Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đặc sắc Nghệ Thuật trong Tùy bút của Nguyễn Tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.78 KB, 38 trang )

Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
------

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI III

Đề tài: Đặc sắc trong nghệ thuật tùy bút
của Nguyễn Tuân

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Thùy Trang

SVTH :Nhóm 4

Huế, 3/2017
SVTH: Nhóm 4

1


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III
MỤC LỤC

SVTH: Nhóm 4

2




Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

A. NỘI DUNG
Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khái quát chung về thể loại tùy bút
1.1.1. Khái niệm
Trong cuốn từ điển văn học, Nguyễn Xuân Nam có viết: Tùy bút là một thể
loại kí. Tức là một thể loại phái sinh của kí, nằm trong kí. Lối viết tương đối
phóng khoáng; nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự
việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng khác, để bộc lộ những cảm xúc, những
tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn thể
hiện gần như trong thơ trữ tình. Tùy bút là thể loại giàu chất trữ tình nhất trong các
loại kí.
Những sự việc, những con người nhắc đến trong tùy bút tuy không kết
thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lí của dòng cảm
xúc, dòng suy nghĩ của tác giả; và cũng phải xác thực. Gía trị của tùy bút là ở
những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư,
bình thường.
Tuy nhiên, dù đậm chất thơ, giàu hình ảnh trữ tình, nhưng so với các tiểu
loại khác nhau của kí, tùy bút vẫn có không ít những yếu tố chính luận và chất suy
tưởng triết lý.
Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lý
thú, tạo ra một chất thơ riêng. Cấu trúc của tùy bút, nói chung, không bị ràng buộc,
câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể, song nội dung của nó vẫn được triển khai theo
một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định.
Trong văn học hiện đại Việt Nam, tùy bút Nguyễn Tuân được xem là đặc
sắc nhất. Bên cạnh đó còn có nhiều tác giả tên tuổi như: Nguyễn Trung Thành
(Tùy bút Đường chúng ta đi), Nguyễn Thi (Tùy bút Dòng kinh quê hương),…

1.1.2. Đặc điểm thể loại
A. Đề tài

SVTH: Nhóm 4

3


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

Đề tài của tùy bút rất đa dạng. Với ưu thế riêng của một thể loại nằm ở vị trí
trung gian, tùy bút có thể can dự vào mọi phương diện, mọi lĩnh vực đời sống. Từ
những vấn đề về lịch sử, văn hóa, phong tục cho tới những nội dung mang tính
chất thế sự, đời tư; từ ngoại cảnh đến tâm cảnh, từ ý thức đến vô thức, tất cả đều là
đối tượng để cảm nhận và suy tư trong tùy bút.
Tùy bút thường tái hiện nội tâm con người trong sự đan xen nhiều cung bậc
cảm xúc phong phú, phức tạp hoặc thuật lại những nỗi ám ảnh, day dứt tinh thần
triền miên. Cảm quan nghệ thuật của người viết tùy bút còn tỏ ra hết sức tinh nhạy
trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống.
B. Lời văn, giọng điệu
Lời văn, giọng điệu của tùy bút bao giờ cũng uyển chuyển, linh hoạt, có sự
hài hòa giữa chất thơ với chất trần thuật. Lời văn tùy bút thường rất đẹp, vì được
trau chuốt bằng cả một “tử công phu” (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Người viết
tùy bút phải là “nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy” thì mới đủ sức làm thăng hoa những vẻ
đẹp tiềm ẩn của ngôn từ nghệ thuật. Trong tùy bút, dạng lời văn gián tiếp của
người trần thuật luôn xuất hiện với tần số cao nên độc thoại là hình thức giao tiếp
chiếm ưu thế.
Tùy bút thường có giọng chậm rãi, như thủ thỉ tâm tình. Nhân vật xưng tôi người trần thuật trữ tình - quán xuyến toàn bộ tác phẩm, dù không phải lúc nào
cũng xuất hiện trực tiếp.
C. Kết cấu

Không kể toàn bộ câu chuyện, không dựng lại bức tranh toàn cảnh (như
truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết), không quan tâm xây dựng cốt truyện, tùy bút
chỉ chú trọng thể hiện dòng cảm xúc với những khoảnh khắc tâm trạng, những
trạng thái suy tư, những tình huống nhận thức.
Người viết tùy bút ít khi dồn nén, thắt nút, tạo kịch tính, nên kết cấu thường
dàn trải như dạo chơi theo nhịp thời gian chậm, trong không gian rộng, nhuốm

SVTH: Nhóm 4

4


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

màu hoài niệm. Trong kết cấu một thiên tùy bút, câu chuyện được thuật lại bao giờ
cũng được lùi vào bình diện thứ hai, nhường chỗ cho dòng mạch trữ tình.
D. Dung lượng
Dung lượng của mỗi tác phẩm tùy bút thường ở mức độ trung bình, vừa đủ
để gói ghém tình ý của nhà văn về một đối tượng thẩm mỹ cụ thể. Nếu cần bộc lộ
trọn vẹn ấn tượng chủ quan trước những sự việc, hiện tượng đa dạng, phong phú,
người viết tùy bút chia tác phẩm thành từng đoản thiên.
1.2.3. Phân loại tùy bút
A. Dựa vào phương diện đề tài
Căn cứ vào tiêu chí này, sẽ có các dạng cụ thể như: tùy bút văn hóa, tùy bút
phong cảnh thiên nhiên, tùy bút chiến tranh, tùy bút lịch sử, tùy bút chính trị,...
.Các dạng tùy bút này mang những nét riêng về không gian, thời gian nghệ thuật,
về giọng điệu trần thuật, về mối quan hệ giữa tả và kể. Chúng tôi chọn sự khác
nhau về đề tài làm căn cứ phân loại vì đây là tiêu chí nổi trội, có khả năng bao quát
đối tượng trong tính đa dạng và phong phú của nó.
B. Dựa vào phương diện cảm hứng sáng tác

Dựa trên tiêu chí cảm hứng sáng tác, có thể phân thành các dạng như sau:
tùy bút lãng mạn, tùy bút anh hùng, tùy bút thế sự, tùy bút bi kịch, tùy bút châm
biếm,… Dựa vào cảm hứng sáng tác, người đọc có thể tìm chất điệu riêng cho “thị
hiếu” thẩm mĩ vốn đa dạng, nhiều vẻ của mình.
C. Dựa vào phương diện dung lượng
Sự khác biệt về dung lượng là một tiêu chí hình thức dựa vào đó có thể
phân loại tùy bút thành các kiểu: đoản thiên tùy bút, trung thiên tùy bút, trường
thiên tùy bút. Tạp bút, tạp văn là một dạng biến thể, mang đầy đủ đặc điểm của
đoản thiên tùy bút, vừa đủ để diễn tả gọn ghẽ một tình huống và bộc lộ một cách
đơn tuyến mạch suy tư, xúc cảm của chủ thể trữ tình
1.2.Khái quát chung về tác giả và sự nghiệp sáng tác
1.2.1. Về tác giả

