Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hồ chí minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.15 KB, 3 trang )

-Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài
thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh
nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song
thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn
là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở
trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên
nhiên như một người bạn đồng hành
C1:

Hồ Chí Minh trong bài thơ Ngắm trăng hiện lên trong 1 hoàn cảnh Vô cùng đặc
biệt:trích.Người lúc ấy là một tù nhân,bị gông cùm xiềng xích trong ko gian ngục tù
tối tăm.Thông thường , hai nghi thức cơ bản để đón tiếp nàng trăng là rượu và
hoa. Nhưng trong nghịch cảnh, điệp từ “vô” đã nhấn mạnh sự khắc nghiệt ở chốn
laotù.Ấy thếmà câu hỏi tu từ “nại nhược hà”đã nói lên sự bối r ối , vô cùng xúc động
nơi tâm hồn Bác trước vầng trăng xuất hiện qua cửa ngục đêm nay. Ngườ i tù ngắm
trăng vớ i tất cảtình yêu trăng, với một tâm thế“vượ t ngục” đíchthực. Từ phòng giam
tăm tối, Bác hướ ng tớ i vầng trăng và nhìn vềánh sáng ủa nó. Bốn bứctường giá lạnh
không thể nào ngăn cách được ngườ i tù và vầng trăng vì ngườ i tù là một thi nhân
,một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thểở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”. Câu thứ
tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa
như một ngườ i bạn triâm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác để
cảm thông và chia sẻ. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và
Bác tri ngộ“đối diện đàm tâm”, cảm thôngnhau chỉqua một ánh nhìn.Bác yêu trăng
đơn giản vì thả hồn với trăng là trở về vớ i tự do, với khát khao đượ c sống trọn vẹn .
Một ngườ i, một vật giữa không gian, thờ i gian khác nhau mà saonhư hai linh hồn
sống hòa hợ p vớ i nhau. Phải chăng xuyên suốt cảmột bài thơ, trăng là sự hóathân
của Bác , của một tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên , yêu cái đẹp .
Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ
Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của
Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ
Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng


khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách
mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. ánh trăng của Người không
chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người
gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp
của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và
mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên
thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ
ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh
quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên


nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt
giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự
rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động,
sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn
luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm
hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại
luôn ngời sáng.

Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này
là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế
giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là
song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh
tế của hồn thơ. Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao
hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình
cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù
chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật

hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để
bầu bạn. với vầng trăng đang tự do tỏa mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu
lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ (Nguyệt
tòng song khích khán thi gia). Bài thơ Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm yêu mến
thiên nhiên tha thiết của thi sĩ Hồ Chí Minh, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn
của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đằng sau những câu thơ đậm đà phong vị cổ
điển ấy là một tinh thần thép, biểu hiện ở khát vọng tự do, ở phong thái ung dung,
vượt hẳn lên sự đè nén, áp bức nặng nề tàn bạo chốn lao tù. Qua bài thơ, người đọc
cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt can ngăn, không chút
bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng
khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng thân thiết. Ánh sáng ngời ngời của
vầng trăng đã đẩy lùi bóng tối ngột ngạt, u ám của nhà tù. Giữa Bác và trăng – nhà
thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu – có một mối giao hòa thiêng liêng, khó tả. Cũng
như bao lần khác, trong hoàn cảnh gian nan, Bác vẫn hướng cái nhìn vào vầng trăng,
như hướng tới Cái Đẹp của cuộc đời. Bài thơ Ngắm trăng là một dẫn chứng sinh động
chứng minh cho hai câu thơ mà Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật ký trong tù:
Thân thể ở trong lao, Tình thần ở ngoài lao. Giữa bao bài thơ trăng của Bác, bài
Ngắm trăng có vẻ đẹp giản dị và khác lạ. Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn mà
hàm chứa ý nghĩa tuyệt vời sâu sắc về tâm hồn, đạo đức, phẩm giá và phong cách của
một Con Người chân chính: Hồ Chí Minh.




×