Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Hành Chính.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.22 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
3.2.1. Khó khăn về vấn đề về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng 29
3.2.2. Khó khăn về vấn đề lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn...................30
3.2.3. Khó khăn về vấn đề xác định công sức đóng góp.................................33
KẾT LUẬN............................................................................................................35


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì tạo điều kiện cho gia đình
ngày càng tốt hơn. Trong những năm gần đây, bên cạnh những tín hiệu vui là nền kinh tế
thị trường đang có chiều hướng phát triển, đời sống vật chất của người dân từng bước
được nâng lên, nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tinh thần ngày càng cao thì xã hội không khỏi
băn khoăn, lo lắng bởi hiện tượng rạn nứt, đổ vỡ trong cuộc sống hôn nhân có xu hướng
gia tăng. Theo thống kê của Toà án nhân dân Tối cao, số lượng án ly hôn tại các Toà án
nhân dân các cấp chiếm tỉ lệ cao so với các loại án dân sự. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình, đồng thời cũng
quan tâm đến việc giải quyết ly hôn và hậu quả pháp lý của nó.
Ly hôn dẫn đến hậu quả làm tan vỡ gia đình, ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của
con cái, từ đó làm ảnh hưởng một phần đến đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề về ly hôn cần
được quan tâm nhiều hơn nữa để mỗi chúng ta có cách nhìn nhận và đánh giá một cách
đúng đắn hơn khi mối quan hệ tình cảm gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể
tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân đã rạn nứt, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì ly hôn là cách giải quyết tốt nhất. Nhà
nước ta đặt ra chế độ hôn nhân trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, bình đẳng


về quyền và lợi ích giữa hai vợ chồng; Ngay cả khi ly hôn thì các quyền ấy vẫn được đảm
bảo, đó là sự thể hiện quyền tự do ly hôn của cả vợ và chồng.
Khi giải quyết vụ, việc ly hôn, Toà án đều đặt mục tiêu bảo đảm quyền và lợi
chính đáng, hợp pháp của các bên đương sự, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, hàn
gắn quan hệ vợ chồng khi còn có thể. Tuy nhiên, trên thực tế khi giải quyết các vụ việc ly
hôn không dể dàng, luôn gặp phải các vấn đề vướng mắc và bất cập như: việc giải quyết
các tranh chấp về hôn nhân gia đình thường gắn liền với việc giải quyết các quan hệ về
tài sản của vợ chồng, về con chung, về nghĩa vụ cấp dưỡng, về nợ chung… nếu các bên
không tự thỏa thuận được với nhau.
Việc giải quyết về ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nó càng phức
tạp hơn. Cụ thể, tại Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho khi giải quyết các vụ án ly hôn

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


còn vướng nhiều bất cập và khó khăn, có những vụ án phải trải qua nhiều cấp xét xử do
có kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của người có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên là do năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giải quyết án
chưa đáp ứng với yêu cầu công việc, Bên cạnh đó, một nguyên nhân cần phải nói tới nữa
là sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật đã dẫn đến tình trạng các Cơ quant hi hành
nhà áp dụng pháp luật có nhiều cách hiểu khác nhau nên khi giải quyết các vụ án không
thống nhất nhau.
Qua thời gian học tập, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của quý Thầy Cô trường Đại
học Cần Thơ và các kinh nghiệm trong quá trình công tác, tôi chọn đề tài: “Ly hôn trong
pháp luật Hôn nhân và gia đình” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: Nghiên cứu nhằm Làm rõ vấn đề lý luận
và thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình tại thành phố Mỹ Tho. Phân tích đánh giá

những quy định của Luật hôn nhân và gia đình về ly hôn. Thực trạng giải quyết ly hôn tại
địa phương như thế nào, còn những bất cập, vướng mắc và hạn chế ra sao. Từ đó đưa ra
giải pháp kiến nghị để hoàn thiện hơn về pháp luật khi giải quyết ly hôn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về
ly hôn như: sơ lược lịch sử liên quan đến ly hôn, chủ thể có quyền xin ly hôn, các trường
hợp ly hôn, trình tự thủ tục nộp đơn và hòa giải khi ly hôn, hậu quả pháp lý khi ly hôn,
thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn tại TP Mỹ Tho trong 05
năm gần đây (năm 2010 đến năm 2014).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này người viết đã sử dụng các phương pháp như: thu thập tài liệu,
phương pháp sưu tầm số liệu thực tế, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và
đánh giá, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch…Từ những phương pháp trên
nhằm chỉ ra những điểm bất cập và đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện pháp
luật Hôn nhân và gia đình nói chung về vấn đề ly hôn nói riêng. Tuy đã có rất nhiều cố
gắng, song kiến thức của người viết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô để đề tài hoàn thiện hơn.
5. Kết cấu đề tài
Về kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ly hôn
Trong chương này người viết tập trung phân tích khái niệm về ly hôn; sơ lược
các lịch sử liên quan đến vấn đề ly hôn từ năm 1945 đến nay; ý nghĩa pháp lý về vấn đề
ly hôn.
Chương 2: Những quy định của pháp luật về ly hôn trong pháp luật Hôn
nhân và gia đình

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng



Nội dung chương này gồm: chủ thể có quyền xin ly hôn; quyền yêu cầu giải
quyết ly hôn; các trường hợp xin ly hôn; trình tự, thủ tục nộp đơn và hoà giải xin ly hôn;
hậu quả pháp lý đối với vợ hoặc chồng khi ly hôn.
Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn
tại thành phố Mỹ Tho
Nội dung chương này gồm những vấn đề về thực trạng giải quyết ly hôn tại thành
phố Mỹ Tho; một số bất cập, khó khăn và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN
1.1.

KHÁI NIỆM VỀ LY HÔN

Nếu kết hôn là sự gắn bó, liên kết suốt đời giữa người vợ và người chồng, bởi nó
được xây dựng trên cuộc sống tình yêu chân chính của hai bên nam nữ, nhằm gắn bó thỏa
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


mãn những tình cảm trong cuộc sống gia đình, nhằm mục đích xây dựng gia đình bền
vững, hạnh phúc lâu dài. Thì ly hôn là một sự tan rã, chia cắt, chấm dứt quan hệ vợ
chồng, thể hiện tình yêu đã chết. Mục đích của hôn nhân là nhằm xây dựng một gia đình
hạnh phúc, hoà thuận, vợ chồng yêu thương chăm sóc lẫn nhau, tuy nhiên không phải cặp
vợ chồng nào cũng làm được điều đó. Khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không thể
tiếp tục thì ly hôn là một kết quả tất yếu, là giải pháp cuối cùng mà họ có thể lựa chọn,
đây là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Bởi những hậu quả mà nó
để lại là hết sức nặng nề, không còn bó hẹp trong phạm vi gia đình mà nhân rộng ra toàn

xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.
Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là
hiện tượng bất thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi
quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật pháp cho phép
thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà
không thể khắc phục được bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Trong trường hợp đó, ly hôn
là một việc cần thiết cho cả vợ chồng và xã hội vì nó giải phóng con người, trong đó giải
phóng cho vợ chồng, cho các con cũng như những thành viên trong gia đình thoát khỏi
những xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống chung.
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả khi
vợ chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong
trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc
phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác”1.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt
quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” 2. Như vậy
về mặt pháp lý ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận và quyết
định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng, hoặc của cả hai vợ chồng. Pháp luật của nước ta
công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, tuy nhiên nó không có nghĩa là
việc giải quyết ly hôn một cách tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng nhằm lạm
dụng quyền tự do ly hôn, gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội, mà phải được đặt trong
khuôn khổ pháp luật, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và pháp luật.
Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao thì số vụ việc ly hôn trong cả nước từ
năm 2010 đến năm 2014 mà Toà án đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 3 năm sau luôn tăng
và ngày càng tăng cao hơn so với năm trước và có xu hướng ngày càng tăng mạnh, cụ thể
như sau:
1

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 1 – Gia đình, Nxb trẻ, Tp. Hồ Chí Minh,
tháng 10 năm 2005, tr 66
2


Khoản 14 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

3

Trần Thị Minh, Ly hôn, căn cứ giải quyết cho ly hôn trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam, Tạp chí
Toà án nhân dân, Số 19, 2015, tr. 6-12, tr. 6.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


