Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà f1(đông tảo x lương phượng) nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN SAO MAI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ
F1(ĐÔNG TẢO  LƯƠNG PHƯỢNG)
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN SAO MAI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ
F1(ĐÔNG TẢO  LƯƠNG PHƯỢNG)
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI


Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ HOAN

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn hoàn toàn trung thực do chúng tôi, cũng như sự hợp tác của các
cá nhân tập thể trong và ngoài trại chăn nuôi gia cầm và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Sao Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn, ngoài
sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý

báu của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới TS. Trần Thị Hoan và PGS.TS.
Từ Trung Kiên đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cán bộ quản lý trại Chăn nuôi gia
cầmkhoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp
đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất cho tôi học tập, triển khai đề
tài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm,
các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, phòng Đào tạo trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động
viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Sao Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................... vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................. 3
1.1.1.Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của gia cầm ............... 3
1.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm .............................................. 4
1.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản ...................................... 5
1.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng ............................... 10
1.1.5. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm ..................... 13
1.1.6. Cơ sở khoa học của lai tạo ..................................................... 13
1.1.7. Ưu thế lai ................................................................................ 15
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................. 19
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................... 19
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................... 20
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 22
2.1. Đối tượng, địa điểm thời gian nghiên cứu ................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................ 22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................. 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................. 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 23
2.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............ 31
3.1. Kết quả theo dõi gà giai đoạn hậu bị ............................................ 31
3.1.1. Đặc điểm ngoại hình .............................................................. 31
3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn hậu bị ......................................... 34
3.1.3. Khối lượng cơ thể và khối lượng tuyệt đối gà hậu bị qua các
tuần tuổi............................................................................................ 35
3.1.4. Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi(g/con/ngày) ......... 38
3.1.5. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng(kg/kg) ................ 39
3.2. Kết quả theo dõi gà giai đoạn đẻ trứng ........................................ 39
3.2.1. Một số chỉ tiêu chung của gà mái đẻ ..................................... 39
3.2.2. Tỷ lệ đẻ của gà ....................................................................... 42
3.2.3. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sinh học của trứng ............. 45
3.2.4. Chất lượng trứng ấp ............................................................... 48
3.2.5. Kết quả theo dõi sử dụng thức ăn của gà mái đẻ ................... 50
3.3. Kết quả khảo sát khả năng sản xuất thịt của gà F2 (♂ĐTLV x ♀
ĐTLV) nuôi thịt .................................................................................. 51
3.3.1. Sinh trưởng của gà ................................................................. 51
3.3.2. Thu nhận và sử dụng thức ăn của gà...................................... 53
3.3.3. Kết quả khảo sát khả năng cho thịt ........................................ 56
3.3.4. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs

Cộng sự

CSHTT

Chỉ số hình thái trứng

ĐT

Đông Tảo

F1

Tổ hợp lai (Đông Tảo x Lương Phượng)

F2

Tổ hợp lai (♂ĐTLV x ♀ ĐTLV)

g

Đơn vị tính gam


kg

Đơn vị tính kilôgam

KL

Khối lượng

LV

Lương Phượng

ss

Sơ sinh

SS

So sánh



Thức ăn

TL

Tỷ lệ

TT


Tuần tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng thức ăn của gà hậu bị .......................... 23
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................... 25
Bảng 2.3. Định mức thức ăn cho gà trong giai đoạn đẻ trứng........... 25
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 ................................................... 28
Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của đàn gà F1 (Đông Tảo x Lương
Phượng) lúc 1 ngày tuổi .................................................... 31
Bảng 3.2. Đặc điểm ngoại hình của đàn gà F1 (Đông Tảo x Lương
Phượng) lúc 266 ngày tuổi ................................................ 32
Bảng 3.3. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà hậu bị F 1 (Đông Tảo x Lương
Phượng)............................................................................. 34
Bảng 3.4. Khối lượng của gà thí nghiệm ở các giai đoạn tuổi ......... 36
Bảng 3.5. Tăng khối lượng của gà hậu bị ở các giai đoạn tuổi ........ 37
Bảng 3.6. Tiêu thụ thức ăn của gà ở giai đoạn hâ ̣u bi (N=3n)
.......... 38
̣
Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng (N=3n) ........... 39
Bảng 3.8. Ngày tuổi, khối lượng gà và khối lượng trứng gà ở các giai
đoạn đẻ .............................................................................. 40
Bảng 3.9. Tỷ lệ đẻ của gà từ 20 - 38 tuần tuổi................................... 43
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu sinh học của trứng .................................... 46
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu ấp nở của đàn gà thí nghiệm .................... 49

