Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

VAI TRÒ NGÀY CÀNG TĂNG lên của TRIẾT học mác lê NIN TRONG bối CẢNH hội NHẬP, TOÀN cầu hóa và PHÁT TRIỂN KINH tế TRI THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.27 KB, 11 trang )

VAI TRÒ NGÀY CÀNG TĂNG LÊN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA, HỘI NHẬP QUỐC
TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Chủ nghĩa Mác – Lê nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành
động của Đảng Cộng sản Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam. Đó
không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên của Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta,
mà đó là một tất yếu lịch sử, bởi tính cách mạng và khoa học của học
thuyết Mác – Lê nin. Không những thế, ngày nay, nó càng có vai trò
quan trọng trong nhận thức và cải tạo thế giới.
1. Thế giới ngày nay đang diễn ra những biến đổi hết sức sâu sắc,
đã và đang bị chi phối bởi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát
triển nền kinh tế tri thức đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, từ kinh tế đến chính trị, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,
ngoại giao, quốc phòng, an ninh, v.v.. Trong bối cảnh biến động khôn
lường, đặc biệt phức tạp ấy, vai trò của triết học Mác - Lênin không hề
bị suy giảm, mà trái lại, ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò nhận thức và
cải tạo thế giới to lớn của mình. Vì vậy, tất cả các quốc gia, dân tộc
muốn tồn tại và phát triển không thể không tính đến những thời cơ, vận
hội và những thách thức to lớn do toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát
triển kinh tế tri thức đem lại. Hơn thế nữa, để tồn tại, phát triển và phát
triển ổn định, bền vững, không bị hòa tan, chệch hướng trước xu thế
toàn cầu hóa, tất cả các quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam, cần
phải phát triển khoa học và công nghệ hiện đại, giáo dục và đào tạo tiên
tiến để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Muốn vậy, triết học phải góp phần phát huy nhân tố con người, khơi dậy
tiềm năng vô tận của họ là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng,
mang ý nghĩa quyết định thành công trên con đường xây dựng xã hội
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Triết học Mác - Lênin là khoa học về thế giới quan, nhân sinh quan
và phương pháp luận khoa học, cách mạng, không thể đứng ngoài cuộc


mà phải góp phần tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực và sử dụng
hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. Trên cơ sở đó, triết học nước ta trong
kỷ nguyên toàn cầu hóa cần có những nghiên cứu hết sức cơ bản để vạch
ra những định hướng lớn mang tầm chiến lược nhằm phát triển đất nước
đúng định hướng xã hội chủ nghĩa với những bước đi thích hợp cho mỗi
giai đoạn, thời kỳ; đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững chứ không
phải phát triển bằng mọi giá.
Trước tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền
kinh tế tri thức, bộ mặt thế giới nói chung, ở nước ta nói riêng, đang vận
động, biến đổi từng ngày. Nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta
chưa bao giờ lại phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn như
vậy. Xu hướng toàn cầu hóa, trong đó có toàn cầu hóa về văn hóa, giáo
dục và đào tạo đang diễn ra gay gắt, buộc các cấp có thẩm quyền và cả
đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học phải xem xét, rà soát lại
tổng thể mọi vấn đề từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, tuyên
truyền, phổ biến tri thức triết học đến chương trình, nội dung, phương
pháp, hình thức giảng dạy, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học môn


triết học theo phương pháp truyền thống hay hiện đại để đổi mới cho
phù hợp, đạt hiệu quả. Trong thời điểm mang tính chất bước ngoặt hiện
nay, đổi mới chương trình, nội dung nghiên cứu, phương pháp giảng dạy
triết học là một tất yếu khách quan, song đổi mới như thế nào, đổi mới
cái gì, rất cần phải cân nhắc cẩn trọng và có những quyết định sáng suốt,
chính xác để không bị chệch hướng chính trị và đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình đổi mới, cần khẳng định rõ lập trường, quan điểm có
tính nguyên tắc: triết học Mác - Lênin là hạt nhân lý luận của hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân, là thế giới quan, nhân sinh quan, phương
pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và Đảng ta; là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành
động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Vì vậy, sứ mệnh thiêng liêng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng
dạy triết học ở nước ta là chú trọng nghiên cứu, tiếp thu “tinh hoa văn
hóa, triết học nhân loại” một cách có hệ thống để vận dụng triết học vào
thực tiễn cuộc sống đương đại; đồng thời, kiên quyết đấu tranh, phê
phán mọi trào lưu, quan điểm sai trái, phản động, phản khoa học; bảo vệ,
phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đặc biệt là phép biện chứng duy vật vào công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là trong bối
cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế tri thức
hiện nay. Qua đó, vạch ra được những vấn đề có tính quy luật của sự vận
động, phát triển của xã hội Việt Nam trong thế giới đương đại, dự báo
chính xác xu hướng vận động và nhân tố tác động, đề xuất được các giải


