Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

kiểm tra và sửa chữa thiết bị điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.83 KB, 34 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUY NHƠN
KHOA ĐIỆN TỬ
----------

KIỂM TRA VÀ SỮA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN

NGHỀ : ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

TP.QUY NHƠN, 2015
LỜI CẢM ƠN
1


-------o0o-------

- Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo mọi điều
kiện cho học sinh ,sinh viên chúng em có một môi trường học tập tốt nhất ,và
giúp chúng em tiếp cận được những máy móc hiện đại .
- Cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt hết những kiến
thức căn bản nhất cho học sinh, sinh viên chúng em với một kiến thức sâu
rộng với lòng nhiệt huyết với học trò ,với công việc.Các thầy cô giáo luôn có
những động viên kịp thời ,luôn đôn đốc ,và định hướng ,góp ý cho chúng em
mỗi khi chúng em mắc nỗi.
- Một lần nữa em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
điện tử cũng như các thầy cô trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em
trong suốt 3 năm học qua. Chính các thầy cô đã xây dựng cho chúng em
những kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn
thành tốt, kĩ năng nghề trong trường và cũng làm tiền đề cho công việc của
chúng em sau này. Một lần lữa em xin cảm ơn nhà trường và các thầy giáo,cô
giáo!
Quy Nhơn, ngày 12 tháng 9 năm 2015


Sinh Viên Thực Hiện

2


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.....................................................................................................
Nhận xét của đơn vị thực tập........................................................................
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn………………………………………..
MỤC LỤC…………………………………………………………………..
Lời mở đầu.....................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ
CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
1.1.
1.2.

Thông tin về đơn vị thực tập......................................................2
Thông tin về công việc sinh viên tham gia thực tập..................5
....................................................................................................

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
2.1. Tiến độ thực hiện công việc.......................................................8
2.2.

Quá trình thực hiện các hạng mục công việc............................9

2.3.

Công tác vê sinh môi trường an toàn lao động..........................25


CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
3.1.

Nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình thực tập................27

3.2. Các kiến nghị

3


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tiển đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong
hành trang tri thức của học sinh, sinh viên. Đây là phương pháp thực tế để
tổng hợp và đánh giá lại kiến thức học ở trường giúp cho chúng ta khi ra
trường có thể vững vàng, tự tin hơn đẻ đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói
chung và của công việc nói riêng. Với sự tạo điều kiện của trường, của khoa
đã giúp em hiểu rõ hơn về điều đó bằng việc đi thực tập mà đặc biệt là em
được thực tập tại Công Ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng , Nhà Máy May Phù
Mỹ.
Trong quá trình thực tập tại tổ cơ điện trực thuộc tại Công Ty Cổ Phần
Vinatex Đà Nẵng Em đã được các anh kỹ thật trong tổ cơ điện tạo mọi điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt 2 tháng thực tập này. Khi thực tập cũng
như trong quá trình học tập tại công ty em được học tập và làm việc, tiếp xúc
được với rất nhều trang thiết bị máy móc hiện đại của công ty.
Qua việc thực tập thực tế tại công ty em đã thấy rằng ngoài việc học lý
thuyết trên lớp, với việc đi thực tập thực tế là một điều rất quan trọng. Khi đó
em có thêm nhận biết phần nào một cách chân thực trực quan về thực tế. Thời
gian thực tập tuy ngắn nhưng thực sự chúng em đã tiếp thu được những kinh
nghiệm rất quý báu để làm tiền đề cho công việc sau này của mình.


4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÔNG
VIỆC XÂY DỰNG.
1.1.
1.1.1

Thông tin về đơn vị thực tập:
Giới thiệu chung về công ty.
- Tên trụ sở

: Công ty Cổ phần Vinatex Nhà Máy May Phù Mỹ

- Địa chỉ

:Quốc lộ 1A, Thị Trấn Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định

- Điện thoại

: 0563755855

- Giám đốc : Nguyễn Thành An
1.1.2

Sự hình thành và phát triển và lĩnh vực hoạt động của công ty.
Nhà máy May Phù Mỹ là đơn vị trực thuộc Công ty CP Vinatex Đà

Nẵng, được thành lập từ tháng 8/2005, chuyên kinh doanh về lĩnh vực may

mặc.

Trải qua gần 10 năm hoạt động đầy khó khăn, thách thức, có thời điểm Nhà
máy hàng ít, thu nhập thấp, việc làm thiếu ổn định, một số lao động phải tạm
nghỉ...nhưng những năm gần đây, nhất là từ năm 2010 đến nay, bên cạnh một
số doanh nghiệp, nhà máy ở Phù Mỹ đã và đang lao đao vì rất khó cho đầu ra
của sản phẩm, thì Nhà máy may vẫn vững bước đi lên.

