Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tổng hợp bí kíp làm bài tiếng anh đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp thpt, cao đẳng đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.97 KB, 16 trang )

I.Các lỗi sai ngữ pháp thường gặp trong bài thi tiếng Anh
1. Danh từ ghép
Lỗi thường gặp nhất ở dạng này là đặt sai trật tự từ của các bộ phận cấu thành nên danh
từ ghép. Lỗi này xuất phát từ thực tế cách học sinh Việt Nam dịch từ tiếng Việt sang tiếng
Anh. Chúng ta đều biết:
Frame – khung
Picture – tranh
Vậy khi ghép lại, một cách logic, chúng ta thường ghép “khung tranh” là "frame
picture, tuy nhiên cách dùng này là sai.
Trong tiếng Anh, danh từ chính thường đứng sau và có hiện tượng “ngược” trong các
cụm danh từ. Từ đúng phải là picture frame và người ra đề thường tập trung vào điểm
yếu này để đánh lừa thí sinh.
Ví dụ 1: Televisions are now an everyday (A) feature of most households (B) in the
United States, and television viewing (C) is the number one activity leisure (D).
Đáp án là D vì từ đúng là leisure activity (n) hoạt động giải trí chứ không phải activity
leisure.
2. Lỗi lặp từ
Xét cụm return back. Return đã bao hàm nghĩa từ back nên không cần thêm back nữa,
nếu dùng sẽ gây lặp từ. Đây là lỗi mà học sinh thường xuyên mắc phải.
Ví dụ 2: The oxygen content of Mars is not sufficient enough (A) to support (B)life as
(C) we know it (D).
Đáp án là A vì sufficient và enough đều có nghĩa là “đủ”, không cần cả hai đứng cùng
nhau.
Cách sửa: bỏ enough.
3. Cấu trúc song song
Khi thông tin trong một câu được đưa ra dưới dạng danh sách liệt kê thì tất cả bộ phận
trong danh sách đó phải tuân theo cấu trúc song song. Chẳng hạn, giữa các liên từ kết


hợp: For, And, Nor, But, Or, Yet, So, ta dùng một loạt thành phần ngữ pháp giống nhau:
một loạt danh từ, một loạt tính từ, một loạt to Verb, một loạt V-ing hay một loạt mệnh đề.


Jane is famous for her creativity, kindness and talent. (một loạt danh từ)
At weekends, we often do some outdoors activities such as going
jogging, camping and cycling. (một loạt V-ing)
Câu hỏi tìm lỗi sai về cấu trúc song song rất phổ biến, đôi khi rất dễ nhận ra, nhưng đa
phần, giữa các cụm song song thường sẽ có các từ, cụm từ bổ nghĩa để đánh lừa. Xác
định được những thành phần hỗ trợ đó, ta coi như đề bài không có các từ đó để dễ dàng
nhận thấy đề có tuân theo đúng cấu trúc song song hay không.
Ví dụ 3: Entomologists, scientists (A) who study (B) insects, are often concerned with the
fungus, poisonous (C), or virus carried (D) by a particular insect.
Đáp án là C.
Trong cấu trúc song song A and/or/nor/but B, A và B phải cùng từ loại.
Vì fungus, virus là danh từ nên vị trí của poisonous cũng cần là một danh từ.
Cách sửa: sửa poisonous thành poison.
Lưu ý: cụm carried by a particular insect là một cụm bổ nghĩa cho danh từ virus.
4. Dùng sai đại từ cho chủ ngữ one/ each/ every
Ở vế sau của câu có chủ ngữ là one, each of hay every, người ra đề thường đặt lỗi sai là
đại từ you hoặc they. Thực tế, ta phải dùng one hoặc he.
Ví dụ 4: Each of the students (A) in the (B) accounting class has to type their (C)own
(D) research paper this semester.
Đáp án là C.
Ở ví dụ này, their là tính từ sở hữu của each of the students. Nhưng đây lại là danh từ số
ít nên ta cần tính từ sở hữu ở dạng số ít.
Cách sửa: sửa their thành his.
Ví dụ 5: One can only live without water for (A) about ten days because (B)almost 60
percent of their (C) body is (D) water.


Đáp án là C.
One (n): một ai đó, người nào đó. Tính từ sở hữu của one là one’s.
Cách sửa: sửa their thành one’s/his.

