Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Câu hỏi ôn tập môi trường và sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.15 KB, 16 trang )

Chương 1:TỔNG QUAN VỀ Y HỌC MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Khái niệm về sức khỏe,môi trường ?
Khái niệm về sức khỏe:
Sức khỏe là trạng thái lành mạnh về thể chất, thoải mái về tinh thần và đầy đủ về phúc lợi
xã hội, chứ không phải thuần sức khỏe chỉ là vô bệnh – vô tật.
Sức khỏe là sự phối hợp hài hòa cả ba thành phần: thể lực, tinh thần và xã hội. Ba thành
phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau hợp thành sức khỏe
con người, người không có bệnh tật chưa đủ là khỏe mạnh.
Khái niệm về môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người,có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên.
Câu 2: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường đối với sức khỏe con người ?
Ảnh hưởng tích cực:
• Môi trường là điều kiện tối cần thiết để duy trì sự sống cho con người.
• Con người cần có không khí để hít thở.
• Cần có đất để ở, chăn nuôi, trồng trọt, canh tác…
• Môi trường tạo ra lương thực,thực phẩm và các nguồn nguyên vật liệu cần thiết
cho sự sống.
• Con người cần có nước để uống và sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Ảnh hưởng tiêu cực:
• Ô nhiễm môi trường thiên nhiên nghiêm trọng dẫn đến sức khỏe con người cũng
bị tác động nghiêm trọng. Con người dễ mắc các bệnh về hô hấp, gây ung thư, tổn
thương hệ miễn dịch, nội tiết và khả năng sinh sản, gây bệnh thương hàn, nhiễm
giun sán,..
• Vấn đề ô nhiễm môi trường dẫn đến thiếu nước sạch, thiếu các công trình vệ sinh
gia đình, thực phẩm bị ô nhiễm.
• Ô nhiễm không khí trong và ngoài trời do sử dụng than và các nguồn nguyên liệu
khác,rác thải không được kiểm soát,quản lý tốt làm biến đổi khí hậu như: mưa
axit, hiệu ứng nhà kính,…
• Các mối nguy hiểm về phóng xạ, hóa học xuất hiện trong công nghiệp mới, gây


hủy hoại các cơ thể sống, gây những đột biến di truyền đặc biệt.

1


Chương 2:VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Câu 1. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước ?
Các chỉ số về tính chất vật lý
• Độ đục: được hình thành bởi đất, cát,phù sa, chất mùn, chất hưu cơ, chất sắt,…
Tiêu chuẩn vè nước sạch quy định: Nước uống phải có độ đục < 2 đơn vị NTU.
• Màu sắt: do chất mùn, hay rêu, tảo, nước ngầm, nước ngầm sâu thường có màu
vàng rỉ sét do chứa nhiều chất sắt… Tiêu chuẩn về nước sạch quy định: nước
uống không được có màu khi nhìn bằng mắt thường hoặc phải < 15 TCU.
• Mùi vị: nước có mùi vị bất thường do nhiễm chất khoáng khí hòa tan, thực vật
thối rửa hay do bị phân hóa. Tiêu chuẩn về nước sạch quy định: nước uống
không có mùi vị lạ.
• Nhiệt độ: Tiêu chuẩn về nước sạch quy định nước uống phải có nhiệt độ ổn
định, thường khoảng 150C , nước càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định.
• Độ pH: Tiêu chuẩn về nước sạch quy định nước uống có pH từ 6.5-8.5.
Chỉ số về tính chất hóa học
Chất hưu cơ được sinh ra do quá trình phân hóa phức tạp, lâu dài cảu sát các loài
động vật, thực vật. Xác định chất hưu cơ trong nước bằng phướng pháp gián tiếp,
sử dụng chất hóa học có giải phóng ra nhiều O2 để Oxy hóa các chất hưu cơ đó.
Tiêu chuẩn quy định nước uống không được có chất hữu cơ động vật có thể chấp
nhận chát hữu cơ thực vật < 2mg Oxygen/lít.
Các dẫn xuất của Nitơ: Tiêu chuẩn nước sạch: NH3 trong nước là 0-3mg/lít, NO2 <
3mg/lít, NO3 ≤ 5mg/lít nước.
Muối NaCl nước bị nhiễm bẩn bởi dịch thể động vật, nước tiểu, phân,… Tiêu
chuẩn cho phép NaCl ≤ 70mg/lít (vùng ven biển hải đảo ≤ 250mg/lít).
Muối SO42- và PO43- : Do nhiễm phân nước tiểu, các chất thải hay do cấu tạo địa

