Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

phòng trừ bệnh hại trên hồ tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 19 trang )

ĐỖ NHƯ HOÀNG LÂM

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY TIÊU HIỆU
QUẢ


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

Trong những năm gần đây do tiêu hạt bán được giá, nên bà con đã phá bỏ một s ố
loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp, hoặc cải tạo tận dụng các di ện tích đ ất
trước kia chưa được sử dụng để trồng cây tiêu.
Thực tế hiện nay một số hộ nông dân còn sử dụng phân bón chưa hợp lý dẩn tới
cây tiêu phát triển không tốt ra hoa đậu trái không nhi ều. Bên c ạnh đó nhi ều bà
con nông dân do vội vàng mở rộng diện tích, không tham khảo khoa h ọc trong
quá trình canh tác cây hồ tiêu và để tăng năng xu ất người tr ồng tiêu đã s ử d ụng
phân bón hoá học vượt quá liều lượng, gây tiêu tốn về chi phí ảnh hưởng đến sự
màu mỡ của đất dẩn đến cây trồng kém phát tri ển. Mặc dù bổ sung khá nhi ều
phân bón nhưng hiện tượng thiếu các chất trung vi lượng th ừa các ch ất đa
lượng lại đang diễn ra khá phổ biến ở các vườn tiêu .
Nhằm tăng cường kiến thức về quá trình sinh trưởng của cây tiêu cho bà con
nông dân, cuốn sách này sẽ được chia làm ba phần chính:
I.
II.
III.

I.

Kỹ thuật bón phân.
Biện pháp phòng ngừa bệnh hại.
Điều trị bệnh hại trên cây hồ tiêu.


Kỹ thuật bón phân.
2


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

Cây hồ tiêu rất cần các chất dinh dưỡng đa lượng và trung vi lượng
1. Các chất đa lượng bao gồm: Đạm, Lân, Kali, là các nguyên tố dinh d ưỡng

mà cây hồ tiêu cần với lượng lớn.
2. Các chất trung bao gồm: Canxi, Magie, Lưu huỳnh, cây cần với lượng trung

bình.
3. Các chất vi lượng như: Kẽm, Bo, Đồng, Sắt, Manga, cây c ần v ới l ượng r ất

nhỏ.
Tuy cần ít nhưng khi thiếu hụt các chất trung vi lượng s ẻ làm h ạn ch ế sinh
trưởng và năng xuất cây trồng, vì vậy việc bón phân hợp lý và cân đối, là đi ều
kiện cần thiết để đảm bảo sinh trưởng và năng xuất cây tiêu. Tuy nhiên để bón
phân cân đối bà con cần nắm rỏ từng loại phân bón, để có ph ương pháp s ử
dụng hợp lý, đúng liều lượng đúng cách, đúng thời điểm, tránh gây lãng phí
Với phân hóa học là phân có thành phần dinh dưỡng cao, cung c ấp cho cây tiêu
một lượng dinh dưỡng lớn như Đạm, Lân, Kali, Canxi, Magie, Lưu huỳnh. Phân
hữu cơ là loại phân không thể thiếu trong chăm sóc cây hồ tiêu, phân hữu cơ có
những đặc tính mà phân hóa học không thể có đ ược. Khi bón vào đất ngoài tác
dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân hữu cơ còn cải tạo Được lý
hóa tính sinh lý đất, tức là cải thiện môi trường đất, từ đó tăng tác dụng của
phân hóa học.
Phân hữu cơ còn thúc đẩy phát triển các vi sinh vật đối kháng, làm hạn chế
sự phát triển của các loại tuyến trùng, nấm bệnh gây hại hồ tiêu, điều này

rất có ỹ nghĩa với cây hồ tiêu.

