Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân huyện đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG VĂN ĐỀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP
CỦA NÔNG DÂN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG VĂN ĐỀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP
CỦA NÔNG DÂN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN QUANG THIỆU

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu độc lập
của riêng tôi; số liệu sử dụng và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho bất cứ một học vị nào.
Luận văn đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để
phục vụ cho việc nghiên cứu, các nguồn thông tin đã được xử lý và trích dẫn
rõ nguồn tài liệu tham khảo theo quy định. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
đề tài đã được cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN
Sau hơn hai năm học tập tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo truyền đạt kiến thức và hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học đào tạo Thạc sĩ. Trong quá trình học tập và
nghiên cứu ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Đến nay tôi đã hoàn thành
chương trình các môn học và Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô
giáo trong và ngoài trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, các thầy
giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy trong suốt hơn hai năm qua; đặc biệt là Thầy
giáo TS. Đoàn Quang Thiệu đã giành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn
phương pháp và giúp đỡ để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ.
Xin trân tro ̣ng cảm ơn UBND thi ̣xã Đông Triều và các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thị xa;̃ UBND các xã trên điạ bàn và các tâ ̣p thể , cá nhân
đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suố t quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luâ ̣n văn tha ̣c si.̃
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn của mình
bằng cả kiến thức đã được trang bị trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và vốn kinh
nghiệm thực tiễn sẵn có của bản thân. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ
chuyên môn, nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, rất
mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, cùng
toàn thể các bạn để tôi tiế p thu và hoàn thiêṇ luâ ̣n văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn


Hoàng Văn Đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN ..................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao thu nhập của người nông dân .......................... 5
1.1.1. Một số khái niệm về nông dân và nâng cao thu nhập của nông dân .............. 5

1.1.2. Tiêu chí đánh giá thu nhập của nông dân ............................................. 10
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân ............................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao thu nhập của người nông dân ..................... 14
1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho nông dân ở Việt Nam ............ 14
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ..... 19
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 20
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 21
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ............................................. 24
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 25
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 25
Chương 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH ...................... 27
3.1. Đă ̣c điể m của huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ............................ 27
3.1.1. Đă ̣c điể m tự nhiên ................................................................................. 27
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
3.2. Thực trạng thu nhập của nông dân trên địa bàn huyê ̣n Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 38
3.2.1. Thực trạng về sản xuất của hộ nông dân ............................................... 38
3.2.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân tại huyê ̣n Đông Triều .......... 41
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trên địa bàn
huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 52

3.4. Đánh giá những kết quả đạt được trong việc nâng cao thu nhập cho
các hộ nông dân tại huyê ̣n Đông Triều ........................................................... 57
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 57
3.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 58
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 59
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH .......... 61
4.1. Quan điểm, mục tiêu về xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao thu
nhập cho người nông dân trên địa bàn huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh..... 61
4.1.1. Quan điểm tăng thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyê ̣n
Đông Triều ..................................................................................................... 61
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 69
4.2. Giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân trên địa bàn huyê ̣n Đông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
Triều, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................... 70
4.2.1. Giải pháp chung .................................................................................... 70
4.2.2. Giải pháp riêng đối với từng nhóm hộ .................................................. 77
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 80
4.3.1. Đối với Trung ương .............................................................................. 80
4.3.2. Đối với UBND thị xã Đông Triều......................................................... 81
4.3.3. Đối với các hộ nông dân ....................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