5


Giám đốc Nhà máy may Phù Mỹ, phấn khởi cho biết: 4 tháng đầu năm 2013,
bình quân hàng tháng Nhà máy đã sản xuất đạt 450 ngàn sản phẩm các loại
(đồ bảo hộ lao động, quần tây, áo Rốc Két...), đưa tổng doanh thu xấp xỉ 13 ty
đồng, tăng hơn 20% mức doanh thu so cùng kỳ.
Kết quả đó, là nhờ: Ngoài nguyên phù liệu từ Công ty đáp ứng đầy đủ, ổn
định, mặt khác, trong năm 2011 và 2012 trở lại đây, Nhà máy đã đầu tư hơn
2,5 ty đồng để tiếp tục lắp đặt và đạt mục tiêu 100% máy 1 kim điện tử thay
thế một số máy cơ trước đây, khiến cho năng suất, chất lượng sản phẩm đều
tăng, giá thành hạ, cũng vì đó một số lao động dôi dư từ trang thiết bị mới đưa
vào, được nhà máy điều chuyển sang công nghệ may, hiện nhà máy vẫn đảm
bảo thu hút, giải quyết việc làm ổn định thường xuyên cho hơn 900 lao động,
đáp ứng nhu cầu vận hành 16 chuyền may vào sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu
cầu số và chất lượng sản phẩm giao cho Công ty, đủ sức cạnh tranh với thị
trường quốc tế, nhất là thị trường Châu Âu.

Để giữ chân người lao động tại nhà máy (hầu hết là nữ) ngoài việc tiếp tục
thực hiện đúng các chế độ trợ cấp thôi việc, ốm đau, nghỉ dưỡng, nghỉ sinh,
hỗ trợ nuôi con nhỏ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là bảo hiểm xã
hội cho 100% người lao động...BGĐ Nhà máy may Phù Mỹ vẫn duy trì tốt

hơn việc hỗ trợ ăn trưa, xăng dầu đi lại cho công nhân, chưa kể trong sản xuất
kinh doanh, Nhà máy thực hiện khoán sản phẩm và trả lương cho từng người,
từng khâu công việc, theo kết quả lao động, có khen thưởng hàng tháng, hàng
quý cho lao động chuyên cần ở 2 mức A - B, có tính thâm niên làm việc cho
lao động gắn bó liên tục với nhà máy...chưa kể, các ngày lễ 30/4, 1/5; 2/9 và
tết tây đều có thưởng, nhất là 100% công nhân đều có lương tháng 13 ăn tết ta
hàng năm.

6


Thông tin về công việc sinh viên tham gia thực tập:

1.2.

1.2.1. Giới thiệu chung về công việc thực tập :
+ Khắc phục mộ số lỗi thường gặp của máy công nghiệp điện tử và máy l
+ Sữa chữa, bão dưỡng thiết bị điện
+ kiểm tra và sữa chữa động cơ 1 pha.
1.2.2. Đặc điểm công việc và yêu cầu kỹ thuật:
- Đặc điểm công việc:
+ Kiểm tra và sữa chữa thiết bị máy máy và các trang thiết bị
điện trong nhà máy.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Nắm rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị.
+ Tìm hiểu kỹ sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy nén khi
+ Hiểu rõ nguyên lý hoạt của khác khí cụ điện
+ Thao tác nhanh gọn, tỉ mỉ, chính xác tránh các trường hợp
chạm chập gây cháy nổ.
+ Bảo đảm an toàn lao động trong quá trình làm việc.

+ Bảo đảm vệ sinh nơi làm việc.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập, nhiệm vụ các bên liên quan:
- Cơ cấu tổ chức của tổ cơ điện Nhà Máy May Phù Mỹ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
-

Họ và tên
Nguyễn Thành Tuấn
Tuấn
Vương
Đông
Nhạc
Hùng
An
Tuấn

Chức vụ
Tổ Trưởng
Tổ Phó
Tổ Phó
Kỹ Thuật
Kỹ Thuật

Kỹ Thuật
Kỹ Thuật
Kỹ Thuật

Nhiệm vụ các bên liên quan:

+ Người hướng dẫn: Nguyễn Thanh Tuấn
7

Trình độ chuyên môn
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện




Hướng dẫn cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu



cầu của quá trình thực tập.
Hướng dẫn cho sinh viên về quy trình tìm hiểu thực tiễn đối với các




thiết bị trong quá trình sữa chữa.
Kiểm soát quá trình làm việc của sinh viên tại công ty, đảm bảo tính



năng kỹ thuật cao.
Hướng dẫn cho sinh viên phương pháp thực tập, trình bày kết quả



thực tập khoa học.
Đánh giá đúng đắn kết quả thực tập của sinh viên và chịu trách
nhiệm về kết quả thực tập và quá trình thực tập của sinh viên.

