Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: MÁY LÀM ĐẤT NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 72 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: MÁY LÀM ĐẤT
NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP
ngày tháng

(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-CĐNCKNN
năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp)

(Lƣu hành nội bộ)
Dùng cho đào tạo trình độ: Trung cấp nghề

VĨNH PHÚC, NĂM 2016


BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: MÁY LÀM ĐẤT
NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP
ngày tháng

(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-CĐNCKNN
năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp)

(Lƣu hành nội bộ)


Dùng cho đào tạo trình độ: Trung cấp nghề
Chủ biên:

Nguyễn Ngọc Oanh

VĨNH PHÚC, NĂM 2016

2


LỜI GIỚI THIỆU
“Vận hành máy làm đât” là thực hiện các công việc vận hành và bảo dưỡng liên
hợp máy kéo đảm bảo hoạt động an toàn, chính xác, năng suất và chất lượng. Môi
trường làm việc máy làm đất là nắng nóng, bụi, mưa ẩm, tiếng ồn và rung động lớn.
Ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, cháy và các mối nguy hiểm khác cho người và
liên hợp máy. Vì vậy, người làm việc với máy làm đất cần phải có kiến thức về chuyên
môn, có những kỹ năng cần thiết về vận hành máy kéo, có tinh thần trách nhiệm bảo
quản máy móc và ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để
có thể làm việc khai thác lên hợp máy.

3


I. LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay đào tạo nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ngành nông nghiệp đang đặt ra là nhiệm vụ rất cấp bách. Trong đó đào tạo, bồi dưỡng
người thợ kỹ thuật máy kéo làm đất đạt chuẩn về: Kiến thức, kỹ năng nghề, năng lực
nghề nghiệp đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề của người học nghề đóng vai trò rất
quan trọng – là khâu đột phá căn bản, nhằm đào tạo ra người thợ vận hành có kỹ thuật,
kỹ thuật viên trực tiếp trong sản xuất trên đồng ruộng đem lại năng xuất, chất lượng và

hiệu quả cao cho nền kinh tế quốc dân.
Để đáp ứng yêu cầu trên Tác giả biên soạn tài liệu để đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
nghề cho người thợ máy làm đất, nghề kỹ thuật máy nông nghiệp đã tập trung biên soạn
giáo trình: ”Máy làm đất” này. Dựa trên cơ sở phân tích nghề và chương trình đào tạo
nghề ”Kỹ thuật máy nông nghiệp” ”sổ tay máy làm đất” đã được ban hành. Giáo trình
này gồm 04 bài, thời gian đào tạo 100 giờ.
Giáo trình gồm 4 phần chính:
1- Kỹ thuật lái máy kéo cơ bản
2- Vận hành liên hợp máy cày đất
3- Vận hành liên hợp máy phay đất
4- Vận hành liên hợp máy kéo lồng đất
Để hoàn thiện bộ tài liệu này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo của cán bộ kỹ
thuật, của các đồng nghiệp, các chuyên gia quản lý dạy nghề, cơ sở sử dụng máy nông
nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông
nghiệp. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo nhà Trường, các cơ sở sản xuất,
các đồng nghiệp, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý
kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành giáo trình này.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tôi mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
chuyên gia quản lý dạy nghề các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Chủ biên: Nguyễn Ngọc Oanh
4


MỤC LỤC

Trang
3

4

Lời giới thiệu
Vị trí, ý nghĩa, vai trò của Mô đun
Mục tiêu của Mô đun

4

Bài 1 Lái máy kéo trong bãi

11

1. Khái quát chung về máy kéo
1.1. Phân máy kéo
1.2. Công dụng
2. Chuẩn bị và điều khiển máy tại chỗ (không nổ máy)
2.1. Kiểm tra.
2.2. Xiết chặt.
2.3. Bổ xung nhiên liệu dầu, mỡ , nước.
2.4. Giới thiệu trang thiết bị trên ca bin
2.5. Điều khiển máy tại chỗ
3. Khởi động máy kéo

11
13
14

Bài 2- Vận hành liên hợp máy cày đất

21


1. Khái quát chung về máy cày
1.1. Công dụng, yêu cầu nông học khâu cày đất.
1.2. Phân loại máy cày
1.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động liên hợp cày trụ, cày đĩa
1.4. Biện pháp nâng cao năng xuất liên hợp

22

2. Thành lập lắp ghép LHM cày
2.1. Chuẩn bị máy động lực
2.2. Chuẩn bị máy cày
2.3. Liên kêt, điều chỉnh sơ bộ liên hợp cày

