Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tổng hợp các dạng bài tập ôn thi công chức thuế năm 2017 có hướng dẫn và lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.16 KB, 59 trang )

Kinh nghiệm khi làm bài tập: Bài có các loại thuế thì đừng nên trình bày theo
nghiệp vụ mà nên trình bày theo từng loại thuế. Hình dung mô hình này: Thuế là
khoản thu nội địa, hải quan là thu ngoại. Nên mô hình là từ ngoài cửa khẩu (thuế
NK, thuế XK) vào trong nước (có là hàng hóa đặc biệt không -> thuế TTĐB) rồi
vào trong nội địa, đến tay người tiêu dùng (thuế GTGT).
-Thứ tự các loại thuế như sau:
+ Thuế NK
+ Thuế XK
+ Thuế TTĐB
+ Thuế GTGT: thuế đầu ra, thuế đầu vào được khấu trừ -> thuế GTGT phải nộp
- Đối với thuế TNDN nên đi theo trình tự:
+ Doanh thu
+ Các chi phí không được trừ- > các loại chi phí được trừ (vì các khoản hợp lý thì
quá nhiều nên chỉ có thể loại những cái không hợp lý ra trước)
+ Thu nhập chịu thuế khác
+ Thuế TN đối với TN từ nước ngoài
+ Thu nhập được miễn thuế
-> thuế TNDN phải nộp
Bài nào cũng thứ tự như trên hết. Tính từng thuế một, hết từng cái rồi mới chuyển
sang cái khác. Bởi thuế trước là cơ sở tính thuế sau, nên nếu không xong cái này
mà sang cái kia thì sẽ hiểu. Nhiều bạn sợ không theo từng nghiệp vụ mà đi theo
từng loại thuế sẽ bị sót nhưng đừng lo, đối với mỗi loại thuế các bạn rà soát từng
nghiệp vụ một xem cái nào có liên quan đến thuế đang tính thì cho vào. Tiếp các
loại thuế sau cũng làm tương tự.
Đối với môn thuế chung để xác định được số thuế phải nộp cần biết phương pháp
tính, giá tính thuế, thuế suất -> cần quan tâm nhất đến đối tượng chịu thuế, đối
tượng không chịu thuế. Theo mình thì nên dựa vào khái niệm của từng thuế, mục
đích đánh thuế của từng thuế để suy ra xem đánh cái nào, cái nào không đánh, và
trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như thuế GTGT mục đích là tạo nguồn thu và điều tiết
chung thì hầu như mặt hàng nào chả đánh. Nhưng thuế GTGT là đánh vào giá trị
tăng thêm nên qua các khâu sản xuất, luân chuyển, tiêu dùng mà không có giá trị


nào gia tăng thì không đánh rồi. Suy ra mấy hàng như sản phẩm nông nghiệp mới
sơ chế kiểu bỏ vỏ, tách hạt thì không đánh này; hàng hóa không phục vụ kinh
doanh không đánh này. Thuế là khoản thu nội địa nên hàng hóa không tiêu dùng ở
Việt Nam thì không đánh này. Và do mục đích điều tiết chung nên mấy cái hàng


quá thiết yếu như cho y tế, giáo dục... thì ai cũng dùng thì đánh vào có ý nghĩa gì
đâu thế là cái này không chịu thuế này... Nhớ kiểu kiểu vậy ^^
Thuế TTĐB thì đánh vào cái đặc biệt. Thế nào là đặc biệt? Quá đắt gây lãng phí
cho xã hội, gây ô nhiễm môi trường, hại sức khỏe -> 10 mặt hàng (bia rượu, du
thuyền, ô tô, vàng mã...) và 6 nhóm dịch vụ (kinh doanh gôn, với casino lại chả
sang chảnh quá...) bị đánh thuế này.
Nói chung học kiểu kiểu đi từ bản chất, đi từ cái phổ biến mà ai cũng biết rồi suy
ra, kiến thức có sự liên kết và dễ nhớ hơn, còn thấy hay hay nữa. Chú ý một số
dạnng bài tập đặc thù sau (nên nắm vững các dạng bài còn không bao giờ có lặp lại
đề đâu, vì vô vàng mặt hàng, các thầy cô nghĩ phát là ra được hàng đống đề). Do đó
làm nhiều bài tập sưu tầm nhiều chỗ thì tốt nhưng nếu nắm được các dạng cơ bản
thì theo mình là hiệu quả hơn.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
1. Thuế GTGT:
đây là loại thuế gián thu đựoc tính trên giá trị gia tăng thêm do việc sản xuất, kinh
doanh hàng hoá!
Có 3 mức thuế suất (TS) đựơc áp dụng ở VN là 0%, 5% và 10%
Các mức thuế cụ thể các ban tham khảo trong sách nhé!
Cách tính
Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào!
Thuế GTGT đầu ra = giá chưa có thuế GTGT x số lượng x Thuế suất thuế GTGT
Thuế GTGT đầu vào: thống kê trên hoá đơn đầu vào + thuế GTGT đã nộp lúc nhập
khẩu
(thưòng đề cho sẵn, nhưng nếu không có thì cách tính cũng giống như đầu ra).

Các trường hợp đặc biệt
Ở Thuế GTGT, chủ yếu các bạn tính ở đầu ra.
Nhưng khi nhập khẩu, các bạn cần tính thuế GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu.
Theo luật thuế thì thuế GTGT phải nộp khi nhập khẩu đựoc tính cho từng lần nhập
khẩu.
Vì vậy, các bạn phải đóng ngay khi nhập khẩu.
Giá tính thuế GTGT khi nhập khẩu là giá CIF + thuế NK + Thuế TTDB (nếu có)
Sau đó, khi các bạn bán ra, thì sẽ đựơc khấu trừ đầu vào tương ứng!
Nhưng thật sự khi làm bài tập, thuế GTGT đầu vào đã cho sẵn, nên các bạn sẽ
không cần quan tâm điều này.