SVTH: Nhóm 4

5


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

Nguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Gia đình có
truyền thống nho học. Nhưng lúc này nho học đã thất thế, nhường chỗ cho Tây
học. Cả một thế hệ vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời
trước xã hội giao thời Tây - Tàu nhố nhăng; sinh ra tư tưởng bất đắc chí (trong đó
có cụ Tú Hải Văn, thân sinh của Nguyễn Tuân). Bối cảnh xã hội, không khí gia
đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như phong
cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Là một trí thức giàu tinh thần dân tộc,
Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, có lúc bế tắc,
tuyệt vọng.
Năm 1929, bị đuổi học và không được vào làm việc ở bất cứ công sở nào

trên toàn cõi Ðông Dương (vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp nói xấu
người Việt Nam, tại trường trung học Nam Ðịnh). Cùng một nhóm bạn, vượt biên
giới sang Lào; bị bắt ở Thái Lan, đưa về giam ở Thanh Hóa. Hơn một năm sau, ra
tù. Ði trái phép vào Sài Gòn, đến Vinh thì bị bắt và bị quản thúc ở Thanh Hóa. Kể
từ đây, Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Ông lao
vào con đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ "đại bất đắc chí", như một người "hư
hỏng hoàn toàn".
Cách mạng tháng Tám đã cứu sống cuộc đời cũng như trang viết Nguyễn
Tuân. Ông hân hoan chào đón cuộc đổi đời lịch sử, tự "lột xác" và chân thành
đứng vào hàng ngũ nhà văn Cách mạng.
Năm 1950, vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Từ 1948-1958, là tổng thư ký
Hội Văn nghệ Việt Nam.
Luôn hăng hái tham gia vào hai cuộc kháng chiến. Tiếp tục đi nhiều, có mặt
ở tuyến lửa ác liệt, dùng văn chương ngợi ca đất nước và cùng nhân dân đánh giặc.
Nguyễn Tuân mất ngày 28-7-1987 tại Hà Nội.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
A. Qúa trình sáng tác và đề tài chính

SVTH: Nhóm 4

6


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công
ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút
ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới
nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến
đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua....

Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh
ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ
lạc".
Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết "chủ nghĩa xê dịch" này trong tâm
trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhờ “chủ nghĩa xê dịch”, Nguyễn Tuân
lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị
của đất nước (Một chuyến đi).
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá
khứ còn "vang bóng một thời". (như Huấn Cao Chữ người tử tù).
Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Trong tình trạng
khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc,
phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt
cua).
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ
cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên
cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong
cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết
sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động
trong chiến đấu và sản xuất.
B. Những tác phẩm tiêu biểu


Ngọn đèn dầu lạc (1939)

SVTH: Nhóm 4

7


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III



Vang bóng một thời (1940)



Chiếc lư đồng mắt cua (1941)



Tàn đèn dầu lạc (1941)



Một chuyến đi (1938)



Tùy bút (1941)



Thiếu quê hương (1940)



Tóc chị Hoài (1943)




Tùy bút II (1943)



Nguyễn (1945)



Chùa Đàn (1946)



Đường vui (1949)



Tình chiến dịch (1950)



Thắng càn (1953)



Chú Giao làng Seo (1953)



Đi thăm Trung Hoa (1955)




Tùy bút kháng chiến (1955)



Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)



Truyện một cái thuyền đất (1958)



Tùy bút Sông Đà (1960)



Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)



Ký (1976)



Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)




Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)



Tú Xương



Yêu ngôn (2000, sau khi mất)



Ký Cô Tô(1965)



[…]

SVTH: Nhóm 4

8


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

C. Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể
thâu tóm trong một chữ "ngông” ( Vang bóng một thời) Thể hiện phong cách này,
mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự

vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương
diện văn hóa, thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông
gọi là Vang bóng một thời.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi
quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa
nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân
dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân
tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.
1.3. Tùy bút – đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
A. Những thiên tùy bút tiêu biểu
* Trước 1945 :
Một chuyến đi (1938). Tác phẩm là tập hợp những trang viết từ chuyến du
lịch không mất tiền sang Hương Cảng để tham gia thực hiện bộ phim “Cánh đồng
ma” – một trong những phim đầu tiên của Việt Nam. Nét đặc sắc nhất ở “Một
chuyến đi” chính là giọng điệu. Có thể nói đến đây Nguyễn Tuân mới tìm được
cách thể hiện giọng điệu riêng, một giọng điệu hết sức phóng túng, linh hoạt đến
kỳ ảo : “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh
thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh
choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa” (Nguyễn Ðăng
Mạnh). Nhân vật chính trong tác phẩm là cái “tôi” ngông nghênh kiêu bạc của nhà
văn. Một cái “tôi” sau quá nhiều đắng cay tủi cực đã hầu như hoài nghi tất cả, chỉ

SVTH: Nhóm 4

9


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

còn tin ở cái vốn tình cảm, ý nghĩ, cảm xúc sắc sảo và tinh tế của mình tích lũy

được trên bước đường xê dịch.
Vang bóng một thời (1939): Bằng tập truyện Vang bóng một thời Nguyễn
Tuân đã vươn đến đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm gần đạt đến độ
“toàn thiện toàn mỹ” ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt
Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. Vang bóng một
thời vẽ lại những cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông
Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc
nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng
liêng. Cũng vào thời ấy, tên đao phủ còn chém người bằng đao, người ta còn đi lại
trên đường bằng võng, bằng cáng; vừa đi vừa dềnh dàng đánh cờ bằng miệng, …
Thời gian hầu như chưa trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với con người, bởi nó còn
được đo bằng mùa, bằng tiết. Nhưng những vẻ đẹp có màu sắc truyền thống ấy
đang có nguy cơ bị mai một. Ðau đớn nhận ra điều đó, Nguyễn Tuân ra sức níu
giữ, gom góp và phục chế lại bằng tất cả tấm lòng thành kính. Vang bóng một thời,
vì thế, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của
dân tộc.
Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941),
Chiếc lư đồng mắt cua (1941): Mải mê với những lạc thú trần tục, cái “tôi” vẫn
còn đầy tự trọng và giữ được ý thức về bản thân mình
Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài (1943), Nguyễn (1945).
* Sau 1945 :
Chùa Ðàn (1946) : Một tác phẩm được viết khá công phu và đầy tâm huyết.
Chùa Ðàn là truyện về một nhân vật mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ đến
tàn nhẫn ; nhưng từ sau 1945, như được uống liều thuốc cải lão hoàn đồng, tự cải
tạo vươn lên thành con người mới, sống chan hòa với xung quanh. Có nhiều ý kiến
SVTH: Nhóm 4