chất vùng đó. Tiêu chuẩn cho phép SO42- ≤ 250mg/lít nước, PO43- ≤ 1000mg/lít
nước.
Sắt: Sắt hòa tan trong nước dạng sắt II Fe(HCO3)2, hidro cacbon hóa thành oxit sắt
III (Fe2O3) lắng xuống làm đục nước và có màu vàng rỉ sét.
Độ cứng: Kalxi và Magie là 2 chất chính tạo nên độ cứng của nước. Tiêu chuẩn
nước sạch: Độ cứng nước uống < 300 mgCaCO3/lít.
Nguyên tố vi lượng: Lượng Iốt có trong nước thích hợp trung bình 5-6 mg/lít,
Fluor 1,5 mg/lít.
Các chất độc vô cơ: Tiêu chuẫn cho phép lượng chì <0,001 mg/lít, lượng đồng <
1mg/lít, lượng Cadimi < 0,003mg/lít, lượng Asen < 0,01mg/lít và lượng thủy ngân
< 0,001mg/lít.
Chỉ số tính chất vi sinh vật:
Người ta khảo sát các vi sinh vật chỉ điểm cho sự nhiễm phân của nước, thường là
các loại vi khuẩn E.Coli, Clotridium, perfringens, bacteniophage, tiêu chuẩn nước
2


sạch khong có E.coli, Clotridium, perfringens. Kí sinh trùng: Gồm kí sainh trùng
địa chất và kí sinh trùng vi sinh vật.
Câu 2. Trình bày các phương pháp xử lý nước hiện nay đang áp dụng rộng
rãi ?
Làm trong nước:
• Làm trong bằng phương pháp không phèn: Dùng hệ thống bể lắng giữ được
80% các hạt cặn lơ lững.
• Làm trong nước bằng phương pháp có phèn: Làm cho các hạt lơ lửng quy
tụ lại thành nhứng đám hoặc những mảng lớn có trọng lượng tăng lên,
chúng sẽ lắng xuống đái làm cho nước trong.
Khử sắt trong nước: nước có mùa vàng đục tức là trong đó có sắt.
Phương pháp khử sắt bằng cách làm cho thoáng: Xây gần giếng một bể lọc đơn
giản và một bể chứa nước.

Khử trùng nước:
Khử khuẩn bằng phương pháp hóa học: Hóa chất: Cloramin B trong đó có 10-20%
chỉ hoạt tính (pha thành dịch 1%).
Khử bằng phương pháp lý hóa:
Nhiệt độ: đun sôi nước tới 1000C trong 10 phút.
Sử dụng sóng siêu âm.
Dùng đèn cực tím: đèn phát ra các tia tử ngoại có bước sóng ℷ < 280nm.
Dùng ozon: để oxy hóa tế bào vi khuẩn.
Dùng màng lọc để lọc nước.
Khử khuẩn bằng phương pháp sinh học: sừ dụng một số thực khuẩn thể để tiêu
diệt vi sinh vật gây bệnh có trong nước.

3


Chương 3: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Câu 1. Trình bài khái niệm axit, hiệu ứng nhà kính, tác hại của chúng ?
Hiệu ứng nhà kính:
Khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi mạnh mẽ chưa tứng thấy trong lịch sử loài
người. kết quả của sự trao đổi không căn bẳng về năng lượng giữa Trái Đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Hiện
tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như trong nhà kính và được gọi là hiệu ứng
nhà kính. Những dân cư trên hành tinh phải quen sống trong một thế giới nóng
hơn. Nhưng sợ căng bằng động này trong tự nhiên bị đảo lộn do nhà máy, xe hơi
hoạt động, dốt cháy nhiên liệu than đá, dầu và khí dốt tự nhiên đã sản sinh ra một
lượng khí CO2 khổng lồ. Tác hại của CO2 gây nóng không khí toàn cầu, làm tan
băng và dân cao mực nước biển, làm các vùng thấp sẽ bị chìm ngập.
Mưa axit: Xảy ra khi nước mưa, tuyết và các dạng khác của mưa có pH thấp hơn
pH tự nhiên. Điều này xảy ra do việc tăng sản lượng các chất khí thải axit từ các
nguồn công nghiệp, chủ yếu là NO2 và SO3 vào NO khí quyển và do việc vận