17

19

23
24
33

35

5


3.Các phương pháp chuyển động.
3.1. Cày úp sống trâu
3.1.1. Phạm vi áp dụng

3.1.2. Sơ đồ chuyển động
3.1.3. Trình tự thực hiện
3.1.4. Những ưu nhược điểm phương pháp
3.2. Cày xẻ lòng máng
3.2.1. Phạm vi áp dụng
3.2.2. Sơ đồ chuyển động
3.2.3. Trình tự thực hiện
3.2.1. Những ưu nhược điểm phương pháp
3.3. Cày đan vạt
3.3.1. Phạm vi áp dụng
3.3.2. Sơ đồ chuyển động
3.3.3. Trình tự thực hiện
3.3.4. Những ưu nhược điểm phương pháp
3.4- Cày 4 góc nhấc cày
3.4.1. Phạm vi áp dụng
3.4.2. Sơ đồ chuyển động
3.4.3. Phương pháp thực hiện
3.4.4. Những ưu nhược điểm phương pháp

37

40

4. Kiểm tra chất lượng cày
5. Năng xuất liên hợp cày
Bài 3: Vận hành liên hợp máy phay

42

1. Khái quát chung về máy phay

1.1. Công dụng, yêu cầu nông học khâu phay đất
1.2. Phân loại liên hợp phay
1.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy phay đất thông dụng
1.4. Biện pháp nâng cao năng xuất liên hợp phay
2. Thành lập lắp ghép liên hợp phay
2.1. Chuẩn bị máy động lực
2.2. Chuẩn bị máy phay
2.3. Liên kết, điều chỉnh liên hợp máy phay
3. Các phương pháp chuyển động
3.1. Phay ly tâm
3.1.1. Phạm vi áp dụng

52

54

55

6


3.1.2. Sơ đồ chuyển động
3.1.3. Trình tự thực hiện
3.1.4. Những ưu nhược điểm phương pháp.
3.2. Phay đuổi
3.2.1. Phạm vi áp dụng
3.2.2. Sơ đồ chuyển động
3.2.3. Trình tự thực hiện
3.2.1. Những ưu nhược điểm phương pháp
4. Kiểm tra chất lượng phay


58

5. Năng xuất liên hợp phay

59

Bài 4: Vận hành liên hợp máy lồng đất

60

1. Khái quát chung về bánh lồng
1.1. Công dụng, yêu cầu nông học
1.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động bánh lồng
1.3. Những chú ý sử dụng máy lồng.
2. Lắp ghép, tháo bánh lồng
2.1 Chuẩn bị máy động lực
2.2.Chuẩn bị bánh lồng
2.3. Liên kết bánh lồng với máy kéo.
2.3. Liên kết liên hợp bánh lồng với cơ cấu an toàn.
3. Các phương pháp chuyển động
3.1. Lồng đuổi
3.1.1. Phạm vi áp dụng
3.1.2. Sơ đồ chuyển động
3.1.3. Trình tự thực hiện
3.1.1. Những ưu nhược điểm phương pháp
3.2. Lồng xen kẽ
3.2.1. Phạm vi áp dụng
3.2.2. Sơ đồ chuyển động
3.2.3. Trình tự thực hiện

