Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI tập lí SINH sao chép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.31 KB, 8 trang )

BÀI TẬP LÍ SINH
I/ Chuyển động của chất lỏng
1/ Một bệnh nhân đang được truyền máu, mức máu trong
chai truyền cao hơn kim là 60cm. Kim
truyền dài 3cm, bán kính trong 0,5mm. Bỏ qua áp suất
ngược từ ven hãy tính lưu lượng máu
được truyền (cm3/phút). Biết khối lượng riêng của máu xấp
xỉ nước, độ nhớt máu là 3,12*10^(7)N.s/cm2, gia tốc trọng trường g=10m/s2.
2/ Ở một người khỏe mạnh, trong trạng thái nghỉ lưu lượng
máu qua ĐM vành là 100ml/phút.
Nếu bán kính bên trong của ĐM giảm xuống còn 80% so với
bình thường, các yếu tố khác (áp
suất, độ nhớt...) giữ nguyên thì lưu lượng máu qua động
mạch đó là bao nhiêu ml/phút?
3/ Ở một người trưởng thành trong trạng thái thư giãn tốc độ
trung bình của dòng máu trong ĐM
chủ là 33cm/s. Hỏi lưu lượng máu qua đó là bao nhiêu
ml/giây biết bán kính ĐM chủ là 0,9cm?
4/ Nếu như bán kính trong của ĐM vành giảm xuống còn
80% so với trạng thái bình thường, các
yếu tố khác của dòng máu (áp suất, độ nhớt...) vẫn giữ
nguyên, khi đó vận tốc máu qua ĐM trên
sẽ thay đổi thế nào so với bình thường.
5/ Một mao mạch có bán kính 2*10^(-4)cm, tốc độ máu qua
mao mạch khoảng 0.03cm/s. Lưu
lượng qua ĐM chủ là 5lít/phút. Hỏi số lượng mao mạch tham
gia vận chuyển máu là bao nhiêu?
Cho rằng các mao mạch có thiết diện gần như nhau.
6/ ĐM chủ có bán kính 0,9cm và tốc độ máu trung bình qua
đó đối với người trưởng thành trong
trạng thái nghỉ ngơi là 33cm/s. Biết rằng tổng thiết diện của


các ĐM chính là 20cm2. Tính tốc độ
dòng máu trung bình qua các ĐM này.
7/ Giả thiết rằng một con hươu cao cổ khi vươn cổ lên ăn lá
cây thì đầu cao hơn quả tim nó 3m.
Biết rằng để nó khỏi choáng váng áp suất máu tối thiểu phải
duy trì ở đầu là 60mmHg. Tính áp


suất máu tối thiểu phải tạ ra ở tim nó theo mmHg. Cho biết
khối lượng riêng của máu là
1,05g/cm3, của Hg là 13,6g/cm3.
II/ Sóng âm
1/ Mức cường độ âm của một dàn nhạc giao hưởng biểu diễn
ngoài trời đối với nhạc trưởng đứng
cách dàn nhạc 4m dao động trong khoảng 45-110dB. Đối với
một thính giả đứng cách xa dàn
nhạc 100m, mức cường độ âm của dàn nhạc biến thiên trong
khoảng nào?
2/ Một người thính giác bình thường đứng ở một khoảng cách
nhất định tới một máy bay phản
lực có 4 động cơ giống nhau đang gầm rú và cảm nhận
ngưỡng đau tai của mình. Người này sẽ
cảm nhận độ to là bao nhiêu nếu 3 động cơ được tắt đi.
3/ Một máy bay phản lực tạo ra âm thanh cường độ 130dB ở
khoảng cách 50m. Tính khoảng
cách tối thiểu tới máy bay đối với nhân viên sân bay khi
không có trang bị bảo vệ tai. Biết rằng
âm thanh 145dB có thể làm hỏng thính giác.
4/ Trong một cuộc bay thử nghiệm, một máy bay chiến đấu
bay ở độ cao 100m tạo ra âm thanh

