Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận: Hệ hình giao tiếp và các phương diện của hệ hình giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.36 KB, 15 trang )

I. Đặt vấn đề
Trong bài viết “ Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa như một hệ hình giao tiếp
nghệ thuật” của nhà nghiên cứu La Khắc Hòa (Lã Nguyên) có nói tới vấn đề hệ
hình giao tiếp trong văn học. Ông cho rằng: “Nếu tác phẩm văn học là thế giới của
những người nói, nếu thừa nhận, trong thế giới ấy, lời nói là những phát ngôn đầy
ắp nội dung tư tưởng hệ, thì khi nghiên cứu các loại hình giao tiếp nghệ thuật, câu
hỏi đầu tiên tất yếu sẽ nảy ra là: ở đây, ai nói? (hay là người nói đại diện cho nhãn
quan giá trị và lý tưởng thẩm mỹ của lực lượng xã hội nào?), nói với ai? nói kiểu
gì? Diễn đạt theo ngôn ngữ triết học thì đó là vấn đề về vị thế của hình tượng chủ
thể trong giao tiếp bằng lời ở sáng tác của một khuynh hướng nghệ thuật cụ thể.” .
Cũng theo nhà nghiên cứu La Khắc Hòa, ở mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu
nghệ thuật, mỗi khuynh hướng sáng tác bao giờ cũng có những chủ thể phát ngôn
riêng của nó; những chủ thể này bao giờ cũng giao tiếp với nhau theo một cách
nào đó tạo thành một kiểu quan hệ liên chủ thể như một hiện tượng lịch sử.
Quay trở lại vấn đề: “Sự phát triển của văn học thời trung đại sang thời cận-hiện
đại thực chất là sự thay đổi hệ hình giao tiếp.” Để giải quyết vấn đề này ta cần
phải làm sáng tỏ hai luận điểm: Hệ hình giao tiếp và các phương diện của hệ hình
giao tiếp? Sự thay đổi của các phương diện này từ thời trung đại sang thời cậnhiện đại như thế nào thông qua việc tìm hiểu văn học thời kì cận đại thế kỉ XIX ở
khu vực các nước Âu-Mĩ?
II. Giải quyết vấn đề
Vấn đề thứ nhất: Hệ hình giao tiếp là gì? Hệ hình giao tiếp được hiểu một cách
đơn giản là mối quan hệ mật thiết giữa ba phương diện: Chủ thể phát ngôn; đối
tượng tiếp nhận phát ngôn và cách thức phát ngôn. Ba phương diện này có quan hệ
chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ hình giao tiếp bền vững.

1


Các phương trong hệ hình luôn có sự thống nhất với nhau và tạo thành một hệ
hình hoàn chỉnh, trong đó yếu các phương diện vừa chi phối vừa tác động qua lại
lẫn nhau. Chủ thể phát ngôn ở đây là người nói, người trực tiếp truyền tải thông tin


thông qua lời nói. Đối tượng tiếp nhận là người nghe, người tiếp nhận thông tin
mà chủ thể truyền đạt. Cách thức phát ngôn thông qua các cách nói của chủ thể.
Như vậy khi đối chiếu với văn học, hệ hình ngôn ngữ với ba phương diện của
mình có điểm tương đồng với đặc thù của văn học: Chủ thể phát ngôn chính là lực
lượng, đội ngũ sáng tác văn học; Đối tượng tiếp nhận phát ngôn là độc giả tiếp
nhận tác phẩm văn học; Cách thức phát ngôn là tư duy nghệ thuật thể hiện trong
tác phẩm văn học.
“Sự phát triển của văn học thời trung đại sang thời cận-hiện đại thực chất là sự
thay đổi hệ hình giao tiếp.” Để làm rõ nhận định này cần tìm hiểu và làm rõ ba
phương diện của hệ hình giao tiếp qua việc tìm hiểu văn học thời trung đại sang
tới thời cận-hiện đại và thấy được sự thay đổi của các phương diện.
Vấn đề thứ hai: Để tìm hiểu sự thay đổi của hệ hình ngôn ngữ qua các phương
diện từ văn học thời trung đại sang thời cận hiện đại cần khái quát những đặc
điểm và thành tựu của văn học trung đại. Từ đó nêu ra những đặc điểm và thành
tựu văn học thời cận hiện đại ở các nước Âu-Mĩ để tìm ra sự thay đổi khác biệt so
với thời kì trước, từ đó rút ra kết luận khái quát về sự thay đổi các phương diện
của hệ hình ngôn ngữ.
Ở văn học thời kì trung đại ta cần tìm hiểu văn học Hi Lạp-La Mã và văn học
thời kì phục hưng để nắm được một cách chung nhất về đặc điểm văn học thời kì
này.
Văn học cổ đại Hi Lạp gồm 3 bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau: thần thoại, thơ,
kịch...Điểm nổi bật trong thần thoại Hi Lạp chính là hình ảnh các vị thần. Hệ
thống các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đa dạng và phong phú, được miêu tả rất
gần với cuộc sống đời thường của con người, khác với các vị thần của phương
Đông. Thần thoại Hi Lạp là những câu chuyện rất hấp dẫn về các vị thần và các
2


anh hùng với những tính cách, khát vọng, tình cảm gần gũi với con người. Đằng
sau cái vẻ cổ xưa thần thoại là những vấn đề nhân văn và nhân sinh rất con người

