Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tieu luan luat kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.57 KB, 26 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN:LUẬT KINH DOANH
ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiện
Lớp

:
:
TP.HCM, tháng 05 năm 2010


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
I.Thương mại là gì?..............................................................................................4
1.1. Thương mại trước năm 1986:........................................................................4
1.2. Thương mại sau năm 1986:...........................................................................5
II.Giao kết là gì? Hợp đồng thương mại là gì? Giao kết thương mại cần có
những gì:..............................................................................................................7
2.1. Giao kết, hợp đồng là:...................................................................................7
2.1.1. Khái niệm:.............................................................................................................................7
2.1.2. Phân loại:..............................................................................................................................9

2.2. Hợp đồng thương mại là:..............................................................................9
2.2.1.Khái niêm:.............................................................................................................................9
2.2.2. Các hình thức hợp đồng thương mại:...............................................................................10

2.3.Những điều cần biết về hợp đồng thương mại:............................................14


2.3.1.Các qui đinh đê thưc hiên hợp đồng thương mại: ............................................................14

III.Chỉ số xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp và việc kí kết hợp đồng
trong thương mại................................................................................................19
3.1. Khái niệm chỉ số xu hướng..........................................................................19
3.2. Cách tính chỉ số xu hướng...........................................................................20
3.3. Các chỉ tiêu tính chỉ số xu hướng................................................................21
3.4. Mô hình tình trạng kinh doanh....................................................................23
KẾT LUẬN..........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................26

2


LỜI MỞ ĐẦU

Để biết thêm về các vấn đề khi trong kinh doanh thương mại cũng như mục
đích, nội dung, phạm vi và ý nghĩa của nó chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài tiểu
luận: “GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI”.
Mục đích của bài tiểu luận là nhằm đáp ứng những thông tin, cung cấp dữ liệu
cho việc học tập và nghiên cứu những mặt thực tiễn của việc kí kết hợp đồng
trong phạm vi tòan quốc và toàn thế giới. Ngoài ra, nội dung của nó còn cho
chúng ta biết thế nào là các vấn đề thương mại và muốn giao kết hợp đồng cần
có những gì, thực hiện như thế nào và chỉ số xu hướng kinh doanh ra sao
.Không những thế, ý nghĩa của bài tiểu luận còn cho ta biết thêm những vấn đề
nào cần nắm chắc, cần được làm rõ trong kinh doanh thương mại.

3



I.Thương mại là gì?
1.1. Thương mại trước năm 1986:
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ
v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền
thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương
mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp
của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho
người bán một giá trị tương đương nào đó.
Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của
thương mại là hàng đổi hàng (barter), trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng
hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ,
một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức
này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán
không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong
hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do
người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm.
Việc phát minh ra tiền (và sau này là tín dụng, tiền giấy và tiền ảo (tức không
phải tiền tồn tại dưới hình thức được in hay được đúc ra) như là phương tiện
trao đổi đã đơn giản hóa đáng kể hoạt động thương mại và thúc đẩy hoạt động
này, nhưng bên cạnh đó nó cũng phát sinh ra nhiều vấn đề mà hoạt động thương
mại thông qua hình thức hàng đổi hàng không có. Vấn đề này được xem xét cụ
thể hơn trong bài Tiền. Hoạt động thương mại hiện đại nói chung thông qua cơ
chế thỏa thuận trên cơ sở của phương tiện thanh toán, chẳng hạn như tiền. Kết
quả của nó là việc mua và việc bán tách rời nhau.
Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên
môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ
tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một
lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác.
Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực

này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các
hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích
thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất

4


hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả
hai khu vực.
1.2. Thương mại sau năm 1986:
Kinh tế đối ngoại được rộng mở theo phương châm Việt Nam muốn làm bạn và
đối tác tin cậy với tất cả các nước. Tính tới tháng 7 - 2000 nước ta ký Hiệp định
thương mại với 61 nước, trong đó có Mỹ, đưa tổng số nước có quan hệ ngoại
thương với nước ta từ 50 nước năm 1990 lên 170 nước năm 2000. Năm 2004
tổng mức lưu chuyển ngoại thương nước ta đạt 54,46 tỷ USD tăng gấp 11,34 lần
so với mức 5,10 tỷ USD năm 1990 trong đó xuất khẩu 26,50 tỷ USD tăng 11,02
lần; nhập khẩu 31,95 tỷ USD, tăng gấp 11,61 lần. Nhịp độ tăng bình quân hàng
năm tổng mức lưu chuyển ngoại thương thời kỳ 1991 - 2004 đạt 18,94% trong
đó xuất khẩu 18,70%; nhập khẩu 19,14%.
Phải nói ngay rằng, sau khoán hộ trong nông nghiệp, thương mại là lĩnh vực đổi
mới sớm nhất ở nước ta. Từ sau Đại hội VI của Đảng, các doanh nghiệp thương
mại mới được làm thương mại thực sự, người tiêu dùng được lên ngôi "thượng
đế". Đó là một sự giải phóng! Đó là sự chuyển đổi từ thương mại nhà nước,
thành nền thương mại xã hội, thương mại tự do. Đầu tiên là sự tập dượt, một
phần mua bán theo kế hoạch, một phần mua bán theo thị trường. Dần dần
chuyển sang cơ chế thị trường thuận mua vừa bán, với nhiều thành phần kinh tế
tham gia. Ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, đến nay thương mại quốc doanh
chỉ chiếm 15- 20% tổng mức lưu chuyển hàng hóa xã hội. Còn 80-85% là thuộc
về các thành phần thương mại khác. Nhờ đổi mới chất lượng hàng hóa, mẫu mã,
bao bì, hàng hóa Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt: tốt hơn, đẹp hơn, tiện dụng

