Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.07 KB, 39 trang )

Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk

LỜI MỞ ĐẦU
Bất kì tổ chức nào hoạt động nếu muốn tồn tại lâu dài trong môi trường cạnh tranh
như hiện nay thì ngoài hoạt động cho tốt để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì các công
ty còn phải chú ý đến giới hữu quan bên ngoài công ty bởi lẽ hoạt động của công ty
không thể tách rời với sự hoạt động của các tổ chức bên ngoài công ty. Hoạt động quan
hệ truyền thông có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó tạo ảnh hưởng
tốt, hữu hình, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến khách
hàng của mình. Hơn nữa, sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và bão
táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ
phía cộng đồng nhờ những hoạt động quan hệ truyền thông mà công ty đã thực hiện và
tham gia, là một cách hữu hiệu trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình
ảnh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy nhóm đã chọn đề tài của đồ án là “Phân tích tình hình quan hệ
truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk ” nhằm tìm hiểu về các hoạt động
quan hệ truyền thông của công ty và từ đó đưa ra một số đề xuất thúc đẩy hoạt động
quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk. Nội dung đồ án gồm 3
chương:
Chương 1: giới thiệu chung về hoạt động quan hệ truyền thông và công ty cổ
phần sữa Vinamilk.
Chương 2: Hoạt động quan hệ truyền thông tại công ty cổ phần sữa
Vinamilk.
Chương 3: Đề xuất hướng hoạt động quan hệ truyền thông cho công ty.
Trong quá trình thực hiện đồ án do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên sẽ
còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng em xin nhận được nhiều ý kiến đóng góp của giảng
viên để bài đồ án được hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em được xin cảm ơn sự giúp đỡ của cô Nguyễn Lê Ngọc Trâm đã
tận tình hướng dẫn và giúp nhóm hoàn thiện đồ án một cách hoàn chỉnh.
Xin chân thành cảm ơn!


Nhóm 7

i


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk

MỤC LỤC

Nhóm 7

ii


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN
THÔNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK
I. Khái quát chung về Quan hệ truyền thông.
1. Khái niệm quan hệ quan hệ truyền thông.
1.1. Khái niệm về quan hệ truyền thông.
“Quan hệ truyền thông bao gồm việc phổ biến, truyền đạt có mục đích những
thông điệp đã được lập kế hoạch và thực hiện thông qua những phương tiện truyền
thông có chọn lọc, không phải trả tiền, để phục vụ những mục đích cụ thể của tổ
chức.”
(Johnston & Jawawi – PR Lý thuyết và thực hành- 2004)
1.2. Mối quan hệ giữa PR & Truyền thông.
1.2.1. Vai trò của truyền thông đối với PR.
Truyền thông đang ngày càng chứng tỏ được vai trò đắc lực trong việc giúp doanh

nghiệp bảo vệ hình ảnh tổ chức, tránh được hậu họa cho công việc kinh doanh. Với
chức năng truyền tải thông tin, là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tượng liên
quan thì truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động PR. Đối với PR,
truyền thông có bốn vai trò sau:
Đóng vai trò trung tâm trong hoạt động PR. Các tác giả trong cuốn sách
Effective Media relation( quan hệ truyền thông hiệu quả) cho rằng “ Truyền thông là
trung tâm của hoạt động PR…”. Không những là công cụ có sức thuyết phục ghê gớm,
truyền thông còn được sử dụng để thông tin đến nhóm công chúng thích hợp. Việc sử
dụng các các ấn phẩm thương mại hay chuyên ngành cũng như các loại hình phát
thanh truyền hình sẽ giúp những nhà PR nhắm tới từng nhóm đối tượng công chúng
mục tiêu ở phạm vi hẹp và hiệu quả. Có thể sử dụng phương tiện truyền thông để thúc
đẩy, kích thích giao lưu, giao tiếp hai chiều.
Cung cấp kênh thông tin có hiệu quả và kinh tế. Tác giả Johnston và Jawawi
cho rằng PR cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông, còn các phương tiện
truyền thông cung cấp thông tin cho những người trong ngành PR. Truyền thông cung
cấp thông tin có hiều quả và kinh tế cho người làm PR. Truyền thông tác động tới công
chúng trên phạm vi rộng và tác động mạnh đến nhận thức của công chúng. Mặc khác
sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của truyền thông tạo cơ hội cho các hoạt động PR.
Nhóm 7

1


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
Theo quan điểm của người làm PR, nhà báo là nhóm khán thính giả, là một phương
tiện truyền thông mà qua đó có thể truyền đạt thông tin của tổ chức đến số lượng lớn
công chúng, và nhà báo cũng được xem là nhà gác cổng phản hồi ý kiến cũng như cấu
của công chúng cho tổ chức biết. Thông qua truyền thông thì người làm PR có thể đọc,
theo dõi, và lắng nghe các thông tin của các phương tiên truyền thông hàng ngày để
cập nhập các vấn đề, sự kiện và những thây đổi đang xảy ra trong thành phố, trong một

