Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chiến lược kinh doanh quốc tế của oppo tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.77 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Công nghệ đã khiến nhiều ngành thay đổi chóng vánh. Và đương nhiên, bản thân ngành
công nghệ cũng đổi thay nhanh hơn bao giờ hết. Ngành di động cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Hơn 3 năm xuất hiện tại Việt Nam , Oppo đã dần trở nên phổ biến đối với
người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, Oppo đang đứng ở vị thế phân khúc
trung bình trên sơ đồ định vị, đối mặt với những đối thủ mạnh trong ngành điện thoại
thông minh như: Samsung, Nokia, Iphone… Cùng với sự thay đổi liên tục trong xu thế
tiêu dùng hiện nay, có một vấn đề lớn mà Oppo phải đối mặt đó là làm thế nào để tăng thị
phần trên thị trường Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, do Oppo có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Quốc; các hãng
điện thoại lớn như Apple, Samsung lại là những ông lớn và đang chiếm thị phần rất lớn
tại Việt Nam nên khó khăn của Oppo là rất lớn. Cụ thể, đối với dòng điện thoại Oppo N1
hay Oppo Find 5 là những dòng rất đáng sử dụng, thậm chí về chất lượng còn hơn hẳn
những dòng khác của Samsung, Nokia, LG… nhưng từ đó cũng đặt ra câu hỏi cho chúng
ta : Tại sao giá của các sản phẩm này luôn chỉ dừng lại ở mức trung bình và không thể
cao hơn Apple? Có thể là do Oppo chưa phải là nhãn hiệu đứng đầu thị trường
smartphone như Apple, có thể là do quan niệm của người tiêu dùng Việt Nam về chất
lượng sản phẩm.
Muốn thay đổi được tâm lí này không hề dễ dàng đối với những nhà quản trị Oppo. Tuy
nhiên, bằng những kiến thức hữu hạn của mình, nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Chiến
lược Kinh doanh quốc tế của Oppo tại Việt Nam”. Bài tiểu luận của nhóm bao gồm 3
phần chính:
Phần I : Cơ sở lý thuyết
Phần II: Thực trạng chiến lược kinh doanh quốc tế của Oppo tại Việt Nam
Phần III: Đề xuất giải pháp giúp Oppo hoàn thiện chiến lược kinh doanh quốc tế tại Việt
Nam
Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận có thể còn thiếu sót, do vậy
nhóm chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của cô để bài được hoàn
thiện hơn.



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của doanh
nghiệp
1.1.1.Môi trường kinh tế thế giới
Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài, hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức
kinh tế trở nên ngày càng phức tạp hơn, vì lúc đó các nhà quản lý phải hoạt động trong
hai môi trường mới và chịu sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài cũng
như các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới. Do vậy, các chính sách cho những hoạt
động kinh tế trong một thị trường có thể hoàn toàn không thích hợp với những hoạt động
kinh tế trong một thị trường khác. Ngoài việc giám sát thị trường nước ngoài, các nhà
kinh tế phải theo kịp với hoạt động trong môi trường kinh tế thế giới như các nhóm theo
vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN, IMF, Ngân hàng thế giới,…).
Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, của
các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn
định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ,
khống chế lạm phát. Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì
nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan
đến sự an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngoài.
1.1.2. Môi trường luật pháp
Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế
đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh không chỉ cần nắm vững luật quốc tế mà còn
phải quan tâm đến luật của từng quốc gia mà doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động ở đó cũng
như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này và trong khu vực. Những yếu tố
thuộc môi trường pháp lý tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của
doanh nghiệp:


Một là, các luật lệ và quy định của quốc gia bao gồm cả luật pháp của nước mà

doanh nghiệp hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp của các nước nơi hoạt động kinh
doanh được tiến hành.
Hai là, luật tư pháp quốc tế và luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế
và các tập quán thương mại.
Ba là, các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các
quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự
giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Những tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh
nghiệp được thể hiện ở chỗ:
Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng phát minh, sáng chế,
phát minh, luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại (mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,...), bí quyết
công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán.
Môi trường luật pháp chung: luật môi trường, những quy định tiêu chuẩn về sức
khoẻ và an toàn.
Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh.
Luật lao động; luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh, chính sách giá
cả, luật thuế, lợi nhuận...
1.1.3. Môi trường chính trị
Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
quốc tế. Mặt khác, tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân
tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài. Nếu không có
sự ổn định về chính trị sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh
hoá xã hội. Chính vì vậy, khi phát triển hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới,


doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia và các nước trong khu
vực mà doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường.
1.1.4. Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế gồm các nhóm nhân
tố sau:

Nhân tố thứ nhất là sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Đó là sự xuất
hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất,
chiếm lĩnh thị phần của công ty khác.
Nhân tố thứ hai, khả năng của nhà cung cấp là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa
nhà cung cấp với công ty ở mục đích sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá và tăng chất lượng
hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ty.
Nhân tố thứ ba là khả năng mặc cả của khách hàng, khách hàng có thể mặc cả
thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty hoặc đưa ra yêu
cầu chất lượng tốt hơn với cùng một mức giá.
Nhân tố thứ tư, đó là sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế khi giá cả của sản
phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát về thị trường của công
ty. Các công ty cạnh tranh đưa ra thị trường những sản phẩm thay thế có khả năng khác
biệt hoá cao độ so với sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi hơn về các
dịch vụ hay các điều kiện tài chính.
Nhân tố thứ năm là sức cạnh tranh trong nội bộ ngành. Trong điều kiện này các
công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt hoá về sản phẩm hoặc đổi
mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường.
1.1.5. Môi trường văn hóa và con người
Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết
sức quan trọng đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Ảnh hưởng của văn hoá đối với mọi chức năng kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý


nguồn nhân công, sản xuất tài chính... ở nhiều nơi, đặc biệt những quốc gia có tính tự hào
dân tộc cao như Nhật Bản, các công ty địa phương cạnh tranh thành công hơn so với
công ty nước ngoài do sử dụng văn hoá truyền thống dân tộc để quảng cáo.
Hơn nữa, việc thuê nhân công hay hoạt động buôn bán của doanh nghiệp đều được
điều chỉnh và sở hữu bởi con người. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhau
giữa những nhóm dân tộc và xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan hệ và hoạt động
của mình. Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng những hoạt động kinh doanh khác

nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà
kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên
thế giới.
Ngoài ra, thị hiếu và tập quán tiêu dùng còn ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc
dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng
khó được họ chấp nhận. Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng,
doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng.
Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng
châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Nó
cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong
quá trình kinh doanh quốc tế.
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ
nghỉ, lễ kỷ niệm... Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho
phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA OPPO
TẠI VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu sơ lược về Oppo
BBK Electronics ra đời tháng 9/1995, là một hãng điện tử có trụ sở tại Quảng Châu,
Trung Quốc. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phát triển, hãng đã tạo dựng được cơ ngơi rộng
lớn với cơ sở sản xuất rộng hơn 10 ha cùng 17.000 nhân viên đang làm việc. Hãng có các
chi nhánh là OPPO Electronics, OPPO Digital, vivo, OnePlus. Ngoài ra công ty cũng sản
xuất các thiết bị số phục vụ cho giáo dục như máy đọc sách, từ điển điện tử…
OPPO Electronics Corp. (OPPO) là đơn vị trực thuộc BBK Electronics, được sáng lập
bởi Tony Chen, trụ sở đặt tại Đông Hoản, Quảng Đông. OPPO là nhà sản xuất thiết bị
điện tử, cung cấp một số sản phẩm chính như máy nghe nhạc MP3, Tivi LCD, eBook,
DVD/Blu-ray và điện thoại thông minh. Thành lập vào năm 2004, công ty đã đăng ký tên

thương hiệu OPPO ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Các sản phẩm của Oppo bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ những năm 2013
với sản phẩm đầu tiên là Find 5, cũng trong năm đó Oppo cũng ra mắt một sản phẩm
khác độc đáo hơn là N1 với camera có khả năng xoay 206 độ.
2.1.1. Triết lý kinh doanh chiến lược
OPPO có triết lý kinh doanh “vị khách hàng”, với họ khách hàng là cốt lõi trong kinh
doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại. Các
sản phẩm của OPPO luôn cùng phát triển với khách hàng, sự phản hồi của khách hàng
đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển cả phần cứng và phần mềm. OPPO luôn nhanh
chóng cập nhật, cải tiến firmware thường xuyên dựa trên phản hồi của người dùng.
2.1.2. Vị thế của Oppo:
Theo Bảng xếp hạng thương hiệu smartphone toàn cầu của Hãng nghiên cứu thị
trường TrendForce trong năm 2015, OPPO nhanh chóng lên vị trí thứ 8 chiếm 3,8% thị


trường

toàn

cầu,

vượt

qua

nhiều

hãng

lớn


như

SONY,

COOLPAD.

2.2. Các chiến lược KDQT mà Oppo tiến hành ở Việt Nam
2.2.1. Lý do chọn Việt Nam:
− Thị trường điện thoại quốc tế:
• Trước năm 2007:
Năm 1973, cuộc điện thoại di động đầu tiên đc thực hiện. Giai đoạn này, điện thoại có
thiết kế to và nặng, không có khái niệm smartphone. Nokia nắm giữ đến 50% thị phần.
• Sau năm 2007:
Năm 2007 xuất hiện Iphone – được coi là bước đột phá trong ngành di động. Kể từ đó
các hãng sản xuất khác cũng bắt đầu đưa ra những chiến lược mới cho các thiết kế về sản
phẩm di động thông minh. Hãng loạt các nhãn hiệu đã cho ra mắt những sản phẩm cạnh
tranh như nhãn hiệu HTC, Samsung, LG, và về sau này các thương hiệu khác cũng góp
phần cải tiến công nghệ như Sky Pantech, hay Asus,... OPPO tham gia thị trường điện
thoại từ năm 2008. Đến năm 2015, OPPO nhanh chóng lọt vào top 10 thương hiệu
smartphone toàn cầu của TrendForce.
− Thị trường điện thoại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tương tự như thị trường toàn cầu.
Phân phối smartphone là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Việt Nam quốc gia có
dân số trẻ và am hiểu về công nghệ sẽ là một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của


sản phẩm điện thoại thông minh trong tương lai. Ngoài ra, mức độ thâm nhập của sản
phẩm này tại Việt Nam vẫn tương đối thấp (29%) so với mức trung bình thế giới là 35%.
Theo dự báo của BMI, thị trường smartphone Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 15,4% về
giá trị trong năm 2016 và 10,1%/năm trong giai đoạn 2016-2020, với tỷ lệ thâm nhập của

smartphone sẽ đạt 79% vào năm 2020.
− Tháng 4/2013, OPPO chính thức gia nhập thị trường điện thoại Việt Nam với những sản
phẩm chủ yếu nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Theo số liệu từ IDC, thị phần
doanh số trong quý I/2015 của Samsung lên đến 35,2%, Oppo ở mức 10,4%. Điều này
đồng nghĩa với việc cứ 10 chiếc smartphone tại Việt Nam thì có đến 3 chiếc điện thoại
của Samsung đến tay người dùng và một của Oppo. Những thống kê trên cho thấy Oppo,
hay một số tên tuổi khác, đang thách thức vị trí thống trị của các "gã khổng lồ"
smartphone tại thị trường Việt Nam. Thành công đối với những hãng đi sau này là không
hề dễ dàng, tuy nhiên thực tế cho thấy họ đang đi đúng hướng.
2.2.2. Chiến lược cạnh tranh của Oppo tại Việt Nam


Phân tích các yếu tố cạnh tranh trong ngành:
Phân tích áp lực cạnh tranh gồm đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ tiềm ẩn,
khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế.
+ Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Thị trường smartphone Việt Nam là thị trường trẻ với tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng
nhanh nhất Đông Nam Á và thứ 2 trên thế giới (Theo hãng nghiên cứu thị trường GFK).
Là quốc gia có thu nhập bình quân theo đầu người thuộc loại trung bình thấp như Việt
Nam, phân khúc tầm trung và giá rẻ sẽ phát triển mạnh nhất. Nhận thấy được tiềm năng
lớn và không muốn bỏ lỡ cơ hội. Nhiều hãng điện thoại đã nhanh chóng đẩy mạnh sản
phẩm vào dòng trung cấp để chiếm lĩnh thị phần.
Với xu hướng luôn đón đầu và muốn chinh phục công nghệ của thị trường Việt Nam
thị cuộc chiến trên các dòng điện thoại cao cấp cũng diễn ra rất quyết liệt.
Thị phần điện thoại smartphone ở Việt Nam đang được chiếm lĩnh bởi rất nhiều các
hãng lớn có nhiều kinh nghiệm và lòng tin của người tiêu dùng như APPLE, SAMSUNG,
SONY.
Theo Công ty Phát triển trình duyệt web OPERA, SAMSUNG (chiếm khoảng 27%
thị phần) và SONY (khoảng 16%) hiện là 2 thương hiệu được yêu thích tại thị trường
Việt Nam.