3.2.1. Những ưu nhược điểm phương pháp
Bài đọc thêm
phụ lục1
Phụ lục 2, 3
Phụ lục 3
Tài liệu tham khảo

65

65
71
72
73
74
7


CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt

CĐN

Cao đẳng nghề

BGH

Ban Giám hiệu


PĐT

Phòng Đào tao

CTĐT

Chương trình đào tạo

SV

Sinh viên

HS

Học sinh

MLĐ

Máy làm đất

LHM

Liên hợp máy

8


VẬN HÀNH MÁY LÀM ĐẤT
Mã số mô đun: MĐ 20
Thời gian mô đun: 100 giờ

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Là mô đun chuyên môn chính trong chương trình đào tạo trung cấp nghề Vận
hành máy Nông nghiệp. Được bố trí sau khi học xong các môn chung, môn cơ sở.
- Tính chất:
+ Mô đun học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành
+ Mô đun hình thành cho học sinh những kỹ năng điều khiển Liên hợp máy làm
đất thực hiện công việc làm đất trên đồng ruộng.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Phân biệt các loại máy làm đất trong nông nghiệp và phạm vi ứng dụng.
- Hiểu được tính năng, cách sử dụng các loại trang bị trong ca bin máy kéo
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc máy cày, máy phay, bánh lồng
- Nêu được trình tự các bước thực hiện: chuẩn bị, phương pháp chuyển động, biện
pháp nâng cao năng suất liên hợp máy.
- Điều khiển được liên hợp cày, liên hợp phay, máy kéo bánh lồng thực hiện các
khâu làm đất trên đồng
- Thái độ: Nêu cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện và chăm sóc, bảo
dưỡng kỹ thuật, bảo quản tốt máy và phương tiện trong quá trình sử dụng.
+ Nêu cao tinh thần trách nhiệm nhằm thực hiện tốt công tác vận hành máy trong học tập
mô đun máy làm đất.
+ Tích cực tuyên truyền với đồng nghiệp và mọi người về công tác làm việc với liên hợp
máy làm đất và các máy nông nghiệp nói chung.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian mô đun:
Số
TT

Thời gian

Tên các bài trong mô đun

Tổng

số


thuyết

Thực
hành

Kiểm tra

1

Bài 1. Lái máy kéo trong bãi

25

3

21

1

2

Bài 2: Vận hành liên hợp máy cày

40

3


36

1

3

Bài 3:Vận hành liên hợp máy phay

25

3

21

1

4

Bài 4:Vận hành máy kéo bánh lồng

6

3

2

1

Kiểm tra kết thúc mô dun


4

Tổng cộng

100
9

4
12

80

8


Bài 1. Lái máy kéo trong bãi
Giới thiệu: Trong những năm qua, quá trình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp đã phát triển ở một số khâu canh tác nông nghiệp. Bên cạnh đó, số người sử dụng
máy móc không qua đào tạo là chủ yếu. Cho nên, trong quá trình sử dụng máy gặp rất
nhiều khó khăn ở tất cả các công đoạn canh tác (vận hành, chăm sóc, sửa chữa máy…).
Vì vậy, yêu cầu cấp thiết là phải có một đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, có kỹ
năng thành thục trong vận hành máy kéo. Để giải quyết yêu cầu cấp thiết trên vận hành
lái máy cơ bản hướng dẫn các kỹ thuật sử dụng bao gồm các biện pháp như: Chuẩn bị
máy kéo, vật tư, các thao tác sử dụng các trang thiết bị trên ca bin, khởi động máy kéo,
thực hiện tiến, dừng, đỗ máy, lùi máy kéo lắp máy nông nghiệp...chuẩn bị máy kéo trước
ca làm việc.
Mục tiêu:
- Mô tả được các trang thiết bị trên ca bin và cách sử dụng trong quá trình lái máy.
- Trình bày các công việc chăm sóc máy kéo, trình tự khởi động, khởi hành, tiến dừng và
lùi máy kéo;

- Làm được công việc chuẩn bị máy trước khi làm việc.
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị trên ca bin, thực hành lái máy kéo tại chỗ đúng
trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
- Lái được các loại máy kéo di chuyển trong bãi, lùi và lắp được máy nông nghiệp;.
- Nêu cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện kỹ năng lái máy, bảo dưỡng kỹ
thuật, bảo quản tốt máy và phương tiện trong quá trình học tập.
Nội dung:
1. Khái quát chung về máy kéo
2. Chuẩn bị và điều khiển máy kéo
3. Khởi động máy kéo
4. Lái máy trong bãi

1. Khái quát chung về máy kéo
Máy kéo là loại máy tự chuyển động bằng bánh hay bằng giải xích, có thể di chuyển
trên đường bằng, dưới ruông rạ, ruộng bùn nước, và không cần đường chuẩn , đồng thời
10


tạo ra một lực kéo lớn ở móc kéo. Máy kéo được dùng phổ biến trong nông nghiệp, lâm
nghiệp, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác. Trong nông nghiệp, máy kéo chủ
yếu dùng để làm đất, liên kết với máy gieo xới, chăm sóc, thu hoạch cây trồng và vận
chuyển nông sản phẩm;
Máy kéo hiện nay ở nước ta dùng nhiều loại máy kéo của các nước khác nhau: Trung
Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Việt Nam v.v... Các loại máy kéo có cấu
tạo, hình dáng, công dụng và phạm vi hoạt động khác nhau. Việc phân loại máy kéo chủ
yếu dựa vào những đặc trưng cơ bản của nó. Phân loại theo công dụng của máy kéo dược
phân ra các loại: Máy kéo dùng trong nông nghiệp, máy kéo dùng để vận chuyểnvà máy
kéo có công dụng đặc biệt:
- Máy kéo dùng trong nông nghiệp. Loại máy kéo này được chia ra: máy kéo có công
dụng chung, máy kéo vạn năng và máy kéo làm vư ờn. Máy kéo có công dụng chung là