tổ chức cũng như trong nước và toàn cầu.
Là công cụ để đạt được mục đích PR cho tổ chức. Truyền thông là công cụ để xây
dựng và nâng cao hình ảnh, danh tiếng của tổ chức. Hoạt động PR theo đúng nghĩa của
nó, rất đa dạng, không chỉ là quan hệ với báo chí (Press Relation) mà còn với nhiều tổ
chức, cá nhân như quan hệ của một công ty với khách hàng, người tiêu dùng... với ý
nghĩa chung là hướng tới, tạo ra sự thiện cảm giữa một tổ chức, một cá nhân với cộng
đồng, với đối tượng mà hoạt động PR đó phải hướng tới. Báo chí là một kênh quan
trọng trong hoạt động PR, thậm chí, đối với nhiều doanh nghiệp, tổ chức thì báo chí là
một trong những kênh quan trọng nhất để tạo nhằm giúp họ tạo dựng hình ảnh, thương
hiệu, quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, khách hàng. Nhằm giải quyết mối quan hệ hai
chiều tốt đẹp, hoạch định chiến lược và chính sách quan hệ công chúng đúng đắn, có
hiệu quả, những người làm quan hệ công chúng phải dựa trên cơ sở nghiên cứa công
chúng, phải nhận biết và phân tích các xu hướng hành vi, dự đoán vận động biến đổi
để có kế hoạch hành động thích hợp. Mà để làm được điều đó người làm PR phải có
nhiều thông tin về tổ chức, môi trường mà tổ chức đó hoạt động cũng như những xu
hướng, thây đổi của xã hội dựa trên các thông tin mà các phương tiện truyền thông
cung cấp.
Tác động và thông tin cho đối tượng công chúng mục tiêu. Truyền thông là kênh
giao tiếp với công chúng mục tiêu đa dạng, có ảnh hưởng tới nhận thức của công
chúng nên truyền thông cung cấp thông tin và tác động đến nhận thức của công chúng.
Mục đích của PR là thiết lập và duy trì các mối quan hệ, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa
tổ chức với công chúng liên quan và công chúng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp
nên chiếm được cảm tình của công chúng là trên hết, là tất cả. Công chúng sẽ hiểu
được tổ chức cũng như có cái nhìn thiện cảm khi có thông tin về tổ chức, hiểu được
thông điệp mà tổ chức truyền đạt và biết đến những hoạt động của tổ chức. Vì vậy đối
với PR thì truyền thông là công cụ tối ưu giúp doanh nghiệp thông tin và tác động đến
công chúng mục tiêu.
1.2.2. Vai trò của quan hệ truyền thông đối với PR.
Truyền thông (communication) là quá trình truyền đạt và chia sẻ thông tin còn
PR là một hình thức giao tiếp, là một quá trình thông tin 2 chiều. Doanh nghiệp (chủ

Nhóm 7

2


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
thể của hoạt động PR) không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về hàng hoá, dịch vụ,
về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp tới nhóm đối tượng định trước mà còn
phải lắng nghe các ý kiến phản hồi từ đối tượng nhận thông điệp. Thông qua truyền
thông, chủ thể của PR biết và hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định của
đối tượng về hàng hoá, dịch vụ để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp
với từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc
trực tiếp và lắng nghe những ý kiến từ người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của
mình. Hay nói một cách đơn giản, PR là hoạt động truyền thông giữa một tổ chức và
công chúng của tổ chức đó.
1.2.3. Mối quan hệ giữa quan hệ truyền thông và PR.
Qua các định nghĩa về quan hệ truyền thông và PR, có thể thấy quan hệ truyền
thông và PR có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Cụ thể hơn thì quan hệ truyền
thông là một chức năng quan trọng của PR. Thông qua hoạt động quan hệ truyền
thông, người làm PR có thể phổ biến, truyền đạt có mục đích những thông điệp đã
được lập kế hoạch để phục vụ cho mục đích PR của tổ chức. Đồng thời, qua quan hệ
truyền thông người làm PR có thể nắm bắt và hiểu được tâm lý, những mong muốn và
nhận định của đối tượng mục tiêu của hoạt động PR về hàng hóa, dịch vụ, hoạt động
hay chính sách của tổ chức để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược PR sao cho phù hợp
với từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể.
Trong một tổ chức, người làm PR có thể chịu trách nhiệm quản lý tất cả các công
chúng. Họ quản lý quan hệ nhà đầu tư, quan hệ khách hàng, quan hệ cộng đồng, quan
hệ chính phủ, thông tin liên lạc nhân viên và quan hệ truyền thông. Vì vậy, quan hệ
truyền thông là một phần của quan hệ công chúng.
2. Các phương tiện truyền thông.

2.1. Báo in.
Báo in (báo, tạp chí) là các ấn phẩm xuất bản và phát hành định kỳ đưa thông tin
đến với công chúng. hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Báo in có
thể hiểu là một thể loại của báo chí, đây chính là hình thức truyền thống và lâu đời
nhất của báo chí.Báo in có tính phổ cập cao, nội dung sâu, người đọc có thể nghiên
cứu. Bên cạnh đó thì có nhược điểm là thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều
(giữa người đọc và người viết) kém.
2.2. Báo ảnh.
Báo ảnh là một phương tiện truyền thông được đánh giá như 1 chiến thuật
“không nói dối”, là công cụ quảng bá hình ảnh, danh tiếng của tổ chức và là tài liệu
báo chí đặc biệt với những hình ảnh chân thực và biết nói.
Nhóm 7

3


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
2.3. Truyền thông điện tử.
Bao gồm truyền thanh và truyền hình.
-

Truyền thanh: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng
ngôn ngữ. Có nhược điểm là không trình bày được các thông tin bằng hình
ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa.

-

Truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết
bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television).
Truyền hình có ưu điểm là bao quát được số lượng đối tượng cao .Tuy nhiên

khả năng tương tác hai chiều chưa cao.

2.4. Internet.
Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên internet để truyền tải thông tin
bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh.
Thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Nhưng tính phổ cập yếu.
3. Mục tiêu của hoạt động quan hệ truyền thông.
 Tạo sự nhận biết.
Doanh nghiệp mới, tổ chức mới hay cá nhân mới thường chưa được mọi người biết
đến, điều này có nghĩa là mọi nổ lực truyền thông cần tập trung vào việc tạo lập được
sự nhận biết. Trong trường hợp này người làm truyền thông nên tập trung vào các
điểm sau: (1) xác định đúng được đối tượng muốn truyền thông và chọn kênh truyền
thông hiệu quả đến họ; (2) Truyền thông cho công chúng biết doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân đó là ai và có thể cung ứng những gì cho công chúng.
 Tạo sự quan tâm.
Việc chuyển đổi trạng thái của công chúng từ việc chưa biết đến tổ chức hay cá
nhân, doanh nghiệp có nhu cầu muốn tìm hiểu về cá nhân , tổ chức hay doanh nghiệp
đó. Việc tạo được thông điệp về sự cần thiết của sản phẩm, đưa ra được ý tưởng truyền
thông sáng tạo và phù hợp với khách hàng sẽ là mục tiêu chính trong giai đoạn này.
 Cung cấp thông tin.
Một số hoạt động truyền thông quảng bá có mục tiêu là cung cấp cho khách hàng
thông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm. Đối với trường hợp sản phẩm quá
mới hay một chủng loại sản phẩm mới chưa có nhiều thông tin trên thị trường, việc
quảng bá sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm
hay công dụng sản phẩm. Còn trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại nhiều trên thị
trường, đối thủ cạnh tranh đã quảng bá và cung cấp thông tin nhiều cho khách hàng thì
Nhóm 7