3


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

Theo các nhà khoa học trong
chăm sóc cho cây tiêu bà con cần
quan tâm về vấn đề quản lý dinh
dưỡng chú ý bón phân theo
phương pháp bốn đúng và đặc
biệt chú ý đến bón phân hữu cơ.
Nên bón mỗi năm từ 15 – 25 Kg
phân chuồng đã ủ hoai mục trộn
với chế phẩm trichoderma cho 1
trụ tiêu, đồng thời bà con nên sử
dụng thêm phân nitrat canxi để
Phân hưu cơ khoáng

phân hữu cơ sinh

học

tăng cường canxi và vi lượng cho
cây. Bên cạnh đó cần bổ sung
thêm phân khoáng để giúp cây

tiêu sinh trưởng tốt hơn.


Với những vườn tiêu năm trước cho quả nhiều bà con nên phun thêm phân
bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng giúp cây tiêu nhanh phục hồi sức kh ỏe.
Phân bón lá biosol

Mách nhỏ
Sử dụng phân bón lá ta cần chú ý như sau :
– Không sử dụng phân bón lá khi cây đang nở hoa.
– Đất không đủ ẩm và trời đang nắng nóng, gió mạnh.
4


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

– Khi xịt, lá phải khô ráo, xịt cả mặt trên và mặt dưới của lá.
– Hòa phân theo đúng nồng độ hướng dẫn trên bao bì.
– Cần xem xét cụ thể từng loại phân có nên phối trộn với nhau hay không.

Cũng theo các nhà khoa học, ở những vườn tiêu đất chua, ẩm ướt, bị đọng nước
và bón ít phân hữu cơ cũng dễ dẫn đến bệnh hại cho cây tiêu, nhất là bệnh chết
nhanh cây tiêu. Để phát triển hồ tiêu bền vững, người tr ồng tiêu cần thực hi ện
tổng hợp các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hóa h ọc quản
lý cây trồng tổng hợp ngay từ đầu.
Biện pháp phòng ngừa
* Sự nhiễm sâu bệnh
Phương pháp phòng ngừa bệnh phải được thực hiện cho các cây tiêu xung
quanh cây tiêu đã bị nhiễm các bệnh như bệnh xoăn lá, bệnh th ối rễ, bệnh th ối
gốc tiêu, bệnh héo vàng, bệnh vàng lá chết chậm. Các dụng cụ đã dùng để cắt bỏ
và chuyển các bộ phận cây tiêu hay cây tiêu bị bệnh ra khỏi đ ồng ruộng nên
được làm sạch hay khử trùng trước khi dùng lại trên cây tiêu khác.
Hạn chế sự di chuyển của người làm vườn từ các vườn bệnh đến vườn không

bệnh. Hệ thống thoát nước phải được thiết lập sao cho có thể tránh được sự lan
truyền của nấm bệnh qua dòng nước. Dụng cụ nông nghiệp đã dùng ở vườn bị
nhiễm bệnh không nên dùng cho vườn khác.
* Dùng giống kháng, giống sạch bệnh
Ở nước ta, công tác chọn tạo giống, nhất là giống chống bệnh cho cây hồ tiêu còn
bỏ ngỏ, chưa có các giống hồ tiêu kháng sâu bệnh hại.
Để phòng ngừa bệnh hại cần lấy giống nhân trồng tại các vườn không bị nhiễm
bệnh.
* Biện pháp canh tác để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu
5


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

Rong tỉa cây che bóng thường xuyên trong mùa mưa để tạo độ thông thoáng và
ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu.
Hạn chế xới xáo, làm cỏ. Nhổ cỏ gốc bằng tay, trồng cây che phủ gi ữa các
hàng tiêu. Tuy vậy không nên để thảm che phủ phát tri ển quá tốt sát g ốc tiêu.
Cắt hết cành lá ở gốc tiêu trong khoảng 30cm trên mặt đất. Thiết lập hệ thống
thoát nước ở những nơi cần thiết.
* Biện pháp sinh học:
Đây là biện pháp được ưu tiên áp dụng trong việc phòng ngừa sâu bệnh hại hồ
tiêu.
Duy trì một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có
ích cho việc phòng trừ sâu bệnh như tăng cường bón phân hữu cơ, bón phân bón
khoáng cân đối, hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp.
Thường xuyên bón các loại chế phẩm sinh học như Trichoderma spp….
Dùng các chế phẩm chiết xuất từ cây trồng để phòng trừ sâu hại trên cây tiêu
như chế phẩm chiết xuất từ cây Neem, cây thuốc cá. Ngày nay có nhiều loại
thuốc trừ sâu sinh học đã được điều chế và lưu hành trong sản xuất như V- BT