chuyển các chất ô nhiễm này trong khí quyển. Khi rơi xuống mặt đất mưa axit làm
thay đổi pH của những hồ nhỏ và của đất gây ra sự suy thoái về mặt sinh thái học.
Ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, khu hệ sinh vật biển và một số loài thực vật, các
loài cây trên cạn. Bệnh hen suyễn được chứng minh là có liên quan đến hàm lượng
các chất hóa học có tính axit trong không khí tăng lên. (H2SO3,HNO3 pH giảm )
Câu 2. Trính bày về sự nhiễm độc CO, SO2 gây độc như thế nào, triệu chứng ?
-SO2: là chất khí hình thành do oxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như
than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO2 là chất khí gây kích thích đường hô
hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 (thậm chí ở nồng độ thấp) có thể gây co thắt các cơ
thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp
trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi,
viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh
hen,…
- SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu
và kiềm ra nước bọt.
- Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin
B và C, ức chế enzim oxydaza.
- Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô hấp, ho là
50 mg/m3.
- CO: là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như
than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO2 là chất khí gây kích thích đường hô
4


hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ
thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp
trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi,
viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch,…
- CO kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy
hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy

trong máu,….
CHƯƠNG 4: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Trình bày các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất?
-

-

-

Xử lý tốt chất thải công nghiệp: các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp bắt buộc phải
có hệ thống xử lý chất thải và tái sử dụng và được kiểm tra thường xuyên bởi các cơ
quan ban ngành quản lý.
Xử lý tốt chất thải trong sinh hoạt hàng ngày
+ Xử lý phân:
Đối với phân người cần xây dựng những công trình vệ sinh xử lý phân đảm bảo theo 8
nguyên tắc.
Các loại côn trùng vệ sinh xử lý phân hợp vệ sinh có thể chấp nhận ở nước ta hiện nay
gồm có: loại ướt, loại khô và hầm ủ biogas.
+ Xử lý rác thải: tái sử dụng những gì có khả năng sử dụng được. Hạn chế tối đa sản
xuất cũng như sử dụng những sản phẩm khó hoặc không thể phân hủy được trong đất.
Thu gom và phân loại chất thải, quản lý chất thải theo nguyên tắc 3R. Đốt rác, chôn
vùi rác hợp vệ sinh và ủ rác.
+ Xử lý chất thải lỏng:
Các cặn vô cơ, các chất lơ lửng có thể giải quyết được bằng biện pháp làm sạch cơ
học.
Sau khi làm sạch cơ học, nước thải sẽ được tiến hành làm sạch sinh học nhằm loại bỏ
các chất hữu cơ hòa tan, các mầm bệnh...
Kiểm soát chặt chẽ hóa chất bảo vệ thực vật:

Phải kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập và mua bán các hóa chất bảo vệ thực vật,

nghiêm cấm những loại hóa chất bảo vệ thực vật có tính gây độc cao.
Hạn chế sử dụng hóa chất BVTV mà thay vào đó là sử dụng các loại phân xanh, phân
chuồng đã hoại, đồng thời cũng phải biết cách canh tác, luân canh xen xanh hợp lý, bảo
vệ đất trồng, bảo vệ chất lượng đất.
-

Chống xói mòn đất: trồng cây giữ đất, chọn những loại cây dạng rễ chùm, rễ bám
sâu và lan tỏa giúp giữ đất chống xói mòn và rửa trôi, làm giảm chất lượng đất.
CHƯƠNG 6: VỆ SINH BỆNH VIỆN

5


Câu 1: Thế nào là nhiễm trùng bệnh viện? Trình bày các nguyên nhân gây nhiễm
trùng bệnh viện?
-

-

-

-

-

-

Nhiễm trùng bệnh viện: Cơ thể người luôn có hệ thống bảo vệ chống lại sự tấn công
của vi khuẩn bao gồm hàng rào da niêm mạc, phản ứng chống viêm và hệ thống miễn
dịch. Nhiễm trùng xảy ra khi một trong 3 hệ thống này bị tổn thương.

Nguyên nhân:
+ Đối tượng nguy cơ: bệnh nhân, trẻ sinh non, người già, bệnh nhân suy dinh dưỡng,
nhân viên y tế.
+ Sử dụng liệu pháp kháng sinh: việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong điều trị là cơ
hội tốt cho các chủng vi khuẩn biến thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.
+ Tăng số lượng người đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện làm tăng nguy cơ phát
tán các loại vi khuẩn gây bệnh.
+ Sử dụng những kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn.
+ Sự di chuyển của các bệnh nhân ngày càng tăng.
+ Cán bộ nhân viên y tế ít được đào tạo nghiệp vụ.
+ Kiến thức không thích hợp.
Câu 2: Trình bày các biện pháp kiểm soát NTBV hiện nay được áp dụng?
Đối với nhân viên y tế:
+ Tắm: loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong quá trình hoạt động.
+ Móng tay – chân, tóc: cắt ngắn, không được sơn móng tay, gội sạch tóc thường
xuyên, tóc dài buộc gọn gàng.
+ Giày dép: vệ sinh sạch sẽ, không để ố bẩn
+ Vệ sinh quần áo
+ Khẩu trang
+ Nón mũ
+ Rửa tay: phòng ngừalây nhiễm bệnh nhiễm trùng.
Đồ vật, dụng cụ:
+ Ngâm
+ Lau rửa
+ Làm khô
+ Đóng gói
+ Vô trùng
Lau chùi, dọn dẹp: để giảm số lượng vi khuẩn trong môi trường bệnh viện. Chỉ cần
dọn rửa ướt bằng nước và chất tẩy rửa là đủ sau đó làm khô.
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật hay can thiệp phẫu thuật:khi chăm sóc vết thương hở

