau mắt hột có chậu rửa mặt và
khăn mặt riêng; người bệnh sốt rét phải ngủ màn đã được tẩm hóa chất diệt
muỗi. Có xe chuyên dụng để chở người mắc bệnh truyền nhiễm.
Để ngăn bệnh lan truyền trong bệnh viện cần có biện pháp cách ly
riêng cho từng người bệnh khác nhau.
Chỉ cho xuất viện những bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn, không
những về mặt lâm sàng, mà còn không mang và đào thải mầm bệnh. Ví dụ đối
với các bệnh nhân thương hàn, tả, lỵ, bạch hầu và một số bệnh truyền nhiễm
khác, có thể cho ra viện nếu 2- 3 lần xét nghiệm vi khuẩn đều âm tính.

- Khử khuẩn:


23


Là tiêu diệt tác nhân gây bệnh ở bên ngoài cơ thể bằng các yếu tố vật
lý hay hóa học.
Các tác nhân gây bệnh thường có ở các chất bài tiết của người bệnh
hay các vật dụng có tiếp xúc với các chất bài tiết đó. Ví dụ: chất nôn, phân,
nước tiểu, quần áo, chăn màn, giường chiếu, đồ dùng cá nhân...
Đối với tất cả các bệnh truyền nhiễm phải tiến hành khử khuẩn đồng
thời và khử khuẩn cuối cùng.
+ Khử khuẩn đồng thời là áp dụng các biện pháp khử khuẩn càng sớm
càng tốt ngay sau khi các chất bài tiết thải ra khỏi cơ thể người bệnh hoặc sau
khi đồ vật bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
+ Khử khuẩn lần cuối là áp dụng các biện pháp khử khuẩn sau khi
bệnh nhân chết hoặc chuyển đến bệnh viện khác hoặc khi người bệnh không
còn là nguồn truyền nhiễm nữa.
- Điều trị đặc hiệu:
Nhằm thanh toán trạng thái mang mầm bệnh, phải được thực hiện triệt
để trong khi người ốm còn ở bệnh viện.

2.1.1.2. Người mang mầm bệnh:
Những người mắc bệnh truyền nhiễm sau khi đã khỏi bệnh phải có kế
hoạch định kỳ xét nghiệm để xem họ có trở thành người lành mang mầm bệnh
không (ví dụ: thương hàn, bạch hầu...).
Bất cứ người nào làm việc ở các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh
doanh thực phẩm, bếp ăn, nhà hàng, khách sạn, các nhà máy nước, các trạm
cấp nước tập trung, nhà trẻ mẫu giáo đều phải được xét nghiệm để phát hiện
người lành mang mầm bệnh trước khi vào và định kỳ trong quá trình làm
việc.


2.1.2. Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm là động vật
Đối với gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm, tùy từng loại bệnh mà
áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau theo quy định từ tiêu hủy triệt để
(bệnh cúm A (H5N1), bệnh than, bệnh dại..) đến cách ly và điều trị. Biện
pháp phòng chống dịch trên gia súc, gia cầm do cơ quan thú y tiến hành.
Đối với động vật hoang dại bị nhiễm bệnh như chuột mắc bệnh dịch
hạch, các loài gặm nhấm mắc bệnh do nhiễm xoắn khuẩn mảnh... cần phải
tiêu diệt, đồng thời phải tiêu diệt cả trung gian truyền bệnh (bọ chét).

2.2. Biệ
Biện pháp đối
đối vớ
với đường truyề
truyền nhiễ
nhiễm.
2.1. Các bệnh lây qua đường tiêu hoá:
24


×