5. Chia sai động từ theo sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Với những câu hỏi có gạch chân động từ, khả năng cao động từ đó sai ở sự hòa hợp. Cần
xác định rõ chủ ngữ của câu và xếp vào nhóm phù hợp.
Ví dụ 6: The warming (A) of the Earth, which is primarily caused (B) by the
accumulation of gases, are (C) known as the (D) greenhouse effect.
Đáp án là C.
Danh từ chính trong câu The warming of the Earth là số ít nên động từ chia số ít.
Cách sửa: sửa are thành is.
6.Thống nhất Chủ ngữ/động từ: Rất nhiều người biết rõ điều cơ bản cần thiết này. Khái
niệm này là sự thống nhất giữa một danh từ số nhiều với một động từ số nhiều và ngược
lại. Ví dụ như bạn phải nói “The lady IS speeding” mà không phải là “The
lady ARE speeding”. Một số người cũng lẫn lộn giữa những chủ ngữ như “nobody” hoặc
“everyone”. Những danh từ này rất dễ khiến chúng ta bối rối ở chỗ là chúng là những
danh từ số ít nhưng lại ám chỉ nhiều hơn một người (“nobody: không một ai; “everyone”:
tất cả mọi người). Vì thế bạn phải nói là “Everyone HASan important issue” hoặc
“Nobody WANTS to be wasted” mà không phải là “Everyone HAVE…” và
“Nobody WANT…”.
7.. Nhầm lẫn giữa quá khứ đơn và hiện tại đơn (the past and present tenses): Đây là
một lỗi phổ biến trong việc viết tiểu thuyết nhưng nó không xuất hiện một lần trong một
thời gian trong thư tín thương mại. Trong một số trường hợp, dịch vụ hoặc mô tả sản
phẩm được viết ở thì hiện tại đơn nhằm diễn đạt tính khẩn cấp hoặc cấp bách. Tuy nhiên
những lỗi mắc phải trong trường hợp như vậy là những sai lầm… Trường hợp ngoại lệ
duy nhất ở đây là khi bạn nói rõ rằng bạn đang nói đến một sự kiện hoặc một điều gì đó
trong quá khứ, ví dụ “Even ten years ago, old folks weren’t able to get news in time”.
8.Lỗi dấu nháy đơn: Dấu nháy đơn thường được sử dụng cho hai mục đích chính: biểu
thị một chữ bị bỏ đi trong một từ rút gọn (ví dụ: “won’t” thay vì “will not”) hoặc để thể
hiện tính sở hữu (ví dụ: A toy is the boy’s best present). Tuy nhiên đó là một lỗi sai ngữ
pháp phổ biến hiện nay mà mọi người lạm dụng dấu nháy để dùng cho số nhiều. Vì vậy,
thay vì viết là “Only dog’s should eat dog-food” bạn phải viết là “Only dogs should eat
dog-food”.



9. Sai lầm khi chia động từ ở thì quá khứ: Có một điều cơ bản mà bạn phải biết rằng
phần lớn các động từ ở thì quá khứ đều kết thúc với đuôi “-ed”, ví dụ: picked, stated,
walked … Tuy nhiên cũng sẽ có những ngoại lệ và bạn sẽ dễ cảm thấy bị rối bởi chúng.
Hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra lại thư từ hoặc tốt hơn là rà soát lại một lượt các tiêu đề
công việc của mình trước giờ thuyết trình.
10.. Lạm dụng dấu phẩy: Dấu phẩy về cơ bản được sử dụng để chỉ ra cho người đọc
biết rằng họ cần phải nghỉ trước khi tiếp tục đọc phần còn lại của câu. Một sai lầm phổ
biến mà đa số mọi người đều mắc phải là sử dụng chúng thường xuyên. Thay vì sử dụng
quá nhiều dấu phẩy trong một câu, bạn có thể sử dụng dấu chấm phẩy hoặc chia câu đó
thành hai câu đơn.
11. Sử dụng sai “there”: Hầu hết mọi người có xu hướng bối rối khi gặp những từ
“there”, “their” and “they’re” bởi sự tương đồng trong cách phát âm. “Their” được sử
dụng như một danh từ; “there” được sử dụng trong việc thu hút sự chú ý của một ai đó,
tập trung sự chú ý vào một điều gì đó và “they’re” là từ rút gọn của “they are”.
12.. “Then” và “Than”: “Than” được sử dụng để so sánh trong khi “Then” được sử
dụng để ám chỉ điều gì đang diễn ra hoặc xảy ra tiếp theo.
13.Nhầm lẫn giữa “It’s” và “its”: Đây là một trong những lỗi chính tả phổ biến trong
văn bản thông thường, đặc biệt là trong các văn bản mô tả. “Its” không tuân theo các quy
tắc cho từ sở hữu như đã đề cập ở trên. Các dấu nháy đơn chỉ có thể được sử dụng cho “it
is” như từ rút gọn. Vì vậy, thay vì viết là “Your phone has lost it’s value”, bạn phải viết là
“Your phone has lost its value”.
14. “Lose” và “Loose”: Bạn có thể sẽ cảm thấy bị gục ngã trước tiếng Anh khi gặp phải
những trường hợp như thế này, phải không? Nhưng đây là điều khá phổ biến đối với hầu
hết những người viết thông thường. “Loose” là tính từ, có nghĩa: không thắt chặt hoặc
không có giới hạn. Trong khi “Lose” có nghĩa là không còn nữa, không tìm thấy hoặc
không giành được chiến thắng, nói cách khác là thua cuộc.
15. Dùng sai bổ ngữ: Để đảm bảo rằng những ý tưởng của bạn được truyền đạt rõ ràng,
bạn cần phải đặt một bổ ngữ trực tiếp cạnh từ mà bạn có ý định bổ nghĩa cho nó. Do đó,

