Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

de cuong luan van tot nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.01 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1

1


PHỤ LỤC BẢNG

2

2


ĐẶT VẤN ĐỀ

1.

Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Nhằm đào tạo thế hệ phát triển toàn diện có tri thức và đạo đức và hoàn thiện thể chất.
Thể dục thể thao là một hoạt động hữu hiệu để rèn luyện thân thể với nội dung rất
phong phú và đa dạng, là phương tiện để giáo dục thể chất, là sự hình thành các kỹ
năng, kỹ xảo, là những mặt giáo dục con người phát triển toàn diện, củng cố và tăng
cường sức khỏe nhằm phục vụ cho lao động và sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta
khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triễn cho xã hội. “Chiến
lược con người” là một trong những chiến lược quan trọng của Đảng và nhà nước ta.
Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban bí thư Trung ương Đảng
đã nêu rõ:” Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác thể dục thể thao là hình thành nền thể
dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu
cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt
động thể thao quốc tế trước hết là khu vực Đông Nam Á, Trước mắt thực hiện giáo dục


thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành
nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên” . Thể dục thể thao cũng là phương
tiện giáo dục có hiệu quả để phát triển hài hòa về trí, đức, lao, thể, mĩ, phục vụ đắt lực
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bóng chuyền cũng là một trong những môn thể thao đươc Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Việt Nam quan tâm và phát triển cùng với các môn thể thao khác. Bóng
chuyền ra đời ở Mĩ năm 1895 và xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta năm 1922. Tuy gặp
nhiều khó khăn và trải qua những bước thăng trầm của lịch sử đất nước, môn bóng
chuyền vẫn không ngừng được duy trì, củng cố và phát triển. Hình ảnh Bác Hồ tập
luyện bóng chuyền ở Chiến khu trong những lúc thư giản cũng làm gia tăng sự am hiểu
và lòng hâm mộ của người dân về môn thể thao này. Chính vì thế mà bóng chuyền ở
3

3


Việt Nam đã phát triển khá rộng khắp trong nhân dân, bởi lẽ đơn giản là vì tập môn
bóng chuyền ngoài có tác dụng nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực như:
sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo, thì nó còn rèn luyện kỹ năng làm chủ và
hoàn thiện bản thân, vươn lên, tự chủ, tự tin, sáng tạo, kiên trì, bền bỉ trong quá trình
tập luyện và thi đấu.
Chính vì sự hấp dẫn của nó nên được rất nhiều người trên toàn thế giới yêu thích
và đón nhận, điều này đã tạo thuận lợi cho bóng chuyền phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Nó là một môn thể thao đồng đội đối kháng đòi hỏi mỗi VĐV phải có trình
độ kĩ thuật cá nhân tốt, hoạt động với cường độ lớn, có thể lực tốt, sự khéo léo, linh
hoạt, có tinh thần tập thể cao.
Vì vậy, việc tìm hiểu mức độ hứng thú học môn bóng chuyền sẽ là cơ sở khách
quan cho việc tăng cường chất lượng, hiệu quả học tập môn bóng chuyền nói riêng và
hoạt động thể dục thể thao nói chung, góp phần đào tạo nhân cách phát triển toàn diện
con người.

Từ nhận thức trên, chúng tôi mạnh dạng thực hiện đề tài:“ NGHIÊN CỨU ĐÁNH
GIÁ THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ HỨNG THÚ HỌC MÔN BÓNG CHUYỀN CỦA
SINH VIÊN HỌC BÓNG CHUYỀN KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN
THƠ HỌC KÌ 1 NĂM 2017-2018”
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu

2.1.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng mức độ hứng thú học môn bóng chuyền của sinh
viên không chuyên trường Đại học Cần Thơ học kì 1 năm 2017-2018.
Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.

4

4


Nhiệm vụ 1: Thực trạng mức độ hứng thú học môn bóng chuyền của sinh viên
không chuyên trường Đại học Cần Thơ học kì 1 năm 2017-2018.
Nhiệm vụ 2: Đánh giá mức độ hứng thú học môn bóng chuyền của sinh viên
không chuyên trường Đại học Cần Thơ học kì 1 năm 2017-2018..
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan

3.1.


Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành tham khảo và sử dụng tài liệu có liên quan
đến việc tìm các cứ liệu phục vụ việc nghiên cứu. Tham khảo một số tài liệu trên Trung
tâm Học liệu và một số luận văn trên internet.
Phương pháp phỏng vấn

3.2.

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp quý thầy ( cô) và
các bạn sinh viên để tìm hiểu thực trạng mức độ hứng thú học môn bóng chuyền của
các bạn sinh viên
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn giảng viên về thái độ học tập và ý
thức tự giác của các sinh viên trong quá trình học môn bóng chuyền.
- Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: sử dụng phiếu phỏng vấn.
Phương pháp toán học thống kê

3.3.