Bảng 3.12. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng ................. 50
Bảng 3.13. Sinh trưởngtích lũy và tuyệt đối của gà thí nghiệm .......... 51
Bảng 3.14. Thu nhận và hiệu suất sử dụng thức ăn ............................. 54
Bảng 3.15. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm lúc 15 tuần tuổi .. 56
Bảng 3.16. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng
thịt ...................................................................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng của gà thí nghiệm ở các giai đoạn tuổi ......... 36
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ đẻ của gà từ 20 - 38 tuần tuổi .................................. 44
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm .............................. 52
Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................ 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống từ lâu đời, đã và đang góp
phần quan trọng cải thiện sinh kế của hàng triệu nông dân. Hàng năm, ngành

chăn nuôi gia cầm cung cấp 18 - 20 % tổng khối lượng thịt, đứng thứ hai sau
thịt lợn, bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm còn cung cấp nguồn thực phẩm có dinh
dưỡng khá hoàn chỉnh đó là trứng gia cầm.
Vốn có truyền thống trong chăn nuôi, song song với quá trình hội nhập
của cả nước, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở
Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với tình hình chăn nuôi diễn biến
phức tạp, dịch bệnh nhiều, do yếu tố thích nghi nên một số giống gà nhập nội
thường có sức chống chịu bệnh kém và không phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số giống gia cầm địa
phương đang được chú trọng khôi phục và phát triển, trong đó có giống gà
Đông Tảo.
Gà Đông Tảo có nguồn gốc ở Khoái Châu, Hưng Yên. Đây là giống gà
đã được đưa vào chương trình bảo tồn quỹ gen vật nuôi từ năm 1992 khi chúng
được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng do năng suất thấp. Giống gà
Đông Tảo từ lâu đã nổi tiếng là chất lượng thịt, trứng rất thơm và ngon, ngoại
hình của nó rất đặc biệt với khối lượng trưởng thành đạt từ 3,0 đến 4,5 kg và
có đôi chân to nên nó trở thành giống gà đặc sản dùng để biếu và sử dụng trong
những ngày lễ, tết với giá bán cao hơn so với các giống gà khác. Do vậy, gà
Đông Tảo hiện nay đang được người chăn nuôi cũng như tiêu dùng ưa chuộng.
Tuy nhiên, gà Đông Tảo khả năng sản xuất rất thấp không đáp ứng được với
nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, Việt Nam đã nhập nội và chọn tạo thành
công một số giống gà có năng suất cao như gà Lương Phượng, Sasso… (Vũ
Ngọc Sơn, 2006) [46]. Để tận dụng ưu điểm của các giống gà nội và tiềm năng
về năng suất của các giống gà nhập nội, góp phần nâng cao năng suất của đàn
gà nói riêng và đàn gia cầm nói chung. Năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2
Huấn luyện chăn nuôi đã triển khai thực hiện cho lai giữa gà trống Đông Tảo
và mái Lương Phượng (LV) tạo ra con lai F1. Để nuôi thích nghi và đánh giá
khả năng sản xuất của tổ hợp lai này tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà F1(Đông Tảo x Lương Phượng)
nuôi tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định khả năng sinh trưởng của gà hậu bị F1 (Đông Tảo x Lương Phượng)
- Xác định được khả năng sản xuất của gà sinh sản F1 (Đông Tảo x Lương Phượng)
- Xác định được khả năng sản xuất thịt của gà lai F2 (♂ ĐTLV x ♀ ĐTLV)
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở của lý luận ưu thế lai luận văn đã triển khai lai giữa giống gà
kiêm dụng với giống gà hướng thịt để tạo tổ hợp lai có năng suất cao và chất
lượng thịt, trứng tốt, góp phần làm phong phú thêm nguồn thực phẩm chất
lượng cao và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Kết quả của đề tài nhằm đánh giá khả thích nghi và khả năng sản xuất
của tổ hợp lai mới, nhằm khuyến cáo cho các trang trại và nông hộ chăn nuôi
để cung cấp loại gà đặc sản chất lượng cao cho người tiêu dùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của gia cầm
Các đặc điểm ngoại hình của gia cầm đặc trưng cho từng giống gia cầm.