: Biǹ h quân

CNH

: Công nghiêp̣ hóa

CNH - HĐH

: Công nghiêp̣ hóa - Hiê ̣n đa ̣i hóa

CN và XD

: Công nghiêp̣ và xây dựng

CP SX

: Chi phí sản xuấ t

DT BQ


: Diêṇ tích bình quân

ĐVT

: Đơn vi ti
̣ ń h

GD - ĐT

: Giáo du ̣c - Đào ta ̣o

HTX

: Hơ ̣p tác xã

KHKT

: Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t

KHKT& CN

: Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t và công nghê ̣

KT

: Kinh tế

KT - XH

: Kinh tế - Xã hô ̣i




: Lao đô ̣ng

Lđ BQ

: Lao đô ̣ng bình quân

LT - TP

: Lương thực - Thực phẩ m

NLN

: Nông Lâm nghiê ̣p

NS BQ

: Năng suấ t bình quân

TTLL

: Thông tin liên la ̣c

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các xã được lựa chọn nghiên cứu .................................................. 21
Bảng 2.2. Phân phối mẫu nghiên cứu ............................................................. 23
Bảng 3.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyê ̣n Đông Triều năm 2014 ..... 30
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động .......................................................... 31
Bảng 3.3. Giá tri ̣sản xuấ t của huyê ̣n Đông Triều thời kỳ 2010 - 2014 .......... 32
Bảng 3.4. Tình hình trồng trọt của hộ nông dân ............................................. 39
Bảng 3.5. Thực trạng chăn nuôi tại các hộ nông dân Đông Triều .................. 40
Bảng 3.6. Tình hình thu nhập từ ngành trồng trọt năm 2015.......................... 42
Bảng 3.7. Tình hình thu nhập từ sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 .......... 43
Bảng 3.8. Tình hình thu nhập từ sản xuất ngành thủy sản năm 2015 ............. 44
Bảng 3.9. Tình hình thu nhập từ ngành nghề khác năm 2015 ........................ 45
Bảng 3.10. Chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ tại huyê ̣n Đông
Triều năm 2015 ............................................................................... 46
Bảng 3.11. Thực trạng chi tiêu của hộ điều tra năm 2015 ............................. 51
Bảng 3.12. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra .............. 52
Bảng 3.13. Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra........................................ 53
Bảng 3.14. Trình độ văn hóa của các hộ nông dân ......................................... 53
Bảng 3.15. Diện tích đất đai của các hộ điều tra ............................................. 54
Bảng 3.16. Tình hình vốn sản xuất của các hộ tại thị xã Đông Triều
năm 2015 ............................................................................... 55
Bảng 3.17. Tình hình tham gia các chương trình khuyến nông của nông dân .... 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyê ̣n Đông Triều nằm ở cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, diện
tích tự nhiên gầ n 397 km2, dân số có 173.141 người, với 11 dân tô ̣c anh em
sinh số ng trên địa bàn 2 thi ̣trấ n và 19 xã.
Đông Triều là huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh.
Người nông dân Đông Triều vốn có truyền thống yêu nước, đã có những đóng
góp to lớn cho sự nghiêp̣ cách ma ̣ng trong suốt chiều dài lịch sử của đấ t nước
và dân tộc. Đế n nay, nhân dân và lực lươ ̣ng vũ trang Đông Triều cùng với 8
xã, phường trên điạ bàn vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tă ̣ng danh hiêụ
cao quý Anh hùng lực lươ ̣ng vũ trang nhân dân; 170 bà me ̣ đươ ̣c phong tă ̣ng,
truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà me ̣ Viê ̣t Nam anh hùng, chiế m gầ n
50% Mẹ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Phát huy truyề n thố ng cách
ma ̣ng của quê hương, ngày nay, người nông dân Đông Triề u đã và đang tiếp
tục phát huy vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong thời gian qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với nhiều
cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nhất là
Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn";
mới đây nhất là Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành "Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới" đã góp phần tạo
ra những chuyển biến tích cực trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở
Đông Triều. Thu nhập của người nông dân đã từng bước được nâng cao, cải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2
thiện đời sống, thu hẹp khoảng cách phát triển và đời sống dân cư giữa các
vùng, miền trong huyê ̣n.
Tuy nhiên, trên thực tế số lao động trong độ tuổi ở địa bàn nông thôn
chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ở mức thấp. Sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyê ̣n còn khó khăn, hạn chế, thiếu tính bền vững. Quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung,
chuyên canh theo quy hoạch. Việc liên kết "4 nhà" trong sản xuất nông
nghiệp chưa rõ nét, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp. Hoạt động ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn
hạn chế, giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư
song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng sản xuất tập trung. Thu nhập của
người dân nông thôn còn thấp, đời sống của người dân ở một số xã khu vực
nông thôn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm song thiếu tính bền vững.
Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp khoa học nhằm nâng cao thu nhập
cho nông dân nói chung, nông dân huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là yêu
cầu cấp thiết, cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương
và sự nỗ lực cố gắng của bản thân người nông dân.
Với lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài "Giải pháp nâng cao thu nhập
của nông dân huyêṇ Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" làm đề tài luận văn tốt
nghiệp chương trình đào tạo Thạc si ̃ quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng về thu nhập của
nông dân trên địa bàn huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; đề ra các giải