pháp khả thi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
2. Trình độ tư duy thấp kém, tư duy giáo điều hoặc sai lầm dưới các
dạng khác nhau đều không thể thúc đẩy sự phát triển, trái lại, còn kiềm
hãm, cản trở sự phát triển của tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội.
Vì thế, ngay từ năm 1878, Ph.Ăngghen đã nhắc nhở chúng ta rằng, “một
dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể
không có tư duy lý luận”. “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm
sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải
được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho đến tận ngày
nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học
thời trước”1.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, chịu sự tác

động gay gắt của toàn cầu hóa, của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại, nếu vẫn cứ tiếp tục lối mòn của phương pháp tư duy lạc hậu, áp
đặt chủ quan, duy ý chí hoặc siêu hình, tức là khinh thường phép biện
chứng duy vật thì điều đó cũng đồng nghĩa là chúng ta “dậm chân tại
chỗ”, “tự trói buộc mình”, không thể bàn chuyện vượt lên phía trước.
Tình trạng đồng nhất môn Triết học với giáo dục chính trị đã được khắc
phục ít nhiều trong những năm đổi mới đất nước và nó đã đạt được
những kết quả nhất định, nhất là sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2, khóa VIII của Đảng về đổi mới giáo dục và
11 C.Mác và PhĂngghen, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 379.

đào tạo.


Tuy nhiên, thời gian gần đây, căn bệnh “khinh thường triết học” lại
có biểu hiện tái phát và có xu hướng nặng nề hơn trước nhiều lần. Điều
đáng sợ là người ta đã từng bước loại bỏ triết học với tư cách là hạt nhân
lý luận của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đến mức “khinh thường”
nó. Điều đáng sợ hơn là hiện nay thế hệ trẻ thờ ơ với “Những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin” đang được dạy học tại các trường cao đẳng,
đại học ở nước ta. Việc cắt xén, thu gọn nội dung, giảm đến mức tối đa
số giờ lên lớp... đến mức biến Triết học Mác - Lênin thành những
nguyên lý cứng nhắc, khó hiểu, chẳng có cội nguồn, gốc rễ đã làm cho
thế hệ trẻ và không ít người đã hiểu không đầy đủ về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng lý luận và kim chỉ nam
cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Việc “coi thường, khinh thường” triết học đã được Ph.Ăngghen chỉ
ra rằng: Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng, họ thoát ra khỏi triết
học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó. Nhưng vì không có
tư duy thì không thể tiến lên một bước nào, và muốn tư duy thì họ cần
có những phạm trù lôgic... Vì vậy, những ai phỉ báng triết học nhiều nhất

lại chính là nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những
triết học tồi tệ nhất. Cho nên, dù ai có làm gì đi chăng nữa thì họ cũng
vẫn bị triết học chi phối. Đối với chúng ta, sống trong một thế giới
phẳng đầy biến động khôn lường như hiện nay, chúng ta không chỉ cần
có tri thức tổng hợp liên ngành, đa ngành mà điều quan trọng hơn là phải
biết lựa chọn những tri thức nào cho phù hợp với đời sống đương đại. Vì
thế, biết phê phán, biết xác định giá trị, dám nghi ngờ, dám tìm tòi, sáng


