Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông tại trung tâm GDNN GDTX quận hải an, thành phố hải phòng theo yêu cầu phát triển KT XH của địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ NGA

TỔ CHỨC DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG
XUYÊN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ NGA

TỔ CHỨC DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC
THƢỜNG XUYÊN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO
YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƢƠNG

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Kim Anh



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy nghề cho học sinh
phổ thông tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên quận
Hải An, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phƣơng” dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Kim Anh là công trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công
bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Nga


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Thị Kim Anh,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm
lý – Giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chỉ cùng công tác tại đơn
vị…., gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng
do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các
thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên
môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học.

Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2017
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Nga


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL

:

Cán bộ quản lí

DN

:

Dạy nghề

GDNN-GDTX

:

Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

GDTX

:


Giáo dục thường xuyên

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GV

:

Giáo viên

HSPT

:

Học sinh phổ thông

KT-XH

:

Kinh tế - Xã hội

Nxb

:


Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 4
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn ...................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁO
DỤC THƢỜNG XUYÊN ................................................................................. 8
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................... 8
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 8
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 10
1.2. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên ............... 15
1.2.1. Vị trí và chức năng ................................................................................ 15
1.2.2. Nhiệm vụ................................................................................................ 16
1.2.3. Quyền hạn ............................................................................................. 17
1.2.4. Các trình độ đào tạo trong dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giao dục thường xuyên ..................................................................... 18
1.3.Đặc điểm của HSPT tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục
thƣờng xuyên .................................................................................................. 21
1.4. Nghề và dạy nghề .................................................................................... 21
1.3.1. Nghề ...................................................................................................... 21



1.3.2. Dạy nghề và dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên ........................................................... 24
1.4.Tầm quan trọng của công tác dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội địa phƣơng và một số định hƣớng cho công tác dạy nghề .............. 25
1.4.1.Tầm quan trọng của công tác dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên đối với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương và một số định hướng cho công tác dạy nghề........................ 25
1.4.2.Một số định hướng cho công tác dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội địa phương .............................................................................. 26
1.5. Tổ chức dạy nghềcho học sinh phổ thông tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên .................................................................. 32
1.5.1. Mục tiêu DN tại Trung tâm GDNN - GDTX ........................................... 32
1.5.2. Chương trình, nội dung DN tại Trung tâm GDNN - GDTX ................... 32
1.5.3. Đội ngũ giáo viên DN tại Trung tâm GDNN - GDTX............................. 33
1.5.4. Học sinh phổ thông trong quá trình DN tại Trung tâm GDNN - GDTX .. 33
1.5.5. Phương pháp DN tại Trung tâm GDNN - GDTX.................................... 34
1.5.6. Hình thức tổ chức DN tại Trung tâm GDNN - GDTX ............................ 34
1.5.7. Cơ sở vật chất phục vụ công tác DN tại Trung tâm GDNN - GDTX ............. 34
1.5.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả DN tại Trung tâm GDNN - GDTX .............. 34
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác tổ chức dạy nghề tại
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên ....................... 35
1.6.1. Các yếu tố thuộc về nhà quản lí, lãnh đạo(Ban giám hiệu, Phòng chức
năng, Ban chủ nhiệm khoa). Các yếu tố này bao gồm: .................................. 35
1.6.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh phổ thông ........................... 36
1.6.3. Các yếu tố thuộc về môi trường đào tạo nghề ...................................... 37
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................... 38


Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH


PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO
DỤC THƢỜNG XUYÊN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG . 39
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ........................................... 39
2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 39
2.1.2. Nội dung khảo sát.................................................................................... 39
2.1.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 39
2.1.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................. 39
2.1.5. Công cụ khảo sát .................................................................................... 39
2.2. Vài nét khái quát về quận Hải An, thành phố Hải Phòng.................... 40
2.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành, vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của
quận Hải An .................................................................................................... 40
2.2.2. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hải
An, thành phố Hải Phòng ................................................................................ 41
2.3. Thực trạng dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên quận Hải An, thành phố Hải Phòng ........... 42
2.3.1. Công tác lập kế hoạch dạy nghề cho học sinh phổ thông của Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyênquận Hải An, thành phố Hải
Phòng ............................................................................................................... 42
2.3.2. Công tác tổ chức hoạt động dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyênquận Hải An, thành phố Hải Phòng ............... 45
2.3.3. Công tác chỉ đạo hoạt động dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyênquận Hải An, thành phố Hải Phòng ............... 46
2.3.4. Chương trình dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyênquận Hải An, thành phố Hải Phòng....................................... 47
2.3.5. Đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hải An, thành phố Hải Phòng .............. 48


