Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NHỮNG BIẾN DẠNG THÔNG THƯỜNG của mô MIỆNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 11 trang )

NHỮNG BIẾN DẠNG THÔNG THƯỜNG CỦA MÔ MIỆNG
Mục tiêu:
1. Mô tả được những thay đổi về hình dạng thường gặp của mô miệng, không ảnh
hưởng đến chức năng và không cần điều trị.
2. Phân biệt được những biến dạng này với những trường hợp bệnh lý
Trên lâm sàng, trong công việc khám bệnh hàng ngày, đôi khi ta gặp một số
trường hợp đặc biệt ở vùng miệng, có thể là bẩm sinh, có thể là di truyền hoặc chỉ là
một sự loạn sản tổ chức, dấu chứng của một hội chứng…và nguyên nhân thường
không rõ.
1. BIẾN DẠNG Ở MÔI
1.1. Khuyết môi, khuyết mép
Đó là những nơi trũng xuống hoặc lỗ dò ở môi và mép
1.1.1. Khuyết môi
Còn gọi là lỗ dò ở môi (hay lỗ dò chột), là một tật bẩm sinh, thường gặp ở môi
dưới, đôi khi gặp cả môi trên (thường phối hợp với khe hở môi trên).
Về lâm sàng, có sự trũng sâu xuống ở phần đỏ của môi, có thể xảy ra ở một
hoặc hai bên (2 lỗ đối diện gần giữa môi đỏ), nhìn ngoài rất rõ, như một cái phểu hoặc
gồ như cái rốn và có thể tiết ra chất nhầy. thăm dò bằng thám trâm chỉ vào sâu được
trên 1 cm, đằng sau cơ vòng môi, không chạm xương.
Về phôi thai học, sự biến dạng này có thể do sự lõm xuống của niêm mạc môi
lúc mới được cấu tạo và sau đó thì nơi lõm này dính liền với mô liên kết bên dưới.
Hoặc có thể là vết tích còn tồn tại của 2 rãnh bên của môi phôi thai.
Về tổ chức học, chỉ có tế bào biểu mô lát tầng và trong những thớ tổ chức liên
kết bình thường có nhiều tuyến niêm mạc.
Điều trị nhằm cắt bỏ đường dò và khâu phục hồi thẩm mỹ.
1.1.2. Khuyết mép
Là trũng nhỏ ở 1 hay 2 bên khóe mép thuộc phần đỏ của môi, có thể có chất
dịch và cho thoát từ đường dò bên trong. Nguyên nhân không rõ, có thể là vết tích tồn
tại trên đường tận cùng của khe mặt nguyên thủy giữa gò hàm trên và cung quai hàm.
1.2. Môi to hay phì đại môi
Thường gặp ở môi trên, có thể sinh ra môi đã to hoặc khi lớn mới xảy ra.


Về tổ chức học thường là một u bạch mạch lan tỏa.
Lâm sàng biểu hiện môi trên to rõ rệt, sờ chắc, co giãn được, ít gây trở ngại về
chức năng. Môi to dần theo tuổi, thỉnh thoảng có thể có những cơn viêm nhiễm, hoặc
đè vào cung răng làm biến dạng xương ổ răng.
Môi to cũng có thể nằm trong hội chứng Melkerson-Rosenthal (môi to, lưỡi to
có nếp, mi sập, liệt dây VII từng đợt.
Điều trị: Phẫu thuật cắt gọt bớt nếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng.
1.3. Môi kép hay u tuyến
Có thể bẩm sinh hay lớn lên mới xuất hiện, người ta cho rằng đó là một loại u
tuyến của môi vì tổ chức học thấy có tuyến môi tăng sản.

1
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


Môi kép thường chỉ gặp ở môi trên, môi để bình thường đôi khi không nhìn
thấy rõ, nhưng khi nói hoặc ngậm miệng và mỉm cười mới lộ rõ vùng môi kép, giống
như có 2 môi trên nhưng môi thứ 2 nhỏ hơn, ở mặt trong của môi đỏ, giữa rãnh lợi-má
với bờ viền niêm mạc – da, phân chia với môi thật bằng một nếp lõm, niêm mạc đồng
đều như môi đỏ, sờ mềm như môi thường.
Về tổ chức học, phần môi thứ 2 không có cơ môi mà chỉ có những tuyến môi.
Môi kép có thể phối hợp với sập mi trên và bướu cổ tạo thành hội chứng
Ascher.
Điều trị: Do không gây rối loạn cơ năng chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ nên chỉ cần
cắt bỏ u tuyến và tạo lại hình môi bình thường.
1.4. Môi dính
Thường gặp ở môi trên do thắng môi bám thấp.
Lâm sàng thường thấy môi trên dính vào nướu cung răng trên tạo khe hở giữa 2
răng cửa giữa