hơn! Hằng năm, người tiêu dùng đã bình chọn gần 500 danh hiệu "Hàng Việt
Nam chất lượng cao" thuộc nhiều thành phần kinh tế. Sự cạnh tranh trên thị
trường đã làm cho các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới trang thiết bị để làm
ra hàng hóa chất lượng cao hơn, quảng cáo, tiếp thị rộng rãi hơn mới mong
chiếm lĩnh thị trường trong nước và cả nước ngoài. Người tiêu dùng không chỉ
tự do mua hàng nội, mà còn được mua nhiều loại hàng ngoại mà mình ưa thích.
Nhờ đó, xã hội có thêm nhiều phương thức bán hàng mà thời bao cấp nằm mơ
cũng không thấy như bán hàng qua điện thoại, bán hàng tận nhà, mua hàng trên
mạng, dùng hàng có thưởng v.v.
Nhờ đổi mới, hội nhập, nền kinh tế nước ta đã tự
cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần.
Đó là cái gốc của sự phát triển. Sự chuyển biến
này không chỉ ở các doanh nghiệp, mà đã lan đến
5


tuyệt đại bộ phận nông dân. Người nông dân nước ta hôm nay đã biết suy nghĩ
trồng cây gì, nuôi con gì để sinh lợi nhiều nhất. Ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum,
Lâm Đồng, Quảng Nam... từ 20 năm nay, nông dân đã trồng hàng trăm hecta cà
phê, hồ tiêu, quế, bông vải... Mỗi năm nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn cà
phê nhân. Các tỉnh như Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình cũng đã
trồng được hàng trăm hecta cao su, hồ tiêu, cà phê, mang lại nguồn lợi xuất
khẩu lớn. Sau “khoán 10” , đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vựa lúa lớn
của cả nước, mỗi năm thu hoạch 27 triệu tấn lúa, xuất khẩu 3,5-4,5 triệu tấn
gạo, biến nước ta từ chỗ nhập khẩu mỗi năm nửa triệu tấn gạo (1985), thành
một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đến nay trên cả nước
đã xuất hiện hàng nghìn hộ nông dân tỷ phú, hàng chục triệu hộ nông dân giàu
có. Nhiều thương hiệu nông - lâm - thủy sản Việt Nam đã được khẳng định trên
thị trường như cà phê Ban Mê Thuột, bưởi Năm roi, bưởi Phúc Trạch, thanh trà

Huế, gạo Tám Thơm, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn, thủy sản đông
lạnh Đà Nẵng, Quảng Nam, yến sào Khánh Hòa v.v.
Nhờ chủ trương tự do hóa thương mại, 20 năm qua nước ta đã hình thành một
tầng lớp doanh nhân mới, đưa thương hiệu Việt Nam đi khắp thế giới. Đây là
bước ngoặt lịch sử! Ngày trước nhà văn Phan Khôi bảo rằng, trong đời ông chỉ
phục 2 doanh nhân là ông Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Văn Vĩnh, "vì họ là
những kẻ trượng phu, có đầu óc độc lập, dám làm những việc lớn". Ngày nay,
những thương nhân như thế nước ta có hàng vạn! Đây là đội quân chủ lực, là
lực lượng nòng cốt để phát triển và hội nhập. Nguyên Thủ tướng Chính phủ
Phan Văn Khải có lần khẳng định: "Doanh nhân thành đạt thì quốc gia hưng
thịnh". Từ chỗ 10.000 doanh nghiệp nhà nước năm 1986, đến nay nước ta đã có
hơn 160.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó đội ngũ
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là 35.418 (trong đó có 31.418 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh), tăng gấp 965 lần so với năm 1986 (lúc đó chỉ có 37 doanh
nghiệp nhà nước tham gia xuất khẩu). Nước ta đã có hàng trăm doanh nghiệp
tầm cỡ như: giày dép Bitís, cà phê Trung Nguyên, Vietnam Airline, Vietxo
Petro, Vinamilk... Nhiều doanh nhân Việt Nam có chí làm ăn lớn, có lòng tự tôn
dân tộc cao, lấy chữ tín làm đầu, đã tạo nên uy tín của nước ta trên trường quốc
tế. Tham gia thị trường Việt Nam còn có đông đảo các hãng bán sỉ, bán lẻ quốc
tế, các hãng dịch vụ viễn thông, ngân hàng v.v.
Trong quan hệ buôn bán thế giới, từ chỗ chỉ trao đổi hàng hóa qua khối các
nước xã hội chủ nghĩa, thì từ năm 1990 đến nay, nước ta đã mở rộng quan hệ
thương mại với 224/255 thị trường các nước và vùng lãnh thổ; ký 87 hiệp định
thương mại song phương; tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, ASEM và gia
nhập WTO 7-11 vừa qua . Chúng ta đã tham gia Khu mậu dịch tự do AFTA;
khối ASEAN, đang đàm phán để hình thành Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN +
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan.

6



Rõ ràng, thương mại Việt Nam 20 năm qua đã phát triển vượt bậc theo hướng
xã hội hóa, tự do hóa, từng bước hội nhập toàn cầu. Đó là sự tiến triển hợp thời
đại. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều rào cản cần tiếp tục khắc phục. Trong
đó, đáng chú ý là tư tưởng ỷ lại nhà nước trong các doanh nghiệp quốc doanh;
tình trạng phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân
doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Một điều quan trọng là chúng
ta vẫn đang tách rời giữa thương mại với sản xuất, làm cho chi phí hàng hóa
tăng lên, sức cạnh tranh yếu đi; nước ta gia nhập WTO, nhưng không ít doanh
nghiệp vẫn đang bình chân như vại. Đó là thách thức lớn mà mỗi doanh nghiệp
phải tính toán để khỏi “thua ngay trên sân nhà", khỏi bị loại khỏi cuộc chơi tự
do thương mại toàn cầu khi vào WTO !
Trước tháng 12/1988, tỷ giá do ngân hàng Vietcombank công bố thường thấp
hơn thị trường tự do hàng chục lần. Các công ty xuất khẩu lẩn tránh việc đưa
ngoại tệ vào ngân hàng bằng cách nhập khẩu hàng hóa quay vòng. Vào tháng
12/1987, Vietcombank công bố tỷ giá ngoại tệ là 3.000 đồng/USD. Đây là bước
tăng vọt so với tỷ giá 368,2 đồng công bố từ đầu năm, tuy vẫn còn thấp hơn
mức giá 4.300 đồng ở thị trường tự do. Trong các tháng tiếp theo, tỷ giá được
điều chỉnh với biên độ chênh lệch khoảng 10% so với giá thị trường.
Sự thay đổi tỉ giá đã có tác động rất mạnh đến cán Cân thương mại. Nếu chỉ xét
trong khu vực giao dịch bằng USD, xuất khẩu trong giai đoạn từ 1989 đến 1992
bình quân tăng 50% mỗi năm. Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm
mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống gần như Cân bằng vào năm 1989 và
thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990.