bổ ngữ cần phải liên quan đến một từ cụ thể trong một cụm từ hoặc một câu. Nên viết là
“When I was ten years old, my mother gave me a toy for Christmas” thay vì viết “At ten
years old, my mother gave me a toy for Christmas”.
16. “Fewer” và “Less”: “Less” được sử dụng khi nói đến số lượng không đếm được.
“Fewer” và “few” được sử dụng khi nói đến số lượng đếm được. Ví dụ: “The school
has fewer than twenty employees” hoặc “The school is less successful this year round”.

II. MẸO GIẢI BÀI TẬP “TÌM LỖI SAI” TRONG TIẾNG ANH


Một số mẹo bạn nên “bỏ túi”
Dạng bài tập tìm lỗi sai chủ yếu tập trung vào lĩnh vực ngữ pháp và đôi khi là từ vựng.
Do đó các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp một cách
thật vững chắc.
Với dạng bài tập này, cần chú ý một số điểm sau:
- Không nên quá tập trung vào cả câu và ý nghĩa của cả câu.
- Hãy tập trung quan sát các từ/cụm từ được gạch chân, các từ/cụm từ trước và sau
chúng. Tìm ra mối liên hệ giữa các thành phần trong câu. Tìm ra được sự bất ổn trong
mối quan hệ giữa 2 thành phần nào đó sẽ giúp các bạn có được câu trả lời. Hãy bình tĩnh
phân tích từng bước của đề bài, dùng phương pháp loại suy thì câu trả lời sẽ dần hé lộ.
Ví dụ: A baby gorilla is a shy (A), friendly (B) animal that (C) like (D) attention.
Ta nhận thấy ”shy” và ”friendly” đều là các tính từ bổ nghĩa cho danh từ đứng sau
là“animal” nên chúng không phải là lỗi mà chúng ta đang tìm kiếm.
“that” là đại từ quan hệ thay cho ”animal” cũng hoàn toàn đúng. Như vậy chắc chắn đáp
án phải là D.
“that” ở đây thay cho danh từ số ít ” a shy, friendly animal” , suy ra động từ theo
sau “that”phải được chia ở dạng số ít. Như vậy đáp án đúng của câu này là D và phải sửa
thành“likes”.
Thường thì có 2 dạng bài xác định lỗi: lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
- Lỗi sai chính tả:

Người ra đề sẽ cho một từ viết sai chính tả (sai vì thừa hoặc thiếu chữ cái). Nhiệm vụ của
các bạn là phải tìm ra lỗi sai đó thông qua kiến thức từ vựng đã học.
- Lỗi sai ngữ pháp:


Đây là dạng phổ biến nhất trong dạng bài xác định lỗi sai. Dưới đây là một số lỗi mà các
đề thi thường yêu cầu các bạn tìm ra

số ít, chủ ngữ số nhiều đi với động từ chia ở dạng số nhiều. Ngoài ra còn có một số trường hợp khác mà các bạn cũng phải nắm

hì việc xác định thì của động từ sẽ vô cùng dễ dàng.

có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ: who thay thế cho danh từ chỉ người đóng vai trò là chủ ngữ, which thay thế cho danh từ chỉ v

nitive hoặc V-ing.

nhau. Chỉ cần ghi nhớ và áp dụng đúng thì việc xác định lỗi sai sẽ không hề khó khăn.
be fed up with, to depend on, at least…. Các bạn cần phải học thuộc lòng những cụm từ đó.

sánh nhất. Các bạn phải nắm vững cấu trúc của từng loại vì người ra đề thường cho sai hình thức so sánh của tính/ trạng từ hoặc

e: không đếm được

III. 9 loại câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu tiếng Anh

Nắm được các loại câu hỏi sẽ giúp thí sinh tiết kiệm thời gian đọc hiểu và và tìm ra
đáp án của bài.
Dựa vào đề thi minh họa, thử nghiệm, tham khảo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố,
bài đọc hiểu thường có 9 dạng câu hỏi sau:
1. Main idea (câu hỏi về ý chính)

- What is the topic of this passage? - Chủ đề của bài viết là gì?