- Năm 2010 giải quyết 97.627 vụ việc/tổng số 103.332 vụ việc.
- Năm 2011 giải quyết 115.331 vụ việc/tổng số 121.848 vụ việc.
- Năm 2012 giải quyết 130.860 vụ việc/tổng số 136.571 vụ việc.
- Năm 2013 giải quyết 145.719 vụ việc/tổng số 151.830 vụ việc.
- Năm 2014 giải quyết 159.462 vụ việc/tổng số 165.032 vụ việc.
1.2. SƠ LƯỢC CÁC LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LY HÔN
1.2.1. Pháp luật ly hôn trước năm 1945
Trước cách mạng tháng tám năm 1945 Việt Nam là một nước thuộc địa nữa
phong kiến. Cùng với việc duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, thực dân pháp và giai cấp
địa chủ phong kiến còn lợi dụng chế độ Hôn nhân và gia đình phong kiến đã tồn tại và
duy trì từ nhiều thế hệ ở Việt Nam để củng cố nền thống trị của mình. Với chính sách
“chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành 3 miền (vùng), mỗi miền (vùng) áp
dụng quy định của các bộ luật khác nhau về Hôn nhân và gia đình như sau:
- Tại Bắc kỳ áp dụng quy định trong Bộ Dân luật 1931.
- Tại Trung kỳ áp dụng quy định theo Bộ Dân luật năm 1936.
- Tại Nam kỳ áp dụng quy định theo tập giản yếu năm 1883.
Chế độ Hôn nhân và gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ này do Nhà nước thực

dân phong kiến quy định trong các Bộ Dân luật trên đều có chung những đặc điểm đó là:
+ Thứ nhất là: Duy trì quan hệ hôn nhân cưỡng ép, hôn nhân chủ yếu dựa vào
sự sắp đặt của cha mẹ, cụ thể tại Điều 77 của Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931 đã quy định
“Phàm con cái đã thành niên cũng như chưa thành niên, không khi nào không có cha mẹ
bằng lòng mà kết hôn được…”.
+ Một điểm chung khác thứ hai là: Thừa nhận chế độ nhiều vợ (đa thê), cho
phép người chồng được lấy nhiều vợ, cụ thể tại Điều 79 của Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931
quy định “Có hai cách giá thú hợp pháp: Giá thú về chính thất và giá thú về thứ thất” và
theo Điều 80 quy định “chưa lấy vợ chính thì không được lấy vợ thứ”.
+ Thứ ba là: Duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình
“nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” nghĩa là một đứa con trai coi như có, mười đứa con
gái coi như không, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong một gia đình.
+ Thứ tư là: Việc giải quyết ly hôn dựa trên yếu tố lỗi của vợ chồng. Tại Điều
118 Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931 và Điều 117 Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 quy định chồng có
thể ly hôn vì vợ phạm thông gian (ngoại tình): Vì vợ bỏ nhà chồng mà đi tuy đã bắt phải
về mà không về, vì vợ thứ đánh chửi, bạo hành với vợ chính…
Đặc biệt Bộ Dân luật 1883 quy định việc xin ly hôn chỉ do người chồng quyết
định, người vợ không có quyền đó và áp dụng chế độ “tam bất khứ” cho người vợ, đó là:
Vợ đã để tang cho nhà chồng 3 năm; Khi vợ chồng lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


có; Khi vợ chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, khi bỏ vợ, vợ không còn nơi nương
tựa. Nếu vợ nằm trong trường hợp thất xuất nhưng nại ra được trường hợp tam bất khứ
mà chồng vẫn bỏ vợ thì chồng sẽ bị phạt nhẹ hai trật và hai vợ chồng phải đoàn tụ lại.
Tuy nhiên, tam bất khứ không có hiệu lực nếu người vợ phạm phải tội thông gian (ngoại
tình).
+ Thứ năm là: Hậu quả ly hôn không được giải quyết rõ ràng nhưng theo quy

định chung là theo tục lệ và do người chồng quyết định. Khi ly hôn, trong một số trường
hợp không do lỗi của người vợ thì người vợ chỉ được lấy lại những tài sản riêng của mình
thôi, nhưng ngược lại nếu người vợ có lỗi thì họ không được lấy một thứ tài sản nào cả.
Trong trường hợp này người vợ chỉ được lấy đồ đạc, tư trang của mình và người chồng
có thể giao thêm một ít tiền, nhiều hay ít dựa vào mức độ phạm lỗi của người vợ, tất cả
con cái đều ở lại với cha, nếu người vợ muốn nuôi phải có sự đồng ý của người chồng.
Như vậy, chế độ hôn nhân và gia đình nước ta trước cách mạng tháng tám năm
1945 là công cụ pháp lý của nhà nước thực dân phong kiến. Các văn bản pháp luật được
ban hành đều dựa vào các phong tục tập quán lạc hậu, phong kiến, nhằm vào việc duy trì
nồi giống, coi trọng người thừa kế và tài sản cho người gia trưởng, xem nhẹ các quyền
của người phụ nữ.
1.2.2. Pháp luật ly hôn từ năm 1945 đến năm 1986
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công đã đưa nhân dân ta thoát khỏi địa vị
nô lệ lên làm chủ đất nước, xây dựng đất nước hòa bình, mọi người có cuộc sống ấm no,
bình đẳng, xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ chúng ta
mới giành được chính quyền, khó khăn chồng chất, chế độ phong kiến còn đè nặng trong
tư tưởng của nhân dân nên nhà nước ta chưa thể ban hành một đạo luật về hôn nhân và
gia đình mà chỉ thực hiện phong trào vận động đời sống mới để nhân dân ta tự nguyện
xóa bỏ các tư tưởng phong kiến, cổ hủ, lạc hậu, tiến tới xã hội văn minh, tiến bộ.
Nhằm đáp ứng tình hình nhiệm vụ cách mạng mới sau khi giành được chính
quyền, trong khi chúng ta chưa có một đạo luật về hôn nhân và gia đình, bên cạnh cuộc
vận động, nhằm đáp ứng yêu cầu trên ngày 10/10/1945 Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh
90/SL, cho phép áp dụng những quy định trong bộ luật của chế độ cũ trên cơ sở đã có
chọn lọc theo nguyên tắc là không được trái với lợi ích của Nhà nước, trong đó có vấn đề
hôn nhân và hậu quả của ly hôn. Cụ thể ngay trong bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”4 và trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước ta đã xác nhận quyền
bình đẳng giữa nam và nữ về mọi phương diện. Cụ thể tại Điều 9 của Hiến pháp quy định

4

Bản tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


“đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”5. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc đấu tranh xóa bỏ hôn nhân phong kiến, đặt nền móng cho chế độ hôn nhân và
gia đình tiến bộ, bình đẳng và dân chủ, nhằm giải phóng người phụ nữ thoát khỏi ách áp
bức hàng ngàn năm trong lịch sử dưới chế độ phong kiến.
Để đáp ứng tình hình nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới sau khi giành được
chính quyền, trong khi chúng ta chưa có một luật về hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta
đã ban hành Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định
trong Bộ dân luật Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Sắc
lệnh khẳng định, xóa bỏ tính cách phong kiến cửa quyền gia trưởng cũ quá ràng buộc và
áp bức cá nhân trái với mục đích giải phóng con người của một nền pháp luật dân chủ,
Sắc lệnh này quy định cho phép người đàn bà sau khi ly hôn chồng có thể lấy chồng khác
ngay sau khi Tòa án tuyên bố cho ly hôn, nếu dẫn chứng rằng mình không có thai hoặc
đang có thai. Cũng trong năm này, Nhà nước lại ban hành Sắc lệnh số 159/SL ngày
17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn. Theo đó, đã xóa bỏ sự bất bình đẳng về nguyên
nhân ly hôn giữa vợ và chồng trong pháp luật cũ. Tại Điều 2 của Sắc lệnh quy định: Tòa
án có thể cho phép vợ chồng ly hôn trong các trường hợp sau: Ngoại tình; một bên can án
phạt giam; một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ đi quá 2
năm mà không có duyên cớ chính đáng; vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với
nhau đến nỗi không thể chung sống được nữa.
Về thủ tục ly hôn, Điều 3 Sắc lệnh cũng quy định “Vợ chồng có thể xin thuận tình
ly hôn”. Bên cạnh đó, quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn cũng được bảo vệ: nếu vợ có thai

thì vợ hay chồng có thể xin Tòa tạm hoãn để sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn. Tại Điều
7 trong trường hợp “một bên có lỗi thì Tòa án có thể bắt bên có lỗi bồi thường phí tổn
cho bên kia”
Cả hai sắc lệnh 97/SL và 159/SL đã đề ra một số nguyên tắc chung, tiến bộ góp
phần không nhỏ vào việc xóa bỏ chế độ Hôn nhân phong kiến, giải phóng người phụ nữ,
thúc đẩy sự phát triển xã hội trong thời kỳ đầu của cách mạng dân tộc dân chủ. Tuy
nhiên, bên cạnh những ưu điểm mang tính dân chủ, tiến bộ cũng còn những hạn chế nhất
định, chẳng hạn như giải quyết ly hôn vẫn còn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng, chưa quy
định cụ thể cho việc giải quyết các hậu quả của ly hôn.
Cũng trong thời gian này (năm 1959) bản Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959 và được Chủ
tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/01/1960 có quy định “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội và gia đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với
nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ
trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người
5