2.3.6. Thực trạng học sinh phổ thông tham gia học nghề tại Trung tâm Giáo

dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hải An, thành phố Hải
Phòng .............................................................................................................. 49
2.3.7. Phương pháp dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hải An, thành phố Hải Phòng.50
2.3.8. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyênquận Hải An, thành phố Hải Phòng..................... 50
2.3.9. Hình thức tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm Giáo
dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hải An, thành phố Hải
Phòng .............................................................................................................. 51
2.3.10. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hải An, thành phố Hải Phòng ..................... 52
2.3.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hải An, thành phố Hải Phòng.................... 54
2.4. Đánh giá chung về thực trạng ................................................................ 55
2.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 55
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại ...................................................................... 56
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 57
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ
THÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC
THƢỜNG XUYÊN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO
YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƢƠNG ................. 58
3.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp ............................................................... 58
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................ 58
3.2.1. Đảm bảo tính thực tiễn.......................................................................... 58
3.2.2. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................. 59
3.2.3.Đảm bảo tính kế thừa ........................................................................... 60
3.2.4. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ ........................................................... 60


3.2.5. Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo ......................................................... 61

3.3. Các biện pháp tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên quận Hải An, thành phố
Hải Phòng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng ................. 61
3.3.1. Xây dựng và đổi mới chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu học
sinh và phát triển của địa phương .................................................................. 61
3.3.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ quản lý và giáo viên của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên ................................................................................................... 64
3.3.3. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy nghề để nâng cao chất lượng .......... 65
3.3.4. Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất và phương tiện hiện đại phục vụ
công tác dạy nghề .............................................................................................. 67
3.3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động dạy nghề để đảm
bảo chất lượng................................................................................................. 69
3.3.6. Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên với thị trường lao động ở cộng đồng........................ 71
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 72
3.5. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của biện pháp tổ chức
dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thƣờng xuyên quận Hải An, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng .......................................................... 72
3.5.1. Mục tiêu khảo nghiệm ........................................................................... 72
3.5.2. Nội dung khảo nghiệm .......................................................................... 73
3.5.3. Mẫu khách thể khảo nghiệm ................................................................. 73
3.5.4. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả ....................................................... 74
3.5.5. Kết quả khảo nghiệm............................................................................. 74
Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 83


PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng thực hiện công tác lập kế hoạch dạy nghề của Trung

tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyênquận Hải An, thành phố
Hải Phòng ....................................................................................................... 42
Bảng 2.2. Mức độ phù hợp và khả thi của công tác lập kế hoạch dạy nghề của
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hải
An, thành phố Hải Phòng ................................................................. 44
Bảng 2.3. Mức độ thực hiện công tác tổ chức hoạt độngdạy nghề của Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyênquận Hải An,
thành phố Hải Phòng ........................................................................ 45
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện công tác chỉ đạo hoạt động dạy nghề của Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyênquận Hải An,
thành phố Hải Phòng ........................................................................ 46
Bảng 2.6. Đánh giá như thế nào về đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề tại
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyênquận Hải
An, thành phố Hải Phòng ................................................................. 49
Bảng 2.7. Đánh giá về học sinh phổ thông tham gia học nghề tại Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hải An, thành
phố Hải Phòng .................................................................................. 49
Bảng 2.8. Phương pháp dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm Giáo
dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hải An, thành phố
Hải Phòng ......................................................................................... 50
Bảng 2.9. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề của Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hải An,
thành phố Hải Phòng .......................................................................... 50