loại máy kéo dùng để thực hiện các công việc chính trong nông nghiệp như cày, bừa,
gieo, xới và thu hoạch. Loại máy kéo này có tốc độ làm việc tương đối nhỏ và công suất
của động cơ tương đối lớn. Máy kéo vạn năng là loại máy kéo có thể làm được mọi công
việc trong nông nghiệp, nhưng chủ yếu d ùng để chăm sóc cây trồng. Đặc điểm của loại
máy kéo này là thân máy được đặt cao để có thể chạy qua các hàng cây có độ cao trên
dưới 500mm, bán kính quay vòng nhỏ, khoảng cách giữa các bánh trước và sau có thể
thay đổi được để thích ứng với các h àng cây rộng, hẹp khác nhau. Máy kéo làm vườn là
loại máy kéo dùng để làm việc trong các vườn rau, vườn cây ăn qu ả, cây công nghiệp...
Đặc điểm của loại máy kéo này là kích thước nhỏ, công suất bé. 55ml
- Máy kéo dùng để vận chuyển. Loại máy kéo này được trang bị thêm rơ- moóc để vận
chuyển các loại nông sản phẩm, hàng hóa ở những nơi không có đường hay chỉ có đường
đất, hoặc khoảng cách vận chuyể n tương đối ngắn. Đặc điểm của loại máy kéo này là tốc
độ chuyển động của máy có thể thay đổi trong một khoảng rộng.
- Máy kéo có công dụng đặc biệt. Loại máy kéo này có cấu tạo đặc biệt và đươc lắp thêm
các trang bị riêng để hoàn thành một số công việc có tính chất chuyên môn hóa trong sản
xuất như san ủi, đào mương, vun luống, kéo gỗ, ...
- Phân loại theo bộ phân chuyển động của máy kéo Theo bộ phận chuyển động , chia máy
11


kéo ra làm ba loại: Máy kéo bánh, máy kéo xích và máy kéo vừa bánh lốp vừa xích. Phân
loại theo công suất của động cơ.
Phân loại máy kéo thông dụng theo công suất hiện nay ở nước:
+ Loại máy kéo nhỏ:
Máy kéo BS -12 là loại máy kéo nhỏ đẩy tay, hai bánh do nhà máy cơ khí nông
nghiệp Hà Tây sản xuất. Máy có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, công suất động cơ 12 mã lực
(8,83 KW), rất phù hợp làm việc trên những thửa ruộng có diện tích nhỏ, trong vườn rau,
vườn cây ăn quả, ở vùng đồi núi có độ dốc nhỏ.

Hình 1.1. Máy kéo Bông Sen - 12


Hình 1.2. Các bộ phận chính của máy kéo GN - 91 và GN – 111
liên hợp với cày trụ hai lưỡi
1. §éng c¬

2. èng x¶ 3. Bé läc

4. Hép sè 5. Tay gµi ly hîp
12


6. GhÕ ngåi

7. B¸nh xe

8. Th©n cµy 9. B¸nh xe m¸y kÐo

Hình 1. 3. Máy kéo Máy kéo Kubota 2420 (Việt Nam lắp ráp)
+ Loại máy kéo vừa công suất đến 50 mã lực : Dùng vào thực hiện cày , phay lồng đất
hay vận chuyển: Kubota 2408NG , Kubota 3408NG, MTZ 50...
+ Loại máy kéo lớn đến 100, trên 100 mã lựcđến 700 mã lực: Dùng vào cày, phay trên
cánh đồng mẫu lớn hoặc kéo móc chuyên dụng: kubota 60SN, kubota 100N...T 150, K700
do mỹ, nga, nhật sản xuất
+ Loại máy kéo bánh xích đến 100, trên 100 mã lực đến 700 mã lực

Hình 1.4. Máy kéo DT 75 mã lực do Nga sản xuất
Dùng cho việc cày, phay trên cánh đồng mẫu lớn hoặc kéo móc chuyên dụng, ủi cải
tạo đồng ruộng : DT 75, kubota 100SN, kubota 100N...K700 do Nga, Nhật, Mỹ sản xuất