10



Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

đánh giá chưa thật thống nhất đối với tác phẩm này. Mới đọc qua, dễ có ấn tượng
về một quá trình đổi thay có vẻ giản đơn, công thức. Nhưng nếu xem xét tác phẩm
trong cả quá trình sáng tác của nhà văn thì không thể không công nhận Chùa Ðàn
là một cố gắng đáng trân trọng.
Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950): ghi nhận chuyển biến thật sự
sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Tuân. Ðáp lời kêu gọi của Ðảng, Nguyễn Tuân hăng
hái xốc ba lô lên vai dấn thân khắp các nẻo đường chiến dịch. Cái “tôi” giờ đây
không còn phá phách, ngông nghênh nữa mà rưng rưng hòa nhập, sẻ chia với đồng
bào đồng chí. Giọng điệu văn chương trở nên sôi nổi tin yêu, tràn ngập một tình
cảm chân thành đến hồn nhiên đối với quê hương đất nước, với Cách mạng và
kháng chiến. Ngỡ như sau phút dừng chân bên đường để định phương hướng,
Nguyễn Tuân lại tiếp tục bôn ba trên hành trình đi tìm cái Ðẹp, cái Thật. Có điều
khác là những giá trị ấy giờ đây không phải mất công tìm kiếm ở cõi quá vãng
hoặc vô hình nào mà hiện hữu ngay trong cuộc đời thực đang từng giây từng phút
sinh sôi cuồn cuộn trước mắt. Nguyễn Tuân như chuếnh choáng say sưa trước
niềm hạnh phúc vô biên ấy. Ông vốc từng vốc lớn chất liệu hiện thực và bày biện
một cách hết sức tài hoa, tinh vi lên trang viết để thết đãi cả nhân dân mình. Hàng
loạt tùy bút đặc sắc ra đời trong mạch cảm hứng ấy : Phở, Cây Hà Nội, Con rùa
thủ đô, Tìm hiểu Sê Khốp,…
Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập
II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và
cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994): Sông Ðà, viết từ 1958
đến 1960, là cái mốc quan trọng, đỉnh cao mới trong sáng tác của Nguyễn Tuân từ
sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm như một dòng thác lớn thanh âm ngôn ngữ,
cảm xúc, tư tưởng được khơi đúng nguồn mạch chính, hệt con sông Ðà “hung bạo
và trữ tình”, chảy băng băng qua vùng Tây Bắc hùng vĩ và ngạo nghễ với thời
gian. Ðọc Sông Ðà, thấy trữ lượng cái Ðẹp – chất “vàng mười” của đất nước và
con người Việt Nam trong cuộc sống mới – quả là nhiều vô kể. Cánh cửa tâm hồn

SVTH: Nhóm 4

11


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

tài hoa, lãng tử của Nguyễn Tuân như mở toang ra cho cái Ðẹp ùa vào :“Ðời sống
Tây Bắc ngày nay là một tấm lòng tin tưởng không bờ bến, tin mình tin người,
mấy chục dân tộc miền cao và đồng bằng tin cậy lẫn nhau, và nhất là tin chắc vào
cái chế độ đẹp sáng do tay mình đắp cao mãi lên trên chỗ cao nguyên tiềm tàng
sức sống này”.
– Từ sau Sông Ðà, Nguyễn Tuân tiếp tục đi và viết nhiều, chủ yếu vẫn ở thể
tùy bút, được tập trung in trong các tác phẩm tiêu biểu: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi
(1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978).
Nhìn chung, sáng tác thời kỳ này có thể phân thành hai mảng chính: mảng
thứ nhất viết về tình cảm Bắc – Nam và đấu tranh chống Mỹ – Ngụy chia cắt đất
nước; mảng thứ hai tiếp tục khai thác vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam,
của truyền thống văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Công cuộc chống Mỹ đã
đưa dân tộc ta lên tầm cao của thời đại mới. Tinh thần quyết thắng từ tầm cao lịch
sử ấy là âm hưởng chung của văn học thời kỳ này. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân đã thể
hiện tinh thần ấy theo một cách riêng. Dưới ngòi bút của ông, người Việt Nam vừa
đánh Mỹ vừa sản xuất trong tư thế ung dung, sang trọng và đầy tài hoa; tư thế của
một dân tộc không chỉ giành được chính nghĩa trong chiến đấu giữ nước mà còn
có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Nhiều bài ký khiến người đọc phải ngỡ
ngàng trước một sức bút kỳ lạ với vốn sống ngồn ngộn, tinh tế; vừa đầy ắp liên
tưởng bất ngờ, thú vị vừa nóng hổi tính thời sự. Giai đoạn này, bọn xâm lược Mỹ
và bè lũ tay sai như lọt vào đúng tầm ngắm của Nguyễn Tuân. Sự đối lập rõ rệt
giữa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta với dã tâm của kẻ thù tạo nên
nguồn cảm hứng lớn cho sáng tác. Ông đã nã những phát cực kỳ lợi hại, bóc trần

bản chất xảo quyệt của chúng, dù được chúng ngụy trang rất khéo léo; góp phần
động viên và tăng cường nhận thức của quần chúng về chiến tranh chống Mỹ, cứu
nước.

SVTH: Nhóm 4

12


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

Từ sau 1945, Nguyễn Tuân viết đều đặn, càng tỏ ra sâu sắc trong tư tưởng
nghệ thuật. Nhà văn có dịp đi nhiều, vừa đi vừa mở lòng đón nhận bao nhiêu thanh
sắc của cuộc sống mới đang từng giây từng phút sinh sôi. Nếu trước kia chỉ có thể
bộc lộ tâm sự yêu nước thương dân một cách kín đáo, thì giờ đây con người tài
hoa uyên bác ấy như được tháo cũi sổ lồng, phát huy hết mọi sở trường, cất cao lời
ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới.
Nếu trước Cách mạng tháng Tám, quan niệm về cái Ðẹp của Nguyễn Tuân
đậm màu sắc chủ quan, “không bà con gì với luân lý thời đại” thì giờ đây, đã có sự
hài hòa cần thiết. Bởi cái Ðẹp giờ hiện hữu trong thực tại, là đời sống muôn màu
của Nhân Dân; như có thể cầm lên tay mà nâng niu ngắm nghía. Hoài cổ không
còn mang ý nghĩa níu kéo dĩ vãng mà được nâng lên thành ý thức về sự góp mặt
của dĩ vãng ở hiện tại.
B. Nguyên nhân Nguyễn Tuân lựa chọn tùy bút và nổi tiếng với thể loại
này
Thể loại tùy bút phù hợp với phong cách của Nguyễn Tuân vì nó mang tính
chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của Nguyễn Tuân.
Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi khó hiểu, văn xuôi giàu hình ảnh
nhạc điệu từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu.Với
Nguyễn Tuân văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật mà đã