Bảng 2.10. Đánh giá về các hình thức tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ
thông tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
huyện Hải An, thành phố Hải Phòng ................................................ 51
Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy nghề của Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hải An, thành

phố Hải Phòng .................................................................................. 52
Bảng 2.12. Thực trạng hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy
nghề của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
quận Hải An, thành phố Hải Phòng ................................................. 53
Bảng 2.13. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dạy nghề của
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hải
An, thành phố Hải Phòng .................................................................... 54
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về cần thiết của các biện pháp tổ chức DN
cho HSPT tại Trung tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải
Phòng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương ............. 75
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp tổ chức DN
cho HSPT tại Trung tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải
Phòng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương ............. 76


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ “Phát triển,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học,
đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo, coi trọng đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước”[7].
Tại điều 7, Luật dạy nghề đã nêu “Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề,
nâng cao chất lượng dạy nghề, góp phần đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phân
luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, tạo điều
kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu của người lao

động”[19]. Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 đã đề ra mục
tiêu: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
động cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, chất
lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực
ASEAN và trên thế giới, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động,
góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm
nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội”[5].
Với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi về tri
thức ngày càng cao như vậy thì thời gian đào tạo chính quy trong nhà trường
là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, sẽ là không đủ để con người sẵn sàng thích
ứng và đảm nhiệm vai trò làm thay đổi đời sống xã hội. Do đó, cần phải có
1


đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo liên tục và nơi thực hiện nhiệm vụ đó chính
là các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDNNGDTX). Trung tâm GDNN-GDTX có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao
chất lượng toàn diện nguồn lực con người. Điều đó đã được cụ thể hóa trong
Luật giáo dục “Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục không chính quy trong hệ
thống giáo dục quốc dân với mục tiêu giúp mọi người vừa làm vừa học, học
liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng
cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc
sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”[18].
Trung tâm GDNN-GDTX có nhiệm vụ tổ chức đào tạo nhân lực trực
tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề
nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập
nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong
doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao
động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính
sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; tổ chức thực

hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù
chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu
người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương
trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;
chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.... đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm của
các Trung tâm GDNN-GDTX.
Trung tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng làm một
Trung tâm còn khá non trẻ so với các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn
thành phố Hải Phòng. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Thành
ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, Quận ủy và Hội đồng nhân dân Quận, sự
2


quan tâm, ủng hộ tích cực của cộng đồng xã hội, trung tâm GDNN-GDTX
quận Hải An đã có nhiều đổi mới trong công tác dạy nghề, giáo dục cho học
sinh phổ thông và đã đạt được những kết quả nhất định như chất lượng giáo
dục cho học sinh được cải thiện rõ rệt; số lượng học sinh được dạy nghề ngày
càng tăng, chất lượng dạy nghề ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đó, hoạt động của Trung tâm còn tồn tại một số hạn chế như:
Công tác tổ chức dạy nghề (DN) cho học sinh phổ thông (HSPT) chưa được
đồng bộ về mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, số lượng
tuyển sinh hằng năm chưa đạt kế hoạch được giao, điều kiện cơ sở vật chất
còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng được nhu cầu
sử dụng lao động đa dạng hiện nay và sự đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội
địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lí luận, thực trạng và đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông tại
Trung tâm GDNN-GDTX là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết. Đặc biệt, cho đến
nay, ở Việt Nam còn ít công trình nghiên cứu sâu sắc về vấn đề ngày.

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài
“Tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông tại trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên quận Hải An, thành phố Hải Phòng theo yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng” để tiến hành nghiên cứu, góp
phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho học sinh phổ thông, đáp ứng ngày càng
tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc tổ chức dạy nghề cho
HSPT tại trung tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng, đề tài
đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này trên địa
bàn quận Hải An.