Để xử lý các số liệu thu được qua nghiên cứu chúng tôi đã vận dụng phương pháp
thống kê toán học và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS:
* Giá Trị Trung Bình: Là tỷ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá
thể của tập hợp mẫu.
5

5


X =

Trong đó:


X

∑X

i

n

: giá trị trung bình

Xi: là giá trị quan sát thứ i.



: là dấu hiệu tổng cộng.

n: là số người được quan sát
* Độ Lệch Chuẩn: là chỉ số nói lên tính chất phân tán hay tập trung của các trị số Xi
chung quanh giá trị trung bình, là công cụ so sánh sự đồng nhất của 2 dãy phân phối.
n

δx =

∑ ( Xi − X )

2

i =1


n

Với n > 30, trong đó

δx: Là độ lệch chuẩn

* Hệ Số Biến Thiên: là tỷ số giữa độ lệch chuẩn và giá trị trung bình của dãy
phân phối, được biểu thị bằng tỉ lệ %.

Cv =

δx
X

Trong đó CV: Là hệ số biến thiên
* Chỉ số ε (Epsillon) dùng để kiểm tra tính đại diện của tập hợp mẫu với tổng thể qua
giá trị trung bình.

6

6


ε=

Trong đó:

ε

t05 × δ X

X

: Là chỉ số đánh giá tính đại diện của số trung bình mẫu so với số trung

bình tổng thể

t 05

: Là giá trị trong bảng t ở ngưởng xác xuất P=0,05 ứng với bậc tự do là n.

X

δ : là sai số tương đối giá trị trung bình và được tính bằng công thức:

δX =

δx
n

* Chỉ số t - Student : Được dùng để so sánh 2 số trung bình cộng

t=

X1 − X 2

δ1
δ
+ 2
n1
n2

2

2

Trong đó: t là chỉ số Student

4. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
4.1.

7

Đối tượng nghiên cứu

7


Đánh giá thực trạng mức độ hứng thú học môn bóng chuyền của sinh viên không
chuyên trường Đại học Cần Thơ học kì 1 năm 2017-2018
Khách thể nghiên cứu

4.2.

100 sinh viên không chuyên học bóng chuyền Trường Đại học Cần Thơ.
4.3.

Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Nhà thi đấu mới trường Đại học Cần Thơ

4.4.


Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 với những công việc như sau:

STT
1
2
3
4
5

8

Nội dung công việc
- Soạn đề cương luận văn.
- Nộp đề cương .
- Báo cáo đề cương trước hội đồng.
- Tiến hành điều tra thể lực sinh viên.
- Xử lý số liệu tìm được.

Thời gian
Bắt đầu

Kết thúc

Địa điểm

Nhà thi đấu
trường

8



6

- Đánh giá thể lực sinh viên.

7

- Nộp luận văn và bản tóm tắt.

8

- Báo cáo luận văn.

ĐHCT

Bảng 1. Thời gian nghiên cứu đề tài
4.5.

Các thiết bị
Đồng hồ bấm giây: 02 cái
Thước dây: 02 cuộn
Lực bóp tay: 2 cái
Bục đo độ dẻo: 1 cái
Máy tính: 1 cái

4.6.

Dự trù kinh phí


Nội dung

9

Số tiền

Soạn in đề cương, luận văn

200.000đ

Tiền bồi dưỡng hỗ trợ đối tượng nghiên cứu, cán bộ tham gia.

400.000đ

In biểu mẫu, biểu bản,luận văn

300.00đ

Chi phí khác

300.000đ

9


Tổng cộng

1.200.000đ

Bảng 2. Dự trù kinh phí

5.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, tôi dự kiến sẽ thu được các

kết quả như sau:
- Đánh giá được thực trạng mức độ hứng thú học môn bóng chuyền của sinh
viên không chuyên trường Đại học Cần Thơ học kì 1 năm 2017-2018.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu chuyên môn phục
vụ công tác giảng dạy và huấn luyện nâng cao thành tích.
Ngày 06 tháng 06 năm 2017
Người hướng dẫn

Lê Quang Anh
6.

Sinh viên thực hiện

Sử Văn Tân

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Sinh (2001), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT,

Nxb TDTT Hà Nội.
2. Lê Quang Anh (2008), Bóng chuyền chuyên ngành.

10

10



3. Lê Bá Tường (2008), Đo Lường TDTT.
4. Lê Quang Anh (2007), Tâm Lý TDTT.
5. Lê Bá Tường (2008), Phương pháp toán thống kê trong TDTT.

11

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×