tạo để rút ra chân lý, có phát kiến mới, thiết thực, hiệu quả thật sự là
điều cuộc sống đòi hỏi, cần thiết. Muốn vậy, mỗi người không có cách
nào khác là nắm vững chắc tri thức triết học, đặc biệt là lịch sử triết học
mácxít và phép biện chứng duy vật - phương pháp nhận thức, tư duy thật
sự khoa học, cách mạng làm hành trang, vốn liếng để phân tích, luận giải
đúng đắn bản chất mọi vấn đề phát sinh và cải tạo thực tiễn đạt hiệu quả.
Thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và những
thành tựu mà chúng ta đạt được trong những năm qua đã chỉ ra rằng: xây
dựng và phát triển nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp là làm theo sự
áp đặt chủ quan, duy ý chí, là bất chấp quy luật khách quan, không phù
hợp với thực tiễn. Những sai lầm đó có nguồn gốc sâu sa, bắt nguồn từ
phương pháp tư duy siêu hình hoặc “lây nhiễm nặng” quan điểm duy
tâm, tôn giáo. Điều đó cũng có nghĩa là đã mắc bệnh coi thường, nhận
thức chưa đúng, chưa trúng và vận dụng sai lầm các nguyên lý, quy luật
của phép biện chứng duy vật nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung.
Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, cả C.Mác và V.I.Lênin
đều khẳng định rằng, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối
quan hệ biện chứng, trong đó, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định
đối với quan hệ sản xuất. Thế nhưng, do nhận thức chưa đầy đủ quy luật
này, lại rơi vào chủ quan duy ý chí, nóng vội, mong muốn có ngay chủ

nghĩa xã hội, chúng ta đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi quyết định đưa
quan hệ sản xuất đi trước một bước để mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển. Việc làm đó là hoàn toàn trái với quan điểm của C.Mác và


V.I.Lênin, là làm cho quan hệ sản xuất “đi trước” không phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sai lầm đó đã được Đại hội VI
của Đảng kết luận mang tính triết học sâu sắc “phải xuất phát từ hiện
thực khách quan, tôn trọng quy luật khách quan”. Nhờ đó, chúng ta đã
tiến hành đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đó là cơ sở để chúng ta
xây dựng lại quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, vận động
theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Rõ ràng là, thế giới quan và phương pháp luận triết học đã và đang
đóng vai trò tích cực trong việc phê phán, bác bỏ phương pháp tư duy
siêu hình, quan điểm duy tâm, tôn giáo; đưa tinh thần của phép biện
chứng duy vật vào trong đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành
tựu mà chúng ta giành được hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước là
một minh chứng đầy thuyết phục, khẳng định niềm tin vào lý luận khoa
học, cách mạng của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Trước tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc và phát triển kinh
tế tri thức, thế giới ngày nay ngày càng trở nên phẳng hơn; trong đó tri
thức khoa học đóng vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp như điều
C.Mác đã dự báo trước đây đã trở thành hiện thực. Thời cơ, vận hội đã
và đang mở ra cho mọi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, làm gì và làm như

thế nào để nắm bắt và tận dụng thật hiệu quả thời cơ, vận hội đưa đến và
hạn chế những tác động tiêu cực mà nó đưa lại là hoàn toàn phụ thuộc


vào sự hiểu biết, nắm bắt và vận dụng sáng tạo thế giới quan, nhân sinh
quan và phương pháp luận biện chứng mácxít của chúng ta.
Sống trong một bối cảnh thế giới sôi động và phức tạp như vậy,
chúng ta cần phải có một triết học chân chính dẫn đường với một triết lý
nhân sinh đúng đắn, nhân văn gợi mở, giúp chúng ta vạch đường đi tới.
Một triết học như vậy không thể nào khác là triết học Mác - Lênin, khoa
học về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Về điều này, Jacques Derrđa, nhà triết học
đương đại nổi tiếng người Pháp, trong tác phẩm “Những bóng ma của
Mác” đã nhận định rằng, tất cả mọi người trên toàn trái đất này, dù họ
muốn, họ biết hay là không, đều là những người kế thừa của Mác và chủ
nghĩa Mác với một mức độ nhất định...”. Và Jacques Derrđa khẳng định:
“luôn luôn sẽ là một sai lầm, nếu không đọc đi đọc lại và tranh luận
những tác phẩm của Mác. Đó sẽ càng ngày càng là một sai lầm, một sự
thiếu tránh nhiệm về mặt lý luận, triết học và chính trị... Sẽ không có
tương lai khi không có trách nhiệm đó. Không có nếu không có Mác;
không có tương lai mà lại không có Mác. Nếu không có ký ức về Mác và
không có di sản của Mác”.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định rằng, sự nghiệp đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể
thành công nếu thiếu sự dẫn đường của triết học Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; hoặc coi thường tri thức triết học nói chung, triết học Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, sẽ chẳng mang lại điều gì tốt
đẹp nếu những sai lầm cũ không được phá bỏ hoặc chậm được khắc