* Biện pháp hóa học:
Biện pháp hóa học được dùng như là biện pháp cuối cùng trong việc phòng trừ
sâu bệnh hại tiêu. Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng phải nằm trong danh
mục được cho phép sử dụng. Khi sử dụng phải tuân theo các quy định an toàn
cho người lao động và các quy định an toàn thực phẩm.
II.

Điều trị bệnh hại trên cây hồ tiêu
1.Bệnh vàng lá (bệnh chết chậm)

Triệu chứng
Hiện tượng cây sinh trưởng
kém, vàng lá thường xuất
hiện thành từng vùng cục bộ
6


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

lúc đầu, sau đó lan rộng ra hoặc phát triển thành nhiều vùng.
Triệu chứng vàng và rụng lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo
dài, có khi vài ba năm sau khi xuất hiện triệu chứng cây mới chết.
Hệ thống rễ của cây tiêu bị bệnh phát triển kém, đầu rễ bị th ối, rễ có
những nốt sần kích thước từ vài mm đến hơn 1cm. Những nốt sần này
có thể xuất hiện riêng lẻ hay tạo thành từng chuỗi. Khi cây bị bệnh
nặng thì các rễ chính và phụ đều bị thối.
Nguyên nhân gây bệnh
Rễ cây tiêu bị nốt sần chủ yếu do tuyến trùng Meloidogyne
incognita và triệu chứng thối đầu rễ là do sự gây hại của một số loài
nấm, chủ yếu là: Fusarium

solani, Phytophthora spp., Pythium spp….
Tuyến trùng tấn công trước, tạo ra những vết thương và nốt
sưng trên rễ sau đó nấm xâm nhập làm thối rễ.
Cách điều trị


Không trồng tiêu trên các vườn cà phê, vườn tiêu vừa bị tuyến trùng phải
nhổ bỏ, nếu muốn trồng lại thì phải tiến hành cày xới, thu gom rễ, phơi
đất, sau đó luân canh ít nhất 2-3 vụ màu. Để diệt mầm tuyến trùng còn sót
lại trong đất



Xử lý hom tiêu ngay khi cắt và ươm bầu bằng các loại thuốc trị nấm



Hố trồng tiêu cần xử lý bằng các loại thuốc trị nấm và phải chuẩn bị trước
10-15 ngày trước khi trồng tiêu



Chọn các giống tiêu có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh và kháng bệnh
tốt như: Giống tiêu Vĩnh Linh, Giống tiêu trâu, Giống tiêu ghép



Tạo môi trường thông thoáng cho vườn tiêu nhất là vào mùa mưa. Đối với
cây trụ sống làm trụ tiêu cần rong tỉa mạnh đầu mùa mưa


7


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU


Khi trồng tiêu tốt nhất không nên tạo bồn, đồng thời cần phải có rãnh
thoát nước ở giữa các hàng tiêu, tránh hiện tượng đọng nước ở gốc tiêu
tạo điều kiện sinh sôi các loại nấm



Tủ gốc trong mùa khô cũng không nên tủ vào sát gốc mà cách gốc 2030cm, tưới nước vừa đủ, hạn chế tưới tràn làm bệnh lây lan nhanh hơn



Phần tán tiêu cách mặt đất 20-30cm nên cắt bỏ các cành ngang, tạo sự
thông thoáng nơi gốc tiêu



Khi bón phân hóa học cần pha loãng để tưới, không nên bón nhiều trong
một lần làm xót rễ, nấm dễ tấn công



Phân chuồng bón cho tiêu nhất thiết phải là loại đã hoai mục




Rãnh bón phân, ép xanh nên đào lên xịt thuốc nấm và phơi rãnh khoảng
10-15 ngày trước khi bỏ phân, cây xanh rồi lấp đất



Mọi thao tác đào rãnh, xăm đất, cày xới, làm cỏ nên cách gốc tiêu 30cm,
hạn chế tối đa làm tổn thương bộ rễ. Nhổ cỏ bằng tay ở phần sát gốc tiêu.