13



Đặc điểm của một số bộ phận di động của máy kéo làm đất
Bánh hơi (Bánh cao su):
Bánh hơi máy kéo là loại bánh cao su có mấu bám, nó giúp máy kéo di chuyển trên
đường, khi vận chuyển, làm việc trên ruộng khô hoặc ruộng có độ ẩm thấp.
Nhược điểm: Không thể làm việc được trên ruộng có độ ẩm cao hoặc ruộng nước.
Bánh phụ lắp kèm với bánh hơi:
Bánh phụ máy kéo là loại bánh sắt có mấu bám dạng tai voi, khi máy kéo lắp các loại bánh
này có thể làm việc được trên đất có độ ẩm cao hoặc ruộng nước.
Nhược điểm: Không thể di chuyển được trên đường nền cứng, lắp ráp phức tạp. Trong
quá trình làm việc, nếu không thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng bánh phụ có thể bị lỏng
ra không ôm chặt vào bánh lốp sẽ làm hỏng bánh lốp.
Bánh mấu (Bánh sắt):
Bánh mấu máy kéo là loại bánh sắt có mấu bám dạng thanh, với các loại bánh này máy
kéo nhỏ có thể làm việc được ở ruộng nước, ruộng ẩm ướt.
Nhược điểm: Không dùng di chuyển được trên đường hay trên nền cứng. Tháo lắp
phức tạp, khó điều khiển, chi phí nhiên liệu cao.
Bánh lồng:
Bánh lồng máy kéo là loại bánh sắt dạng thanh có mấu bám, đây vừa là bộ phận di
chuyển vừa là công cụ làm đất ruộng nước của máy kéo nhỏ. Nó có thể làm việc trên
ruộng ngập nước với mức nước có độ sâu từ 10  20 cm. Có khả năng chống lầy và làm
nhừ nhuyễn đất, dìm cỏ, rạ. Thường làm việc với liên hợp máy kéo nhỏ có lắp máy phay.
Nhược điểm: Không di chuyển được trên đường và nền cứng, tháo lắp phức tạp, khó
điểu khiển, chi phí nhiên liệu cao và khả năng di chuyển trên nền ruộng có độ ẩm cao
(nhiều bùn) kém.

Công dụng chính máy kéo dùng phổ biến trong nông nghiệp Việt Nam:
Là loại liên hợp máy được liên kết máy kéo với máy nông nghiệp thực hiện các khâu
canh tác trên đồng ruộng: cày, phay, lồng đất, vận chuyển.....

14


+ Máy kéo KUBOTA 2408
Công dụng: Dùng lắp máy cày,
máy phay, bánh lồng thực hiện
làm đất nông nghiệp.
Ưu điểm : Dễ sử dụng, cơ động
cao, năng xuất. có thể lắp bánh
phụ thì tính năng tăng rõ rệt

+ Máy kéo điện comatsu
. Công dụng: Máy kéo nông
nghiệp dùng trong lĩnh vực công
nghiệp, phân xưởng. Kéo hàng,
xúc vật liệu.....
Ưu điểm: Dễ sử dụng, cơ động
cao, năng xuất. có thể lắp nhiều
móc kéo hàng trong nhà xưởng thì
tính năng tăng rõ rệt
Máy kéo lắp với máy cày:
- Công dụng: Dùng để cày ruộng
- Sử dụng: Khi thực hành cày đất
tùy theo các loại đất, cây trồng mà
lắp các loại cày khác nhau, có thể
cày lật đất hoặc không lật đât
- khi thực hành cày theo các quy
trình cụ thể theo yêu cầu

15



Máy kéo lắp với máy phay
- Công dụng: Dùng để phay đất
khô hay ướt
- Sử dụng: Khi thực hành phay
đất tùy theo các loại đất, cây trồng
mà lắp các loại máy phay khác
nhau, có thể phay thô hay phay
nhỏ đất hoặc phay diệt cỏ dại.
- Khi thực hành phay theo các quy
trình cụ thể theo yêu cầu
Máy kéo lắp với móc kéo kéo
hàng
- Công dụng dùng để kéo hàng
- Sử dụng: Khi thực hành vận
chuyển hàng tùy theo loại hàng,
công ty mà lắp các loại móc kéo
khác nhau, có thể lắp sọt hay
mooc đặt hàng hóa.
- Khi thực hành kéo theo các quy
trình cụ thể theo yêu cầu
2. Chuẩn bị và điều khiển máy tại chỗ (không nổ máy)
Giới thiệu: Là bước chuẩn bị quan trọng thực hiện các biện pháp quan sát kiểm tra, xiết
chặt, bổ xung các vật tư cần thiết cho liên hợp máy hoạt động trong thời gian đã định, hạn
chế các sự cố bất thường trong quá trình làm việc.
2.1. Kiểm tra
- Nhiên liệu: trước khi nổ máy và sau nổ
máy
Yêu cầu: Đủ số lượng, đúng chủng loại,

trong vạch giới hạn phục vụ cho ca làm
việc, đúng chủng loại dầu.