Ông Đỗ Quang Kha – Giám đốc kinh doanh của OPPO tại Việt Nam cho biết mục tiêu
của hãng trong 3-5 năm nữa là nằm trong top 3 nhà sản xuất smartphone chiếm thị phần
hàng đầu Việt Nam.
Do đó, để có thể thực hiện được mục tiêu, OPPO cần có các chiến lược để có thể
giành lại được thị phần.


+

Khách hàng:

Xu hướng chọn điện thoại của người dân hiện nay:
Ngày này các thiết bị điện thoại thông minh ngày càng phát triển và chiếc điện thoại
dần trở thành thứ công cụ không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là sản phẩm
smartphone. Không còn là một mặt hàng dành cho những người yêu công nghệ hay có dư
tài chính , smartphone đang dần trở thành một mặt hàng phổ thông - nhất là ở phân khúc
trung hay cao cấp. Trong 2 năm vừa qua, khi mà thị trường smartphone Việt Nam đang
dần trở nên đa dạng và phong phú, việc lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại thông
mình vừa phù hợp túi tiền, vừa đảm bảo chất lượng tốt, cấu hình cao, vừa thể hiện được
cá tính người dùng là một nhu cầu dễ hiểu của người tiêu dùng. Đây là những xu hướng
lựa chọn smartphone thịnh hành của người tiêu dùng trong thời gian qua:
• Cấu hình:
Đây là tiêu chí được các nhà sản xuất rất tích cực khai thác trong việc tiếp thị sản
phẩm của mình và cũng là tiêu chí người dùng nghĩ đến đầu tiên. Với xu thế hiện nay của


một smartphone thì cấu hình phải hội tụ đủ các yếu tố như: bộ vi xử lý, độ phân giải màn
hình, RAM, bộ nhớ trong, camera, hệ điều hành. Đây là một số tiêu chí quan trọng mà
người dùng luôn chú ý khi chọn một sản phẩm vừa ý mình.
• Công nghệ:

Nhu cầu về thiết bị công nghệ hiện đại thông minh như: smartphone, đồ điện tử, vẫn
sẽ không mất đi, nhưng giai đoạn 5 năm bùng nổ của dòng sản phẩm này đã qua (đó là
nhận định của Michael Morgan, chuyên gia phân tích thuộc hãng nghiên cứu ABI
Research). Tốc độ tăng trưởng của dòng điện thoại cao cấp đang giảm mạnh do thị trường
bão hòa, trong khi người tiêu dùng tại những thị trường mới nổi lại lựa chọn các model
giá rẻ. Do đó, sản lượng có thể tăng lên nhưng doanh thu đến từ những chiếc điện thọa
kết nối Internet sẽ chững lại, thậm chí đi xuống chứ không còn thăng hoa với mức tăng
trưởng liên tục trong suốt thập kỷ qua.
• Thương hiệu:
Hiện nay, thương hiệu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi người tiêu
dùng quyết định lựa chọn một sản phẩm điện thoại. Là điều khiến các nhà sản xuất tốn
một khoản không nhỏ và tạo nên sự chênh lệch lớn về giá giữa hai sản phẩm có cùng cấu
hình. Các thương hiệu nước ngoài đã xuất hiện từ lâu trên thị trường luôn được người
dùng ưu tiên hơn khi lựa chọn. Nói cách khác, giá trị thương hiệu có tác động rất lớn đến
hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
• Thiết kế sản phẩm:
Đây chính là thứ bộc lộ phong cách của người dùng sản phẩm đó. Đối cới những
người dùng chuyên nghiệp, họ có thể bỏ qua yếu tố thiết kế để chọn cấu hình nhằm tận
dụng tối đa những trải nghiệm số trên sản phẩm nhưng con số đó là không nhiều. Phần
lớn người dùng không am hiểu quá nhiều kiến thức về công nghệ, điều đầu tiên thu hút sự
chú ý của họ chính là thiết kế của một chiếc điện thoại trước khi quyết định bỏ tiền ra
mua nó.
• Giá thành sản phẩm:
Đối với những sản phẩm trung cấp hay bình dân, yếu tố chi phí có ảnh hưởng lớn hơn
so với cấu hình hay thương hiệu. Nắm được xu hướng này các nhà sản xuất liên tục tung
ra các sản phẩm có thiết kế đẹp, cấu hình ổn, giá hấp dẫn. Nhà sản xuất phát triển sản
phẩm bằng cách tìm hiểu dựa trên thói quen sử dụng của người Việt. Đối với những đối
tượng là người dùng đã đi làm, có thu nhập khá trở lên thì việc chấp nhận bỏ ra một số



tiền lớn để sở hữu một chiếc điện thoại cao cấp là không thành vấn đề, nhưng đối với đối
tượng thu nhập thấp, thì những mẫu smartphone giá rẻ là cứu cảnh cho họ, giá thành có
thể chấp nhận được, đồng thời cung cấp những trải nghiệm tương đối tốt và nổi bật là
thiết kế, phong phú, đa dạng, màu sắc.
• Chính sách hậu mãi:
Chọn một sản phẩm tốt, yếu tố chính cuối cùng mà người dùng dựa vào đó để mở
hầu bao là chính sách bảo hành và chế độ hỗ trợ sau khi mua. Người tiêu dùng thường
tham khảo và tìm hiểu về quy định, thời gian bảo hành, cũng như hệ thống bảo hành của
hãng điện thoại xem có phù hợp và thuận tiện không mới tiến hành mua một chiếc mới.
Đa số các thiết bị di động hiện nay đều được bảo hành 12 tháng. Kể cả những thương
hiệu Việt cũng đều đã phát triển các trung tâm bảo hành để mang tới dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng.
Ảnh hưởng từ khách hàng lên quá trình phát triển sản phẩm công ty:
Điện thoại OPPO mới thâm nhập vào thị trường, nhưng thương hiệu này còn khá mới
nên nhiều người không khỏi thắc mắc về xuất xứ, giá cả và chất lượng của dòng điện
thoại này.
• Xuất xứ:
Thương hiệu là trở ngại lớn nhất với OPPO khi mà người tiêu dùng đã có thói quen
mua điện thoại thông minh của những hãng đã nổi tiếng. Mặc dù đây là dòng điện thoại
được trang bị khá tốt về mặt thiết kế và cấu hình, phần cứng máy nhưng tâm lý chung
người Việt Nam thường là tẩy chay hàng Trung Quốc, dù sản phẩm có chất lượng đến
đâu thì cũng bị tẩy chay. Nếu OPPO là thương hiệu đến từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc thì
chắc rằng sản phẩm này không có nhiều rào cản.
• Giá cả:
OPPO đã mạnh tay định hình một sản phẩm đẳng cấp trên hẳn những sản phẩm
thương hiệu Việt hiện nay và sánh ngang tầm HTC, LG, SAMSUNG, SONY tại Việt
Nam, điều này rất khó để thuyết phục người “có tiền” bỏ ra một số tiền lớn để mang về
một siêu phẩm thiết kế, cấu hình tốt nhưng thương hiệu lại không được nhiều người biết
đến. So với các hãng khác như LENOVO, HUAWEI, ZTA là những hãng Trung Quốc
được biết đến nhiều hơn OPPO ở Việt Nam nhưng khi ra mắt những dòng máy cao cấp

cũng thường chỉ đề giá khoảng 4-5 triệu đồng.
• Chất lượng:


Ở Việt Nam, hãng OPPO ban đầu được những người tiêu dùng đánh giá tốt bởi giá
thành những chiếc điện thoại vừa phải, chất lượng điện thoại tạm thời đến thời điểm này
chưa có biến cố đáng tiếc nào xảy ra, thái độ phục vụ khá chuyên nghiệp cùng chế độ bảo
hành thân thiện của đội ngũ nhân viên. Đây có lẽ là nét văn hóa riêng mà OPPO đang tạo
dựng để chiếm lòng tin của người tiêu dùng.
Nhìn chung, OPPO với những sản phẩm phù hợp với túi tiền của đại bộ phận người
sử dụng tại Việt Nam, mức giá phù hợp, chất lượng cao, tình năng, hiệu năng ổn định sẽ
khiến khách hàng phải xem xét lại quan điểm của mình về khi kể về những chiếc điện
thoại Trung Quốc trên thị trường hiện nay.
+ Áp lực từ sản phẩm thay thế:
Với những tiện ích chiếc smartphone mang lại, không một người dùng nào có thể
chối bỏ được giá trị của nó. Tuy nhiên, sự sáng tạo trong bộ não con người là vô hạn, nên
con đường phát triển khoa học kỹ thuật không bao giờ có điểm dừng.
Sự xuất hiện của Google Glass - kính thông minh có khả năng kết nối smartphone
thực hiện các tác vụ đơn giản, sự thành công của Smartwatch – đồng hồ thông minh có
những tính năng tách biệt hẳn với smartphone hay thiết bị di động truyền thống. Đó là
những lý do mà các hãng smartphone hiện nay nỗ lực phát triển những dòng sản phẩm
này.
Tiềm năng của Google Glass và Smartwatch vãn chưa được khai thác triệt để. Nhưng
trong tương lai, khi cả 2 được hoàn thiện về nhiều mặt, chắc chắn sẽ là mối đe dọa không
nhỏ với các nhà sản xuất smartphone hiện nay. điều đó đòi hỏi OPPO nếu muốn kéo dài
tuổi thọ cho thương hiệu điện thoại của mình, cần phải xây dựng thêm nhiều tính năng,
kiểu dáng thiết kế ngày càng hiện đại mới mong đáp ứng nhu cầu vô hạn của người dùng.
+ Áp lực từ nhà cung cấp:
Hiện nay, bên cạnh những linh kiện do hãng trong nước sản xuất, OPPO chủ yêú sử
dụng linh kiện từ SAMSUNG cung cấp – hãng sản xuất linh kiện cho cả APPLE. Cho

thấy OPPO đang phải chịu áp lực không hề nhỏ từ phía nhà cung cấp, bởi chính
SAMSUNG cũng là đối thủ cảnh tranh trong ngành của OPPO.
Tuy nhiên, ngày 11/6/2014 Công ty công nghệ toàn cầu Laird (Vương quốc Anh)
chính thức thành lập nhà máy thiết bị, kinh kiện điện thoại thông minh tại Bắc Ninh – nhà
máy đầu tiên của hãng tại Việt Nam. Đây là một trong 50 nhà máy của đơn vị này ở châu
Á, châu Âu và Mỹ.


Thông tin trên là cơ hội để OPPO giảm áp lực từ nhà cung cấp đối vói những linh
kiện đòi hỏi công nghệ cao. Trong thời gian tới, OPPO sé có thêm nhiều lựa chọn khác
đối với các nhà cung cấp linh kiện, bởi những nguồn lợi từ những ngành công nghệ cao
này mang lại không hề nhỏ và tại Việt Nam, đây là ngành công nghiệp còn khá tiềm
năng.
+ Áp lực từ những đối thủ tiềm ẩn:
Cuộc chiến smartphone bùng nổ mạnh mẽ thừ khi APPLE giới thiệu Ịphone phiên
bản đầu tiên năm 2007 và sự có mặt của GOOGLE với hệ điều hành Android trong năm
2008. Bắt đầu thời điểm đó những nhà sản xuất điện thoại đã nhìn thấy tương lai mới với
những mậu điện thoại có màn hình lớn, sử dụng thao tác trên màn hình cảm ứng, nhiều
chức năng và nhu cầu giải trí đa phương tiện cũng được chú ý hơn. Hiện tại ngành công
nghiệp điện thoại di đọng đang là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất.
Và thị trường điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay – một nước với số dân trẻ
và đang phát triển – được thống trị bởi các hãng tên tuổi như APPLE, SAMSUNG,
NOKIA… Tin chắc rằng trong tuơng lai sẽ có thêm nhiều điện thoại khác tham gia vào
thị trường tiềm năng này. Có thể kể đến như ZTE, XIAOMI, YULONG… đều là những
hãng “đồng hương” của OPPO.
Mặc dù thị phần toàn cầu của ZTE giảm từ 4,1% của quý II năm 2012 xuống còn
4% quý II năm 2013 thì với doanh số bán ra toàn cầu đạt 15,1 triệu sản phẩm cũng đủ để
giữ chân “đại gia” công nghệ Trung Quốc này ở lại danh sách những nhà sản xuất điện
thoại lớn nhất thế giới. YULONG là một hãng điện thoại của Trung Quốc chốt lại danh
sách những nhà sản xuất điện thoại lớn trên thế giới, ở vị trí cuối cùng trong bảng. Theo

đó, công ty sản xuất lớn thứ 3 tại Trung Quốc này có doanh số bán ra quý II năm 2013
đạt 10,3 triệu thiết bị cùng với đó là thị phần toàn cầu cán mốc 1,8%. Với 3.8 triệu thiết
bị được bán ra, XIAOMI chiếm 1,7% thị phần toàn cầu.
Nhưng con số thống kê cho thấy năng lực cạnh tranh từ những đối thủ đang còn
tiềm ẩn tại thị trường Việt Nam của OPPO là không nhỏ. Khi ba hãng nói trên chính thức
tham gia vào cuộc cạnh tranh tại Việt Nam, OPPO sẽ gặp không ít khó khăn để giữ lấy thị
phần hiện có của mình. Chưa kể đến những hãng chuyên sản xuất nhái núp bóng thương
hiệu. Đó chắc chắn là một cuộc đua không thương lượng mà giám khảo quyết định sự
thắng bại không ai khác chính là người tiêu dùng.
− Phân tích SWOT:
Strenghths