II.Giao kết là gì? Hợp đồng thương mại là gì? Giao kết thương
mại cần có những gì:
2.1. Giao kết, hợp đồng là:
2.1.1. Khái niệm:
Hợp đồng là một hình thức văn bản hành chính và

giao dịch trong kinh doanh. Nó giữ vai trò rất
quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà Nước và
kinh doanh cũng như thực hiện các hành vi giao
dịch của mỗi cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày.
Nói đơn giản hơn : Đó là một văn bản, thỏa thuận
giữa hai bên (mang tính chất như thủ tục hành chính) của một quan Nhà nước
X, Y, Z nào đó với một cơ quan Nhà nước khác, của một cá nhân A, B, C nào đó
7


với một cá nhân khác, của một cá nhân với một Cơ quan, Doanh nghiệp hay
Công Ty N ....nào đó có tư cách pháp nhân. Trong đó hai bên cùng thỏa thuận
mọi vần đề như : Dân sự, lao động, kinh tế, ngân hàng, tài chính.........(Hợp
đồng lao động, HĐ xây dựng, HĐ buôn bán, HĐ vay mượn, HĐ kế thừa.......)
Và cả hai bên cùng có quyền lợi cũng như trách nhiệm & nghĩa vụ với nhau.
Nhà nước cho phép mọi cá nhân cũng như các cơ quan, Doanh nghiệp, Công ty
đều có quyền làm các loại hợp đồng (như trên đã nói) nhưng phải tuân thủ Luật
pháp Nhà nước. Không được làm những hợp đồng thỏa thuận trái với Luật pháp
của Nhà nước CHXHCN Việt nam.
Hợp đồng theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự
thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những
quan hệ cụ thể.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.
Theo điều 428 (BLDS)về hợp đồng mua bán tài sản "Hợp đồng mua bán tài sản
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên
mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên
bán"
Hợp đồng mua bán hàng hóa gồm:

+Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (quốc tế) (xem điều 753
BLDS), thông thường một hợp đồng được coi là dạng này có các yếu tố sau:
>> Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài
>> Hợp đồng được giao kết ở nước ngoài
>> Hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc không cùng
nơi cư trú
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ
yếu là thương nhân
Hình thức có thể được thiết lập theo cách thức mà hai bên thể hiện được sự thỏa
thuận mua bán hàng hóa giữa các bên (có thể: bằng lời nói, văn bản, hoặc hành
vi của các bên giao kết) (điều 24 LTM2005)
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa
Nội dung, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và
nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán.
Chỉ khi có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên, thì quan hệ trao đổi lợi
ích vật chất mới được hình thành và được gọi là hợp đồng dân sự

8


Trong pháp luật tư sản, chế định hợp đồng tồn tại trong lĩnh vực công pháp và
tư pháp, song đặc biệt phát triển trong lĩnh vực tư pháp. Điều 1101 Bộ luật Dân
sự Napoleon quy định, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một
hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao
một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó.
2.1.2. Phân loại:
Có hai loại hợp đồng là hợp đồng hành chính và hợp đồng dân sự. Bởi hai loại

hợp đồng phải tuân theo chế độ pháp lý khác nhau và khi có tranh chấp xảy ra
cũng được giải quyết ở hai loại toà án khác nhau. Cơ sở để phân biệt hai loại
hợp đồng này là có hay không có sự bình đẳng giữa các chủ thể pháp luật. Cụ
thể, trong hợp đồng dân sự, các chủ thể luôn có quan hệ bình đẳng; còn trong
hợp đồng hành chính một bên luôn là pháp nhân công quyền tham gia vì lợi
chung, còn bên kia có thể là pháp nhân công hoặc tư hoặc là cá nhân và vì lợi
ích của mình, vì thế vấn đề bình đẳng giữa các chủ thể khó có thể đạt được
Dựa trên những căn cứ khác nhau, Bộ luật Dân sự hiện hành của Cộng hoà Pháp
phân chia hợp đồng thành 8 loại sau:
- Hợp đồng song vụ – Điều 1102 ;
- Hợp đồng đơn vụ – Điều 1103;
- Hợp đồng ngang giá – Điều 1104;
- Hợp đồng không ngang giá – Điều 1104;
- Hợp đồng không có đền bù – Điều 1105;
- Hợp đồng có đền bù – Điều 1106;
- Hợp đồng có tên – khoản 1 Điều 1107;
- Hợp đồng không có tên – khoản 1 Điều 1107.
2.2. Hợp đồng thương mại là:
2.2.1.Khái niệm:
Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên
ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc pháp
lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh
doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Nhiều công ty,
tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem xét,
9