phục. Bởi lẽ, triết học là thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp
luận khoa học, cách mạng, là công cụ nhận thức vĩ đại để chúng ta sử
dụng vào việc khám phá, chinh phục và cải tạo thế giới vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Trước tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển
kinh tế tri thức, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước
ta cần đổi mới nhận thức và phương pháp tư duy truyền thống, có cách
nhìn nhận và giải quyết những mâu thuẫn của thời đại vốn đã bị giáo
điều hóa một cách thật sự khách quan, toàn diện, cụ thể, lịch sử và phát
triển để đúc kết, khái quát, xây dựng lý luận mới, tư duy mới và giải
quyết thấu đáo mọi vấn đề do toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát
triển kinh tế tri thức đặt ra theo một triết lý nhân sinh mới, nhân văn:
hướng đến sự phát triển bền vững của cả cộng đồng nhân loại trên cơ sở
phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc Việt Nam.
Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của triết học trong kỷ nguyên
toàn cầu là những vấn đề mang tính toàn cầu hóa của thế giới đương đại,
bao hàm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và sự phát
triển bền vững của cả cộng đồng nhân loại. Đó là cách tốt nhất để triết
học nước ta không đứng ngoài cuộc những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là
những vấn đề về tính tất yếu khách quan, bản chất, đặc điểm, vai trò,
thực trạng tác động, nguyên nhân, các yêu cầu và đề xuất các giải pháp
phát huy mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa
gây ra. Hướng vào nghiên cứu và giải quyết những vấn đề do toàn cầu
hóa đặt ra, xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận


khoa học đúng đắn về toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh
tế tri thức, triết học sẽ giúp cộng đồng nhân loại nói chung, nhân dân ta
nói riêng, nhận thức sâu sắc hơn về vị thế làm chủ thế giới, làm chủ
nhận thức, cải tạo và sáng tạo thế giới của mình trên cơ sở làm chủ tồn

tại xã hội và làm chủ chính bản thân, gia đình mình. Không thể có sự
phát triển bền vững cộng đồng nhân loại trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
nếu không có sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và ngược
lại.
Đối với chúng ta, nhận thức đúng và giải quyết tốt những vấn đề
thực tiễn mà công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa đặt ra trong bối cảnh tình hình hiện nay phải được coi
là một trong những định hướng chủ đạo, nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Chỉ có làm như vậy, triết học Mác - Lênin mới hoàn thành xuất sắc chức
năng, vai trò thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho nhận thức và
cải tạo thực tiễn; đồng thời, làm tốt các vai trò chức năng vốn có: chuẩn
mực, phê phán, định hướng, tiên đoán khoa học, tổng hợp tri thức... của
mình. Đó cũng là con đường cần phải đi tới của triết học Mác - Lênin
trong kỷ nguyên toàn cầu: đem lại cách tiếp cận phức hợp, liên ngành để
nhận thức sâu sắc bản chất, xu hướng vận động, phát triển của toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức; từ đó mà có những luận
chứng mới, sâu sắc về mặt lý luận, giúp cho Đảng, Nhà nước và các cơ
quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở hoạch định đúng đắn đường
lối, chiến lược, sách lược phát triển kinh tế - xã hội, củng cố, tăng cường
quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đưa đất


nước phát triển đúng định hướng, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ
tiêu đã đề ra. Sai lầm trong thực tiễn là rất đáng sợ, nhưng sai lầm trong
nhận thức và sự ngộ nhận mình luôn luôn đúng, trong khi thực tiễn hoàn
toàn không phải là như vậy còn nguy hiểm, đáng sợ hơn nhiều. Cách tốt
nhất để mỗi người chúng ta không mắc phải sai lầm là nắm vững tri thức
khoa học của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc


biệt là phép biện chứng duy vật mácxít. Đây là chiếc chìa khóa mở con
đường đưa chúng ta tự tin, luôn ngẩng cao đầu bước vào thế giới của kỷ
nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức và nó
cũng là bí quyết đưa chúng ta đi đến mọi

thành công./.



×