4



Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
mục tiêu quảng bá của doanh nghiệp là làm sao đưa ra được định vị của sản phẩm.
Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về ưu điểm và sự khác biệt của sản
phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc nghiên về việc chọn lựa sản phẩm của doanh
nghiệp của bạn.
 Tạo nhu cầu sản phẩm.
Hoạt động truyền thông quảng bá hiệu quả có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định
mua hàng. Đối với các sản phẩm mà khách hàng chưa từng mua hay đã không mua sau
một thời gian dài, mục tiêu của truyền thông quảng bá là làm sao thúc đẩy khách hàng
hãy sử dụng thử sản phẩm. Một số ví dụ như trong lĩnh vực phần mềm thì các công ty
thường cho phép người dùng download và sử dụng miễn phí sản phẩm trong vòng 2
tuần, sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng thì khách hàng phải mua sản phẩm. Ở lĩnh vực
hàng tiêu dùng thì thường có các sự kiện sử dụng thử sản phẩm hoặc có những sản
phẩm mẫu để gửi đến khách hàng hay đính kèm vào các quảng cáo báo…
 Củng cố thương hiệu.
Khi khách hàng đã mua sản phẩm thì người làm tiếp thị có thể dùng các hoạt động
truyền thông quảng bá nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm chuyển đối họ thành
khách hàng trung thành. Ví dụ như các doanh nghiệp có thể thu thập địa chỉ email của
khách hàng và gửi thông tin cập nhật của sản phẩm hay phát hành thẻ ưu đãi để
khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn nữa trong tương lai.
4. Những mảng hoạt động chính của quan hệ truyền thông.
Quan hệ truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối đa cho chiến dịch
truyền thông của mình cho dù doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức dung truyền hình, phát
thanh, báo in hay qua sự truyền đạt cá nhân.
 Quan hệ truyền thông: hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ hai chiều gắn
bó, thường xuyên với các nhóm đối tượng của giới truyền thông đại chúng. Tạo
dựng lòng tin, quan hệ chân thành, trung thực, nhiệt tình, có tâm, giữ chữ tính.
Hoạt động quan hệ truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp chuyển tải thông điệp của
mình tới nhà đầu tư, khách hàng mục tiêu kịp thời, chính xác với hiệu quả tối

đa.
 Tổ chức họp báo: báo chí là một công cụ quan trọng trong việc đưa thông tin
về các hoạt động, sự kiện, tổ chức đến với công chúng thông qua các phương
tiện truyền thông, đại diện trực tiếp là các phóng viên. Đặc biệt khi phương tiện
để chuyển tải lại là internet. Tính chi tiết hóa và tỉ mỉ cũng không thể xem nhẹ
khi làm việc này.
Nhóm 7

5


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
 Thông cáo báo chí: soạn thảo nội dung thông tin, các thông điệp truyền
thông… đảm bảo cung cấp cho giới truyền thông những thông tin chính xác,
trung thực, nhất quán về đường lối, chính sách và các hoạt động của doanh
nghiệp.
II. Tổng quan về Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
1. Tổng quan về Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
1.1.Sơ lược về công ty Vinamilk
Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy Products Joint-Stock Company
Lĩnh vực hoạt động: sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa
Trụ sở chính: số 10, phố Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh
Điện thoại:8.54155555 - Fax: 8.54161226
Website: www.vinamilk.com.vn
Email:
Vinamilk được thành lập vào năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa ở chế
độ cũ: nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ và nhà máy sữa bột Dielac.
Qua nhiều năm xây sựng và phát triển, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt

Nam, đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý. Quan trọng phải kể đến:
Huân chương Độc lập hạng Nhì (2010), Huân chương Độc lập hạng Ba (2005), được
phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới. Năm 2010, là doanh
nghiệp đầu tiên và duy nhất Việt Nam nằm trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ
đô la hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất châu Á được tạp chí Fober vinh danh…

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Nhóm 7

6


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
1.2. Danh mục sản phẩm của Vinamilk.
Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng với trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ
sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai. Và
các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà Cà phê hòa tan, nước
uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan ...
Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm
mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã
được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức,
CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia

Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây
chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Phần lớn được cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu Vinamilk, thương hiệu này
được bình chọn là một thương hiệu nổi tiếng và là một trong nhóm 100 thương hiệu
mạnh nhất do Bộ công thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn

trong nhóm top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1995 đến năm 2007. . Và
công ty lọt vào Top 10 VNR các doanh nghiệp tư nhân do Vietnam Report công bố vào
ngày 25/11/2009.
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh.
1.3.1. Tầm nhìn:
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người”
1.3.2. Sứ mệnh:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”
1.4 Các nghành nghề kinh doanh.
Sản xuất kinh doanh sữa hộp, sữa bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu
nành, nước giải khát, nước ép trái cây và các sản phẩm từ sữa khác.
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và
nguyên liệu, sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì.
Kinh doanh nhà, môi giới kinh doanh bất động sản, cho thuê kho, bãi. Kinh
doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa, sản xuất mua bán sản phẩm nhựa.
Nhóm 7

7


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
Kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ nhà đất, cho thuê văn
phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư công trình dân dụng.
-

Chăn nuôi bò sữa, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, mua bán vật sống.


Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê
rang xay,...
-

Phòng khám đa khoa.