+ Đối với sinh viên thực tập:

-



Sinh viên phải hiểu được mục đích và nội dung của đợt thực tập tốt




nghiệp
Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của người hướng dẫn.
Học sinh phải nắm vững toàn bộ các kiến thức đã học tại trường để




vận dụng vào quá trình thực tập.
Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn và nội quy, quy chế tại nơi làm



việc của công ty.
Trong quá trình thực tập tại công ty phải đảm bảo an toàn lao động

và vệ sinh công nghiệp.
Trang thiết bị phục vụ trong quá trình thực tập:
+ Đông hồ VOM
+ Kiềm cắt, kiềm bấm
+ Tua vit
+ Dao cắt
+Mỏ lếch, khóa vặng ốc
+ Bút thử điện
Và một số dụng cụ hổ trợ khác.

1.

Các yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong quá trình thực tập:

+ Cần phải phân công công việc một cách hợp lý.
+ Trang phục thực tập phải đảm bảo đúng nội quy quy chế của công ty.
8


+ Trong quá trình làm việc cần phải tập trung trách các trường hợp chạm

chập cháy nổ.
+ Sau khi kết thúc công việc phải vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp dụng cụ
gọn gàng, ngăn nắp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.
2.1.

Tiến độ thực hiện công việc:

- Thời gian thực tập tại Nhà Máy May Phù Mỹ là: 2 tháng
- Thời gian thực tập và làm việc bắt đầu từ ngày 01/09/2015 và kết thúc
ngày 20/10/1015.
Công việc thực hiện

Thời gian

Vệ sinh và khắc phục lỗi
máy máy điện tử 1 kim
Kiểm tra tủ điện định kì
Kiểm tra máy nén khí
Thay và sữa đèn chiếu
sáng trong xưởng

Khi gặp sự cố
1 tuần
2 tuần
khi bị hư hỏng

Sữa chữa động cơ 1 pha


Khi bị hư hỏng

2.2 Qúa trình thực hiện các hạng mục công việc :

9


2.2.1. Bảo dưỡng máy 1 kim điện tử.

Hình
2.0.

Máy
JUKI
DDL8700A-

7
*Quá trình thực hiện:
B1: Vệ máy JUKI DDL-8700A-7
Công việc bắt đầu bằng việc ngắt điện vào máy, sau đó ta mở máy ra
để tiến hành công việc vệ sinh cho máy.
Khi làm vệ sinh ta phải làm thật cẩn thận và tỉ mỉ kể cả phần động cơ
và phần bảo vệ . Việc làm cẩn thận và tỉ mỉ là để ta tránh khỏi những va
chạm đến những bộ phận khác . Phải làm vệ sinh một cách sạch sẽ để tránh
bụi bám vào mạch làm ẩm và hỏng máy sau khi sửa chữa lại
B2: Khắc phụ một số lỗi thường gặp của máy may


Bỏ mũi, nối chỉ trên, nối chỉ dưới.




Dùng kim và chỉ may công nghiệp không đúng cách



Nhăn vải, gãy kim

10


Trước khi sử dụng máy may, cần kiểm tra:


Đường điện



Mô tơ



Dầu máy phải đủ.



Khi khởi động máy bật nút (On) để máy chạy không tải từ 15-20giây
thì mới được đưa vải vào may.

Khắc phục các lỗi cơ bản của máy may:

1. Cách chỉnh chỉ
+ Sùi chỉ trên:
Chỉnh lại thoi (thuyền chỉ dưới ) vặn vít me vào từ từ sao cho chỉ thuyền ra
đều ( không chặt quá, không lỏng quá).
+ Sùi chỉ dưới:
Vặn lại cụm đồng tiền trên, vặn cụm đồng tiền vào từ từ đến khi chỉ dưới hết
sùi thì thôi.
2. Máy bị bỏ mũi:
Theo kinh nghiệm của những người sữa chữa máy việc bỏ mũi hoặc không
có mũi đó là do chao sai, để khắc phục việc này, trước hết bạn phải kiểm tra
mũi kim có đúng vị trí chưa, nếu nguyên do không phải là do mũi kim thì
bạn nên điều chỉnh chao lại, Nới lỏng vít chao và quay vô lăng về phía người
may xuống vị trí thấp nhất rồi tiếp tục quay vô lăng lên vạch thứ 2, nếu
không có vạch thì quay lên khoảng 2,3 mm rồi canh đầu mọc chao đến mí
trên lỗ kim khoảng 0,9 – 1,1mm, chỉnh độ hở ngang canh từ đầu mũi chao
đến thân kim là 0,05 – 0,1mm siết ốc chao lại rồi kiểm tra lần cuối cùng là
được. Khi chỉnh máy bị bỏ mũi ( trụ kim đi xuống hết cỡ thì lỗ kim phải
ngang bằng mặt ổ), lúc đó ta mới chỉnh lại ổ.
3. May vải dầy bị bỏ 1 hoặc 2 mũi:
Khi gặp trường hợp này chỉnh lại ổ sao cho bắt chỉ dưới đi sát vào thân kim
và trên lỗ kim từ 1-2mm. Nếu may vải thun máy bị bỏ mũi cách chỉnh cũng
như vải dầy và chao bắt chỉ dưới đi vào thân kim và cách lỗ kim từ 0,5-1mm
chỉnh lại cầu răng cưa và bàn ép chân vịt.
11


