Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài tập lớn: Thông tin VibaVệ tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.87 KB, 27 trang )

Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

i


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

DANH MỤC HÌNH ẢNH

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

i


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

LỜI NÓI ĐẦU
Thông tin vệ tinh chỉ mới xuất hiệu trong hơn bốn thập kỹ qua nhưng đã phát triển
rất nhanh chóng trên thế giới cũng như trong nước ta, mở ra cho một thời kỳ mới cho
sự phát triển trong mọi lĩnh vực khoa học cũng như đời sống nói chung và đặc biệt
ngành viễn thông nói riêng.


Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới của thông tin, nhu cầu thông tin
giữa con người với con người ngày càng lớn thuận lợi hơn và hoàn hảo hơn nhờ vào
các hệ thống truyền tin đa dạng như hệ thống thông tin vô tuyến hay hệ thống thông tin
hữu tuyến. Các hệ thống này thật sự là phương tiện cực kỳ hữu ích vì nó có khả năng
kết nối mọi nơi trên thế giới để vượt qua cả khái niệm về không gian và thời gian giúp
con người gần gũi nhau hơn mặc dù quãng đường rất xa, giúp con người cảm nhận
cảm nhận được cuộc sống hiện tại của thế giới xung quanh, thông tin qua vệ tinh
không chỉ có ý nghĩa truyền dẫn đối với quốc gia, khu vực còn mang tính xuyên lục
địa như vệ tinh toàn cầu. Nhờ có vệ tinh mà quá trình truyền thông tin diễn ra giữa các
châu lục trở nên tiện lợi và nhanh chóng thông qua nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.
Thông tin vệ tinh đã được ứng dụng vào nước ta bắt đầu từ những năm 80 mở ra
một sự phát triển mới của viễn thông Việt Nam. Thông tin vệ tinh có nhiều ưu điểm
nổi bật là vùng phủ sóng rất rộng, triển khai lắp đặt nhanh và khả năng cung cấp dịch
vụ đa dạng cho người dụng. Nó là phương tiện hữu hiệu nhất để kết nối thông tin liên
lạc với các vùng xa xôi, biên giới, hải đảo nơi mà mạng cố định không thể với tới
được, đồng thời thông tin vệ tinh nhờ ưu điểm triển khai lắp đặt và thiết lập liên lạc
nhanh sẽ là phương tiện liên lạc cơ động giúp ứng cứu kịp thời trong các tình huống
khẩn cấp.
Từ những vấn đề đó mà đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu khảo sát về hệ thống thông tin
vô tuyến mà cụ thể là hệ thống thông tin vệ tinh. Phần nội dung của đề tài được phân
bố gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan hệ thống thông tin vệ tinh
Chưong 2: Hệ thống vệ tinh viễn thông VINASAT
Năng lực còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong có được
những đóng góp quý báu của thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Trà Vinh người đã trực tiếp hướng dẫn
và chỉ bảo để em có thể hoàn thành bài tập này. Em xin chân thành cảm ơn
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Mỹ Viên


SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỆ THÔNG TIN VỆ TINH
1.1 Giới thiệu tổng quan về thông tin vệ tinh
1.1.1 Lịch sử phát triển hệ thống thông tin vệ tinh quốc tế
- Tháng 10 năm 1957 lần đầu tiên trên thể giới, Liên Xô phóng thành công vệ tinh
nhân tạo SPUTNIK-1. Đánh dấu một kỷ nguyên về thông tin vệ tinh
- Năm 1958 bức điện đầu tiên được phát qua vệ tinh SOCRE của Mỹ, bay ở vĩ đạo
thấp
- Năm 1964 thành lập tổ chức thông tin vệ tinh quốc tế INTELSAT
- Cuối năm 1965 Liên Xô phóng thông tin vệ tinh MOLNYA lên quỹ đạo elip
- Năm 1971 thành lập tổ chức thông tin vệ tinh quốc tế INTERSPTNIK gồm Liên
Xô và 9 nước XHCN
- Năm 1927-1976 Canada, Mỹ, Liên Xô và Indonnesia sử dụng vệ tinh chi thông tin
nội địa
- Năm 1979 thành lập tổ chức thông tin hành hải quốc tế qua vệ tinh INMARSAT
- Năm 1984 Nhật Bản đưa vào sử dụng hệ thống truyền hình trực tuyến qua vệ tinh
- Năm 1987 thử nghiệm thành công vệ tin phục vụ cho thông tin di động qua vệ tinh
1.1.2 Cấu trúc tổng thể và nguyên lý thông tin vệ tinh

