Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bảng tuần hoàn hóa học chia nhóm các nguyên tố như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.18 KB, 2 trang )

Bảng tuần hoàn hóa học chia nhóm các nguyên tố như thế nào?
Bảng tuần hoàn hóa học sắp xếp toàn bộ những nguyên tố đã biết theo trật tự số nguyên
tử tăng dần. Trật tự đó nói chung khớp với khối lượng nguyên tử tăng dần. Những hàng
ngang thì gọi là chu kì. Số chu kì của một nguyên tố biểu thị mức năng lượng cao nhất mà
một electron trong nguyên tố đó chiếm giữ (ở trạng thái không bị kích thích). Số electron
trong một chu kì tăng khi di chuyển từ trên xuống dưới bảng tuần hoàn; do đó, khi mức
năng lượng của nguyên tử tăng lên, thì số mức con năng lượng trên mỗi mức năng lượng
cũng tăng lên.
Các nguyên tố nằm trong cùng một cột trên bảng tuần hoàn (gọi là “nhóm”) có cấu hình
electron hóa trị giống hệt nhau và thường hành xử theo kiểu giống nhau về phương diện
hóa học. Chẳng hạn, toàn bộ các nguyên tố nhóm 18 là chất khí trơ.
Các nhóm nguyên tố hoặc là phi kim hoặc là những tập con khác nhau của các kim lo ại,
nhưng không có đường ranh giới rõ ràng giữa hai loại nguyên tố. Các nguyên tố kim loại
thường là chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Các tập con được gom nhóm dựa trên tính chất
hóa học và các đặc điểm giống nhau. Bảng tuần hoàn hóa học trong ảnh bên dưới sử dụng
các phân giới được chấp nhận rộng rãi nhất giữa các nguyên tố.
Kim loại kiềm: Các kim loại kiềm tạo nên Nhóm 1 của bảng tuần hoàn, và bao gồm lithium
(Li) cho đến francium (Fr). Các nguyên tố này có hành trạng và đặc điểm rất giống nhau.
Hydrogen là Nhóm 1, nhưng nó biểu hiện một vài đặc điểm của một kim loại và thường
được phân loại là phi kim.
Kim loại kiềm thổ: Các kim loại kiềm thổ tạo nên Nhóm 2 của bảng tuần hoàn, từ beryllium
(Be) đến radium (Ra). Các kim loại kiềm thổ có điểm nóng chảy rất cao và oxide của chúng
có các dung dịch kiềm cơ bản.
Lanthanide: Họ lanthanide gồm các nguyên tố 57 — lanthanum (La), vì thế mà có tên gọi
của nhóm – đến 71, lutetium (Lu). Cùng với các actinide, chúng thường được gọi là
“nguyên tố f” vì chúng có các electron hóa trị trong lớp vỏ f.
Actinide: Họ actinide bao gồm nguyên tố 89, actinium (Ac), đến 103, lawrencium (Lr). Cùng
với các lanthanide, chúng thường được gọi là “nguyên tố f” vì chúng có các electron hóa trị
trong lớp vỏ f. Chỉ có thorium (Th) và uranium (U) xuất hiện trong tự nhiên với hàm l ượng
dồi dào. Chúng đều là chất phóng xạ.
Kim loại chuyển tiếp: Các kim loại chuyển tiếp là kim loại có lớp vỏ con d được lấp đầy


một phần và bao gồm các Nhóm 3 đến 12, họ lanthanide và họ actinide.
Kim loại hậu chuyển tiếp: Các nguyên tố hậu chuyển tiếp gồm nhôm (Al), gallium (Ga),
indium (In), thallium (Tl), Tin (Sn), chì (Pb) và bismuth (Bi). Như tên g ọi cho bi ết, các
nguyên tố này có một số đặc điểm của kim loại chuyển tiếp, nhưng chúng có xu hướng
mềm hơn và dẫn điện/dẫn nhiệt kém hơn các kim loại chuyển tiếp.


Á kim: Các á kim gồm boron (B), silicon (Si), germanium (Ge), arsenic (As), antimony (Sb),
tellurium (Te) và polonium (Po). Thỉnh thoảng chúng hành xử giống chất bán d ẫn (B, Si,
Ge) hơn là chất dẫn. Á kim còn được gọi là “nửa kim loại” hay “kim loại kém”.
Phi kim: Tên gọi “phi kim” thường được dùng để chỉ hydrogen (H), carbon (C), nitrogen
(N), phosphorus (P), oxygen (O), lưu huỳnh (S) và selenium (Se).
Halogen: Các nguyên tố halogen là một tập con của các nguyên tố phi kim. Chúng bao
gồm Nhóm 17 của bảng tuần hoàn, từ fluorine (F) đến astatine (At). Chúng thường rất hoạt
tính hóa học và có mặt trong môi trường dưới dạng các hợp chất thay cho những nguyên
tố tinh khiết.
Khí trơ: Các chất khí trơ tạo nên Nhóm 18. Chúng thường rất bền về mặt hóa học và biểu
hiện những tính chất giống nhau là không màu và không mùi.



×