Weaknesses


Có tham vọng, biết cách tiếp cận thị Còn rất “trẻ”. Là thương hiệu mới nên chưa
trường.
có sự tin tưởng của khách hàng Việt Nam.
Trụ sở tại Trung Quốc, thị trường Nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực điện
smartphone tăng trưởng nhanh nhất thế thoại không dồi dào như các hãng điện
giới.
thoại lớn khác.
Có kinh nghiệm trong việc sản xuất sản
phẩm chất lượng cao, không giảm chất
lượng để tiết kiệm chi phí.
Opportunities
Threats
Chất lượng điện thoại tương đương trong Phải tìm chỗ đứng bền vững trên thị trường
khi giá thành lại thấp hơn so với các sản trước các “ông lớn” như APPLE,
phẩm cùng phân khúc của đối thủ

SAMSUNG…
Nhiều dòng sản phẩm phục vị nhiều phân Tâm lý không thích hàng Trung Quốc của
khúc khách hàng.
người Việt.
Hệ thống phân phối rộng, có nhiều đối tác Chịu áp lực lớn từ phía các nhà cung cấp
tại Việt Nam.
linh kiện là SAMSUNG.
+ Chiến lược S-O:
Tạo ra sản phẩm điện thoại có chất lượng tương đương, song giá thành lại thấp
hơn nhiều so với dòng sản phẩm cùng phân khúc của đối thủ.
Khá thành công trên thị trường Trung Quốc, vói uy tín đó OPPO thiết lập mối
quan hệ hợp tác với nhiều đối tác Việt Nam, tăng dần hệ thống phân phối rộng khắp.
+ Chiến lược S-T:
Biết cách tiếp cận thị trường, tạo được nền tảng cho việc hình thành và phát triển
chỗ đứng bền vững của mình trước đối thủ.
Kinh nghiệm sản xuất sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp. Điều này đánh
thẳng vào tâm lý người tiêu dùng Việt là thường ưa sản phẩm có chất lượng tốt, tính năng
cao nhưng giá vừa phải.
+ Chiến lược W-O:
Với hệ thống phân phối rộng cũng như có nhiều đối tác Việt Nam, sẽ khiến
thương hiệu OPPO còn khá mới được người tiêu dùng Việt biết đến nhiều hơn. Sản phẩm
đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, các ché độ hỗ trợ, bảo hành cho khách hàng cũng
thuận tiện hơn.
+ Chiến lược W-T:
Xóa bỏ tâm lý người tiêu dùng về hàng Trung Quốc, khẳng định uy tín , chất
lượng với dòng sản phẩm cao cấp, về sau mới mở rộng dần sang dòng sản phẩm thấp
hơn.


Giảm bớt được áp lực từ phía nhà cung cấp linh kiện SAMSUNG.

2.2.3. Phương thức thâm nhập và chiến lược marketing của Oppo tại Việt Nam


Mục tiêu:

Tạo danh tiếng tốt với khách hàng, thuyết phục người dùng rằng những sản OPPO là
sản phẩm mang tầm vóc quốc tế.
Giảm chi phí giành lại khách hàng.
Tăng khả năng cạnh tranh.
Thâm nhập thị trường tại Việt Nam, mở rộng thị phần.
− Thị trường mục tiêu:
Chìa khóa cho chiến lược tiếp thị của OPPO là việc tập trung vào giới trẻ có niềm yêu
thích công nghệ, đam mê khám phá.
OPPO có thể chiếm khoảng 8% thị phần chỉ sau vỏn vẹn 1 năm chinh chiến vì nó tạo
ra sản phẩm hướng tới từng phân khúc mục tiêu là phân khúc điện thoại tầm trung và cao
cấp.
OPPO chia hình ảnh về thương hiệu của họ thành 2 mảng với giọng điệu khác nhau:
một bên họ lồng sự hài hước và vui vẻ vào giới thiệu sản phẩm (quảng cáo OPPO N1
camera xoay 206, hay Neo3 có sự góp mặt của ca sỹ Sơn Tùng MTP); một bên OPPO lại
tiếp thị mang ý nghĩa cã hội trong chiến dịch quảng cáo “Làm cha cần cả đôi tay” nhằm
khuyến khích các ông bố dành nhiều thời gian cho con hơn là việc sử dụng điện thoại.
− Marketing 4P:
+ Product: thiết kế đẹp mắt, cấu hình cao, màn hình cảm ứng với độ phân giải cao. Dễ dàng
sử dụng với hệ điều hành Android. có nét riêng và điểm nhấn trong thiết kế. Dịch vị hỗ
trợ sản phẩm tư vấn khách hàng ngay trên Website, OPPO khẳng định khách hàng là cốt
lõi knh doanh của OPPO.
Đối với những người thích sự tự do, OPPO cũng đáp ứng được họ. Dù phần lớn
thiết bị OPPO đều đi kèm ROM tiêu chuẩn, nhiều thiết bị vẫn có tùy chọn để chạy
Color ROM được thiết kế lại với sự trợ giúp từ cộng đồng người dùng và nhà phát
triển. Ngoài Color ROM, OPPO còn cộng tác với một số ROM khác như Paranoid

Android và Cyanogenmod.