Điều 9 Hiến pháp 1946

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước
bảo hộ hôn nhân và gia đình”6. Từ những quy định mang tính nguyên tắc đó, ngày
29/12/1959 Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
được Quốc hội thông qua và công bố ngày 13/01/1959, đây là một trong những đạo luật
được ban hành sớm nhất, giữ vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Luật Hôn nhân và gia đình 1959 gồm 6 chương, 35 điều, xây dựng trên 4 nguyên
tăc: Hôn nhân tự do tiến bộ; hôn nhân một vợ một chồng; nam nữ bình đẳng trong bảo vệ
hạnh phúc gia đình và bảo vệ quyền lợi của con cái. Trong đó nguyên tắc cơ bản nhất là
nam nữ bình đẳng.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội trong bối
cảnh mới. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 cùng với một số hạn chế đã không đáp
ứng kịp những yêu cầu của tình hình mới. Do vậy việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong
luật là đòi hỏi cần thiết. Chính vì thế ngày 29/12/1986, tại kỳ họp 12, Quốc hội khóa VII,
Luật Hôn nhân và gia đình đã được thông qua, trên cơ sở kế thừa và phát huy những tiến
bộ của luật Hôn nhân và gia đình 1959, xây dựng nhiều quy định mới phù hợp hơn với
yêu cầu thực tế, dần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, góp phần giải phóng phụ nữ, xây dựng
gia đình dân chủ, bình đẳng, hòa thuận, hạnh phúc bền vững, thúc đẩy vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Luật Hôn nhân và gia đình 1986 gồm 10 chương và 57 điều, dựa trên các nguyên
tắc: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền
lợi ích của cha mẹ và con cái; bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
1.2.3.

Pháp luật ly hôn từ năm 1986 đến năm 2000

Sau hơn 10 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình 1986, bên cạnh những thành
tựu đạt được, thực tế áp dụng cho thấy những quy định của Luật hôn nhân và gia đình
1986 vẫn còn mang tính chung chung, khái quát, chưa cụ thể, việc áp dụng pháp luật để
giải quyết các tranh chấp từ quan hệ hôn nhân và gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc. Trước tình hình đó đòi hỏi Nhà nước ta phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ
thống pháp luật hơn. Do đó, ngày 09/6/2000 Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Hôn nhân
và gia đình 2000 thay thế luật hôn nhân và gia đình 1986. Luật Hôn nhân và gia đình
2000 gồm: 110 điều, 13 chương, được xây dựng trên nguyên tắc: Hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc
các dân tộc, các tôn giáo, công dân Việt Nam với người nước ngoài; vợ chồng có nghĩa

vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy
con thành công dân có ích cho xã hội, con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng
dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn
nhau; Nhà nước không thừa nhận phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai với con gái,
6

Điều 24 Hiến pháp 1959.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú; Nhà nước và xã hội có trách
nhiệm bảo vệ trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
1.2.4. Pháp luật ly hôn từ sau năm 2000 đến năm nay
Sau mười bốn năm ra đời, Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã góp phần giải
quyết được phần nào những thiếu sót của các luật cũ, tuy nhiên nó cũng còn một số hạn
chế chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, đòi hỏi cần phải có những quy
định mới sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng xã hội hiện nay. Chính vì vậy, Luật
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã được thông qua ngày 19/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 của
Quốc hội khóa XIII và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có 9 chương, 133 điều, so với Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2000 ít hơn 04 chương, nhưng tăng lên 23 điều. Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014 đã có nhiều quy định mới, có những sửa đổi, bổ sung như: Tăng độ tuổi kết
hôn của nam và nữ; không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính; cho
phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; quy định chế độ tài sản của vợ chồng, thêm đối
tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn, áp dụng tập quán trong Luật Hôn nhân và gia đình,
Với những sửa đổi, bổ sung quan trọng, phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã
hội Việt Nam, Luật này đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu khách quan của đời sống hôn

nhân và gia đình trong tình hình mới; bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền
công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; kế thừa và phát huy các giá
trị văn hóa, đạo đức truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, theo từng giai đoạn, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của đất nước,
phù hợp với tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế, xã hội và thực tế các quan hệ
hôn nhân và gia đình. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình dần dần được hoàn thiện,
là công cụ pháp lý của Nhà nước ta, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nhân dân.
1.3. Ý NGHĨA PHÁP LÝ VỀ VẤN ĐỀ LY HÔN
Nếu như kết hôn là khởi đầu để xác lập nên quan hệ vợ chồng thì ly hôn có thể coi
là điểm cuối của hôn nhân khi quan hệ này thực sự tan rã. Ly hôn thực chất là mặt trái
của quan hệ hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu khi quan hệ hôn nhân đó thực sự tan
vỡ; ly hôn chỉ là giải pháp sau cùng khi không còn khả năng hàn gắn lại cuộc sống vợ
chồng, mục đích hôn nhân không đạt được. Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì
được nữa thì ly hôn là một giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng cũng như cho xã
hội. Ly hôn giải phóng cho các cặp vợ chồng và những thành viên trong gia đình thoát
khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống. Bằng các quy định về ly hôn, Nhà nước
cũng hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi hôn nhân thật sự chấm dứt.
Ngoài ra ly hôn còn hướng đến bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em tạo sự
công bằng cho xã hội. Vì phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi
ly hôn xảy ra, gia đình tan vỡ. Điều này được chứng minh bằng việc luật quy định hạn
chế quyền xin ly hôn của người chồng trong một số trường hợp nhất định như quy định
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”7. Điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước
ta, đây là một nguyên tắc thể hiện sâu sắc tính nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng cũng
như bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về hôn nhân gia đình nói

riêng. Quyền lợi của trẻ em, phụ nữ và thai nhi, những người yếu thế được pháp luật tôn
trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ. Quy định ly hôn đã tạo nền tảng vững chắc cho việc giải
quyết các hậu quả pháp lý phát sinh sau khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Đó là các quan
hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quan hệ cấp dưỡng giữa vợ, chồng và quan hệ cấp dưỡng
nuôi con…Ly hôn là một chế định quan trọng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014, cùng với kết hôn, ly hôn tạo nên hai mặt hoàn thiện của hôn nhân. Dù là mặt trái
của hôn nhân, nhưng ly hôn là điều cần thiết nếu hôn nhân không thể duy trì và bảo đảm
trách nhiệm là tế bào cho xã hội. Chính vì thế, chế độ ly hôn có ý nghĩa to lớn trong hệ
thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng và thực
tiễn cuộc sống.
Những đặc trưng của chế định ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là
những tư tưởng cơ bản, có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng hệ thống các quy phạm
pháp luật Hôn nhân và gia đình. Thông qua các đặc trưng cơ bản thể hiện rõ quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề về Hôn nhân và gia đình. Từ
những đặc trưng cơ bản trên ta thấy Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có sự thay đổi và
ngày càng hoàn thiện hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Góp phần vào việc
ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của Nhà nước ta nói chung và Luật Hôn
nhân và gia đình nói riêng.