16


- Dầu thủy lực: Trước khi nổ máy và sau
nổ máy
Yêu cầu: Đủ số lượng, đúng chủng loại,
trong vạch giới hạn phục vụ cho ca làm
việc, đúng chủng loại dầu.

- Nước làm mát trước khi nổ máy và sau
nổ máy.
Yêu cầu: Đủ số lượng, đúng chủng loại,
trong vạch giới hạn phục vụ cho ca làm
việc, .hay đầy bình đối lưu.
- Kiểm tra toàn bộ xung quanh máy: trước
khi nổ máy và sau nổ máy

- Dầu bơi trơn động cơ trước khi nổ máy
và sau nổ máy.
Yêu cầu: Đủ số lượng, đúng chủng loại,
trong vạch giới hạn phục vụ cho ca làm
việc, đúng chủng loại dầu. trong vạch giới
hạn, max, min

- Di động và các vị trí lắp ghép, các
đường ống.
Yêu cầu: Lắp chặt, đủ các ốc bắt, đúng

chủng loại.

2.2. Xiết chặt
17


- Các bu lông bị lỏng
- Các chốt hãm, các đường ống bị rò gỉ,
2.3 Bổ xung
- Nhiên liệu, dầu thủy lực, bơm mỡ , bổ
xung nước.
- Dầu bơi trơn.
- Dầu cho bộ phận truyền lực, di động
3. Khởi động máy kéo
Giới thiệu: Là các biện pháp khởi động động cơ an toàn, chuẩn bị khởi động nổ máy làm
việc. Đòi hỏi thực hiện quy trình khởi động đúng cách đảm bảo an toàn cho máy.
Thực hiện các bước khởi động an toàn:
- Đóng công tắc mát, kiểm tra đầu cưc
ắc quy,
- Tay số ra số 0, tay điều khiển thủy lực ở
vị trí trung gian, gài phanh hãm.
- Xoay chìa khóa sang vị trí ON ( vị trí
hâm nóng động cơ)
- Khi đèn hâm nóng động cơ tắt, xoay
chìa khóa từ vị trí ON đến vị trí khởi
động ( Start) khi động cơ chính nổ buông
tay chìa khóa, chìa khóa về vị trí làm
việc. Kiểm tra các đồng hồ báo và lắng
nghe tiếng nổ động cơ xem có khác
thường gì không

- Chú ý: Mỗi lần khởi động không quá 5
giây. Lần trước cách lần sau 2  3 phút,
nếu lần thứ 3 không nổ phải tìm nguyên
nhân khắc phục.

18


4. Lái máy trong bãi
Giới thiệu: Là bước quan trọng sử dụng các trang thiết bị trên ca bin, thực hiện các quy
trình vận hành máy kéo không nổ máy, vận hành máy kéo nổ máy di chuyển trong bãi
phẳng. điều khiển máy kéo đúng quy trình. Đòi hỏi thực hiện các quy trình đúng cách
đảm bảo an toàn cho người và máy.
4.1. Khởi hành, tiến, dừng, lùi, đỗ máy.
4.1.1- Khởi hành máy tiến: Thực hiện thứ tự các thao tác sau:
- Quan sát báo hiệu (còi và đèn)
- Nâng thiết bị máy nông nghiệp về vị trí di chuyển
- Giảm ga cắt chân côn (ly hợp) đến sàn máy, đưa tay số vào số 1 (số chính)
- Vào số phụ (Gài tầng theo yêu cầu), đẩy về vị trí L( chậm), H( nhanh), M( trung
bình)
- Tăng ga, nhả ly hợp từ từ (ly hợp) máy kéo di chuyển rồi nhả hết ly hợp.
4.1.2 - Tăng giảm số cần thực hiện thứ tự các thao tác sau:
1. Tăng số cần thực hiện thứ tự:
- Ngắt chân ly hợp đạp chân sát sàn máy kéo
- Đưa tay số về vị trí số tiến, số cao
- Nối ly hợp máy di chuyển
2- Giảm số cần thực hiện thứ tự:
- Ngắt chân ly hợp dứt khoát
- Đưa tay số về số thấp hơn
- Nối ly hợp máy di chuyển