Hình 1.1: Sơ đồ đường thông tin vệ tinh

Muốn thiết lập một đường thông tin vệ tinh, trước hết phải phóng một vệ tinh lên
quỹ đạo và có khả năng thu sóng vô tuyến điện.Vệ tinh có thể là vệ tinh thụ động, chỉ
phản xạ sóng vô tuyến một cách thu động và không khuếch đại và biến đổi tần số. Hầu
hết các vệ tinh thông tin hiện nay là vệ tinh địa tĩnh. Vệ tinh sẽ thu tín hiệu từ trạm mặt

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

đất, (SES: Satellite Earth Station) biến đổi, khuếch đại và phát lại đến một hoặc nhiều
trạm mặt đất khác.
Tín hiệu từ trạm mặt đất lên vệ tinh, gọi là đường lên (uplink) và tín hiệu từ vệ tinh
về một trạm mặt đất khác đường xuống (downlink). Thiết bị thông tin qua vệ tin bao
gồm một số bộ phát sẽ khuếch đại tín hiệu ở các băng tần nào đó lên một công suất đủ
lớn và phát về mặt đất.
1.1.3 Đặc điểm của thông tin vệ tinh
1.1.3.1 Vệ tinh và các dạng quỹ đạo của vệ tinh
Khái niệm: Một vệ tinh có khả năng thu và phát sóng vô tuyến điện khi được
phóng vào vũ trụ ta gọi là vệ tinh thông tin. Khi đó vệ tinh sẽ khuếch đại sóng vô
tuyến điện nhận được từ các trạm mặt đất và phát lại sóng vô tuyến điện đến các trạm
mặt đất khác
Do vệ tinh chuyển động khác nhau khi quan sát từ mặt đất, phụ thuộc vào quỹ đạo
bay của vệ tinh, vệ tinh có thể phân ra vệ tinh quỹ đạo thấp và vệ tinh địa tĩnh
Mỗi loại vệ tinh có nhưng đặc điểm riêng, tùy theo từng loại ứng dụng mà việc sử
dụng vệ tinh cũng khác nhau

Quỹ đạo của vệ tinh:
Khi quan sát từ mặt đất, sự di chuyển của vệ tinh theo quỹ đạo bay người ta thương
Quỹ đạo elip

phân vệ tinh thành hai loại:

+ Vệ tinh quỹ đạo thấp: là vệ tinh chuyển động liên tục so với mặt đất, thời gian
cần thiết cho vệ tinh để chuyển động xung quanh quỹ đạo của nó khác với chu kỳ
quay của quả đất

Hình 1.2: Vệ tinh quỹ đạo thấp

• Ưu điểm:
 Phủ sóng được các vùng có vĩ độ cao > 81,3o
 Góc ngẫng lớn nên giảm được tạp âm do mặt đất gây ra
SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

• Nhược điểm:

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

 Mỗi trạm phải có ít nhất hai anten và anten phải có cơ cấu điền chỉnh chùm
tia

 Để đảm bảo liên lạc liên tục trong 24 giờ thì phải cần nhiều vệ tinh
• Ứng dụng: Tổn hao đường truyền nhỏ do vệ tinh bay ở độ cao thấp, nên phù
họp với thông tin di động.
+ Vệ tinh địa tĩnh: là vệ tinh được phóng lên quỹ đạo tròn ở độ cao khoảng 36.000
km so với đường kính quỹ đạo. Vệ tinh này bay xung quanh trái đất 1 vòng mất 24
giờ. Do T(thời gian) bay của vệ tinh bằng T(thờ gian) quay của Trái đất và cùng phương hướng
(hướng Đông) bởi vậy vệ tinh dường như đứng yên khi quan sát từ mặt đất, gọi là vệ
tinh địa tĩnh.