Trong nỗ lực mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người dùng, OPPO N1 là thiết bị
đầu tiên chính thức hợp tác với Cyanogenmod kể từ khi Cyanogen tuyên bố kế
hoạch thương mại của mình.
“Nghĩ khác” đã nằm trong DNA của OPPO khi nói về quan hệ với khách hàng và
cập nhật phần mềm, vậy phần cứng thì sao? Thực tế, OPPO cũng thường nằm
trong tuyến đầu những nhà sản xuất di động tiên tiến dù chỉ là người chơi nhỏ.
Với loạt sản phẩm Ulike, OPPO đưa máy ảnh trước chất lượng cao lên
smartphone, hướng đến đối tượng nghiện chụp ảnh tự sướng Với Find 5, OPPO
tạo ra một trong những smartphone mỏng nhất thời điểm ấy và cũng là công ty
đầu tiên ra mắt điện thoại 1080p. Oppo N1 tiếp nối truyền thống “nghĩ khác” khi
dùng camera xoay lật và điều khiển từ xa Bluetooth, trackpad phía sau. O-Click là
phụ kiện hoạt động như điều khiển từ xa, cho phép bạn “ping” điện thoại khi
không tìm thấy, chụp ảnh…
N3 và R5, hai mẫu smartphone vửa ra mắt chạy Color OS đều trang bị ứng dụng
nghe nhạc độc đáo kèm chức năng vẽ để mở ứng dụng khi vẽ hình trên màn hình;
công nghệ chụp ảnh Pure Image 2.0 theo dõi đối tượng đang chuyển động để bắt
nét tốt hơn và điều chỉnh điểm lấy nét sau khi chụp; công nghệ sạc nhanh VOOC
có khả năng sạc từ 0% lên 75% pin chỉ trong nửa tiếng.
+ Price: khi mới bước chân vào thị trường vào thị trường VN OPPO đưa ra chiến lược giá
tới thị trường mục tiêu mà mình nhằm tói với mức giá trung nhưng máy lại sở hữu cấu
hình cao và hình dáng đẹp. Dần dần OPPO phân hóa khách hàng mục tiêu những dòng
sản phẩm sang trọng đã có chênh lệch giá cao so với các dòng sản phẩm.
+ Place: OPPO sử dụng kênh cấp 1 để giá được bán ra thấp nhất có thể. Mạng lưới phân
phối dày đặc, tập trung nhiều ở những địa điểm tập trung số lượng lớn đối tượng khách
hàng mục tiêu như trường đại học, cao đẳng, rạp chiếu phim, trung tâm giải trí thương
mại….
+ Promotion: Nội dung các quảng cáo đều nêu bật tính năng vượt trội của từng dòng sản

phẩm và OPPO rất biết cách tạo điểm nhấn trong tâm trí khách hàng. Phương tiện quảng
cáo đa dạng. OPPO cũng thực hiện các chương trình xúc tiến một cách linh hoạt dành cho
các đối tượng là người tiêu dùng và trung gian. Trong lĩnh cực quan hệ công chúng,
OPPO còn quyết định tài trợ cho chương trình truyền hình Bố ơi, mình đi đâu thế?, XFactor để nhân rộng độ nhận biết thương hiệu đến người dân. Rất nhiều các ca sỹ, người
mẫu, diễn viên được chọn là đại sứ thương hiệu cho OPPO.
Ngay trên website, Oppo khẳng định khách hàng là cốt lõi kinh doanh của
Oppo và làm họ thỏa mãn là tiền đề cho sự tồn tại của công ty. “Sản phẩm
OPPO được đồng phát triển với khách hàng, phản hồi của khách hàng đóng
vai trò lớn trong cả phát triển phần cứng và phần mềm”.


Công ty nào cũng khẳng định họ thường xuyên cập nhật hay hợp tác chặt chẽ
với cộng đồng người dùng. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng làm được.
Với OPPO, họ cho thấy bộ mặt khác. Chỉ cần đọc qua nhiều chủ đề trên diễn
đàn, có thể thấy OPPO chủ động phản hồi và tương tác với khách hàng ở mức
độ mà các “ông lớn” Android không làm được. Ngoài ra, còn có cộng đồng
người dùng khá trung thành với diễn đàn.

2.3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Oppo tại VN
OPPO là hãng điện thoại thông minh của Trung Quốc mới tham gia vào thị trường
Việt Nam vài năm gần đây. Mặc dù vẫn còn non trẻ, thương hiệu này đã thu hút được sự
chú ý của đông đảo người tiêu dùng. Sự thật này đã phản ánh nhiều điều quan trọng.
OPPO đã khá là nhanh trong việc thâm nhập thị trường. Chỉ trong thời gian ngắn,
thương hiệu này đã tìm được chỗ đứng trên thị trường. Nếu Apple và Samsung tập trung
vào đối tượng khách hàng thu nhập B+ trở lên thì OPPO chủ yếu phục vụ đối tượng có
thu nhập thấp hơn.
Chất xúc tác cho quá trình thâm nhập này chính là chiến lược truyền thông. OPPO đã
chi mạnh tay cho các hoạt động quảng bá thương hiệu trong năm 2014, bao gồm quảng
cáo, đại sứ thương hiệu, quan hệ công chúng và các chương trình tài trợ khác.
Cụ thể, xét riêng về mảng quảng cáo đến thời điểm hiện tại, OPPO đã sản xuất 28

mẫu quảng cáo, 5 phim quảng cáo và 3 phim ngắn. Ngoài ra, ca sĩ Sơn Tùng – MTP được
chọn là đại sứ thương hiệu cho OPPO. Các ca sĩ khác như Tóc Tiên, Phạm Quỳnh Anh,
diễn viên Hariwon cũng nhận vai diễn trong các mẫu quảng cáo. Bên cạnh đó, trong
chuỗi sự kiện Ngày Hội Neo 3 diễn ra khắp các tỉnh thành còn có sự góp mặt của các ca
sĩ Trịnh Thăng Bình, Khởi My, Cường Seven, nhóm nhạc 365 và Minh Sang X-factor.
Cuối cùng, OPPO còn quyết định tài trợ cho chương trình truyền hình ‘Bố ơi, mình đi
đâu thế?’ để nhân rộng độ nhận biết thương hiệu đến người dân.
Theo một nguồn tin, trong tháng đầu ra mắt, doanh số "lên kệ" của Oppo đạt 30 tỷ
đồng - một con số mà ngay nhà phân phối cũng không dám nghĩ tới.
Có một vài yếu tố khách quan và chủ quan giúp OPPO tồn tại và phát triển tốt ở Việt
Nam. Trước tiên, phải kể đến số lượng người dùng điện thoại thông minh ở Việt Nam.
Con số này đang tăng nhanh và theo kết quả khảo sát của TNS năm nay, cứ 3 người thì có


1 người dùng điện thoại thông minh. Vì thế, với chiến dịch truyền thông mạnh như hiện
tại, OPPO có thể tiếp cận và gây ảnh hưởng đến các khách hàng tiềm năng.
OPPO chi mạnh tiền cho hoạt động quảng bá, đặc biệt là quảng cáo không chỉ bởi vì
thương hiệu này muốn thông báo cho toàn nước Việt Nam về sự tồn tại của nó mà còn vì
những chiếc điện thoại của OPPO có nhiều tính năng đến nỗi một mẫu quảng cáo không
thể minh họa hết. Để chứng tỏ rằng mình không thua kém Apple, Samsung, LG, v.v.,
OPPO đã không chần chừ khi giới thiệu tất cả các tính năng của sản phẩm trên màn ảnh
nhỏ. Mặc dù các tính năng của OPPO, Apple, Samsung, Sony, v.v. có đôi chút giống
nhau, OPPO vẫn có thể tạo tiếng vang với người tiêu dùng Việt Nam nhờ vào giá cả cạnh
tranh. Sự kết hợp giữa giá thấp và các tính năng nổi trội đã mang đến cho thương hiệu
một yếu tố ‘wow’ đúng nghĩa.
Dẫu cho trên thị trường đang có tín hiệu tốt, OPPO đang mắc 1 lỗi lớn trong hoạt
động quảng bá của mình. Thực ra, OPPO đã và đang tập trung quá nhiều vào truyền
thông tiếp thị đến nỗi quên định vị cho mình một hình ảnh nhất quán. Nếu xem lại tất cả
các chương trình quảng cáo và hoạt động quan hệ công chúng, liệu chúng ta rút ra được
một thông điệp cụ thể, hay một giọng điệu nhất quán? Hoàn toàn không. Trong một vài