đánh giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết các hợp đồng. Nhiều chuyên gia
kinh tế từng đặt câu hỏi: Đâu là yếu tố quan trọng nhất của một thương vụ làm
ăn? Phần lớn câu trả lời nhận được là: tính chặt chẽ và hình thức của hợp đồng.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác.
2.2.2. Các hình thức hợp đồng thương mại:
Tại Ford, một trong những hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, bên cạnh
hàng nghìn các hợp đồng mua bán xe hơi mỗi ngày, hãng còn tham gia vào rất
nhiều giao dịch kinh doanh khác như đầu tư, phân phối, mua nguyên vật liệu…
John Mene, cố vấn pháp luật của Ford, cho biết: “Trung bình mỗi ngày, các
giám đốc, trưởng phòng ban của hãng chúng tôi phải ký kết gần 3000 hợp đồng
khác nhau. Và chỉ cần một hợp đồng có sai sót thôi cũng đủ để chúng tôi mất đi
hàng triệu USD. Do vậy, quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng luôn được thực
hiện rất chặt chẽ, có nhiều chữ ký của các nhân viên tham gia vào việc soạn
thảo hợp đồng”.
Hợp đồng kinh doanh, dù được soạn
thảo bằng văn bản hay chỉ là những thỏa
thuận bằng lời, đều đóng vai trò là “hòn
đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và
phần lớn các hoạt động kinh doanh khác
của công ty. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở
tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó
thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa
các đối tác như nhân lực, khách hàng,
nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách
nhiệm…Xây dựng được mẫu hợp đồng chuẩn sẽ giúp công ty tập trung quản lý
vào các vấn đề thiết yếu. Muốn vậy, trước tiên, các công ty phải xác định rõ mối
quan hệ làm ăn, sau đó là xác định những điều khoản và nội dung thiết yếu của
mối quan hệ kinh doanh đó, chẳng hạn như quyền và trách nhiệm của các bên,
bồi thường như thế nào khi có thiệt hại xảy ra… Những bản dự thảo hợp đồng
tạm trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh sẽ đảm bảo cho công ty sớm nhận
diện và xử lý kịp thời các vấn đề thiết yếu có thể bị bỏ qua.

Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau và
tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra,
một trong hai bên đối tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu
lợi riêng cho mình. Chẳng hạn, nếu đối tác ký kết hợp đồng với bạn chưa có
giấy phép đăng ký kinh doanh và quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh có
phát sinh tranh chấp, mà đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp họ vẫn chưa
hoàn tất thủ tục pháp lý đó để thực hiện phần việc đã thoả thuận trong hợp đồng,

10


thì hợp đồng kinh doanh này bị coi là vô hiệu toàn bộ. Lúc này, người thiệt hại
sẽ là bạn bởi bạn là người kinh doanh hợp pháp, nhưng trong trường hợp này
bạn sẽ không có căn cứ để yêu cầu bên đối tác kinh doanh thực hiện các nghĩa
vụ đã ký kết.
Tự do thoả thuận là một trong những nguyên
tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng kinh
doanh. Điều này có nghĩa là các bên được phép
lựa chọn hình thức thích hợp khi ký kết hợp
đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp luật
trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên,
cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích
kinh doanh đối với một số loại hợp đồng pháp
luật đòi hỏi người chịu trách nhiệm ở công ty giao kết hợp đồng phải tuân theo
những hình thức nhất định, ngược lại, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực. Vì thế,
yếu tố hình thức hợp đồng kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực của
hợp đồng sẽ rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh.
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình
thức nhất định của các chủ thể hợp đồng. Thông qua cách thức biểu hiện này,
người ta có thể biết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập. Hình

thức của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng
cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác
định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra. Hình thức của hợp đồng có thể là lời
nói, văn bản hoặc các hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật có quy định
giao dịch kinh doanh phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải được
công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép thì các bên phải tuân thủ quy
định về hình thức khi ký kết hợp đồng.
Có thể nói, hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể
hiện nội dung của hợp đồng và những thủ tục mà
pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp
đồng phải tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng
nhất định.
Việc đưa ra hình thức bắt buộc đối với một số loại
giao dịch là nhằm mục đích lưu ý các bên cần thận
trọng hơn khi giao kết kinh doanh và nhằm đảm
bảo tính rõ ràng của việc tồn tại các giao dịch kinh doanh, quyền và nghĩa vụ
cũng như đặc điểm của quan hệ pháp luật kinh doanh.
Một trong các vấn đề mà các chuyên gia về pháp luật kinh doanh quan tâm là
hình thức hợp đồng có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng như thế nào. Về
11


vấn đề này, pháp luật của các nước có những quan điểm và cách tiếp cận khác
nhau.
Ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật có những điều khoản cụ thể đối với một số
hợp đồng, bắt buộc từng loại phải được thể hiện bằng hình thức nhất định, nếu
vi phạm quy định này, hợp đồng đã ký kết sẽ không có giá trị pháp lý. Vi phạm
các quy định bắt buộc về hình thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật và trật
tự công. Vì vậy, chừng nào sự thống nhất của các bên chưa được thể hiện bằng
những hình thức nhất định theo đòi hỏi của pháp luật thì chừng đó chưa có hợp

đồng. Pháp luật một số nước coi sự vi phạm về hình thức là vi phạm lợi ích
công cộng nên hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Ví dụ, pháp luật của Đức đã đưa ra
các đòi hỏi đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để
nhằm bảo vệ những người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống
bất ngờ, cũng như để hạn chế phương pháp chứng cứ. Tuy nhiên, việc pháp luật
quy định hợp đồng phải được thiết lập bởi những hình thức nhất định sẽ vô tình
tạo nên khoảng cách nhất định giữa sự thỏa thuận mong muốn của các bên với
hiệu lực của hợp đồng. Hay ở một số nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ
(common law), người ta quan niệm hình thức văn bản là bắt buộc đối với các
hợp đồng có giá trị. Đơn cử Anh và Úc, hợp đồng bắt buộc phải được lập thành
văn bản khi giá trị của nó lớn hơn 10 bảng Anh. Quy định này xuất phát từ hệ
thống luật án lệ coi các văn bản hợp đồng có giá trị bắt buộc và có tính chất như
luật đối với các bên và đó chính là căn cứ cơ bản để cơ quan có thẩm quyền
xem xét giải quyết tranh chấp. Nhờ đó, hợp đồng ở các nước này được soạn
thảo rất chặt chẽ.
Một số nước theo hệ thống luật lục địa
(continental law) như Pháp, Thụy Sỹ... thì
coi tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc
cơ bản. Ở các nước này, sự thoả thuận thể
hiện ý chí chung của các bên đã là điều
kiện đủ để hình thành nên hợp đồng, cho
dù chúng được thể hiện dưới bất cứ hình
thức nào. Nguyên tắc này coi trọng “chữ
tín”, nghĩa là khi đã cam kết điều gì thì
các bên phải tự giác thực hiện. Thực tế
này đã giúp loại bỏ các trường hợp hợp
đồng bị vô hiệu vì có vi phạm về hình thức.
Có lẽ do không coi hình thức là điều kiện xác định tính hợp pháp của hợp đồng
mà luật của nước Pháp có sự phân biệt giữa giao dịch kinh doanh không có hiệu
lực với giao dịch kinh doanh do không tuân thủ theo thủ tục nhất định (mà trên