Đó là những đặc điểm bên ngoài của vật nuôi có thể quan sát được như: Màu
lông, da, hình dáng, mào tích...
Hình dáng, kích thước cơ thể: Gia cầm thường được chia thành 3 loại
hình chính: Hướng thịt, hướng trứng và hướng kiêm dụng. Gà hướng thịt có
thân hình to thô, cổ dài trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề, khối lượng lớn.
Gà hướng trứng có thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn.
Gà kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng thịt
hoặc thịt trứng. Schuberth L, Ruhland R., (1978)[45] cho rằng có mối tương
quan thuận giữa khối lượng cơ thể với tất cả các chiều đo. Siegel P.B và
Dumington (1978)[85] cho biết tương quan giữa góc ngực và khối lượng cơ
thể từ 0,4 đến 0,68 trung bình là 0,42.
Đầu: Gà trống có ngoại hình đầu giống đầu gà mái sẽ có tính sinh dục
kém, gà mái có ngoại hình đầu giống gà trống sẽ không cho năng suất cao,
Brandsch H., Biilchel H. (1978)[4]. Do vậy, cấu tạo của xương đầu được coi
như có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các
phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô liên kết
và mô đỡ.
Mào: Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp nên có thể phân biệt trống mái.
Mào gà rất đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho từng
giống. Mào là dẫn xuất của da theo Phan Cự Nhân (1971)[40], khi có mặt gen
Ab gà sẽ có dạng mào hoa hồng, khi có mặt gen aB gà sẽ có dạng mào nụ và khi
có mặt gen ab thì gà sẽ có dạng mào cờ. Theo tính trạng mào người ta phân biệt
các loại: mào cờ (mào đơn), mào hoa hồng, mào nụ, mào hạt đậu...
Mỏ: Mỏ là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng (Stratumcorneum). Mỏ
gà phải ngắn, chắc. Những con mỏ dài và cong là những con không đạt tiêu chuẩn
về phẩm giống. Mỏ có nhiều loại màu khác nhau: Vàng đỏ, đen, hồng… Màu sắc
của mỏ thường phù hợp với màu của chân.
Bộ lông: Khi mới nở, gia cầm con được lông tơ che phủ, trong quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4
trình phát triển lông tơ sẽ dần được thay thế bằng lông vũ.
Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, nó
có quan hệ mật thiết với cường độ sinh trưởng của gia cầm. Theo Brandsch H.,
Biilchel H. (1978)[4], những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì có tốc độ
sinh trưởng nhanh. Hayer J.F. and Mc Carthy J.C. (1970)[77] cho biết gà mái
mọc lông đều hơn gà trống trong cùng một dòng và ảnh hưởng của hormon có
tác dụng ngược với gen liên kết qui định tốc độ mọc lông.
Chân: Ở loài gia cầm chân có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân
và da. Chân có vuốt và cựa, cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của
loài. Gà giống tốt phải có chân chắc chắn, không thô. Đặc điểm chân cao có
liên quan tới khả năng cho thịt thấp và phát dục chậm, (theo Brandsch H.,
Biilchel H. (1978)[4]. Những con gà có chân hình chữ bát, các ngón cong, xương
khuyết tật không nên sử dụng làm giống.
1.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm
Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh trưởng,
sinh sản, mọc lông, tăng trưởng thịt, đẻ trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ
sở di truyền của các tính trạng số lượng cũng là do các gen nằm trên nhiễm sắc
thể qui định. Theo Nguyễn Ân và cs (1983)[2], các tính trạng sản xuất là các tính
trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường như khối lượng cơ thể, sản
lượng trứng, khối lượng trứng, ....
Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen. Các gen này
hoạt động theo ba phương thức:
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích luỹ của từng gen.
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút.
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác, của các gen không cùng một lô cút.
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thông thường (general breeding

value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần. Hiệu ứng
trội D và át gen I là những hiệu ứng không cộng tính và là giá trị giống đặc biệt
(special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp lai. Ở các tính
trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền) và sai
lệch môi trường qui định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do
nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu
ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ ảnh hưởng rất rõ
rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sinh sản là một ví dụ (Nguyễn Văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Thiện, 1996)[65].
Khác với tính trạng chất lượng, các tính trạng số lượng được qui định bởi
kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó
được biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó P là giá trị kiểu hình (phenotypic value), G là giá trị kiểu gen
(genotypic value), E là sai lệch môi trường (environmental deviation).
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo ba phương thức: cộng gộp, trội và át
gen. Từ đó cũng có thể hiểu:
G=A+D+I
Trong đó G là giá trị kiểu gen (genotypic value), A là giá trị cộng gộp
(additive value), D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value), I là giá
trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value)
Ngoài ra các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi
trường hay điều kiện ngoại cảnh (E) và được chia làm 2 loại chính:
- Sai lệch môi trường chung Eg (General environment) là sai lệch do các

yếu tố môi trường tác động lên toàn bộ các cá thể. Loại yếu tố này có tính chất
thường xuyên như: thức ăn, khí hậu, ....
- Sai lệch môi trường riêng Es (Special Environment) là sai lệch do
các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi,
hoặc ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời con vật. Nếu bỏ qua mối tương
tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G)
và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể:
P = A + D + I + Eg + Es
Người ta có thể xác định các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung
(g), mức độ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp
lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, ....
1.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản
* Khả năng sinh sản ở gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản
lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở.
* Sản lượng trứng
Sản lượng trứng được tính trong 365 ngày kể từ khi gà đẻ qủa trứng đầu
tiên. Lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời, phụ thuộc vào tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ
đẻ và thời gian đẻ kéo dài (Brandsch H., Biilchel H1978)[4].
* Năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng một gia cầm mái sinh ra trên một đơn
vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó
phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.