hay các dụng cụ xâm nhập phải áp dụng các kỹ thuật vô trùng. Bệnh nhân trước khi
phẫu thuật cần được:
+ Cạo lông
+ Cho bệnh nhân tắm rửa sạch sẽ
+ Sát trùng chuẩn bị mổ
Vệ sinh bệnh nhân và thân nhân.
6


CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI Y TẾ
Câu 1: Chất thải y tế là gì? Các phương pháp xử lý rác thải y tế tại bệnh viện?
- Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm,
nghiên cứu...
CTYT nguy hại là chất thải có các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ
phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất,.... thường ở dạng rắn,
lỏng, khí.
- PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
Xử lý chất thải là một quá trình được tiến hành từ khi chất thải bắt đầu phát sinh tới giai
đoạn xử lý cuối cùng. Chất thải cần được thu gom phân loại ngay từ nguồn nhằm giảm
khả năng gây ô nhiễm trong khi chất thải chưa được vận chuyển tới nơi xử lý cuối cùng.
Sau đó áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với từng loại chất thải: Rác thải không
nguy hại – mang đi xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị. Rác thải nguy hại – xử lý
bằng các phương pháp chôn lấp, phân hủy sinh học hay thiêu đốt.
Phương pháp xử lý rác.
1. Phương pháp chôn lấp.
Đây là phương pháp dễ làm, ít tốn kém nhưng lại chiếm nhiều diện tích xây dựng..
Áp dụng cho những cơ sở y tế chưa có điều kiện thiêu đốt chất thải y tế nguy hại.
Không chôn lẫn rác thải nguy hại với chất thải sinh hoạt( rác thải không nguy hại – mang
đi xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị. Rác thải nguy hại – xử lý bằng các phương
pháp chôn lấp, phân hủy sinh học hay thiêu đốt).

Phương pháp này không giải quyết được triệt để rác thải. Chất thải sau khi chôn lấp vẫn
có thể phân tán đi những nơi khác nhờ các loài chuột, côn trùng; hoặc nó có thể thấm
xuống đất theo nước mưa và gây ô nhiễm nguồn nước của những vùng xung quanh. Chất
thải sau khi chôn lấp có thể bị những người bới rác lấy lên để tận dụng những vật có thể
tái sử dụng và khả năng ô nhiễm trở lại môi trường vẫn xảy ra. Do đặc tính nguy hại của
chất thải bệnh viện, phương pháp chôn lấp chỉ áp dụng cho chất thải rắn sinh hoạt của
bệnh viện và tro của chất thải bệnh viện sau quá trình xử lý bằng phương pháp đốt.
2.Phương pháp đốt.
Đây là phương pháp xử lý cuối cùng, được coi là có hiệu quả cao. Phương pháp này sử
dụng các lò đốt chuyên dụng để đốt rác thải y tế với công nghệ tiên tiến, dựa trên nguyên
lý đốt phân giải nhiệt độ cao, đảm bảo đốt cháy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ của chất
thải; lượng khói bụi và lượng tro còn lại cũng rất ít. Đốt chất thải là quá trình ôxy hóa
chất thải bằng oxy của không khí ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, các chất hữu
cơ và vô cơ bị phân hủy thành dạng khí và tro xỉ. Khí sinh ra sẽ được xử lý tiếp để giảm
độ độc hại trước khi thải ra môi trường. Phần tro xỉ sau khi đốt được đem chôn lấp.
Ưu điểm của phương pháp đốt: An toàn về mặt sinh học. Làm giảm tới 90 % thể tích rác
thải. Không đòi hỏi mặt bằng lớn. Ít gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì chi phí cho xử lý rác bằng phương pháp
đốt còn quá cao, và nếu không lắp đặt hệ thống xử lý khí sau lò đốt thì quá trình xử lý vẫn
7


gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh. Phương pháp này được áp dụng cho các
loại chất thải không thể tái sử dụng hoặc chất thải độc hại, chất thải bệnh viện.
Cấu 2: Việc phân loại chất thải nguy hại dựa vào những đặc tính nào? Cho vd?
Chất thải bệnh viện nguy hại cần phải xử lý bằng phương pháp đốt. Khi áp dụng phương
pháp này ta cần lựa chọn loại lò, công suất lò và lượng chất thải cần xử lý…
Theo đặc tính
1. Tính cháy
Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện của

chất thải có những tính chất sau:
- Là chất lỏng hay dung dịch chứ lượng alcohol < 24% (theo thể tich) hay có điểm chớp
cháy nhỏ hơn 600C (1400F)
- Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất thải lỏng) có thể cháy qua ma sá, hấp phụ độ
ẩm hay tự biến đổi hoác học, khi bắt lửa cháy rất mảnh liệt và liên tục tạo ra hay có thể
tạo ra chất thải nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
- Là khí nén
- Là chất oxy hóa
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D001.
2. Tính ăn mòn: pH là thông số thông dụng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy
nhiên thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định
chất thải có nguy hại hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại
có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:
- Là chất lỏng có pH <= 2 hay >= 12.5
- Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6.35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ thí
nghiệm là 550C (1300F).
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D002
3. Tính phản ứng: chất thải được coi là nguy hại và tính phản ứng khi mẫu đại diện chất
thải này thể hiện một tính chất bất kì trong các tính chất sau:
- Thường không ổn định (unstable) và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ.
- Phản ứng mãnh liệt với nước
- Có dạng khi trộn với nước có khả năng nổ.
- Khi trộn với nước chất thải sinh ra khí độc, bay hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại
cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
-Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí
độc, hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
- Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc
nếu được gia nhiệt trong thùng kín.
- Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất
chuẩn.

- Chất nổ bị cấm theo định luật.
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D003
8


4. Đặc tính độc: theo bảng, nếu nồng độ lớn hơn thì có thể kết luận chất thải đó là chất
thải nguy hại.
Nhóm
D004 Arsenica
5.0
D036 Hexachloro-1,3-butadiene 0.5
D005 Bariuma
100.0
D037 Hexachoroethane 3.0
D019 Benzene
0.5
CHƯƠNG 8: ĐẠI CƯƠNG VỀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP, CÁC YẾU TỐ TÁC
HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHÓNG
Câu 1: Bệnh nghề nghiệp là gì? Kể một số lĩnh vực có bệnh nghề nghiệp?
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới
nghề nghiệp. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài
của điều kiện lao động không tốt. Bệnh nghề nghiệp là đối tượng ngăn ngừa của lĩnh
vực an toàn và vệ sinh lao động. Ngay từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện
và gây ảnh hưởng tới người lao động.
Một số lĩnh vực có BNN:
Bệnh phổi silic, than, bông…
Nhiễm độc chì, thủy ngân, mangan, asen,….
Viêm phế quản mạn tính.
Điếc nghề nghiệp.
Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp.
Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với môi trường( ẩm ướt, lạnh, hoát chất)…
CHƯƠNG 9: VI KHÍ HẬU NÓNG TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Câu 1: Vi khí hậu là gì? Các yếu tố của vi khí hậu?
- Vi khí hậu trong lao động sản xuất hay còn gọi là điều kiện khí tượng trong môi
trường sản xuất bao gồm độ nóng, độ ẩm, tốc độ vận chuyển không khí, và đặc biệt
là bức xạ nhiệt ở môi trường lao động nóng. Điều kiện khí tượng đó có thể ảnh
hưởng tới các quá trình sinh học trong điều hòa nhiệt độ cơ thể và có thể gây bệnh tật
cho người lao động khi mà các hoạt động sinh lý hóa bị rối loạn.
- Các yếu tố của vi khí hậu:
- Nhiệt độ không khí: Là khái niệm về sự nóng hay lạnh của không khí được đo
bằng độ C, độ F … Nó ảnh hưởng trực tiếp tới da và nhiệt độ cơ thể. Trong sản
xuất nhiệt độ không khí cao gặp ở nhiều ngành nghề như luyện kim, hầm mỏ.
Tiêu chuẩn nhiện độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của VN:
 Trong điều kiện bình thường không vượt quá 300C.
 Xung quanh các lò công nghiệp không vượt quá 400C
 Nhiệt độ trong cơ sở sản xuất không chênh lệch với bên ngoài quá 3 – 50C
9


Độ ẩm không khí: Là khái niệm chỉ lượng nước có trong không khí. Có 3 đại
lượng đo độ ẩm:
 Độ ẩm tuyệt đối: được tính bằng số gam hơi nước có trong 1m3 KK
 Độ ẩm tối đa: là lượng hơi nước bão hòa trong KK ở nhiệt độ nhất định
 Độ ẩm tương đối: là tỷ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa (ở VN là
75%)
- Tốc độ di chuyển của không khí (gió): thường biểu thị bằng m/s, gió làm tang
hoặc giảm nhiệt độ cơ thể. Gió có thể đưa không khí nóng hay lạnh từ nơi này tới
nơi khác.