là nghệ thuật thì phải độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm ấy là thiện lương là lòng yêu
nước là nhân cách trong sạch. Văn của ông đôi lúc khó theo dõi nhiều đoạn tham
kiến thức nên trở nên thành nặng nề. Vả chăng, có lẽ hơn ai hết, Nguyễn Tuân sớm
nhận ra rằng thể loại truyện ngắn vẫn chưa phù hợp với sở trường của mình. Do
đó, phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến
Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu
Một nguyên nhân khác là tùy bút là một thể loại đòi hỏi người viết phải có
những trải nghiệm. Tùy bút là đưa đẩy theo ngòi bút nhưng không phải “thích gì
SVTH: Nhóm 4

13


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

nói nấy” mà phải thật sự chắc lọc, thật sự có hệ thống. Khác với truyện ngắn, tiểu
thuyết hay các thể loại khác, tùy bút tuy có nhưng ít hư cấu nghệ thuật hơn, từ đó
nảy sinh yêu cầu cung cấp một cách xác thực những thông tin được nói đến. Mà
như ta biết, Nguyễn Tuân là một bậc tài hoa, ông đi nhiều biết nhiều, vốn trải
nghiệm phong phú với không gian địa lý đất nước và chiều sâu văn hóa dân tộc.
Đó chính là một thuận lợi để Nguyễn Tuân chắp bút và thành công vang dội ở thể
loại này.

SVTH: Nhóm 4

14


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III


Chương II: NGHỆ THUẬT TRONG TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN
NHÌN TỪ CẢM HỨNG VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
2.1. Nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ cảm hứng
2.1.1. Cảm hứng trữ tình
Cảm hứng trữ tình nhuần thấm trong những cung bậc xúc cảm của người
nghệ sĩ về cái đẹp - cái đẹp của tự nhiên, nghệ thuật và trong cuộc sống con người.
Qua các tác phẩm tùy bút, những xúc cảm thẩm mỹ được bộc lộ một cách trực
tiếp, làm nên cái mạch trữ tình dạt dào, đằm thắm về Tổ quốc, dân tộc và thời đại.
Trữ tình trong tùy bút không dừng lại ở cảm nhận bề ngoài hoặc những cảm xúc
nhất thời, bao giờ nhà văn cũng có khuynh hướng vươn tới những nhận thức sâu
sắc và những tình cảm đẹp, mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả. Thương cảm
là một biến thể, một dạng thức tồn tại của cảm hứng trữ tình, nó “mang khuynh
hướng tư tưởng khẳng định”. Thương cảm hoàn toàn khác với những biểu hiện ủy
mị, sướt mướt theo kiểu cải lương nên không làm con người trở nên nhu nhược,
yếu hèn đi mà trái lại, nó giúp cho đời sống tinh thần được cân bằng, phong phú và
nhân hậu hơn
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận Nguyễn Tuân là “một cái tôi dám sống
và viết thật là mình, với bản lĩnh văn hóa của một sĩ phu hiện đại”. Nguyễn Tuân
có lối sống đẹp, biết cách sống đẹp, sống như là thưởng thức cuộc sống, để tìm tòi
vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và nhân loại. Không chỉ thế, ông còn sống chân thành,
thẳng thắn, kỹ lưỡng với cá tính tự do, phóng túng mà có người gọi là “ngông”.
Trong cuộc sống, Nguyễn không lẫn với ai, trong văn chương cũng thế. Ông
không chỉ sống hết lòng với cuộc đời mà còn nặng nợ nghiệp văn.
Tờ hoa là cảm thức say mê cái đẹp và sự sáng tạo cái đẹp của của muôn
loài, của con người và nhất là người nghệ sỹ để tô điểm cho đời càng sáng lạn,
SVTH: Nhóm 4

15



Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

ngời ngời sắc màu thẩm mỹ. Nhan đề ấy đồng nhất với cảm nghĩ lắm biến tấu của
nhân vật trung tâm về tạo vật, về lịch sử, về thời đại đã làm bật ra cảm hứng tư
tưởng của nhà văn. Đó là tư tưởng: Nhà văn với tâm thức nghệ sĩ luôn mơ màng,
khát khao cái đẹp, sáng tạo cái đẹp để tô thắm cuộc sống.
Tấm lòng thiết tha giàu chất điệu trữ tình của Nguyễn Tuân được thể hiện
đậm nét trong Vang bóng một thời. Tác phẩm phục dựng lại những vẻ đẹp truyền
thống đã qua và đang mất dần nhằm bảo tồn những tinh hoa của dân tộc. Tác
phẩm như là viên ngọc quý, như một thứ đồ cổ càng nhìn càng thấy đẹp, càng để
lâu càng quý. Và càng quý giá hơn khi Nguyễn Tuân khẳng định sức sống của vẻ
đẹp hoài cựu trong giai đoạn lịch sử đầy áp bức, bất công lúc bấy giờ bằng một
nghệ thuật tuyệt bích. Tác phẩm nói về các nhà nho cuối mùa, tài hoa, bất đắc chí,
họ là những người sinh bất phùng thời nhưng không đủ sức thay đổi thời cuộc,
đành theo đạo sống của riêng mình. Nguyễn Tuân mô tả một cách tinh tế và tài hoa
những phong tục đẹp, những thú chơi nhàn tản và thanh tao, như thú uống trà,
thưởng hoa, chơi cờ, chơi đèn kéo quân, thả thơ, thư pháp… Những trang viết của
Nguyễn Tuân có vẻ thâm trầm cổ kính không chỉ ở nội dung, cách phục dựng
không gian và thời gian và cả sự trau chuốt từng câu chữ. Như Vũ Ngọc Phan thừa
nhận,Vang bóng một thời đạt “gần tới sự toàn thiện toàn mỹ”, hay như Nguyễn
Hoành Khung cũng khẳng định “đạt tới bút pháp già dặn bậc thầy, nhiều truyện
có thể coi như toàn bích”.
2.1.2. Cảm hứng triết lý
Chủ nghĩa xê dịch có sự ảnh hưởng đến Nguyễn Tuân từ hai nguồn:
một là, của người tài tử phương Đông, gần gũi nhất là Tản Đà với thú giang hồ, xê
dịch trong mộng tưởng và trong văn chương; hai là, từ triết lý của những con
người tìm kiếm tự do, nổi loạn, của chủ nghĩa cá nhân cực đoan A. Gide và thấp
thoáng hình bóng trên đường xê dịch của Paul Morand… Nguyễn Tuân
chủ trương đi không mục đích, đổi chỗ để tìm cảm giác mới lạ, để thoát ly mọi
ràng buộc với gia đình, xã hội. Ông cố tìm đến và tô vẽ cho triết lý thoát ly xã hội,