- What is the main idea expressed in this passage? - Ý chính được thể hiện trong bài là
gì?
- Which title best reflects the main idea of the passage? - Nhan đề phù hợp nhất cho ý
chính của bài là gì?
Với loại câu hỏi này, trước hết thí sinh cần quan sát tiêu đề của bài (nếu có) hoặc tập
trung tìm ý chính ở đoạn mở đầu hay đoạn kết bài. Đây thường là phần giới thiệu và tổng
kết ý chính của cả bài.
Ý chính phải thể hiện nội dung của toàn bài chứ không phải của từng đoạn nhỏ. Đây là
cái bẫy mà học sinh cần tránh. Nếu gặp khó khăn, thí sinh nên để câu này sau khi xử lý
các câu hỏi khác của bài, như thế sẽ hiểu nội dung chuẩn xác hơn.
2. Factual Questions (câu hỏi lấy thông tin)
- According to the passage, why/ what/ how…? - Theo như đoạn viết, tại sao? Cái gì?
Thế nào?...
- According to the information in paragraph 1, what…? - Theo như thông tin trong đoạn
1, cái gì…?
Ở các câu hỏi dạng này, kỹ năng tìm từ khóa trong câu hỏi và câu trả lời là rất quan trọng.
Bởi lẽ từ khóa ở câu hỏi sẽ là manh mối để tìm câu trả lời trong bài đọc. Từ khóa này
thường là các động từ chính, danh từ chính, tính từ chính, từ chỉ thời gian, nơi chốn...
Điểm khó ở dạng câu hỏi này là đôi lúc đề dùng các từ đồng nghĩa với nhau chứ không
phải chính từ khóa có trong câu hỏi được đưa ra.
3. Negative factual Questions (câu hỏi lấy thông tin phủ định- đối lập)
Dạng bài này, thí sinh cần đọc cẩn thận câu hỏi và chú ý đến những từ phủ định thường
được in hoa sau:
- EXCEPT… ( ngoại trừ), NOT mention…. (không được nhắc đến), LEAST likely… (ít có
khả năng xảy ra…)
Thông tin nào không được nhắc đến trong bài hoặc thông tin sai sẽ là câu trả lời được
chọn.

4. Vocabulary Questions (câu hỏi về từ vựng)
- The expression " - " in line " - " could best replaced by…


- The word " - " in line " - " is closest meaning to…
Từ / cụm từ " - " ở dòng " - " có thể được thay thế bởi/ gần nghĩa nhất với từ nào?
Lý tưởng nhất khi làm câu hỏi này là thí sinh biết nghĩa của từ được in đậm và các
phương án lựa chọn. Tuy nhiên, đề thi sẽ hỏi một từ khó hoặc từ mới học sinh không biết
nghĩa. Do đó, học sinh nên sử dụng câu và ngữ cảnh có chứa từ cần hỏi nghĩa, sử dụng
logic để phán đoán nghĩa rồi chọn. Cách khác, thí sinh có thể dùng phương pháp thay thế
các lựa chọn với từ cần tìm nghĩa, xem phương án nào hợp lý nhất.
5. Reference Questions (câu hỏi liên hệ đến từ vựng)
- It/ They , Them, Those… in line " - " refers to " - "
Từ It/ They, Them, Those… ở dòng… để ám chỉ…
Đây là câu tương đối đơn giản, đáp án chính xác được thay thế bởi các từ như trên, nên
chỉ nằm rất gần với các từ này. Thí sinh đọc kỹ câu văn hoặc các câu có liên quan để tìm
ra đáp án đúng.
6. Inference Questions (câu hỏi suy diễn)
- It is probable that… Có thể là…
- It can be inferred from the passage that… Có thể được suy ra từ đoạn là…
- In the paragraph 2, the author implies/ suggests that… Trong đoạn 2, tác giả ngầm ám
chỉ/ gợi ý rằng…
Dạng câu này tương đối khó vì đáp án đúng có thể không xuất hiện trong đề. Học sinh
cần nắm chắc nội dung bài để đưa ra đáp án chính xác cho những câu hỏi suy luận. Chú ý
tính logic của bài và những manh mối, tính chất nối tiếp…
7. Questions on author’s purpose (câu hỏi mục đích của tác giả)
- Why does the author mention ____ ? Tại sao tác giả đề cập đến…?
- The author's main purpose in paragraph 2 is to… Mục đích chính của tác giả trong
đoạn 2 là để…
Câu hỏi về mục đích khi tác giả viết về một vấn đề hoặc đoạn nào đó, có thể đáp án nằm

sau chữ "to" (để…) hoặc ta phải tự lập luận ra đáp án.
8. Questions on author's attitude (câu hỏi về thái độ của tác giả)