Điều trị: Phẫu thuật cắt và di chuyển thắng môi về vị trí bình thường

2
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


H 1. Môi dính: trước và sau phẫu thuật
2. BIẾN DẠNG Ở LƯỠI
2.1. Lưỡi nhỏ
Là một dị dạng bẩm sinh rất hiếm gặp, thường đi kèm với sự kém phát triển
xương hàm dưới hoặc tật không có ngón tay. Lưỡi nhỏ nhưng vẫn có thể ăn, nói được
tuy khó khăn và phát âm không rõ.
2.2. Lưỡi to
Là dị tật bẩm sinh do phì đại cơ toàn thân hoặc tại chỗ hay thụ đắc gặp trong
các trường hợp lưỡi có u máu hay u bạch mạch, ung thư lưỡi gây tắc mạch lymphô
lưỡi, người mắc bệnh ngu đần hay tăng năng tuyến yên ở thùy trước, phù do điều trị
bằng corticoid, mất răng hàm dưới lâu ngày.
Lúc đầu lưỡi to chưa gây trở ngại gì, sau đó đẩy dần cung răng ra ngoài làm cho
các răng xô lệch, in dấu răng dưới ở bờ lưỡi, có khi miệng không đủ che làm đầu lưỡi
luôn thè ra ngoài gây trở ngại cho việc ăn uống.
Điều trị: Điều trị nguyên nhân. Nếu gây xáo trộn chức năng và yêu cầu của
chỉnh nha thì mới có chỉ định phẫu thuật nhưng cũng dễ tái phát.
2.3. Lưỡi dính
Lưỡi có thể dính hoàn toàn (dính vào sàn miệng) hoặc dính một phần (do thắng
lưỡi quá ngắn hay dính ở đầu lưỡi kéo đầu lưỡi xuống sàn miệng sau răng cửa giữa
hàm dưới) gây hạn chế bú, nuốt và phát âm.
Điều trị: Nếu gây xáo trộn chức năng cần phẫu thuật tạo hình chữ Z cắt bỏ chỗ
dính vào sàn miệng đẩy lưỡi lên.


3
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


H.2 Lưỡi dính: trước và sau phẫu thuật
2.4. Lưỡi chẻ
Lưỡi chẻ đôi hoàn toàn hay lưỡi hai đầu rất hiếm gặp, do sự khiếm khuyết trong
sự ráp dính 2 nụ bên khi cấu tạo lưỡi.
Thường gặp lưỡi chẻ không hoàn toàn do rãnh giữa lưỡi sâu và lưỡi nứt nẻ.
Lưỡi chẻ có thể phối hợp với hội chứng miệng-ngón tay-mặt (khe hở môi, hàm
ếch, các thắng phì đại, lưỡi có nhiều thùy. Tay dính ngón, ngắn, thừa. Mặt có u ở trán,
mũi cao sống mũi rộng, đầu hói…). Hoặc phối hợp với hội chứng Pierre Robin (khe
hở môi dưới và xương hàm dưới).
2.5. Lưỡi nứt nẻ
Đây có thể là dị dạng bẩm sinh hoặc do chấn thương kinh niên hay thiếu sinh tố
B hỗn hợp.
Trên lâm sàng, lưng lưỡi có nhiều đường nứt nẻ, thường có một rãnh sâu giữa
lưỡi và từ đó có nhiều đường nứt tỏa ra 2 bên hông lưỡi.
Điều trị: Không cần, chỉ dặn bệnh nhân phải vệ sinh răng miệng và lưỡi sạch sẽ,
vì những đường nứt nẻ dễ làm đọng thức ăn gây viêm nhiễm.

2.6. Lưỡi bản đồ
Trên lưng lưỡi xuất hiện từng vùng trơn láng màu đỏ, bên ngoài các vùng đó có
đường viền mỏng màu trắng. Ở vùng đỏ các gai chỉ biến mất chỉ còn gai nấm dưới
dạng nốt nhỏ, đỏ. Các vùng đó xen kẽ làm cho mặt lưỡi có hình giống như một bản đồ.

4
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng



Các vùng này tồn tại một thời gian rồi mất đi và di chuyển sang vùng khác, hết
rồi lại tái phát
Nguyên nhân không rõ, thường thấy ở trẻ nhỏ, đôi khi cũng gặp ở người trưởng
thành. Có thể do yếu tố tâm lý, thiếu vitamin B, dị ứng, di truyền, nhiễm nấm. Hiện
nay có thuyết cho là do sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào niêm mạc lưỡi.
Điều trị: Trấn an người bệnh và vệ sinh răng miệng.