được thể hiện qua hình ảnh các vị thần. Không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay vô
số chủ đề thơ kịch, tiểu thuyết của châu Âu lấy đề tài từ những vị thần của Hi Lạp.
Những giá trị nhân văn của văn học Phục hưng có thể được bắt nguồn từ đây.
Về thơ ca, nổi bật lên là hai bộ sử thi Iliade và Odixe của Homer, có giá trị cả về
lịch sử lẫn văn học, để lại cho thế giới nhiều điển tích văn học cho đến ngày nay:
gót chân Asin, con ngựa thành Troy…Hai bộ sử thi này cũng được nhiều nhà văn,
nhà thơ La Mã lựa chọn đề tài để sáng tác.
Nghệ thuật kịch Hi Lạp ra đời và phát triển rực rỡ với nhiều nhà soạn kịch nổi
tiếng: Etsin, Sôpôclơ…Đây chính là nguồn gốc của kịch châu Âu đương đại và sau
này chính Shakespear là người đã kế thừa truyền thống và tinh hoa của kịch Hi
Lạp, La Mã cổ đại đưa nghệ thuật kịch lên tuyệt đỉnh.
Văn học La Mã về sau chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học
Hi Lạp. Hai tập sử thi nổi tiếng của Hi Lạp là Iliat va Ôđixe đã trở thành nguồn
cảm hứng cho các nhà thơ, nhà soạn kịch La Mã tiêu biểu như nhà thơ Vieecsgilut
với trường ca Eneit có chủ đề, kết cấu, tình tiết ngôn từ được phỏng theo sử thi
Iliat và Ôđixe. Hay các nhân vật trong Iliat và Ôđixe như tráng sĩ Agamemnong
trở thành nhân vật trong vở Orextex của Etsin.
Thời kì Phục hưng, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn học Hi Lạp và
La Mã, văn học Tây Âu phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác phẩm giá trị cho văn học
thế giới.
Về thơ ca, tiêu biểu là Đantê với “Thần khúc”, mở đầu cho thơ ca thời kì phục
hưng. Ngoài ra còn có Pêtêraca, Bôcaixô… Đây đều là những tác giả say mê
nghiên cứu và chịu những ảnh hưởng nhất định từ nền văn học của Hi Lạp và La
Mã. Về tiểu thuyết, Rabơle được xem là học giả vĩ đại nhất của văn học Phục
hưng Pháp với tác phẩm “Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gácgăngchuya
và người con Păngtagruyen”, trở thành cha đẻ của hai nhân vật khôi hài nhất trong
lịch sử văn chương. Đặc biệt trong nền văn học Phục hưng nổi lên một học giả
3



lừng danh là nhà văn Xecvantec với tác phẩm Đônkihôtê. Cuốn tiểu thuyết là một
bắc tranh chân thực, rõ ràng về xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI, đồng thời cũng là
tác phẩm châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến. Tác phẩm mang tầm ảnh ưởng tới
toàn thế giới thời bấy giờ.
Về kịch, đại văn hào William Shakespears đã trở thành nhà soạn kịch vĩ đại của
không chỉ của nước Anh mà của cả thế giới với các tác phẩm: Romeo và Juliet,
Hămlet, Macbeth, vua Lear…Những tác phẩm của ông vừa mang tính chất bi kịch
vừa mang tính chất hài kịch nhưng tràn đầy một sức sống huy hoàng, mạnh mẽ.
Tài năng và tầm ảnh hưởng của ảnh hưởng của ông đã được cả thế giới công nhận.
Qua vài nét phác thảo ta có thể thấy được ba phương diện của hệ hình giao tiếp
trong văn học trung đại ở các nước Âu-Mĩ.
Thứ nhất về lực lượng sáng tác văn học: Văn học Hi Lạp-La Mã cổ đại với lực
lượng sáng tác là đông đảo quần chúng nhân dân thông qua các sáng tác về thần
thoại về những vị anh hùng và thông qua đó thể hiện ước mơ khát vọng của con
người. Văn học phục hưng với những những tác giả lớn nhưng số lượng tác giả
còn khá khiêm tốn Đantê, Rabơle, Xecvantec, William Shakespears… Các tác giả
phần đông xuất phát từ lực lượng trí thức, thượng lưu trong xã hội. Thế giới quan
chi phối cảm hứng sáng tác là cách nhìn về cuộc sống của các nhà văn trung đại tại
cái thời điểm khác nhau. Mục đích chung là phục vụ đời sống tinh thần con người,
cụ thể là những khát vọng của con người trong thần thoại Hi Lạp hay trước hết để
mua vui cho công chúng trong các vở kịch của Shakespears…
Thứ hai: Lực lượng tiếp nhận thời kì này phần đông vừa là lực lượng sáng tác vừa
là lực lượng tiếp nhận (trong văn học Hi-Mã) hay lực lượng thượng lưu, tầng lớp
trên trong văn học thời phục hưng.
Thứ ba: Tư duy nghệ thuật thời trung đại các nước Âu-Mĩ chịu sự ràng buộc của
các yếu tố văn hóa tinh thần nên mang đặc điểm cơ bản nên nó gắn với cơ sở căn
rễ lịch sử-văn hóa của nền văn học trung đại, nội dung hướng thượng tôn giáo và
hình thức thể loại mang tính quy phạm.