- What is the author's opinion / attitude of ____? - Ý kiến/ thái độ của tác giả thể hiện
trong bài là gì?
- Which of the following most accurately reflects the author's opinion of ____? - Điều
nào dưới đây phản ánh chính xác nhất ý kiến/ thái độ của tác giả?
Một số đáp án được đưa ra: Positive (tích cực); Negative (tiêu cực); Neutral (trung lập);
Supportive (ủng hộ); Skeptical (nghi ngờ)…
Để trả lời câu hỏi này, thí sinh cần dựa vào những câu có thể hiện quan điểm cá nhân của
tác giả như khen, chê, ủng hộ, nghi ngờ…
9. The origin of the passage (nguồn gốc của bài viết)
- Where is this passage most likely seen/ found? Bài viết có thể được nhìn thấy/ tìm thấy
ở đâu?

IV. 84 cấu trúc câu trong tiếng Anh hay gặp
1. S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something: ( quá….để cho ai làm gì…)
e.g. This structure is too easy for you to remember. ( Cấu trúc này quá dễ cho bạn để
nhớ )
He ran too fast for me to follow. (Anh ấy chạy quá nhanh để tôi chạy theo)
2. S + V + so + adj/ adv + that + S + V: ( quá… đến nỗi mà… )
e.g. This box is so heavy that I cannot take it. (Chiếc hộp này quá nặng đến nỗi tôi không
thể mang nó lên được)
e.g. He speaks so soft that we can’t hear anything. (Anh ấy nói quá nhỏ đến nỗi chúng tôi
không thể nghe được gì)
3. It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V: ( quá… đến nỗi mà… )
e.g. It is such a heavy box that I cannot take it. (Chiếc hộp này quá nặng đến nỗi tôi
không thể mang nó lên được)
e.g. It is such interesting books that I cannot ignore them at all. (Những cuốn sách này

quá thú vị đến nỗi mà tối không thể phớt lờ chúng được)
4. S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something : ( Đủ… cho ai đó làm
gì… )
e.g. She is old enough to get married. (Cô ấy đã đủ tuổi để kết hôn)
e.g. They are intelligent enough for me to teach them English. (Họ đủ thông minh để tôi
dạy tiếng anh cho họ)


5. Have/ get + something + done (past participle): ( nhờ ai hoặc thuê ai làm gì… )
e.g. I had my hair cut yesterday. (Tôi tự cắt tóc hôm qua)
6. It + be + time + S + V (-ed, cột 2) / It’s +time +for someone +to do something : ( đã
đến lúc ai đó phải làm
e.g. It is time you had a shower. (Đã đến lúc bạn đi tắm)
e.g. It’s time for me to ask all of you for this question. (Đã đến lúc tôi hỏi bạn câu hỏi
này)
7. It + takes/took+ someone + amount of time + to do something: ( làm gì… mất bao
nhiêu thời gian… )
e.g. It takes me 5 minutes to get to school. (Tôi mất 5 phút để đi học)
e.g. It took him 10 minutes to do this exercise yesterday. (Anh âý mất 10 phút để làm bài
tập ngày hôm qua)
8. To prevent/stop + someone/something + From + V-ing: ( ngăn cản ai/ cái gì… làm
gì.. )
e.g. He prevented us from parking our car here. (Anh ấy ngăn họ không được đỗ xe tại
đây)
9. S + find+ it+ adj to do something: ( thấy … để làm gì… )
e.g. I find it very difficult to learn about English. (Tôi thấy quá khoe để học tiếng anh)
e.g. They found it easy to overcome that problem. (Họ thấy vấn đề này quá dễ để vượt
qua)
10. To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing. ( Thích cái gì/ làm gì hơn cái gì/ làm gì )
e.g. I prefer dog to cat. (Tôi thích chó hơn mèo)

e.g. I prefer reading books to watching TV. (Tôi thích đọc sách hơn xem TV)
11. Would rather (‘d rather) + V (infinitive) + than + V (infinitive: ( thích làm gì hơn làm
gì )
e.g. She would play games than read books. (Cô ấy thích chơi điện tử hơn đọc sách)
e.g. I’d rather learn English than learn Biology. (Tôi thích học Tiếng anh hơn môn sinh
học)
12. To be/get Used to + V-ing: ( quen làm gì )
e.g. I am used to eating with chopsticks. (Tôi quen với việc dùng đũa để ăn)
13. Used to + V (infinitive): ( Thường làm gì trong qk và bây giờ không làm nữa )
e.g. I used to go fishing with my friend when I was young. (Tôi từng đi câu cá với bạn
khi tôi còn trẻ)
e.g. She used to smoke 10 cigarettes a day. (Cô ấy tường hút 10 điếu xì gà 1 ngày)


