Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ TRANG

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ TRANG

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA HỒ ANH THÁI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quý

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Ngày 22 tháng 6năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quýngười đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu với tất
cả tấm lòng và trách nhiệm của người thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Phòng
Đào tạo; Khoa Ngữ văn; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học.
Tôi xin ơn sâu sắc các bạn đồng nghiệp cùng người thân, gia đình đã

giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Ngày 22 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6
4. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6
6. Tư liệu nghiên cứu ........................................................................................... 7
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
8. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8
9. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ..................................... 10
1.1. Khái quát về thành ngữ, tục ngữ................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ ................................................................. 10
1.1.2. Một số nét tương đồng của thành ngữ, tục ngữ ....................................... 12

1.1.3. Một số nét dị biệt giữa thành ngữ, tục ngữ .............................................. 21
1.2. Những nhân tố cơ bản tác động đến sự nghiệp sáng tác của Hồ Anh Thái ...... 24
1.2.1. Sơ lược về tiểu sử .................................................................................... 24
1.2.2. Quan niệm sáng tác.................................................................................. 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
Chương 2. CÁCH THỨC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI ................................................. 29
2.1. Khái quát chung về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ
Anh Thái ............................................................................................................ 29

iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2.2. Cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ Anh Thái ....... 32
2.2.1. Vị trí đặt ................................................................................................... 32
2.2.2. Các kiểu vận dụng ................................................................................... 40
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 53
Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI ............................. 54
3.1. Giá trị của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ vào phản ánh nội dung
sáng tác ................................................................................................... 54
3.1.1. Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ góp phần hiển lộ xã hội hiện đại ........ 54
3.1.2. Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ góp phần khắc họa chân dung và nhân
cách của con người hiện đại .............................................................................. 57
3.1.3. Vận dụng thành ngữ, tục ngữ góp phần bộc lộ quan điểm nhìn đời sâu
sắc của nhà văn .................................................................................................. 63
3.2. Giá trị của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong nghệ thuật biểu hiện của

các tác phẩm ...................................................................................................... 66
3.2.1. Tạo ra lớp ngôn từ gần gũi nhưng rất sâu sắc ......................................... 66
3.2.2. Tăng sự linh hoạt và hình ảnh cho câu văn ............................................. 70
3.2.3. Góp phần làm đậm rõ giọng điệu châm biếm của nhà văn ..................... 75
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 79
KẾT LUẬN....................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84
PHỤ LỤC

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.1. Bảng thống kê số lượng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ
Anh Thái ............................................................................................ 29
Bảng 2.1.2. Bảng thống kê tần số sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở từng thể loại
trong sáng tác của Hồ Anh Thái ........................................................ 30

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Tiếng Việt là một thứ ngôn ngữ giàu đẹp. Sự giàu đẹp ấy sẽ không
thể đầy đủ nếu thiếu đi thành ngữ, tục ngữ. Thành ngữ và tục ngữ là những câu
nói dân gian luôn đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình giao tiếp của
người dân nước Việt từ xưa tới nay. Bởi người Việt ưa sử dụng những câu nói
ngắn gọn nhưng sâu sắc. Người Việt cũng ưa sử dụng những kinh nghiệm,
những tri thức đã được đúc kết để lồng vào cuộc trò chuyện khiến cho lời nói
ngắn gọn nhưng hàm súc và giàu hình ảnh. Thành ngữ, tục ngữ đã đáp ứng
được yêu cầu ấy. Thế nên, dù chẳng ai bảo ai nhưng chúng ta đều sử dụng
thành ngữ, tục ngữ như một thói quen không thể thiếu trong khi giao tiếp.
Tục ngữ là những kho kinh nghiệm của nhân dân về các hiện tượng tự
nhiên, các ứng xử xã hội. Đó là nơi bộc lộ khá tập trung lối sống, đặc điểm tư
duy, lối nói của dân tộc. Nói cách khác, tục ngữ biểu hiện khá rõ văn hóa của
dân tộc. Văn hóa là dòng chảy tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Theo cùng dòng chảy ấy, tục ngữ cũng tồn tại từ quá khứ cho tới tận ngày hôm
nay. Đến nay, người Việt vẫn coi tục ngữ là “túi trí khôn” của chung dân tộc, ai
cũng có quyền sử dụng và có trách nhiệm giữ gìn.
Trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc, thành ngữ cũng là một lựa chọn quen
thuộc trong quá trình giao tiếp. Chúng ta thích dùng những ý, những mẫu có
sẵn để lời nói ngắn gọn nhưng súc tích. Thế hệ trước tạo ra ý, mẫu sẵn và thế hệ
sau sử dụng như một thói quen. Vậy nên, thành ngữ cũng có vai trò quan trọng
giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp và có sức sống bền bỉ cho tới ngày nay.
1.2. Xã hội hiện đại đã đánh dấu sự xuất hiện của thành ngữ, tục ngữ phổ
biến trong văn chương và báo chí. Đặc biệt là trong văn chương hiện đại. Các
1