SVTH: Nhóm 4

16


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

cái xã hội mà ông chán chường và bất mãn cực độ. Nhưng Nguyễn Tuân không
toàn tâm, toàn ý với chủ nghĩa xê dịch, ông luôn băn khoăn, day dứt với trách
nhiệm của người con, người chồng và người cha trong gia đình truyền thống
phương Đông.
* Đối với quan niệm triết học Đông Phương
Sự ảnh hưởng của các nhà nho tài tử và văn chương tài tử trong sáng tác
Nguyễn Tuân rất đậm nét. Là một tài tử nhà nòi, Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng sâu
sắc lối sống tài tử của cha và Tản Đà. Nguyễn Tuân cũng cảm nhận rõ nỗi đau đớn
của kiếp người do sự ghét nhau giữa tài và mệnh ở Nguyễn Du. Nên trong các
sáng tác trước Cách mạng của Nguyễn Tuân, người tài tử thường có kết cục buồn,
dẫn đến cái chết. Lý giải điều này, Thụy Khuê cho rằng Nguyễn Tuân “đưa ra
quan niệm tài, tử tương đố như là một đối xứng với thuyết tài, mệnh tương đố của
Nguyễn Du”. Theo chúng tôi, đây là sự tiếp nối và phát triển. Nguyễn Tuân vốn
luôn cực đoan, đã đẩy thuyết tài - mệnh tương đố của Nguyễn Du đến tột đỉnh ắt
trở thành tài - tử tương đố. Hẳn còn do bối cảnh xã hội chi phối, Nguyễn Du thấy
người tài chịu khổ là bất công, nên tìm cách hóa giải mệnh khổ cho người tài; còn
Nguyễn Tuân xung khắc với cả xã hội thuộc địa nửa phong kiến, bi quan cho rằng
người tài phải chết, không có đất dung thân. Và một lý do quan trọng khác, xuất
phát từ quan niệm coi “đạo sống là nghệ thuật”, Nguyễn Tuân cho rằng người tài
tử, nghệ sĩ nên chết lúc tài hoa đạt đến đỉnh điểm mới để lại ấn tượng đậm nét
nhất, người đời sẽ đúc tượng tôn thờ. Trong Một đêm họp đưa ma Phụng, Nguyễn
Tuân đã trực tiếp nói lên điều đó: “Tôi cho rằng, nghệ sĩ nên chết trẻ… Tài sắc
con người ta ở đời, ai cũng có một thời thôi. Con tằm nhả được tơ óng mãi hay

sao?”.
Một dấu ấn khác đó là sự ảnh hưởng chất Liêu Trai đến văn chương cụ
Nguyễn. Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh vốn là sách gối đầu giường của
Nguyễn Tuân, vì vậy, chất Liêu Trai đậm đặc trong sáng tác trước Cách mạng (đặc
biệt tập Yêu ngôn), và còn phảng phất trong một số sáng tác sau Cách mạng khiến

SVTH: Nhóm 4

17


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

văn chương của ông vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tập truyện Yêu ngôn, được
Nguyễn Đăng Mạnh sưu tập và giới thiệu, đã cho ta thấy những vẻ đẹp huyền bí,
ma quái và thấy vẫn thuộc thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là truyện ma
của thuở vang bóng một thời, ma tài tử, tài hoa, kết hợp những vẻ đẹp riêng của
truyền thống văn hóa dân tộc với trí tưởng tượng mạnh mẽ, những cảm giác mới
lạ.
* Đối với quan niệm triết học phương Tây
Một số sáng tác trước Cách mạng như: Một chuyến đi, Nhà bác
Nguyễn, Tùy bút I, II, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu
lạc, Võng ngô đồng... đã cho ta thấy sự ảnh hưởng nhất định của một số triết gia,
nhà văn hiện đại phương Tây như A. Gide, Paul Morand, Bergson, Dostoievsky,
Marcel Proust... đến văn chương Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân cũng chịu ảnh hưởng của mỹ học duy tâm chủ quan Bergson,
khai thác tâm tư như Dostoievsky, phong phú và tế nhị như Marcel Proust... Từ
những chuyện rất đời thường, Nguyễn Tuân viết nên những trải nghiệm sâu sắc,
suy nghĩ chân thật và rất độc đáo, qua đó khẳng định được khát vọng và in dấu ấn
của cái tôi cá nhân vào cuộc sống.

Sau cách mạng, Nguyễn Tuân rong ruổi trên mọi nẻo đường miền Bắc, có
những phát hiện tinh tế, độc đáo, sâu sắc, những thể nghiệm mới lạ của một cái tôi
phóng khoáng
Nguyễn Tuân còn có nhiều thể nghiệm mới, đó là những cách viết mới theo
ý thức nghệ thuật của riêng mình, không bằng lòng với các thể loại truyền thống.
Điều đó gần với các thủ pháp nghệ thuật của chủ nghĩa hiện đại như sử dụng độc
thoại nội tâm, liên tưởng tự do, đảo lộn không gian, thời gian, kết cấu đa tầng, trần
thuật từ nhiều góc độ, phân tích tâm lý và dòng ý thức con người... Chính những
thể nghiệm mới như vậy mà một số tác phẩm của Nguyễn Tuân được coi là phức
tạp, nhiều khi các nhà nghiên cứu không biết nên xếp vào dòng văn học, thể loại
văn học nào. Chẳng hạn, Huy Cận cho rằng: “Nguyễn Tuân đã phục hiện một cách