Hình 1.3: Quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh

• Ưu điểm:
 Hiệu ứng Dopler rất nhỏ do đó việc điều chỉnh anten trạm mặt đất là không
cấn thiết

 Vệ tinh coi như đứng yêu so với trạm mặt đất. Do vậy đây là quỹ đạo lý tương
cho các vệ tinh thông tin, nó đảm bảo thông tin ổn định và liên tục suốt 24 giờ
trong ngày

 Vùng phủ sóng của vệ tinh lớn bằng 42,2% bề mặt trái đất
 Các trạm mặt đất ở xa có thể liên lạc trực tiếp và hệ thống 3 quả vệ tinh có thể
phủ sóng toàn cầu


SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

• Nhược điểm:
 Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo duy nhất tồn tại trong vũ trụ và được coi là một tài
nguyên thiên nhiên có hạn. Tài nguyên này đang cạn kiệt do số lượng vệ tinh của
các nước phóng lên ngày càng nhiều

 Không phủ sóng được những vùng có vĩ độ lớn hơn 81,30
 Tính bảo mật không cao
 Suy hao công suất cho đường truyền lớn
• Ứng dụng: Được sử dụng làm quỹ đạo cho vệ tinh thông tin bảo đảm thông tin
cho các vùng co vĩ độ nhỏ hơn 81,3 0. Là loại vệ tinh được sử dụng phổ biến nhất, với
nhiều loại hình dịch vụ
Nhận xét: Từ các dạng quỹ đạo nêu trên thì vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh sử dụng
cho thông tin là lý tưởng nhất vì nó đứng yên khi quan sát từ vị trí cố định trên trái đất.
Nghĩa là thông tin sẽ được bảo đảm liên lục, ổn định trong 24 giờ với các trạm nằm
trong vùng phủ sóng của vệ tinh mà không cần chuyển đổi sang một vệ tinh khác. Bởi
vậy hầu hết các hệ thống thông tin vệ tinh cố định đều sử dụng vệ tinh địa tĩnh
1.1.3.2 Ưu, nhược điểm của thông tin liên lạc qua vệ tinh
- Ưu điểm:
+ Giá thành thông tin vệ tinh không phục thuộc vào cự ly giữa hai trạm
+ Có khả năng thông tin quảng bá cũng như thông tin điểm nối điểm
+ Có khả năng băng rộng

+ Dung lượng thông tin lớn
+ Dịch vụ thông tin vệ tinh băng tần rộng và có thể truyền tới bất kỳ nơi nào
trên thế giới
- Nhược điểm:
+ Không hoàn toàn cố định
+ Khoảng cách truyền dẫn xa nên suy hao lớp, ảnh hưởng của tạp âm lớn
+ Giá thành lắp đặt hệ thông rất cao, nên chi phí phóng vệ tinh tốn kém mà
vẫn tồn tại xác suất rủi ro
+ Thời gian sử dụng hạn chế khó bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

1.2 Kỹ thuật thông tin vệ tinh
1.2.1 Phóng vệ tinh, định vị và duy trì vệ tinh trên quỹ đạo
1.2.1.1 Phóng vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh
Mỗi vệ tinh được đưa lên qũy đạo theo một trong hai cách sau: Dùng tên lửa đẩy
nhiều tầng
+ Dùng phương tiên phóng nhiều lần: tàu con thoi
Phương pháp phóng dựa trên quỹ đạo Holmonn:

Hình 1.4: Sơ đồ qũy đạo Holmonn
- Giai đoạn 1: Dùng tên lửa đẩy nhiều tầng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo LEO có độ
cao 200Km, V = 7.784m/s

- Giai đoạn 2: Tại điểm nâng của quỹ đạo LEO, dùng tên lửa đẩy nhiều tầng thực
hiện tăng tốc với V = 10.234m/s để đưa vệ tinh sang quỹ đạo chuyển tiếp Elip có viễn
điểm thuộc quỹ đạo địa tĩnh (h = 35.786 km) và cận điểm thuộc quỹ đạo LEO (h =
200km), còn được gọi là quỹ đạo Hohmann
- Giai đoạn 3: Khi vệ tinh chuyển động qua viễn điểm của quỹ đạo Hohmonn thì sử
dụng động cơ đẩy viễn điểm đặt trong vệ tinh để đưa vệ tinh về quỹ đạo địa tĩnh
và về vị trí của nó
1.2.1.2 Duy trì vệ tinh trên quỹ đạo
Các công việc chính được thực hiện trong quá trình duy nhất trì vệ tinh trên quỹ đạo
là:
- Các dao động của vệ tinh xung quanh vị trí quỹ đạo theo hướng Đông Tây, Nam
Bắc phải được duy trì trong khoảng ± 0.050