nhà văn ưa sử dụng thành ngữ, tục ngữ để tạo sức biểu cảm cao cho các câu
văn, hình ảnh, tạo sự cuốn hút người đọc. Hầu như các nhà văn hiện đại nào ít
nhiều cũng sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác. Trong đội ngũ các nhà
văn nổi bật lên có Hồ Anh Thái - một đại diện tiêu biểu cho văn học Việt Nam

đương đại. Đây là một nhà văn mang phong cách văn chương độc đáo đầy sự
lôi cuốn; lối viết văn tự nhiên trơn lướt; ngôn ngữ văn chương tổng hòa nhiều
màu sắc, trong đó nổi bật lên là màu của ngôn ngữ đời thường. Bởi nhà văn
muốn thông qua ngôn ngữ bình dân để vẽ nên thực trạng xã hội một cách chân
thật nhất để hướng tới miêu tả hiện thực như nó vốn có. Nhà văn muốn thu hẹp
khoảng cách giữa truyện kể và những chuyện của đời thực. Sử dụng lời ăn tiếng
nói bình dân chính là phương thức để thu hẹp khoảng cách ấy. Đó là nguyên
nhân lí giải vì sao trong các sáng tác của Hồ Anh Thái lại chứa một số lượng
lớn thành ngữ và tục ngữ.
1.3. Xét thấy vấn đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm
của Hồ Anh Thái là một vấn đề rất thú vị nhưng đến nay vẫn chưa có một
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu, lí giải một cách hệ thống. Vậy nên người
viết mạnh dạn chọn đề tài “Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ Anh
Thái”. Mong rằng qua đề tài này, người viết có thêm đóng góp để giúp người
đọc có thể thấy rõ hơn nữa sức sống lâu bền của thành ngữ, tục ngữ trong xã
hội hiện đại; thấy rõ hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa thành ngữ, tục ngữ
với văn chương hiện đại và phần nào lí giải được cái thú vị cuốn hút người
đọc đến với các sáng tác của Hồ Anh Thái- một trong những nhà văn tiêu
biểu của văn học hiện đại ở Việt Nam một phần là nhờ chất dân gian còn lưu
dấu trên nhiều trang viết của ông.

2


2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề nghiên cứu về văn học dân gian hiện đại nói chung và tục ngữ
mới nói riêng đã được quan tâm đến trong một số giáo trình, bài viết.
Giáo trình "Văn học dân gian Việt Nam" của tác giả: Đinh Gia Khánh,
Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn đã khẳng định tục ngữ phát triển, biến đổi
theo sự phát triển của trình độ kỹ thuật, xã hội. Vì vậy mà sau Cách mạng tháng

Tám, những câu tục ngữ mới ra đời đã phản ánh được phần nào cuộc cách
mạng khoa học ở nước ta. Các tác giả còn khẳng định "Tục ngữ mới vẫn đang
trên đường phát triển". Như vậy, trong giáo trình này, các tác giả đã ít nhiều đề
cập tới sự phát triển, vận động của tục ngữ và vị trí của nó trong xã hội mới.
Ở Việt Nam cuối những năm 60 của thế kỷ 20, trên "Tạp chí văn học"
cũng có một diễn đàn bàn về văn học dân gian hiện đại. Các tác giả nghiên cứu
văn học dân gian như: Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc Phan, Trần Gia Linh,... đều
khẳng định sự tồn tại của văn học dân gian hiện đại và vai trò của nó trong đời
sống. Đã có ý kiến lập luận về tục ngữ: "Tục ngữ chỉ là một trong những thể
loại chứng minh sức sống của văn học dân gian trong thời đại mới". Lời khẳng
định này đã cho thấy sức sống trường tồn của văn học dân gian hiện đại nói
chung và của thể loại tục ngữ nói riêng.
Tác giả Trần Gia Linh với bài viết "Những biến đổi quan trọng của thể
loại tục ngữ trong thời đại mới"(1991). Trong bài viết này, tác giả đã khẳng
định những vấn đề quan trọng của tục ngữ mới. Tục ngữ mới đã sử dụng tục
ngữ cổ truyền gắn với việc thông tin những tư tưởng cách mạng, tục ngữ xuất
hiện trên nhiều môi trường khác nhau của cuộc sống mới. Tục ngữ mới hướng
về những kinh nghiệm có tính chất mũi nhọn của cuộc sống, tục ngữ mới khái
quát nhanh chóng thói hư tật xấu để phê phán và phủ nhận.