Khi xuất khẩu, thì các bạn sẽ không phải quyết toán thuế GTGT đầu ra phải nộp!
Tóm lại Khi làm bài tập môn thuế, phần thuế GTGT, các bạn chỉ cần nhớ 1 vài
điểm sau:
1. Bán ra --> tính VAT đầu ra.
2. Nhập khẩu, tính VAT phải nộp, để đó!
3. Cuối kỳ
Tính tổng VAT phải nộp do mua bán = Tổng VAT đầu ra - VAT đầu vào (có thể cho
sẵn).
Trong trường hợp nhập khẩu. Thì bạn đã phải đóng VAT lúc nhập khẩu rồi.
Vì thế VAT phải nộp cuối cùng sẽ là = Tổng VAT đầu ra - VAT nộp lúc nhập khầu các khoảng VAT đầu vào mua trong nước
Vậy là xong phần Thuế GTGT, quá đơn giản
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh trên các mặt hàng xa xí phẩm hay
không cần thiết lắm cho đời sống.
Ví dụ: rượu bia, thuốc lá, hàng mã...
Ngoài ra còn đánh váo các dịch vụ như karaoke, vũ trường.
Chú ý Thuế TTđB chỉ nộp 1 lần ở nơi nhập khẩu, nơi sản xuất hoặc nơi kinh doanh
dịch vụ!

Cách tính thuế TTDB
Thuế Tiêu thụ đặc biệt được tính như sau:
Thuế phải đóng = giá chưa có thuế TTDB x Thuế suất thuế TTđB
Các trường hợp cụ thể:
a. Nhập khẩu
Khi nhập khẩu, DN phải đóng thuế TTđB duy nhất 1 lần ở đấy
Khi bán lại sẽ không phải phải kết toán cho thuế TTđB nữa
Giá tính thuế TTđB sẽ là giá nhập khẩu đến sân bay (giá CIF) + thuế Nhập khẩu
nếu có!
b. Sản xuất kinh doanh:
Sau khi sản xuất, khi bán hàng cho khách hàng, nhà sx phải nộp 1 khoản thuế
TTđB với những mặt hàng chịu thuế TTđB.
Giá tính thuế sẽ là giá bán chưa có thuế GTGT!


Khấu trừ thuế: Thuế TTđB sẽ được khấu trừ khi nhà sản xuất mua nguyên liệu là
loại chịu thuế TTđB dùng để sản xuất ra mặt hàng cũng chịu thuế TTđB! Như vậy,
chỉ phần dùng để sản xuất ra hàng hoá chịu thuế TTđB ứng với số lượng bán ra mới
được khấu trừ!
Ví dụ:
+ mua 20.000 l rượu trắng trên 40 độ, giá chưa VAT là 10.000đ/l. Thuế suất thuế
TTđB của rượu trắng là 65%.
+ dùng 10.000l rượu trắng sản xuất được 40.000l rượu thuốc!
+ 10.000 l còn lại sản xuất được 50.000l giấm!
Sau đó bán 30.000l giấm giá 7000/l và 20.000l rượu thuốc giá 28.000/l! (giá chưa
VAT)
Tính số thuế TTđB phải đóng.!
Biết TS thếu TTđB của rượu thuốc là 20%, giấm là 0%.
Lúc này ta tính số thuế TTđB phải đóng như sau:
ở đầu ra (phải nộp)

(28.000/1+20%) x 20.000 x 20% = 112.000.000
Số thuế được khấu trừ
Trong 20.000 l rượu thuốc bán ra, là do dùng 5.000l rượu trắng
==> khấu trừ 5.000l đó
thuế TTđB được khấu trừ
(10.000/1+65%) x 5.000 x 65% = 32.500.000
Suy ra: số thuế TTđB phải nộp là
112.000.000 - 32.500.000 = 79.500.000
3. Thuế xuất, nhập khẩu
đây cũng là 1 loại thuế gián thu, đánh trên hàng hóa xất khẩu hoặc nhập khẩu!
Thuế xuất, nhập khẩu được tính dựa trên 2 loại gia: giá CIF và giá FOB.
+ Giá CIF (Cost, Insurance and Freight): là giá bao gồm cả phí vận chuyển và bảo
hiểm. Là giá tại sân bay của người mua! Giá CIF là giá dùng để tính thuế nhập
khẩu phải nộp!
Thuế NK phải nộp = giá CIF x thuế suất thuế NK.
+ Giá FOB (Free On Board: miễn trách nhiệm) dùng để tính cho thuế xuất khẩu
Thuế XK phải nộp = giá FOB x thuế suất thuế XK.


Mối quan hệ giữa giá CIF và giá FOB
FOB = CIF - I - F
Trong đó: I là chi phí bảo hiểm trên 1 đơn vị sản phẩm
F là chi phí vận chuyển trên 1 đơn vị sản phẩm
Thuế xất nhập khẩu rất dễ tính! Các bạn chỉ cần chú ý 1 số tường hợp miễn thuế
xuất nhập khẩu thôi. Một số tường hợp thường gặp là:
1. Hàng tạm nhập tái xất hoặc tạm xất tái nhập
2. Hàng hóa là tài sản di chuyển theo quy định
3. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí!
4. Nguyên vật lệu nhập khẩu để sản xất hàng xất khẩu theo hợp đồng đã ký kết.
Rồi, vậy là xong phần thuế xất nhập khẩu. Quá dễ phải không nào?

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập DN, trước đây là thuế lợi tức nằm trong thuế công thương nghiệp.
Thuế TNDN là loại thế trực thu đánh vào lợi nhuận của tất cả các tổ chức và cá
nhân kinh doanh!
Công thức
Thuế TN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất
Trong đó:
+ Thu nhập chịu thuế = doanh thu - chi phí hợp ý, hợp lệ + thu nhập chịu thuế khác
+ Thuế suất: 28% đối với tất cả DN (mới nhất là 20%)
Nếu DN có khoản thu nhập từ nước ngoài, thì DN sẽ được khấu trừ toàn bộ số thuế
đã đóng ở nước ngoài, nhưng không vượt quá số thế phải đóng ở VN.
Ví dụ: DN A có thu nhập từ nước ngoài là 700 triệu, là khoản thu nhập sau khi đã
đóng thuế ở nước ngoài 300 triệu.
Số thuế ở VN phải đóng
(700 + 300) x 28% = 280 triệu.
DN đã đóng ở nước ngoài 300 trệu. nhưng chỉ được khấu trừ thuế 280 trệu.
Hay nói cách khác, DN không phải đóng thuế TNDN ở VN.
Ngoài ra, khi DN có thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền
thuê đất Thì sau khi nộp thuế Dn 28% trên lợi nhuận, DN còn phải chịu 1 khoản
thuế lũy tiến từng phần dự trên Lợi nhuận còn lại / chi phí như sau
đến 15% - TS: 0%