thực tế dù hợp đồng có hiệu lực song lại không thể chứng minh được, hoặc
không đủ chứng cứ để chứng minh trước toà án về sự tồn tại của hợp đồng khi

12


có tranh chấp). Tuy nhiên, sự phân biệt giữa giao dịch kinh doanh không có hiệu
lực và giao dịch kinh doanh có hiệu lực nhưng không thể chứng minh được trên
thực tế là không lớn, bởi nếu giao dịch có hiệu lực nhưng không thể chứng minh
được một cách dễ dàng thì rất khó khăn để xác định sự tồn tại của nó, mà chỉ có
thể được xác định khi có sự thừa nhận của các chủ công ty mà thôi. Vì vậy, để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các chủ công ty Pháp thường ký kết
hợp đồng bằng văn bản cho dù pháp luật có đòi hỏi hay không.
Hệ thống pháp luật của Đức lại hoàn toàn khác. Mặc dù, hình thức của giao dịch
kinh doanh không có chức năng chứng cứ, nhưng vi phạm điều kiện về hình
thức sẽ đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng. Sự giải thích duy nhất đối với việc
trói buộc một chế tài mạnh như vậy là do nhà làm luật quan tâm tới việc bảo vệ
các bên trước những tình huống bất ngờ. Do đó, Đức đã đưa vào phần chung
của Bộ luật dân sự nguyên tắc: giao dịch pháp luật không được thực hiện bằng
hình thức hợp pháp thì sẽ bị vô hiệu hoặc không có giá trị. Điều này được lý
giải là các đòi hỏi hình thức được dự liệu để nhằm bảo vệ những người không
có kinh nghiệm trước sự bất ngờ, cũng như hạn chế phương pháp chứng cứ.
Luật dân sự Việt cũng có cách tiếp cận như vậy về hình thức hợp đồng.
Đối với các giao dịch thương mại, khuynh hướng của các nước thuộc hệ thống
luật châu Âu là hướng tới sự không bắt buộc về hình thức. Khuynh hướng này
đã được thể hiện rất rõ trong nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, theo đó
không có sự bắt buộc về hình thức của hợp đồng. Ngược lại, ở Mỹ, Bộ luật
thương mại đòi hỏi hợp đồng mua bán hàng hoá phải thể hiện bằng văn bản nếu
giá cả vượt quá một con số xác định và hướng tới mục đích tất cả các giao dịch
đều phải được thể hiện bằng văn bản.

Như vậy, không có hệ thống pháp luật nào có thể miễn trừ hoàn toàn các đòi hỏi
về hình thức, song việc có thừa nhận hình thức là điều kiện hiệu lực của hợp
đồng hay không lại phụ thuộc cách tiếp cận vấn đề của pháp luật từng nước. Do
vậy, trong giao dịch kinh doanh, trước khi tiến hành ký kết hợp động kinh doanh
với các đối tác nước ngoài, bạn cần xem xét và nắm vững các quy định pháp
luật về hợp đồng của nước đó. Một lời khuyên đối với các công ty là khi ký kết
Hợp đồng kinh doanh quốc tế, công ty nên thoả thuận với đối tác để luật điều
chỉnh Hợp đồng là luật của nước mình. Có như thế, khi có tranh chấp xảy ra,
công ty sẽ đỡ mất thời gian tìm hiểu pháp luật nước ngoài và có thêm lợi thế để
giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Sau cùng, văn hoá và trình độ kinh doanh của mỗi công ty thể hiện ở việc giao
tiếp trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Đó là mối quan hệ giữa người bán và
người mua, là văn hoá trong giao tiếp với khách hàng, với đối tác kinh doanh.
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”, bạn nên thể hiện sự tôn trọng khách hàng và đối
tác qua sự chặt chẽ và nghiêm túc của các bản hợp đồng. “Xây dựng và chuẩn bị
13


các bản hợp đồng kinh doanh cũng đồng nghĩa với thành công trong các giao
dịch kinh doanh và thiết lập hình ảnh đẹp về công ty trong con mắt đối tác”một chuyên gia pháp luật của Mỹ đã nhận định như vậy.
2.3.Những điều cần biết về hợp đồng thương mại:
2.3.1.Các qui định để thực hiện hợp đồng thương mại:
Phạm vi điều chỉnh
1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam .
2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này
hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với

thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó
chọn áp dụng Luật này.
Đối tượng áp dụng
1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc
áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan
1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên
quan.
2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy
định của luật đó.
3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong
các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

14


Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại
quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại
quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp
dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước
ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam.