3


Mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ với văn chương hiện đại cũng được
đề cập tới trong nhiều nghiên cứu:
Công trình nghiên cứu Tìm trong tục ngữ nét văn hóa Việt (PGS.TS. Ngô
Thị Thanh Quý- 2010) đã chỉ ra sự tồn tại của tục ngữ trong xã hội hiện đại.
Tác giả đã chú ý tới sự tồn tại của tục ngữ trong sáng tác của một số nhà văn
hiện đại như: Nam Cao, Đào Vũ, Nguyễn Khắc Trường. Trong công trình
nghiên cứu này, tác giả cũng nhận thấy sự hiện diện của những câu tục ngữ

được sáng tạo mới phù hợp với thời hiện đại.
Chuyên khảo Thành ngữ, tục ngữ trong truyện đồng thoại của Tô Hoài
(Lê Nhật Ký- 2011) đi khảo sát nghiên cứu những câu thành ngữ, tục ngữ trong
truyện đồng thoại của Tô Hoài. Qua đó, thấy được vai trò của thành ngữ, tục
ngữ trong việc hình thành tứ truyện và trong miêu tả, nhận xét nhân vật.
Chuyên khảo Tìm hiểu cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm
của Sơn Nam (Dương Thị Thúy Hằng, Nguyễn Văn Nở- 2012) đã khảo sát và
chỉ ra những giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ có hiệu quả trong
sáng tác của Sơn Nam.
Tác giả Lâm Thị Thiên Lan với chuyên khảo Thành ngữ, tục ngữ trong
truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (2012) đã quan tâm tới các phương thức vận
dụng thành ngữ, tục ngữ để tìm hiểu sắc thái độc đáo trong ngôn ngữ ở truyện
ngắn của Nguyễn Quang Sáng.
Luận văn Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn Nam Cao của
Lương Mai Hiếu (2012) đã nghiên cứu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong
sáng tác của Nam Cao. Tác giả đã nghiên cứu tỉ mỉ các cách thức mà nhà văn
Nam Cao sử dụng và đánh giá được hiệu quả của việc vận dụng đó ở cả
phương diện nội dung và nghệ thuật.

4


Qua những công trình nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của
một số nhà văn hiện đại kể trên, phần nào đã cho thấy thành ngữ, tục ngữ đem
đến hiệu quả diễn đạt rất lớn cho văn chương hiện đại nói chung. Mối quan hệ
giữa thành ngữ, tục ngữ với văn chương hiện đại rất gắn bó, khăng khít.
Vấn đề vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm của Hồ Anh
Thái cũng đã được quan tâm tới trong một số bài viết, luận văn:
Bài viết Dấu ấn dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn Hồ Anh Thái
(2014) (Trung Thu, Biên Thùy) đã quan tâm tới việc vận dụng thành ngữ, tục

ngữ trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Hồ Anh Thái. Các tác giả đã khảo
sát, liệt kê và chỉ ra các phương thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác
phẩm này để thấy Hồ Anh Thái cũng ưa sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong khi
sáng tác. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu mới dừng lại ở phạm vi truyện ngắn chứ
chưa khai thác sâu toàn bộ các tác phẩm của nhà văn.
Tác giả Lê Thị Bích Diệp với luận văn Cách sử dụng thành ngữ trong
tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy (2012) cũng đã quan tâm đến việc
sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái về mặt ngữ pháp và ngữ
nghĩa. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu một vài
tác phẩm tiêu biểu. Luận văn cũng chỉ quan tâm đến sử dụng thành ngữ chứ
chưa chỉ ra việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm này.
Như vậy, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương
hiện đại nói chung và trong sáng tác của Hồ Anh Thái nói riêng cũng đã được
quan tâm song vẫn chưa thể khai thác một cách toàn diện ở mọi khía cạnh nội
dung của nó. Kế thừa những thông tin có tính chất gợi mở ở những công trình
trên, cùng với những phát hiện mới mẻ của cá nhân người viết, hi vọng đề tài
này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan và sâu sắc về vấn đề sử dụng thành ngữ,
tục ngữ trong sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái.
5


3. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài “Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ Anh
Thái” chúng tôi hướng tới mục đích:
- Khảo sát và rút ra nhận xét về hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ
trong các tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái để thấy được giá trị trường tồn và
sức sống bền bỉ của thành ngữ, tục ngữ và thấy được việc sử dụng thành ngữ,
tục ngữ là một trong những cách thức giúp cho tác phẩm của ông có sức cuốn
hút mạnh mẽ với người đọc.
- Thấy được sự vận động của tục ngữ nói riêng và văn học dân gian nói

chung trong xã hội hiện đại.
- Bồi đắp thêm tư liệu cho việc giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường
phổ thông:
+ Giáo viên có thêm tư liệu để giảng dạy bài tục ngữ, thành ngữ trong
chương trình để giúp học sinh có thêm hiểu biết về giá trị của thành ngữ, tục
ngữ gắn với thời đại của mình. Từ đó cũng thấy được sự vận động của thành
ngữ, tục ngữ.
+ Làm rõ thêm mối quan hệ giữa văn chương hiện đại và thành ngữ, tục
ngữ. Qua đây, giúp học sinh định hướng thêm một đặc điểm của nghệ thuật
ngôn từ trong các tác phẩm văn học hiện đại: vận dụng thành ngữ tục ngữ trong
lời nhân vật và trong lời dẫn truyện để tăng hiệu quả thẫm mĩ cho tác phẩm.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng tới nghiên cứu những câu thành ngữ, tục ngữ có trong các
tiểu thuyết và các tập truyện ngắn của Hồ Anh Thái; cách nhà văn sử dụng
những câu thành ngữ, tục ngữ và hiệu quả thẩm mĩ đạt được.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ
trong sáng tác của Hồ Anh Thái

6


- Khảo sát và nhận xét về cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong
sáng tác của Hồ Anh Thái
- Nghiên cứu tìm ra những giá trị đạt được khi vận dụng thành ngữ, tục
ngữ trong sáng tác của Hồ Anh Thái
6. Tư liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng nguồn tư liệu bao gồm: 9 tiểu thuyết, 5tập truyện ngắn.
Về tiểu thuyết gồm có:
1. Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Lao Động, 2009.

2. Dấu về gió xóa, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
3. Đức phật, nàng Savitri và tôi, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
4. Mười lẻ một đêm, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2014.
5. Những đứa con rải rác trên đường, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2014.
6. Người đàn bà trên đảo, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
7. Người và xe chạy dưới ánh trăng, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
8. SBC là săn bắt chuột, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
9. Trong sương hồng hiện ra, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
Về truyện ngắn gồm có các tập:
1. Bốn lối vào nhà cười, Nxb Đà Nẵng, 2006.
2. Mảnh vỡ của đàn ông, Nxb Đà Nẵng, 2006.
3. Người bên này trời bên ấy, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2014.
4. Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2014.
5. Tự sự 265 ngày, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2014.
Để thực hiện được luận văn này, chúng tôi căn cứ trên tư liệu khảo sát
chính là cuốn “Kho tàng tục ngữ Việt Nam” do tác giả Nguyễn Xuân Kính chủ
biên, in năm 2002, NXB văn hóa thông tin. Cuốn sách này gồm 16.098 câu tục
ngữ được tập hợp từ 52 đầu sách khác nhau. Cuốn sách đã chú giải một số
7


lượng lớn những câu tục ngữ theo từng chủ đề giúp việc tra cứu rất thuận lợi.
Vì thế chúng tôi dựa vào cuốn sách để phân biệt và nhận diện thành ngữ, tục
ngữ trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái.
7. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Dựa trên những nghiên cứu lý thuyết về thể loại thành ngữ tục ngữ để
làm cơ sở lý luận cho đề tài và làm cơ sở để luận giải những vần đề tài đề
cập tới.

7.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Để việc phân tích so sánh đánh giá có căn cứ xác thục khi cần thiết,
chúng tôi tiến hành khảo sát thống kê để định lượng các câu thành ngữ tục ngữ
trong phạm vi sử dụng.
7.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Các phương pháp phân tích so sánh sẽ được sử dụng để đối chiếu các
kiểu vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong luận văn.
7.4. Phương pháp phân loại
Phương pháp này được dùng để phân loại các kiểu vận dụng một cách hệ
thống, ngoài ra còn dùng phương pháp này để phân loại bảng kết quả khảo sát
thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ Anh Thái.
8. Đóng góp của luận văn
Đề tài của chúng tôi hướng tới việc định lượng được cụ thể số lượng
thành ngữ, tục ngữ được Hồ Anh Thái vận dụng trong sáng tác của mình, để
nhằm bổ sung hướng nghiên cứu về hiệu quả của cách sử dụng kho tàng dân
gian vào quá trình sáng tác của các nhà văn. Qua đây, chúng tôi muốn khẳng
định mối quan hệ khăng khít giữa thành ngữ, tục ngữ và văn chương, nhất là
8


văn học hiện đại. Nghiên cứu, vận dụng thành ngữ, tục ngữ theo hướng này
cũng là cách bảo tồn và lưu truyền thành ngữ, tục ngữ trong xã hội hiện đại một
cách hiệu quả nhất.
9. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm ba phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của
Hồ Anh Thái