15 - 30% - 10%
30 - 45% - 15%
45 - 60% - 20%
trên 60% - 25%
* Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý và Cách tính thuế
TNDN cuối năm 2016 theo Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TTBTC mới nhất của Bộ tài chính hiện nay:
I. Cách tính thuế TNDN tạm tính quý và cả năm:

- Kể từ ngày 6/8/2015 theo điều 1 Thông tư Số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015
của Bộ tài chính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư 78), Cách tính thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
- Nếu DN có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế
suất thuế TNDN
Trong đó:
1. Cách xác định Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản
lỗ được kết chuyển)
a. Thu nhập chịu thuế: Là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh như:
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Chi tiết bạn có thể xem thêm tại đây: />b. Các khoản thu nhập được miễn thuế:
Các bạn xem tại đây: />c. Các khoản lỗ được kết chuyển: Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì
được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập
do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.
Chi tiết bạn xem tại đây: />Trong đó:
a. Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:


Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công,
tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp
được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Là doanh thu không có
thuế GTGT.
Chi tiết các bạn xem tại đây: />- Chi phí được trừ: Các bạn xem tại đây: />2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
Trước ngày 1/1/2016:

- Thuế suất 20% áp dụng cho những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề
<20 tỷ đồng.
- Thuế suất 22% áp dụng cho những DN không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất
20%. (Nhưng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 sẽ áp dụng thuế suất 20%)
Chú ý: Những DN mới thành lập thì kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết
thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm < 1,67 tỷ
đồng thì DN quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.
Từ ngày 1/1/2016 trở đi:
- Tất cả các DN đang áp dụng thuế suất 20 và 22% sẽ chuyển sang áp dụng mức
thuế là 20%.
Chi tiết xem thêm tại đây: />Kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là từ quý 4/2014) theo điều 17 Thông tư 151/2014/TTBTC:
- Doanh Nghiệp không nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý.
- Doanh nghiệp chỉ cần tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát
sinh.
- Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý sau.
Lưu ý:
1. Nếu Tổng số thuế tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi
quyết toán từ 20% trở lên thì Doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với
phần chênh lệch từ 20% trở đó.


- Số tiền chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế
quý 4.
Ví dụ:
- Năm 2016, Công ty Phan Hiếu đã tạm nộp thuế TNDN là 100.000.000. Nhưng
khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 150.000.000, tăng 50.000.000.
=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 150.000.000 x 20% =
30.000.000.
- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 50.000.000 – 30.000.000 =
20.000.000.

Như vậy:
- Công ty phải nộp thêm số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 50 triệu đồng
- Ngoài ra. Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên
(là 20.000.000) từ ngày 31/1/2017. (Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời
hạn nộp thuế quý 4/2016).
Nếu hết thời hạn nộp tờ tờ khai quyết toán thuế TNDN (30/3/2017) mà công ty vẫn
chưa nộp tiền thuế chênh lệch trên thì:
- Số thuế chênh lệch còn lại (50.000.000 – 20.000.000 = 30.000.000.) mà C ty
chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn
nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2017) đến ngày thực nộp số thuế này.
2. Nếu Tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải
nộp khi quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn
nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp
thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Ví dụ:
- Năm 2016, Công ty kế toán Thiên Ưng đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.
- Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng.
=> Như vậy: Chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm
nộp trong năm dưới 20% thì DN chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán
là 10 triệu đồng.
- Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.
Trường hợp nộp thừa sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được
hoàn thuế theo quy định.
II. Cách tính thuế TNDN đối với DN kê khai theo phương pháp trực tiếp:
- DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không
phải là DN.


=>Nếu có thu nhập chịu thuế TNDN mà xác định được doanh thu nhưng không xác
định được chi phí, thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán

hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đổi với kinh doanh hàng hoá: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
Ví du: DN A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01)
năm là 90 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, do vậy đơn vị lựa chọn
kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như
sau:
Số thuế TNDN phải nộp = 90.000.000 đồng X 5% = 4.500.000 đồng.
Chú ý: DN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp không đồng nghĩa với việc là sẽ kê
khai thuế TNDN trực tiếp. (Muốn kê khai thuế TNDN trực tiếp thì các bạn phài làm
công văn gửi lên thuế, thuế đồng ý thì mới được làm nhé.)
Một số bài tập ôn thuế gần đây có lời giải tham khảo theo Luật mới
Bài 01 - THUẾ TNDN
Tại một DN trong năm tính thuế TNDN 2015 có tài liệu sau: (đvt:triệu đồng).
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chưa VAT: 50.000
2. Chi phí DN kê khai để xác định thu nhập chịu thuế: 45.500, trong đó:
- Chi đầu tư xây dựng nhà ăn giữa ca trong DN: 500
- Chi trả lãi tiền vay của các thành viên trong công ty để phục vụ hđ sxkd là 0,36 tỷ
với lãi suất vay là 18% (lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tại thời
điểm vay vay là 8%/năm). Công ty đã góp đủ vốn điều lệ
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: 1.200
- Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ
cuối năm tài chính: 400
- Chi tài trợ trang thiết bị cho bệnh viện Bạch Mai: 200
- Chi NCKH: 130 (đã lấy từ quỹ NCKH và PTCN)
- Chi phí điện thoại và văn phòng phẩm phù hợp với quy chế tài chính của công ty:
600
- Chi nộp phạt vi phạm hành chính có đầy đủ biên lai của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền: 50
Các khoản chi còn lại được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.