14. To be amazed at = to be surprised at + N/V-ing: ( ngạc nhiên về… )
e.g. I was amazed at his big beautiful villa. (Tôi rất ngạc nhiên về căn biệt thự rất đẹp của
anh ấy)
15. To be angry at + N/V-ing: ( tức giận về )
e.g. Her mother was very angry at her bad marks. (Mẹ cô ấy đã rất tức giận về những
điểm kém của cô ấy)
16. to be good at/ bad at + N/ V-ing: ( giỏi về…/ kém về… )
e.g. I am good at swimming. (Tôi bơi rất giỏi)
e.g. He is very bad at English. (Anh ấy rất kém về Tiếng anh)
17. by chance = by accident (adv): ( tình cờ )
e.g. I met her in Paris by chance last week. (Tôi tình cờ gặp cô ấy tại Pari tuần trước)
18. to be/get tired of + N/V-ing: ( mệt mỏi về… )
e.g. My mother was tired of doing too much housework everyday. (Mẹ tôi quá mệt mỏi vì
việc nhà mỗi ngày)
19. can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing: ( Không chịu nỗi/không nhịn được làm gì… )
e.g. She can’t stand laughing at her little dog. (Cô ấy không thể nhịn cười với con chó của

cô ấy)
20. to be keen on/ to be fond of + N/V-ing : ( thích làm gì đó… )
e.g. My younger sister is fond of playing with her dolls. (Em gái tôi thích chơi búp bê)
21. to be interested in + N/V-ing: ( quan tâm đến… )
e.g. Mrs Brown is interested in going shopping on Sundays. (Bà Brown quan tâm đến
việc đi mua sắm vào mỗi Chủ nhật)
22. to waste + time/ money + V-ing: ( tốn tiền hoặc thời gian làm gì )
e.g. He always wastes time playing computer games each day. (Anh ấy luôn tốn thời gian
dể chơi điện tử mỗi ngày)
e.g. Sometimes, I waste a lot of money buying clothes. (Thỉnh thoảng, tôi tiêu tốn tiền
bạc vào việc mua quần áo)
23. To spend + amount of time/ money + V-ing: ( dành bao nhiêu thời gian/ tiền bạc làm
gì… )
e.g. I spend 2 hours reading books a day. (Tôi dành 2 giờ để đọc sách mỗi ngày)
e.g. Mr Jim spent a lot of money traveling around the world last year.(Ngài Jim dành
nhiều tiền vào việc đi du lịch vòng quanh Thế giới vào năm ngoái)
24. To spend + amount of time/ money + on + something: ( dành thời gian/tiền bạc vào
việc gì… )


e.g. My mother often spends 2 hours on housework everyday. (Mẹ tối dành 2 giờ mỗi
ngày để làm việc nhà)
e.g. She spent all of her money on clothes. (Cô ấy dành tất cả tiền vào quần áo)
25. to give up + V-ing/ N: ( từ bỏ làm gì/ cái gì… )
e.g. You should give up smoking as soon as possible. (Bạn nên từ bỏ việc hút thuốc sớm
nhất có thể)
26. would like/ want/wish + to do something: ( thích làm gì… )
e.g. I would like to go to the cinema with you tonight. (Tôi thích đi xem phim với bạn tối
nay)
27. have + (something) to + Verb: ( có cái gì đó để làm )

e.g. I have many things to do this week. (Tôi có nhiều việc để làm trong tuần này)
28. It + be + something/ someone + that/ who: ( chính…mà… )
e.g. It is Tom who got the best marks in my class. (Đó chính là Tom người có nhiều điểm
cao nhất lớp tôi)
e.g. It is the villa that he had to spend a lot of money last year. (Đó chính là biệt thự mà
anh ấy dành tiền để mua năm ngoái)
29. Had better + V(infinitive): ( nên làm gì… ).
e.g. You had better go to see the doctor. (bạn nên đến gặp bác sĩ)
30. hate/ like/ dislike/ enjoy/ avoid/ finish/ mind/ postpone/ practise/ consider/ delay/
deny/ suggest/ risk/ keep/ imagine/ fancy + V-ing
e.g. I always practise speaking English everyday. (Tôi luôn thực hành nói tiếng anh mỗi
ngày)
31. It is + tính từ + ( for smb ) + to do smt : ( khó để làm gì )
e.g. It is difficult for old people to learn English. (Người có tuổi học tiếng Anh thì khó)
32. To be interested in + N / V_ing ( Thích cái gì / làm cái gì )
e.g. We are interested in reading books on history. (Chúng tôi thích đọc sách về lịch sử)
33. To be bored with ( Chán làm cái gì )
e.g. We are bored with doing the same things everyday. (Chúng tôi chán ngày nào cũng
làm những công việc lặp đi lặp lại)
34. It’s the first time smb have ( has ) + PII smt ( Đây là lần đầu tiên ai làm cái gì )
e.g. It’s the first time we have visited this place. (Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới thăm
nơi này)
35. enough + danh từ ( đủ cái gì ) + ( to do smt )
e.g. I don’t have enough time to study. (Tôi không có đủ thời gian để học)