1. Chức năng và nhiệm vụ.
Trách nhiệm của HĐQT.
Trách nhiệm và nhiệm vụ của HĐQT được quy định trong Điều lệ và Quy chế
quản trị công ty của Vinamilk. Theo đó, HĐQT chịu trách nhiệm trong việc xây dựng
chiến lược và xác định các ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của Công ty, định
hướng và kiểm soát công tác quản lý, đưa ra quyết định về những vấn đề không thuộc
thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT chịu trách nhiệm trước các cổ đông của Công ty và
Ban Điều hành chịu trách nhiệm trước HĐQT. HĐQT chịu trách nhiệm trình bày và
công bố báo cáo tài chính và các thông tin khác để có thể hiểu về tình hình và triển
vọng của Công ty trong báo cáo thường niên và các báo cáo thường kỳ khác.
HĐQT họp định kỳ hàng quý nhằm xem xét và đánh giá kết quả hoạt động của
Vinamilk. Báo cáo tài chính đầy đủ và tóm tắt hàng quý được gửi cho Sở Giao dịch
Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE”). Đại hội Đồng Cổ đông thường
niên được tổ chức hàng năm để cổ đông phê chuẩn các chỉ tiêu kinh doanh của Công
ty.
Nhiệm vụ:
Những nhiệm vụ chính của HĐQT được quy định bao gồm những nhóm sau:
• Giám sát chiến lược và kiểm soát hoạt động quản
lý, tuyển chọn và giám sát TGĐ và Cán bộ quản lý
cao cấp của Công ty.
• Đảm bảo các quyền lợi của cổ đông thông qua việc tổ chức ĐHĐCĐ, xây dựng
chính sách cổ tức, giải quyết các xung đột giữa cổ đông và Công ty.
• Các nhiệm vụ liên quan đến vốn điều lệ và tài sản của Công ty
• Công bố thông tin và tính minh bạch của thông tin.


Nhóm 7

8


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

1.6.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.

1.6.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, theo dõi
và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối,
chính sách giá cả.
Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm.
Phối hợp với phòng kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thị trường.
1.6.2.3. Phòng marketing.
Hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản phẩm, xây
dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến mãi.
Xây dụng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển thương hiệu.
Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới phù
hợp với nhu cầu của thị trường.
Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị
trường và các đối thủ cạnh tranh.

Nhóm 7


9


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
1.6.2.4. Phòng nhân sự.
Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhân sự của toàn công ty.
Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực.
Tư vấn cho Ban giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự.
Làm việc chặt chẽ với bộ phận hành chính, nhân sự của các chi nhánh, nhà máy
nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề hành chính, nhân sự một các tốt nhất.
Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn công ty.
Tư vấn cho nhân viên trong công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa
vụ của nhân viên trong công ty.
1.6.2.5. Phòng dự án.
Lập kế hoạch và triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho các
nhà máy.
Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định
Quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản toàn công ty.
Xây dụng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật.
Nghiên cứu, đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án, giám sát chất lượng xây
dựng công trình và theo dõi tiến độ xây dụng nhà máy.theo dõi công tác quản lý kỹ
thuật.
Lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu để chọn lựa nhà cung cáo phù hợp, có chất lượng
đáp ứng được tiêu chuẩn công ty đề ra cho từng dự án.
1.6.2.6. Phòng cung ứng điều vận.
Xây dựng chiến lược, phat triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận.
Thực hiện mua sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật.
Thực hiện các công tác xuất nhập khẩu cho toàn công ty, cập nhật và vận dụng
chính xác, kịp thời các quy định, chính sách liên quan do nhà nước ban hành.

Dự báo về nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa và xuất
khẩu hiệu quả.
Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho xí nghiệp kho vận. phối
hợp với nhân viên xí nghiệp kho vận theo dõi công nợ của khách hàng.

Nhóm 7

10


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
1.6.2.7. Phòng tài chính kế toán.
Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán
Tư vấn cho ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính.
Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bọ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư
của công ty có hiệu quả.
1.6.2.8. Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm.
Nghiên cứu, quản lý, điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới, sản
phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký công bố các sản phẩm, công tác đăng ký bảo
hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.
Xây dựng và giám sát hệ thông nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và
trong nước (ISO, HACCP)
Thiết lập,quản lý, giám sát thực hiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất và quy
trình đảm bảo chất lượng.
Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu và thị hiếu người tiêu dung để phát triển

những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
1.6.2.9. Phòng khám đa khoa.
Khám, tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cho người bệnh (khách hàng), tư vấn các sản
phẩm của công ty cho khách hàng.
Tư vấn dinh dưỡng gián tiếp cho người bệnh ( khách hàng) qua điện thoại hoặc cho
thân nhân.
Phối hợp với trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản pẩm mới trong việc
đưa ra các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng phù hợp với các nhu cầu cần thiết của
khách hàng.
2. Thị trường và các đối thủ cạnh tranh chính.
2.1. Thị trường.
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm
Nhóm 7

11


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
từ sữa. Sau hơn 38 năm phát triển, đến nay, thị phần của Vinamilk tại Việt Nam trong
phân khúc sữa đặc có đường là 75%, sữa nước gần 50%, sữa bột gần 30% và sữa chua
lên đến gần 90%. Theo khảo sát của Kantar World Panel (công bố ngày 10/5/2013), tại
Việt Nam, Vinamilk là thương hiệu số 1, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là các sản phẩm
sữa nước, hầu như có mặt ở mọi gia đình Việt Nam.
Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với 183 nhà phân phối và
gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.Sản phẩm Vinamilk còn được
xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, CH Séc,Ba Lan, Đức, Trung
Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á, Lào, Campuchia ...
2.2. Các đối thủ cạnh tranh chính.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vinamilk là những ngành đã và đang hoạt động
trong ngành, có ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện có khoảng 50 công ty sữa ở Việt Nam, phần lớn là các công ty vừa và nhỏ.
Các nhà sản xuất qui mô lớn gồm Vinamilk, Dutch Lady Việt Nam, Nestle Việt Nam,
Nutifood, F&N Việt Nam, và Hanoimilk. Tuy nhiên thị trường rất tập trung và 60% thị
phần thuộc về 2 nhà sản xuất lớn nhất là Vinamilk và Dutch Lady; với thị phần tương
ứng ở mức 36% và 24%. Các sản phẩm nhập khẩu chiếm khoảng 30% thị phần, và
Phần còn lại bao gồm Nestle, Nutifood, F&N, Sữa Hà Nội, Long Thành, Mộc Châu,
Tân Việt Xuân,… chia sẻ 7% thị phần. mỗi công ty chiếm không nhiều hơn 3% thị
phần.
Thế nên đối thủ cạnh tranh lớn nhất mà công ty Vinamilk cần quan tâm tới là công
ty Dutch Lady Việt Nam.
Ngoài ra còn các đối thủ cạnh tranh khác
Một vài nhãn hiệu sữa chua nhập khẩu như Yogood, Casei, Betagen… (đều được
nhập từ Thái Lan) cũng khiến các doanh nghiệp phải dè chừng. Đại diện của Yakult
Việt Nam xác nhận ngoài Probi ( sản phẩm sữa chua men sống dạng uống vủa
Vinamilk), sản phẩm nhập khẩu cũng là những đối thủ đáng gờm của họ. không thể,
những công ty sản xuất sứa cũng đang gia nhập vào thị trường sữa chua như: Kido’s,
Nutifood,… cũng là những đối tượng mà công ty Vinamilk cần quan tâm.