có cường độ 150dB ở mặt đất ngay phía dưới máy bay. Tính
độ cao tối thiểu máy bay phải bay
trên khu dân cư để không gây đau tai cho người dân.
5/ Công suất tối đa ở loa một máy nghe nhạc là 40W. Cho
rằng loa là nguồn điểm phát sóng âm
đều nhau theo mọi phương. Nếu máy vặn to hết cỡ thì người
nghe cách máy 5m sẽ chịu âm thanh
có mức cường độ âm là bao nhiêu?
6/ Một sinh viên đang lắc lư khi nghe máy MP3 vặn to hết cỡ.
Người bạn có thính giác bình
thường ngồi cạnh mượn nghe thử, song phải bỏ ra ngay vì
cảm thấy ngưỡng đau tai của mình.
Tính công suất âm thanh ở mỗi loa của máy MP3, biết rằng
tai nghe gắn cách màng nhĩ 3cm.
7/ Để đo vận tốc máu bằng hiệu ứng Doppler, người ta dùng
sóng siêu âm có bước sóng trong cơ


thể là 0,44mm. Cho rằng máu chuyển động thẳng hướng ra
xa nguồn phát siêu âm với tốc đọ
2cm/s tại ĐM đùi. Độ chênh lệch tần số giữa sóng siêu âm
phản xạ lại mà máy thu được và sóng
phát ra là bao nhiêu? Cho biết âm thanh truyền trong mô cơ
thể người với vận tốc 1540m/s
8/ Một con dơi đang bay trong một hang động định hướng
bằng cách phát ra những xung siêu âm
tần số 39kHz. Trong khi lao đến con mồi, nó hướng thẳng vào
tường với vận tốc 1/40 vận tốc âm
thanh trong không khí. Hỏi tần số sóng siêu âm dội lại từ bức
tường mà nó thu được là bao

nhiêu?
9/ Dây La của đàn violon phải tạo ra âm tần số 440Hz. Với
lực căng hiện tại là 83N dây này tạo
ra âm có tần số 400Hz. Phải điều chỉnh lực căng dây bắng
bao nhiêu để có thể chơi nhạc được?
10/ Dây Si của đàn piano đang tạo ra âm có tần số 450Hz.
Phải điều chỉnh lực căng dây bắng bao
nhiêu lần giá trị hiện tại để nó phát ra âm Si có tần số
494Hz?
11/ Tại một điểm mà sóng âm có tần số 300Hz truyền tới,
một phần tử khí dao động với biên độ
0,13micromet. Tính cường độ âm tại điểm đó.
12/ Tại một điểm mà sóng siêu âm truyền tới, một phần tử
khí dao động với biên độ là 0,11nm.
Biết cường độ âm tại điểm đó là 1,3*10^(-7)W/m2. Tính tần
số âm.
13/ Tính biên độ dao động của phần tử khí tại màng nhĩ một
người có thính giác bình thường gây
ra bởi âm thanh tần số 1000Hz vừa đủ đạt ngưỡng nghe với
người đó.
14/ Tính biên độ dao động của phần tử khí tại màng nhĩ một
người có thính giác bình thường gây
ra bởi âm thanh có tần số 1000Hz và đạt ngưỡng đau tai với
người đó.
Phần bài tập lý sinh Học phần 1
3, Chất lỏng chảy trong 1ống thiết diện 2 cm
2


với lưu lượng 100cm

3
/s. Tính vận tốc của chất lỏng
trong ống?
4,Một động mạch chủ có bán kính 0,9 cm và tốc độ máu
trung bình qua đó đối với người trưởng
thành trong trạng thái nghỉ ngơi là 33cm/s .Biết rằng tổng
thiết diện các động mạch chính là 20
cm
2
. Tính tốc độ dòng máu trung bình qua các động mạch này?
5, Với một người đang đứng , tim bơm máu lên 1 đoạn động
mạch ở đầu cao hơn 30cm so với
tim , Cho rằng khi máu từ tim lên đoạn mạch này vận tốc ko
thay đổi mà ma sát ko đáng kể. Tính
chênh lệch áp suất máu ở đoạn động mạch này so vs ở đầu
ĐM chủ
6, Một người nghe nhạc rock biểu diễn ngoài trời đứng cách
dàn loa 10m cảm nhận mức âm
130db. Đối với 1 người đứng cách dàn loa 100m, mức âm là
bao nhiêu?
7, Một người thính giác tốt cảm nhận được ngưỡng đau tai
khi đứng ko xa máy bay phản lức vs
4 động cơ làm việc. Nếu 3 động cơ được tắt đi thì ng đó chịu
mức âm là bao nhiêu?
8, Công suất tối đa ở loa của một máy nghe nhạc là 40W
.Cho rằng loa nguồn điểm phát sóng âm
đều nhau theo mọi phương .Nếu loa này được vặn to hết cỡ
thì ng nghe cách loa 5m sẽ chịu âm
thanh có mức cường độ âm là?
9, Một con dơi đang treo mình tại chỗ phát ra sóng siêu âm