Chương 3: Giá trị của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác
của Hồ Anh Thái
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Khái quát về thành ngữ, tục ngữ
1.1.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ
1.1.1.1. Khái niệm tục ngữ
Khái niệm "tục ngữ" đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới trong các
giáo trình, tài liệu như: Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến
Tựu; Văn học dân gian Việt Nam, tập 2 của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên;
Văn học dân gian Việt Nam của Đỗ Bình Trị. Các quan điểm cơ bản là giống
nhau. Họ đều nhất trí rằng: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, giàu
tri thức, có vần, có nhịp, tương đối bền vững về cấu trúc, được sử dụng trong
lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhằm nêu lên những kinh nghiệm của nhân dân về
mọi mặt đời sống (tự nhiên và xã hội). "Tục ngữ là những câu ngắn gọn có ý
nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Nó phản ánh đúc kết mọi mặt tri thức đời sống của nhân dân thông qua những
hình tượng nghệ thuật độc đáo" [35, tr.239]. Tục ngữ là sản phẩm tinh thần của
nhân dân lao động, kết tinh trí tuệ của người lao động trong quá trình lao động
sản xuất và đấu tranh. Tục ngữ trở thành cuốn sách tri thức khổng lồ về tự
nhiên và xã hội. Tục ngữ là tài sản của cả cộng đồng và kỷ niệm riêng của tộc
người từ trước cho tới nay.

1.1.1.2. Khái niệm thành ngữ
Giống như tục ngữ, thành ngữ cũng là đối tượng được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm để tìm và đưa ra được khái niệm hoàn chỉnh và phù hợp
nhất. Mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra một khái niệm về thành ngữ theo cách hiểu
riêng. Họ đều cố gắng tìm ra khái niệm nhằm diễn tả đúng nhất bản chất của
10


thành ngữ. Trong rất nhiều các khái niệm, có thể chỉ ra một số khái niệm tiêu
biểu của một số nhà nghiên cứu văn học và nghiên cứu ngôn ngữ có kinh
nghiệm như Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Cù Đình Tú, Đái Xuân Ninh,
Nguyễn Thiện Giáp.
Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm nhận định: “Thành ngữ là những lời
nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn tả một ý
tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn” [9, 6].
Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra một khái niệm về thành ngữ theo cách hiểu
riêng: “Thành ngữ là cụm từ cố định, vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có
tính gợi cảm. Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo
sắc thái, bình giá, cảm xúc, nhận định hoặc là kính trọng tán thành; hoặc là
chê bai khinh rẻ; hoặc là ái ngại xót thương” [7, tr.80].
Đái Xuân Ninh thì nhận định: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các yếu
tố tạo thành đã mất tính độc lập ở mức độ nào đó và kết hợp lại thành một khối
tương đối vững chắc và hoàn chỉnh” [32, tr.212].
Vũ Ngọc Phan quan niệm: “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là
một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không
diễn đạt được một ý trọn vẹn” [35, tr.31].
Theo quan niệm của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Cù Đình Tú: “Thành ngữ
là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói cách khác đi, dùng để
gọi tên sự vật, tính chất, hành động” và “thành ngữ là những đơn vị tương
đương như từ” [61, tr.27].

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cố gắng đưa ra những định nghĩa có
tính khoa học và thuyết phục. Tuy nhiên, vẫn chưa có một định nghĩa nào có
thể kiến giải được đầy đủ nhất, hoàn chỉnh nhất bản chất của thành ngữ. Song
tất cả những định nghĩa trên đã có đóng góp rất lớn phục vụ cho việc nghiên
11