pháp phù hợp nhằm nâng cao thu nhập của nông dân, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập của
nông dân.
- Đánh giá thực trạng thu nhập của nông dân ở huyê ̣n Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập của nông
dân huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông dân huyê ̣n Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động tới nâng cao thu
nhập của nông dân trên địa bàn huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Vì thu nhập của nông dân phụ thuộc vào thu
nhập của nông hộ nên trọng tâm nghiên cứu là những vấn đề chính ảnh hưởng
đến nâng cao thu nhập của hộ nông dân.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng ở địa phương thực hiện
trong giai đoạn 5 năm (2010 – 2014); đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập của
nông dân đến năm 2020.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi địa bàn
huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề thu nhập của

nông dân, đưa ra các giải pháp để nâng cao thu nhập của nông dân. Báo cáo
luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo địa phương và những
người quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Các biện pháp được đề xuất trong luận văn có thể làm cơ sở để các nhà
quản lý, lãnh đạo huyê ̣n tham khảo nhằm nâng cao thu nhập của nông dân
huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
gồm có 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập của nông dân
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thu nhập của nông dân tại huyê ̣n Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân tại huyê ̣n Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao thu nhập của người nông dân
1.1.1. Một số khái niệm về nông dân và nâng cao thu nhập của nông dân
1.1.1.1. Khái niệm nông dân và hộ nông dân
* Khái niệm về nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình
thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. [2]
Thu nhập của nông dân gắn chặt với kinh tế nông hộ vì vậy, cần làm rõ
hộ nông dân và thu nhập của hộ nông dân
* Khái niệm về hộ nông dân
Theo Giáo sư Frank Ellis – Trường Đa ̣i ho ̣c tổ ng hơ ̣p Cambridge định
nghĩa “hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai
trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để
sản xuất, thường nằm trong hệ thống hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu
đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt
động với mức độ không hoàn hảo cao”. [7]
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo
nhà khoa học Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ
yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá
và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. [22] Còn theo nhà khoa học
Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng:
“Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…)
và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”. [4]
Những nghiên cứu trên cho thấy:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia hoạt động phi nông
nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, buôn bán…) ở các mức độ
khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở (Nghị quyết 10-NQ/TW
ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị ra đời đã khẳng định hộ nông dân là
một đơn vị kinh tế cơ sở), vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu
dùng. Do vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt
đối và toàn năng, mà còn phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của
nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thị trường xã hội càng mở rộng đi vào chiều sâu, thì các
hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn
không chỉ một vùng, một nước. [13]
1.1.1.2. Khái niệm về thu nhập của nông dân
Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau
khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong
một thời gian nhất định, thường là 1 năm. [22]
Thu nhập của người nông dân tính bình quân đầu người 1 tháng được
tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ cho số nhân khẩu của hộ
và chia cho 12 tháng.
Thu nhập của hộ nông dân cũng được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng
thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả
của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện.
Phân loại thu nhập hộ nông dân
- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
- Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Từ các hoạt động dịch vụ.
- Từ các hoạt động làm thuê.
- Từ các hoạt động sản xuất của các ngành nghề phi nông nghiệp.
Bên cạnh đó thu nhập của hộ nông dân còn được chia theo 3 loại sau:
* Thu nhập nông nghiệp:
Thu nhập nông nghiệp bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất
trong nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
* Thu nhập phi nông nghiệp:
Thu nhập phi nông nghiệp là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề
chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí….Ngoài ra, thu nhập phi
nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn
bán, thu gom…
* Thu nhập khác:
Là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm công ăn
lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội hoặc các nguồn thu bất thường khác.
Vai trò của thu nhập
- Là nguồn lực để chi tiêu cho mọi nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng
ngày của mỗi nông hộ, mỗi người như lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục…

- Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất mỗi hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
- Thu nhập sẽ góp phần nâng cao dân trí của mỗi thành viên trong hộ.
Khi có thu nhập cao, thì mỗi thành viên sẽ có điều kiện tiếp cận tới các dịch
vụ giáo dục, các dịch vụ thông tin truyền thông.
- Thu nhập của hộ nông dân sẽ quyết định tới quy mô sản xuất, cũng
như loại hình sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ. Với những hộ nông dân có
thu cập cao, các hộ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn các loại hình sản xuất nông
nghiệp, cũng như qui mô sản xuất của họ.
- Thu nhập là thước đo mức sống, khả năng sẵn sàng tiêu dùng của mỗi
hộ nông dân đối với kinh tế thị trường.
1.1.1.3. Nâng cao thu nhập của nông dân
Trong cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ
diễn ra rất đa dạng, ngoài sản xuất nông nghiệp hộ còn tham gia vào các ngành
nghề khác như: Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây
dựng và nghề rừng. Chính vì thu nhập của hộ nông dân bao gồm toàn bộ những
kết quả của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và một số ngành nghề
khác như: sửa chữa, sản xuất nguyên vật liệu, chế biến nông sản...mang lại.
Nâng cao thu nhập là tăng tổng thu và thu nhập thực tế của hộ nông dân
năm sau cao hơn năm trước. Tăng thu nhập có thể được chia thành các hợp
phần sau:
- Tăng thu nhập từ trồng trọt:
+ Mở rộng diện tích: Có thể bằng khai hoang phục hoá hay giảm thời
gian để hoang của đất.

+ Tăng hệ số sử dụng ruộng đất: Tăng số vụ trong năm bằng cách áp
dụng các giống cây có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, hay bằng cách tăng số
vụ trong năm.
+ Tăng năng suất: Năng suất cao hơn thường được tính bằng sản lượng
trên một đơn vị diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất đi liền với việc sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
dụng nhiều hơn hoặc hiệu quả hơn đầu vào hiện đại, kiểm soát nước tưới tốt
hơn và/hoặc phương pháp canh tác tốt hơn.
+ Giá nông sản cao hơn: Điều này có thể có được nhờ sự tự do hoá
thương mại, hạ tầng nông thôn tốt hơn hoặc sự phối hợp tốt hơn giữa nông
dân với người mua.
- Đa dạng hoá cây trồng: Ngay cả khi giá cả, năng suất cây trồng, hệ số
sử dụng ruộng đất và diện tích không thay đổi, người nông dân vẫn có thể
tăng thu nhập bằng cách chuyển đổi từ cây có giá trị kinh tế thấp (đặc trưng là
cây lương thực) sang cây trồng có giá trị cao hơn (đặc trưng là cây hàng hoá),
thực hiện các vùng sản xuấ t tâ ̣p trung, xây dựng thương hiêụ để nâng cao giá
tri và
̣ hiêụ quả kinh tế .
- Tăng thu nhập từ lâm nghiệp: Đây là một nguồn thu quan trọng của
người dân vùng núi, thu từ lâm nghiệp là các giá trị thu được từ sản phẩm của
rừng hoặc thu được từ việc cho thuê môi trường rừng và chuyển nhượng
chứng chỉ các bon. Điều quan trọng là thu nhập từ lâm nghiệp phải là thu
nhập bền vững.
- Tăng thu nhập từ dịch vụ: Mô hình du lịch sinh thái rất có tương lai
khi đời sống của người dân các khu vực thành thị ngày càng nâng cao.