Nhóm 7

12


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
3.Tình hình sử dụng nguồn lực và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.Tình hình sử dụng lao động.
Tính đến năm 2013 thì có tổng số lượng nhân viên là 6.000 người. Nguyên nhân
làm cho lượng lao động của vinamilk tăng cao không chỉ là tính hấp dẫn nghề nghiệp
ở đây, mà là do sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất đòi hỏi phải bổ sung thêm
các nguồn lao động từ bên ngoài.

3.2.Tình hình vốn kinh doanh.

 Tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của vinamilk tăng mạnh lên 15.583 tỷ đồng,
tăng 4.810 tỷ đồng so với đầu năm, tức tăng 45%; trong đó, tài sản ngắn hạn tăng
3.548 tỷ đồng (tăng 60%) và tài sản dài hạn tăng 1.262 tỷ đồng (tăng 26%).
 Tính đến cuối năm 2011, công ty có lượng tiền mặt là 3.597 tỷ đồng, tăng1.378 tỷ
đồng (tức tăng 62%) so với mức 2.219 tỷ đồng lúc đầu năm, và hoàn toàn không có
nợ vay ngân hàng.
3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
 Hệ thống phân phối:
Hệ thống phân phôi tiếp tục được mở rộng. tính đến hết năm 2011, công ty
đã bao phủ được 178.000 điểm lẻ. số lượng nhà phân phối của vinamilk là 232
nhà phân phối cho tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Các chính sách giữa 2 kênh truyền thông và hiện đại cũng được điều chỉnh để
các kênh đi đúng định hướng và đúng mục tiêu.
Mục tiêu thời gian tới của kinh doanh là tập trung cải thiện dịch vụ khách
hàng nhắm đến mục tiêu “Doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng xuất sắc nhất
Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng” tròng vòng 3 năm tới do khách hàng
Nhóm 7

13


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
công nhận. từ quý 4/2011, công ty đã tiến hành khảo sát định kỳ tại các điểm
bán lẻ để cải thiện dịch vụ khách hàng.
 Hoạt động marketing:
• Sữa nước và sữa chua: Tiếp tục chương trình hỗ trợ sữa tiệt trùng bổ
sung vi chất công thức ADM+. Nghiên cứu đo lường sức khỏe thương
hiệu trong tháng 7/2011 do CBI thực hiện cho thấy quảng cáo của sữa

nước vinamilk lại tiếp tục được đa số người tiêu dùng ưa thích với 88%
đánh giá “Vinamilk có quảng cáo hay”. Tiếp tục duy trì truyền thống,
thực hiện dùng thử sản phẩm tại siêu thị cho sữa chua ăn Probi.
• Sữa bột: Thực hiện chương trình bình ổn giá cho sản phẩm sữa bột cho
trẻ em dưới 12 tháng tuổi và người già, và chưởng trình khuyên mãi
“Dielac Alpha – Tiết kiệm thông minh” (T7-T8/2011)
Duy trì truyền thông Dielac Pedia nhằm tiếp tục xây dựng nhắc nhở sản
phẩm như duy trì TVC, Quảng cáo Internet, phát mẫu dùng thử
Nâng cao hình ảnh chất lượng sản phẩm và tăng cường hình ảnh nhãn
hiệu tại điểm lẻ.
• Nước giải khát: Thực hiện 02 chương trình truyền thông hỗ trợ cho
nước trái cây và tung trà nho/nha đam trên toàn quốc. Đồng thời tài trợ
cho hai chương trình truyền hình thực tế có lượng khán giả lớn nhất Việt
Nam là “Bước Nhảy Hoàn Vũ” và “Cặp Đôi Hoàn Hảo”, góp phần làm
tăng nhận diện thương hiệu giúp Vfresh tăng trưởng 48% so với năm
2010.
 Sản phẩm mới:
Tiếp tục giới thiệu ra thị trường những sản phẩm mới như sữa tươi thanh
trùng áp dụng công nghệ mới ly tâm tách khuẩn, các loại nước giải khác như
nước nho, nước nha đam, nước ổi, cải tiến các sản phẩm đang lưu hành như
sữa chua, sữa chua uống, thay đổi công nghệ lên men sữa chua: chuyển sang
công nghệ cấ men trực tiếp thay cho phương pháp cấy cổ điển.
 Quản lý chất lượng:
Tất cả các phòng thí nghiệm của Vinamilk đều đạt ISO 17025 cho lĩnh vực
hóa học và sinh học. Toàn bộ 10 nhà máy đều có hệ thống quản lý môi trường
được chứng nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004. Công ty luôn duy trì tốt hoạt
động của hệ thống quản lý chất lượng ISO và hệ thống phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn HACCP.
Nhóm 7


14


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
 Môi trường và tiết kiệm năng lượng:
Trong năm 2011, công ty đã thành lập bộ phận phụ trách năng lượng và môi
trường (theo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả). Lượng nước
nguồn và năng lượng tiêu hao bình quân trên 1 tấn sản phẩm trong năm 2011
tiếp tục giảm đáng kể so với năm 2010, cụ thể: điện – giảm 5.5%, dầu FO –
giảm 6,9%, nước nguồn – giảm 9,7%. Bên cạnh đó, lượng nước đã qua xử lý
và thải ra môi trường bình quân trên 1 tấn sản phẩm cũng giảm 3,4%.
Năm 2011, công ty cũng đã bắt đầu sử dụng đèn LED để chiếu sáng tại nhà
máy sữa Sài Gòn và dự kiến sẽ triển khai nhân rộng tại tất cả nhà máy, giúp tiết
kiệm 70%-80% điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng, đồng thời nhiệt năng sinh ra
không đáng kể không thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, không phát ra các
bức xạ có hại cho sức khoe con người.
 Vùng nguyên liệu:
Trong năm 2011, Vinamilk đã thu mua 144 nghìn tấn sữa tươi, tăng 11% so
với năm 2010. Trong đó thu mua trong dân tăng 8% và thu mua từ trang trại
của vinamilk tăng 52%.
Tính đến tháng 12/2011, tổng đàn bò giao sữa cho vinamilk là 61 nghìn con,
tăng 1.100 con so với tháng 12/2010. Trong đó, bò vắt sữa chiếm 49% tổng đàn
bò.
 Nhân sự:
• Chọn lọc được danh sách nhân sự tiềm năng nhằm phát triển kế nhiệm
cho các vị trí giảm đốc điều hành, các vị trí báo cáo trực tiếp cho Tông
giam đốc, các giám đốc đơn vị và phòng chức năng.
• Tuyển chọn học sinh và tài trợ đào tạo tại nga về sữa và thú y.
• Ban hành phần năng lực chung – bộ năng lực chuẩn, đã triển khai và
thực hiện các hoạt động đào tạo nội bộ tại các đơn vị.