cứu về thành ngữ, nhất là trong việc góp phần tìm ra một định nghĩa chính xác
nhất về thành ngữ.
Dựa trên cơ sở khoa học của các định nghĩa trên, cùng với hiểu biết của
bản thân về thành ngữ, người viết xin mạnh dạn đưa ra một định nghĩa về thành
ngữ: Thành ngữ là những cụm từ cố định về hình thái cấu trúc, có tính hoàn
chỉnh về nghĩa và mang sắc thái biểu cảm cao.
1.1.2. Một số nét tương đồng của thành ngữ, tục ngữ
1.1.2.1. Về nguồn gốc
Khi nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ, có thể rút ra nhận xét: Thành ngữ,
tục ngữ có nét tương đồng nhau về nguồn gốc hình thành. Trong quá trình
nghiên cứu, sưu tầm, người thực hiện đề tài nhận thấy cả thành ngữ và tục ngữ
đều được hình thành từ các nguồn gốc sau: Vay mượn từ thành ngữ, tục ngữ
nước ngoài (trong đó chủ yếu là từ thành ngữ, tục ngữ Hán); thành ngữ, tục ngữ
hình thành từ trong tác phẩm văn chương; thành ngữ, tục ngữ hình thành từ
trong thực tế cuộc sống hàng ngày của người dân.
* Vay mượn từ thành ngữ, tục ngữ nước ngoài
Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt, số lượng thành ngữ, tục ngữ vay
mượn từ thành ngữ, tục ngữ nước ngoài chủ yếu là từ thành ngữ, tục ngữ Hán.
Hai nước Việt Nam và Trung Hoa có mối quan hệ với nhau từ rất sớm. Mối
quan hệ này bắt nguồn từ đặc điểm địa lý, lịch sử. Trong đó, có mối quan hệ về
văn hóa và ngôn ngữ. Ngay từ đầu công nguyên, từ khi có sự đô hộ của phương
Bắc, ngôn ngữ Hán đã được sử dụng ở nước Việt với tư cách là một ngôn ngữ
chính thống. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa, văn học Trung

Hoa cũng đã du nhập phần nào vào cuộc sống của dân tộc Việt. Chính vì vậy,
thành ngữ, tục ngữ Hán cũng theo đó hiện diện trên đất nước ta và được nhân
dân vay mượn để làm phong phú thêm lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế nên,
12


việc vay mượn thành ngữ, tục ngữ Hán để hình thành nên các câu thành ngữ,
tục ngữ Việt là có cơ sở lí giải của nó.
Với trí tuệ thông minh, người Việt đã vay mượn thành ngữ, tục ngữ Hán
một cách khéo léo, sáng tạo theo nhiều cách thức khác nhau để phù hợp với văn
hóa dân tộc.
Đầu tiên là vay mượn hoàn toàn các câu thành ngữ, tục ngữ Hán bằng
cách giữ nguyên hình thái cấu trúc và giữ nguyên ngữ nghĩa. Thông qua khảo
sát, thấy trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ có khoảng 354 câu thành ngữ, tục
ngữ mượn từ tiếng Hán. Trong đó có khoảng 71 thành ngữ, tục ngữ giữ nguyên
hình thái cấu trúc, chiếm khoảng 20%.
Ví dụ: “Dĩ hòa vi quí”
“An cư lạc nghiệp”
“Phú quí sinh lễ nghĩa”
“Bách niên giai lão”
“Bán tín bán nghi”
Vay mượn và dịch một bộ phận ra tiếng Việt. Cách sáng tạo này ít
hơn cả.
Ví dụ:
“Ôn cũ tri tân” thành “Ôn cũ biết mới”
“Văn võ kiêm toàn” thành “Văn võ song toàn”
“Đa mưu túc kế” thành “Đa mưu túc trí”
Vay mượn và dịch toàn bộ các yếu tố ra tiếng Việt nhưng vẫn giữ
nguyên cấu trúc. Đây là một cách vay mượn sáng tạo và thể hiện ý thức gìn giữ
phát triển ngôn ngữ dân tộc của người Việt rất rõ nét.


13


Ví dụ:
“Giá áo túi cơm” dịch từ câu “Y giá phạn nang”
“Bới lông tìm vết” dịch từ câu “Xuy mao cầu tùy”
“Ngậm máu phun người” dịch từ câu “Hàm huyết phun nhân”
“Môi hở răng lạnh” dịch từ câu “Thần phong sỉ hàn”
Vay mượn bằng cách sáng tạo các câu thành ngữ, tục ngữ có nét nghĩa
tương tự.
Ví dụ:
“Gậy ông đập lưng ông” tương tự với nghĩa của câu “Dĩ độc trị độc”
“Nuôi ong tay áo” tương tự với nghĩa của câu “Dưỡng hổ di họa”
“Bứt dây động rừng” tương tự với nghĩa của câu “Đả thảo kinh xà”
“Quá tam ba bận” tương tự với nghĩa của câu “Sự bất quá tam”
*Thành ngữ, tục ngữ hình thành từ trong tác phẩm văn chương
Tác phẩm văn chương vừa là nơi lưu giữ để thành ngữ, tục ngữ được
trường tồn lâu dài, lại vừa là nguồn gốc hình thành của nhiều câu thành ngữ,
tục ngữ. Có những câu thành ngữ, tục ngữ được hình thành từ trong các tác
phẩm văn chương cổ như: “Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét
nàng Bân” (dựa trên tích truyện nàng Bân may áo rét cho chồng); hay câu
“Ông chẳng bà chuộc” được rút từ tích truyện cổ: có người đánh rơi viên ngọc,
vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý nhưng
chồng nhất định không nghe. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, dưới trí
sáng tạo của dân gian, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống
nhất, không ăn khớp. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”,
“Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.