SVTH: Nhóm 4

18


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

hiện thực chủ nghĩa những vang bóng một thời với một văn phong rất tài tử của
một tâm hồn phong nhã, hào hoa. Văn phong ấy với lối cảm xúc ấy, ngòi bút nghệ
sĩ ấy làm giàu cho chủ nghĩa hiện thực nếu ta muốn cho tác phẩm này vào dòng
văn học hiện thực, và cũng làm giàu cho chủ nghĩa lãng mạn, nếu ta xếp vào dòng
lãng mạn”.
2.1.3. Cảm hứng dân tộc - lịch sử
Cảm hứng dân tộc - lịch sử là dạng cảm hứng nổi trội, làm nên giá trị nội
dung đặc sắc của tùy bút Nguyễn Tuân. Mối quan hệ thường trực về những vấn đề
dân tộc, trong các tương quan lịch đại, đồng đại vốn có của nó vừa là thước đo
lương tâm, trách nhiệm của người nghệ sĩ vừa là một chỉ số giá trị tư tưởng đầy ý
nghĩa của tác phẩm tùy bút. Cảm hứng dân tộc - lịch sử có ảnh hưởng quyết định

đến hầu hết những bình diện giá trị của tác phẩm tùy bút, nhưng rõ nét hơn cả là
đối với nghệ thuật khắc họa hình tượng không gian và thời gian.
Tùy bút Nguyễn Tuân là những trang chếnh choáng say sưa, trong đó chất
men cách mạng pha lẫn với chất rượu giang hồ. Tác giả đi bộ mà không thấy ngại
ấy là cũng phải có tấm lòng được gắn bó thế nào với kháng chiến. Âm hưởng
chung, hơi văn, mạch văn chung của các bài viết quả thực là cảm động. Có một cái
gì phơi phới vui tin, một tình cảm chân thành đến hồn nhiên đối với quê hương đất
nước mình. Với không khí náo nức của cách mạng và kháng chiến hồi ấy mà ngày
nay mỗi lần nhớ lại sao mà như là nhớ đến những ngày đẹp đẽ, sáng trong nhất của
tâm hồn mình: “Đã bao nhiêu lần tôi vui với con đường! Trên con đường, trên
những con đường khu trong và khu ngoài, tôi đã vui cố gắng lấy lại, tìm lại sức
khoẻ. Tôi tin con đường. Đi là một môn thuốc chữa bệnh hoài nghi”. Tình cảm ấy
cùng với tâm hồn nghệ sĩ tài hoa đã tạo nên cho Tình chiến dịch nhiều bức tranh
tuyệt đẹp về chiến khu Việt Bắc: “đầu các chỏm núi hai bên sông vươn lên cái
màu đỏ như cây coỏng đang lung linh lá thắm. Một dòng lá thắm, một đàn chim
lam. Thiên nhiên buổi đò ngang sớm mai thênh thang ấy được tô lục, chuốt hồng
từ bến tự do này qua bến giải phóng nọ. Hong hóng như chờ coỏng nở. Đàn chim

SVTH: Nhóm 4

19


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

lam ấy líu ríu nhìn lá đỏ chòm núi không chớp mắt (...) tôi đăm đắm nhìn coỏng
đỏ ngọn núi xa vời (...) Tây Bắc bôi những vệt son lòng trai lên một bức tranh sơn
mài”
Ngoài những hình tượng thiên nhiên đất nước trong cuộc kháng chiến, trên
những trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân, hình tượng con người kháng chiến cũng

hiện lên hết sức chân thực, mộc mạc và giản dị, nhưng đồng thời vẫn mang bóng
dáng của con người nghệ sĩ tài hoa vốn đã trở thành một nét riêng rất độc đáo
trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân khi dựng người, dựng cảnh. Với
Nguyễn Tuân, cảnh bao giờ cũng đi đôi với người, “hô ứng” cho người. Nếu như
trong Vang bóng một thời, ta từng bắt gặp hình ảnh một “nghệ nhân uống trà”,
một “nghệ sĩ chém người”, một “nghệ sĩ chơi đàn”... hay một “nghệ sĩ chèo đò”
với tài vượt thác ghềnh, sóng dữ trong Sông Đà thì ở Đường vui và Tình chiến
dịch, những con người tài hoa nghệ sĩ ấy chính là những người kháng chiến: một
người lính của trung đoàn thủ đô đã giúp cho nhà văn như “thấy lại Hà Nội”, như
thấy lại cái hào hoa thanh lịch của đất Tràng An, thấy cả “cái mưa gió của Hà Nội
xưa với cái bùn lầy của đường nhựa ba mươi sáu phố phường”. Có thể thấy, nhà
văn đã nhìn những con người trong kháng chiến với một vẻ đẹp gần gũi và chân
thực hơn rất nhiều. Họ không phải là ai xa lạ mà là chính những người đồng chí,
đồng đội, đang sống, chiến đấu và sáng tác ngay bên cạnh nhà văn, trong đó có cả
những người bạn văn, bạn nghề thân thiết như Trần Đăng, ông đã hi sinh trong
một trận chiến, Nguyễn Tuân đã coi cái chết của Trần Đăng giống như một bản
thảo tác phẩm còn dang dở nay đột ngột bị cháy. (Cháy bản thảo) “tất cả chúng ta
đều thấy cái chết của Trần Đăng có một ý nghĩa đau xót của một bản thảo tiểu
thuyết dài gặp nạn lửa đốt vèo và chúng ta không chạy giật được phần nào... đau
xót hơn đó là một hi vọng gẫy cánh”.
2.2. Nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ phương thức thể hiện
2.2.1. Giọng điệu

SVTH: Nhóm 4

20


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III


Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của văn học, là một trong những yếu
tố quan trọng của tác phẩm văn học, thể hiện phong cách, cá tính sáng tạo của nhà
văn. Đặc trưng nổi bật của giọng điệu là màu sắc cảm xúc trong mối liên hệ mật
thiết với các yếu tố thuộc nội dung cũng như hình thức của tác phẩm. Tìm hiểu
những đặc sắc trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân không thể bỏ qua yếu tố
giọng điệu, một trong những biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và khách
thể phản ánh trong hệ thống tùy bút của nhà văn.
2.2.1.1. Giọng điệu trang trọng
Giọng điệu trang trọng xuất hiện trong những đoạn văn có tính chất ngợi
ca. Nhà văn bộc lộ cái tôi đầy cảm xúc qua những hình ảnh và ngôn từ trong sáng
gợi cảm. Những đoạn văn như vậy thường mang đến cho người đọc mang những
xúc cảm mạnh mẽ. Ví dụ ở tác phẩm “Con hồ thủ đô”, tác giả viết “ Sung sướng
thay! Những thủ đô có hồ! Hồ là trái tim của thành phố yêu đời. Hồ là lá phổi làm
thắm tươi dòng máu đập nhanh của gần nửa triệu con người thủ đô Hà Nội đang
hàn gắn chắt chiu và vững tâm xây dựng” . Đoạn văn là tiếng reo vui hạnh phúc
của một người dân Việt Nam cùng với đó là niềm tự hào vì có Hồ Gươm.
Trong tùy bút Đường lên Tây Bắc, có đoạn viết : “ Tây Bắc đấy của chìm
của nổi với những con người bao lâu đời chịu đựng thiệt thòi, bất công với những
phong cảnh bao la một miền lãng mạn xã hội chủ nghĩa, Tây Bắc xứng đánh in
hình tem lên nhiều lá thư gửi tới triệu cánh tay miền ngược miền xuôi đang hào
hứng lên đường xây dựng. Trong lòng tấm áp phích sẽ thu bé lại để in tem tôi
muốn vẽ một con đường hồng hào vắt vẻo trên một cái nền màu lam, một màu lam
sâu sắc và thủy chung nó diễn tả đúng cái chất của triền núi Tây Bắc, trên chóp
núi hiện lên một cái mũ trắng bông kết bằng cái áng mây yêu đời của thơ ca Thái,
phần dưới hình tem là khuôn mặt có hạnh phúc nhỡn tiền của người đàn bà Tây
Bắc cổ điển”. Với những ngôn từ giàu hình ảnh, Nguyễn Tuân đã vẽ lên một bức
tranh Tây Bắc sinh động có con người và cảnh vật hòa quyện. Tây Bắc hiện lên là
một Tây Bắc đẹp mộng mơ làm đắm say lòng người. Có lẽ chỉ ở Nguyễn Tuân