7

Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN TRONG PHÁP LUẬT

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2.1. CHỦ THỂ CÓ QUYỀN XIN LY HÔN
Chủ thể có quyền xin ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014, theo đó thì về nguyên tắc vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà
án giải quyết việc ly hôn. Nhà nước đảm hộ quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhưng phải
đúng theo khuôn khổ và sự kiểm soát của Nhà nước và pháp luật. Đây là biện pháp cuối
cùng mà luật pháp cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình
trạng khủng hoảng mà không thể khắc phục được bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Trong
trường hợp đó, ly hôn là một việc cần thiết cho cả vợ chồng và xã hội vì nó giải phóng
con người, trong đó giải phóng cho vợ chồng, cho các con cũng như những thành viên
trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống chung. Thực hiện
nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, bảo đảm quyền tự do hôn nhân bao gồm
quyền tự do kết hôn của nam, nữ và quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Theo Luật Hôn
nhân và Gia đình Việt Nam, quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng
trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Ly hôn dựa trên
sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện
quyền ly hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ phải yêu
nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải sống chung với
nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và
mục đích của hôn nhân không thể đạt được.
Ngoài ra chủ thể có quyền xin ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
2014 được sửa đổi bổ sung so với Luật Hôn nhân và gia đình 2000, luật đã có nhiều điểm
mới phù hợp với tình hình phát triển của đất nước cũng như đời sống xã hội ở nước ta
hiện nay. Một trong những đổi mới đó có quy định về chủ thể có quyền xin ly hôn, theo
đó chủ thể có quyền xin ly hôn được bổ sung như sau “Cha, mẹ, người thân thích khác
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng



có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời
là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”8.
Theo quy định này thì có thể xin ly hôn thay cho người thân và luật cũng quy định
cụ thể về lý do xin ly hôn, trong đó bạo lực gia đình là một lý do, căn cứ để người chồng
hoặc người vợ có quyền yêu cầu tòa án cho ly hôn. Như vậy, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc
cả hai người mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì kể từ nay,
cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một
bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ
gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Quy định
này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp bức xúc muốn xin ly hôn giùm người thân bị mất
năng lực hành vi mà không được do luật cũ chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đương
sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến không có
năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly hôn. Bởi vì, theo quy định của pháp luật hiện
hành thì chỉ có người vợ hoặc người chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Nhưng nếu
người vợ hoặc người chồng mà bị tâm thần thì không thể yêu cầu ly hôn vì lý do đã bị
tâm thần thì không còn đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định trong Bộ luật dân sự
hiện hành.
2.2. QUYỀN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT LY HÔN
Nếu kết hôn là quyền tự do của mỗi con người thì ly hôn cũng là quyền tự do của
mỗi con người, tuy nhiên không phải vợ chồng có thể tuỳ tiện sử dụng quyền của mình
mà phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẻ của pháp luật, phải theo quy định,
khuôn khổ của Nhà nước và pháp luật.
Khác với luật của nhiều nước trên thế giới, luật Việt Nam trong trường hợp thuận
tình ly hôn, không áp đặt một thời kỳ hôn nhân tối thiểu kể từ ngày kết hôn thì sau thời
gian tối thiểu là bao lâu vợ chồng mới có quyền xin ly hôn. Về mặt lý thuyết vợ chồng có
thể xin ly hôn ngay sau khi kết hôn, trên thực tế đã có rất nhiều cặp vợ chồng xin ly hôn
ngay sau khi kết hôn khoảng vài tháng, trong trường hợp này nếu đương sự có đơn yêu

cầu thì Toà án vẫn phải thụ lý và giải quyết cho ly hôn.
Việc nộp đơn xin ly hôn phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của người đứng đơn.
Việc kiểm tra sự tự nguyện trong ly hôn thuộc trách nhiệm của người Thẩm phán. Nếu
người viết đơn ly hôn hoặc ký vào đơn ly hôn trong điều kiện không có sự tự nguyện
hoặc sự tự nguyện không xuất phát từ ý chí của họ thì Toà án có thể bác đơn mà không

8

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


cần xem xét đến nội dung đơn, sự tự nguyện đó phải được diễn ra trong suốt quá trình
giải quyết ly hôn.
2.3. CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN
2.3.1. Thuận tình xin ly hôn
Ly hôn theo đơn yêu cầu chung của cả hai vợ chồng là trường hợp hai vợ
chồng cùng yêu cầu Tòa án cho họ được ly hôn. Đây là trường hợp hai vợ chồng cùng tự
nguyện xin ly hôn. Theo luật quy định thì: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly
hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản,
việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính
đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được
hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án
giải quyết việc ly hôn”9. Như vậy, việc chấm dứt hôn nhân phải được tiến hành ở Tòa án
và pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận quyền tự do ly hôn trên cơ sở
tự nguyện và đã thỏa thuận được với nhau về tài sản và con cái. Vì vậy, trong việc ly hôn
theo đơn yêu cầu chung của cả hai vợ chồng đòi hỏi cả hai vợ chồng cùng bày tỏ ý chí

xin ly hôn một cách tự nhiên, không bị cưỡng ép, lừa dối, đe dọa trên nguyên tắc hôn
nhân tự nguyện và tiến bộ.
Như vậy sự tự nguyện của cả hai vợ chồng là cơ sở để Tòa án xem xét, giải
quyết ly hôn. Khi giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn theo đơn chung của cả hai vợ
chồng cần lưu ý sau: Nếu như khi kết hôn, sự tự nguyện của hai bên nam, nữ là cơ sở của
việc xác lập quan hệ vợ chồng thì khi thuận tình ly hôn, thì sự tự nguyện của cả hai vợ
chồng không phải là căn cứ duy nhất quyết định việc chấm dứt hôn nhân. Khi ly hôn, sự
tự nguyện của cả hai vợ chồng yêu cầu chấm dứt hôn nhân là cơ sở để Tòa án xem xét
quyết định, nhưng như vậy chưa đủ cơ sở để Tòa án quyết định, vai trò của Tòa án là thay
mặt Nhà nước làm sáng tỏ mối quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng đã thật sự chấm dứt
chưa? vợ chồng có thật sự tự nguyện ly hôn không? Mâu thuẫn giữa vợ chồng đã trầm
trọng chưa? Mục đích hôn nhân có đạt được không? Những yếu tố này tạo nên căn cứ để
Tòa án quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của họ. Muốn vậy, cán bộ
xét xử phải hết sức kiên nhẫn, tận tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trước
hạnh phúc của đương sự và lợi ích xã hội, liên hệ mật thiết với cơ sở, quần chúng mới
đánh giá được chính xác ý chí tự nguyện ly hôn của cả hai vợ chồng. Qua đó mới phát
hiện được những trường hợp nào ly hôn bị cưỡng ép, lừa đối, đe dọa, (vi phạm khoản 9,
khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) hoặc ly hôn giả tạo để đạt những
lợi ích trái pháp luật, mưu cầu lợi ích riêng của vợ chồng như: nhằm chuyển tài sản,
nhằm tạo điều kiện cho người chồng hoặc vợ lấy chồng nước ngoài hoặc xuất khẩu lao
động, hoặc nhằm mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ hoặc
chồng đối với người khác… (vi phạm khoản 15 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014). Ngoài ra trong trường hợp hai vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn nhưng qua công
9

Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng



tác hòa giải xét thấy họ xin ly hôn chỉ vì nông nổi, sĩ diện, tự ái, ly hôn chỉ vì suy nghĩ
nhất thời thì Tòa án cần bác đơn xin ly hôn của họ sau đó qua công tác hòa giải, giải
thích, hàn gắn giúp họ đoàn tụ gia đình.
Tóm lại, việc pháp luật quy định và công nhận cho ly hôn theo yêu cầu chung của
cả hai vợ chồng là nhằm mục đích giải quyết và chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột
trầm trọng trong cuộc sống chung của vợ chồng, khi mà không thể hàn gắn, mục đích hôn
nhân không đạt được, kéo dài cuộc hôn nhân chỉ làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia
đình, con cái và xã hội. Tuy nhiên, vợ chồng không thể xin ly hôn một cách tùy tiện, vô
trách nhiệm mà phải phù hợp với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội,
trên cơ sở cân nhắc lợi ích chung.
2.3.2. Ly hôn theo yêu cầu một bên vợ hoặc chồng
Bên cạnh những trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì cũng có những
trường hợp việc yêu cầu ly hôn chỉ xuất phát từ ý chí nguyện vọng của một bên vợ hoặc
chồng. Theo quy định hiện hành thì: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại
Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có
hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
của hôn nhân không đạt được”10. Trong trường hợp này thì chỉ có một bên vợ hoặc chồng
tự nguyện và nhận thực được hôn nhân đã thật sự tan vỡ, còn bên kia không nhận thức
được mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng hoặc giả họ nhận thức được nhưng lại xin đoàn
tụ vì một động cơ nào đó.
Ngoài nguyên nhân trên, khi ly hôn theo yêu cầu một bên còn vì những mục
đích cá nhân khác như: nhằm mục đích cưới vợ, cưới chồng khác, nhằm mục đích chia tài
sản…. Như vậy, khi giải quyết yêu cầu ly hôn thì Tòa án phải nhìn nhận khách quan,
đánh giá đúng bản chất của vấn đề, chỉ khi nào xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã đến mức
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thì mới cho họ ly hôn.
Việc ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng hay ly hôn theo yêu cầu của một
bên chỉ khác nhau về thủ tục tố tụng, còn bản chất của sự việc thì giống nhau, đều là việc