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

- Tư thế vệ tinh phải được giám sát và hiệu chỉnh để bảo đảm anten vệ tinh luôn
luôn hướng về các vùng mong muốn của trái đất
1.3 Kết luận chương
Vệ tinh được đưa vào sử dụng rất sớm, có thể nói vệ tinh là một ngành khoa học
kỹ thuật đòi hỏi trình độ cao và cần có kinh nghiệm thực tiễn. Cho đến nay hệ thống vệ
tinh trên thế giới hoàn thiện, với nhiều mô hình khác nhau như: vệ tinh toàn cần
(GPS), vệ tinh giám sát, vệ tinh địa tĩnh… trong đó vệ tinh địa tĩnh dùng để truyền dẫn
thông tin là phổ biến nhất. Với ưu điểm và sự tiện lợi của việc truyền dẫn thông tin qua

vệ tinh, dẫn đến số lượng vệ tinh trên toàn Thế giới tăng nhanh, làm cho tài nguyên vị
trí và tần số ngày càng bị co hẹp. Do đó buộc phải ứng dụng kỹ thuật truyền dẫn mới
và sử dụng ở tần số cao hơn, mới có thể áp ứng được nhu cần tăng nhanh về lượng
thông tin.

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

CHƯƠNG II:
HỆ THỐNG VỆ TINH VIỄN THÔNG VINASAT
2.1 Tình hình chung
2.1.1 Sự phát triển hệ thống thông tin vệ tinh thế giới
Ngày nay thông tin đã được truyền trực tiếp tới khắp nơi trên thế giới nhờ hệ thống
vệ tinh chằng chịt trên bầu trời. Ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên Bang Xô Viết phóng
thành công Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người vào quỹ đạo Trái Đất.
Kể từ đó đến nay đã gần 6 thập kỷ trôi qua. Hiện nay có khoảng 1100 vệ tinh nhân tạo
đang làm việc trên quỹ đạo Trái Đất, gồm vệ tinh của các chính phủ cũng như của các
công ty tư nhân. Ngoài ra còn khoảng 2600 vệ tinh không làm việc nữa nhưng vẫn
đang bay trên đầu chúng ta
2.1.2 Sự phát triển hệ thống vệ tinh Việt Nam
- Ngay từ tháng 8/1980 Việt Nam đã sử dụng thông tin vệ tinh qua hệ thống
InterSputnik của Liên Xô (cũ)
- Từ năm 1990 VNPT đã triển khai một hệ thống trạm mặt đất lớn để sử dụng vệ
tinh INTELSAT của Australia, chủ yếu phục vụ các hướng liên lạc quốc tế và truyền

dẫn đường trục trong nước
- 19/4/2008 vệ tinh viễn thông VINASAT- 1 chính thức đi vào vũ trụ sau hơn một
tháng thử nghiệm đã đưa vào sử dụng
- 16/5/2012 vệ tinh viễn thông VINASAT- 2 đi vào vũ trụ để thay thế cho vệ tinh
VINASAT- 1
- 21/07/2012 Vệ tinh siêu nhỏ do Việt Nam tự chế tạo được phóng lên quỹ đạo.
Nhưng không thu được tín hiệu (Vệ tinh Nano F-1)
- 7/5/2013 đã phóng thành công vệ tinh viễn thám do Việt Nam chế tạo
(VNREDSat-1)
- 4/8/2013 đã phóng thành công một vệ tinh của Việt Nam tự chế hoạt động thành
công ngoài không gian (Pico Dragon)
Dự khiến Việt Nam những năm tới
- NanoDragon 2018 Giám sát rừng, tàu biển và thử nghiệm công nghệ
- MicroDragon 2018 Quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước,
định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ
- LOTUSat-1 3/2019 phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

- LOTUSat-2 2012/2022 phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu
2.1.3 Thông tin về vệ tinh viễn thông VINASAT-2
- Chủ đầu tư: Tập đoàn bưu chính viễn thông Viêt Nam (VNPT)
- Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chịu trách nhiệm sản xuất và thực hiện công

tác phóng vệ tinh VINASAT-2
- Vệ tinh VINASAT-2 được phóng vào lúc từ 5 giờ 13 phút (giờ Việt Nam) ngày 16
tháng 5 năm 2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane5 ECA
- Vinasat-2 có tổng kinh phí khoảng 260 - 280 triệu USD
2.2 Vệ tinh viễn thông VINSAT
2.2.1 Tầm quan trọng của vệ tinh VINASAT-2
2.2.1.1 Nhà nước
• Giúp Việt Nam hội nhập với công nghệ và viễn thông thế giới
• Việt Nam khẳng định được chủ quyền của Việt Nam đối với nguồn tài nguyên

hữu hạn là quỹ đạo vệ tinh và các tần số liên quan, đảm bảo cung cấp dịch vụ thông tin
vệ tinh cho các mục đích chính trị, an ninh quốc phòng
• Công tác thông tin phục vụ cuộc sống của ngư dân, và phát triển kinh tế biển
• Vệ tinh có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết

2.2.1.2 Doanh nghiệp
• Giúp các doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều dịch vụ (Internet và truyền hình

tới vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo)
• Giúp thị trường viễn thông phát triển nhanh nên các doanh nghiệp Việt Nam

sẽ có rất nhiều tiềm năng và cơ hội kinh doanh trong việc cung cấp những dịch
vụ 4G, Internet tốc độ cao
2.2.1.3 Người dân
• Một trong những hiệu quả to lớn có thể mang lại là người dân vùng sâu vùng

xa, miền núi và hải đảo sẽ có cơ hội sử dụng những dịch vụ mà từ lâu họ mong muốn
như điện thoại, truyền hình và Internet

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A


22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

• Với việc cung cấp dịch vụ qua vệ tinh, người dân sẽ được tiếp nhận chất lượng

dịch vụ tốt hơn

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

2.2.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của vệ tinh Vinasat-2

Hình 2.1: Vệ tinh VINASAT-2
- Nền tảng khung: A2100
- Kiểu vệ tinh: Vệ tinh địa tĩnh
- Vị trí quỹ đạo: quỹ đạo địa tĩnh 131.8º E
- Tuổi thọ vệ tinh tối thiểu 15 năm
- Trọng lượng sấp sĩ 3 tấn
- Tên lữa đẩy Ariane 5

- Dung lượng truyền dẫn tương đương 13.000 kênh thoại
- Khoảng 150 kênh truyền hình
- Băng tần hoạt động: Ku
- Đường lên (Uplink):
+ Tần số phát Tx: 12,750 – 14,500 MHz
+ Phân cực: tuyến tính trực giao, phân cực ngang
- Đường xuống (Downlink):
+ Tần số thu Rx: 0,700 – 11,700 MHz
+ tuyến tính trực giao, phân cực đứng
- Vùng phủ băng Ku: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

Hình 2.2: Tầm bao phủ của sóng băng tần Ku
+ Băng tần C:
Số bộ phát đáp: 8 bộ (36 Mhz/bộ).
Uplink: tần số phát Tx 6425-6725 Mhz.
Downlink : tần số thu Rx 3400-3700 Mhz.
Vùng phủ sóng: VN, Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật Bản,
Australia.

Hình 2.3: Tầm bao phủ của sóng băng tần C


SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

2.3 Quá trình vận hành và khai thác dịch thông qua VINASAT-2
2.3.1 Trạm điều khiển vệ tinh VINASAT-2

Hình 2.4: Trung tâm điều khiển vệ tinh VINASAT-2 Quế Dương
- Trạm điều khiển Quế Dương là trạm điều khiển chính, gồm các phần:
+ Hệ thống thời gian thực
+ Bộ mã hóa lệnh điều khiển
+ Hệ thống chuyển động bay
+ Hệ thống giám sát và điều khiển
+ Hệ thống thông tin
+ Hệ thống đào tạo và mô phỏng vệ tinh chuyển động
+ Hệ thống mô phỏng độ xa vệ tinh
+ Hệ thống thiết bị RF và hệ thống anten
Tọa độ trạm điều khiển:
+ Kinh độ: 1050410 E
+ Vĩ độ: 210050 N
Việc chọn Quế Dương để đặt trạm điều khiển vệ tinh có nhiều yếu tố thuận lợi
như: tránh được các ảnh hưởng nhiễu về tần số, trước khi quyết định lắp đặt trạm điều
khiển vệ tinh tại Cát Quế - Dương Liễu - Hoài Đức - Hà Tây các nhà khoa học, giới
chuyên môn đã có sự nghiên cứu, kiểm tra kỹ càng.


SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

Hình 2.5: Trung tâm điều khiển vệ tinh VINASAT-2 Bình Dương
Trạm điều khiển Bình Dương là trạm điều khiển dự phòng nên một số phần sẽ chỉ
có ở trạm điền khiển chính mà không có ở trạm dự phòng nhưng nó vẫn đảm bảo độ
tin cậy và tính sẵn sàng của toàn bộ hệ thống thông tin vệ tinh
- Gồm các phần:
+ Hệ thống thời gian thực
+ Hệ thống chuyển động bay
+ Hệ thống giám sát và điều khiển
+ Hệ thống thông tin
+ Hệ thống mô phỏng đo xa vệ tinh
+ Hệ thống thiết bị RF và hệ thống anten
Tọa độ trạm dự phòng:
- Kinh độ: 1060370 E
- Vĩ độ: 110050 N
2.3.2 Khai thác dịch vụ vệ tinh VINASAT-2
Nâng cao năng lực khai thác, vận hành an toàn, hiệu quả Vinasat-2 tại vị trí
131.80 E. Đẩy mạnh công tác kinh doanh các dịch vụ thông tin vệ tinh ở cả thị trường
trong và ngoài nước. Giới thiệu và cung cấp các dịch vụ vệ tinh tiên tiến cho các
ngành; thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế...
Để khai thác mở rộng khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như dầu khí, ngân
hàng, tài chính; tập trung phục vụ các khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin liên


SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

lạc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, kể cả các khách hàng nước ngoài ở các thị
trường Lào, Campuchia
Xây dựng và thực hiện các phương án hợp tác, dự phòng, trao đổi dung lượng với
các nhà khai thác vệ tinh khác trong khu vực.
2.4 Các dịch vụ từ vệ tinh VINASAT-2
2.4.1 VINASAT-2 cho Bộ quốc phòng và công an
Mục tiêu xây dự hệ thống thông tin quân sự như sau:
- Kết hợp với hệ thống thông tin cố định đã triển khai, bảo đảm thông tin thoại,
fax, truyền hình số để chỉ huy các đơn vị ở xa, nơi mà hệ thống cáp quang, vi ba,
tổng đài điện tử kỹ thuật số chưa vươn tới bảo đảm được
Bảo đảm thông tin thoại, fax…cho các đơn vị làm nhiệm vụ cơ động.
2.4.1.1 Lựa chọn băng tần
Sử dụng đồng thời cả 2 băng tần C và Ku cho mạng thông tin viễn thông quân sự,
trong đó:
- Sử dụng băng Ku: xây dựng toàn bộ mạng thông tin viễn thông quân sự cho các
đối tượng có nhu cầu thường xuyên cơ động và di chuyển vị trí đóng quân với ưu
thế kích thước anten nhỏ
- Sử dụng băng C: chấp nhận giảm tính cơ động của trạm VSAT vì anten phải đủ
lớn (≥ 2,4m). Thích hợp với một số đơn vị ít có nhu cầu cơ động hoặc khi di
chuyển vị trí đống quân, mang lại chất lượng kết nối đảm bảo hơn. Băng C cho

phép triển khai các trạm đầu cuối ngoài lãnh thổ quốc gia
2.4.1.2 Các dịch vụ của hệ thống thông tin vệ tinh quân sự
- Dịch vụ thoại: cung cấp khả năng thoại quay số tự động với giao diện Analog
hoặc IP liên lạc giữa các thuê bao trong mạng VSAT và với mạng điện thoại quân sự
cố định. Tại mỗi trạm VSAT sẽ có thiết bị chuyển IP cho phép quản lý tối đa đến 32 số
thuê bao. Tại mỗi trạm HUB là chuyển mạnh IP với khả năng quản lý đến 1024 thuê
bao
- Dịch vụ dữ liệu và truyền hình: cung cấp năng ứng dụng các dịnh vụ dữ liệu
kết nối giữa các mạng máy tính VLAN, kết nối Internet… tất cả trên công nghệ IP. Kết
nối với mạng truyền số liệu quân sự ATM
Cung cấp khả năng truyền hình điểm – điểm tốc độ 2.048 Mbps giữa 2 xe cơ động
hoặc giữa xe cơ động với trạm HUB, khả năng tổ chức hội nghị truyền hình khi cần thiết

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

Cung cấp đường kết nối luồng E1 tương tự như truyền dẫn cáp quang hay vi ba để
làm dự phòng cho mạng thông tin cố định.
2.4.2 VINASAT-2 cho các nhà cung cấp dịch vụ
2.4.2.1 Truyền hình qua vệ tinh
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình chất lượng cao qua vệ
tinh. Trước đây các doanh nghiệp này thuê vệ tinh của các nước để phát sóng, hiện nay
đang chuyển dần sang sử dụng VINASAT. Trên thị trường hiện nay có các nhà cung
cấp dịch vu như: DTH, VTV, VTC, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình K + (Kplus) đã