mẫu quảng cáo, OPPO đã lồng sự hài hước và vui vẻ bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm;
trong những mẫu quảng cáo khác, thương hiệu này lại sử dụng sự lãng mạn của tình yêu.
Gần đây, OPPO lại nhày sang tiếp thị mang ý nghĩa xã hội (cause-related marketing)
trong chiến dịch quảng cáo ‘Làm cha cần cả đôi tay’ nhằm khuyến khích các ông bố dành
nhiều thời gian cho con hơn là việc sử dụng điện thoại. Vậy, nếu chỉ có một từ để miêu tả
thương hiệu OPPO, chúng ta có thể dùng từ nào? Rất tiếc, chúng ta không thể xem tất cả
các mẫu quảng cáo khác nhau đó rồi miêu tả bằng một từ nhất quán được.
Sai lầm mà OPPO đang mắc phải đã được nhà quảng cáo người Mỹ Rosser Reeves đề
cập từ lâu. Theo ông, việc sản xuất nhiều mẫu quảng cáo với chủ đề và giọng điệu khác
nhau trong thời gian ngắn có thể hủy hoại một thương hiệu, đơn giản bởi vì khách hàng
mục tiêu không thể tìm ra được đâu là điểm nổi bật, đâu là ‘tính cách’ đặc biệt của thương
hiệu để họ cảm thấy gắn kết. Vì thế, nếu một thương hiệu điện thoại khác tương tự có mặt
trên thị trường có được thông điệp và hình ảnh thương hiệu nhất quán, họ sẽ đánh bại
OPPO dễ dàng.
Tóm lại, quyết định tấn công thị trường bằng một loạt các hoạt động tiếp thị có thể
vừa có lợi, vừa có hại. Mặc dù chúng ta không thể nói trước kết quả, nhưng trường hợp
của OPPO đáng là một bài học cho các thương hiệu khác trong việc lên chiến lược quảng
bá cho mình.


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA OPPOVIỆT NAM
3.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của OPPO tại Việt Nam
Như đã phân tích từ trên, có thể thấy được phần nào chiến lược kinh doanh quốc tế
của OPPO đã giúp thương hiệu này đạt được thành công ở thị trường tiêu dùng Việt
Nam. Được thành lập từ năm 2004, đến năm 2008 mới bắt đầu nhảy vào mảng kinh
doanh smartphone và gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2013 nhưng thương hiệu
OPPO là một hiện tượng được các nhà bán lẻ đánh giá khá tốt trong hai năm trở lại
đây do chương trình tiếp thị bài bản và chịu đầu tư lâu dài. Hãng đã thực hiện chiến
lược kinh doanh quốc tế khá chu đáo và phù hợp với thị trường Việt Nam.

OPPO đã định nghĩa các sản phẩm của mình là phân khúc thời trang và gắn liền
với các hoạt động của giới trẻ. Chính vì vậy, thay vì tiếp cận thì trường theo kênh
công nghệ, OPPO đã chọn kênh giải trí, thời trang ngay từ khi mới bắt đầu xâm nhập
thị trường Việt Nam. Hãng khá thông minh khi lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc
tế như vậy, bước đầu xâm nhập vào thị trường nước ngoài, những khác biệt về văn
hóa là không thể tránh khỏi, nhưng OPPO đã lựa chọn đánh vào thị trường giới trẻ những người ưa thích trào lưu và dễ tiếp nhận cái mới. Từ đó sản phẩm của OPPO sẽ
được nhiều sự đón nhận hơn.
Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo cả và chiến lược kinh doanh quốc tế tại thị
trường Việt Nam của OPPO cũng vậy. Sau đây là đề xuất một số giải pháp giúp hãng
hoàn thiện chiến lược của mình :
-

Tích hợp nhiều yếu tố văn hóa của Việt Nam vào sản phẩm để đáp ứng thị

-

hiếu người tiêu dùng.
Sau khi đã đạt được những thành công nhất định khi truyền thông về sản
phẩm qua các kênh giải trí, OPPO nên có phương án tấn công sang các đối
tượng người tiêu dùng rộng hơn thông qua các kênh truyền thông đặc thù
để mở rộng thị trường.


-

Thay đổi hình ảnh đại diện thương hiệu. OPPO nên chọn gương mặt thương
hiệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ( nhưng vẫn phải là người có sức ảnh

-


hưởng tới cộng đồng ) để đa dạng hóa hình ảnh.
Ngoài các chương trình ca nhạc, show truyền hình thực tế thì nên tài trợ

-

một số chương trình từ thiện, an ninh xã hội.
Phát triển sản phẩm thông qua cách tìm hiểu thói quen sử dụng của người

-

Việt.
Khi đã chọn được một sản phẩm tốt, yếu tố cuối cùng để người tiêu dùng
mở hầu bao đó chính là chế độ khuyến mãi và hỗ trợ sau khi mua => Phát
triển các trung tâm bảo hành để có thể mang tới dịch vụ tốt nhất cho người

-

tiêu dùng.
Khả năng thanh toán của người Việt Nam luôn là vấn đề mà các doanh
nghiệp cần tìm hiểu và phân tích theo các khía cạnh khác nhau, khi đặt chân
vào thị trường Việt Nam, OPPO lựa chọn tập trung vào dòng sản phẩm
trung và cao cấp nhưng đây lại chính là điểm khó khan vì ngươi Việt
thường có xu hướng chạy theo mốt hơn là những sản phẩm phù họp với túi

-

tiền của họ => xem xét lại mặt hàng san phẩm lựa chọn.
Vì tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam là hông mấy ưa chuộng hàng
Trung Quốc nên cần có biện pháp thay đổi cái nhìn tiêu cực của người Việt


-

về nhãn hàng, từ đó thấy được ưu điểm xuất xứ, chất lượng, giá cả.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua những đoạn quảng cáo có ý
nghĩa, ngắn gọn không gây phản cảm cho người tiêu dùng. Gia tăng mật độ

-

hình ảnh thương hiệu OPPO ở những nơi công cộng, đông người.
Đưa ra những chương trình khuyễn mãi. Tổ chức hoạt động vào những
ngày lễ trong năm như Quốc khánh, ngày Quốc tế lao động, Quốc tế phụ nữ
nhằm tri ân khách hàng.