Tòa án xác nhận cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng thật sự đã chết không thể hàn gắn hay
tồn tại được nữa.
2.3.2.1. Tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung hôn nhân không thể kéo
dài
Việc chấm dứt hôn nhân theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng cũng phải
được tiến hành ở Tòa án và pháp luật quy định việc ly hôn là quyền của một bên vợ hoặc
chồng, về nguyên tắc Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn nếu xét thấy quan hệ hôn nhân đã
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân
không đạt được vì những lý do như vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực, vi phạm nghiêm
trọng quyền, nghĩa vụ của vợ hoặc chồng…
10

Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được,
thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như đã nêu
trên. Nếu thực tế cho thấy, đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có
quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành
vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung
của vợ chồng không thể kéo dài được.
Đối với trường hợp bên bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xúc phạm… nhiều lần
mà xin ly hôn thì cần phải ủng hộ, giải phóng sớm cho họ.
2.3.2.2. Mục đích hôn nhân không đạt được
Nếu như kết hôn là sự gắn kết chặt chẻ giữa người vợ và người chồng nhằm
mục đích xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững, bình đẳng, yêu thương, chăm sóc,

tôn trọng lẫn nhau. Thì nay mục đích của hôn nhân không thể đạt được vì họ không còn
tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn
trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi
mặt; không cùng nhau lo toan cho gia đình, không cùng chung một chí hướng xây dựng,
củng cố gia đình hạnh phúc.
Mục đích hôn nhân không đạt được là nói đến sự tồn tại của quan hệ vợ chồng
không còn có tác dụng xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, bền vững trong đó vợ
chồng không còn yêu thương, quý trọng, chăm sóc nhau, cùng nhau chăm lo đời sống
chung của gia đình. Nói cách khác, hạt nhân của xã hội là gia đình không còn tồn tại bình
thường và lành mạnh, quan hệ vợ chồng tồn tại không còn có lợi cho bản thân vợ, chồng,
cho con cái, cho xã hội.
Tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung hôn nhân không thể kéo dài và
mục đích hôn nhân không đạt được có mối quan hệ với nhau. Từ tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là mục đích hôn nhân không đạt
được. Một gia đình không thể đầm ấm, hạnh phúc khi giữa vợ và chồng có mâu thuẫn sâu
sắc, họ không muốn sống chung thậm chí còn không muốn nhìn mặt nhau.
2.3.3. Ly hôn trong trường hợp một bên bị Tòa án tuyên bố mất tích
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì “Khi một người biệt tích hai năm liền trở
lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống
hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên
bố người đó mất tích…”11. Còn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
thì: “ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly
hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”12. Ly hôn trong trường hợp này thì quyết định
tuyên bố mất tích của Tòa án là cơ sở duy nhất để Tòa án quyết định cho vợ hoặc chồng
của người bị tuyên bố mất tích được ly hôn. Thẩm phán không cần tìm hiểu gì thêm, vì
11

Khoản 1 Điều 78 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005


12

Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


tìm hiểu ý kiến của người bị tuyên bố mất tích là đều không thể. Cuộc sống hôn nhân
được xây dựng trên nền tản giữa vợ và chồng, nay vợ hoặc chồng đã bị mất tích thì cuộc
sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, thì quyết định cho ly
hôn trong trường hợp này là đương nhiên hợp lý. Luật không quy định gì trong việc phân
chia tài sản trong trường hợp này, có thể tin rằng sự can thiệp của Thẩm phán là cần thiết
trong điều kiện một bên, do mất tích không thể bày tỏ ý chí nguyện vọng của mình, để
Toà án bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Tuy nhiên, Thẩm phán chỉ có thể tiến
hành thanh toán và phân chia tài sản bằng con đường tư pháp, nếu có yêu cầu của một
bên nào đó có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản của người mất tích; Bên xin ly hôn
cũng có thể tự mình lập đề nghị về việc thanh toán và phân chia tài sản và yêu cầu Thẩm
phán chấp nhận đề nghị đó.
Thực tế cho thấy trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn với người bị Tòa án
tuyên bố mất tích có thể xảy ra hai trường hợp: người vợ hoặc chồng đồng thời yêu cầu
Tòa án tuyên bố người kia mất tích, đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp này Tòa án thấy có đủ căn cứ tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết
cho người yêu cầu được ly hôn, nếu Tòa án thấy chưa đủ căn cứ để tuyên bố người đó
mất tích thì bác đơn yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng. Người vợ hoặc chồng đã bị Tòa
án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, sau khi bản án
của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích
có quyền yêu cầu Tòa án cho họ ly hôn với người bị tuyên bố mất tích.

2.4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NỘP ĐƠN VÀ HÒA GIẢI XIN LY HÔN
2.4.1. Nộp đơn
2.4.1.1. Người đứng đơn
Nếu trước đây quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 người có quyền
đứng đơn ly hôn chỉ có thể là vợ hoặc không mà không thể uỷ quyền cho ai khác, thì nay
người đứng đơn ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:
“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cha, mẹ,
người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng
do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”13. Theo quy định
này thì có phần quy định rộng hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nếu luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định chỉ có vợ hoặc chồng mới có quyền nộp đơn ly
hôn, mới có quyền quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình thì nay Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014 đã có quy định thêm quyền nộp đơn của Cha, mẹ, người thân thích
khác của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình.

13

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


Theo quy định của Bộ luật dân dự 2005 thì “Mất năng lực hành vi dân sự là khi
một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình…”14. Như vậy đối với nhưng người này thì việc bảo vệ cho mình

khỏi các hành vi bạo lực gia đình là đều không thể, vì vậy họ không thể nhận thức được
nguy hiểm để có biện pháp tự bảo vệ mình, để thoát khỏi nguy hiểm, vì vậy việc cho
phép những người giám hộ cho những người này được quyền thay mặt họ thể hiện ý chí
của họ là việc làm cần thiết và cấp bách.
2.4.1.2. Nơi nộp đơn
Theo điểm a khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011) quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn theo yêu cầu của
một bên là Toà án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn. Còn theo quy định tại điểm h
khoản 2 điều này thì Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với yêu cầu thuận tình ly hôn
của cả hai vợ chồng là Toà án nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ
chồng.
Thực ra, nếu xác định ai là nguyên đơn ai là bị đơn trong vụ án xin ly hôn theo
yêu cầu của một bên là rất khó, vì trong vụ án xin ly hôn theo yêu cầu của một bên thì
việc xác định ai là người có lỗi là rất khó, vì thực ra không có yếu tố lỗi trong ly hôn.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn trong cùng một đơn
thì càng không thể có nguyên đơn và bị đơn. Nếu vợ và chồng cùng đứng đơn xin ly hôn
thì đơn yêu cầu này sẽ được nộp cho Toà án nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng hoặc
của cả hai vợ chồng theo sự thoả thuận của họ.
2.4.2. Hòa giải
Hoà giải là một hoạt động có sự giúp đỡ của người trung gian làm nhiệm vụ
thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả. Pháp
luật luôn ghi nhận và bảo vệ những cuộc hôn nhân hợp pháp, đồng thời cũng trao quyền
được ly hôn cho vợ chồng khi họ không thể tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân. Ly hôn
không đơn giản chỉ là một thủ tục pháp lý tại Toà án mà là một sự kiện chứa đựng trong
đó không ít những vấn đề nhức nhối về nguyên nhân và hậu quả. Do đó, hoạt động hoà
giải trong ly hôn luôn đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn.
Ly hôn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nhiều khi đó lại là những
nguyên nhân không đáng để vợ chồng đi đến ly hôn. Có thể quyết định ly hôn được đưa
ra trong lúc nóng giận, bực tức, tự ái, nông nỗi của vợ chồng khi chưa suy nghĩ thật sự
chín chắn. Khi đó thì mâu thuẫn chưa thật sự trầm trọng, tình cảm họ dành cho nhau vẫn