Thương nhân
1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh.
2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại
trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các
hình thức và theo các phương thức mà pháp luật
không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo
hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương
mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích
quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc
quyền Nhà nước.
Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký
kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật
này và quy định khác của pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại
15


1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà
nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được
quy định tại Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách

nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh
vực được phân công.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động
thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Hiệp hội thương mại
1. Hiệp hội thương mại được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
thương nhân, động viên thương nhân tham gia phát triển thương mại, tuyên
truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại.
2. Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật
về hội.
2.3.2. Những vấn đề cần biết khi giao kết hợp đồng thương mại
Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Về cơ bản, các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 1995
tiếp tục được duy trì tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005, nên việc giao kết
hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do
giao kết hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các chủ
thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh
thần. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức
khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể
tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch/ hợp đồng
dân sự nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có
hiệu lực pháp luạt, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên
giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tư do
ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn

16



nhất định – giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và
trật tự công cộng. Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành
phương tiện để kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích
chung của xã hội. Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can
thiệp của nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự… không được
bỏ qua một khả năng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào
các quan hệ dân luật[9]. Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xã hội chủ nghĩa,
lợi ích chung của toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho
phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp
đồng dân sự thành phương tiện bóc lột. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của
mình, các chủ thể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của toàn xã hội;
tự do của mỗi chủ thể không được tráI pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi ích của
cộng đồng, của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở
thành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp
đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung.
Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng
không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời
thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên
chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai
được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới
tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý
chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các
bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không
thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện
của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp
đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong
một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức
tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên

trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý
chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp
đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp
đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao
kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh
17


một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể
tham gia hợp đồng.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do
bị nhầm lẫn, lừa dối[10] hay bị đe doạ[11] đều không đáp ứng được nguyên tắc
tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
Tóm lại, việc phân loại hợp đồng và xác định các nguyên tắc khi giao kết hợp
đồng có một ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp
dụng chế định hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh
các quan hệ hợp đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nó một cách chi
tiết, khoa học vấn đề này luôn được đặt ra nhằm ngày càng làm hoàn thiện hơn
các quy định pháp luật về hợp đồng, giúp các chủ thể có thể tự bảo đảm được
lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kết hợp đồng.
Hiệu lực của hợp đồng thương mại
Nội dung dự thảo điều luật quy định như sau :
“1)-Mọi hợp đồng thương mại được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc với
tác bên .
2)-Hợp đồng thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác“
Hợp đồng đấu thầu là hợp đồng phải có sự phê duyệt của cơ quan của nhà nước
có thẩm quyền thì mới có hiệu lực thực hiện .
Hợp đồng thương mại vô hiệu
Điều luật này các nhà làm luật đang hướng về cách dẫn chiếu áp dụng luật hiện

hành
Về nội dung quy định một hợp đồng không được coi là vô hiệu tại khoản
Về hợp đồng thương mại có đồng tiền giao dịch là ngoại tệ đối với nhưng đơn
vị không có chức năng thu ngoại tệ thì cũng không được coi là vô hiệu. Nếu giá
trị ngoại tệ giao dịch đó được xem là đơn giá gốc để quy đổi giá trị hoặc sau đó
2 bên ký kết phụ lục hợp đồng ghi rõ đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt
Nam.
Thứ hai: Một hợp đồng do người có thẩm quyền ký kết không được coi là vô
hiệu nếu sau đó người đứng đầu, đại diện pháp nhân biết thông qua các nội
dung: ký xuất bán hàng hóa, ký các chứng thư giao nhận hàng hóa, ký các phiếu
thu phiếu chi hoặc sử dụng các loại hàng hóa liên quan đến hợp đồng đó.
Trên thực tế không phải các bên đều dự liệu cho các hành vi vi phạm của bên
kia để giao kết trong hợp đồng . Nhằm đảm bảo được quyền lợi của bên bị vi

18


phạm theo chúng tôi vấn đề này luật nên quy định để điều chỉnh hành vi vi
phạm hợp đồng thương mại của bên vi phạm hợp đồng và nên bổ sung vào điều
66 này như sau :
“ ……, nếu trong hợp đổng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định “
Phạt vi phạm
Nội dung dự thảo điều luật quy định như sau :
“ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền
phạt nhất định do vi phạm hợp đồng thương mại,nếu trong hợp đổng có thỏa
thuận “
Mức phạt vi phạm
Nội dung dự thảo trong điều này chúng tôi nhất trí giữ nguyên và xem đây là
khoản 1 . Về khoản 2 nên quy định bổ sung :
“ Nếu các bên không có thỏa thuận việc phạt vi phạm thì khi có hành vi vi phạm

xảy ra thì mức phạt như sau :
a)- Đối với hành vi không thực hiện hợp đồng là : 8 %
b)- Đối với hành vi không đúng hợp đồng là : 4 %
Cơ sở đề xuất là tỷ lệ phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp lệnh hợp
đồng kinh tế
Có như thế mới nâng cao được tinh thần phải chấp hành những gì mà chính
mình đã giao kết của các bên

III.Chỉ số xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp và
việc kí kết hợp đồng trong thương mại.
3.1. Khái niệm chỉ số xu hướng
Khi mô tả các điểm cực đại và cực tiểu của các hoạt động kinh tế ta thấy: các
chỉ tiêu kinh tế có thể có những biến động mang tính chu kỳ khác nhau. Trong
thời kỳ mở rộng kinh tế, chỉ số xu hướng vượt quá 50% bởi vì hơn một nửa số
chỉ tiêu sẽ có xu hướng đi lên. Trái lại, trong thời kỳ thu hẹp, chỉ số xu hướng
nhỏ hơn 50%. Thậm chí, trong giai đoạn mở rộng của nền kinh tế thì 1/2 thời
gian đầu chỉ số xu hướng có thể lớn hơn 50% do có nhiều chỉ tiêu có xu hướng
vận động đi lên và chỉ số xu hướng sẽ nhỏ hơn ở 1/2 thời gian sau vì nhiều chỉ
tiêu sẽ bắt đầu có xu hướng đi xuống. Khi các hoạt động kinh tế vận động đạt

19


đến cực đại, chỉ số xu hướng là 50% vì số các hoạt động có xu hướng vận động
đi lên bằng số các hoạt động kinh tế có xu hướng vận động đi xuống.
Để phản ánh thực tế này, chỉ số xu hướng giảm xuống nhỏ hơn 50% ở cực đại
và tăng lên hơn 50% tại điểm cực tiểu, mức 50% được coi là mức cơ bản để
phân biệt thời kỳ mở rộng và thời kỳ thu hẹp của nền kinh tế.
3.2. Cách tính chỉ số xu hướng
Bước 1: Thu thập, điều chỉnh và chuẩn bị số liệu thống kê