4. Chỉnh độ mau thưa của chỉ:
Vặn núm số để chỉnh độ từ nhỏ đến lớn.
5. Lại mũi đầu và lại mũi cuối :
Muốn lại bao nhiêu mũi thì ấn cần lại mũi dưới núm số bên tay phải.

6. Gãy mũi kim
Một trong những trường hợp có thể làm bạn hơi bực mình đó là đang may
thì bị gãy mũi kim và quay vô lăng không được do mũi kim bị dính vào ổ
chao, bạn nên xử lý bằng cách tháo ổ chao ra và gỡ bỏ mũi kim và lắp lại là
được.

2.3 Kiểm tra tủ điện.

Hình 3.0 Tủ điện bảo vệ động cơ 3 pha
2.3.1Mục tiêu:
-

Nhận biết đún các trang thiết bị điện trên tủ điện
Thuyết minh đúng chuyên lý mạch điện;
Trinh bày đặ điểm về dòng điện và thời gian của quá trình khởi động ;
Trình bày được quy trình vận mạch điện;
Thực hiện vận hành tủ điện đúng quy trình;
Tuân thủ nguyên tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp trong vận hành;
12


2.3.2 Nội dung:
2.3.2.1 Trang thiet bị trên tủ điện
a. Nút nhấn
- Nút nhấn tự phục hồi (push button)
+ Cấu tạo

1.Cấu tạo nút nhấn

2. Dạng thực tế nút nhấn

Hình 3.1: Nút nhấn tự phục hồi

1.
2.
3.

Nút tác động;
4. Tiếp điểm thường mở (NO)
Hệ thống tiếp điểm;
5. Tiếp điểm thường đóng (NC)
Tiếp điểm chung (com); 6. Lò xo phục hồi
. Công dụng
Nút nhấn được dùng trong mạch điều khiển ,để ra lệnh điều

khiển mạch hoạt động. Nút nhấn thường được lắp ở mặt trước của các tủ
điều khiển. Tín hiệu do nút nhấn tự phục hồi
-

Nút dừng khẩn (emergency stop)
+Cấu tạo

Hình 3.2 nút dừng khẩn cấp
13


. Nhấn vào núm khi cần chuyển sang trạng thái các tiếp điểm
. xoay nắm theo chiều mũi tên khi muốn trả các tiếp điểm về trạng thái
ban đầu
.Công dụng nút nhấn dừng khẩn cấp dùng để dừng nhanh hệ thống khi
sảy ra sự cố thông thường người ta dùng tiếp điểm thường đóng để cấp

điện toàn bộ mạch điều khiển. Khi hệ thống xảy ra sự cố nút nhấn
dừng khẩn cấp làm mở tiếp điểm thường đóng và cắt toàn bộ mạch
-

diều khiển.
Các hư hỏng thường gặp nguyên nhân cách khắc phục:
+ Hư hỏng hệ thống tiếp điểm.
+ Lau sạch hệ thống tiếp điểm.

b. Actomat
* Cấu tạo
- Tiếp điểm
+CB thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ
quang), hoặc ba cấp tiep điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ,
sau cùng là tiếp điềm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở
trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang
Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp
điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy
lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
-

Hộp dập hồ quang

Để CB dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện,
người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: kiểu nửa kín và kiểu
hở.
Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí. Kiểu này có
dòng điện giới hạn cắt không quá 50KA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn
dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V(cao áp).


14


Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp
thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đọan ngắn thuân lợi cho
việc dập tắt hồ quang.
-

Cơ cấu truyền động cắt CB

Truyền động cắt CB thường có hai cách : bằng tay và bằng cơ điện điện từ,
động cơ điện).
Điều khiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức
không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng
dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A).
Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo nguyên
lý đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén.
-

Móc bảo vệ

CB tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ – gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi
mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.
+ Móc bảo vệ quá dòng điện (còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) để bảo vệ
thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch, đường thời gian – dòng điện của
móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Người
ta thường dùng hệ thống điện từ và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong
CB.
Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây này