Hàng năm nên dùng các loại thuốc diệt nấm, diệt tuyến trùng tưới hoặc
phun vào gốc tiêu. (Tuyến trùng: đợt 1 vào đầu mùa mưa, đợt 2 vào
cuối mùa mưa. Nấm: đợt 1 vào đầu mùa mưa cách đợt phun tuyến trùng
15-20 ngày, đợt 2 cách đợt 1 30-40 ngày). Các loại thuốc sử dụng thường
chứa hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Streptomycin, Kasugamycin… Liều
lượng và cách sử dụng nên tham khảo trên bao bì và khuyến cáo của nhà
sản xuất.

Chữa trị bệnh chết chậm trên cây tiêu bằng thuốc hóa học
Thường chỉ áp dụng cho các trụ tiêu bị bệnh nhẹ, phát hiện đã bị tuyến trùng
nhưng chưa bị nhiễm nấm hoặc xử lý để ngừa bệnh. Cây bị bệnh nặng quá nên
đào bỏ và xử lý tận gốc trước khi trồng lại.
8


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU


Từ năm thứ 2 tiến hành tưới vào gốc tiêu dung dịch Bordaux 1% (Còn gọi
là thuốc Boóc-đô). Tưới 2-3 lần chia đều suốt mùa mưa. Để phòng bệnh




Năm thứ 3 trở đi thường là thời điểm bệnh bắt đầu xuất hiện, nên dùng
các thuốc Trepachbul 607SL, Alpine 80WP, 800WDG, Mexyl MZ 72 WP
phun hoặc tưới vào gốc 2-3 lần /năm, chia đều suốt mùa mưa để phòng
bệnh, nếu để chữa bệnh thì phun 1 lần/tháng đến khi bệnh khỏi hẳn.



Tuyệt đối không bón phân chứa nhiều đạm cho cây đang bị chết chậm, cây
sẽ chết nhanh hơn
3. Bệnh khảm lá và xoăn lá

Bệnh khảm lá

9


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

Xoăn lùn


Triệu chứng
Có nhiều triệu chứng của bệnh virus trên cây tiêu nhưng nhìn chung có 3 tri ệu
chứng phổ biến: khảm lá, khảm lá biến dạng, xoăn lùn
Triệu chứng khảm lá:
Lá tiêu không bị biến dạng, triệu chứng đặc trưng là các vết khảm nhẹ trên lá
bánh tẻ, giống như triệu chứng thiếu vi lượng. Cây vẫn phát tri ển bình thường

và cho năng suất.
Triệu chứng khảm lá biến dạng:
Lá biến dạng, mép lá quăn, gợn sóng, lá dài và hẹp lại, lá xoăn cuốn vào trong, lá
dày và giòn, bề mặt lá nhăn nhúm. Lá bị mất diệp lục, có khảm đốm vàng hay
10