4



( “Shakespears thường mượn các cốt truyện nước ngoài của các nhà văn Ytalia,
Pháp, Tây Ban Nha, của các nhà văn La Max cổ đại. Ông vận dụng các thủ pháp
quen thuộc của kịch bác học và của kịch hề dân gian. Ông chịu ảnh hưởng của nhà
hài kịch La Mã cổ đại bậc thầy Plôt.”- [2, tr 203] )
Bước sang thế kỉ XIX văn học ở các nươc Âu-Mĩ đã có những sự chuyển biến
mới, có những bước phát triển vượt bậc so với thời kì trung đại trước đó. Văn học
phương Tây thế kỉ này bao gồm nhiều khuynh hướng, trào lưu với
nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới. Trong đó, hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ
nghiã lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán đã hình thành ở hầu hết các
nước phương Tây. Văn học các nước Tây Âu có những đặc điểm chung và cũng
có những sắc thái riêng do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, ảnh hưởng của các hệ tư
tưởng và sự kế thừa truyền thống văn nghệ của mỗi nước quy định.
Để khái quát được sự phát triển của văn học Âu-Mĩ thế kỉ XIX ta sẽ bám sát
theo hai trào lưu văn học lãng mạn và hiện thực phê phán ở các nước Pháp, Anh,
Đức, Mĩ để từ đó thấy được sự thay đổi hệ hình giao tiếp qua các phương diện của
nó.
Thứ nhất: Chủ nghĩa lãng mạn ở các nước Âu-Mĩ cụ thể là các nước có nền văn
học phát triển nhất đó là Pháp, Anh, Đức, Mĩ…
Ở Pháp, văn học Pháp thế kỉ 19 đã phản ánh những biến động cách mạng, những
tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỉ và chủ
nghĩa xã hội khoa học nửa sau thế kỉ, cuộc sống xã hội chính trị của nhân dân
Pháp, nhiều trào lưu là khuynh hướng văn học liên tục xuất hiện qua các thời kì
khác nhau với nhiều tác giả danh tiếng.
Chủ nghiã cổ điển “mới” và âm vang văn học cách mạng tư sản. Trong những
năm đầu của Cách mạng Pháp (1789-1794), chủ nghĩa cổ điển lại xuất hiện và
ngự trị nền văn học. Dòng văn học này tiếp tục khuynh hướng quay về nghệ thuật
cổ đại và có nhiều nét chung với chủ nghĩa cổ điển trước cách mạng. Nhưng về
nội dung ý thức hệ, nó hoàn toàn khác biệt. Chủ nghĩa cổ điển “mới” sau Cách

mạng phản ánh cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba nhằm đạt được tự do chính trị
5


và quyền bình đẳng trong xã hội mới sau khi đã lật đổ giai cấp phong kiến quí tộc.
Nó miêu tả những thắng lợi của cách mạng và niềm hân hoan của nhân dân đặt lợi
ích chung trên lợi ích riêng tư. Xã hội tư sản mới ra đời cũng cần một chủ nghĩa
anh hùng để biểu dương và củng cố chế độ mới. Nhưng những nhânvật tư sản
cũng sớm bộc lộ những mặt trái của họ nên nhà văn muốn dựa vào những hình
tượng cổ đại. “Họ tìm thấy trong những truyền thống cổ điển của nền cộng hoà La
Mã những lí tưởng về hình thức nghệ thuật, những ảo tưởng mà họ cần thay thế
cho những nội dung hạn chế tư sản nhằm duy trì sự hân hoan của tấn bi kịch lớn
lao”(K.Marx).
Từ đó hình thành các thể loại đa dạng như bi kịch cổ điển, tụng ca, trào phúng,
bài ca cách mạng.Cách mạng đã đóng cửa các phòng khách thính văn nghệ
(salon), phát triển báo chí để tạo nên dư luận công chúng mới, mở rộng diễn đàn
cho các cuộc tranh luận với thể loại mới: văn hùng biện chính trị, xuất hiện một
số nhà hùng biện tài năng như Mirabeau.
Văn học lãng mạn Pháp phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong khoảng giữa
hai cuộc Cách mạng (1789 và 1848). Ðúng như nhận định của Marx, khuynh
hướng lãng mạn là sự phản ứng đầu tiên đối với Cách mạng Pháp và tư tưởng Ánh
sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó .Văn học lãng mạn đã kế thừa các nhân tố
sau: Chủ nghĩa tình cảm, một tư trào văn chương thế kỷ XVIII ra đời nhằm cân
đối với tính lý trí của văn học Ánh sáng vốn nặng về lý trí.
Về triết học, chủ nghĩa lãng mạn chủ yếu mang tính duy tâm chủ quan. Đặc biệt
văn học lãng mạn chịu ảnh hưởng khá sâu của học thuyết “chủ nghĩa xã hội
không tưởng“ của Owen và Furier. Về nghệ thuật, thiên về tính trữ tình yêu thiên
nhiên như một phương thức giải thoát thư giãn, phản ứng với hiện thực xã hội ngột
ngạt bon chen.Văn học lãng mạn vẫn có chú ý ít nhiều đến hiện thực đau khổ
của người lao động.Nghệ thuật xây dựng nhân vật chưa chú ý xây dựng nhân vật

điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nó là cá nhân dị biệt, ngẫu nhiên, bất chấp sự
vận động của hoàn cảnh khách quan.Tính chất nhân đạo tràn ngập các tác phẩm
lãng mạn.
6


Văn học lãng mạn Pháp trong thời kì này xuất hiện khá nhiều những nhân tài có
tầm ảnh hưởng không chỉ tới nền văn học Pháp mà còn ảnh hưởng tới nền văn học
của cả nhân loại. Các tác giả tiêu biểu như: Bà Dờ Xtan (1767-1817); Sa-tô-briăng (1768-1848); Lamactin (1790-1869); Vinhi (1797-1863); Victo Huygo (18021885); Gior-giơ Xăng (1804-1876); Anfre đơ Muy-Xê (1810-1857)…
Ở Anh, năm 1798 tập thơ “Ballad trữ tình” của hai sinh viên đại học Cambridge
được xuất bản ở thành phố Briston. Họ ước mơ xây dựng một nước cộng hòa với lí
tưởng đem lại tình thương yêu, tự do và hiểu biết cho mọi người. Họ cộng tác với
nhau quyết tâm cải cách thi ca. Họ trở thành hai nhà thơ lãng mạn đầu tiên của
nước Anh: Uliams Edworth (1770-1850) và Samuel Coloridge (1772-1834). Hai
nhà thơ trẻ đi du lịch sang Đức, Pháp. Họ dịch và đọc tác phẩm của Schiler, Goeth
và Rousseau…Thơ của hai người thể hiện khát vọng tự do: biểu hiện tất cả các sự
kiện và mô tả thiên nhiên giao hòa với tình cảm và hành động của con người.
Cùng một số người khác họ thành lập nhóm thơ Lake School (trường phái thơ
Vùng hồ). Trường phái này là tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn Anh đương
thời. Họ muốn thoát lý thực tại xã hội tư sản, xa lánh chốn thị thành. Thơ của họ
hướng về quá khứ, những con người và hiện tượng đơn giản bình thường, gần gũi
thiên nhiên. Hình thức thi ca cũng đổi mới.Từ sau năm 1810, hình thành nhóm nhà
thơ nhà văn lãng mạn tiến bộ nổi tiếng như Walter Scott, Byron, Shelli, Keats. .
.Tác phẩm của họ thể hiện quan điểm dân chủ, đấu tranh chống các thế lực phản
cách mạng ở châu Âu. Họ ngưỡng vọng Cách mạng tư sản Pháp, coi đó là sự kiện
chính trị tất yếu trong tiến trình lịch sử của loàingười. Họ quan tâm đến khát vọng
của giai cấp công nhân Anh đầu thế kỷ XIX.
Những nhà văn lãng mạn nổi tiếng của nước Anh thời kì này như: Walter Scottnhà văn lãng mạn tiến bộ Anh; Byron- nhà thơ, nhà viết kịch và tiểu thuyết gia
Anh; Seli- nhà văn lãng mạn Anh…
Ở Đức, do hoàn cảnh nước Đức phân chia thành nhiều bang, nhiều công quốc

nhỏ bé và cho mãi đến những năm hai mươi của thế kỉ XIX vẫn chưa có phong
trào dân chủ tư sản nên khác một số nước ở Tây Âu, văn học lãng mạn Đức nhìn
7