SVTH: Nhóm 4


21


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

chúng ta mới gặp “ một màu lam sâu sắc và thủy chung”, mới gặp “áng mây yêu
đời của thơ ca Thái”. Nhờ có những từ ngữ ấy mà chủ đề của tác phẩm không chỉ
được nhấn mạnh mà còn nổi bật hơn.
2.2.1.2 Giọng điệu suy tư, hoài niệm
Chất giọng suy tư, hoài niệm đặc biệt luôn xuất hiện trong tùy bút sau năm
1954. Nhà văn thường dẫn dắt câu chuyện theo dòng cảm xúc, suy tưởng, hướng
tới việc đã qua, khi ấy nhịp điệu của lời văn thường ngưng lại chậm rãi thể hiện
suy tư của người kể. Người đọc cũng phải men theo câu chuyện hồi tưởng để suy
ngẫm, nhận ra ý đồ của người kể. Có thể thấy điều đó qua tác phẩm Đường lên
Tây Bắc. Trên con đường đi Tây Bắc, nhân vật tôi phải đi qua sông Đà, cảnh sắc
nơi đây đã gợi nhớ lại kỉ niệm buổi đầu xây dựng cơ sở của khu Mai Đà trực thuộc
trung ương những năm đầu kháng chiến. Những kỉ niệm ấy gắn liền với địa danh
Suối Rút: “Suối Rút thời Pháp thuộc là cái chặng nghỉ của những người bị đày lên
đường ngược có lính phổ xanh giải đi. Suối Rút cũng là nơi những người tù cộng
sản vượt ngục Sơn La chia tay với người Thái giác ngộ cách mạng. Suối Rút còn
ghi nhiều sự việc của dân công khu Ba khu Bốn tiếp tuyến cho tuyến lửa Điện
Biên. Suối Rút cuối 1953 là một cái kho khổng lồ phân tàn trong lòng rừng. Suối
Rút đầu 1954 là một kho hàng quân lương, quân giới nhưng còn là cả một tấm
lòng vô giá của hậu phương gắn bó keo sơn với tiền phương Điện Biên”.
Hay trước cảnh yên bình ở quanh Hồ Gươm mà nhớ về những năm tháng
Hà Nội đau thương: “Lộc vừng vừa nở vừa tạ bên Hồ Gươm, cỏ mép hồ phủ hoa,
ngồi phía hồ Thủy Tạ nhìn sang cứ như bờ bên kia vừa có đám cưới nhà ai nổ
bánh pháo vừa đi hết khói (…) Tôi ngồi cạnh hầm vừa nghĩ lại những năm tháng
Hà Nội phòng thủ thụ động. Nhật đánh Pháp, hất Pháp rồi Mỹ lại đánh Nhật ném

bom vào thành Hà Nội”.
Giọng điệu này vừa thể hiện những suy tư, vừa bộc lộ cảm xúc trước mỗi
hình ảnh, đem lại chất thơ cho mỗi tác phẩm.
2.2.1.3. Giọng điệu trào phúng, khinh bạc

SVTH: Nhóm 4

22


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

Trước cách mạng, trào phúng và khinh bạc là một giọng điệu nghệ thuật cơ
bản trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Nó nảy sinh từ sự bất đồng quan điểm sống
giữa ông và xã hội đương thời, hay nói đúng hơn là sự bất mãn trước hiện thực
cuộc đời. Là một con người tài hoa, ông mong muốn đem cái tài của mình ra phục
vụ cuộc đời, góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Đó là một quan điểm tích
cực, nói như người xưa là: “nhập thế cứu đời”. Nhưng cái hiện thực xã hội đương
thời ấy đã làm cho ông khinh bỉ bởi đâu đâu cũng chỉ là những lọc lừa xảo trá, con
người đã đánh mất “thiên lương”, đối xử với nhau không phải bằng tình người mà
bằng thủ đoạn, bằng sự “quay quắt”, “tàn nhẫn”. Những giá trị tốt đẹp ngàn đời
của dân tộc bị chôn vùi nếu có chăng thì chỉ còn là một thời vang bóng trong quá
khứ, thay vào đó là những chuẩn mực đạo đức, những tư tưởng mới mang đầy
màu sắc thực dụng, hãnh tiến của xã hội thực dân phong kiến. Là người tri thức
khát khao một cuộc sống tốt đẹp chân thực, Nguyễn Tuân căm ghét cái xã hội ngu
muội, tàn bạo ấy và luôn bày tỏ thái độ bất đồng, bất hợp tác, không dung hoà.
Ông luôn nguyền rủa nó, phủ định nó trong cả cuộc đời lẫn văn chương nghệ
thuật. Điều đó giải thích tại sao mà trước cách mạng Nguyễn Tuân luôn luôn quay
lưng, ngoảnh mặt với đời, chống lại thiết chế xã hội bằng giọng văn đầy khinh bạc
và cả sự mỉa mai trào phúng.