Thu thập các dãy số liệu theo thời gian về các chỉ tiêu sản xuất, tồn kho, tiêu
dùng, lao động, tài chính, giá cả và một số chỉ tiêu kinh tế khác. Sau đó thực
hiện điều chỉnh mùa vụ. Nếu một chỉ tiêu không thể hiện rõ biến động mang
tính chu kỳ thì dùng tỷ lệ phần trăm thay đổi từng năm được coi là dãy số liệu
gốc thay cho dãy số điều chỉnh mùa vụ. Các dãy số liệu để tính chỉ số xu hướng
phải theo tháng, trường hợp không có số liệu theo tháng có thể sử dụng số liệu
theo quý.
Bước 2: Lựa chọn các dãy số liệu phản ánh biến động kinh doanh
Tính tỷ lệ phần trăm thay đổi bằng cách so sánh với số liệu 3 tháng trước đây để
loại những yếu tố thay đổi bất thường từ các dãy số liệu đã điều chỉnh thứ nhất.
Tính sự khác nhau so với 3 tháng trước. Thiết lập một danh sách gồm các dãy số
được chọn và điền dấu (+) cho những chỉ tiêu tăng, dấu (-) cho những chỉ tiêu
giảm và (0) cho những chỉ tiêu không thay đổi.
Bước 3: Lựa chọn số liệu tính chỉ số xu hướng
Lựa chọn các dãy số liệu từ dãy số có biến động kinh doanh được xác định
trong bước hai mà thoả mãn những tiêu chí quan trọng sau đây khi tính chỉ số
xu hướng:

20


Có tầm quan trọng về mặt kinh tế: một dãy số liệu phải có tầm quan trọng, đặc
biệt để có thể thấy được tình trạng kinh doanh hoặc có thể đại diện cho một lĩnh
vực kinh tế nào đó.
Có khả năng thống kê: dãy số phải có khả năng thống kê hàng tháng và qua
nhiều năm, phải có độ tin cậy cao và phạm vi rộng.
Đáp ứng cho chu kỳ kinh doanh: dãy số phải có cùng các tần số như chu kỳ
kinh doanh.
Số liệu phải được làm trơn: trong dãy số có một vài số liệu vận động không đều
phải được làm trơn một cách tương đối và không có những biến động lạ.

Số liệu được công bố thường xuyên, kịp thời.
Bước 4: Tính chỉ số xu hướng
Công thức tính chỉ số xu hướng cho mỗi dãy số liệu riêng biệt như sau:
Chỉ

số

hướng

xu

=

Số những dãy số tăng
Tổng số dãy số thu được

x 100

3.3. Các chỉ tiêu tính chỉ số xu hướng
Dựa vào thời gian dao động của các chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh các nhà nghiên
cứu kinh tế chia thành ba nhóm:
Nhóm chỉ tiêu chỉ đạo (chỉ tiêu báo trước) gồm: chỉ tiêu tồn kho hàng thành
phẩm; đơn đặt hàng mới về hàng hoá tiêu dùng và vật tư của ngành công nghiệp
chế biến; chỉ số giá nguyên vật liệu; chỉ số tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng lâu bền
của người sản xuất; chỉ số phản ánh độ tin cậy của người tiêu dùng; chỉ số giá
của 42 mặt hàng tiêu dùng; mức tăng tỷ lệ lợi tức; giá cổ phiếu; số lao động mới
được tuyển dụng. Các chỉ số chỉ đạo có chiều hướng biến động trước khi chu kỳ

21



kinh doanh có sự biến động, vì vậy cung cấp trước thông tin, tín hiệu báo sớm
xác định chiều hướng vận động tăng giảm của chu kỳ kinh doanh.
Nhóm chỉ tiêu trùng hợp (chỉ tiêu báo ngay) gồm: chỉ số sản xuất công nghiệp
khai thác, chế biến; các chỉ số tiêu thụ hàng hoá của người sản xuất ngành
công nghiệp khai thác, chế biến; tiêu thụ năng lượng của công nghiệp quy mô
lớn; chỉ số sử dụng công suất của công nghiệp chế biến; chỉ số giờ công lao
động không theo kế hoạch; doanh số bán hàng; lợi nhuận hoạt động công
nghiệp; chỉ số doanh thu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc công nghiệp
chế biến; tỷ lệ cung ứng việc làm… là các chỉ tiêu thống kê qua đó có thể phân
tích đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động kinh tế tổng hợp. Các chỉ tiêu này có
xu hướng xảy ra đồng thời với chu kỳ kinh doanh còn gọi là chỉ tiêu báo ngay.
Nhóm chỉ tiêu trễ (chỉ tiêu báo sau) gồm: Tỷ lệ hàng hoá tồn kho trong công
nghiệp chế biến và thương mại so với thời gian thất nghiệp trung bình; thay đổi
về tiền công, tiền lương tính cho một đơn vị đầu ra của ngành công nghiệp chế
biến (%); tỷ lệ lãi gốc trung bình phải trả ngân hàng (%); các khoản nợ tồn đọng
của thương nghiệp và công nghiệp; tỷ lệ nợ tín dụng tồn đọng của người tiêu
dùng so với thu nhập cá nhân; thay đổi về chỉ số giá tiêu dùng của ngành dịch
vụ (%). Các chỉ tiêu này thường xảy ra sau các chỉ tiêu trùng hợp và chúng
khẳng định những biến động gần đây của các chỉ số chỉ đạo, chỉ số trùng hợp,
điều này sẽ giúp chúng ta có thể phân biệt những điểm thay đổi trong các chuỗi
số liệu này từ những dao động khác nhau.
Chúng ta có thể sử dụng chỉ số xu hướng để nhận định tình hình kinh tế và dự
báo xu thế trong tương lai. Khi nhận định tình hình kinh tế, chỉ số này rất quan
trọng, người ta thường để ý xem liệu chỉ số trùng hợp có thể vượt 50% hay
không ? Một trong 3 tiêu chí thường được đưa ra là “quy luật 3 tháng“. Trong
trường hợp nền kinh tế được coi là xu hướng đi lên nếu chỉ số xu hướng vượt
quá 50% trong 3 tháng. Ngược lại, nếu chỉ số xu hướng nhỏ hơn 50% trong 3