- Tăng thu nhập từ công nghiệp: Một số ngành công nghiệp có thể phát
triển ở những vùng miền núi như: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công
nghiệp khai khoáng (tuy nhiên, công nghiệp khai khoáng thường gây tác động
tiêu cực tới môi trường).
* Hướng nâng cao thu nhập có thể khái quát lại thành:
1. Nâng cao thu nhập theo hướng chuyển sang các hoạt động có giá trị
cao hơn: Là quá trình người nông dân chuyển từ cây trồng và hoạt động có
giá trị thấp sang cây trồng và hoạt động có giá trị cao hơn. Ba chỉ số đo lường
là tỷ lệ hộ tham gia vào hoạt động phi trồng trọt, tỷ lệ hộ trồng cây phi lương
thực và tỷ lệ diện tích dành cho cây phi lương thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


10
2. Tác động đến các yếu tố đầu vào nhằm tăng năng suất, sản lượng,
chất lượng, tăng vụ, tiếp cận thị trường tăng giá cả nông sản hàng hóa.
3. Đa dạng nguồn thu nhập: có nghĩa là số lượng nguồn thu nhập tăng
lên làm cho tổng thu nhập tăng lên.
Nâng cao thu nhập với ý nghĩa thương mại hóa: Những năm gần đây
hướng nâng cao thu nhập này càng được quan tâm và áp dụng rộng rãi. Nâng
cao thu nhập được xem như là quá trình chuyển từ sản xuất theo kiểu tự cung
tự cấp các cây lương thực chủ yếu sang sản xuất nhiều loại hàng hóa nông sản
hơn và hoạt động phi nông nghiệp. Chúng ta có thể xác định được mức đo
lường nâng cao thu nhập với ý nghĩa thương mại hóa.
+ Thứ nhất: “Thương mại hóa cây trồng” được xác định bằng tỷ trọng
giá trị cây trồng đem bán và trao đổi so với tổng giá trị cây trồng sản xuất được.
+ Thứ hai: “Thương mại hóa nông nghiệp” được xác định bằng tỷ lệ
sản phẩm nông nghiệp (gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp)
đem bán và trao đổi so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp sản xuất được.
+ Thứ ba là “Thương mại hóa thu nhập” được xác định dưới dạng tổng

thu nhập bằng tiền mặt so với tổng thu nhập của hộ.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá thu nhập của nông dân
Kinh tế hộ nông dân mới được các nhà khoa học ở Việt Nam nghiên
cứu nhiều vào những năm 1980 trở lại đây. Qua kết quả các công trình nghiên
cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, ta thấy có 2 cách tính chỉ tiêu đánh
giá thu nhập hộ nông dân.
* Cách tính thứ nhất: Do kinh tế hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự
chủ, vì vậy những chỉ tiêu dùng để đánh giá thu nhập của hộ có thể sử dụng
trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Với cách tính này các chỉ tiêu dùng
để đánh giá kinh tế hộ là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm của hộ nông dân sản
xuất ra tương ứng với giá thị trường ở thời điểm điều tra.
Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ những khoản chi phí vật chất mà hộ
nông dân đã phải bỏ ra trong quá trình sản xuất.
Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm sau khi đã trừ đi chi phí
trung gian.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là một phần của giá trị tăng thêm sau khi trừ
đi thuế và khấu hao tài sản cố định.
Trên cơ sở đó sẽ xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, đánh giá kinh tế
hộ nông dân.
* Cách tính thứ hai: Cơ sở khoa học của quan điểm này dựa trên lý
thuyết kinh tế hộ nông dân của Trayanốp (1925), của Đỗ Kim Chung [6], ...
Các chỉ tiêu đó là:

Tổng thu: Là toàn bộ sản phẩm thu được của hộ tính theo giá thị trường
ở thời điểm điều tra (kể cả bán và tiêu dùng).
Chi phí: Do không phải bất cứ yếu tố đầu vào của hộ đều được trao đổi
trên thị trường nên chi phí là bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng
tiền để sản xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài).
Thu nhập thực bằng tổng thu trừ đi chi phí sản xuất, do kinh tế hộ nông
dân sử dụng yếu tố nguồn lực của hộ, nên không thể tính tất cả mọi khoản chi
phí theo giá thị trường, hộ nông dân sản xuất chủ yếu bằng sức lao động của
gia đình, không đi thuê hoặc ít sử dụng lao động làm thuê, vì thế thu nhập của
hộ là chỉ tiêu cơ bản dùng để tiến hành phân tích kinh tế hộ nông dân.
Với đặc thù kinh tế hộ vùng nghiên cứu là vùng trung du – miề n núi,
sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp là chính. Vì thế để phù hợp với điều
kiện cụ thể của vùng nghiên cứu, tôi thống nhất sử dụng cách tính thứ hai để
đánh giá thu nhập hộ nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân: Nhiều tác giả đã cho
rằng hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi
phí bỏ ra (đã được lượng hoá). Kết quả đó là tổng thu, thu nhập và thu nhập
ròng của hộ và của từng ngành. Chi phí bỏ ra của hộ đó là giá trị các nguồn
lực được sử dụng như đất đai, lao động, tiền vốn đầu tư... Các chỉ tiêu đánh
giá có thể tính bằng số tương đối, số tuyệt đối hoặc so sánh phần tăng thêm
giữa chi phí bỏ ra với phần tăng thêm của kết quả thu được của hộ. Trên cơ sở
đó tôi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân được cụ thể hoá
trong phần phương pháp nghiên cứu.
Tính thu nhập từ bảng số liệu điều tra là tổng của các doanh thu ròng từ