3.2. Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh là chiến lược dựa trên các nguồn lợi thế cạnh tranh
để thành công. Mỗi doanh nghiệp đều có thể tạo dựng cho mình một lợi thế cạnh
tranh để hấp dẫn khách hàng, khiến họ cảm nhận được những lợi thế vượt trội so


với các đối thủ. Cụ thể như ở thị trường Việt Nam hiện nay, OPPO chỉ là một
trong nhiều thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc bên cạnh LENOVO,
HONOR, COOLPAD,…với mẫu mã, tính năng và giá thành không quá khác biệt.
Đấy là còn chưa kể đến những hãng điện thoại lớn nổi tiếng được ưa chuộng cũng
đang phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam như Apple, Samsung,… Chính vì vậy
mà để trở nên khác biệt, thu hút được người tiêu dùng thì chiến lược cạnh tranh là
một phần quan trọng không thể thiếu được của thương hiệu OPPO nói riêng cũng
như các doanh nghiệp nói chung.
Thực tế, thương hiệu OPPO cũng đã có chiến lược cạnh tranh để thể hiện
ưu thế của mình so với các đối thủ khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Mặc dù chỉ
là “ tân binh ” trên thị trường di động nhưng những gì OPPO làm được cho tới nay

khá ấn tượng, hiện OPPO đang chiếm 8% thị phần smartphone tại VIệt Nam – một
con số đáng kể đối với một thương hiệu nước ngoài còn khá mới như thế này.
Nhưng, để có thể phát triển và đạt lợi nhuận hơn thì vẫn cần có những biện pháp
giúp OPPO hoàn thiện chiến lược cạnh tranh. Dưới đây là một số đề xuất :
3.2.1. Chiến lược chi phí thấp
Giảm chi phí thông qua việc phát triển các kỹ năng chế tạo linh hoạt. Khi sử dụng
chiến lược này doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành.
Lợi thế chi phí thấp giúp doanh nhiệp tạo lập một rào cản thâm nhập thị trường vì các
công ty khác không thể thâm nhập và thích ứng với giá mà doanh nghiệp đã đề ra. Dó đó
doanh nghiệp tương đối an toàn chừng nào mà duy trì lợi thế chi phí và giá cả vẫn là điều
kiện then chốt với một số lượng lớn người mua.
3.2.2. Chiến lược khác biệt hóa
Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tìm ra cách tạo lợi thế cạnh tranh dựa trên
tính đặc thù của sản phẩm, được thị trường thừa nhận và đánh giá cao. Mục tiêu của
chiến lược này là cố gắng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo cách thức mà các đối
thủ cạnh tranh không thể làm.


Khi sử dụng chiến lược này OPPO nên tập trung vào việc khác biệt hóa, tìm cách
tạo ra các sản phẩm mà được hách hàng nhận thấy là độc đáo, khác biệt. Sự khác biệt hóa
có thể đạt được thông qua ba cách : chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. Càng
ít sự tương tự với các đối thủ thương hiệu OPPO sẽ càng được bảo vệ trước các đối thủ
cạnh tranh và càng mở rộng sự hấp dẫn thị trường.
Áp dụng chiến lược khác biệt hóa OPPO cần tập trung vào việc phân đoạn thị
trường của mình thành nhiều phân khúc khác nhau.
3.2.3. Chiến lược trọng tâm
Là chiến lược mà doanh nghiệp cố gắng tìm cách tránh sự đối đầu trực tiếp với các
đối thủ để kiểm soát một “ thị trường nhất định ”. Một khi đã áp dụng chiến lược này,
OPPO sẽ chỉ hướng trực tiếp vào phục vụ nhu cầu của nhóm hay phân đoạn khách hàng
hạn chế. Sau khi đã chọn một phân đoạn thị trường, có thể tiếp tục tạo sự khác biệt theo

hướng chi phí thấp hoặc khác biệt hóa.
Chiến lược này có thể dẫn đến thành công về chất lượng sản phẩm bởi những hiểu
biết về nhóm hay vùng khách hàng của doanh nghiệp sẽ sâu sắc hơn. Thậm chí đôi khi
còn cho phép phát triển sự cải tiến nhanh hơn so với một doanh nghiệp hoạt động trên
phạm vi thị trường rộng.
Cụ thể hơn, doanh nhiệp không cố gắng phục vụ tất cả thị trường mà chỉ tập trung
phục vụ phân khúc mục tiêu, họ thường hướng vào tạo dựng thị phần trên một phân đoạn
cụ thể. Khi thực hiện chiến lược này, OPPO có thể có khả năng cung cấp các sản phẩm
đặc biệt, độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh không làm được.


Kết luận
Kể từ có mặt ở sang thị trường Việt Nam, có thể nói Oppo thành công trong việc
tăng mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng từ con số không đến rộng khắp như
hiện nay. Tuy nhiên, là một thương hiệu đến từ Trung Quốc là một rào cản không nhỏ của
Oppo trong tâm trí của khách hàng. Nhằm thay đổi tư duy này, Oppo đã phải bỏ ra một
khoản chi phí không nhỏ từ giai đoạn đầu của thâm nhập (đầu năm 2013) đến nay, những
vẫn còn khá nhiều hạn chế. Bài tiểu luận đã đưa ra một chiến lược kinh doanh quốc tế của
Oppo trên thị trường Việt Nam để phù hợp hơn với xu thế tiêu dùng điện thoại di động
chung hiện nay. Các giải pháp được đề ra giúp Oppo có thể khắc phục một số điểm yếu
trong các sản phẩm của mình . Các chiến lược kinh doanh quốc tế này cũng định hướng
rõ ràng cách phát triển sản phẩm điện thoại Oppo tại một thị trường tiềm năng và nguồn
khách hàng lớn như Việt Nam.
Tuy nhiên, những mẫu quảng cáo của Oppo hiện nay tại Việt Nam còn khá thô, do
đó, trong thời gian sắp tới, Oppo nên thay đổi chiến lược xây dựng những clip quảng cáo
của mình, để đưa ra được những sản phẩm chất lượng hơn. Việc tìm hiểu và thực hiện đề
tài “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Oppo tại Việt Nam” đã tạo ra một kế hoạch
phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, đưa ra những sáng kiến thay đổi nhằm mang lại hiệu
quả kinh doanh tối ưu nhất. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức và
thời gian hạn chế nên chúng em chưa thể nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra một giải pháp

tốt nhất. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giảng viên để có một đề tài hoàn
thiện hơn, mang tính chất áp dụng cao hơn.



×