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

vệt trắng theo gân chính của lá. Cây bị bệnh vẫn phát tri ển chi ều cao và cho qu ả,
nhưng cành nhánh phát triển kém, cành thường ngắn và nhỏ, ra hoa ít, chùm
quả thưa ít hạt, năng suất thấp.
Triệu chứng xoăn lùn:
Cây tiêu bị bệnh thường có lá rất nhỏ, biến dạng, mặt lá sần sùi; lá dày và giòn;
mép lá gợn sóng. Lá bị mất diệp lục từng phần lay toàn bộ lá. Ngọn tiêu nh ỏ lại
và ra rất nhiều ngọn tạo thành búi lớn sát gốc.
Các lóng đốt của cây tiêu ngắn lại, dẫn đến chiều cao cây cũng thấp hẳn so v ới
cây bình thường. Triệu chứng này thường gặp ở vườn tiêu kiến thiết cơ bản.
Trên vườn tiêu triệu chứng này thường dễ nhận biết và nông dân thường gọi là
“tiêu điên”.
Biện pháp phòng trừ
- Bệnh virus gây ra thường lây lan qua hom giống lấy từ cây đã bị bệnh. Các cây
này có thể chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nh ập
và hiện diện trong cây. Do đó để phòng bệnh này không nên lấy giống từ các
vườn đã có triệu chứng bệnh virus.
- Trong quá trình chăm sóc và tỉa cành không nên dùng dao kéo cắt t ỉa những cây
đã bị bệnh rồi dùng sang những cây khỏe mạnh, nên làm sạch dao kéo trước khi
dùng để cắt tỉa cây.
- Thường xuyên thăm vườn và kiểm tra để phát hiện và loại trừ các loài rệp
mềm hay nhện đỏ để loại trừ ngay các vết bệnh lây lan từ các loài côn trùng

trung gian truyền nhiễm bệnh này. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hóa h ọc
như Subatox 75EC 0,2 %, Suprathion 40 EC 0,2 %, Supracide 40 EC 0,2 %… đ ể
phun thuốc phòng trừ.
4. Bệnh thán thư:

11


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

Trên lá có những đốm lớn màu vàng sau đó chuy ển thành màu nâu và đen
dần. Vết bệnh có hình dạng không nhất định. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen
rộng bao quanh, phân cách giữa phần mô bệnh và mô khỏe.
Các vệt cháy thường xuất hiện ở đầu mép lá.
Bệnh cũng có thể tấn công vào gié bông, gié quả làm bông, hạt bị khô đen hoặc
cũng có thể gây hại thân nhánh cây tiêu làm tháo đ ốt, khô cành. Bệnh xuất hi ện
quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa.
Cách phòng trừ


Tưới và tiêu nước hợp lí.



Cắt bỏ những dây lươn hoặc cành nhánh nằm sát mặt đất khoảng 30 cm
đẻ nấm bệnh không thể lây lan lên trên lá.



Thường xuyên thăm vườn thường xuyên để phát hiện bênh kịp thời

dderee áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ bằng thu ốc hóa học như
Carbenzim 500 FL, Derosal 50 SC, Viben C 50 BTN, Tilt 250 EC với nồng độ 0,2 –

12


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

0,3 %, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, nhớ phun kỹ thu ốc lên bề mặt
lá, thân, cành.
Đối với những cây tiêu đã bị bệnh nặng, cần đào bỏ và tiêu hủy ra khỏi



vườn. Nhớ vệ sinh vườn cây kĩ càng, thu gom tất cả những lá rụng và dây tiêu đã
bị bệnh ra khỏi vườn tiêu.

6. Bệnh đốm lá



Các vết bệnh lấm chấm đen xuất hiện ở cả mặt trên và mặt dưới lá, tập
trung ở vùng gần gân lá. Lá bị bệnh nặng thì vàng và rụng.
7. Bệnh tảo đỏ


Các vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Vết bệnh tròn, có màu cam,
rờ thấy như lớp nhung mịn, hơi gồ lên trên bề mặt lá. Bệnh cũng có th ể
tấn công cành quả và dây thân.
Phòng trừ:

- Bón phân cân đối, hợp lý
- Rong tỉa cây che bóng để vườn cây dược thông thoáng
- Khi bệnh có dấu hiệu bùng phát cần sử dụng ngay các loại thuốc
13


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

Carbenzim 500 FL, Derosal 50 SC,
Viben C 50 BTN, Tilt 250 EC với
nồng độ 0,2 – 0,3 %, phun 2 – 3 lần,
mỗi lần cách nhau 15 ngày. Phun
vào các bộ phận bị gây hại nghiêm
trọng trên vườn tiêu.
-

Đối với những vườn tiêu mới bị chớm
bệnh nấm hồng thì nên sử dụng các
thuốc có hoạt chất như Zineb,

Carbendazim, Hexaconazole,…. phun 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để

14


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

phòng trừ kịp thời.