Sau cách mạng tháng Tám, trong văn chương Nguyễn Tuân vẫn xuất hiện
giọng điệu này nhưng chủ yếu nhà văn dùng nó để nói về những mặt tiêu cực của
xã hội và để nói về kẻ địch. Như trong bài Nấm miền xuôi ông nói về những con
buôn với giọng đầy mai mỉa: “Trong khoảng đó, nhiều đèn pin cũng bắt đầu sáng
chói. Người ta thò tay xuống dòng cọ đôi dép cao su con Hổ con Nhạn con Bướm
vừa gỡ ở chân ra. Tôi thừa biết rằng những cái pin đang cháy ở trên bờ kia và
trong khoảng này, đôi dép cao su đang kì cọ kia, người ta sẽ bán cho người khác
sau khi dùng giả vờ một hồi để che mắt thuế quan”. Thậm chí, nhà văn còn miêu tả
cảnh mua bán quần áo, xống váy ngay trên thân thể của cả người bán lẫn người
mua “khoang đò chật thế mà cũng có người cố cởi được cái váy ra để bán luôn

SVTH: Nhóm 4

23


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

cho người khác vừa ăn giá xong”, đó là những cảnh buôn bán chớp nhoáng nhà
văn chỉ miêu tả thoáng nhanh như đúng những gì mình nhìn thấy song đủ cho thấy
sự “nhầy nhụa” của đồng tiền và lũ cơ hội tranh thủ kiếm tiền mà ở thời nào cũng
có. Trong một đoạn văn khác ông còn nói: “Hãy tới đây sau một đêm đò thúng để
mà chán sự đời để mà mạt sát sự sống. Gian nào cũng tô hô ra mặt phố; mặt giời
rọi ngang vào cái lộ liễu của những giấc ngủ nặng nề co rúm của sau những tối
đếm, tính, điều tra lừa đảo ” , hay “Ở những nơi quần tụ tứ chiếng chung chạ này
- nó mọc lại, hiện ra, rồi tàn lụi chuyển lên đi xuống theo cái đà của chiến sự lan
tràn - ở những thị trấn nấm, ở những phố cao su ở những chợ cóc nhảy này, tha
hồ cho chúng ta cọ chạm với nhiều thứ tâm lý tiêu cực của thời đại ” . Đồng thời
khi nói về đám con buôn này Nguyễn Tuân cũng dùng đúng những từ thuộc
“chuyên môn” của chúng. Những là “phất lên” nhờ chăn len Úc, “kiếm khối tiền”

nhờ việc “cho thuê cái bản thân” “lúc vào, nó đóng khố, lúc ra nó quấn hàng may
sẵn vào vào đầy người”, điều đó chứng tỏ nhà văn không lạ gì những thủ đoạn làm
ăn của đám này, thậm chí có những tên từ lâu đã có “thâm niên” trong nghề từ
trước cách mạng đến giờ. Đọc văn cũng như tiếp xúc riêng với Nguyễn Tuân
người ta biết rằng ông ghét cay ghét đắng việc buôn bán và ông từng định nghĩa
nghệ thuật là một công việc “mà những con buôn quen sống với đổi chác hàng họ
và buôn Tần bán Sở đều gọi là vô ích” (Nhà Nguyễn) cho nên có thể hiểu vì sao
khi nói về bọn “nấm miền xuôi” nhà văn đã sử dụng giọng điệu này.
Giọng điệu khinh bạc trào phúng trong văn Nguyễn Tuân ở tuỳ bút kháng
chiến chủ yếu tập trung vào kẻ địch. Nhất là cảnh trại giặc tan hoang, bọn giặc
thua chạy loạn xạ “tiếng ơi ới của đám vợ giặc vẳng vào rừng nứa. Nghe lạ tai
lắm”, “giặc mặc quần đùi chạy như vịt”, “Đám khố đỏ dưới đồn kêu chí choé ”
hay “Cả bấy nhiêu thằng giặc bị tung hô lên. Trần lô cốt sập. Chúng nó rụng rời
nổ đốt, tay nhả súng, lao từ trên mặt chòi xuống ngã quay cu lơ. Rụng như thị
mõm, rơi như khỉ giật mình. Có thằng lom khom mới tụt xuống nhưng nấc mạnh
lên, vọt lên như tia nước, uốn ván rồi cắm ngửa xuống dưới hàng rào lông dím.

SVTH: Nhóm 4

24


Bài tập nhóm học phần Văn học Việt Nam hiện đại III

Nó lại giồng cây chuối, múa ngược chân lên. Ai đùa với nó kia chứ! Alê, lưỡi kiếm
xung kích beng luôn cái đầu củ chuối” . Cả một đoạn văn dài nhà văn miêu tả cảnh
thất bại của giặc bằng cái giọng đầy say mê, hào hứng khoái chí, vì chính ông đã
được tận mắt chứng kiến trận đánh ấy. Giống như một cổ động viên nhiệt tình,
Nguyễn Tuân vui sướng trước sự thất bại của đối thủ. Ông không ngừng hô hào,
cổ động cho những đòn đánh mạnh của quân ta “Choét! Choét! Ùng! Các ông 60,

các ông 80 làm việc đều tay (...)Badôca hay quá sẹt! Này một cái chớp thụt hậu,
này một cái chớp nữa phọt thẳng vào tường đất. Thế là bỏ mẹ những thằng trong
lô cốt (...) Bấm điện đi! Sẹt! Oàng!”. Nguyễn Tuân có giọng văn trào phúng rất đặc
biệt, thường là ông phô diễn một cách nói khôi hài, một kiểu châm chọc có duyên.
Đôi khi lại kết hợp với giọng trào lộng mỉa mai khinh bạc để nhằm tới kẻ thù. Với
bản chất nghệ sĩ, Nguyễn Tuân ghét cái xấu, cái tầm thường. Đồng thời, nhà văn
cũng nhận thức rất rõ cái xấu, cái cần phải phê phán đả kích chính là kẻ thù ngay
trước mắt, là đối tượng đả kích trực diện. Dù chưa thể nói rằng nhà văn dùng ngòi
bút để làm vũ khí đấu tranh cách mạng nhưng với tấm lòng yêu nước của một
người nghệ sĩ chân chính, rõ ràng Nguyễn Tuân đã đứng về phía nhân dân kháng
chiến, đấu tranh chống những mặt tiêu cực trong xã hội và chống lại kẻ thù bằng
chính giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác văn chương của mình. Đây cũng là một
trong những biểu hiện của sự chuyển biến phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
sau cách mạng.
2.2.2. Ngôn từ
* Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú
Do cần cù tích lũy cả đời, với lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ. Không chỉ góp
nhặt những từ sẵn có, ông còn luôn có ý thức sáng tạo từ và cách dùng từ mới, lạ.
Rất nhiều từ ngữ tưởng như đơn nghĩa hoặc cũ mòn, nhưng khi vào tay ông, chợt
trở nên dồi dào sức biểu hiện.
Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi
ngông với đời hoặc đưa ra những cách nói năng oái ăm kỳ cục cốt để trêu ghẹo
SVTH: Nhóm 4

25


×