• Phát hành sổ tay “ Bộ quy tắc ứng xử” đến người lao động toàn công ty.
 Tài chính:


Phát hành riêng lẻ thành công 10,7 triệu cổ phiếu, với giá bình quân cao
hơn giá thị trường 32%.



Phát hành 7 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên và phát hành 185 triệu
cổ phiếu thường theo nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Nhóm 7

15


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk


Triển khai ERP cho công ty Bò sữa Việt Nam.



Rà soát các chính sách tài chính nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro,
hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực quản lý tiền: chính sách quản
lý tiền, chính sách tạm ứng, chính sách nợ phải thu.




Triển khai xây dựng kế hoạch năm 2012 và kế hoạch 5 năm.

 Quan hệ với cổ đông:
Trong năm, công ty đã tiếp hơn 100 lượt nhà đầu tư là các công ty chứng
khoán, các quỹ đầu tư lớn và chuyên nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau trên
thê giới và nhiều nhà đầu tư sau đó đã trở thành cổ đông của Vinamilk. Ngoài
ra, Vinamilk cũng tham gia các buổi thuyết trình cho nhà đầu tư do các công ty
chứng khoán tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Bangkok – Thái Lan,
Singapore và HongKong. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng duy trì kênh Thông tin
với cổ đông và nhà đầu tư qua email, điện thoại và mục “Hỏi đáp” trên website
Công ty.
Theo khảo sát của VietStock, Vinamilk là công ty dẫn đầu trong Top 5 doanh
nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư tốt nhất năm 2011. Đây là
khảo sát đươc thực hiện trên tổng cộng 695 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sở
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

Nhóm 7

16


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk

CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

2.1. Công chúng mục tiêu.
Công chúng mục tiêu mà Vinamilk muốn nhắm đến là mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh
đến người lớn tuổi.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn tới
sức khỏe và sử dụng các sản phẩm sữa nhiều hơn, đặc biệt là sữa bột, sữa nước và sữa.
Các dòng sản phẩm của Vinamilk cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần
thiết cho sức khoẻ và sự phát triển của cả gia đình
Vinamilk sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm thực sự có lợi cho sức khỏe và
phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng lứa tuổi khác nhau.
2.2. Hoạt động quan hệ truyền thông tại công ty………………………
2.2.1. Những hoạt động quan hệ truyền thông đã triển khai
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, Vinamilk nhận thức rõ
tầm ảnh hưởng của mình đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội. Đồng
thời cũng thấu hiểu sự thành công của một doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn giản là
những con số về doanh thu thể hiện trên các bản báo cáo thường niên mà còn là những
gía trị vượt trội và lâu dài mà doanh nghiệp đó xây dựng và mang đến được cho mọi
người. Vì vậy, trong suốt 37 năm qua, công ty CP sữa Vinamilk đã thực hiện những
hoạt động nhằm hỗ trợ và phát triển cộng đồng.
2.2.1.1 Quỹ sữa vươn cao việt nam.
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chưa được
chăm sóc đầy đủ về mặt dinh dưỡng, rất ít được uống sữa hoặc thậm chí không biết
đến sữa là gì dẫn đến việc phát triển về mặt thể chất và trí tuệ của các em còn nhiều
hạn chế. Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam được thành lập từ năm 2008, dưới sự chủ trì
của Quỹ BTTEVN - Bộ LĐTBXH cùng phối hợp với Vinamilk, nhằm mục đích hướng
đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước, với hành động tưởng chừng như đơn
giản nhưng lại hết sức thiết thực - trao tận tay các em những ly sữa bổ dưỡng nhằm
góp phần giúp các em có được cơ hội phát triển toàn diện hơn về thể chất và trí tuệ để
có một tương lai tươi sáng hơn. Sự kiên trì của hành trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam
chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hành trình 6 năm của Quỹ sữa đã góp phần
Nhóm 7

17



Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
đem đến cho hàng trăm nghìn trẻ em có cơ hội dùng sữa thường xuyên hơn để cải
thiện tình trạng thể chất và trí tuệ của bản thân, góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam trong những năm vừa qua. Tính đến nay tổng số
lượng sữa mà Quỹ sữa đã đem đến cho hơn 310 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam là
gần 23 triệu ly sữa, tương đương khoảng 84 tỷ đồng. Năm 2010 Quỹ sữa Vươn cao
Việt Nam đã vinh dự được bình chọn là "1 trong 10 chương trình tiêu biểu của ngành
Lao động Thương Binh và Xã Hội”.
2.2.1.2. Quỹ học bổng "vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ việt nam”
Quỹ học bổng "VINAMILK – Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” được khởi nguồn
từ năm 2003 với sự đề xuất của Vinamilk và được sự chấp thuận, chủ trì của Bộ Giáo
dục & Đào tạo. Mục đích của chương trình là nhằm khích lệ các em học sinh tiểu học
cả nước có thành tích học tập tốt và có tinh thần vươn lên trong học tập, rèn luyện. Với
những hoạt động của mình, Vinamilk tự hào đã đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và
được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao bằng khen "Vì sự nghiệp phát triển giáo dục Việt
Nam”.
2.2.1.3. Hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Tiếp tục phát huy truyền thống "Lá lành đùm lá rách” của người Việt nam,
Vinamilk luôn xem đây là định hướng chung cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của
mình. Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng được phát động và tổ chức bởi ban điều hành
Vinamilk luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể nhân viên của công ty:
• Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh cho các trường hợp ốm đau, bệnh nan y, bệnh tật hiểm
nghèo ở các địa phương và ở các bệnh viện.
• Hỗ trợ và tặng quà, sữa cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các trại trẻ mồ côi,
trẻ em cơ nhỡ tại các trung tâm nhân đạo.
• Hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai lũ lụt.
• Tham gia chương trình hiến máu nhân đạo.
Có thể nói, những thành quả trong sản xuất - kinh doanh đã đạt được trong năm
qua, cùng những chương trình đầy ý nghĩa nhân văn với xã hội đang giúp Vinamilk