các hoạt động khác nhau: Trồng trọt, sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp,
chăn nuôi, tiền lương, trợ cấp và thu nhập khác. Doanh thu từ các cây trồng
được tính trực tiếp từ bảng câu hỏi. Giá trị tiêu dùng của sản phẩm do gia đình
tự sản xuất được tính bằng cách nhân lượng tiêu thụ báo cáo với giá bán trung
bình theo vùng của hàng hóa trong câu hỏi điều tra. Chi phí sản xuất trồng
trọt, bao gồm giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí thuê đất, thuê lao động,
lưu kho và tiếp thị.
Trong trồng trọt do không tách được một số chi phí (thuê lao động,
thuê thiết bị, lưu kho) nên tôi phân bổ cho nhóm loại cây trồng chứ không thể
phân bổ cho từng loại cây.
Doanh thu từ chăn nuôi bao gồm doanh thu từ việc bán gia súc, gia cầ m
và lượng tiêu dùng thịt gia súc, gia cầ m trong gia đình trừ đi chi phí mua
giống, cộng với tiền bán và lượng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của gia
đình như sữa, trứng. Lượng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi được tính từ phần chi
tiêu của bảng câu hỏi.
Doanh thu ròng từ các hoạt động phi nông nghiệp của hộ có thể tính theo
2 cách. Doanh thu từ hoạt động phi nông nghiệp trừ đi chi phí được tính riêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
cho từng hoạt động phi nông nghiệp như thuê lao động, thuê máy móc thiết
bị, thuê nhà xưởng, kho, bến bãi…tất cả đều có trong bảng câu hỏi điều tra.
Thu nhập từ tiền lương là tổng thu nhập tiền lương cả năm và tiền thưởng.
Tiền trợ cấp bao gồm trợ cấp tư nhân (quà tặng, tiền của thân nhân gửi
về) và trợ cấp công cộng (từ các chương trình của Chính phủ) trong 12 tháng
qua. Các thu nhập khác là tiền lương hưu, trúng xổ số và tiền cho thuê đất đai
nhà cửa, tài sản. Doanh thu từ bán nhà cửa, phương tiện, đồ trang sức không

được tính vào thu nhập trong báo cáo này.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân
* Yếu tố về chủ trương, chính sách
Việc ban hành chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp và lãnh đạo,
chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách sẽ có tác động rất lớn đến
thu nhập của nông dân; từ chủ trương, chính sách sẽ tác động đến việc đầu tư
hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển sản xuất
theo hướng sản xuất hàng hóa; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho
người nông dân; hỗ trợ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi
để phát triển sản xuất; thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để đẩy mạnh
ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng thương
hiệu, tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm....
* Các yếu tố về nguồn lực sản xuất của hộ nông dân
Hộ nông dân muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm
nghiệp thì vấn đề có tính quyết định trước tiên là các yếu tố sản xuất bao gồm
đất đai, lao động, cơ sở vật chất như tư liệu sản xuất và tiền vốn, các yếu tố
này quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của từng hộ.
- Đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng và không thể thay thế trong hoạt
động sản xuất nông, lâm nghiệp. Nếu quỹ đất nhiều, chất đất tốt, cơ cấu đất
đai phong phú thì càng có điều kiện sản xuất thuận lợi cho hộ nông dân lựa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
chọn phương thức canh tác phù hợp. Nếu quỹ đất nhỏ, chất đất không màu
mỡ sẽ gây trở ngại đến quá trình sản xuất của hộ.
- Lao động là yếu tố sản xuất không thể thiếu được của bất kỳ quá trình
sản xuất xã hội nào. Khi nghiên cứu yếu tố lao động phải kể đến số lượng và