- Bức xạ nhiệt: là năng lượng phát ra từ bề mặt của các vật thể nóng hoặc con người
gồm các tia thấy, hồng ngoại và tử ngoại. Nhiệt độ bề mặt càng cao thì bức xạ
càng lớn và có nhiều tia song ngắn. Cường độ bức xạ nhiệt tối đa cho phép ở VN
là từ 1 – 1,5 calo/cm2/phút.
- Ngoài ra còn các yếu tố: quần áo, cường độ lao động
Câu 2: Kể các ngành nghề có vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh? Biện pháp phòng
tránh?
- Các ngành nghề có vi khí hậu nóng: Luyện kim, Khai thái mỏ than, Công nhân nhà
máy cơ khí,…
- Các ngành nghề có vi khí hậu lạnh: Công xưởng chế biến thủy sản đông lạnh, Hầm
lên men rượu bia, Nhà ước lạnh thực phẩm,…
- Biện pháp phòng tránh:
- Biện pháp kỹ thuật:
 Áp dụng tiến bộ KH-KT như điều khiển từ xa, quan sát từ xa, cơ khí hóa, tự
động hóa các quá trình sản xuất để làm giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho
công nhân
 Bố trí các hệ thống để điều hòa không khí, đảm bảo thông thoáng.
 Hệ thống phun nước hạt mịn để vừa làm mát đồng thời làm sạch bụi trong
không khí.
- Biện pháp tổ chức sản xuật hợp lý:
 Thực hiện đầy đủ điều kiện vệ sinh phù hợp.
 Lập thời gian biểu sản xuất sao cho những công đoạn sản xuất tỏa nhiệt nhiều
không cùng lúc mà trải ra trong cả sản xuất.
 Lao động trong điều kiện nhiệt độ cao cần phải đảm bảo chế độ ăn uống bồi
dưỡng, nước uống phải cần pha them các muối K, Na, Ca, P và các Vitamin B,
C,…
- Biện pháp vệ sinh y tế: Quy định chế độ lao động thích hợp cho từng ngành nghề
thực hiện trong điều kiện vi khí hậu xấu. Khám tuyển khi nhận người để bố trí
công việc phù hợp, khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phts hiện bệnh và
điều trị…

-

10


CHƯƠNG 10: TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT
Câu 1: Tiếng ồn là gì? Các nguồn phát sinh tiếng ồn?
Ô nhiễm tiếng là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó
chịu cho người hoặc động vật.
Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao
thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa.
Các nguồn phát sinh tiếng ồn:
- Do nguồn gốc thiên nhiên: Do hoạt động của núi lửa và động đất và nó có tính chu
kỳ mà nó xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu.
Do nguồn gốc nhân tạo: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm
tiếng ồn.

-



Phương tiện giao thông :

-

Do mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn gây nên ô nhiễm
tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe.

-


Máy bay cũng là một nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua.

-

Việc sử dụng các loại máy móc trong các hoạt động xây dựng, công
nghiệp và sản xuất là một nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.


-

Trong sinh hoạt:

Việc bật máy nghe nhạc quá lớn, nhất là trong các vũ trường hay quán
bar. Đây là nguồn gây ô nhiễm mà được xem là khó xử lý nhất.


Một số nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn khác như: Các cuộc biểu tình,
các sự kiện công cộng, các sự kiện thể thao (trường bắn, karting...).
tiếng chó sủa, mèo kiêu,.. Từ nhà hàng xóm, như tiếng nhạc bật lớn,
la hét, tiếng ồn máy cắt,... Đặc biệt tiếng điện thoại di động ở những
nơi công cộng, phòng học, hội nghị cũng là một nguồn gây ô nhiễm
tiếng ồn.