chung có nhiều yếu tố bảo thủ, tiêu cực. Triết học cổ điển Đức đặc biệt là chủ
nghĩa duy tâm đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học lãng mạn. Tách rời thực tại, phát
huy trí tưởng tượng, lấy ý niệm làm nguồn cảm hứng, văn học lãng mạn đã dựa
theo triết học siêu hình cho rằng vũ trụ là sự sáng tạo của tinh thần. Các nhà văn
lãng mạn đầu tiên đi tìm một khuynh hướng nghệ thuật mới đối lập với chủ nghĩa
cổ điển, một khuynh hướng nghệ thuật đề cao chủ quan nhằm biểu hiện những ấn
tượng, những tâm trạng cá nhân.
Tác giả nổi tiếng của văn học lãng mạn Đức là Novalix (1772 – 1801) thường
được đề cao là “hoa hồng chúa” hoặc “bông huệ thiên thanh”. Nhà thơ khát vọng
tất cả cái gì bao phủ trời đêmvà tìm thấy ở đó một ánh sáng siêu nhiên giải thoát
nhà thơ khỏi cuộc đời trần tục. trong một số tác phẩm khác như Khúc ca tinh thần
viết về Đức mẹ và Jêxu, hoặc Những đồ đệ của Xait… Ông thể hiện nỗi buồn,
khát vọng thoát li, những liên hệ thần bí giữa vũ trụ và con người. Tiểu thuyết
Henrich Von Offedingen chưa hoàn thành với nhân vật chính là một chàng kị sĩ du
lịch qua xứ sở Hi Lạp, đến vùng đất Công giáo thời thập tự chinh, gặp gỡ người
tình “Bông hoa xanh” mà Hairich thường ôm ấp trong mộng.Sáng tác của Novalix
tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn tiêu cực ở Đức. Về lí luận, Novalix đã
khẳng định quan điểm thoát li, xa rời hiện thực của ông: “Tôi lãng mạn hóa bằng
cách cho cái thấp hèn một ý nghĩa cao cả, cái bình thường một vỏ huyền bí, cái đã
quen vẻ đẹp của cái không quen, cái hữu hạn vẻ đẹp của cái vô hạn…Tiểu thuyết
phải hoàn toàn là thơ. Thơ là tâm trạng hài hòa trong lòng ta, nơi mọi cái đều được
tô đẹp”. Cacaile đã nhận định sự nghiệp sáng tác của Novalix tuy ngắn ngủi nhưng
“thật phong phú về những ý hướng dẫn dắt đến một thế giới mới”. Đó chính là thế
giới tinh thần lãng mạn ở Đức đầu thế kỉ XIX.
Ở Mĩ, sau cách mạng thành công, nước Mĩ bắt đầu ý thức được khả năng văn

học của dân tộc. Đầu thế kỉ XIX, các nhà văn thực sự, những người có tài năng và
sống bằng nghề cầm bút mới xuất hiện và có vị trí trong xã hội Mỹ.
Trong nửa đầu thế kỉ XIX, New York là trung tâm tập hợp, thu hút những nhà

8


văn chuyên nghiệp đầu tiên .New York chẳng những là trung tâm thương nghiệp,
hàng hải, giao thông đường bộ mà còn là đại bản doanh của văn học nghệ
thuật.New York đã chói sáng lên 2 nhà văn lừng lẫy nước Mĩ: Washington Irving
nhà viết tiểu luận, và James Fenimore Cooper nhà tiểu thuyết, lại còn lôi
kéo nhà thơ William Bryant từ Massachussetts, nhà viết truyện Edgar Allan Poe
từ Virginia đến. Mỗi người là một tài năng độc đáo , mặc dù còn chịu ảnh hưởng
của các trào lưu văn học Anh hoặc lục địa nhưng vẫn biểu hiện được nét độc đáo
của người Mỹ là độc đáo về sự lựa chọn đề tài , về kĩ thuật biểu hiện và tính dân
tộc.
Mĩ có thiên hướng bẩm sinh về văn học lãng mạn bởi những vẻ đẹp thiên nhiên
trời phú, khí hậu, thời tiết đa dạng, phong cảnh đa dạng hữu tình, những bãi đất
dài từ các hồ lớn đến bờ biển vịnh Mexico ... tạo ra cái đẹp muôn vẻ thiên nhiên.
Nhiều biển hồ mênh mông, thác nước hùng vĩ, những bãi cỏ xanh tươi đến tận
chân trời, những khu rừng nguyên sinh, những khoảng không gian có vẻ vô bờ bến
để nảy sinh biết bao nhiêu nguồn cảm hứng sâu sắc, mãnh liệt. Ranh giới giữa
cuộc sống dân Mỹ với cuộc sống của các bộ lạc người Anh–điêng da đỏ quen lối
sống hoang dã chẳng có bao xa tạo nên một không khí gần như huyền thoại.
Ở Mỹ, chủ nghĩa lãng mạn không bao giờ biểu hiện bằng sự say
mê cực đoan. Khi xuất hiện, tình yêu không bao giờ ồn ào sôi động mà có chừng
mực, lí tưởng hóa, xua đuổi sự ham muốn, cảnh giác chống sự bùng nổ sắc
dục.Tiểu thuyết lãng mạn Mỹ làm rung động người đọc bằng những yếu tố siêu
nhiên, thần bí hoặc là các bí ẩn của tâm hồn và các bi kịch của ý thức.
Thơ ca cũng bắt nguồn từ bấy nhiêu yếu tố, nhiều nhất là ở tình yêu đối với

thiên nhiên, ở linh tính về sự có mặt của Thượng đế trong thế giới trầntục, ở lòng
thương yêu con người và cuộc đời.New York trong nửa đầu thế kỉ 19 đã từng là
trung tâm văn học sôi động nhất ở Mỹ lúc ấy mới chỉ là một thành phố nhỏ nhưng
rất thuận lợi cho sự nở rộ những vụ mùa đầu tiên của văn học Mỹ.