được quấn tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng. Khi dòng điện vượt quá trị
số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm tiếp
điểm của CB mở ra. Điều chỉnh vít để thay đổi lực kháng của lò xo, ta có thể
điều chỉnh được trị số dòng điện tác động. Để giữ thời gian trong bảo vệ quá
tải kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian (ví dụ bánh xe
răng như trong cơ cấu đồng hồ). khí nén.
* Nguyên lí hoạt động
- Aptomat bảo vệ dòng cực đại:
Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần
ứng 4 không hút.
15


Cuộn dây bảo vệ quá dòng

Khi mạch điện q tải5 hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5
lớn hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm
bật nhả móc 3, móc 2 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp
điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.

fđt
-

3

Aptomat bảo vệ sụt flx
áp

f mức nam châm điện 6 và phần ứng
Bật CB ở trạng thái ON, với điện áp định

5 hút lại với nhau. Khi sụt áp q mức, nam châm điện 6 sẽ nhả phần ứng 5 ,
lò xo 4 kéo móc 3 bật lên, móc 2 thả tự do, thả lỏng, lò xo 1 được thả lỏng,
Tải

kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.
-

Phân loại

Theo kết cấu, người ta chia CB ra ba loại: một cực, hai cực và ba cực.
Theo thời gian thao tác, người ta chia CB ra loại tác động khơng tức thời và
loại tác động tức thời (nhanh).
Tùy theo cơng dụng bảo vệ, người ta chia CB ra các loại: CB cực đại theo

2 điện, CB cực tiểu theo điện áp, CB dòng điện ngược v.v…
dòng
4

- Lựa chọn áp tơ mát
+Dòng điên tính tốn đi trong mạch.

5

+Dòng điện q tải.

6

+Khi CB thao tác phải có tính chọn lọc.
Ngồi ra lựa chọn CB còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải là
CB khơng được phép cắt khi có q tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều

kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong

3

phụ tải cơng nghệ.
16


1
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của móc bảo vệ IBBCB BB không
được bé hơn dòng điện tính toán Itt của mạch.
Iap tô > Itt

Nguoàn

Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng
dẫn lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% hay lớn
hơn nửa so với dòng điện tính toán mạch.
-

Các hư hỏng cách sửa chữa
+Kiểm tra cách điện:
+Dùng megaohm để kiểm tra cách điện vỏ bảo vệ của áp tômmat với

các phần tử tiếp điểm
c. Rơ le nhiệt
- Rơle nhiệt là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch
điện khỏi bị quá tải. Thường dùng kèm với khởi động từ, công tắc tơ. Dùng
ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50 Hz, loại mới I đm đến 150A điện áp
một chiều tới 400V. Rơle không tác động tức thời theo trị dòng điện vì có

quán tính nhiệt lớn phải có thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc
khoảng vài giây đến vài phút, nên không dùng để bảo vệ ngắn mạch được.
Muốn bảo vệ ngắn mạch thường dùng kèm cầu chì.
- Cấu tạo

17


+Phần tử phát nóng 1 được đấu nối tiếp với mạch động lực bởi vít 3 và
ôm phiến lưỡng kim 2. Vít 6
trên giá nhựa cách điện 5 dùng
để điều chỉnh mức độ uốn cong
đầu tự do của phiến 2. Giá 5
xoay quanh trục 4, tùy theo trị
số dòng điện chạy qua phần tử
phát nóng mà phiến lưỡng kim
cong nhiều hay ít, đẩy vào vít 6
làm xoay giá 5 để mở ngàm
đòn bẩy 9. Nhờ tác dụng lò xo
8, đẩy đòn bẩy 9 xoay quanh trục 7 ngược chiều kim đồng hồ làm mở tiếp
điểm động 11 khỏi tiếp điểm tĩnh 12. Nút nhấn 10 để reset rơ-le nhiệt về vị
trí ban đầu sau khi phiến lưỡng kim nguội trở về vị trí ban đầu.
- Phiến lưỡng kim gồm hai lá kim loại có hệ số dãn nờ nhiệt khác nhau được
gắn chặt và ép sát nhau.

- Nguyên lý hoạt động:
+Nguyên lý chung của rơ-le nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt
của dòng điện làm giãn nở phiến kim loại kép. Phiến kim loại kép gồm hai lá
kim loại có hệ số giãn nở khác nhau (hệ số giãn nở hơn kém nhau 20 lần)
ghép chặt với nhau thành một phiến bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn .

Khi có dòng điện quá tải đi qua, phiến lưỡng kim được đốt nóng, uốn cong
về phía kim loại có hệ số giãn nở bé, đẩy cần gạt làm lò xo co lại và chuyển
đổi hệ thống tiếp điểm phụ. Để rơ-le nhiệt làm việc trở lại, phải đợi phiến
kim loại nguội và kéo cần reset của rơ-le nhiệt.
-Phân loại rơ-le nhiệt:
Theo kết cấu: rơ-le nhiệt chia thành hai loại: kiểu hở và kiểu kín.
18


Theo yêu cầu sử dụng: loại một cực và hai cực.
Theo phương thức đốt nóng:
+ Đốt nóng trực tiếp: dòng điện đi qua trực tiếp tấm kim loại kép. Loại
này có cấu tạo đơn giản, nhưng khi thay đổi dòng điện định mức phải thay
đổi
tấm kim loại kép, loại này không tiện dụng.
+ Đốt nóng gián tiếp: dòng điện đi qua phần tử đốt nóng độc lập, nhiệt lượng
toả ra gián tiếp làm tấm kim loại cong lên. Loại này có ưư điểm là muốn
thay đổi dòng điện định mức ta chỉ cần thay đổi phần tử đốt nóng. Khuyết
điểm của loại này là khi có quá tải lớn, phần tử đốt nóng có thể đạt đến nhiệt
độ khá cao nhưng vì không khí truyền nhiệt kém, nên tấm kim loại chưa kịp
tác động mà phần tử đốt nóng đã bị cháy đứt.
+ Đốt nóng hỗn hợp: loại này tương đối tốt vì vừa đốt trực tiếp vừa đốt gián
tiếp. Nó có tính ổn định nhiệt tương đối cao và có thể làm việc ở bội số
quá tải lớn.

-

Chọn lựa rơ-le nhiệt:
+Đặc tính cơ bản của rơ-le nhiệt là quan hệ giữa dòng điện phụ tải chạy


qua và thời gian tác động của nó (gọi là đặc tính thời gian – dòng điện, A-s).
Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu giữ được tuổi thọ lâu dài của thiết bị theo
đúng số liệu kỹ thuật đã cho của nhà sản xuất, các đối tượng bảo vệ cũng cần
Lựa chọn đúng rơ-le nhiệt là sao cho đường đặc tính A-s của rơ-le gần sát
đường đặc tính A-s của đối tượng cần bảo vệ. Nếu chọn thấp quá sẽ không
tận dụng được công suất của động cơ điện, chọn cao quá sẽ làm giảm tuổi
thọ của thiết bị cần bảo vệ.
Trong thực tế, cách lực chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của rơ-le
nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, rơ-le sẽ tác
động ở giá trị
(1,2 ÷1,3)Iđm. Bên cạnh, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi
trường xung quanh phải được xem xét.
19


Hình 1: Sơ đồ nguyênIt lý
mạch
3 pha
rotor
sóc của
(1,2TĐKC
-1,3 ĐC
)Iđm KĐB
(dòng
điện
táclồng
động
đ=

rơle nhiệt).


- Sửa chữa rơ le :
+Kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của rơ le
+Kiểm tra cuộn đốt

O

+Kiểm tra các tiếp điểm động lực, tiếp điểm điều khiển. Nếu tiếp điểm bị
rỗ mặt dùng giấy nhám mịn để làm sạch .
+ Bị cong vênh hoặc gãy chỉnh sửa lại hoặc thay thế mới.

C

+Phần tử đốt nóng bị cháy có thể thay thế phù hợp với rơ le cũ.
Mạch điều khiển động cơ quay một chiều.
Sơ đồ nguyên lý.
* Các thiết bị trên sơ đồ:
- CD cầu dao đóng cắt mạch điện
- CC1,CC2 cầu chì bảo vệ ngắn mạch mạch
- D,M các nút đóng dừng động cơ
- K công tắc tơ đóng mở động cơ
- RN rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

* Nguyên lý hoạt động:
Khi đóng cầu dao CD, động cơ chưa hoạt động được, mạch điện ở trạng
thái chờ. Nếu ấn nút M cuộn dây cuộn dây Công tắc tơ K có điện, tiếp điểm
thường mở K đóng lại để duy trì đồng thời tiếp điểm K ở mạch động lực
đóng, động cơ được nối với lưới điện, bắt đầu làm việc.
20



Muốn dừng ấn nút D, mạch điều khiển bị mất điện, nhả các tiếp điểm K
ở mạch động lực ra. Động cơ được loại khỏi lưới điện và dừng tự do.
Nếu trong quá trình làm việc động cơ bị quá tải hoặc mất pha, dòng điện
các pha sẽ tăng cao làm rơle nhiệt tác động, cắt điện mạch điều khiển. Động
cơ được loại khỏi lưới điện.