22



tháng thì nền kinh tế có xu hướng đi xuống. Khi dự báo xu hướng cho tương lai,
chỉ số chỉ đạo sẽ là công cụ chính cho việc dự báo. Tuy nhiên, nếu dựa vào cả
chỉ số trùng hợp và chỉ số chỉ đạo để dự báo xu hướng kinh doanh sẽ cho kết
quả tốt hơn.
3.4. Mô hình tình trạng kinh doanh
Một số nhà kinh tế cho rằng, chỉ số xu hướng và chỉ số tổng hợp chỉ là các chỉ
số được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm, không dựa trên nền tảng lý thuyết
vững chắc theo quan điểm thống kê hay kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, một
số nhà kinh tế đã cố gắng tìm ra các chỉ số mới dựa vào mô hình dãy số thời
gian hoặc phân tích nhiều biến. Dưới đây xin trình bày tóm tắt cách tiếp cận qua
các mô hình:
3.4.1. Mô hình Neftci
S.Neftci (1982) đã đề xuất cách tiếp cận của ông để dự báo những điểm đổi
hướng kinh tế dựa trên xác suất “Z” được sử dụng để thể hiện quá trình từ điểm
đổi hướng này sang điểm đổi hướng khác trong chỉ số kinh doanh (X), “t” đại
diện về thời gian. Mô hình Neftci tính xác suất mà “Z” trở thành “t” hoặc nhỏ
hơn. Nói cách khác, mô hình này tính xác suất mà điểm đổi hướng xảy ra trước
thời điểm “t” (πt: xác suất mà điểm đổi hướng xảy ra trước thời điểm “t”; x t: số
liệu của chỉ số kinh doanh trước đây (x). Nếu nền kinh tế là mở rộng thì điểm
cực đại của nền kinh tế sau có thể được dự báo bằng việc tính πt cho các điểm
thời gian bội mà đến sau cực tiểu lần trước. Chỉ số xu hướng kinh doanh có thể
được coi là đạt đến điểm đổi hướng khi xác suất vượt quá mức nào đấy, có thể
là 0,95 hoặc 0,9. Mô hình này gọi là mô hình Hồi quy xác suất liên tục.
3.4.2. Mô hình Hamilton
Mô hình này cung cấp các thông tin hữu ích để nhận định các giai đoạn mở rộng
hay thu hẹp của nền kinh tế. Mô hình này đưa ra các giả thuyết như: (1) nền
kinh tế có hai giai đoạn, giai đoạn mở rộng và giai đoạn thu hẹp; (2) tình trạng
kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào những gì xảy ra trong các giai đoạn trước và các

23


giai đoạn sau. Quá trình chuyển dịch trải qua bước quá độ, những bước quá độ
của nó có thể không chắc chắn; (3) xem xét liệu nền kinh tế sẽ mở rộng hay thu
hẹp.
Với các giả thuyết như trên, mô hình này tính toán bằng phương pháp xác suất
cực đại, xác suất chuyển dịch (quá độ) và xác suất của giai đoạn mở rộng/ thu
hẹp trên cơ sở số liệu kinh tế vĩ mô. Cách tiếp cận này cũng tương tự như mô
hình Neftci vì nó cũng giả định thời kỳ mở rộng và thu hẹp của nền kinh tế là
có phân bổ xác suất khác nhau. Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội của Nhật
Bản đã đề nghị ứng dụng cách tiếp cận này trong việc biên soạn chỉ số phản
ánh xu hướng.
3.4.3. Mô hình Kim-Nelson
Mục đích của mô hình này là để dự báo được chính xác các điểm cực đại, cực
tiểu cũng như thấy rõ được khoảng cách của các hoạt động kinh doanh trong
từng giai đoạn. Mô hình này có nền tảng lý thuyết hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên,
để hiểu thấu đáo về chỉ số xu hướng hoặc quá trình chuyển đổi, người ta có xu
hướng chỉ lựa chọn các chỉ tiêu, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất

24


KẾT LUẬN

Thương mại là một vấn đề quan trọng các hoạt động kinh doanh, nhờ có thương
mại mà đất nước ta ngày càng phát triển. Chính phủ đã nhìn thấy và phát triển
điều đó thông qua Đại hội Đảng lần VI nhằm khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư các nguồn lực vào các hoạt động thương mại. Việc giao kết hợp đồng
thương mại không phải tự cá nhân hay tổ chức muốn kí kết như thế nào cũng

được mà phải thông qua các điều lệ, thể chế do nhà nước qui định. Ngoài ra việc
ký kết hợp đồng không chỉ xuất phát từ một phía mà phải có sự chấp thuận của
hai bên, hợp tác cùng có lợi trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện. Có 2 loại hợp
đồng:hợp đồng dân sự và hợp đồng hành chính. Ngày nay, vấn đề dể thực hiện
một hợp đồng luôn là điều mà các nhà đầu tư quan tâm không chỉ các nhà đầu
tư trong nước mà còn có cả các nhà đầu tư nước ngoài, mỗi nước điều có một
phương pháp đầu tư riêng biệt. Xu hướng kinh doanh cũng là vấn đề không kém
phần quan trọng trong xu thế thị trường ngày nay, các mô hình kinh doanh cũng
được các nhà đầu tư chú trọng và quan tâm. Để phù hợp với nền kinh tế thị
trường ngày nay thì tất cả các vấn đề trên luôn là điều quan trọng đối với từng
nhà đầu tư và các nước trên thế giới.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×