4.2. Lùi máy thực hiện thứ tự các thao tác sau:
- Quan sát báo hiệu (còi và đèn)
- Nâng thiết bị máy nông nghiệp về vị trí di chuyển
- Giảm ga, cắt chân côn (ly hợp), vào số 1 (số chính)
- Vào số phụ (vị trí số R), kéo về phía sau.
- Nối ly hợp từ từ (khi máy chuyển động) máy di chuyển lùi
4.3. Lái máy kéo quay vòng :
19


4.3.1. Chuyển hướng sang phải thực hiện thứ tự các thao tác sau:
- Quan sát bên phải báo hiệu ( còi đèn) quay vô lăng vòng rẽ phảỉ
- Khi hướng lái theo như yêu cầu thì trả vô lăng về vị trí ban đầu trước khi quay
vòng
4.3.2 Chuyển hướng sang trái làm ngược lại sang phải
- Quan sát bên trái, báo hiệu ( còi đèn) rẽ trái
- Khi hướng lái theo như yêu cầu thì trả vô lăng về vị trí ban đầu trước khi quay
vòng
4.4. Dừng, đỗ máy thực hiện thứ tự các thao tác sau:
- Muốn dừng , đỗ máy kéo phải báo hiệu bằng còi đèn
- Quan sát, báo hiệu, xin đường
- Thực hiện: Lái máy kéo vào sát lề đường bên phải
- Đạp chân ly hợp, rà và đạp phanh, ra số 0 (cả số chính và số phụ)
- Hạ máy nông nghiệp, gài phanh (khi đỗ máy ngang dốc)
- Tắt máy, vệ sinh máy
Câu hỏi bài 1:
Câu 1.Trình bày phân loại máy kéo, phân loại máy kéo có tác dụng gì trong việc sử
dụng máy kéo ?
Câu 2. Trình bày trình tự các công việc từ chuẩn bị máy kéo trước khi làm việc?
Câu 3. Trình bày công việc bảo dưỡng ca trước khi đưa máy kéo làm việc?

Câu 4. Trình bày trình tự tiến, dừng, dỗ máy kéo khi lái máy trong bãi?

Bài 2: Vận hành liên hợp máy cày đất
Mục tiêu bài:
Sau khi học xong bài này người học cần:
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động máy cày đất thuộc
- Liên kết được máy kéo với máy cày đúng yêu cầu
- Vẽ được sơ đồ chuyển động của liên hợp cày
- Điều khiển được liên hợp cày đúng phương pháp, không lỏi, không lặp, sát bờ, sát
góc.
20


- Nêu cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện và chăm sóc, bảo dưỡng kỹ
thuật máy cày quá trình sử dụng.
Nội dungchính:
1. Khái quát chung về máy cày
2. Thành lập lắp ghép LHM cày
3. Các phương pháp chuyển động liên hợp cày.
4. Kiểm tra chất lượng cày
1. Khái quát khâu cày máy:. Cày là khâu quan trọng trong canh tác đất nông nghiệp
nhằm tạo độ tơi xốp cho cây trồng. Cày lật đất diệt cỏ dại, cày không lật tạo độ tơi xốp,
cày để thi công mặt đất trước khi ủi, san gạt đât...Cày có thể là cày ải, cày làm dầm, cày
để canh tác khâu theo sau.
1.1. Công dụng, yêu cầu nông học cày đất :
+ Công dụng: Cày là cày một lớp đất ở mặt đồng có độ sâu từ 10 đến 35 cm.
Thỏi đất được cày có thể bị lật úp hoặc không lật, có thể được làm vỡ sơ bộ hay không.
Hiện nay trong nông nghiệp nước ta, phổ biến vẫn là cày lật đất.
Đối với cày lật đất cán đáp ứng những yêu cáu kỹ thuật sau: bảo đảm cày sâu đều
và đúng yêu cầu đặt ra, độ cày sâu trung bình thực tế sai lệch so với yêu cầu đặt ra

không được vượt quá ± 1cm. Cày phải lật đất, lấp kín cỏ rác, phân bón. Đường cày
thẳng, không cày lỏi và cày trùng lặp. Máy cày phải bền vững, chăm sóc và sử dụng
thuận tiện, lực cản riêng của cày nhỏ mà năng suất làm việc cao.
Ở những vùng có xói mòn hoặc độ ẩm thấp, ta sử dụng cày không lật. Cày
loại này chỉ làm tơi sơ bộ lớp đất canh tác mà không lật thỏi đất.
+ Yêu cầu nông học khâu cày đất:
- Cày trong thời gian quy định với độ sâu lớn 12- 22cm, sai lệch về độ sâu không
quá 2cm so với độ sâu trung bình
-

Khi cày lật úp phải lật được toàn bộ lớp đất ở dộ sâu của rễ và cỏ dại, phân
khoáng và chất hữu cơ.