Câu 2: Bệnh điếc nghề nghiệp là gì? Tác hại của bệnh điếc nghề nghiệp?
-

Điếc nghề nghiệp là một vi chấn thương âm do tiếng ồn quá mức gây hại lên cơ
quan tính giác đặc biệt là những tỗn thương không hồi phục của các cơ quan Corti
ở tai trong. Với môi trường lao động áp dụng TCVN 39851999 “ Mức ồn cho phép
tại nơi làm việc” trong đó quy định:” Mức áp âm liên tục tại nơi làm việc không

quá 85 dBA trong 8 giời lao động”.
11


Tác hại:
-

Những người lao động làm việc nơi có tiếng ồn từ 85 dBA trở lên, tiếp xúc liên tục
dần dần sẽ bị giảm thính lực, tiếp xúc từ 3 tháng trở lên và mỗi ngày trên 6 giờ sẽ
dẫn tới điếc nghề nghiệp.

-

Triệu chứng ban đầu: là nghe kém, người bệnh thường không biết.

-

Bệnh thường diễn biến làm 3 giai đoạn.
-

Giai đoạn đầu: người bệnh cảm thấy ù tai, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tức
ở hai tai, đau đầu, mất ngủ...

-

Giai đoạn tiềm tàng: chỉ có triệu chứng duy nhất là nghe kém, nghe kém
ngày càng tăng, kéo dài hàng tháng, hàng năm tùy theo mỗi người.

-


Giai đoạn rõ rệt: người bệnh nhận thấy mình nghe kém khi giao tiếp ngôn
ngữ, nghe kém cả hai tai ngày càng tăng đưa tới điếc, điếc không hồi phục.
Chương 11: BỤI TRONG SẢN XUẤT

Câu 1: Định nghĩa bụi? nguồn gốc, phân loại, cho ví dụ?
-

Bụi là những phân tử nhỏ bé, đa số ở thể rắn tập hơp rải rác trong môi trường, là
tác nhân phổ biến nhất trong các tác hại nghề nghiệp của môi trường không những
bởi tính độc hại của nó mà còn do chúng rất phổ biến, có mặt ở mọi nơi, mọi chổ
trong môi trường lao động, môi trường sống.

-

Có 3 nguyên nhân sinh ra bụi:

-

-

Nghiền, cán, mài đánh bóng các chất đặc, các vật cứng ( đá, sắt thép,..)

-

Các chất nổ và không cháy

-

Các chất ở dạng hơi bốc lên dày đặc trong không khí, bị oxy hóa hoặc sinh
ra các phản ứng hóa học khác nhau.


Phân loại bụi:
-

Theo nguồn gốc sinh ra bụi:

Bụi hữu cơ: có nguồn gốc từ động thực vật (lông, bông, gỗ, giấy,…)

12


Bụi vô cơ: các kim loại (đồng, sắt, kẽm,…) các khoáng chất ( cát, thạch anh,
…) các chất nhân tạo (xi măng, thủy tinh,…).
Bụi hỗn hợp: Hỗn hợp nhiều loại bụi khác nhau.


Theo kích thước hạt:

Bụi sợ: là bụi mà phân tử phân tán >5µm và chiều dài gấp chiều rộng hơn 3
lần.
Bụi hạt:
-

Bụi hạt hô hấp: Đường kính <5 µm

-

Bụi hạt không hô hấp: Đường kính >5 µm

Tỷ trọng: nếu là bụi đay, có tỷ trọng nhẹ nhất, bụi hữu cơ nặng hơn bụi đay 1

-2 lần, bụi khoáng chất nặng hơn 3 – 5 lần, bụi kim loại 5 – 7 lần. Tỷ trọng ảnh
hưởng về mặt tốc độ lắng và rơi của bụi.
Hinh thái và độ cứng: Bụi cứng, hạt to, sắc cạnh sẽ dễ làm tổn thương niêm
mạc hơn các bụi tròn và mềm.
Độ tan của bụi: Bụi tan được sẽ gây ít tác hại hơn bụi không tan được. Loại bụi
tan được bao gồm: bụi thạch anh (SiO2), bụi lò Thomas.

13


Tác hại của bụi:
-

Gây độc toàn thân: bụi chì, mangan, clo, asen,…

-

Gây kích thích cục bộ: xi măng, CaO,..

-

Gây dị ứng: bụi đay, bụi sơn, phấn hoa,…

-

Gây tác dụng quang lực học: bụi hắc ín

-

Gây nhiễm khuẩn: bụi giẻ rách, lông súc vật,…


-

Gây ung thư: bụi của các chất X- quang

Câu 2: Bệnh phổi silíc, tác hại, biện pháp phòng tránh?