14



Cũng có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ được hình thành từ các tác phẩm
văn học quen thuộc với người dân. Trong đó phải kể tới “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du. Truyện Kiều sử dụng nhiều chất liệu của ca dao, tục ngữ nhưng
cũng từ tác phẩm này, nhân dân ta có thêm nhiều thành ngữ mới trong đời sống
hàng ngày.Ví dụ:
“Chết đứng như Từ Hải”
“Chữ tài liền với chữ tai một vần”
“Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
“Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”
Hay một câu thành ngữ rất quen thuộc được hình thành từ tác phẩm “Tắt
đèn” của Ngô Tất Tố: “Tối như tiền đồ của chị Dậu” được dân gian quen dùng
để chỉ cuộc sống khổ sở bế tắc không có lối thoát.
* Thành ngữ, tục ngữ hình thành từ trong thực tế cuộc sống hàng ngày
của người dân.
Tục ngữ của người Việt chủ yếu có nguồn gốc hình thành từ con đường
chiêm nghiệm cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Theo nghiên cứu, có thể
thấy trên 3/4 số câu tục ngữ có nguồn gốc từ trong thực tế đời sống. Qua thực tế
cuộc sống hàng ngày, nhân dân quan sát, chiêm nghiệm và rút ra những đúc kết
mang tính kinh nghiệm và trở thành bài học cho bao người, bao đời thông qua
sự lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó có thể là sự đúc rút các hiện tượng
thiên nhiên để hình thành kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Vậy nên tìm
trong kho tàng tục ngữ Việt sẽ thấy đầy đủ các bước hướng dẫn sản xuất từ
trồng lúa nước đến hoa màu. Nhưng phổ biến hơn và giá trị hơn nữa là từ sự
chiêm nghiệm thực tế đời sống mà dân gian đã tạo nên một kho tàng các câu
tục ngữ thể hiện kinh nghiệm ứng xử trong mọi mối quan hệ: Ứng xử giữa con
người với tự nhiên, giữa con người với xã hội và giữa con người với chính bản
15



thân mình. Sự ra đời của các câu tục ngữ ấy xuất phát từ chính nhu cầu nhận
thức giới tự nhiên và xã hội, về đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Thành ngữ cũng có con đường hình thành chủ yếu từ thực tế đời sống
của dân gian. Thông qua sự quan sát, nhân dân miêu tả lại những hiện tượng tự
nhiên xã hội có tính chất lặp đi lặp lại để cô đúc thành những khái niệm ngắn
gọn qua sự dồn nén câu chữ súc tích. Từ đó hình thành nên kho tàng thành ngữ
độc đáo, phong phú, có khả năng tạo hình ảnh rõ nét cho câu nói.
1.1.2.2. Về nội dung
* Tính dân tộc
Theo cuốn từ điển văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi, tính dân tộc “chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân
tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung
cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển
lịch sử và phân biệt với văn học của các dân tộc khác” [8, tr. 347]. Thành ngữ,
tục ngữ mang tính dân tộc vì khi soi vào đó, chúng ta có thể hình dung được
lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam một cách toàn diện, phong phú và sâu
sắc. Đặc biệt là nội dung của tục ngữ cho thấy rất rõ điều đó. Bởi “tục ngữ diễn
đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, xã hội của
nhân dân” [26, tr.270].
Tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội ghi lại một vài kí ức về
thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc: "Ăn lông ở lỗ”, "Chồng chung vợ chạ”,
"Con dại cái mang”...; ghi lại một số hiện tượng và nhân vật lịch sử cá biệt,
một số biến đổi về kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân:
"Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”, "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”...
Đại bộ phận các câu tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội ở thời kỳ
phong kiến. Đó là những tập tục sinh hoạt hàng ngày về mọi mặt như ăn, ở,
16