có tần số 50kHz. Một con côn trùng
đang bay ra xa nó với vận tốc 7m/s .Tính tần số sóng siêu
âm phản xạ lại từ con côn trùng mà dơi
nhận được. Cho biết vân tốc âm trong không khí 340m/s.
10, Sóng siêu âm đc dùng để theo dõi hoạt động của tim thai
trên cơ sở hiệu ứng đopple có tần số
2MHz . Vận tốc tối đa của máu trên bề mặt tim thai nhi là
15cm/s .Tính độ chênh lệch tần số lớn


nhất giữa sóng dội lại mà máy thu được và sóng phát ra.
Cho biết siêu âm truyền trong mô cơ
thể ng với vận tốc 1540m/s.
11, Dây “ la” của đàn violon phải tạo ra âm tần số 440Hz. Vs
lực căng hiện tại là 83N dây “la”
này có thể tạo ra âm có tần số 400Hz . Phải điều chỉnh lực
căng dây thành bao nhiêu N để có thể
chơi nhạc được.?
12, Đối với 1 người thính giác tốt, ngưỡng nghe của âm có
tần số 1000Hz là 10
-12
W/m
2
. Với âm
đó, tính biên độ dao động phần tử ko khí tại màng nhĩ người
nghe ?
6 - Khi nhìn bảng xác định thị lực cách mắt khoảng 6m, một
người nhìn rõ được một hình tròn
đen trên nền trắng có bán kính nhỏ nhất là 1mm. Tính thị lực
của người đó

7 - Trong kính hiển vi điện tử các điện tử được gia tốc ở hiệu
điện thế 120kV thì bước sóng liên
kết của điện tử chuyển động là bao nhiêu
8 – Tính bước sóng ngắn nhất của phổ phát xạ tia X phát ra
từ một màn hình computer (không
phải loạị LCD) do chùm điện tử đập vào mặt trong của bóng
hình có hiệu điện thế 41 kV
9 – Biết rằng đơn vị hoạt độ phóng xạ Ci (Curie) được qui ước
là hoạt độ phóng xạ của 1g Ra226
10 - Một lít sữa có hoạt độ phóng xạ 2000 pCi do đồng vị
40
K, năng lượng trung bình một tia là
1,5 MeV. Một người 60 kg uống 0,5 lít sữa một ngày, trung
bình 10% năng lượng của tia phóng
xạ bị hấp thụ bởi cơ thể. Tính liều hấp thụ người đó nhận
được trong một năm nếu tạm cho rằng
sữa uống hàng ngày chỉ ở trong cơ thể 12 h.
11 - Nguồn phóng xạ được sử dụng trong xạ trị phát ra các
tia  có năng lượng 1,5 MeV .Cho


mật độ bức xạ tại đối tượng bị chiếu xạ là 4.10
6
tia/s.m
2
. Đối tượng có thiết diện chiếu là 0,01
m
2
, khối lượng 0,8 kg và hấp thụ toàn bộ năng lượng chùm tia.
Tính suất liều mà đối tượng này

nhận được từ nguồn phóng xạ nói trên.
12 - Một người bệnh khi chụp răng đã nhận được một liều
tương đương bằng 2 mSv trong 0,2 kg
mô từ tia X có năng lượng 100keV của một máy X-quang.
Tính số phôton tia X đã bị hấp thụ .
13 - Một y tá nặng 50 kg nhận suất liều tương đương 0,5
mSv/h khi đứng ở khoảng cách 0,5 m
tới một bệnh nhân đang có đồng vị phóng xạ Co
60
trong người (để điều trị). Hãy tính liều tương
đương mà y tá này nhận được khi làm việc ở khoảng cách 2
m trong 60 phút.
NỘI DUNG CÂU HỎI
Phần I. Vật lý
Câu 1. Trình bày hiệu ứng Doppler ? Các ứng dụng và giải
thích cơ sở các ứng dụng của hiệu
ứng Doppler.
Câu 2. Trình bày khái niệm về chất lưu: áp suất thủy tĩnh,
đường dòng, ống dòng, chế độ chảy
dừng, lưu lượng? Phát biểu và chứng minh định lý về sự liên
tục của dòng?
Câu 3. Trình bày: áp suất phân tử, năng lượng mặt ngoài, sức
căng mặt ngoài. Tại sao người ta
dùng giọt là đơn vị liều trong y học?
Câu 4. Thiết lập biểu thức tính áp suất phụ dưới mặt khum?
Giải thích tại sao trước khi tiêm
hoặc truyền máu ta phải đẩy hết bọt khí?
Câu 5. Dòng điện là gì? Trình bày các đaị lượng đặc trưng cho
dòng điện và nêu các tác dụng