+ Cơ sở giải phẫu của trứng
Cấu tạo của trứng bao gồm: lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng
trứng có chức năng tạo lòng đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng
trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ
trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20-24 giờ.
Các tài liệu nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết vật chất lòng đỏ trứng gà được
tạo thành trước khi đẻ trứng 9-10 ngày. Trong 1- 3 ngày đầu, tốc độ sinh trưởng
của lòng đỏ chậm, khi đường kính đạt 6 mm bắt đầu vào thời kì sinh trưởng cực
nhanh và có thể tăng 4 mm trong 24 giờ cho tới khi đạt 40 mm. Thời gian từ lúc
đẻ trứng đến khi rụng quả trứng tiếp theo kéo dài từ 15 -75 phút.
+ Cơ sở di truyền của năng suất trứng.
Theo các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, việc sản xuất trứng
của gia cầm có thể do 5 yếu tố ảnh hưởng mang tính di truyền.
- Tuổi thành thục sinh dục là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng và
có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay
muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, thời gian nở ra trong năm… Gà hướng
trứng tuổi thành thục sớm hơn gà hướng thịt. Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999)
[24] cho biết, hệ số di truyền của tính trạng này là h2 = 0,32.
- Cường độ đẻ: yếu tố này do hai cặp gen R và r, R’ và r’ phối hợp cộng
lại để điều hành.
- Bản năng đòi ấp do 2 gen A và C điều khiển, phối hợp với nhau. Đây
là phản xạ không điều kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Bản năng
đòi ấp rất khác giữa các giống và các dòng. Các dòng nhẹ cân có tần số thể hiện
bản năng đòi ấp thấp hơn các dòng nặng cân. Gà Leghorn và Goldline hầu như
không còn bản năng đòi ấp.
- Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông) do các gen M và
m điều khiển. Gia cầm có gen mm thì về mùa đông vẫn tiếp tục đẻ đều.
- Thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ, do cặp gen P và p điều hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7
Yếu tố thứ 5 và yếu tố thứ nhất là hai yếu tố kết hợp với nhau, cũng có
nghĩa là các cặp gen Pp và Ee có phối hợp với nhau. Tất nhiên ngoài các gen
chính tham gia vào việc điều khiển các yếu tố trên, có thể còn có nhiều gen
khác phụ lực vào.
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu.
Tuổi đẻ quả trứng đầu được xác định bằng số ngày tuổi của gà mái kể từ
khi nở ra đến khi đẻ quả trứng đầu. Đây là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh
dục, cũng được coi là 1 yếu tố cấu thành năng suất trứng (Khavecman, 1972)[23].
Các gen trên nhiễm sắc thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này
(Khavecman, 1972)[23]. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường
(1992)[36], có ít nhất hai cặp gen cùng quy định về tuổi đẻ quả trứng đầu, cặp
thứ nhất gen E và e liên kết với giới tính, cặp thứ hai gen E’ và e’.
Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi
dưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu
sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm (Khavecman, 1972) [23].
+ Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ.
Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng thức ăn, phụ
thuộc vào mức năng lượng, hàm lượng protein và các thành phần khác trong khẩu
phần thức ăn, cho gà ăn hạn chế trong giai đoạn gà dò, gà hậu bị để đảm bảo năng
suất trứng trong giai đoạn sinh sản (Bùi Thị Oanh, 1996) [43]. Năng suất trứng có
hệ số di truyền không cao và dao động lớn. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[64],
hệ số di truyền năng suất trứng của gà là 12- 30%.
Sản lượng trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản, được thể hiện theo
qui luật cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần
đến hết năm đẻ. Để tiến hành chọn giống về sức đẻ trứng Hutt F. B. (1978)[18]
đã áp dụng ổ đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra số lượng trứng của từng gà mái.

Các tác giả cho rằng sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu và sản lượng trứng cả năm
có tương quan di truyền chặt chẽ (0,7 - 0,9).
Hutt F.B. (1978)[18] đề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm đẻ quả
trứng đầu tiên. Trong khi đó, Brandsch H., Biilchel H dẫn theo Nguyễn Chí
Bảo (1978)[4] cho rằng sản lượng trứng được tính đến 500 ngày tuổi. Trong
thời gian gần đây, sản lượng trứng được tính theo tuần tuổi. Nhiều hãng gia
cầm nổi tiếng như Shaver (Canada), Lohmann (Đức),... sản lượng trứng được
tính đến 70 - 80 tuần tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
Năng suất trứng của gà Đông Tảo/ 36 tuần đẻ đạt 67,71 quả/mái (Nguyễn
Đăng Vang và cs, 1999)[69]. Năng suất trứng của gà Lương Phượng Hoa/48 tuần
đẻ đạt trung bình 158,63 quả/mái (Vũ Ngọc Sơn và cs, 1999)[47]. Phùng Đức
Tiến và cs (2001)[55] nghiên cứu trên gà Ai Cập, công bố năng suất trứng từ
22 - 61 tuần đạt 175,36 quả/mái.
+ Khối lượng trứng
Tính trạng khối lượng trứng mang tính đặc trưng của từng loài có hệ số di
truyền cao, do đó có thể đạt được nhanh chóng thông qua con đường chọn lọc
(Kushner K.F. 1974 [22]). Khi cho lai hai dòng gia cầm có khối lượng trứng lớn và
bé, trứng của con lai thường có khối lượng trung gian,nghiêng về một phía
(Khavecman, 1972) [23]. Ngoài các yếu tố về di truyền, khối lượng trứng còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, tuổi gia cầm.
Trứng của gia cầm mới bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm trưởng thành 20 - 30%. Hệ
số di truyền của tính trạng này từ 48 - 80% (Brandsch H., Biilchel H, dẫn theo Nguyễn
Chí Bảo, 1978)[4]. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[64], hệ số di truyền về khối lượng
trứng của gà là 60 - 74%. Trứng gia cầm non cho tỷ lệ nở thấp, khối lượng trứng lớn