H. 3 Lưỡi bản đồ
2.7. Lưỡi lông
Là sự tăng sinh dài ra của các gai chỉ mà không tróc đi.
Nguyên nhân có thể do môi trường miệng bị thay đổi bởi sự xáo trộn bài tiết
nước bọt hay xáo trộn thành phần tạp khuẩn miệng. Ví dụ nhiễm nấm Candida
albicans, xáo trộn toàn thân (thiếu máu, bệnh dạ dày), do thuốc (sodium perborate,
sodium peroxide, pesnicilline, auréomycine), do thuốc lá, do phóng xạ…
Có thể thấy trên lưng lưỡi những mảng màu nâu, đen, vàng, trắng tùy theo
nguyên nhân gây ra.
Điều trị: vệ sinh răng miệng, điều trị nguyên nhân.

5
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


H. 4 Lưỡi lông
2.8. Viêm lưỡi giữa hình thoi
Đây là một dị dạng bẩm sinh của lưỡi, ít gặp.
Trên lưng lưỡi xuất hiện một mảng hình thoi, hoặc một vùng hơi nhô lên có
từng múi, màu đỏ ngay trước V lưỡi. Ở vùng này không có gai chỉ, niêm mạc trơn

láng.
Nguyên nhân do sự sót lại của lồi giữa trong quá trình phát triển của lưỡi (lưỡi
phát triển từ 3 lồi, 2 lồi bên và 1lồi giữa, trong giai đoạn đầu 3 lồi này phát triển tương
đương nhau về kích thước, nhưng về sau lồi giữa ngưng phát triển và lui vào trong
thân lưỡi trước khi 2 lồi bên dính vào. Trong khi rút lui, những mảnh còn sót lại của lồi
giữa hoặc không kịp rút lui tạo thành một mảng hình thoi đỏ nên được gọi là viêm lưỡi
giữa hình thoi (mặc dù dùng từ viêm là không hợp lý vì không có đầy đủ triệu chứng
của viêm).
Trường hợp nhiễm nấm Candida ở lưng lưỡi có thể có dạng viêm teo của niêm
mạc, đây được gọi là viêm lưỡi giữa hình thoi thứ phát.
Không cần điều trị.

H. 5 Viêm lưỡi hình thoi giữa
2.9. Amiđan lưỡi phì đại
Là những gai lá nằm hai bên hông lưỡi gần đáy lưỡi chứa nang lymphô, hoặc
nằm rải rác trên đáy lưỡi. Hệ thống lymphô ở lưỡi được gọi là amiđan lưỡi.
Amiđan lưỡi phì đại thường theo sau sự nhiễm trùng đường hô hấp–tiêu hóa
trên (viêm họng…), thường có cả 2 bên, màu sắc cùng với niêm mạc chung quanh,
không đau.
Điều trị nguyên nhân, nếu cần có thể phẫu thuật cắt bỏ.

6
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


H. 6 Amiđan lưỡi phì đại
2.10. Gai đài phì đại
Gai đài là những gai nằm trên lưng lưỡi gần đáy lưỡi, tạo ra V lưỡi. Những gai
này có thể phì đại (bẩm sinh hoặc do viêm) tạo thành những nốt nổi rõ trên lưng lưỡi.

Điều trị: không cần, chỉ dặn bệnh nhân phải vệ sinh răng miệng.

H. 7 Gai đài phì đại
2.11. Nốt giáp trạng lưỡi
Là vết tích sót lại của tuyến giáp trạng, những nốt này ở lưng đáy lưỡi, ngay
đường giữa sau V lưỡi và lỗ tịt, đường kính từ 2-3 cm, có thể gây khó nói, khó nuốt,
khó thở, đau và cộm, có khi xuất huyết.
Nguyên nhân chưa rõ, có thể do suy tuyến giáp hay bướu giáp làm cho nốt này
phì đại.
Điều trị: phẫu thuật, nếu gây triệu chứng khó chịu.
2.12. Mạch trương dưới lưỡi
Là tĩnh mạch ở bụng lưỡi phồng to, màu xanh, thường nằm cạn và ngoằn ngoèo
dưới niêm mạc bụng lưỡi, đôi khi cả 2 bên hông lưỡi, không tiến triển, nhưng có thể
gây lở loét, huyết khối.
Nguyên nhân không rõ, nhưng thường gặp ở người lớn tuổi, mất răng mà không
có hàm giả nên không nhai được, lưỡi ít hoạt động, máu ít lưu thông nên sinh ra biến
chứng này.
Điều trị: không cần thiết, chỉ cần trấn an bệnh nhân.

7
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


3. BIẾN DẠNG Ở NIÊM MẠC
3.1. Hạt lấm tấm Fordyce
Là những hạt màu vàng nằm rải rác hay tụ tập thành từng mảng ở niêm mạc má,
đối diện với các răng cối lớn, vùng tam giác hậu hàm, trụ trước amiđan hoặc ở mặt
trong môi, thỉnh thoảng thấy ở nướu răng và ở khẩu hầu. Có chất nhờn hay chất bã đậu
tiết ra từ những lỗ nhỏ trên hạt Fordyce.