của dòng điện?
Câu 6. Phát biểu các định luật cơ bản của quang hình học?
Hiện tượng phản xạ toàn phần, điều
kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần? Nêu một số ứng
dụng của hiện tượng phản xạ toàn
phần và khúc xạ ánh sáng?
Câu 7. Trình bày: nguyên lý và cấu tạo, cách dựng ảnh và
ứng dụng của kính hiển vi quang học
và kính hiển vi điện tử? Khái niệm năng suất phân ly và các
cách làm tăng năng suất phân ly
của kính hiển vi?
Câu 8. Trình bày định luật hấp thụ ánh sáng, cơ chế hấp thụ
ánh sáng của vật chất, các đại lượng
đặc trưng: độ truyền qua, độ hấp thụ?
Câu 9. Trình bày ứng dụng của quang phổ hấp thụ phân tử:
cơ sở, phương pháp phân tích định
tính và định lượng, cấu tạo của máy quang phổ?
Câu 10. Trình bày: Định nghĩa, phân loại, các đại lượng đặc
trưng của sóng âm và các ứng dụng
của sóng âm (vùng nghe được) trong y học?
Phần II: Lý sinh y học
Câu 1. Trình bày nguyên lý thứ nhất nhiệt động học, hệ quả
và ứng dụng trong y học.
Câu 2. Trình bày nguyên lý thứ hai nhiệt động học, trạng thái
dừng và sự dịch chuyển entropi
trong các hệ thống sống.
Câu 3. So sánh sự giống và khác nhau của 3 hiện tượng vận
chuyển vật chất cơ bản trong cơ thể
sinh vật.

Câu 4. Trình bày những nội dung chính của lý thuyết ion
màng, vận dụng để giải thích cơ chế
tồn tại của điện thế nghỉ.
Câu 5. Trình bày những nội dung chính của lý thuyết ion
màng, vận dụng để giải thích cơ chế
phát sinh của điện thế hoạt động.
Câu 6. Trình bày cơ chế tác dụng của dòng điện một chiều
lên cơ thể và ứng dụng trong điều trị.
Câu 7. Trình bày cơ chế tác dụng của dòng điện xoay chiều
lên cơ thể và ứng dụng trong điều


trị.
Câu 8. Trình bày những mối nguy hiểm do điện, nguyên nhân
tử vong do điện và các biện pháp
về an toàn điện.
Câu 9. Trình bày đại cương về tác dụng của ánh sáng lên cơ
thể sống và một số tác dụng của ánh
sáng đối với các phản ứng sinh lý chức năng của sự sống.
Câu 10. Trình bày một vài tác dụng quang động lực cơ bản
lên hoạt động sống.
Câu 11. Nguyên lý cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy
phát Laser.
Câu 12. Trình bày những ứng dụng phổ biến của Laser trong
y học.
Câu 13. Trình bày cấu tạo, cơ chế hoạt động của hệ thống
tuần hoàn. Vai trò của các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động tuần hoàn.
Câu 14. Trình bày cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ thống
hô hấp. Vai trò của các yếu tố ảnh

hưởng tới hoạt động hô hấp.
Câu 15. Trình bày bản chất và tính chất của bức xạ ion hóa.
Câu 16. Trình bày cơ chế tác dụng trực tiếp và gián tiếp của
bức xạ ion hoá lên tổ chức sống, các
tổn thương sớm và hiệu ứng muộn gây ra bởi bức xạ ion hoá.
Câu 17. Trình bày nguyên lý cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của nguồn phát tia X.
Câu 18. Trình bày ứng dụng của tia X trong chẩn đoán và
điều trị.
Câu 19. Trình bày ứng dụng của tia phóng xạ trong chẩn
đoán và điều trị
Câu 20. Trình bày nguyên tắc chung về an toàn phóng xạ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×