còn sâu đậm. Thì khi nộp đơn ra Toà án, thủ tục hoà giải trước khi Toà án ra quyết định
cho ly hôn là thủ tục rất cần thiết giúp cho vợ chồng có thời gian ngồi lại với nhau, với sự
chủ trì, giải thích về mặt thực tế cũng như pháp luật của người trung gian giúp đỡ, động
viên để vợ chồng giải quyết mâu thuẫn, xung độ về đoàn tụ, hàn gắn. Tuy nhiên điều đó
không có nghĩa đối với những cuộc hôn nhân không còn khả năng cứu vãn thì hoạt động
14

Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


hoà giải tỏ ra không có tác dụng, trong trường hợp này thì hoà giải lại đóng vai trò góp
phần làm giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn gay gắt giữa các bên, để cuộc chia tay diễn
ra êm đẹp, dù hết tình nhưng vẫn còn nghĩa, cần giữ lại uy tín, danh dự cho nhau, con cái
vì thế mà có cái nhìn thiện cảm hơn về bố mẹ sau khi hôn nhân chấm dứt.
Hoà giải trong hôn nhân cũng giống như hoà giải trong các vụ án dân sự khác,
nếu việc hoà giải thành thì Toà án không cần mở phiên toà xét xử vụ án, sẽ giảm bớt một
giai đoạn tố tụng kéo dài và cực kỳ phức tạp, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc của Nhà
nước và của người dân.
Để công tác hoà giải đạt được kết quả tốt, đối với người hoà giải ngoài hiểu biết
về pháp luật còn phải có trình độ hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, trình độ chính trị,
văn hoá cũng như phong tục tập quán của từng vùng, miền.
2.4.2.1. Hòa giải tại cơ sở
Theo quy định của Luật hoà giải ở cơ sở năm 2013 định nghĩa Hoà giải ở cơ sở:
“là việc hoà giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải
quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định” 15. Hoà giải
trong ly hôn cũng giống như hoà giải trong các vụ án dân sự khác đều nhằm mục đích

giúp cho các bên thoả thuận với nhau, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn,
tranh chấp, hiểu lầm. Trước đây trong vụ án ly hôn thì pháp luật quy định bắt buộc phải
qua thủ tục hoà giải ở cơ sở rồi mới được phép kiện ra Toà án. Nhưng theo Điều 5 Luật
hoà giải ở cơ sở năm 2013 thì không bắt buộc mà chỉ “khuyến khích”. Hoà giải ở cơ sở
có thể được tiến hành dù có sự thuận tình ly hôn của cả hai vợ chồng hay chỉ có yêu cầu
ly hôn của một bên.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Nhà nước và xã
hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải
được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở” 16. Theo quy định của
Luật hoà giải ở cơ sở thì hoà giải có thể tiến hành từ nội bộ gia đình, cộng đồng dân cư,
từ thôn, ấp, bản, làng đến UBND xã, phường, thị trấn, từ tổ dân phố, khu phố… Ngoài ra,
việc hoà giải ở cơ sở cũng có thể tiến hành tại cơ quan làm việc của cả vợ hoặc chồng.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hoà giải ở cơ sở chỉ là thụ tục khuyến
khích chứ không bắt buộc, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò lớn lao của hoạt
động này. Hoà giải ở cơ sở với sự góp mặt của hoà giải viên là rất quan trọng, vị hoà giải
viên là những người gần gũi, gắn bó với vợ, chồng nên hiểu rất rõ về con người, tính cách
của mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân và những mâu thuẫn của họ. Từ đó có thể đưa
ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết cho những người trong cuộc. Hoà giải ở cơ sở
cũng góp phần phát huy tinh thần đoàn kết xóm làng, siết chặt tình làng nghĩa xóm, phát
huy tinh thần đoàn kết, truyền thống tương thân, tương ái. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy

15

Khoản 1 Điều 2 Luật hoà giải ở cơ sở năm 2013

16

Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh


SVTH: Đinh Thị Thoảng


hiện nay hoạt động hoà giải ở cơ sở chưa đạt được hiệu quả, hầu như chỉ mang tính “hình
thức”, tỷ lệ các cặp vợ chồng quay lại với nhau sau khi được hoà giải là không nhiều.
Hoà giải ở cơ sở hiện nay chỉ mang tính chất khuyến khích vì tỷ lệ thành công
của nó không nhiều, nó chỉ thành công đối với những vụ việc ly hôn đơn giản, mâu thuẫn
không nhiều, còn đối với những vụ án ly hôn có tính chất phức tạp, mâu thuẫn trầm
trọng, gay gắt thì chỉ có Toà án mới giải quyết được.
2.4.2.2. Hòa giải tại Tòa án
Cũng giống như khi hoà giải ở cơ sở thì khi tiến hành hoà giải ở Toà án, vai trò
của Thẩm phán trong trường hợp này phải cố gắng làm trung gian, thuyết phục các đương
sự hàn gắn, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp để rút đơn về đoàn tụ lại với nhau, nếu các
đương sự vẫn kiên quyết giữ nguyên ý định ly hôn thì Thẩm phán khi ấy giữ vai trò giúp
họ hạn chế, giảm bớt những bất đồng giữa các đương sự trong việc giải quyết hậu quả
liên quan đến vấn đề về tài sản và con cái, giúp cho cuộc chia tay diễn ra nhẹ nhàng và
êm đẹp.
Hoà giải tại Toà án là “một khâu chính thức trong quá trình tố tụng”17. Theo luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 Điều 54 thì sau khi đã thụ lý yêu cầu ly hôn, Toà án tiến
hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Khác với hoà giải ở cơ sở là
thủ tục khuyến khích không bắt buộc thì hoà giải tại Toà án là thủ tục cần thiết và bắt
buộc, trừ một số trường hợp. Hoà giải là một khâu chính của thủ tục tố tụng ly hôn trước
khi Toà án tiến hành xét xử vụ án ly hôn dù là hoà giải thành hay không thành hoặc
không thể tiến hành hoà giải được do một bên vắng mặt, mất tích, việc hoà giải phải được
tiến hành. Khi Toà án hoà giải vợ, chồng, những người có quyền và lợi ích liên quan phải
có mặt, trong trường hợp bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
không lý do thì Toà án đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 và việc hoà giải coi như không thành.
Điều luật này chỉ áp dụng cho trường hợp giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên,

còn khi giải quyết ly hôn theo đơn yêu cầu chung của cả hai vợ chồng khi Toà án triệu tập
mà một bên vắng mặt không lý do thì Toà án phải đình chỉ vụ việc và xếp hồ sơ lại. Hơn
nữa, trong trường hợp Toà án triệu tập đương sự đến hoà giải nhưng nguyên đơn (người
yêu cầu) lại vắng mặt không lý do, dù đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai thì khi đó
Toà án phải đình chỉ vụ án và xếp hồ sơ lại (theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011).
Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn với người bị Toà án tuyên bố mất tích
hoặc với người mất năng lực hành vi dân sự, không nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình thì thủ tục hoà giải không được tiến hành lúc này vì không có đủ chủ thể hoà
giải (theo khoản 2, khoản 3 Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung
năm 2011). Thông thường đối với những vụ xin ly hôn với người mất năng lực hành vi
dân sự thì người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự không thực hiện được
17

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 1 – Gia đình, Nxb trẻ, Tp. Hồ Chí Minh,
2005, tr 75