36. Tính từ + enough (đủ làm sao ) + ( to do smt )
e.g. I’m not rich enough to buy a car. (Tôi không đủ giàu để mua ôtô)
37. too + tính từ + to do smt ( Quá làm sao để làm cái gì )
e.g. I’m to young to get married. (Tôi còn quá trẻ để kết hôn)

38. To want smb to do smt = To want to have smt + PII
( Muốn ai làm gì ) ( Muốn có cái gì được làm )
e.g. She wants someone to make her a dress. (Cô ấy muốn ai đó may cho cô ấy một chiếc
váy)
= She wants to have a dress made. (Cô ấy muốn có một chiếc váy được may)
39. It’s time smb did smt ( Đã đến lúc ai phải làm gì )
e.g. It’s time we went home. (Đã đến lúc tôi phải về nhà)
40. It’s not necessary for smb to do smt = Smb don’t need to do smt
( Ai không cần thiết phải làm gì ) doesn’t have to do smt
e.g. It is not necessary for you to do this exercise. (Bạn không cần phải làm bài tập này)
41. To look forward to V_ing ( Mong chờ, mong đợi làm gì )
e.g. We are looking forward to going on holiday. (Chúng tôi đang mong được đi nghỉ)
42. To provide smb from V_ing ( Cung cấp cho ai cái gì )
e.g. Can you provide us with some books in history? (Bạn có thể cung cấp cho chúng tôi
một số sách về lịch sử không?)
43. To prevent smb from V_ing (Cản trở ai làm gì )
To stop
e.g. The rain stopped us from going for a walk. (Cơn mưa đã ngăn cản chúng tôi đi dạo)
44. To fail to do smt (Không làm được cái gì / Thất bại trong việc làm cái gì)
e.g. We failed to do this exercise. (Chúng tôi không thể làm bài tập này)
45. To be succeed in V_ing (Thành công trong việc làm cái gì)
e.g. We were succeed in passing the exam. (Chúng tôi đã thi đỗ)
46. To borrow smt from smb (Mượn cái gì của ai)
e.g. She borrowed this book from the liblary. (Cô ấy đã mượn cuốn sách này ở thư viện)
47. To lend smb smt (Cho ai mượn cái gì)
e.g. Can you lend me some money? (Bạn có thể cho tôi vay ít tiền không?)


48. To make smb do smt (Bắt ai làm gì)
e.g. The teacher made us do a lot of homework. (Giáo viên bắt chúng tôi làm rất nhiều bài

tập ở nhà)
49. CN + be + so + tính từ + that + S + động từ. ( Đến mức mà )
CN + động từ + so + trạng từ
e.g.1. The exercise is so difficult that noone can do it. (Bài tập khó đến mức không ai làm
được)
2. He spoke so quickly that I couldn’t understand him. (Anh ta nói nhanh đến mức mà tôi
không thể hiểu được anh ta)
50. CN + be + such + ( tính từ ) + danh từ + that + CN + động từ.
e.g. It is such a difficult exercise that noone can do it. (Đó là một bài tập quá khó đến nỗi
không ai có thể làm được)
51. It is ( very ) kind of smb to do smt ( Ai thật tốt bụng / tử tế khi làm gì)
e.g. It is very kind of you to help me. (Bạn thật tốt vì đã giúp tôi)
52. To find it + tính từ + to do smt
e.g. We find it difficult to learn English. (Chúng tôi thấy học tiếng Anh khó)
53. To make sure of smt ( Bảo đảm điều gì ) that + CN + động từ
e.g. 1. I have to make sure of that information. (Tôi phải bảo đảm chắc chắn về thông tin
đó)
2. You have to make sure that you’ll pass the exam. (Bạn phải bảo đảm là bạn sẽ thi đỗ)
54. It takes ( smb ) + thời gian + to do smt ( Mất ( của ai ) bao nhiêu thời gian để làm gì)
e.g. It took me an hour to do this exercise. (Tôi mất một tiếng để làm bài này)
55. To spend + time / money + on smt ( Dành thời gian / tiền bạc vào cái gì)/doing smt
làm gì
e.g. We spend a lot of time on TV/watching TV. (Chúng tôi dành nhiều thời gian xem
TV)
56. To have no idea of smt = don’t know about smt ( Không biết về cái gì )
e.g. I have no idea of this word = I don’t know this word. (Tôi không biết từ này)
57. To advise smb to do smt ( Khuyên ai làm gì/not to do smt không làm gì )
e.g. Our teacher advises us to study hard. (Cô giáo khuyên chúng tôi học chăm chỉ)
58. To plan to do smt ( Dự định / có kế hoạch làm gì)
e.g. We planed to go for a picnic. (Chúng tôi dự định đi dã ngoại)