2. Các khoản thu nhập khác:
- Thu từ nhượng bán tài sản 250. Giá trị còn lại của tài sản 145. Chi phí liên quan
đến nhượng bán 5.
- Lợi nhuận được chia sau thuế do góp vốn liên doanh, liên kết trong nước: 500
- Thu nhập do đánh giá lại các khoản nợ phải thu dài hạn có gốc ngoại tệ cuối năm
tài chính 220
- Thu nhập nhận được từ hoạt động tại nước ngoài: 925 (đây là khoản thu nhập
nhận được sau khi đã nộp thuế TNDN tại nước ngoài theo thuế suất 15% và ở nước
ngoài doanh nghiệp đang được giảm 50% số thuế phải thuế phải nộp). Hai nước
chưa ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Yêu cầu:
1. Tính thuế TNDN phải nộp trong năm.
Biết rằng:
- DN áp dụng mức thuế suất thuế TNDN phổ thông
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh: 100
- Các khoản chi của DN có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và thanh toán không dùng
tiền mặt.
Tham khảo lời giải
Thuế TNDN phải nộp = (TNTT - phần trích lập quỹ KHCN(neu co)) x ts thuế
TNDN
TNTT = TNCT - (TN đc miễn thuế + các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước)
TNCT = DT - CP đc trừ của hđ sx KD + TN#
Đơn vị tính: triệu đồng
1. Doanh thu tính thuế: 50 000
2. CP đc trừ
- Chi đầu tư xd nhà ăn: 50-> CP ko đc trừ

- Chi trả lãi tiền vay
CP đc trừ = Min (360; 360/18% x 8% x 150%) = 240
-> CP ko đc trừ = 360 - 240 = 120
- Trích trc CP sc lớn TSCĐ : 1200
Do CP sc lớn thực tế FS : 100
-> CP ko đc trừ = 1200-100= 1100


- Lỗ CL tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối
năm TC:400
- Chi tài trợ trang thiết bị cho BV: 200
- Chi NCKH : 130-> CP ko đc trừ
- CP Đt và VPP: 60
- Chi nộp phạt HC: 50 -> CP ko đc trừ
-> Tổng CP ko đc trừ = 500 + 120+ 1100 + 130+50= 1900
-> Tổng CP đc trừ = 45500-1900= 43600
3. TN#
- Thu nhap từ Nhượng bán TS= 250-145-5=100
LN đc chia sau thuế do góp vốn LD LK trong nước: 500
- TN do đanhs giá lại các khoản nợ phải thu dài hạn có gốc ngoại tệ cuối năm TC :
220-> ko tính vào TNCT
-> Tổng TN#= 100+500=600
4. TNCT= 50000-43600+600=7000
5. TN miễn thuế= 500
6. Lỗ kc từ các năm trước : 0
7. TNTT= 7000-500+0= 6500
8. Thuế TNDN phải nộp đối với phần TN trong nước = 6500 x 22%= 1430
9. Thuế TNDN phải nộp đối với phần TN ở NN
- TNTT= TNST/1- ts x tỷ lệ =
925/1-15% x 50% = 1000

- Số thuế TNDN ở NN trước khi đc giảm = TNTT x ts = 1000 x 15% = 150
- Số thuế TNDn phải nộp tính theo PL trong nước = TNTT x ts trong nước = 1000 x
22% = 220
- Số thuế TNDN ở NN đc trừ = Min (150,220)= 150
- Số thuế TNDN ở NN phải nộp = 220-150=70
8. Tổng số thuế TNDn phải nộp = 1430+70= 1500
Bài số 2- THUẾ TNDN
Công ty B nộp thuế TNDN theo phương pháp khấu trừ, trong năm 2015 có số liệu
như sau (đơn vị tính triệu đồng):
- Doanh thu bán hàng chưa bao gồm thuế GTGT: 21.500


- Giá vốn hàng bán : 10.000
- Chi phí khấu hao 800, trong đó có 90 của một TSCĐ đã hết thời hạn trích khấu
hao
- Chi tiền lương cho người lao động 3.000, theo đúng quy định của luật thuế TNDN
- Chi xử lý nước thải có hóa đơn chứng từ hợp pháp 200
- Chi hỗ trợ đoàn thanh niên tại địa phương 100
- Chi tiền phạt hợp đồng kinh tế 30
- Thực tế chi sửa chữa lớn TSCĐ 500, đã trích trước vào chi phí 800
- Chi trợ cấp khó khăn cho người lao động: 270
- Chi Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho kỹ sư trong DN: 80
- Thu nhập từ góp vốn liên kết trong nước chưa nộp thuế tại nơi góp vốn: 400
- DT nhượng bán TS ko cần dùng (chưa có VAT) 70, GT còn lại của TS tại thời
điểm nhượng bán: 30, CP liên quan đến nhượng bán: 5
- Trong kỳ công ty có thu nhập sau thuế ở nước ngoài là 830 (thuế suất thuế TNDN
ờ nước ngoài là 17%), thời điểm phát sinh thu nhập là 10/2015
Xác định số thuế TNDN phải nộp
Biết rằng:
- Tổng doanh thu năm 2014 là 18.600

- Khoản chi thưởng sáng kiến có quyết định khen thưởng của Giám đốc DN nhưng
không có Biên bản họp của Hội đồng nghiệm thu sáng kiến
Lời giải tham khảo
Doanh thu = 21.500
Chi phí được trừ:
+ Giá vốn hàng bán = 10.000
+ Chi phí khấu hao = 800-90 = 710
+ Chi lương = 3.000
+ Chi xử lý nước thải = 200
+ Chi phạt HĐKT = 30
+ Chi sửa chữa lớn TSCĐ = 500
+ Chi trợ cấp khó khăn cho NLĐ = 3000/12 = 250
-> Chi phí được trừ = 10.000+710+3.000+200+30+500+250 = 14.690
TN khác:


+ Thu nhập từ góp vốn = 400
+ Thu nhượng bán TS = 70-30-5 = 35
-> Tổng TN khác = 435
TN chịu thuế hoạt động trong nước = 21.500-14.690+435 = 7.245
TN tính thuế = 7.245
Thuế suất = 20%
Thuế TNDN hoạt động trong nước = 7.245 x 20% = 1.449
TNCT hoạt động nước ngoài = 830/(1-17%) = 1.000
Thuế TNDN tính theo thuế suất nước ngoài = 1.000 x 17% = 170
Thuế TNDN tính theo thuế suất VN = 1.000 x 22% = 220
Thuế TNDN phải nộp thêm = 220-170 = 50
Tổng thuế TNDN phải nộp = 1.449 + 50 = 1.499
Bài 3. TNDN
Tại một doanh nghiệp trong năm tính thuế 2015 có số liệu sau (đơn vị tính: triệu