làm cho thị trường dịch vụ này mang tính cạnh tranh cao

Hình 2.6: Tryền hình qua vệ tinh
- Truyền hình vệ tinh DTH:
DTH (Direct to home) DTH, có nghĩa là phát sóng trực tiếp tới nhà, là một dịch vụ
truyền hình trả tiền (Pay Television). Tương tự như truyền hình cáp (CATV), DTH
truyền dẫn nhiều kênh truyền hình và quản lý đến từng đầu thu giải mã
DTH là phương thức truyền dẫn qua vệ tinh sử dụng băng tần KU. So với các
phương thức truyền dẫn tín hiệu khác, truyền hình qua vệ tinh DTH là một phương
thức phủ sóng rất hiệu quả, là bước triển khai quan trọng của truyền hình vệ tinh, giúp
công nghệ truyền hình vệ tinh trở nên phổ biến, dễ sử dụng, nâng cao chất lượng kênh
và chất lượng truyền dẫn, tạo nên khả năng mới cho việc kinh doanh các chương trình
truyền hình có trả tiền

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

Công nghệ DTH cho phép từng hộ gia đình nhận tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh một
cách dễ dàng, đơn giản, giá thành hạ, với số kênh tăng cao, chất lượng hình ảnh tuyệt
hảo, không làm mất mỹ quan đô thị, có hiệu quả không kém già truyền hình dây dẫn,
cho phép các nhà kinh doanh phát sóng có thể quản lý được đối tượng khán giả mua
chương trình và phân phối chương trình
- Truyền hình K+ (Kplus):
Ngày 12/1/2010, tại Hà Nội, Công ty Truyền hình số vệ tinh (VSTV), liên doanh

của hai đối tác lớn trong lĩnh vực Phát thanh - Truyền hình là Đài Truyền hình Việt
Nam và Tập đoàn Canal+ (Pháp) đã chính thức ra mắt thương hiệu K+, dịch vụ truyền
hình mới qua vệ tinh được coi là lớn nhất Việt Nam lúc này.
K+ sẽ phát gần 60 kênh về nhiều chuyên đề như giải trí tổng hợp, phim truyện,
thể thao... đặc biệt K+ đã tiến hành sớm việc sản xuất các kênh truyền hình độc quyền
mang thương hiệu K+ đồng thời tiến hành việc phát sóng độc quyền trên vệ tinh các
trận bóng đá lớn ngoại hạng anh
K+ mang lại dịch vụ khác biệt, chất lượng và đa dạng, sẵn sàng phục vụ khách
hàng một cách hiệu quả ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ.
2.4.2.2 Truyền hình hội nghi

Hình 2.7: Sơ đồ truyền hình hội nghị

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

Hội nghị truyền hình là một bước phát triển đột phá của công nghệ thông tin, nó
cho phép những người tham dự tại nhiều địa điểm từ những quốc gia khác nhau có thể
nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau qua màn hình tivi như đang họp ( họp trực
tuyến) trong cùng một hội trường.
Hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình là một hệ thống thiết bị điện tử (bao gồm
cả phần cứng và phần mềm) sử dụng công nghệ kỹ thuật số, nén (coder/decoder) âm
thanh và video trong thời gian thực. Giải pháp hội nghị truyền hình dựa trên công nghệ
IP với sự hỗ trợ nhiều giao thức (H.320, H.323, SIP, SCCP) cho phép triển khai hệ

thống Hội nghị trực tuyến tiên tiến nhưng vẫn tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn.
Các thiết bị cần thiết cho một hệ thống hội nghị truyền hình bao gồm:
- Video đầu vào: video camera hoặc webcam
- Video đầu ra: màn hình máy tính, truyền hình hoặc máy chiếu
- Âm thanh đầu vào: micro, CD/DVD, cassette player, hoặc bất kỳ nguồn nào của
ổ cắm âm thanh preamp
- Âm thanh đầu ra: loa phóng thanh đi kèm với các thiết bị hiển thị hoặc điện thoại
- Truyền dữ liệu: số điện thoại mạng hoặc tương tự, LAN hoặc Internet
2.4.2.3 Đào tại từ xa

Hình2.8: Mô hình dịch vụ đào tạo từ xa.
2.4.2.4 Thông tin di động qua vệ tinh
Thông tin di động qua vệ tinh có nhiều ưu điểm như: có thể phát triển mạng toàn
cầu, dễ dàng phân bố và cân bằng lại lưu lượng mạng, chi phí hạ tầng cơ sở thấp, có
nhiều khả năng gia tăng lợi nhuận ở các dịch vụ mới.

