Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hạnh phúc của một tang gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.1 KB, 4 trang )

Tiết - Đọc văn : HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
( Trích : “ Số đỏ” ) - Vũ Trọng Phụng –
A . MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS :
1 . Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “ thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng
Tám -1945 .
2 . Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng
ở chỗ : vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên
một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “ Số đỏ” .
B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
- SGK + SGV Ngữ văn 11 - Tập 1 .
- Tham khảo : Thiết kế bài học Ngữ văn 11; các bài viết có liên quan đến tác phẩm và đoạn trích .
C . CÁCH THỨC TỔ CHỨC :
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức : gơi ý, phát vấn, trả lời câu hỏi, thảo luận nhỏ.
D . TIẾN TRÌNH DẠY HOC :
1 . Kiểm tra bài cũ :
2 . Giới thiệu bài mới :
3 . Tổ chức bài học :
Hoạt động của GV và HS Mục tiêu cần đạt
I . TÌM HIỂU CHUNG :
1 . Tác giả : - Vũ Trọng Phụng ( 1912 – 1939 ), quê : Hưng
Yên , nhưng sinh tại Hà Nội trong một gia đình “nghèo gia
truyền”.
- Phải đi làm kiếm sống từ rất sớm; về sau sống chật vật,
bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp .
- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào.
- Ông viết thành công thể loai phóng sự và tiểu thuyết ,
được xem là “ vua phóng sự bắc Kì”.
- Tác phẩm chính : “ Cạm bẫy người” ; “ Kĩ nghệ lấy Tây”
“ Giông tố”, “ Số đỏ”….
→ Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng toát lên niềm căm
phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời


2 . Tiểu thuyết “ Số đỏ”( 1936 ) :
- Tóm tắt tác phẩm .
- Nội dung tư tưởng : Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy,
VTP đã lên án gay gắt, đả kích sâu cay xã hội tư sản thành
thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng, đồi bại, chà đạp lên
đạo đức truyền thống của dân tộc .
- Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia”: là toàn bộ
chương XV của tác phẩm .
II . ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
1 . Nhan đề “ Hạnh phúc của một tang gia” :
- Phản ánh tình huống trào phúng : Tang gia mà Hạnh
phúc .
→ phản ánh rất đúng một sự thật mỉa mai, hài hước, tàn
nhẫn : con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng,
hạnh phúc khi cụ cố tổ chết .
- Nhan đề đã tạo nên tiếng cười trào phúng đặc sắc .
2 . Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ
cố Hồng ( khi cụ cố tổ chết ) :
a ) Niềm vui, hạnh phúc chung :Tờ di chúc của cụ cố tổ
- (Theo suy nghĩ ;nếu người chết có nhiều con cháu
và con chúa càng khôn lớn bao nhiêu thì càng được
coi là gia đình hạnh phúc bấy nhiêu. Do đó, đẻ dược
những người đi đưa đám khen , cụ cố Hồng đã cố tỏ
ra già yếu -> nhân vật này điển hình cho loại người
ngu dốt, háo danh )
( cụ cố tổ sở dĩ lăn đùng ra chết vì biết tin con rể
mọc sừng )
được thực hiện, tất cả các con cháu đều được chia gia tài.
(điều mà họ đã mong mỏi từ lâu )
b ) Niềm vui sướng riêng của mỗi người :

 Cụ cố Hồng :
- Mơ màng đến lúc được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy..
để dược thiên hạ khen “Con trai lớn đã già thế kia à” ( hp)
→ Mong ước trái đời; mong cho cha chết để trở thành
người thay thế vị trí cụ cố- thật là bất hiếu .
 Ông bà Văn Minh :
- Ông Văn Minh : + Băn khoăn , mời cho được luật sư đến
để chứng kiến cái chết của cụ tổ, để chúc thư kia nhanh
chóng đi vào thời kì thực hành .
+ Băn khoăn không biết nên xử với Xuân Tóc Đỏ như thế
nào , vì Xuân vừa có tội ( quyến rũ em gái …), lại vừa có
công : gây ra cái chết rất nhanh cho cụ tổ
- Bà Văn minh: mong được mặc những bộ đồ xô gai tân thời
để quảng cáo cho tiệm may Âu hoá của mình .
⇒ Những đứa cháu vô đạo đức , bất hiếu tột cùng.
 Ông Phán mọc sừng : vui mừng vì được chia thêm
nhiều tiền .
 Cậu tú Tân thì vui sướng vì có cơ hội sử dụng mấy
cái máy ảnh mới mua và chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh của
mình .
 Cô Tuyết : sung sướng được mặc bộ đồ “ ngây thơ”
( hở hang, khêu gợi) để cho thiên hạ biết “ cô chưa đánh mất
cả chữ trinh”.
⇒ Đồng tiền và lối sống văn minh rởm đã len vào đời
sống từng gia đình, tàn phá tình cảm , băng hoại đạo
đức truyền thống .
3) Cảnh đưa đám :
a) Hình ảnh những người đi đưa đám :
- Hai cảnh sát Min-đơ, Min-toa : Sung sướng vì đang lúc
nhàn rỗi -> có người thuê, nên “ sung sướng cực điểm” .

- Những ông bạn thân của cụ cố Hồng :
+ Là người có địa vị, đi đám ma nhưng “ngực đầy những
huy chương” -> phô trương không đúng chỗ .
+ Họ đi để khoe các kiểu râu ria, vẻ mặt trịnh trọng nhưng
mắt lại hướng về cô tuyết ( hở hang) -> “cảm động”.
- Mấy trăm trai thanh gái lịch : đi đám ma là dịp để họ
chê bai, bình phẩm, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, cười
tình với nhau…-> cách ứng xử vô văn hoá, vô đạo đức .
b) Một đám ma gương mẫu” :
- Một đám ma to tát :
+ Theo cả lối Ta, Tàu , Tây .
+ Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng.
+ Ba trăm câu đối , vài ba trăm người đi đưa .
- Một đám ma “ danh giá” : có nhiều vị tai to mặt lớn, nhiều
nam thanh nữ tú, có nhà sư…
- Một đám ma có những kiểu đồ tang mốt nhất hợp,
thời trang .
- Một đám ma “ rộn rã , tưng bừng” : “đám ma đi đến
đâu làm huyên náo đến đấy”.
⇒ Đám tang diễn ra như một tấn hài kịch,
đó là dịp để người ta “khoe danh, khoe của , khoe áo,
khoe tình”, một đám tang có tất cả để trở thành danh
giá nhất, chỉ thiếu một điều (điều cần phải có) đó là nỗi
đau buồn, lòng thương xót .
III. TỔNG KẾT :
1. Nghệ thuật trào phúng: đạt đến trình độ bậc thầy :
- Khai thác triệt để mâu thuẫn trào phúng ( tang gia mà ai
cũng hp, đám tang mà như đám hội…)
- các thủ pháp : cường điệu , nói ngược , nói mỉa,… được
dùng linh hoạt .

- Tạo được những chi tiết trào phúng đặc sắc ,có giá trị .
2) Ý nghĩa : Đoạn trích đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả
dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành
thị những năm trước Cách mạng .
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- HS cần nắm vững những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội
dung của đoạn trích .
- HS chuẩn bị bài “ Phong cách ngôn ngữ báo chí”
( mỗi nhóm sưu tầm một tờ báo và xác định các thể loai văn
bản báo chí trên tờ báo đó )
-------------------------------------------------------

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×