Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nhận thức và thái độ của học sinh trung học phổ thông về biến đổi khí hậu nghiên cứu trường hợp học sinh trrường trung học phổ thông xuân đỉnh, bắc từ liêm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------- o0o ----------

TRẦN THỊ MINH NGỌC

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG XUÂN ĐỈNH-BẮC TỪ LIÊM-HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: Chƣơng trình thí điểm

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------- o0o ----------

TRẦN THỊ MINH NGỌC

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG XUÂN ĐỈNH-BẮC TỪ LIÊM-HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu


Mã số: Chƣơng trình thí điểm
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn An Thịnh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc báo cáo này, học viên Trần Thị Minh Ngọc xin đƣợc gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong chuyên ngành Biến đổi Khí hậu, khoa
Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô không chỉ trang bị cho
học viên những kiến thức chuyên ngành quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi
khí hậu, mà còn tạo mọi điều kiện và chỉ bảo tận tình giúp đỡ học viên trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Học viên xin cảm ơn PGS. TS. Nguyễn An Thịnh – ngƣời thầy đã trực tiếp
hƣớng dẫn, động viên và khuyến khích trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn.
Cảm ơn sự động viên của thầy cô, sự ủng hộ của gia đình và bạn bè trong Khoa
đã giúp đỡ học viên khi thực hiện báo cáo này.

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2016
Học viên cao học

Trần Thị Minh Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 1
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................................................ 4
5. CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN ............................................................................................................. 4
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHẬN
THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước...................................................................................... 5
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 10
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................ 13
1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu......................... 13
1.2.2. Đặc trưng về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu ................................................... 14
1.2.3. Các nhân tố tác động đến nhận thức và thái độ đối với BĐKH ............................................... 14
1.2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu về thái độ và nhận thức đối với BĐKH của học sinh THPT ......... 15
1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM .................................................. 16
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU .............................................. 20
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 20
2.1.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu .............................................................................. 20
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................................... 20
2.1.3. Phương pháp Delphi................................................................................................................ 21
2.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU ........................................................................................................................... 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 28
3.1. NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT XUÂN ĐỈNH ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................. 28
3.2. THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT XUÂN ĐỈNH ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................. 32
3.2.1. Kết quả Delphi vòng hỏi thử nghiệm....................................................................................... 32
3.1.2. Kết quả điều tra vòng 1 về hành vi liên quan đến biến đổi khí hậu ........................................ 34
3.1.3. Kết quả khảo sát Delphi vòng 2 ............................................................................................... 41
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 59
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 59

2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 60
PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 66
i


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Một số nghiên cứu lựa chọn mẫu trong điều tra Delphi

20

Bảng 2.2.

Giải thích về mức độ đồng thuận và mức độ tin tƣởng liên quan tới

24

hệ số Kendall (W) (Schimidt, 1997)
Bảng 3.1.

Nội dung câu hỏi phần nhận thức về BĐKH

29

Bảng 3.2.

Những nội dung cần chỉnh sửa/bổ sung theo góp ý của chuyên gia


33

Bảng 3.3.

Số lƣợng phiếu trả lời liên quan đến nhận thức về BĐKH

35

Bảng 3.4.

Số lƣợng phiếu trả lời liên quan tới biểu biện của BĐKH

35

Bảng 3.5.

Kết quả khảo sát về hành động của học sinh trong bối cảnh BĐKH

38

Bảng 3.6.

Kết quả khảo sát của học sinh về những hành vi đã/ sẽ thay đổi
trong bối cảnh BĐKH toàn cầu

39

Bảng 3.7.


Kết quả phiếu hỏi về những ý kiền nhằm nâng cao nhận thức về
BĐKH

40

Bảng 3.8.

Điểm số trung bình các câu trả lời của học sinh trong phần I ở
vòng 2

41

Bảng 3.9.

Một số giá trị đƣợc tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần I
của vòng khảo sát 2

44

Bảng 3.10. Một số giá trị đƣợc tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần II

48

của vòng khảo sát 2
Bảng 3.11. Một số giá trị đƣợc tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần III

51

của vòng khảo sát 2
Bảng 3.12. Một số giá trị đƣợc tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần IV

của vòng khảo sát 2

55

Bảng 3.13. Chỉ số Kendall đƣợc tính toán qua phần mềm SPSS

56

Bảng 3.14. Giải pháp cụ thể đối với hành vi của học sinh trong bối cảnh
BĐKH

58

ii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Mô hình khái niệm trong phân tích mối liên hệ giữa yếu tố tác
động - nhận thức - hành động đối với vấn đề BĐKH (Sisse Liv

14

Jørgensen & Mette Termansen, 2016)
Hình 2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của kỹ thuật Delphi


Hình 2.2.

Các bƣớc nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học sinh đối với
BĐKH

Hình 3.1.

Biểu đồ thể hiện số lƣợng phiếu của 20 đáp án đƣợc lựa chọn
nhiều nhất

Hình 3.2.