đồng):
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chưa thuế GTGT: 80.000
2. Tổng chi phí được trừ doanh nghiệp kê khai để tính thuế thu nhập doanh nghiệp
(có hóa đơn, chứng từ hợp pháp): 60.000, trong đó:
- Tiền lương phải trả trên hợp đồng lao động: 3.000
- Chi trang phục bằng tiền: 240
- Tài trợ thiết bị y tế cho bệnh viện Bạch Mai: 180
- Chi ủng hộ Đoàn TNCSHCM nơi doanh nghiệp đóng trụ sở: 25
- Chi trả lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh của ngân hàng thương mại với lãi suất
10%/năm là 800
- Chi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 80
- Các khoản chi còn lại đều đủ điều kiện xác định chi phí được trừ.
1) Thu nhập khác
- Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 100
- Thu nhập từ hoạt động SXKD ở nước ngoài là 480. Đây là thu nhập sau khi nộp
thuế thu nhập ở nước ngoài với mức thuế suất 20%.
2) Lỗ năm trước chuyển sang: 40
- Yêu cầu: Xác định thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm 2015, biết rằng:


- Vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn: 3.000
- Đến thời hạn quyết toán thuế năm 2015, doanh nghiệp còn nợ ương người lao
động 500. Doanh nghiệp có trích lập quy dự phòng tiền lương tối đa theo quy
định.
- Doanh nghiệp có 40 người lao động.
- Thuế suất thuế TNDN: 22%.
- Doanh nghiệp không được miễn, giảm thuế trong năm tính thuế.
Bài giải
Đơn vị : Triệu đồng
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chưa thuế: 80.000

2. Chi phí kê khai tính thuế: 60.000
*Chi phí không được trừ:
- Tiền lương phải trả cho lao động là 3.000. Đến thời hạn quyết toán, DN còn nợ
lương 500, DN trích lập quỹ dự phòng tiền lương tối đa. Chi phí tiền lương không
được trừ : 3000- (3000-500).1,17= 75
- Chi trang phục bằng tiền cho lao động: 240. Doanh nghiệp có 40 lao động, doanh
nghiệp được chi tối đa 5 tr/nguời/năm. Chi phí không được trừ là: 240- 40*5=
40
- Chi ủng hộ Đoàn TNCSHCM nơi doanh nghoệp đóng trụ sở: 25
- Chi trả lãi váy tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu: 300*10%= 300
- Chi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 80 ( Tính bù trừ với thu phạt vi phạm hợp
đồng kinh tế)
Tổng chi phí không được trừ là: 75+40+25+300+80=520
*Tổng chi phí được trừ: 60000-520 = 59480
3. Thu nhập khác:
- Bù trừ thu chi với VPHĐ: 100-80= 20
- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài : 480/(1-20%)= 600
Tổng thu nhập khác: 20=600= 620
4.Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế= Doanh thu- Chi phí được trừ + Thu nhập khác= 8000059480+620= 21140
5. Thu nhập tính thuế


Thu nhập tính thuê= Thu nhập chịu thuế- ( Các khoản miễn trừ+ Các khoản lỗ kết
chuyển)= 21140-40= 21100
6. Thuế thu nhập doanh nghiệp = 21100*22% - 600*20%= 4522
Bài 4
Tại 1 DN trong năm tính thuế TNDN 2015 có tài liệu sau : ( dvt: triệu đồng)
1. DT tiêu thụ sp chưa VAT: 50000
2. CP DN kê khai để xác định TNCT: 45500 trong đó:

- Chi đầu tư xây dựng nhà ăn giữa ca trong DN: 500
- Chi trả lãi tiền vay của các thành viên trong công ty để phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh là 0.36 tỉ với lãi vay là 18% ( lãi suất cơ bản do NH nhà nước công
bố tại thời điểm vay là 8%/ năm) . Cty đã góp đủ vốn điều lệ.
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: 1200
- Chi nghiên cứu khoa học: 130 ( đã lấy từ quỹ NCKH và PT CN)
- Chi phí điện thoại và văn phòng phẩm phù hợp với quy chế tài chính của công ty :
600
- Chi nộp phạt vi phạm hành chính có đầy đủ biên lai của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền : 50
- Các khoản chi còn lại được trừ khi xác định TNCT
3. Các khoản TN khác
- Thu từ nhượng bán tài sản 250. GIÁ trị còn lại của tài sản 145. Chi phí liên quan
đến nhượng bán: 5
- Lợi nhuận thu được sau thuế khi góp vốn liên doanh trong nước : 500
- Thu nhập do đánh giá lại các khoản nợ phải thu dài hạn có gốc ngoại tệ cuối năm
tài chính: 220
- Thu nhập nhận được từ hoạt động tại nước ngoài: 925 ( đây là khoản thu nhập
nhận được sau khi đã nộp thuế TNDN tại nước ngoài theo thuế suất 15% và ở nước
ngoài DN đang được giảm 50% số thuế phải nộp). Hai nước chưa ký hiệp định
đánh thuế lần 2.
YC: Tính thuế TNDN phải nộp trong năm
Biết: DN áp dụng mức thuế suất thuế TNDN phổ thông.
- Chi phí sửa chữa lớn TSCD thực tế phát sinh: 100
- Các khoản chi của DN có hóa đơn , chứng từ hợp pháp và thanh toán ko dùng tiền
mặt.


Lời giải tham khảo:
CP ko đc trừ:

- cp đầu tư xây dựng:500
- cp trích trước: 1200-100=1100
- chi phí lãi vay: 0,36-0,36/18%*8%*1.5=120tr
- cp nckh: 130
- chi vi phạm hành chính: 50
TNTT= 50000-(45500-1900)+600-500=6500
Thuế 6500*22%+70
Bài 5
Trong năm tính thuế TNDN ở công ty A có tình hình sau (Dvt triệu đồng)
I. Tài liệu kê khai thuế TNDN
1. Tổng Doanh thu: 5.590; trong đó doanh thu từ một hợp đồng nghiên cứu khoa
học năm đầu tiên có doanh thu là: 250
2. Hàng hóa bị trả lại do kém chất lượng: 80
3. Chi phí sản xuất, kinh doanh: 4.510, trong đó chi phí HĐ nghiên cứu khoa học
trong năm đầu tiên có doanh thu nói trên là 220
- Chi nộp phat vi phạm HĐ kinh tế : 80
4. Thu nhập khác:
+ Chênh lệch mua bán chứng khoán: 40
+ Thu nhập từ chuyển nhượng máy móc: 20
+ Thu phạt vi phạm HĐ kinh tế: 40
+ Thu nhập từ hoạt động liên doanh đơn vị chia thu nhập đã nộp thuế TNDN): 150
II. TÀI LIỆU KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN THUẾ
1. Toàn bộ hàng hóa trả lại công ty đã bán rẻ thu được 48, chi phí bán hàng 5, hoạt
động này công ty không khai
2. Chi phí sản xuất kinh doanh đã kê khai có
+ Trích trước sữa chữa lớn TSCĐ: 55, tuy nhiên thực tế phát sinh trong năm là 50
+ Chi sự nghiệp, chi ốm đau: 16
+ Chi ủng hộ khắc phục hậu quả bão lụt qua Đài THVN: 12
+ Thuế TN cá nhân ( hĐ lao động quy định doanh nghiệp trả lương ròng, tiền lương
ko bao gồm thuế TNCN): 60