thì sẽ kéo dài thời gian ấp nở. Ý kiến của nhiều tác giả cho rằng trong cùng một giống,
dòng, cùng một đàn, nhóm trứng có khối lượng lớn nhất hoặc bé nhất đều cho tỷ lệ
nở thấp, Orlov (1974)[83] cho biết, trứng ấp nhận được từ một nhóm gà mái đẻ có
khối lượng trứng trung bình sẽ cho kết quả ấp tốt.
+ Chất lượng trứng:
Tỷ lệ các phần/khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10 - 11,6%; lòng trắng chiếm
57 - 60%; lòng đỏ chiếm 30 - 32%. Thành phần hoá học của trứng không vỏ: nước
chiếm 73,5 - 74,4%; protein 12,5 - 13%; mỡ 11 - 12%; khoáng 0,8 - 1,0%.
Hình dạng trứng: Trứng gia cầm thường có hình ô van và được thể hiện qua
tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại. Chỉ số này không biến
đổi theo mùa (Brandsch và Bilchel, 1978 dẫn theo Nguyễn Chí Bảo) [4].
Màu sắc trứng: Màu sắc trứng là tính trạng đa gen, ở gà khi lai dòng
trứng vỏ trắng với dòng trứng vỏ màu, gà lai sẽ có trứng vỏ màu trung gian, hệ
số di truyền tính trạng này là 55 - 75% (Brandsch và Bilchel, 1978)[4].
Bề mặt vỏ trứng: Thông thường trứng gia cầm đẻ ra có bề mặt trơn, đều,
song bên cạnh đó cũng có một số cá thể thường đẻ ra những trứng có bề mặt xấu,
xù xì, có vệt canxi hay đường gờ lượn sóng, loại trứng này có ảnh hưởng xấu
đến tỷ lệ ấp nở cũng như thị hiếu của người tiêu dùng (Schuberth L. Ruhland R.,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
1978) [45].
Chỉ số hình dạng: chỉ số hình dạng có thể tính bằng hai cách:Tỷ số giữa
chiều dài và chiều rộng trứng hoặc tỷ lệ phần trăm (%) giữa chiều rộng so với
chiều dài của trứng.
Trứng của mỗi giống gia cầm đều có chỉ số hình dạng riêng, chỉ số này ở
gà trong khoảng 1,34 -1,36. Nếu lệch quá tiêu chuẩn này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ

nở và khó khăn trong bao gói vận chuyển (Nguyễn Hoài Tao và cs, 1993) [50].
Độ dày và độ bền của vỏ trứng: Độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ
trứng biểu hiện nguồn dự trữ khoáng. Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước
đo độ dày khi đã bóc màng vỏ, ở gà độ dày vỏ khoảng 0,32mm. Theo Auaas R.,
Wilke R. (1978) [1], độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền dao
động trong khoảng giới hạn lớn. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[63], hệ số di
truyền độ dày vỏ trứng là 30%.
Ngoài ra độ dày vỏ trứng còn chịu tác động của môi trường như: thức ăn,
tuổi gà, nhiệt độ xung quanh, stress và nhiều yếu tố khác.
Độ chịu lực của vỏ trứng được xác định bằng lực kế ép của Nhật Bản.
+ Chỉ số lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh:
Khi đánh giá chất lượng trứng, cần đặc biệt chú ý đến chỉ số lòng đỏ,
lòng trắng và đơn vị Haugh. Các chỉ số này càng cao thì tỷ lệ nở càng lớn và
chất lượng trứng càng tốt (Tạ An Bình, 1973) [2].
Chỉ số lòng đỏ: chất lượng lòng đỏ được xác định bởi chỉ số lòng đỏ. Chỉ
số lòng đỏ là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó. Chỉ số
lòng đỏ của trứng gà tươi nằm giữa 0,40 - 0,42.
Chỉ số lòng trắng: chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng
trắng đặc so với trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó.
Chỉ số này càng lớn, chất lượng lòng trắng càng cao. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn
Thành Đồng (2001) [11] cho biết, trứng gà Lương Phượng Hoa có chỉ số lòng
trắng và lòng đỏ ở 38 tuần tuổi tương ứng là 0,14 và 0,53; ở 60 tuần tuổi tương
ứng là 0,091 và 0,49.
Đơn vị Haugh: Đơn vị Haugh được sử dụng để đánh giá chất lượng trứng,
nó phụ thuộc vào khối lượng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng
cao thì chất lượng trứng càng tốt. Theo Uyterwal cs (2000)[86], đơn vị Haugh
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái (gà
mái càng già đơn vị Haugh của trứng càng thấp), tình trạng bệnh, nhiệt độ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10
giống gia cầm,.... Theo Peniond Jkevich và cs (dẫn theo Bạch Thị Thanh Dân,
1999)[7], chất lượng trứng rất tốt có chỉ số Haugh 80 - 100, tốt: 79 - 65, trung
bình: 64 - 55 và xấu < 55. Nguyễn Huy Đạt và cs (2001)[11] cho biết, trứng gà
Lương Phượng Hoa có chỉ số Haugh ở 38 tuần tuổi đạt 94,4 và 60 tuần tuổi đạt
91,1.
+ Khả năng thụ tinh và ấp nở:
Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa
vụ, dinh dưỡng, chọn đôi giao phối,... Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển của phôi, sức sống của gia cầm non. Đối với những trứng có chỉ số hình thái
chuẩn, khối lượng trung bình của giống sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất. Hệ số di truyền
về tỷ lệ trứng thụ tinh là 11 - 13%, hệ số di truyền của tỷ lệ ấp nở 10 - 14% (Nguyễn
Văn Thiện, 1995) [63].
Nguyễn Đăng Vang và cs (1999)[69] cho biết ở gà Đông Tảo tỷ lệ trứng có
phôi đạt 89,54 % và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp đạt 70,08 %. Theo Nguyễn Văn Thạch
(1996) [61] gà Ri nuôi bán thâm canh tỷ lệ phôi đạt 93,42% và nở/phôi đạt 90,51%.
1.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng
* Khả năng sinh trưởng
Từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cơ thể trưởng thành và được chia làm hai
giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai (Trần Đình Miên,
Nguyễn Kim Đường, 1992) [36]. Cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình,
tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không nói đến phát dục. Phát
dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất
chức năng của các bộ phận cơ thể. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ thai, qua
các giai đoạn khác nhau đến khi trưởng thành.
* Cách đánh giá khả năng sinh trưởng

Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong khoảng
thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39, 1997) [57]. Sinh trưởng tuyệt đối
còn được gọi là năng lực sinh trưởng, đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng
parabol, đơn vị tính thường bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần.
Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể
từ lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát (TCVN 2.40, 1997)[58].
Đơn vị tính là %. Đường cong biểu diễn sinh trưởng tương đối có dạng hình
hypecbol cho thấy sinh trưởng tương đối giảm theo lứa tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh
trưởng của vật nuôi. Theo Chambers J.R. (1990)[73], đường cong sinh trưởng
của gà có 4 điểm chính gồm 4 pha sau:
- Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc độ nhanh sau khi nở.
- Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
- Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
- Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Thông thường người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi, thể hiện bằng
đồ thị sinh trưởng tích luỹ và nó được thể hiện đơn giản theo đường cong sinh trưởng.
Ở nước ta, tác giả Nguyễn Đăng Vang (1983)[69], nghiên cứu đường
cong sinh trưởng của ngỗng Rheiland, Phùng Đức Tiến (1996)[53], nghiên cứu
đường cong sinh trưởng của gà broiler lai giữa giống Ross 208 và HV 85 đều
cho các kết quả phù hợp với sinh trưởng của gia cầm nói chung.
Trần Long (1994)[27], nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các
dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV 85), đường cong sinh trưởng của
3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có

sự khác nhau: Sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 - 7 tuần
tuổi đối với gà mái.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà:
+ Ảnh hưởng của dòng, giống: Trong cùng một loài các giống, các dòng
khác nhau cũng có sinh trưởng khác nhau. Theo Phùng Đức Tiến (1996)[53]
thì hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng của gia cầm ở giai đoạn 3 tháng tuổi
là 26 - 50%. Theo Kushner (1978) [21], hệ số di truyền gà 1 tháng tuổi là
33%; 2 tháng tuổi là 46%; 3 tháng tuổi là 43%. Nguyễn Huy Đạt (1991)[8]
xác định hệ số di truyền về khối lượng ở gà 6 tuần tuổi là 40%.
+ Tính biệt:
Về giới tính ở các loại gia cầm khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác
nhau, con trống lớn nhanh hơn con mái (ngoại trừ chim cút: con trống nhỏ hơn
con mái). Theo Jull (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996[53]), gà trống có tốc độ
sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 - 32%; Sự sai khác này do gen liên kết với
giới tính, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh
hơn gà mái (1 nhiễm sắc thể). Sự sai khác về mặt sinh trưởng do giới tính còn
thể hiện rõ hơn đối với các dòng gà phát triển nhanh so với các dòng gà phát
triển chậm (Champers J.R. 1990)[73].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
North M.O., Bell P.D. (1990)[82] cho biết, khối lượng gà con 1 ngày tuổi
tương quan dương với khối lượng trứng, song không ảnh hưởng đến khối lượng
cơ thể gà lúc thành thục và cường độ sinh trưởng ở 4 tuần tuổi. Lúc mới nở gà
trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi
hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 8 tuần tuổi hơn 27%.
+ Tốc độ mọc lông:

Theo Kushner K. F. (1974)[22], tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc
độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn.
+ Chế độ dinh dưỡng:
Mức độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận
khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô này đối
với mô khác. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh
trưởng và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng (Chambers J. R. 1990) [73].
* Khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt được phản ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất lượng
thịt. Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệ
cơ, kích thước và khối lượng khung xương (Brandsch H., Biilchel H. Dẫn theo
Chí Bảo, 1978)[4]. Hệ số di truyền rộng ngực là 25% (20 - 30%), góc ngực là
40% (30 - 45%). Hệ số di truyền của gốc ngực gà lúc 8 tuần tuổi là 24 - 30%
(Nguyễn Văn Thiện, 1995) [64].
+ Năng suất thịt:
Năng suất thịt hay là tỷ lệ thân thịt chính là tỷ lệ phần trăm của khối
lượng thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất của các thành
phần thân thịt là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt và năng suất có
là tỷ lệ phần trăm của cơ so với thân thịt (Chambers J. R. 1990)[73]. Ở gà thịt
thường tính tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng. Mối tương quan giữa khối
lượng sống và khối lượng thịt xẻ là khá cao (0,9), còn giữa khối lượng sống và
mỡ bụng thấp hơn (0,2 đến 0,5) (Nguyễn Thị Thuý Mỵ, 1997) [38].
Các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau. Giữa các
dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần
như thịt đùi, thịt ngực... và từng phần thịt, da, xương (Chambers J. R. 1990)[73].
+ Chất lượng thịt:
Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hoá học, thành phần vật lý
và giá trị dinh dưỡng của thịt như nước, protein, mỡ, hydratcacbon, vitamin,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