3


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
HĐ dạy nghề của trung tâm GDNN-GDTX tại quận Hải An, thành phố
Hải Phòng
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm
GDNN-GDTX quận Hải An nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông tại Trung tâm GDNNGDTX quận Hải An –TP Hải Phòng trong những năm qua đã đạt được những
thành tích đáng kể, tuy nhiên trong việc tổ chức dạy nghề cho HSPT còn một số
bất cập, hạn chế. Nếu đề tài đề xuất được những biện pháp tổ chức dạy nghề
cho HSPT tại Trung tâm GDNN-GDTX Hải An một cách phù hợp, đúng đắn,
sát hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu
cầu phát triển KT–XH ở địa phương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về tổ chức DN cho HSPT tại trung
tâm GDNN-GDTX theo yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm
GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm
GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu phát triển KT
- XH của địa phương.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm
GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu phát triển KT
- XH của địa phương.
4


6.2. Khách thể khảo sát
- Khảo sát trên 20 cán bộ quản lí, 30 giáo viên và 50 học sinh tại các
Trung tâm GDNN-GDTX.
- Khảo sát trên 20 cán bộ của các tổ chức XH (Đảng, Chính quyền, Hội
phụ nữ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, doanh nghiệp....) tại quận Hải An, thành
phố Hải Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Để nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi sử dụng các PPNC sau:
7.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Luận văn phân tích
và tổng hợp các tài liệu, lí luận liên quan, bao gồm:
- Lí luận về tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm GDNN-GDTX.
- Các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức DN cho HSPT tại
trung tâm GDNN-GDTX .

- Các công trình khoa học, các bài báo đã được công bố.
7.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận văn sử
dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức để sắp xếp phân loại
các nghiên cứu về tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm GDNN-GDTX
Chú ý: không cần gắn với cụm từ “theo yêu cầu...địa phương”, vì trong lí luận
người ta chỉ viết cái chung nhất.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Đề tài xây dựng phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin, số liệu về thực
trạng tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành
phố Hải Phòng.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài thực hiện phỏng vấn các giáo viên,cán bộ quản lí, học sinh và người dân
địa phương nhằm thu thập thông tin về thực trạng tổ chức DN cho HSPT tại trung
5


tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Đồng thời bổ sung,
kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua điều tra bằng phiếu hỏi.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của công tác tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm
GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
7.2.4. Phương pháp phân công
Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân có liên quan
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trực tiếp (làm việc với một số chuyên gia) hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi)
trao đổi những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: Tâm lí học và Giáo dục
học.Đặc biệt xin ý kiến về các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức DN cho
HSPT tại trung tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng theo
yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

7.2.6. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Đề tài xem xét lại những kết quả thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức DN
cho HSPT tại trung tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận khoa học bổ ích, những
ưu điểm cần học hỏi và phát triển; làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao chất
lượng tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm GDNN-GDTX quận Hải An, thành
phố Hải Phòng theo yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương.
7.3. Các phƣơng pháp xử lí thông tin
Thông tin được xử lí bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ. Mã hóa
thông tin hợp lí để sử dụng các phần mềm tin học thực hiện thống kê toán
học, vẽ đồ thị và biểu đồ.
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:

6


Chương 1. Cơ sở lí luận về tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm GDNNGDTX theo yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
Chương 2. Thực trạng tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm GDNNGDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức DN cho HSPT tại trung tâm
GDNN-GDTX quận Hải An, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu phát triển
KT-XH của địa phương.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN

1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật trong những thập niên
cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX tạo ra áp lực đòi hỏi phải gia tăng năng
suất lao động. Tuy nhiên, việc dạy nghề cho những người trực tiếp tham gia
vào quá trình lao động sản xuất còn thuần túy theo cách “mô phỏng, bắt
chước, máy móc rập khuôn”[26]. Đứng trước áp lực đó, các nhà giáo dục
chuyên nghiệp phải suy nghĩ về dạy và học như thế nào cho có hiệu quả để
đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Người ta cho rằng, để nâng cao chất lượng
DN cần phải dựa trên phân tích quá trình lao động để khám phá ra những
quy tắc, những cách thức tốt nhất giúp cho việc học nghề ngày càng hiệu
quả hơn. Kết quả là khoảng giữa thế kỷ XIX có nhiều hệ thống dạy nghề
xuất hiện, đáng kể là hệ thống dạy nghề Nga, hệ thống dạy nghề Đức và hệ
thống DN các nước Bắc Âu (Thụy điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan).
Từ 1868, Victor Vos della, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Hoàng Gia
Nga đã đề xuất sáng kiến phân tích nghề. Ông chủ trương, muốn DN cho có
hiệu quả thì phải phân tích nghề, tổ chức xưởng theo nghề chuyên môn và DN
“phải có phương pháp thiết thực”. Trước khi Della Vos phân tích nghề cơ khí,
đã có Pestalozzi phân tích bản vẽ hình học (1824), nước Anh phân tích nghề
may mặc (1847) để dạy cho các em nữ sinh.
Về chương trình học, Della Vos cho rằng chương trình học được thiết
lập dựa trên cơ sở của sự phân tích nghề, phải phân tích mỗi nghề ra thành các
động tác cơ bản, xếp đặt những động tác đó theo thứ tự từ dễ đến khó và tổ
chức cho người học học theo thứ tự đó.
8