Các khoản chi còn lại đều được trừ theo quy định của pháp luật
3. Tất cả các tài liệu còn lại đều chính xác và đầy đủ. Các khoản chi đều có đầy đủ
hóa đơn , chứng từ theo luật quy định và tất cả các khoản thanh toán đều thực hiện
qua ngân hàng
Yêu cầu:
1/ Tính số thuế TNDN mà công ty phải nộp
Biết rằng cty nộp thuế TNDN theo mức 20%, có gi
Bài giải:

Bài 6: thuế TNCN- đề lẻ
Bà A làm việc tại ngân hàng X có thu nhập trong năm 2015 như sau:
1. Thu nhập từ tiền lương tiền công
- Tiền lương 31tr/tháng ( bao gồm khoản bảo hiểm bắt buộc là 3.2tr/tháng)
- Phụ cấp điện thoại 0.6tr/tháng
- Phụ cấp đi lại 0.6tr/ tháng
- Tiền ăn 2.2tr/ tháng
- Tiền thưởng đạt doanh số cuối năm 62,25tr
2. Trong năm 2015 bà A có mảnh đát tại quạn 12 tphcm là 120m2 giá mua của
mảnh đất là 17.5 tr


Tháng 4/2015 bà chuyển nhượng 1 phần cho em trai là 55 m2 với giá là
900.000.000 đồng
Tháng 11/2015 bà chuyễn nhượng phần còn lại cho anh B ( bạn của em trai ) với
giá chuyển nhượng là 18 tr đồng/ m2
Giá đất do ủy ban nhân dân quy định là 16 tr/m2
Tính thuế tncn bà A phải nộp năm 2015
Biết rằng bà A đăng ký giảm trừ cho 2 người phụ thuộc - con trai 16 tuổi đang học

trung học phổ thông
- Con gái 22 tuổi đang học đại học có thu nhập 2tr/1 tháng
Tham khảo lời giải:
I. Thuế TNCN từ TL,TC
1. TNCT từ TL,TC:
- Tiền lương: 31x12=372
- Phụ cấp điện thoại: 0.6x12 = 7.2 (được trừ khỏi TNCT)
- Phụ cấp đi lại: 0.6x12 = 7,2 (được trừ khỏi TNCT)
- Tiền ăn vượt mức khống chế: (2.2-0.68)x12= 18.24
- Tiền thưởng: 62.25
Tổng: 452.49
2. Giảm trừ:
- BHBB: 3.2x12=38.4
- Bản thân: 108
- 1 Phụ thuộc: 43.2
Tổng: 189.6
3. TNTT: 452.49- 189.6=262.89
4. Thuế TNCN từ TLTC: 60x5% + 60x10% + 96x15% + 46.89x20%= 32.778
II. Thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS
1. chuyển nhượng 1 phần cho em trai: Miễn thuế TNCN
2. Chuyển nhượng phần còn lại cho anh B:
Thuế TNCN: (120-55)x18x2% = 23.4
III. Thuế TNCN phải nộp: 32.778 + 23.4=56.178
Bài 7 – Thuế thu nhập cá nhân – Đề chẵn 2016


Bà A đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2015 bà phát sinh các
khoản thu nhập sau:
1. Thu nhập từ tiền lương tiền công theo hợp đồng lao động ký với công ty TNHH
X:

- Lương 28trđ/tháng (trong đó bao gồm các khoản bảo hiểm bắt buộc: 3trđ)
- Ăn trưa 0,98 trđ/tháng.
- Trang phục 2015: 7trđ- (Đã sửa đề ko còn 7tr/th)
- Thưởng tết, lễ + lương tháng 13: 73,6trđ
2. Tháng 7/2015 bà nhận thừa kế từ ông nội các tài sản sau:
- Một mảnh đất 120m2 huyện CG, tp Hồ Chí Minh. Tháng 10/2015 bà đã đi đăng
ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất trên.
- Một chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi đã sử dụng được 2 năm giá trị còn lại theo quy định
tính lệ phí trước bạ 70%.
Yêu cầu: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, thu nhập tính
thuế, các khoản giảm trừ và thuế thu nhập cá nhân năm 2015.
Biết rằng:
+ Các khoản tiền ăn trưa, trang phục được công ty TNHH X chi theo định mức quy
định tại quy chế tài chính của công ty.
+ Bà A đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 2 người: Con gái 10t, mẹ chồng 60t ở cùng
nhà lương hưu 2,8trđ/tháng.
+ Giá đất theo bảng giá UBND TP.Hồ Chí Minh áp dụng tại thời điểm bà được thừa
kế: 1,2trđ/m2
+ Giá xe mới để tính lệ phí trước bạ với loại xe bà A thừa kế áp dụng: 900trđ
Tham khảolời giải:
I. Thu nhập cá nhân từ TL,TC
1. Thu nhập chịu thuế từ TL,TC
- Lương : 28x12= 336
- Ăn trưa vượt quá mức khống chế: (0.98 – 0,68)x12= 3.6 (năm 2015)
- Trang phục vượt quá mức khống chế: (7-5)x12=24
- Tiền thưởng: 73.6
TNCT từ TL,TC: 437.2
2. Các khoản giảm trừ:
- BHBB: 3x12=36