Thường gặp ở người trưởng thành, không phân biệt nam hay nữ. Trẻ em ít gặp
do các cơ quan phụ thuộc da ít phát triển trước tuổi dậy thì.
Về phôi thai học khi gò hàm trên và cung quai hàm sát nhập với nhau để tạo
thành má, những tuyến nhờn lạc chỗ bị vùi bên trong niêm mạc miệng tạo thành những
hạt Fordyce.
Điều trị: không cần

H. 8 Hạt Fordyce
3.2. Niêm mạc miệng nhiễm sắc melanin
Do sự tích tụ melanin ở lớp đáy của niêm mạc phủ, là sự nhiễm sắc sinh lý,
thường xuất hiện ở người có màu da sậm.
Thường gặp là những đám nhiễm sắc ở mặt ngoài nướu hàm trên hay hàm dưới,
đôi khi gặp ở niêm mạc má, khẩu cái, lưỡi, môi.
Chẩn đoán gián biệt với:
• Nhiễm sắc do ngộ độc bismuth, bạc, chì, thuốc sốt rét.
• Bệnh toàn thân: hội chứng Peutz-Jeghers hay bệnh nhiễm sắc tố mô
• Nhiễm sắc do amalgame bị chôn vùi dưới niêm mạc.

8
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


H.9 Nhiễm sắc melanin

H. 10 nhiễm sắc Amalgame

H. 12 Nhiễm sắc do hút thuốc

H.11 Nhiễm sắc do Bismuth


H. 13 Nhiễm sắc trong Addisson

H.14 Nhiễm sắc trong h/c Peutz - Jeghert
3.3. Nếp gấp khẩu cái phồng to
Nếp gấp niêm mạc ở phần khẩu cái cứng đôi khi phồng to do bị sừng hóa nên
có màu trắng hơn niêm mạc của khẩu cái cứng.
4. BIẾN DẠNG Ở XƯƠNG
4.1. Lồi xương khẩu cái

9
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


Là một u xương ở giữa khẩu cái, được cấu tạo bởi khối xương đặc hay một lõi
xương đặc phủ bên ngoài một lớp xương xốp, có nhiều hình dạng như hình tròn, hình
thoi, có nhiều múi, phồng to…
Nguyên nhân chưa rõ, được hình thành khi 2 mấu khẩu cái bên dính nhau trên
đường giữa.
Điều trị: phẫu thuật cắt bỏ khi quá to, gây cộm, khó chịu hay cần làm hàm giả.

4.2. Lồi xương hàm dưới
Thường ở mặt trong xương hàm hàm dưới, giữa răng nanh và răng cối nhỏ, cả 2
bên, niêm mạc phủ màu trắng.
Điều trị: phẫu thuật cắt bỏ khi có triệu chứng khó chịu hoặc để làm hàm giả.

4.3. Đa lồi xương ở xương hàm
Là những nốt u xương phủ bởi niêm mạc màu trắng, nằm rải rác ở mặt ngoài và
mặt trong xương hàm trên và dưới.

Nguyên nhân chưa rõ, có thể do lực nhai quá tải.
Điều trị: không có chỉ định điều trị, trừ khi cần làm hàm giả.

4.4. Hố tuyến nước bọt

10
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng


Là một hố (khoang) xương tự phát của tuyến nước bọt, sự lõm vào của vỏ
xương ở mặt trong thân xương hàm dưới, thường gặp cả 2 bên, không có triệu chứng,
chỉ phát hiện tình cờ khi chụp phim X quang. Đa số trường hợp vùng thấu quang nằm
dưới kênh răng dưới, ở vùng răng cối lớn và liên tục với bờ dưới xương hàm dưới.
Hố lõm thường chứa mô tuyến nước bọt, sinh thiết thấy mô tuyến bình thường,
nhiều mô mạch máu, thần kinh.
Chụp tuyến có bơm thuốc cản quang thấy được cấu trúc ống tuyến đi vào vùng
thấu quang trong xương hàm.

4.5. Khiếm khuyết tủy xương tạo huyết
Do tích tụ mô tủy xương, không liên quan đến bệnh toàn thân nào.
X quang cho thấy một vùng mất bè xương, giới hạn không rõ, không có phản
ứng tạo xương.
Thường xảy ra ở vùng mất răng, nam nhiều hơn nữ. Ở nơi còn răng dễ chẩn
đoán nhầm với nang chân răng nên cần phải sinh thiết.

11
/>
Người chia sẻ :Bàn Chải Đánh Răng




×