-

Đất cày trải rộng ở lớp trên, mặt cày phải liền nhau, khi cày ải thì mặt ruộng gợn
sóng, luống cày thẳng, không sót lỏi.

-

Cày xong phải cày đầu vạt: Lật ra giữ nước, lật vào để thoát nước
21


-

Cày đồi dốc thì nên cày ngang

1.2. Phân loại máy cày:
Việc phân loại cày theo chức năng, hay cấu tạo loại máy cày. hiện nay do yêu cầu của

canh tác nông nghiệp máy cày sử dụng nhiều loại nhằm đáp ứng mục đính sử dụng của
mỗi loại cây trồng khác nhau. thông dụng nhất cóa các loại sau:

Hình 2.1. Các loại cày đât
- Theo cách liên kết với máy kéo có: Cày móc, cày treo

Hình 2.2. Cày móc do Nga sản xuất
22


- Theo cách tạo độ xốp có: Cày lật đất, cày không lật đất

1.3. Cấu tạo các bộ phận chính, nguyên lý hoạt động cày
1.3.1. Cấu tạo các bộ phận chính, nguyên lý hoạt động cày trụ
Giới thiệu: Tùy thuộc vào mỗi công việc mà kết câu của các loại cày có cấu tạo khác
nhau. Đòi hỏi thực hiện các quy trình đúng cách đảm bảo đáp ứng với yêu cầu nông học
và máy phát huy hết công suất động cơ khai thác máy kéo hiệu quả phù hợp mỗi công
việc cày. tuy nhiên kết cấu chung của cày được giới thiệu như sau:
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cày trụ (cày lưỡi diệp):
- Do sự phát triển của công nghệ cày có thay đổi một số kết cấu để phù hợp với nhiệm vụ,
và yêu cầu nông học. Tuy nhiên cấu tạo trụ cày vẫn giữ kết cấu cơ bản của một trụ cày:

Hình 2.3. cày lƣỡi diệp do việt nam chế tạo
+ Cấu tạo một trụ cày gồm: Trụ, lưỡi cày, diệp cày, gót cày

23


Hình 2.4. Cấu tạo trụ cày
* Lƣỡi cày:

- Nhiệm vụ lưỡi cày là cắt đất tại vết đáy
- Lưỡi cày thường có dạng hình thang, nếu làm việc trong điều kiện đặc biệt có dạng mũi
đục. Lưỡi cày chế tạo bằng thép tốt, phía sau lưỡi cày có khối thép dự chữ để phục hồi.

Hình 2.5. Cấu tạo lƣỡi cày
* Diệp cày:
- Nhiệm vụ dùng để nâng đất , tách, lật đất sang một bên
- Tùy thuộc từng công việc mà diệp cày có hình dáng thích hợp. Diệp thường là cánh
cong, còn lại có cánh xoắn để tăng lật đât. Diệp cày được bắt chặt vào trụ nhờ các bu lông
chìm đầu (chìm sâu 1mm)
* Trụ cày:
- Nhiệm vụ làm xương để bắt các bộ phân làm việc lên đó. Trụ cày được bắt chặt lên
khung cày nhờ bu lông và bu lông chữ U.
- Đầu dưới của tru lắp lưỡi cày, diêp cày, gót cày . Diệp và lưỡi lắp với trụ bằng bu lông
chìm đầu.

24


- Tùy thuộc vào loại cày thuộc hay chuyên dụng mà trụ cày có kết cấu tương ứng đáp ứng
yêu cầu chịu lực: Hình tam giác, hình chữ nhật, chữ I…Và có kết cấu bằng thép.

Hình 2.6. Trụ cày
* Bộ phận phụ của cày gồm: Nhiệm vụ để kết nối, giữ chắc tăng kết cấu cho dàn cày:
gồm có các bộ phận: Khung, bánh tựa đồng , cơ cấu nâng, các bộ phận khác
+ Khung cày:
- Nhiệm vụ khung cày để bắt trụ cày. Tùy thuộc vào loại cày mà khung có kết cấu khác
nhau tạo nên độ vững chắc của toàn dàn cày và liên kết với máy động lực.

Hình 2.7. Khung cày

+ Bánh tựa đồng:
- Nhiệm vụ bánh tựa đồng dùng để điều chỉnh độ sâu lớp đất cày.
- Bánh xe lắp trên các ổ bi tròn ở nửa trục 5 . Độ di chuyển dọc của bánh được hạn chế
bởi rông đen 1.

25


×