chất lượng của lao động. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ học vấn để
có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, đó là kỹ năng và kinh nghiệm, tập
quán sản xuất được tích lũy từ lâu đời. Số lượng lao động là yếu tố mặt lượng
bao gồm số thành viên trong gia đình nông dân có khả năng lao động. Nó chi
phối đến kết quả sản xuất của nông hộ, đặc biệt là những vùng chậm phát
triển thì nhân tố lao động là nhân tố cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho gia
đình. Ở vùng núi cao, vốn không nhiều, đất đai rộng, lao động sẽ là nguồn lực
chính góp phần duy trì và phát triển kinh tế nông hộ.
- Vốn là điều kiện rất quan trọng trong sản xuất. Vốn có thể mua những
tư liệu sản xuất khác cần thiết. Đối với hộ nông dân miền núi, khái niệm sử
dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả là khá xa lạ.
* Yếu tố về trình độ sản xuất, trình độ văn hóa, tay nghề lao động, tập
quán canh tác, văn hóa: Ở nước ta, mỗi vùng miền lại có một đặc điểm khác
nhau về điều kiện tự nhiên, từ đó dẫn tới tập quán canh tác, văn hóa của từng
vùng miền cũng khác nhau. Trình độ sản xuất, trình độ văn hóa, tay nghề lao
động, tập quán canh tác, văn hóa ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ, tuy
không có tính chất quyết định và để thay đổi các yếu tố này nhằm nâng cao
thu nhập là rất khó song đây cũng là một hướng tác động nhằm giải quyết
những khó khăn mà hộ miền núi gặp phải.
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao thu nhập của người nông dân
1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho nông dân ở Việt Nam
1.2.1.1. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho nông dân tại huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình thông qua mô hình Hội nông dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Quảng Trạch là một huyện thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Diện tích

khoảng 450,7022 km2, dân số hơn 95 ngàn người, mật độ trung bình là 212
người/km2. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu
nước, yêu nước thì phải thi đua", những năm qua, các cấp Hội Nông dân
huyện Quảng Trạch đã tích cực chỉ đạo, đề ra nhiề u giải pháp phù hơ ̣p để
tuyên truyề n, vận động hội viên nông dân tích cực hưởng ứng tham gia thực
hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.
Thông qua các phong trào thi đua đã tạo động lực mạnh mẽ để nông
dân phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
05 năm qua, Hội Nông dân huyện Quảng Trạch đã có nhiều đổi mới về
nội dung và phương thức hoạt động. Công tác xây dựng tổ chức Hội ngày
càng được quan tâm. Từ năm 2010 - 2015, Hội Nông dân huyện đã kết nạp
thêm 3.547 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn huyện lên 21.707 hội viên.
Đội ngũ cán bộ Hội đã từng bước trưởng thành về trình độ, học vấn, chuyên
môn, tâm huyết, nhiệt tình, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao.
Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn
kết giúp nhau giảm nghèo bền vững và làm giàu, Hội Nông dân huyện đã phối
hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật cho nông dân; tổ chức tham quan học tập và xây dựng nhiều mô
hình trình diễn cây, con giống mới; chú trọng cải tiến kỹ thuật, hỗ trợ tư liệu
sản xuất, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân; tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất; hỗ trợ nông dân tiếp
cận với các nguồn vốn vay ưu đãi. 05 năm qua, đã có gần 200 lớp tập huấn,
50 lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các
ngành nghề khác cho nông dân. Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Ngân
hàng Chính sách - Xã hội huyện thành lập, quản lý 125 tổ vay vốn, thu hút
5.780 lượt hộ gia đình hội viên tham gia, đã giải ngân số vốn vay 92 tỷ đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×