- Bản thân: 9x12=108
- Người phụ thuộc: 3.6x12=43.2
( mẹ chồng không được tính vì có lương >1tr)
Tổng giảm trừ: 187.2
3. TNTT từ TL,TC: 437.2 – 187.2 = 250
4. Thuế TNCN từ TL,TC: 60x5% + 60x10% + 96x15% + 34x20%= 30.2
II. Thu nhập cá nhân từ thừa kế:
1. Thừa kế Một mảnh đất 120m2 từ ông nội: thu nhập miễn thuế TNCN
2. Thừa kế xe ô tô:
Thuế TNCN: (900x0,7 – 10)x 0,1= 62
III. Thuế TNCN phải nộp trong năm: 30.2+62=92.2
Bài 8. TNCN
Bà Hoa trong năm 2014 có:
- Thu nhập từ tiền công tiền lương sau khi trừ BHXH; BHYT; BHTN là 480 tr
- Trợ cấp 1 lần sinh còn là 5 triệu
- Tiền thưởng là 160 triệu
- Tiền thù lao do tham gia đề tài khoa học là 12 triệu
- Phí BH nhân thọ do công ty mua cho là 15 triệu
- Lãi cho DN vay là 40 triệu
- Thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà là 60 triệu
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 500 triệu
Trong năm chỉ khai giảm trừ gia cảnh cho mẹ đẻ, con thứ nhất, con thứ 2 sinh đầu
tháng 8/2014. Xác định thuế TNCN bà Hoa phải nộp trong năm
Bài làm:
Đơn vị: Triệu đồng
a.Thu nhập chiụu thuế từ tiền Lương- Tiền công:
- Tiền lương tiền công sau khi trừ BHXH; BHYT; BHTN là 480
- Trợ cấp 1 lần sinh con 5 triệu được trừ khi tính TNCT
- Tiền thưởng là 160 triệu

- Triền thù lao do tham gia đề tài khoa học: 12 triệu
- Phí bảo hiểm nhân thọ do công ty mua cho bà hoa: 15 Triệu


Không tính vào TNCN ( Thời điểm đáo hạn mới được tính vào TNCT)
Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
480+160+12=652 Triệu
• Các khoản giảm trừ:
- Giảm trừ bản thân: 108 triệu
- Giảm trừ người phụ thuộc: 2*3.6*12+ 5*3.6= 104.4 triệu
( Con thứ 2 sinh vào tháng 8 nên tính cả tháng 8 , giảm trừ 5 tháng 8,9,10,11,12)
Tổng các khoản giảm trừ: 108+104.4=212.4 triệu
Tổng TNTT= Tổng TNCT- Các khoản giảm trừ- Bảo hiểm bắt buộc- Từ thiện nhân
đạo
TNTT=652-212.4=439.6 triệu
• Thuế TNCN phải nộp:
Bậc1: 60*5%=3 triệu
Bậc 2: (120-60)*10%= 6 triệu
Bậc 3: ( 216-120)*15%=14.4 triệu
Bậc 4: ( 384-216)20%=33.6 triệu
Bậc 5: (439.6-384)*25%= 13.9 triệu
Vậy thuế TNCN phải nộp= 3+6+14.4+33.6+13.9= 70.9 triệu
b. Thuế TNCN từ thu nhập khác:
-Thuế TNCN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn: 500*20%= 100 triệu
- Thuế TNCN từ đầu tư vốn ( Lãi cho DN vay): 40*5%= 2 triệu
- Thu nhập hoạt động kinh doanh ( Hoạt động cho thuê nhà) có thu nhập 60 triệu<
100 triệu nên không phải niộp thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh
Thuế TNCN từ thu nhập khác: 100+2= 102 triệu
Vậy thuế TNCN bà Hoa phải nộp: 70.9+102= 172.9 triệu
Bài 9. GTGT

Doanh nghiệp Phương Linh sản xuất kinh doanh 02 sản phẩm A, B, nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ khai thuế có số liệu sau:
Hàng hóa, dịch vụ mua vào:
1. Mua nguyên liệu từ Công ty X 15.000 kg, giá chưa thuế GTGT là 50.000 đ/kg.


2. Mua nguyên liệu từ Công ty Y, căn cứ theo hóa đơn GTGT thì tiền thuế GTGT là
370.000 đồng
3. Mua nguyên liệu từ Công ty M, trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế
GTGT là 120 triệu.
4. Mua nguyên liệu từ Công ty N, trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào bao gồm cả
thuế GTGT là 330 triệu.
5. Tập hợp các hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác quản lý
doanh nghiệp và bán hàng với tổng giá trị chưa thuế GTGT là 510 triệu.
II. Hàng hóa bán ra:
1. Bán cho công ty thương mại An Khánh 1.200 sp A với giá chưa thuế GTGT là
130.000 đ/sp
2. Trực tiếp xuất khẩu 24.000sp A với giá FOB là 135.000 đ/sp
3. Bán cho DN chế xuất 5.000 sp B với giá là 120.000 đ/sp
4. Bán lẻ cho cá nhân số lượng 1.200 sp B với giá bán 132.000 đ/sp
5. Bán cho Công ty XNK X 5.000 sp A với giá chưa có thuế GTGT là 150.000 đ/sp
6. Ủy thác XK 35.000 sp B với giá FOB là 150.000 đ/sp.
Yêu cầu: Tính thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
Biết rằng:
Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm A là 10%, sản phẩm B là 5%
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào là 10%.
Khi bán lẻ cho cá nhân doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT chỉ ghi giá thanh toán,
không ghi tiền thuế GTGT
Trong các hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho công tác quản lý
doanh nghiệp và bán hàng có hóa đơn GTGT trị giá 55.000.000 (đã bao gồm thuế

GTGT) không thanh toán qua ngân hàng, các hóa đơn còn lại đều đủ điều kiện
khấu trừ.
Doanh nghiệp không có thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang.
Bài làm
Đơn vị: Triệu đồng
1. Thuế GTGT đầu vào:
- Mua nguyên liệu từ Công ty X: 15*50*10%= 75
- Mua nguyên liệu từ Công ty Y: 0.37
- Mua nguyên liệu từ Công ty M: 120*10%= 12