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP ĐỂ NĂNG CAO NĂNG SUẤT HỒ IÊU VÀ

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CÓ HIỆU QUẢ
1. Chọn đất trồng tiêu phù hợp
2. Không lấy giống ở những vườn bị bệnh để nhân trồng
3. Bón phân cân đối và hợp lý
+ Bón phân hữu cơ hàng năm: 10-15kg/trụ.
+ Bón phân hóa học cân đối hợp lý theo nhu cầu cây tiêu.
15


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

4. Trồng cây phủ đất trong vườn tiêu, hạn chế xới xáo
5. Quản lý tưới nước và thoát nước tốt cho vườn tiêu, tủ gốc giữ ẩm trong mùa
khô, có rãnh thoát nước và rong tỉa cây che bóng trong mùa mưa.
6. Khuyến khích sử dụng cây trụ sống khi mở rộng diện tích tiêu với mật độ
không quá dày. Trồng tiêu trên các hàng đai rừng có sẳn của các vườn cà phê,
vườn cây ăn trái v.v....
7. Vệ sinh đồng ruộng tốt, thu gom lá, dây tiêu bệnh ra khỏi vườn và đốt b ỏ
8. Thường xuuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng
trừ.
C. SÂU HẠI TRÊN CÂY TIÊU
1. Rệp sáp

Đặc điểm hình thái và cách gây hại
Trên cây tiêu rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, quả đến rễ.
Rệp sáp hại rễ là đối tượng gây hại nguy hiểm, đã từng gây nạn dịch làm hủy
diệt nhiều vườn tiêu tại Đăk Lăk vào những năm trước 1990 và hiện nay chúng
cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá, chết cây tại các
vùng trồng tiêu ở nước ta
Rệp sáp là loài côn trùng chích hút, cơ th ể có hình oval hơi tròn, chiều dài 2,5 3,5 mm, chiều rộng 1,8 - 2,0 mm, xung quanh cơ thể có 18 cặp tua ngắn, cặp thứ

17 dài hơn các cặp khác. Trên cơ thể của rệp sáp có nhiều bột sáp trắng nhưng
vẫn còn vệt ngang theo ngấn các đốt. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra cơ th ể rệp sáp
có màu hồng nhạt, nâu nhạt hay vàng nâu.
Biện pháp phòng trừ
Khi vườn cây bị rệp sáp gây hại thì cách xử lý như sau: Dùng chế phẩm sinh học
BIOPEST phun đều hết lên cây
Đối với cây bị gây hại ở rễ, việc phòng trừ rệp sáp hại rễ chỉ có hiệu quả khi cây
bắt đầu có triệu chứng chậm phát triển, cây vàng lá nhẹ, rệp sáp chưa tạo ra
16


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

măng xông.
2. Sâu đục thân
Đặc điểm hình thái và cách gây hại
Trên cây tiêu có 2 loài sâu đục
* Sâu xén tóc (Pterolosia subtinctata):
Con trưởng thành dài 10,5 - 11,5 mm, phần thân rộng nhất 4 mm. Đầu màu nâu
sẫm, thân màu nâu đất, có râu ngắn hơn nhiều so với chiều dài thân. ấu trùng
thường có màu trắng trong, ấu trùng có các dạng từ tuổi 1 đến tuổi 5, kích
thước ấu trùng tuổi 5 khoảng 13 mm. Nhộng trần, chiều dài 12,5 - 14 mm.
* Sâu vòi voi (Lophobaris piperis):
Con trưởng thành màu nâu đen, ở đầu có vòi dài cong xuống vuông góc với thân,
kích thước dài 4,6 - 5 mm kể cả vòi, rộng 2 mm. ấu trùng dài 6,0 - 6,5 mm, có
màu trắng ngà, khi tách khỏi thân cành tiêu sẽ thấy có hình cong l ưng b ụng.
Nhộng có kích thước bằng hoặc lớn hơn con trưởng thành một ít, khi mới hóa
nhộng có màu trắng ngà.
Sâu đục thân vòi voi thường gây hại ở phần thân tiêu sát mặt đất, có khi chúng
còn gây hại cả phần rễ chính của cây tiêu.