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


chức năng giám hộ khi giải quyết ly hôn. Thực tiễn ghi nhận rằng hầu như không thấy
văn bản nào qui định người giám hộ có quyền thay thế cho người bị giám hộ khi tham gia
hoà giải đối với yêu cầu xin ly hôn. Ngoài ra đối với trường hợp vợ hoặc chồng bị Toà án
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì nhiều khả năng vợ hoặc chồng còn lại sẽ được chỉ
định làm người đại diện. Do vậy muốn xin ly hôn thì vợ hoặc chồng phải phải chấm dứt
vai trò đại diện của mình.
Cũng giống như hoà giải ở cơ sở có hai kết quả xảy ra là hoà giải thành hoặc
không thành, nhưng khác nhau ở chỗ là khi hoà giải thành tại Toà án nếu các bên thoả

thuận được với nhau và quyết định tiếp tục sống chung thì Thẩm phán lập biên bản hoà
giải thành, nếu trong hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản mà các bên không có sự thay đổi
ý kiến thì Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định
này sẽ có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp các bên vẫn kiên quyết giữ ý định ly hôn
nhưng thoả thuận được với nhau các vấn đề liên quan đến hậu quả ly hôn thì Thẩm phán
lập biên bản hoà giải không thành, nếu trong hạn 15 ngày các bên đương sự không có sự
thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Toà án sẽ phải mở phiên toà xét xử
vụ án ly hôn đồng thời ghi nhận những thoả thuận của đương sự về các vấn đề liên quan
đến hậu quả ly hôn.
Trường hợp Toà án giải quyết bác đơn xin ly hôn nhưng chỉ trong thời gian ngắn
khoảng một vài tháng thì họ quay lại nộp đơn yêu cầu ly hôn. Trước đây khi hướng dẫn
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Toà án nhân dân Tối cao nói rằng nếu Toà
án bác đơn xin ly hôn, thì người bị bác đơn chỉ được xin ly hôn lại sau một năm. Quy
định này không bao gồm trường hợp Toà án hoà giải thành, đương sự tự nguyện rút đơn
yêu cầu ly hôn, nhưng chỉ trong thời gian ngắn họ lại tiếp tục nộp đơn vì lý do cuộc sống
chung sau khi đỗ vỡ đã không thể nào hàn gắn lại được.
Điều này chứng tỏ việc nỗ lực hàn gắn các mối quan hệ của vợ chồng qua công
tác hoà giải cũng như xét xử của Toà án đều vô nghĩa, tốn thời gian, công sức và tiền bạc
của Nhà nước và của nhân dân.
2.5. HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI LY HÔN
Như chúng ta đã biết, thường sau những cuộc hôn nhân tan vỡ kết thúc bằng biện
pháp ly hôn luôn ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc đời của mỗi cá nhân và đến đời sống xã
hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự đỗ vỡ và hậu quả của nó đối với con cái, với tài
sản, với mối quan hệ trong xã hội là rất lớn. Khi Toà án chấp nhận đơn yêu cầu xin ly hôn
của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng thì sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý về
nhân thân, về tài sản và về con chung (nếu có).
2.5.1. Quan hệ về nhân thân giữa vợ chồng xin ly hôn
Ly hôn không những phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai vợ chồng mà thực
tế, nó còn là sự thất bại về phương diện lối sống đã được xây dựng trên cơ sở mối quan
hệ này. Bởi vậy ly hôn là một chấn động lớn trong cuộc đời của mỗi người và gây ra vết

thương lòng khó thể chữa khỏi. Kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực, các
bên chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, quyền và nghĩa vụ đối với nhau đã
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


không còn. Kể từ thời điểm này, người vợ, người chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với
người khác mà không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào từ phía bên kia. Sau khi ly hôn, các
quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương nhiên chấm dứt mà không
phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên, nghĩa là các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa
vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn và gắn bó trong suốt thời kỳ hôn nhân như: nghĩa vụ
yêu thương quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ
chồng… sẽ đương nhiên mất đi, còn các quyền về nhân thân của công dân như quyền về
họ tên, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp thì không ảnh hưởng và không bị thay
đổi sau khi vợ chồng ly hôn.
Như vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng chỉ tồn tại và được pháp luật bảo vệ
khi họ là vợ chồng hợp pháp của nhau, nên sau khi ly hôn các quyền và nghĩa vụ nhân
thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt. Thực tế cho thấy, có một số trường hợp các cặp vợ
chồng sau khi ly hôn, bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thì sau đó họ
lại về sống chung lại với nhau mà không đăng ký kết hôn, một thời gian sau họ lại có con
chung, tài sản chung với nhau và vì một lý do nào đó họ lại chia tay và yêu cầu Toà án
giải quyết cho họ được ly hôn. Trong trường hợp này Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn
là Toà án sẽ không giải quyết việc ly hôn nữa. Vì vợ chồng đã ly hôn, phán quyết của Toà
án đã có hiệu lực pháp luật, nếu muốn chung sống với nhau lại thì họ phải đăng ký kết
hôn theo thủ tục quy định.
2.5.2. Quan hệ về con chung khi vợ chồng xin ly hôn
Tình trạng ly hôn sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của con
cái. Những xung đột của vợ và chồng khi ly hôn sẽ làm phá vỡ hình tượng tốt đẹp về cha
mẹ mà đưa trẻ luôn thần tượng, những hậu quả gây ra cho trẻ là rất lớn, chúng có thể bị

sốc nặng về tâm lý, mất cảm giác về sự bình yên, quan hệ giữa chúng với cha mẹ có thể
bị rối loạn, đạo đức nhân cách của đứa trẻ có thể bị xấu đi, học hành sa sút, bệnh trầm
cảm, và có thể ảnh hưởng đến tình yêu sau này khi đứa trẻ lớn lên.
Như báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết “Ly hôn xong, những
sai lầm nối tiếp cần tránh”18. Đó là những sai lầm thường gặp của các bậc cha mẹ khi ly
hôn dẫn đến hệ luỵ xấu cho con cái như: Khi cha mẹ dồn nén sự tức giận với nhau, trẻ em
trở thành nạn nhân bất hạnh. Khi chúng phải chứng kiến cuộc cãi vã, những lời nói đầy
ác ý hoặc thậm chí tất cả vấn đề về ly dị giải quyết qua các cuộc điện thoại đều làm cho
trẻ cảm thấy khó khăn và tổn thương. Một số người chửi bới người chồng/vợ cũ của họ
ngay trước mặt những đứa con và điều này khiến bọn trẻ bắt đầu đánh giá, nghĩ về cuộc
xung đột này. Trẻ em ghét phải chọn đứng về phía nào, chọn bố hay mẹ đều gây ra sự
căng thẳng và bối rối… Biến con trở thành người đưa tin bất đắc dĩ, hay biến con thành

18

An - Tuyến, Pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Ly hôn xong, những sai lầm nối tiếp cần tránh,
/>[truy cập ngày 19-10-2015].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


sọt rác chứa tâm sự của bố mẹ, hay cha mẹ từ chối quyền nuôi con của mình, đứa trẻ cảm
thấy mình bị bỏ rơi v.v.v..
Từ Điều 81, 82, 83 và 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rõ
về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Theo đó, khi ly hôn cha
và mẹ không còn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung nữa, vì vậy, nếu
con chung chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ phải thoả