-

Bệnh bụi phổi - silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do thở hít bụi có nhiều dioxyt silic.
Đặc điểm của bệnh về mặt giải phẫu là xơ hóa và phát triển các hạt ở hai phổi, về mặt
lâm sàng là khó thở, về X quang là có nhiều hình ảnh tổn thương với các mờ và đánh
mờ đặc biệt.

-

Tác hại:
o Giải phẫu bệnh lý

Tổn thương giải phẫu bệnh lý đặc trưng của bệnh bụi phổi - silic là các hạt silic,
tập trung ở vùng chung quanh phế quản và chung quanh mạch máu, đường kính 0,3
( 1,5mm có thể có sự kết hợp nhiều hạt để cho hạt lớn hơn. Những hạt silic có hình
tròn hoặc hình sao thổ, trung tâm gồm có những bó xơ trong được xếp hướng tâm
hoặc hình cuộn len, có khi hòa lẫn thành một khối đồng nhất. Chung quanh được
bao bọc một quầng tế bào gồm những sợi lưới, đại thực bào, nguyên bào sợi, tương
bào.
o Triệu chứng

Lâm sàng : Triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn đầu rất nghèo nàn và kín đáo, và xuất
hiện rất muộn chủ yếu là khó thở. Sau đó ho, đau ngực. Đó là những triệu chứng

không điển hình có thể thấy bất cứ ở bệnh hô hấp nào. Bệnh silicosis không gây ra
khaõi huyết, nếu có khái huyết là có thể kèm thêm lao phổi.
Thể trạng bệnh nhân trong giai đoạn đầu bình thường, trong giai đoạn nặng thể
trạng giảm dần đến suy sụp, khám thực thể ít thấy có dấu hiệu bất thường
14


o Thăm dò chức năng hô hấp :

Chức năng thông khí phổi giảm : Giảm thông khí hạn chế (FVC giảm), hậu quả của
nhu mô phổi bị xơ hóa.
Trong giai đoạn nặng thường có giảm thông khí phối hợp (FVC giảm kèm thêm
giảm FEV1) do có kết hợp tổn thương ở phế quản hoặc do tổn thương xơ hóa nặng
gây tắc nghẽn đường thở.
Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa có thay đổi nhưng cũng không đặc thù.
o X quang.

Chẩn đoán chính xác bệnh silicosis chủ yếu dựa vào X quang phổi, trên phim X
quang người ta có thể thấy những hình ảnh từ những nốt mờ kích thước và số lượng
khác nhau cho đến những khối giả u to nhỏ khác nhau và thường thấy ở cả hai bên
phế trường. X quang chẩn đoán trong bệnh bụi phổi đòi hỏi kỹ thuật chụp phim đặc
biệt về liều lượng tia cũng như có kinh nghiệm về đọc phim.
Và cần nhớ có khoảng 40 bệnh có hình ảnh X quang tương tự như hình ảnh X
quang của bệnh bụi phổi - silic, do đó X quang chưa đủ để chẩn đoán.
o Biến chứng
 Biến chứng xuất hiện trong giai đoạn nặng gồm : như dãn phế nang, tâm phế

mãn, lao phổi, tràn khí phế mạc, bội nhiễm.
 Chẩn đoán bệnh bụi phổi - silic dựa vào hỏi tiền sử nghề nghiệp, đo chức năng


hô hấp và hình ảnh X quang phổi.
 Tiền sử nghề nghiệp : xác định thời gian tiếp xúc với bụi SiO2. Phải điều tra

hàm lượng bụi và thành phần SiO2 tự do có trong bụi.
 Khám lâm sàng chủ yếu là để phát hiện bệnh khác hơn là chính bản thân bệnh

bụi phổi - silic.
 Quan trọng nhất là X quang, có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm, nhưng

ta đã biết có khoảng 40 bệnh có hình ảnh X quang gần giống với bệnh bụi phổi
- silic.
- Biện pháp phòng tránh:


Giảm tiếp xúc với bụi là cách hữu hiệu nhất
15




Ở các nơi khai thác, khoan đất đá cần dùng phương pháp khoang ước.



Nơi làm việc phải rộng rải nhiều cửa sổ. Cần trang bị các dụ cụ bảo hộ nhưng
khẩu trang, quần áo, ủng… khi tiếp xúc với bụi. Sau giờ làm việc phải tắm giặc
sạch sẽ, mùa rét phải tắm bằng nước nóng.




Khi khám tuyển cần loại trừ các bệnh đường hô hấp kéo dai như viêm xoang, viêm
mũi dị ứng, các bệnh phổi mãn tính, hen phế quản, lao phổi,…



Cần khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, ít nhất mỗi năm một lần có chúp X
quang và đo chức năng hô hấp.

16



×