13
khoáng và một số chất cần thiết khác. Thành phần hoá học của thịt được xác định
qua phân tích các lượng chất trong thịt.
Theo Chambers J. R. (1990)[73], khi xác định thành phần thịt xẻ của gà
Cornish, gà Plymouth Rock và con lai giữa chúng cho thấy: thịt của các dòng
gà khác nhau có sự khác nhau về tỷ lệ nước, protein, mỡ và cũng cho thấy tốc
độ sinh trưởng có tương quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39) và tương quan dương với
phần trăm protein (0,53), với độ ẩm (0,32) và khoáng tổng số (0,14). Tác giả
cũng cho biết rằng hệ số di truyền về thành phần hoá học thịt gà là: ẩm độ 38%;
protein 47%; mỡ 47%; khoáng 25%.
1.1.5. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Để đánh giá sức sống của gia cầm thì chỉ tiêu chủ yếu là tỷ lệ sống của gà
con khi nở. Tỷ lệ sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) số cá thể còn sống
ở cuối giai đoạn, so với các cá thể ở đầu giai đoạn. Ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm
sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch H.,
Biilchel H dãn theo Nguyễn Chí Bảo, 1978)[4]. Khavecman (1972)[23] cho rằng
cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu thế lai làm tăng tỷ lệ sống.
Khả năng thích nghi: khi điều kiện sống của gia súc, gia cầm bị thay đổi
như thức ăn, thời tiết, khí hậu, qui trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung
quanh,... thì chúng có khả năng thích ứng nhanh, rộng rãi đối với môi trường
sống mới (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1998)[42].
Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm Marco A. S. (1982)[81] cho
biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng
có tính di truyền của động vật, có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận
lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Hill F., và cs
(1954)[78] đã tính được hệ số di truyền về sức sống là 6%. Sức sống được tính
theo các giai đoạn nuôi dưỡng khác nhau. Theo Gavora J. F. (1990)[74], hệ số

di truyền của sức kháng bệnh là 25%. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào
yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu thời tiết, mùa vụ.
1.1.6. Cơ sở khoa học của lai tạo
* Lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa hai cơ thể thuộc hai dòng khác nhau cùng giống, khác
giống hoặc hai giống khác loài (chủng)… để sử dụng con lai F1 làm sản phẩm, nên
sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lượng trong một thời gian tương
đối ngắn (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995)[37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Hiện nay, để tăng năng suất vật nuôi trong công tác giống người ta
thường cho lai tạo. Theo Trần Đình Miên (1981) [34], lai tạo nhằm mục đích
lay động tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, phát huy
những bản chất di truyền tốt của con lai tạo, nên những tổ hợp lai mới có năng
suất cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn
Bên cạnh đó, mục đích của lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học
quan trọng đó là ưu thế lai (Heteorosis) làm cho sức sống của con vật, sức miễn
kháng đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc
giống gia súc (Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân, 1994) [30].
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới được
Mendel đưa vào để nghiên cứu, đó là phương pháp lai, liên quan đến việc
nghiên cứu đặc điểm di truyền của từng tính trạng và đặc tính riêng rẽ. Phương
pháp này do ông phát hiện và hình thành lên những qui luật cơ bản của di truyền
(Petrop D. Ph., 1984) [6].
Từ những nguyên lý trên, ngày càng nhiều các nhà khoa học cải tiến

bản chất di truyền bằng công tác lai tạo theo nhiều hướng khác nhau. Theo
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [36], căn cứ vào mục đích của
lai tạo, người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác nhau như: Lai
kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai hai máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai
tạo thành). Song lai kinh tế là phương pháp sử dụng phổ biến nhất. Người ta
có thể lai giữa các loài hay tạo ra cả dòng đồng huyết và cho chúng lai với
nhau (Giang Misengu, 1982) [14].
Để lai kinh tế có hiệu quả phải chọn lọc tốt các dòng thuần. Trong quần
thể dòng thuần các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử sẽ tăng
lên (Nguyễn Ân và cs, 1983) [2].
Theo tài liệu của Aggarwal C.K và cs (1979) [74], chỉ ra rằng muốn đạt
được ưu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác
nhau về kiểu gen nhưng lại phải có khả năng kết hợp tốt với nhau.
Hiệu quả của phương pháp lai giữa dòng cao hơn nhiều so với phương pháp
nhân giống thuần chủng. Lai giống chủ yếu được dùng để có những cá thể có tính
di truyền pha trộn, có mức ưu thế lai cao nhất, tức là đạt được hiệu quả của ưu thế
lai (Branudsch A. và Biichel H., 1978) [4]. Theo phương pháp nhân giống thuần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
chủng, công tác chọn giống được kỹ càng, đàn giống sinh sản được chọn lọc ở
những cá thể có năng suất cao hơn năng suất bình quân toàn đoàn.
Theo Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên (1998)[42], gà lai là một phương
pháp phổ biến ở nhiều nước vì người ta đã xác định rõ về mặt di truyền: gà
mang gen dị hợp tử có năng suất cao hơn gà mang gen đồng hợp tử.
Tóm lại: cần lựa chọn những con giống có những giá trị di truyền cộng tính
mạnh nhất. Tuy nhiên, đối với một số tính trạng nhất là những tính trạng về sinh