mặc, cưới xin, ma chay, hội hè đình đám: "Tương cà Gia Bản”, "Đói cho chết,
ngày tết cũng lo”, "Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên”, "Cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy”, "Cha đưa, mẹ đón”, "Gái hơn hai, trai hơn một”... Đó còn là những câu
tục ngữ ghi lại những đặc điểm trong tổ chức và tập tục của xã thôn: "Phép vua
thua lệ làng”, "Sống lâu lên lão làng”, "Một miếng giữa làng bằng một sàng
xó bếp”...; phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân tộc của nhân
dân ta: "Một người làm quan cả họ được nhờ”, "Thế gian một vợ một chồng,
chẳng như vua bếp hai ông một bà”...; phản ánh đời sống của các giai cấp và
các tầng lớp nhân dân khác nhau (chủ yếu là của nhân dân lao động) và tình
hình đấu tranh giai cấp: "Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết”, "Con vua thì
lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, "Cá lớn nuốt cá bé”, "Con giun xéo
lắm cũng oằn”...
Tục ngữ phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao
động Việt Nam với những câu tục ngữ thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa
chân chính của nhân dân lao động. Tư tưởng nhân đạo này trước hết thể hiện ở
sự quý trọng con người: "Người ta hoa đất”, "Người như hoa ở đâu thơm
đó”...; thể hiện lòng tự hào của nhân dân ta đối với đất nước giàu đẹp và con
người tài hoa: "Chè Vân Thái, gái Tiên Lữ”, "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố
Hiến”, "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, chẳng lịch cũng thể là người Tràng
An”...Tục ngữ phản ánh khá đầy đủ những đức tính của nhân dân lao động như
cần cù, kiên trì, tinh thần lạc quan, óc thực tế, lòng chung thủy, nết thật thà...:
"Còn nước còn tát”, "Có thực mới vực được đạo”, "Một con ngựa đau cả tàu bỏ
cỏ”, "Thật thà là cha quỷ quái”... Nhiều câu tục ngữ thể hiện tinh thần đấu tranh
không khoan nhượng của nhân dân lao động chống áp bức bóc lột: "Được làm
vua, thua làm giặc”, "Bà tiền bà thóc bà cóc gì ai”... Điều kiện sống và lao động
trong xã hội cũ đã làm nảy ra một cách tự phát trong nhân dân lao động Việt
17


Nam những yếu tố của tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa: "Ăn cho đều, kêu

cho sòng”, "Hơn nhau tấm áo manh quần, thả ra mình trần ai cũng như ai”..
Tính dân tộc của thành ngữ lại được thể hiện qua các hình ảnh biểu trưng
gần gũi, thân quen với người Việt, là nét văn hóa Việt ghi dấu trong đó: Tránh
vỏ dưa gặp vỏ dừa; Ếch ngồi đáy giếng; Vịt nghe sấm; Nhạt như nước ốc; Lên
voi xuống chó; Lọt sàng xuống nia…Những hình ảnh được sử dụng đều là
những sản vật quen thuộc của nền văn hóa nông nghiệp; chúng là những con
vật, đồ vật gắn bó hàng ngày với cuộc sống của người Việt Nam.
Nội dung của thành ngữ, tục ngữ đã phản ánh rõ “màu sắc” của dân tộc:
từ thiên nhiên tới đời sống của con người (bao gồm cả đời sống vật chất và đời
sống tinh thần). Đặc biệt là tinh thần dân tộc không lẫn với bất kì dân tộc nào.
Vì thế, nhìn vào kho tàng thành ngữ, tục ngữ thấy rất rõ đây là dân tộc Việt chứ
không phải bất kì dân tộc nào khác. Mặc dù các dân tộc khác cũng có thành
ngữ, tục ngữ như chúng ta.
* Tính đại chúng
Đại chúng có thể hiểu là số đông hoặc có tính chất phù hợp với đông
đảo quần chúng và nhằm phục vụ quyền lợi của số đông. Nội dung của thành
ngữ, tục ngữ Việt mang tính đại chúng. Tính đại chúng của thành ngữ, tục ngữ
được thể hiện ở đội ngũ tác giả và đối tượng mà thành ngữ, tục ngữ hướng đến.
Đội ngũ tác giả sáng tạo nên thành ngữ, tục ngữ là đông đảo quần chúng
nhân dân, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, địa vị, học thức. Trong đó, người
sáng tạo chủ yếu là tầng lớp lao động bình dân. Vậy nên, tìm trong kho tàng
thành ngữ, tục ngữ sẽ thấy đại đa số các câu đều là lời ăn tiếng nói của quần
chúng nhân dân. Một thứ ngôn ngữ giản dị nhưng không kém phần gợi cảm.
Tính đại chúng của thành ngữ, tục ngữ còn được thể hiện ở chỗ, nó được
sử dụng rộng rãi với mọi đối tượng: bất kể là người trí thức hay bình dân;
18


×