- Mua nguyên liệu từ Công ty N: 330-330/( 1+10%)= 30
- Mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp và bán hàng: (51055:1,1)*10%=46
Tổng Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: 75+0.37+12+30+46= 163.37
2. Thuế GTGT đầu ra:
- Bán cho công ty thương mại An Khánh: 1.2*130*10%= 15,6
- Trực tiếp xuất khẩu: 24*135*0%= 0
- Bán cho DN chế xuất: 5*120*0%=0
- Bán lẻ cho cá nhân : 1.2*132*5%=7,92
- Bán cho công ty XNK: 5*150*10%= 75
- Ủy thác XK: 35*150*0%= 0
Tổng Thuế GTGT đầ ra: 15,6+ 7,92+ 75= 98,52
3. Thế GTGT doanh nghiệp phải nộp = Thuế GTGT đẩu ra- Thuế GTGT đầu vào=
98.52-163.37= -64.85
Bài 10. GTGT
Công ty TNHH Sông Hồng hoạt động trong lĩnh vực SX và KDTM, trong tháng
5/2016 có các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và phát sinh thuế GTGT đầu
vào, đầu ra như sau (đơn vị tính: nghìn đồng):
- Xuất bán sản phẩn là xe lăn và các dụng cụ chuyên dùng cho tàn tật thu được số
tiền là: 3.000.000;

- Xuất bán các thiết bị, dụng cụ y tế với doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT là
1.600.000;
- Xuất bán các thiết bị, giáo cụ phục vụ trường học với doanh thu chưa bao gồm
thuế GTGT là 1.400.000;
- Doanh thu xuất khẩu đối với mặt hàng cơ khí trong tháng là 4.000.000;
- Xuất bán các thiết bị cơ khí, phụ tùng ô tô, xe máy và xe đạp cho khách hàng ghi
nhận doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT là 14.000.000;
- Nhận tiền hoa hồng đại lý của Công ty A là 2.000.000, đại lý bán đúng giá sản
phẩm lạng gỗ, xe lăn dành cho người khuyết tật; đồng thời nhận tiền của Công ty A
để thực hiện dịch vụ quảng cáo, tiếp thị là 1.000.000.
Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT phải nộp của Công ty TNHH Sông Hồng trong
tháng 5/2016 theo quy định của pháp luật thuế GTGT hiện hành, biết rằng:


- Công ty nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ thực hiện kê khai theo tháng, số thuế
GTGT chưa khấu trừ hết tháng trước chuyển sang là 200.000;
- Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động SXKD
hàng hóa chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT trong tháng là: 1.570.000,
đơn vị không hạch toán riêng được.
- Các hóa đơn, chứng từ thanh toán qua ngân hàng đều có đầy đủ theo quy định của
pháp luật.
Bài làm
Đơn vị: Nghìn đồng
• Tính Thuế GTGT đầu ra
1. Xuất bán sản phẩm là xe lăn và các dụng cụ chuyên dùng cho tàn tật thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT, doanh thu: 3.000.000
2. Xuất bán các thiệt bị, dụng cụ y tế thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất
5%, Gía tính thuế : 1.600.000
3. Xuất bán các thiết bị, giáo cụ y tế thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất
5%. Gía tính thuế: 1.400.000

4. Xuất khẩu đối với mặt hàng cơ khí trong tháng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,
thuế suất 0%, Gía tính thuế: 4.000.000
5. Xuất bán các thiết bị cơ khí, phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT, thuế suất 10% giá tính thuế :14.000.000
6. Doanh thu nhận tiền hoa hồng đại lý bán đúng giá đối với sản phẩm lạng gỗ, xe
lăn là sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, doanh thu này thuộc diện
không kê khai tính thuế : 2.000.000
Nhận tiền của Công ty A để thực hiện dịch vụ tiếp thị, quảng cáo thuộc diện chịu
thuế GTGT. thuế suất 10%, Gía tính thuế: 1.000.000
Thuế GTGT đầu ra là:
(1.600.000+1.400.000)*5% +( 14.000.000+1000.000)*10%=1.650.000
* Tính thuế GTGT đầu vào
- Tổng Doanh thu HH,DV chịu thuế GTGT:
1.600.000+1.400.000+4.000.000+14.000.000+1.000.000+ 2.000.000= 24.000.000
- Tổng doanh thu HH,DV: 20.000.000+3.000.000=27.000.000
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
1.570.000*24.000.000/27.000.000= 1.396.000


- Thuế GTGT chưa khấu trừ hết tháng trước chuyển sang là : 200.000
Tổng thuế GTGT được khấu trừ: 1.256.000+200.000= 1.556.000
Vậy Thuế GTGT phải nộp= Thuế GTGT đầu ra- Thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ= 1.650.000-1.596.000= 54.000
Có ý kiến cho rằng "Doanh thu 2.000.000 hoa hồng đại lý không phải kê khai tính
và nộp thuế, thì sao khi tính thuế GTGT đầu vào chịu thuế theo tỷ lệ, lại được tính
vào doanh thu chịu thuế và tổng doanh thu hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế
ạ? Theo em thì phải loại 2.000.000 này ra?", mọi người nghiên cứu lại nhé.
Bài 11
Doanh nghiệp Hoàng Minh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sản xuất
sản phẩm A (chịu thuế GTGT), sản phẩm B (không chịu thuế GTGT) trong kỳ tính

thuế có số liệu sau:
1. Mua 10.000 kg nguyên liệu X, giá mua chưa thuế GTGT: 100.000 đ/kg; 20.000
kg nguyên liệu Y, giá mua chưa thuế GTGT: 150.000 đ/kg.
2. Xuất kho toàn bộ số nguyên liệu trên để sản xuất sản phẩm, định mức tiêu hao:
0,5 kg nguyên liệu X/spA và 0,4 kg nguyên Y/spB.
3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
- Bán trong nước 10.000 sp A, giá bán chưa thuế GTGT: 150.000 đ/spA; 20.000 sp
B, giá bán chưa thuế GTGT: 170.000 đ/spB
- Xuất khẩu 5.000 sp A, giá bán tại cửa khẩu xuất: 160.000 đ/sp A
- Trao đổi 10.000 sp B với một doanh nghiệp khác để lấy hàng hóa C phục vụ
chung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Doanh nghiệp đối tác
đã xuất hàng C cho doanh nghiệp Hoàng Minh với hóa đơn ghi giá bán chưa thuế
GTGT: 1 tỷ đ.
4. Yêu cầu: Xác định thuế GTGT doanh nghiệp hoàng Minh phải nộp trong kỳ tính
thuế biết
- Thuế suất thuế GTGT của sp A, C, X, Y: 10%
- Hàng xuất khẩu đẩy đủ hồ sơ.
- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ khác mua vào trong kỳ phục vụ chung cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hoàng Minh tập hợp trên hóa đơn GTGT:
10 triệu đ
lời giải:


×