Ngược lại, sâu đục thân xén tóc thường gây hại ở phần trên của thân và nhánh
cây tiêu. Sâu có thể đục 1 hoặc nhiều cành trên cây tiêu, do vậy có th ể làm vàng,
héo và khô cành hoặc cả cây. Thân, cành bị hại thường dễ gãy ngay ở đốt có sâu
đục vào. Khi chẻ thân, cành tiêu ra thường thấy có sâu đục thân ở các dạng ấu
trùng, nhộng hoặc con trưởng thành chưa đủ cứng cáp để chui ra ngoài. Con
trưởng thành có thể cắn cả chùm bông, chùm quả. Dẫn đến hiện tượng rụng
bông, quả, làm giảm năng suất
3. Bọ xít lưới hay rầy thánh giá (Elasmognathus nepalensis)
Đặc điểm hình thái và cách gây hại
Con trưởng thành của bọ xít lưới có màu đen, kích thước khoảng 15 x 7 mm.
Cánh dài quá bụng, mảnh lưng ngực trước kéo dài ra hai bên và phình tròn ở
17


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

đầu, nhìn giống như hai cánh ngắn. Mặt lưng và cánh trước có cấu tạo lưới. Vòi
nằm sát mặt dưới của đầu và ngực.
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh, làm cỏ cho vườn tiêu.
- Trồng tiêu với mật độ thích hợp, tạo hình
để cây thông thoáng.
- Sử dụng một trong các Dùng chế phẩm sinh học BIOPEST
Trồng tiêu trên cây trụ sống, cây đai rừng hoặc trồng
cây che bóng cho vườn tiêu
Tủ gốc mùa khô
Quản lý cỏ dại, trồng cây che phủ, tủ gốc trong mùa khô
Cây phủ đất họ cúc trồng xen giữa 2 hàng tiêu
Lạc dại: Arachis pintoi
Lớp thảm mục dày giữ ẩm cho vườn tiêu trong mùa khô

Rãnh thoát nước trong vườn tiêu
Vệ sinh đồng ruộng tốt,
không để dây tiêu mọc sát đất
4. Các loại sâu hại khác trên hồ tiêu

Rệp muội

Rầy xanh

18


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÒ TIỀU

Bọ cánh cứng

Rệp sáp
giả vằn

Trên cây tiêu còn
có các loại sâu hại
khác như: rệp
muội, rệp sáp giả vằn, mối, rầy xanh, bọ xít dài,
bọ cánh cứng ăn lá… Tuy nhiên các loài này xuất
hiện không phổ biến và mức độ gây hại không
nghiêm trọng đối với cây tiêu.
Dùng chế phẩm sinh học BIOPEST
Như vậy để trồng tiêu thành công bà con nông dân cần chú ý đến v ấn đề bón
cân đối các loại phân đạm, lân, kali và bổ sung trung vi lượng hợp lý. Sử dụng các
loại phân hữu cơ vi sinh có bổ sung nấm đối kháng, vi sinh vật phân giải lân

nhằm giúp cây tiêu sinh trưởng khỏe và đề kháng với các loại sâu bệnh hại và 1
điều rất quan trọng đó là cần áp dụng biện pháp quản lý cây tr ồng tổng hợp
ngay từ đầu và tham khảo khoa học kỹ thuật trước khi trồng để có được những
vụ mùa bội thu.
###

19



×