-

Lắp đặt mạch điện.
a. Yêu cầu: Lắp đặt được mạch điều khiển động cơ quay một chiều hoàn
chỉnh đảm bảo mạch hoạt động tốt, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
b.Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và lựa chọn thiết bị, vật tư:
- Dụng cụ: Kìm(cắt, tuốt dây),tuốc nơ vít (dẹt, bốn chấu), VOM.
- Thiết bị: KĐT đơn, nút ấn, động cơ 3 pha, cầu dao.
-Vật tư: Táp lô, dây dẫn, ốc vít .
Dựa vào điện áp và dòng điện làm việc của các thiết bị và khí cụ để chọn.
Dùng VOM và mắt thường quan sát tình trạng của các thiết bị và khí cụ.
+ Bước 2: Bố trí và cố định các thiết bị:
Bố trí các thiết bị lên bảng táplô sao cho thật ngay ngắn, chặt chẽ, hợp lý
về khoảng cách sao cho khi đi dây gọn nhất (kể cả đi dây điều khiển lẫn động
lực) sau đó dùng đinh vít định vị các thiết bị lên bảng táplô
+Bước 3: Đấu dây:
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
-Đấu dây mạch điều khiển bắt đầu tiến hành đấu dây từ nút ấn, dây điều
khiển từ nút ấn đi ra ta luôn đấu sao cho tối thiểu nhất nếu có thể mà không
ảnh hưởng đều sự tác động của sơ đồ
-Đấu dây mạch động lực :Dùng dây dẫn 3 pha từ sau CD đầu vào 3 đầu
của 3 tiếp điểm động lực( phía không có rơ le nhiệt) sau đó từ rơ le nhiệt

nhiệt đầu vào 3 đầu dây của động cơ(động cơ có thể đã được đấu sao hoặc
tam giác).
+Bước 4: Kiểm tra lại mạch:
Dùng đồng hồ VOM thang đo R để kiểm tra:
Mạch điều khiển:
Mạch khởi động: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều
khiển, ấn nút M nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì mạch
tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sữa chữa:
cố định 1 que đo tại 1 điểm, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối, tại
điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu
tiếp điểm không tiếp xúc thì sữa chữa lại tiếp điểm.
Mạch duy trì: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển,
cưỡng ép contactor K, nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì
mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sữa
chữa: cố định 1 que đo tại 1 đầu nút ấn M, que đo còn lại di chuyển đến các
điểm nối của mạch duy trì, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố,
21


-

nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sữa chữa lại tiếp
điểm.
Dừng: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, ấn nút
M, kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor, ấn nút D nếu kim chỉ R= ∞
thì mạch tốt, nếu kim vẫn chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì phải
sữa chữa lại tiếp điểm D do bị dính.
Mạch động lực: Đặt các que đo vào các điểm trên cầu dao(cầu dao đóng)
cưỡng ép contactor K, nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây stator thì mạch
tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sữa chữa:

cố định 1 que đo tại 1 điểm, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối, tại
điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu
tiếp điểm không tiếp xúc thì sữa chữa lại tiếp điểm.
+Bước 5: Đóng điện vào mạch cho vận hành
Nếu các điều kiện an toàn đã đảm bảo ta đóng điện cấp nguồn cho mạch
điện vận hành






Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
Pan 1: -Hiện tượng: Khi đóng cầu dao ấn nút M mạch không hoạt động
Nguyên nhân: Thường do không có nguồn, tiếp xúc các tiếp điểm
không tốt dây dẫn bị đứt hoặc do tiếp điểm của RN chưa đóng hoặc sơ
đồ đấu sai
Pan 2: -Hiện tượng: Đóng CD động cơ làm việc ngay(khi chưa ấn nút
M)
Nguyên nhân: Do đấu sai mạch cụ thể là đấu đầu dây duy trì (sau nút
ấn D) vào thẳng đầu cuộn dây.
Pan 3: -Hiện tượng: Mạch không duy trì
Nguyên nhân: Thường do tiếp điểm duy trì tiếp xúc không tốt hoặc các
đầu dây bị sai lệnh hoặc thiếu .

2.4 Kiểm tra và bảo dưỡng lại máy khí nén.

22



Hình 4.1 Máy khí nén PUWA
2.4.1 Các bước thực hiện kiểm tra máy khí nén.
* Các bước thực hiện kiểm tra máy nén khí.
- Kiểm tra bộ lọc khí và thiết bị xử lý khí nén, xả nước nước ngưng tụ và
chất bẩn đúng quy cách; điều chỉnh bộ bôi trơn khí nén (nếu có sử dụng).
- Trao đổi với người vận hành để biết về tình trạng hoạt động của hệ thống,
có điểu gì bất thường xảy ra không?
- Kiểm tra sự rò rỉ ở các bộ phận, các đường ống dẫn khí; lưu ý việc các
đường ống dẫn khí có bị gấp khúc hay bị các hư hỏng vật lý khác hay không?.
- Kiểm tra tình trạng mài mòn, bụi bẩn ở các bộ phận phát tín hiệu.
- Kiểm tra các ống lót trong xi lanh và kiểm tra các bệ lắp xi lanh.
* Kế hoạch bảo trì:
Hằng ngày:
- Xả chất ngưng tụ từ bộ lọc nếu không khí môi trường có độ ẩm cao và hệ
thống không dùng bộ phận xả tự động. Nguyên tắc phổ biến là khi bình chứa
không khí nén có dung tích lớn thì phải lăp bộ tách nước có bộ phận xả tự
động.
- Kiểm tra mực dầu trong bộ bôi trơn trong không khí nén (nếu có) và kiểm
tra việc định lượng dầu.
Hằng tuần:
- Kiểm tra các bộ phận phát tín hiệu.
23