Về phương pháp DN, Della Vos khuyến cáo: Cho người học thực tập
theo mẫu nào thì phải vẽ mẫu đó. Hoàn tất mẫu trước cho thật hoàn hảo rồi
mới bắt đầu mẫu kế tiếp. Người học chỉ được phép làm việc trong các xưởng

sau khi đã hoàn thành các khóa học lý thuyết theo yêu cầu. Kết quả đạt được
của phương pháp này là người học nắm vững những nguyên tắc thiết yếu, cơ
bản của ngành nghề họ học.
Đến năm 1905, Frederick Wansoa Taylor, cha đẻ của thuyết quản trị theo
khoa học là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề hợp lý hóa thao tác lao động. Xuất
phát từ mong muốn của một nhà quản lý xí nghiệp là phải làm sao tăng năng
suất lao động. Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, Ông đúc kết một
nguyên tắc: Muốn thực hiện công việc hiệu quả thì phải hợp lý hóa động tác, đó
là cơ sở trong việc DN. Vì vậy muốn DN nào thì phải phân tích nghề đó.
Theo Taylor, phải phân tích xem trong một công việc có bao nhiêu thành
tố cơ bản, có bao nhiêu thao tác và dạy những công việc đó trong một thời
gian nhất định, không dạy hết các công việc mà chỉ dạy những công việc nào
thường xuất hiện nhiều nhất, tần suất công việc cao nhất, công việc nào ít sử
dụng thì không dạy.
Đến những năm 20 của thế kỷ XX do yêu cầu phát triển công nghiệp,
dịch vụ và thương mại nên tư tưởng cải cách DN đã xuất hiện ở một số nước
công nghiệp phát triển. Người ta nhận thấy rằng, DN truyền thống theo hệ bài
- lớp - khoá học niên chế nhiều khi đã không đáp ứng được nhu cầu của xã
hội. Nhiều nơi, nhiều ngành nghề đã thực hiện nguyên tắc “cần gì học nấy”
không nhất thiết phải học hoàn chỉnh một nghề. Người học có nhu cầu đến
đâu thì học đến đó không qui định cứng nhắc về thời gian học tập.
Đến 1970 ở Bắc Mỹ, những nghiên cứu về DN theo tiếp cận năng lực
đã được chấp nhận và vận dụng một cách phổ biến. DN theo cách này,
không dùng thời gian quy định cho khoá học mà dùng lượng kiến thức, kỹ
năng theo tiêu chuẩn chuyên môn đã được quy định (Standard of Profession)
cho một nghề làm đơn vị đo.
9