bước đi từng bước vững chắc, không chỉ duy trì được vị thế của công ty sữa số 1 tại
Việt Nam, mà còn tiến gần hơn tới tham vọng trở thành một trong 50 công ty sữa hàng
đầu thế giới trong tương lai không xa.
2.3. Mối quan hệ của Công ty với các cơ quan truyền thông.
Quan hệ báo chí bao gồm nhiều hoạt động khác nhau từ việc viết thông cáo báo
chí, đặt bài viết đăng báo hay tạp chí cho tới việc tổ chức các cuộc phỏng vấn với
Nhóm 7

18


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
phóng viên báo, đài phát thanh, truyền hình cũng như tổ chức các cuộc họp báo để đưa
ra các thông báo đặc biệt.
Chi phí cho hoạt động này được coi là thấp so với các hoạt động khác của PR và
cho quảng cáo. Trong khi tác dụng của nó lại rất đáng kể và có mức độ bao phủ rất
lớn. Ngày nay báo, đài, truyền hình là những phương tiện truyền tin thông dụng, phổ
biến và hiệu quả nhất ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác.
Đa phần các doanh nghiệp khi bước đầu làm PR thì đều thực hiện quan hệ báo
chí trước tiên vì rất dễ thành công với chi phí thấp. Nói chung với hoạt động này, các
doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện, ít khi phải thuê ngoài. Đó cũng là cái cách mà
doanh nghiệp được tự thể hiện mình và thuyết phục lòng tin của đối tượng mục tiêu.
Công ty Vianamilk có mối quan hệ tốt đẹp với các tờ tạp chí, báo in như báo
Thanh Niên,báo Người lao động, báo Doanh nhân và các trang báo điện tử như báo
Dân trí, Diễn đàn doanh nghiệp,… thường xuyên đăng tải các bài viết PR và các thông
tin đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng tham gia tài trợ cho các chương
trình trên truyền hình như “Bước nhảy hoàn vũ” ,…
2.4. Các công cụ, phương tiện truyền thông đã sử dụng.
 Internet.
-Thiết lập trang web nhằm đăng tải đầy đủ

thông tin về Công ty, về sản phẩm và các vấn đề người tiêu dùng quan tâm.
- Đăng các bài viết, TCBC, các kiến thức bổ ích liên quan đến sữa và tư vấn
cho khách hàng trên các báo mạng Dân trí, báo Đầu tư, báo Diễn đàn doanh
nghiệp,…
 Báo chí.
Công ty đã rất chú trọng trong việc đăng bài trên các báo như báo Thanh niên, báo
Tuổi trẻ, báo Người lao động,báo Đại đoàn kết,… một cách thường xuyên và họ đã rất
thành công.
 Truyền hình.
Mức độ quảng cáo trên kênh truyền thông này rất cao. Các mẫu quảng cáo trên
truyền hình thường quảng cáo khi có một sản phẩm mới hoặc nhằm nhắc nhở khách
hàng.
Các clip quảng cáo sữa tươi Vinamilk thường tập trung khai thác hình ảnh những
chú bò đáng yêu để truyền tải thông điệp về sản phẩm sữa tươi chất lượng dành cho trẻ
em. Điểm đặc biệt nhất là nhạc quảng cáo sữa tươi Vinamilk thường là những "phiên
Nhóm 7

19


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
bản quảng cáo" của rất nhiều bài hát thiếu nhi gần gũi, quen thuộc. Chính vì vậy, khi
lên sóng truyền hình, những clip quảng cáo của Vinamilk rất được trẻ em và các quý vị
phụ huynh đón nhận và yêu thích. Ngoài ra các quảng cáo sữa tươi Vinamilk còn gây
ấn tượng khi sử dụng phần nhạc ca khúc thiếu nhi tiếng Anh quen thuộc "If you're
happy and you know", điều này giúp các bé bước đầu làm quen với các bài hát thiếu
nhi.
2.3. Đánh giá về hoạt động quan hệ truyền thông của công ty.
Với vị trí công ty sữa lớn nhất Việt Nam kể từ khi thành lập vào năm 1976, thị phần
hiện tại hơn 50% trong ngành sữa Việt Nam, trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn

thứ hai trên thị trường chứng khoán với tổng trị giá lên đến 5,3 tỷ USD, có tốc độ tăng
trưởng tổng doanh số, lợi nhuận trước thuế và vốn chủ sở hữu bình quân trong 5 năm
trở lại đây lần lượt là 31%, 31%, 28%, mục tiêu đạt tổng doanh số 3 tỷ USD và đứng
vào Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 của Vinamilk đang dần trở
thành hiện thực
2.4. Khảo sát đánh giá của công chúng, giới truyền thông về hoạt động của công
ty.
2.4.1. Xây dựng tiến trình thu thập thông tin.
- Xác định công chúng mục tiêu.
- Nghiên cứu khảo sát nhóm công chúng.
Hoạt động nghiên cứu các nhóm công chúng là hoạt động quan trọng, có ảnh
hưởng lớn đến định hướng thông tin và hiệu quả tuyên truyền, cần phải được thực hiện
trên cơ sở khách quan, khoa học. Hơn thế nữa, thông qua nghiên cứu các nhóm công
chúng, Prudential cũng có cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền của giai
đoạn trước. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhóm công chúng cần phải được thực hiện
thường xuyên và gắn kết với mục tiêu của tổ chức.
- Đào tạo nâng cao nhận thưc nhóm công chúng.
Là một trong những chức năng quan trọng trong hoạt động PR và truyền thông
của Vinamilk với mục đích nâng cao nhận thức các nhóm công chúng.
2.4.2. Nội dung thông tin thu thập.
2.43. Tình hình nhận thức thái độ và đánh giá về hình ảnh công ty
“Vinamilk xứng đáng vị thế nhà tiên phong của VN và khu vực”- Đó chính là
nhận xét của ông Richard De Boer, Giám đốc Tổ chức Chứng nhận Control Union Hà
Lan tại VN, đại diện GlobalG.A.P. trong buổi lễ chính thức trao giấy chứng nhận đạt
chuẩn quốc tế GlobalG.A.P. (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) cho Vinamilk vào
Nhóm 7