- Kiểm tra đồng hồ áp suất của các bộ điều tiết áp suất.
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận bôi trơn.
Mỗi 3 tháng:
- Kiểm tra các vòng đệm kín ở các chỗ nối có bị rò rỉ hay không?. Nếu cần
thiết có thể siết chặt lại các chỗ nối.
- Thay các đường ống khí nén nối với các bộ phận chuyển động.

- Kiểm tra sự rò rỉ ở các cổng thoát khí của các van.
- Làm sạch các ống lọc trong bộ lọc khí. Dùng nước xà phòng để rửa sạch
(không dùng các loai dung môi), sau đó dùng khí nén để thổi khô (thổi theo
chiều ngược lại với chiều lưu thông khí làm việc).
Mỗi 6 tháng:
- Kiểm tra sự mài mòn của ống lót thanh truyền trong xy lanh và thay thế nếu
cần thiết.
- Thay thế các vòng gợt dầu và các vòng đệm kín trên piston.
2.4.2 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy nén khí
-Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: áp suất được tạo ra từ máy nén, ở đó
năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển
đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.

Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lí làm việc của máy khí nén
Phân loại máy nén khí theo nguyên lý hoạt động:
a.Nguyên lý thay đổi thể tích:
24


Không khí được dẫn vào buồng chứa,ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ
lại.Như vậy theo định luật Boy-Mariotte,áp xuất trong buồng chứa sẽ tăng
lên.Các loại máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như:máy nén khí
píttong,cánh gạt,bánh răng…
b.Nguyên lý động năng:
Không khí được dẫn vào buồng chứa,ở đó áp suất khí nén được tạo ra bằng
động năng bánh dẫn.Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lưu lượng và công suất
rất lớn,máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như kiểu máy nén khí ly
tâm,máy nén khí đối lưu và máy nén khí dòng hỗn hợp…
Máy nén khí phân lọai theo áp suất làm việc cụ thể như sau:






Máy nén khí áp suất thấp : p≤15bar
Máy nén khí áp suất cao : ≥ 15bar
Máy nén khí áp suất rất cao : p ≥300 bar
Thiết kế,cấu trúc cơ bản của máy nén khí trục vít:

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nén khí ly tâm
Những đặc trưng của khí nén :
- Về số lượng: có sẵn ở khắp mọi nơi nên có thể sử dụng với số lượng vô
hạn.
- Về vận chuyển: khí nén có thể vận chuyển dễ dàng trong các đường ống,
với một khoảng cách nhất định. Các đường ống dẫn về không cần thiết vì khí
nén sau khi sử dụng sẽ được cho thoát ra ngoài môi trường sau khi đã thực
hiện xong công tác.
- Về lưu trữ: máy nén khí không nhất thiết phải hoạt động liên tục. Khí nén
có thể được lưu trữ trong các bình chứa để cung cấp khi cần thiết.
- Về nhiệt độ: khí nén ít thay đổi theo nhiệt độ.
- Về phòng chống cháy nổ: không một nguy cơ nào gây cháy bởi khí nén,
nên không mất chi phí cho việc phòng chống cháy. Không khí nén thường
hoạt động với áp suất khoảng 6 bar nên việc phòng nổ không quá phức tạp.
- Về Tính vệ sinh: khí nén được sử dụng trong các thiết bị đều được lọc các
bụi bẩn, tạp chất hay nước nên thường sạch, không một nguy cơ nào về mặt
vệ sinh. Tính chất này rất quan trọng trong các ngành công nghiệp đặc biệt
như: thực phẩm, vải sợi, lâm sản và thuộc da.
- Về cấu tạo thiết bị: đơn giản nên rẻ hơn các thiết bị tự động khác.
- Về vận tốc: khí nén là một dòng chảy có lưu tốc lớn cho phép đạt được tốc
độ cao (vận tốc làm việc trong các xy – lanh thường từ 1 – 2 m/s).

- Về tính điều chỉnh: vận tốc và áp lực của những thiết bị công tác bằng khí
nén được điều chỉnh một cách vô cấp.
- Về sự quá tải: các công cụ và các thiết bị được khí nén đảm nhận tải trọng
cho đến khi chúng dừng hoàn toàn cho nên sẽ không xảy ra quá tải.
25


×