9


Những tác giả tiêu biểu cho chủ nghĩa lãng mạn như: Washington Irving (17831859); James Fenimore Cooper (1789-1851); Herman Melville (1819-1891);
Ralph Waldo Emerson (1803-1882)…
Thứ hai: Chủ nghĩa hiện thực phê phán ở các nước Âu-Mĩ đã trải quả một thời
kì đỉnh cao, nó phản ánh một bước chuyển mình vượt bậc của văn học cận hiện
đại, thêm vào đó là sự đổi mới văn học theo chiều hướng “hiện thực hóa” theo
những biến đông của lịch sử xã hội.
Ở Pháp, Văn học hiện thực xuất hiện sau năm 1820 dưới thời Trung hưng, phát
triển mạnh mẽ cho đến những năm 60 sau năm 1848.Sau cuộc Cách mạng, chính
quyền thuộc về giai cấp đại tư sản mà Marx gọi là bọn “quí tộc tài chính”. Đồng
tiền thống trị mọi lĩnh vực xã hội với quyền lực và sức mạnh tha hóa của nó. Cuộc
Cách mạng công nghiệp diễn ra và giai cấp công nhân dần dần trưởng thành đã
dẫn tới cuộc Cách mạng tháng Sáu năm 1848. Đây cũng là giai đoạn phát triển
rực rỡ của trào lưu văn học hiện thực với những nhà văn ưu tú: Stendhale, Balzac,
Merimee, Xtăngdan…
Văn học phê phán thời kì này có vai trò quan trọng đối với việc nhận thức xã hội.
Trong chủ nghĩ hiện thực Pháp, sự hư hỏng của con người được trình bày như là
sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh vật,được khẳng định như là bản tính tự nhiên cố
hữu của nó…
Ở Anh văn học hiện thực phê phán ra đời vào những năm 30 của thế kỉ XIX
trong thời kì của những cuộc đấu tranh giai cấp. Mác nhận định về văn học hiện
thực Anh: “Trường phái hiện đại xuất sắc của các nhà tiểu thuyết Anh, mà cách tác
phẩm minh xác và hùng biện đã vạch ra cho mọi người nhiều sự thật hơn tất cả

những nhà chính trị chuyên nghiệp, những nhà lý luận và đạo đức gộp lại, đã mô
tả hết thảy những tầng lớp của giai cấp trung gian từ gã thu thực lợi “tối ư đáng
kính” và gã chiếm hữu chứng khoán…” Có thể nói văn học thời kì này giống như
một bức tranh phơi bày hiện thực xã hội với chất liệu chính đó là yếu tố hiện thực,
trữ tình, châm biếm đậm nét và những họa sĩ tài ba như: William Thackeray
10


(1811-1863) và tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa”; Charles Dickens (1812 –1870)nhà văn hiện thực Anh; Saclôt Brônti (1816-1855)
Ở Đức những năm ba mươi của thế kỉ XIX, văn học hiện thực phê phán ở Đức
ra đời có muộn hơn so với trào lưu văn học này ở nước Pháp và nước Anh. Vì cho
mãi đến giữa thế kỉ, vua chúa và bọn quý tộc Phổ vẫn còn bám riết những đặc
quyền của chúng; giai cấp tư sản thỏa hiệp với giai cấp địa chủ áp bức bóc lột
nhân dân. Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dần thắng thế và mâu thuẫn giữa tư
bản và vô sản ngày càng gay gắt. Các nhà văn hiện thực đã kế thừa văn học thời kì
Ánh sáng của Gơt, Sile…Các nhà văn tiên tiến của Đức thời kì 1830 –1850 ca
tụng cuộc Cách mạng Pháp và kêu gọi đấu tranh chống nước Đức phong kiến. Họ
cũng đồng tình với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Về thể loại, văn học
hiện thực Đức sử dụng phổ biến nhất là kịch, thơ và văn xuôi. Văn học Đức thế
kỉ XIX đã tiếp thu và ảnh hưởng trở lại trong sự giao lưu rộng rãi với văn học các
nước châu Âu. Hai nhà và nổi tiếng của Đức thời kì này là Henrich Heine (1797
-1856) và Friedrich Hebbel (1813 -1863), với những tác phẩm phản ánh những
biến động chính trị, xã hội của nước Đức. Những phong trào đấu tranh, những số
phận con người là nguồn cảm hứng chính cho hai nhà văn Đức.
Ở Mĩ ngay từ trong chủ nghĩa lãng mạn ở châu Âu, khoảng 1840, đã xuất hiện
nhiều yếu tố hiện thực.Tính khách quan, sự quan sát và tri giác cụ thể , việc miêu
tả chính xác đối tượng đã bắt đầu được coi trọng hơn chủ nghĩa khách quan đầy
tình cảm và mơ mộng. Sau cơn ác mộng của chiến tranh, nước Mỹ muốn tự tìm
hiểu mình, đã ngạc nhiên phát hiện ra cảnh quan đẹp nhất của các địa phương là
California được miêu tả trong tiểu thuyết “The Luck of Roaring Camp” của nhà