59. To invite smb to do smt ( Mời ai làm gì )
e.g. They invited me to go to the cinema. (Họ mời tôi đi xem phim)
60. To offer smb smt ( Mời / đề nghị ai cái gì )
e.g. He offered me a job in his company. (Anh ta mời tôi làm việc cho công ty anh ta)
61. To rely on smb ( tin cậy, dựa dẫm vào ai )
e.g. You can rely on him. (Bạn có thể tin anh ấy)
62. To keep promise ( Giữ lời hứa )
e.g. He always keeps promises. (Anh ấy luôn giữ lời hứa)
63. To be able to do smt = To be capable of + V_ing ( Có khả năng làm gì )
e.g. I’m able to speak English = I am capable of speaking English. (Tôi có thể nói tiếng
Anh)
64. To be good at ( + V_ing ) smt ( Giỏi ( làm ) cái gì )
e.g. I’m good at ( playing ) tennis. (Tôi chơi quần vợt giỏi)
65. To prefer smt to smt ( Thích cái gì hơn cái gì ) /doing smt to doing smt: làm gì hơn
làm gì
e.g. We prefer spending money than earning money. (Chúng tôi thích tiêu tiền hơn kiếm
tiền)
66. To apologize for doing smt ( Xin lỗi ai vì đã làm gì )
e.g. I want to apologize for being rude to you. (Tôi muốn xin lỗi vì đã bất lịch sự với bạn)
67. Had ( ‘d ) better do smt ( Nên làm gì )/ not do smt ( Không nên làm gì )
e.g. 1. You’d better learn hard. (Bạn nên học chăm chỉ)
2. You’d better not go out. (Bạn không nên đi ra ngoài)
68. Would ( ‘d ) rather do smt (Thà làm gì )/ not do smt đừng làm gì
e.g. I’d rather stay at home. (Tôi thà ở nhà còn hơn)
69. Would ( ‘d ) rather smb did smt ( Muốn ai làm gì )
e.g. I’d rather you ( he / she ) stayed at home today. (Tôi muốn bạn / anh ấy / cô ấy ở nhà
tối nay)
70. To suggest smb ( should ) do smt ( Gợi ý ai làm gì )

e.g. I suggested she ( should ) buy this house. (Tôi gợi ý cô ấy nên mua căn nhà này)
71. To suggest doing smt ( Gợi ý làm gì )
e.g. I suggested going for a walk. (Tôi gợi ý nên đi bộ)


72. Try to do ( Cố làm gì )
e.g. We tried to learn hard. (Chúng tôi đã cố học chăm chỉ)
73. Try doing smt ( Thử làm gì )
e.g. We tried cooking this food. (Chúng tôi đã thử nấu món ăn này)
74. To need to do smt ( Cần làm gì )
e.g. You need to work harder. (Bạn cần làm việc tích cực hơn)
75. To need doing ( Cần được làm )
e.g. This car needs repairing. (Chiếc ôtô này cần được sửa)
76. To remember doing ( Nhớ đã làm gì )
e.g. I remember seeing this film. (Tôi nhớ là đã xem bộ phim này)
77. To remember to do ( Nhớ làm gì ) ( chưa làm cái này )
e.g. Remember to do your homework. (Hãy nhớ làm bài tập về nhà)
78. To have smt + PII ( Có cái gì được làm )
e.g. I’m going to have my house repainted. (Tôi sẽ sơn lại nhà người khác sơn, không
phải mình sơn lấy)
= To have smb do smt ( Thuê ai làm gì ) Biology = I’m going to have my car repaired.
e.g. I’m going to have the garage repair my car. (Tôi thuê ga-ra để sửa xe)
79. To be busy doing smt ( Bận rộn làm gì )
e.g. We are busy preparing for our exam. (Chúng tôi đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi)
80. To mind doing smt ( Phiền làm gì )
e.g. Do / Would you mind closing the door for me? (Bạn có thể đóng cửa giúp tôi
không?)
81. To be used to doing smt ( Quen với việc làm gì )
e.g. We are used to getting up early. (Chúng tôi đã quen dậy sớm)
82. To stop to do smt ( Dừng lại để làm gì )

e.g. We stopped to buy some petrol. (Chúng tôi đã dừng lại để mua xăng)
83. To stop doing smt ( Thôi không làm gì nữa )
e.g. We stopped going out late. (Chúng tôi thôi không đi chơi khuya nữa)
84. Let smb do smt ( Để ai làm gì )
e.g. Let him come in. (Để anh ta vào)




×