Ở Anh, đã có nhiều nghiên cứu về DN dựa trên năng lực người học dưới

sự tài trợ của Hội đồng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp và cơ quan quản lý
đào tạo được thực hiện ở các trường đại học, cao đẳng.
Năm 1995, tác giả Shirley Fletcher viết cuốn “Các kỹ thuật đánh giá
dựa trên năng lực thực hiện” [27], trong đó phân tích sự khác biệt về DN theo
năng lự thực hiện ở Anh và Mỹ, các nguyên tắc và thực hành đánh giá theo
tiêu chuẩn, mục tiêu và sử dụng đánh giá, việc thiết lập các tiêu chí cho sự
thực hiện, thu thập bằng chứng cho đánh giá. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng
lại ở việc nghiên cứu đánh giá dựa trên năng lực thực hiện, một khâu của quá
trình day học.
Đến 1997, Shirley Fletcher cho ra đời tiếp tài liệu “Thiết kế dạy học dựa
trên năng lực thực hiện” [28], trong đó đề cập các cơ sở khoa học của việc
thiết lập các tiêu chuẩn DN, các kỹ thuật phân tích nhu cầu người học và phân
tích công việc, xây dựng mô đun dạy học và khung chương trình.
Ở Australia, vào cuối thập kỷ 80 đã bắt đầu một cuộc cải cách trong DN,
thiết lập một hệ thống DN dựa trên năng lực thực hiện..
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) [25] đã có nhiều công trình nghiên cứu
về DN của người lao động, các nghiên cứu của tổ chức này đã chỉ ra rằng, để
nâng cao năng suất lao động thì việc xác định các năng lực người lao động có
ý nghĩa quết định.
Nhìn chung, DN đã được nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều quốc gia phát
triển trên thế giới như: Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales, Singapore,
Malaisia vv...Số lượng và lĩnh vực nghiên cứu của các học giả cũng rất đa
dạng từ việc nghiên cứu bối cảnh của DN, phát triển chương trình, tổ chức
DN đến đánh giá và chứng nhận kết quả DN cho người học nghề.
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ ngàn xưa cha ông đã khẳng định “Ruộng bề bề không bằng nghề
trong tay”. Đây cũng là nguyện vọng thiết tha, chính đáng của người Việt
10



trong quá trình xây dựng đất nước. DN là hoạt động gắn với lịch sử phát triển
thăng trầm của dân tộc, cho nên khó có thể tóm lược lịch sử vấn đề này một
cách thật đầy đủ, chi tiết, có hệ thống từ thời lập quốc cho đến nay. Vì vậy
luận văm chỉ đề cập đến lịch sử DN ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay và
chủ yếu là trong thời kì “Đổi mới” từ 1986-2000.
Trước cách mạng tháng 8-1945, dưới chế độ phong kiến và thực dân,
cùng với sự tồn tại và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước kéo dài
hàng ngàn năm, người Việt cổ tất yếu cũng phải truyền nghề cho các thế hệ nối
tiếp để duy trì hoạt động sản xuất, chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền nghề được
thực hiện dưới dạng bắt chước một cách tự nhiên thời tiền sử; thời kỳ bắt chước
có ý thức và truyền nghề theo phường hội (Craftsmen s guild-trade).
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hình thức tổ chức đào tạo chính
qui bắt đầu hình thành và phát triển. Đầu tiên thực dân Pháp cho xây dựng
một số trường DN ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam như: trường kĩ nghệ thực
hành Hà Nội (1898), trường kĩ nghệ thực hành Huế (1899) và trường Bá
nghệ Sài Gòn (1898), trường kĩ nghệ thực hành Hải Phòng (1913). Sau đó
cho xây dựng tiếp 11 trường cao đẳng kĩ thuật (Ecole Superieure
Technique), 12 trường DN (Ecole Professionelle) và 10 cơ sở đào tạo ngắn
hạn (Atelier- ecole và Ecole de Meties)” [4]. Đồng thời hàng loạt cơ sở DN
khác được thành lập với nhiều loại hình khác nhau như: lớp DN tại xí
nghiệp, trường nghề và trường kỹ nghệ thực hành… Trong thời kì này số
lượng học sinh trong các trường dạy nghề là rất ít ỏi, chỉ đủ để đáp ứng nhu
cầu cho những ngành công nghiệp nh , công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp
khai thác tài nguyên nhằm đem lại lợi nhuận cho quốc mẫu, không có định
hướng làm giàu cho dân tộc Việt Nam.
Từ sau cách mạng tháng 8-1945, sự nghiệp DN đã chuyển sang một
giai đoạn lịch sử mới. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian
khổ, DN chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ, chưa có quy mô rộng lớn
11