20



Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
sáng 18.7.2014 tại Nghệ An.
Ngay sau Vinamilk nhận được chứng chỉ GlobalG.A.P. cho trang trại bò sữa của
mình - là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt được chuẩn quốc tế này, ngày
19.8.2014, tại hội nghị khoa học và công nghệ thực phẩm thế giới tổ chức ở Montreal,
Canada, Vinamilk lại tiếp tục vinh dự nhận giải thưởng công nghiệp thực phẩm toàn
cầu IUFoST 2014.
Giải thưởng Công Nghiệp Thực Phẩm Toàn Cầu năm 2014 (the IUFoST Global
Food Industry Awards 2014) của sản phẩm sữa nước Vinamilk là một trong những
điểm son sáng giá trong lịch sử phát triển của thương hiệu này. Để đạt được kết quả
đó, sản phẩm sữa nước của Vinamilk đã vượt qua hơn 100 sản phẩm được đề cử đến từ
70 quốc gia để lọt vào vòng chung kết và đoạt giải thưởng. Điều đáng ghi nhận là
trong tất cả đề cử tranh giải từ các nước trên thế giới, chỉ duy nhất Vinamilk đến từ
Việt Nam là doanh nghiệp thuộc ngành sữa đoạt giải. Giải thưởng có quy mô quốc tế
lớn, nằm trong khuôn khổ hội nghị khoa học và công nghệ thực phẩm thế giới được tổ
chức 2 năm 1 lần. Sự kiện lần thứ 17 này quy tụ các nhà khoa học danh tiếng toàn cầu
trong lĩnh vực thực phẩm. Giải thưởng được đề cử và đánh giá theo 3 hạng mục chính
bao gồm: Sáng tạo sản phẩm và Cải tiến công nghệ; Cải tiến bao bì/đóng gói; và
Truyền thông kiến thức khoa học đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Sau 6 năm giữ vững vị trí Báo cáo thường niên (BCTN) tốt nhất, năm
2014. Vinamilk đã có cuộc bứt phá ngoạn mục với “cú hat-trick”: giành giải BCTN
xuất sắc nhất, giải Báo cáo phát triển bền vững và giải Quản trị công ty tốt nhất lần
đầu tiên được tổ chức. Đây là một minh chứng thuyết phục cho khát vọng “Công nghệ
đỉnh cao - vươn tầm thế giới” được Vinamilk xây dựng và chuyển tải xuyên suốt
BCTN 2013.

Nhóm 7

21



Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk

CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG
CHO CÔNG TY…..
3.1. Căn cứ đề xuất.
3.1.1. Phương hướng phát triển của công ty.
Hiện nay, Vinamilk đang tập trung đầu tư chiều sâu hơn 1.600 tỷ đồng vào hệ thống
các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp và sử dụng công nghệ cao của
Thụy Điển và Mỹ…, nhằm mục tiêu nội địa hóa khoảng 40% nguyên liệu đầu vào cho
sản xuất vào năm 2016.
Vinamilk đang đặt ra mục tiêu sẽ đạt doanh số khoảng 3 tỷ đô la Mỹ và đứng vào Top
50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017. Mới đây, công ty vừa được tạp chí
Forbes bình chọn vào Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam.
3.1.2. Tầm nhìn chiến lược.
Chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành một
trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt
mức doanh số 3 tỷ USD.
Trong giai đoạn này, 3 lĩnh vực quan trọng tạo ra đòn bẩy cho việc đạt sứ mệnh của
Vinamilk là:
-

Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược.

-

Duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững.

- Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý kiến thức, cải tiến và sự thay đổi.

3.1.3. Mục tiêu Marketing của công ty.
"Luôn hướng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn
nuôi Bò sữa tại Việt Nam. Cam kết tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và tuân thủ các luật định.
Coi trọng
đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp với đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng các chiến lược
phát triển…”
3.1.4. Chiến lược cơ bản để đạt mục tiêu.
Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược sau:
Kế hoạch đầu tư tài sản:
Nhóm 7

22


Phân tích tình hình quan hệ truyền thông của công ty cổ phần sữa Vinamilk
Trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD.
Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ tức tối
thiểu là 30% mệnh giá.
Khách hàng:
Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả
hợp lý và hệ thống phân phối tốt nhất Việt nam.
Quản trị doanh nghiệp:
Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được công
nhận.
Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thể phát
huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các doanh
nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.
3.1.5. Định hướng về hoạt động Quan hệ công chúng của công ty.
Định hướng về hoạt động Quan hệ công chúng của công ty tập trung vào các nội

dung sau:
Môi trường và năng lượng.
Mục tiêu trong giai đoạn 2012-2017
- Thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng ít nhất 3% sau 5 năm thực hiện.
- Giảm thiểu lượng phát thải CO2 và các chất thải gây hiệu ứng nhà kính.
- Xây dựng và áp dụng việc quản lý năng lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 50001:2011
về Quản lý năng lượng trong tất cả các nhà máy.
Hỗ trợ phát triển cộng đồng và Phát triển kinh tế địa phương.
Tại các địa phương mà Vinamilk có hoạt động sản xuất và kinh doanh, Vinamilk
luôn hướng đến viêc gắn kết giữa mở rộng quy mô hoạt động với sự phát triển kinh tế
của địa phương:
• Đầu tư cơ sở vật chất, góp phần xây dựng các cơ sở hạ tầng tại địa phương.
• Tạo việc làm, đào tạo nghề cho lực lượng lao động của địa phương
Trách nhiệm với người lao động.
- Điều kiện làm việc an toàn và được chăm sóc sức khoẻ.
- Phát triển đội ngũ lao động đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và không phân biệt
đối xử.
Nhóm 7

23


×