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

22



Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

Hình 2.9: Các thành phần chính cho cơ sở hạ tầng mạng di động qua vệ tinh.
Trong một vài năm qua, thị trường thông tin vệ tinh toàn cầu có phần chững lại.
Tuy nhiên với những ưu điểm nổi bật của mình về khả năng truyền dẫn, khả năng cung
cấp dịch vụ băng rộng, các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng và cùng với sự phục
hồi, phát triển của các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì thị trường
thông tin vệ tinh của khu vực này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn một viễn
cảnh tốt đẹp đối với các nhà khai thác vệ tinh châu Á.
2.4.2.3 Ứng dụng vệ tinh trong khí tượng thủy văn
Đối với ngành khí tượng thủy văn Việt Nam, VINASAT sẽ mang lại nhiều thuận
lợi hơn, đáng kể nhất là giúp cho việc trao đổi, thu phát số liệu từ các nước trong mạng
lưới quan trắc của Tổ chức khí tượng thế giới một cách nhanh chóng đầy đủ. Điều này
giúp cho việc dự báo thời tiết, bão lũ nhanh chóng và độ tin cậy ngày càng được nâng
cao. Đồng thời việc truyền tin thông tin liên lạc về thời tiết nguy hiểm sẽ đến được các
vùng sâu vùng xa, các hải đảo chưa có điện trong mạng lưới điện quốc gia, nhằm phục
vụ cuộc sống của mọi người dân trên cả nước, ngư dân đang hoạt động trên biển mà
các cơn bão dữ luôn đe dọa khi thiếu các thông tin về thời tiết biển, giúp cho sự phát
triển nền kinh tế biển, công tác phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ và
thiên tai.
Đối với cán bộ nghiên cứu khoa học về Trái đất, với tốc độ Internet được nâng cao,
giá thành rẻ sẽ giúp cho việc truy cập để trao đổi các vấn đề nghiên cứu, học hỏi, tài

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22



Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

liệu khoa học được nhanh chóng hơn, có thể nắm bắt kịp những tiến bộ mới trong
ngành khí tượng thủy văn - hải văn và môi trường, trong công tác dự báo bão, lũ với
những mô hình tiên tiến nhất trên thế giới.
Ngoài ra, có thể khai thác vệ tinh để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tốt
hơn: giám sát vùng và tài nguyên biển, kiểm soát cháy rừng, lập bản đồ phân bố các
loại hình đất ngập nước ở Việt Nam...
2.5 Kết luận chương
Hệ thống vệ tinh trên thế giới đã chằng chịt trên bầu trời, làm cho tài nguyên trị trí
và tần số bị co hẹp, nhu cần thông tin qua vệ tinh ngày càng lớn
VINASAT-2 đã được khai thác rất hiệu quả, đã đưa viễn thông Việt Nam lên một
tần cao mới, phát triển mạnh cả số lượng chất lượng, mở ra nhiều dịch vụ mới phụ vụ
nhu cầu ngày càng tốt hơn.
Việt Nam khẳng định được chủ quyền của Việt Nam đối với nguồn tài nguyên hữu
hạn là quỹ đạo vệ tinh và các tần số liên quan, đảm bảo cung cấp dịch vụ thông tin vệ
tinh

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


Bài tập lớn: Thông tin Viba-Vệ tinh

GVHD: Trần Thị Trà Vinh

KẾT LUẬN

Khi vệ tinh VINASAT 2 đi vào hoạt động thay thế cho VINASAT 1 đã giải quyết
các vấn đề mà VINASAT 1 còn hạn chế: Tăng vùng phủ sóng, nhiều kênh truyền hình,
dung lượng lớn, chất lượng tốt để đảm bảo thông tin liên lạc vững chắc cho hệ thống
thông tin quân sự, phục vụ nhu cầu sử dụng các dịch vụ và thông tin liên lạc của nhân
dân.
Hiện nay Viêt Nam cũng đang học tập và nghiên cứu và mở ra nhiều dịch vụ mới
phát triển mạch hơn nữa để khẳn định mình với các nước trong khu vực, hội nhập với
công nghệ và viễn thông thế giới
Để hoàn thành được bài này em xin chân thành cảm ơn cô giao Trần Thị Trà Vinh
là người đã trực hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành tốt bài này.

SVTH: Nguyễn Mỹ Viên_CCVT07A

22


×