văn Bret Harte. Harte viết nhiều về những vẻ đẹp đất nước Mỹ, khi cảm hứng cạn
nguồn, ông được cử làm lãnh sự ở một nước châu Âu và chẳng bao giờ trở lại
nước Mỹ “quê hương” nữa. Tính chất mới mẻ của thể loại đã tạo nên sự ngạc
nhiên và thích thú trong đông đảo công chúng văn học. Thế là hình thành một
trường phái các nhà văn địa phương, họ ra sức khai thác màu sắc địa phương của
các bang. Cái đẹp của thiên nhiên cùng với phong vị tập quán đặc thù làm cho văn
11


học có một bước phát triển mới.Có thể kể thêm một số nhà văn và tác phẩm:
Helen Hunt Jackson với “The Red City” và “The Youth of Washington”. James
Lane Allen với cuốn “The Choir invisible”, Charles Chaddock viết cuốn “Poor
Whites”(Những người bạch đinh).
Chủ nghĩa hiện thực “có mức độ”.Trước khi chủ nghĩa hiện thực thắng thế, tiểu
thuyết lãng mạn cũng không có gì nổi bật. Trong lúc các nhà tiểu thuyết viết theo
màu sắc địa phương và các nhà hài hước đang báo hiệu chủ nghĩa hiện thực thì
tiểu thuyết lãng mạn vẫn còn có độc giả. Những nhà văn loại hai nhưng có tay
nghề đã tạo nên được những tác phẩm được công chúng biết đến.Vẫn có những
người kế tục Cooper như John Esten Cooke với tác phẩm The Virginia Comedians
(1854), Theodore Winthrop. . . chuyên viết về miền Tây xa xôi.Trường phái tình
cảm làm xúc động lòng người bằng những câu chuyện tình đam mê. Susan
Warner viết The Wide World(Thế giới mở rộng, 1850) mô tả một cô gái Thiên
chúa giáo sống nhẫn nhục. George William Curtis miêu tả một người vợ lí
tưởng trong “Pruc and I” (Pruc và tôi) . Vào khoảng 1870, thể loại có tính chất giả
tạo này nhường chỗ cho một thứ chủ nghĩa hiện thực có mức độ, khôn ngoan
nhưng chân thành, dựa trên sự khảo sát khách quan con người và cuộc sống. Một
số tác phẩm đã đạt đến trình độ nghệ thuật thực sự. Chủ nghĩa hiện thực trong tiểu
thuyết Mĩ bắt nguồn một phần từ miền Tây và phát triển ở miền Đông. Ở nhà văn
hiện thực tiêu biểu Mỹ, hai cội nguồn ấy hoà lẫn với nhau.
Tác giả có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với nền văn học hiện thực phê phán

của Mĩ thời điểm đó là nhà văn Mark Twain. Mark Twain là nhà văn trào phúng
bậc nhất của Hoa Kỳ, tiểu thuyết đầy chất sáng tạo và hấp dẫn do nơi sinh của ông
thuộc về miền đất được coi là trái tim của Hoa Kỳ, gần vùng biên giới và ngay tại
bờ sông Mississippi, con sông lớn này đã nối hai miền bắc và nam. Một số tác
phẩm nổi tiếng của Mark Twain như: Roughing It (Gay go, vất vả), cuộc tìm vàng
gian lao; Adventures of Tom Sawyer (Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer), ca
ngợi thế hệ trẻ Mỹ; Adventures of Hucklebery Finn, chống chế độ nô lệ; The