thuận về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con, hoặc
không thoả thuận được thì Toà án sẽ đưa ra phán quyết trên cơ sở đặt quyền lợi tốt nhất
cho đưa trẻ về mọi mặt, đảm bảo việc học tập, điều kiện phát triển về thể chất lẫn tinh
thần. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc
con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả
thuận khác. Vì quyền lợi của con các bên trực tiếp nuôi dưỡng không được có hành vi
ngăn cản bên kia thăm nom, chăm sóc và không được từ chối các khoản tiền cấp dưỡng
cho con. Người không trực tiếp nuôi dưỡng con chung có quyền thăm nom, chăm sóc,
giáo dục con chung, nhưng không được lạm dụng quyền đó để cản trở hoặc gây ảnh
hưởng xấu đến quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con thì người trực tiếp nuôi dưỡng có quyền
yêu cầu Toà án hạn chế chuyền thăm nom của họ. Trong trường hợp cần thiết theo yêu
cầu của các bên và vì lợi ích của đứa trẻ, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực
tiếp nuôi con trong trường hợp người đang trực tiếp nuôi con không đảm bảo được quyền
lợi về mọi mặt cho con. Khi thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu đưa trẻ từ đủ 07 tuổi
phải xem xét đến nguyện vọng của đứa trẻ. Thực tế cho thấy, những đưa trẻ trong gia
đình ly hôn lại tỏ ra trưởng thành sớm hơn so với những đưa trẻ khác, đó chỉ là sự gắn
gỏi để bù đắp những thiếu hụt, mất mác mà lẽ ra chúng phải có từ cha và mẹ để giúp đỡ
cho quá trình trưởng thành và phát triển. Dù đứa trẻ sống với cha hoặc mẹ thì nhân cách
của chúng cũng không phát triển bình thường vì chúng chỉ được giáo dục, uốn nắn theo
kiểu riêng của cha hoặc mẹ mà thôi. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, những đứa trẻ
nếu chỉ sống chung với mẹ thì sau này thường là những người yếu đuối, nhạy cảm, sống
nội tâm, thiên về tình cảm; còn những đứa trẻ nếu chỉ sống chung với cha thì thường là
những đứa trẻ cứng rắn, thiếu nhạy cảm và sự khoan dung, bởi chúng chỉ được dạy
những khuôn mẫu ứng xử theo cách riêng của cha hoặc mẹ mà thôi. Những đưa trẻ trong
gia đình có cha và mẹ ly hôn khi đến tuổi vị thành niên thường có những hành vi lệch lạc
hoặc phạm tội cao hơn so với những đưa trẻ được cả cha và mẹ nuôi dạy. Sỡ dĩ như thế là
do các gia đình đơn thân thường rơi vào tình cảnh khó khăn về kinh tế, thiếu sự giám sát
và giáo dục đối với con cái, thiếu những tương trợ về mặt tâm lý, xã hội hoặc cha mẹ chỉ
lo đi tìm một nữa khác cho mình mà quên đi sự tồn tại của con cái. Cho nên những đứa
trẻ đó thường gặp những vấn đề về tâm lý, chúng dễ bị sa ngã, dụ dỗ, lôi kéo của những

hành vi xấu.
2.5.3. Quan hệ về tài sản khi vợ chồng xin ly hôn
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


Khi ly hôn vấn đề chia tài sản chung hay riêng của vợ chồng cũng là vấn đề
được quan tâm và gây nhiều tranh cãi. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 từ
Điều 59, 60, 61, 62, 63 quy định việc chia tài sản sau ly hôn trên nguyên tắc: Tài sản
riêng của ai người đó lấy về, người lấy tài sản riêng đó phải chứng minh được đó là tài
sản riêng của mình, nếu không chứng minh được thì đó là tài sản chung của vợ chồng; tài
sản riêng của vợ chồng nhưng đã nhập vào khối tài sản chung thì khi ly hôn tài sản đó
vẫn được xác định thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung thì do các bên
tự thoả thuận, nêu không tự thoả thuận được thì theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của
cả hai vợ chồng, Toà án sẽ quyết định.
Theo quy định của luật hiện hành tại khoản 2 Điều 59 thì tài sản chung của vợ
chồng sau khi ly hôn được chia đôi nhưng có tính đến các yêu tố:
+ Về hoàn cảnh gia đình của mỗi bên, về công sức đóng góp của mỗi bên vào
việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, coi lao động trong gia đình (nội trợ)
như lao động có thu nhập, tạo điều kiện để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu
nhập; lỗi của bên vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích của bên vợ chồng khi phải làm công việc nhà cửa, chăm sóc con cái, nội
trợ thì vẫn được xem xét tính thu nhập như người đi làm việc bên ngoài. Bảo vệ lợi ích
chính đáng của các bên trong sản xuất, kinh doanh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu
quả xấu của việc ly hôn đến xã hội, tạo sự ổn định về đời sống kinh tế, xã hội. Tài sản
chung là tư liệu sản xuất, công cụ lao động phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của bên
nào thì chia cho bên đó. Khi chia tài sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản, để các
bên tiếp tục lao động sản xuất tạo thu nhập. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng
hiện vật hoặc theo giá trị. Nếu người nhận được hiện vật có giá trị lớn hơn so với giá trị

phần tài sản họ được chia thì họ phải trả cho người kia số tiền chênh lệch. Khi tính giá trị
của tài sản phải căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương nơi có tài sản đặc biệt là
bất động sản vào thời điểm vợ chồng ly hôn.
Trong trường hợp vợ chồng ly hôn mà có nghĩa vụ chung về tài sản (như có một
khoản nợ chung) thì vợ chồng thoả thuận với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ chung đó.
Nếu vợ chồng không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Có thể thanh toán
các khoản nợ chung đó bằng tài sản chung của vợ chồng sau đó mới chia tài sản chung
còn lại, hoặc có thể chia các nghĩa vụ chung đó cho cả hai bên vợ chồng tự lấy phần tài
sản được chia của mình để thực hiện nghĩa vụ, hoặc có thể giao cho một bên thực hiện
nghĩa vụ đó thì khi chia tài sản chung của vợ chồng, người thực hiện nghĩa vụ đó sẽ được
nhận cả phần tài sản mà họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đó.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình. Trên thực tế cho thấy, sau khi ly hôn, hầu hết người vợ và con chưa
thành niên, ngoài việc bị ảnh hưởng về tâm lý thì bao giờ họ cũng gặp nhiều khó khăn
hơn trong việc tổ chức lại cuộc sống bình thường, họ phải gánh chịu thiệt hại nhiều hơn
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


các hậu quả sau ly hôn, vì vậy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ là cần thiết
nhằm giúp họ ổn định lại cuộc sống. Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật
nước ta.
2.5.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chung sau ly hôn
Cấp dưỡng giữa vợ chồng đối với con chung sau khi ly hôn là nhằm đảm bảo
cuộc sống bình thường, đảm bảo việc nuôi dạy, chăm sóc, học hành và sự phát triển của
đứa trẻ sau khi cha, mẹ ly hôn. Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng đối với con chung sau
khi ly hôn theo khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Cha, mẹ
không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”. Khi ly hôn cha, mẹ không trực

tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 110 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014) nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung trong trường hợp này là bắt buộc,
không phụ thuộc vào yêu cầu cũng như khả năng kinh tế của bên phải cấp dưỡng. Về
nguyên tắc cha, mẹ phải cấp dưỡng nuôi con tới tuổi thành niên là đủ 18 tuổi; trường hợp
con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động do bị tàn tật hay bị bênh thì nghĩa
vụ cấp dưỡng của cha, mẹ vẫn phải cấp dưỡng nuôi con cho đến lúc con có thể lao động
để tự nuôi sống bản thân mình. Về mức cấp dưỡng cha, mẹ tự thoả thuận với nhau, nếu
không tự thoả thuận được thì Toà án giải quyết, mức cấp dưỡng nuôi con phải bao gồm
cả ăn, mặc, học hành, chữa bệnh và các khoản phí tổn khác cho con, phải đảm bảo yêu
cầu tối thiểu về đời sống của con, đồng thời Toà án cũng phải căn cứ vào hoàn cảnh và
khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng và người nhận cấp dưỡng để quyết định mức
cấp dưỡng cho hợp lý. Trong quá trình cấp dưỡng nuôi con, nếu tình hình đời sống của
bên phải cấp dưỡng có sự thay đổi mà đương sự yêu cầu thì Toà án sẽ quyết định lại mức
cấp dưỡng hay thay đổi việc giao nuôi con cho phù hợp với thực tế vì lợi ích của con
chung.
2.5.5. Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng khi ly hôn
Khi ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chấm dứt, đồng thời cũng chấm
dứt mọi quyền và nghĩa vụ đối với nhau, các bên đều có cuộc sống riêng của mình.
Nhưng để giúp cho bên gặp túng thiếu, khó khăn ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, pháp
luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn là
phù hợp với truyền thống và đạo lý của người Việt Nam. Đây là trường hợp ngoại lệ khi
ly hôn, pháp luật quy định: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp
dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của
mình”19. Khi vợ chồng ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung là đương nhiên, tuy
nhiên nếu họ không có con chung nhưng sau khi ly hôn mà bên vợ hoặc chồng rơi vào
hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu thì bên có khả năng sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho họ.
Tuy nhiên không phải mọi trường hợp ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng đều
được thực hiện mà nó phải thoả mãn hai điều kiện, thứ nhất là một bên thật sự khó khăn,
19


Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Đinh Thị Thoảng


×