nhưng đã có những chuyển biến kịp thời nhằm đào tạo đội ngũ công nhân, cán
bộ cho quốc phòng, y tế, nông nghiệp, sư phạm… theo phương châm trường
lớp nhỏ, ngắn hạn, phân tán trong chiến khu, vùng tự do, vừa làm vừa học, coi
trọng thực hành, gắn với thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh “Toàn dân kháng
chiến, toàn diện kháng chiến”.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho đến năm 1975, đất nước
tạm chia làm hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc bước vào thời kì xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, Miền Nam bị thống trị bởi đế
quốc Mỹ – ngụy. Trong bối cảnh lịch sử đó, tại miền Bắc ngành DN đã phát
triển nhanh, đặc biệt là khi có sự hỗ trợ có hiệu quả của các nước XHCN, nhất
là Liên Xô cũ. Ngày 9-10-1969 Chính phủ đã ban hàng Nghị định số 200 CP
về việc thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật, có thể coi đây là mốc
lịch sử đánh dấu sự phát triển DN theo hướng chính qui, tập trung. Ở Miền
Nam từ 1954 đến 1975, ĐTN cũng trải qua nhiều biến động và xuất hiện sự du
nhập tư bản vào các xí nghiệp ở các thành phố, các khu công nghiệp như Biên
Hòa, Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.... đòi hỏi một lực lượng lớn lao động kĩ
thuật phục vụ cho bộ máy chiến tranh và đô thị hóa với 4 nhóm ngành lớn:
- Ngành kĩ công nghệ: kĩ nghệ sắt, đúc, luyện kim, cơ khí;
- Ngành tiểu công nghệ: sơn mài, chạm trổ, trang trí, ấn loát;
- Ngành nữ công gia chánh: thời trang, nấu ăn, thêu đan, mỹ viện;
- Ngành thương mại: đánh máy chữ, kế toán, tiếp thị...
Chiến thắng lịch sử của cách mạng Việt Nam ngày 30 04 1975 đã
thống nhất toàn v n lãnh thổ, đưa đất nước tiến lên sản xuất lớn Xã hội chủ
nghĩa. Giai đoạn này, DN phát triển mạnh để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng vẫn chịu ảnh hưởng, chi phối của nền kinh
tế với cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
Đến năm học 1985-1986, cả nước có tới 366 trường DN chính qui với
quy mô đào tạo lên đến 256.000 học sinh; 212 trung tâm DN quận, huyện DN
12



ngắn hạn, các ngành nghề truyền thống của địa phương được phục hồi và phát
triển. Đặc biệt từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), với
chủ trương “mở cửa”, thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa với nhiều thành phần kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước, đã tạo ra
một giai đoạn phát triển mới của DN vươn lên đáp ứng nhu cầu chuyển đổi
nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội
nhập khu vực và quốc tế.
Ngày 23 tháng 5 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
33 1998 NĐ-CP về việc tái thành lập Tổng cục DN (trực thuộc Bộ Lao Động
– thương binh và xã hội). Để đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực cho sự
nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và hội nhập khu vực, quốc
tế, trong những năm qua, hệ thống DN không ngừng phát triển quy mô, số
lượng trường lớp, học sinh và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, mặc
dầu vậy vẫn còn rất nhiều bất cập trước yêu cầu của thực tiễn.
DN ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu dài gắn bó với bao sự
thăng trầm, biến đổi của đất nước. Song để nghiên cứu DN một cách toàn
diện, sâu sắc và có hệ thống thì chưa có một công trình nào thật sự hoàn
chỉnh. Tuy nhiên, trong những thập kỉ gần đây, do yêu cầu bức bách của thực
tiễn đã xuất hiện những công trình nghiên cứu có ý nghĩa ứng dụng, đúc kết
kinh nghiệm cho các cơ sở DN.
Một số công trình nghiên cứu về lịch sử ngành DN như: “100 năm thành
lập Trường trung học Công nghiệp I Hà Nội” của Đinh Văn Mộng (1986);
“80 năm Trường kỹ thuật Cao Thắng” của Phạm Quốc Tường (1994) và “90
năm Trường kĩ nghệ Thực Hành Huế” của Chu Quang Trứ (2000);
- “Những nét cơ bản về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành phố Hồ
chí Minh” của Hồ Bá Tiểu (1998);
- “Nghiên cứu sự phát triển sư phạm kỹ thuật trên thế giới và trong nước
để áp dụng vào trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh” của

tập thể Nguyễn Thụy i, Đỗ Thành Long, Lê Đình Viện (1997).
13


×