12


Golden Age (Thời đại vàng), lần đầu phê phán xã hội Mỹ; What is man ? (Con
người là gì ?); The Mysterious Stranger (Người lạ mặt bí ẩn)…
Như vậy qua việc tìm hiều văn học thời kì cận-hiện đại thế kỉ XIX ở khu vực các
nước Âu-Mĩ ( Pháp, Anh, Đức, Mĩ) ta đã thấy được sự thay đổi của hệ hình ngôn
ngữ thông qua ba phương diện chính.
Thứ nhất: Sự thay đổi lớn về lực lượng sáng tác văn học so với thời kì trung
đại. Ở thời kì này tầng lớp sáng tác đa dạng từ những nhà văn có xuất phát điểm từ
giai cấp tư sản, tiểu tư sản, trí thức đến những nhà văn có xuất phát điểm là công
nông dân lao động trong xã hội. Văn học cận hiện đại ở các nước Âu-Mĩ đánh dấu
bước phát triển của nền văn học của cả một thời đại với số lượng tác giả, tác phẩm
vô cùng lớn. Cùng với đó là kho tàng những tác phẩm đồ sộ “vô giá” mà không gì
có thể so sánh được.
Với mục đích phục vụ đời sống tinh thần con người, làm cho đời sống tinh thần
ngày càng trở nên phong phú, mang lại một thế giới mới đầy ắp niềm vui và hạnh
phúc đối với văn học lãng mạn. Với văn học hiện thực phê phán là phản ánh lại
một cách chân thực đời sống nhân dân, bối cảnh lịch sử, khám phá tính cách xã
hội của con người, hay đấu tranh xóa bỏ những thói xấu trong xã hội.
Từ đó ta thấy được thế giới quan chi phối cảm hứng sáng tác là vẻ đẹp thiên nhiên,
vẻ đẹp con người-xã hội hay nói rộng ra chính là tình yêu thiên nhiên, con người

mà cách tác giả văn học cận-hiện đại muốn gửi gắm vào những trang văn của
mình.
Thứ hai là sự thay đổi về độc giả. Trong thời kì này độc giả mà những nhà văn
hướng tới là toàn thể quần chúng nhân dân lao động. Các tầng lớp trong xã hội
tiếp nhận các tác phẩm văn học theo nhiều chiều hướng khác nhau nhưng suy cho
cùng đều hướng tới một mục tiêu chung đó là cải tạo xã hội,cuộc sống và mơ về
những điều hạnh phúc, tốt đẹp.
Thứ ba là sự thay đổi về tư duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn cậnhiện đại so với tư duy nghệ thuật trung đại.
13


Trước hết là những cách tân về nghệ thuật: sáng tạo ra các thể tài tiểu thuyết lịch
sử, truyện giả tưởng, trường ca sử thi -trữ tình, cải cách sân khấu. Thơ trữ tình đạt
đến độ cực kỳ phồn thịnh; các khả năng của ngôn từ thi ca được mở rộng nhờ tính
đa nghĩa, tính liên tưởng, tính ẩn dụ đậm đặc. Tiểu thuyết được coi là hình thức
phù hợp nhất của sự tổng hợp thi ca: đó là thể loại thống nhất thi ca với triết học,
đẩy lùi giới hạn giữa thực tiễn nghệ thuật và lý luận, trở thành sự phản ánh như
trong bức tiểu họa cả một thời đại văn học, kết hợp được sự lí giải bằng nghệ
thuật và sự lí giải bằng lịch sử về thời đại. Sự thâm nhập lẫn nhau của các ngành
nghệ thuật; về sự tổng hợp nghệ thuật, triết học và tôn giáo; nhấn mạnh nhân tố
âm nhạc trong thi ca. Về các nguyên tắc miêu tả, các nhà văn hướng tới giả tưởng,
nghịch dị trào lộng, tính ước lệ lộ liễu của hình thức, mạnh dạn pha trộn chất đời
thường và chất dị thường, chất bi và chất hài. Cùng với đó là sự tôn trọng hiện
thực khách quan của cách nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Cách nhìn của nhà văn cũng có sự khác biệt so với thời kì văn học trung đại. Đó là
sự khẳng định cái tôi của nhà văn trong tác phẩm; đó là sự chủ động thoát khỏi
những quy tắc ngặt nghèo của văn học truyền thống, đề cao cảm xúc chủ quan của
cá nhân; đó là khơi nguồn cảm hứng từ những tư tưởng nguyện vọng của nhân dân
lao động, văn học bám sát với con người và lấy con người làm trung tâm, làm cảm
hứng sáng tác và phản ánh ; tiếp thu đề tài từ dân tộc khác và cách tân thể loại văn

học.
III. Kết luận
Như vậy thông qua việc tìm hiểu văn học thời kì cận-hiện đại để làm rõ nhận
định: “Sự phát triển của văn học thời trung đại sang thời cận-hiện đại thực chất là
sự thay đổi hệ hình giao tiếp.” Ta đã biết được thế nào là hệ hình giao tiếp? Các
phương diện của hệ hình giao tiếp? Và quan trọng hơn đó là thấy được sự thay đổi
của hệ hình giao tiếp qua sự phát triển của văn học trung đại sang thời cận-hiện
đại. Sự thay đổi đó là sự thay đổi về lực lượng sáng tác văn học, độc giả tiếp nhận
văn học và tư duy nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm văn học.
14


IV. Tài liệu tham khảo
1. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2011), Giáo trình Văn học Phương Tây, Nxb Giáo dục
Hà Nội.
2. Đặng Anh Đào (chủ biên) (2010), Giáo trình Văn học Phương Tây, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia.
4. Nhiều tác giả (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết,
Nxb Văn học.
5. />
15



×