sản phần phương sai cộng tính trong phương sai tổng cộng là rất nhỏ, như vậy là có
rất ít sai khác về giá trị cộng tính giữa những cá thể cấu thành quần thể.
Trong chăn nuôi gia cầm khi lai kinh tế có thể lai đơn hoặc lai kép
Lai đơn: Là phương pháp lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai cao nhất. Ở
nước ta có nhiều công trình sử dụng phương pháp lai đơn để lai tạo giữa các
giống: gà Rode Island Red, Sussex, Plymouth Rock, Leghorn với gà Ri (Tạ An
Bình, 1973) [2], Trần Đình Miên (1981) [34], Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài
Tao (1985) [51] đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này.
Lai kép: Là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm trứng,
thịt. Đối với gà hướng trứng lai 4 dòng như Golline 54, Hisex, ISA Brown,
Hyline Brown, Brownick, BB Cock B380, Lohman Brown, gà hướng thịt
như BE88. Theo các tác giả thì lai 4 dòng là tốt nhất đối với gà hướng trứng
và hướng thịt. Đối với gà broiler ngoài lai đơn giản, người ta còn có thể lai
kép 3 - 4 dòng.
1.1.7. Ưu thế lai
1.1.7.1. Khái niệm về ưu thế lai
Theo Lasley J.F (1974) [25], ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự tăng
sức sống của đời con so với bố mẹ khi có sự giao phối giữa những cá thể không
thân thuộc. Ưu thế lai không chỉ bao gồm sức chịu đựng, nó bao hàm sự giảm
tỷ lệ chết, tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất và độ mắn đẻ, vì vậy người
ta xem hiện tượng đó như một sinh lực.
Cũng có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ tức là sự phát triển toàn khối
của cơ thể con vật, sự gia tăng cường độ trong quá trình trao đổi chất, sự tăng thêm
của các tính trạng sản xuất,… Mặt khác có thể ưu thế lai theo từng mặt từng tính trạng
một, có khi chỉ là một vài tính trạng phát triển còn các tính trạng khác giữ nguyên, có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





16
tính trạng giảm đi (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện,1995) [37].
Theo Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994) [30] khi các loài, chủng,
giống hoặc các dòng nội khác nhau phối với nhau thì dạng lai F1 thường vượt
các dạng bố mẹ ban đầu về tốc độ sinh trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh
dưỡng, tính chống chịu bệnh tật. Ưu thế lai làm tăng sức sống, sức chịu đựng
và năng suất của đời con do giao phối không cận huyết và nuôi trong điều kiện
khác nhau (Lebedev M.M (1972) [26].
Kushner K.F., (1978) [21] cho rằng ưu thế lai có nghĩa là sự tăng trưởng
và phát triển mạnh mẽ ở đời con, tính chịu đựng, năng suất của nó cao hơn so
với các dạng bố mẹ.
Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [2], khi lai các cá thể khác dòng, khác
giống, khác chủng nói chung đã có xuất hiện ưu thế lai ở các tính trạng sản
xuất. Ưu thế lai trong chăn nuôi thể hiện đa dạng, khó xếp loại thật rành mạch,
nhưng một điều thể hiện rõ nhất là con lai F 1 có ưu thế lai cao hơn so với bất
kỳ con lai nào ở các thế hệ tiếp theo là F2, F3, …Fn, song dựa vào sự biểu hiện
của tính trạng mà người ta thấy ưu thế lai của động vật có thể phân thành các
loại như sau:
- Con lai F1 vượt bố mẹ về khối lượng và sức sống.
- Con lai F1 có khối lượng cơ thể ở mức độ trung gian giữa 2 giống song
khả năng sinh sản và sức sống có thể hơn hẳn bố mẹ.
- Một dạng ưu thế lai đặc biệt là từng tính trạng riêng rẽ có khả năng di truyền
theo týp trung gian, song có khi liên quan đến sản phẩm cuối cùng thì lại khác.
Để xác định mức độ biểu hiện ưu thế lai tác giả Trần Đình Miên, Nguyễn
Văn Thiện (1995)[37] cho rằng, ưu thế lai là hiệu số giữa giá trị tính trạng của
con lai với bố mẹ và thường là vượt lên trung bình của bố mẹ.
Mcon lai>

Mmẹ + Mbố
2


Theo Lasley J.F (1974)[37]: ưu thể lai thường được thể hiện bằng giá trị
% và tính theo công thức sau:
X F1- ( X P1+ X P2):2
H (%) = ---------------------------------------- x100
( X P1+ X P2):2
Trong đó: H(%) là ưu thế lai của con so với bố mẹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×