Biểu đồ thể hiện điểm trung bình về mức độ phổ biến của các
kênh truyền thông

22
24
28
37

Hình 3.3.

Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần II

40

Hình 3.4.

Biểu đồ thể hiện số điểm tƣơng ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 3.1


42

Hình 3.5.

Biểu đồ thể hiện số điểm tƣơng ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 3.2

43

Hình 3.6.

Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần III

44

Hình 3.7.

Biểu đồ thể hiện số điểm tƣơng ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 4.1

46

Hình 3.8.

Biểu đồ thể hiện số điểm tƣơng ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 4.2

47

Hình 3.9.

Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần IV


48

Hình 3.10. Tỷ lệ phiếu lựa trả lời câu hỏi 1

51

Hình 3.11. Tỷ lệ phiếu lựa trả lời câu hỏi 2

51

Hình 3.12. Số lƣợng phiếu lựa chọn đáp án đúng trong bảng hỏi nhận thức

53

iii


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc coi là một trong những thách thức lớn nhất của
nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ XXI, hiện nay trở thành vấn đề toàn cầu đòi
hỏi sự chung tay giải quyết của phƣơng tiện truyền thông, nhà khoa học, nhà quản lý
và các nhóm giáo dục (Alan, 2013). Quan trắc nhiều năm về BĐKH cho thấy xu
hƣớng: tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu, sự tan chảy băng ở hai cực, sự thay đổi về
diện tích tuyết bao phủ, những thay đổi của tần số và cƣờng độ của các sự kiện thời
tiết cực đoan (IPCC, 2007). BĐKH ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất tới các quốc gia
đang phát triển; nếu nƣớc biển dâng cao 1m thì 0,3% diện tích lãnh thổ (tƣơng đƣơng
194.000 km2) sẽ biến mất, tác động tới đời sống của 1,28% dân số (56 triệu ngƣời) gây
thiệt hại 219,181 tỷ USD (chiếm 1,3%) (Dasgupta và nnk., 2007; DARA, 2012; Field,
2014). Mặc dù chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng và toàn diện của BĐKH, nhận thức và

thái độ của mỗi cá nhân hay cộng đồng trong ứng xử với BĐKH luôn tồn tại sự khác
biệt. Từ đó, suy nghĩ và hành động ứng phó đối với các tác động của BĐKH trở nên đa
dạng và thiếu nhất quán (Jørgensen và Termansen, 2016). Điều này gây khó khăn trong
quá trình xác định phƣơng thức và lựa chọn các giải pháp tối ƣu nhằm thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH.
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia thƣờng xuyên chịu nhiều
thiệt hại và dễ bị tổn thƣơng nhất bởi thiên tai và BĐKH. Để đối phó với vấn đề này,
nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai và thích ứng với BĐKH
đƣợc định hƣớng từ khá sớm, đặc biệt là các đối tƣợng học sinh và sinh viên (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2012). Đây là nhóm đối tƣợng quan trọng đƣợc đào tạo theo chƣơng
trình giáo dục quốc gia với nhiều môn học thể hiện mối quan hệ tƣơng tác tự nhiên kinh tế xã hội - môi trƣờng trong thực tế đời sống. Trong số đó, nhóm học sinh trung
học phổ thông (THPT) đƣợc tiếp xúc với nhiều nội dung lồng ghép vấn đề BĐKH hành trang đầy thiết thực chuẩn bị cho nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong tƣơng lai
(Carolus và Martin, 2009). Tuy nhiên, để đánh giá một cách chuẩn xác về những hiểu
biết của nhóm đối tƣợng này đối với ảnh hƣởng của BĐKH, nhu cầu phải lựa chọn
một phƣơng thức tiếp cận hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục là hết sức cấp thiết.
Với những vấn đề nghiên cứu tƣơng tự nhƣ vậy, kỹ thuật điều tra bằng bảng hỏi
dựa trên phƣơng pháp Delphi và thang Likert đƣợc áp dụng rộng rãi và có hiệu quả.
Các kỹ thuật này không chỉ phân tích thống kê dữ liệu thu thập từ các bên liên quan,
mà còn cho phép kiểm soát các lựa chọn thông qua phản hồi (Dalkey, 1972; Delbecq
et al., 1975; Halpern R., 2002; Chien Hsu, 2007). Kết quả nghiên cứu là có cơ sở khoa
1


học hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục điều chỉnh chƣơng trình đào tạo, đảm bảo nâng
cao hiểu biết và nhận thức của đối tƣợng học sinh về vấn đề nghiên cứu, bao gồm cả
BĐKH.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài luận văn thạc sỹ "Nhận thức và thái độ của
học sinh trung học phổ thông về BĐKH hiện nay: nghiên cứu trường hợp học sinh
trường THPT Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội" đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu và
hoàn thành.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu thực trạng nhận
thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH cho học sinh trƣờng THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các phƣơng án điều chỉnh
các yếu tố nội dung tác động tới quá trình nhận thức và thái độ của học sinh.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành đƣợc mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về lý luận và phƣơng pháp tiếp cận
trong đánh giá thái độ và nhận thức của học sinh đối với vấn đề BĐKH trên thế giới và
tại Việt Nam.
- Xác lập cơ sở lý luận về nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH.
- Phân tích thực trạng giáo dục liên quan tới vấn đề BĐKH. Trên cơ sở đó, tiến
hành các phân tích cụ thể về nhận thức và thái độ của học sinh trƣờng THPT Xuân
Đỉnh đối với vấn đề BĐKH trên cơ sở phƣơng pháp Delphi.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học sinh THPT về Biến đổi khí
hậu hiện nay.
Học sinh THPT : bao gồm các học sinh lớp 10, 11, 12 ở độ tuổi từ 15 – 18 tuổi.
Đề tài nghiên cứu giới hạn thực hiện đối với học sinh trƣờng THPT Xuân Đỉnh.
Trƣờng THPT Xuân Đỉnh, địa chỉ tại 178 phố Xuân Đỉnh, phƣờng Xuân Tảo, Quận
Bắc Từ Liêm - Hà Nội. Trƣờng là một trong số những trƣờng có bề dày truyền thống
lịch sử của thành phố với rất nhiều thành tựu.

2


Đặc thù vị trí giáp ranh giữa vùng nội đô và ngoại thành đem lại một sự đa dạng
về văn hóa, nghề nghiệp cũng nhƣ trình độ dân trí của dân cƣ tại địa bàn. Điểm chuẩn

tuyển sinh đầu vào của trƣờng trong 3 năm gần nhất lần lƣợt là 47; 49 và 49 điểm.
Mức điểm này thuộc tốp các trƣờng có điểm tuyển sinh ở mức trung bình khá, không
quá cao nhƣ các trƣờng tốp đầu (trên 51 điểm) - đòi hỏi học sinh phải thật xuất sắc;
cũng không phải là mức điểm thấp (dƣới 45 điểm). Mặt khác, trƣờng nằm ở khu vực
quận mới, giáp ranh giữa vùng nội thành với ngoại thành. Đây là khu vực có trình độ
dân trí phản ánh chân thực yếu tố xã hội nửa thành thị, nửa nông thôn. Với những yếu
tố này, học sinh trƣờng THPT Xuân Đỉnh, có thể nói, mang khá đầy đủ tính đại diện
cho học sinh THPT nói chung.
Nếu nghiên cứu thực hiện tại các trƣờng chuyên, trọng điểm, trƣờng chất lƣợng
cao, học sinh có thể nói là xuất sắc nhất trên phạm vi cấp tỉnh, thành phố; mặt bằng
nhận thức, tri thức cũng nhƣ thái độ của các học sinh này sẽ cần đƣợc nghiên cứu ở
một cấp độ chi tiết và cao hơn. Với những trƣờng THPT không chuyên nằm ở khu vực
các quận hay trung tâm của các thành phố, thị xã... thƣờng có điểm chuẩn đầu vào
chênh lệc hơn hẳn so với vùng nông thôn, vùng sâu - vùng xa và đặc biệt khó khăn.
Mặt khác, hai địa bàn rất khác nhau này, không có đƣợc đa dạng văn hóa, kinh tế, xã
hội nhƣ ở vùng giáp ranh. Điều này tạo nên sự sàng lọc khá sâu sắc các đối tƣợng học
sinh thuộc các phân khúc trình độ nhận thức kiến thức, dẫn đến các đối tƣợng ở các
trƣờng thuộc 3 loại hình này không còn mang tính đại diện nhƣ mong muốn.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Trƣờng Trung học phổ thông Xuân Đỉnh, thuộc địa bàn
quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian : Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong thời gian năm học 2015
- 2016. Cụ thể: từ tháng 12/2015 đến tháng 4/2017.
- Phạm vi nội dung :
+ Đề tài thực hiện trong phạm vi nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học
sinh trung học phổ thông về hiện nay.
+ Các vấn đề đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu chỉ bao gồm các nội dung về
nguyên nhân, diễn biến, biểu hiện, thích ứng với Biến đổi khí hậu hiện đại.

3



4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
a) Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hệ thống tri thức và
cách thức tiếp cận trong đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với vấn
đề BĐKH.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp các cơ sở dữ liệu thống kê đáng tin cậy đối với
hoạt động giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, các phƣơng án đề xuất điều chỉnh và
nâng cao chất lƣợng giáo dục sẽ là cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý và đào tạo
trong tƣơng lai.
5. CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN
- Các tài liệu về cơ sở lý thuyết: các giáo trình, sách chuyên khảo trong và ngoài
nƣớc về đánh giá nhận thức và thái độ của đối tƣợng học sinh, giáo dục môi trƣờng,
thiên tai và BĐKH,...
- Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: Các dữ liệu, báo cáo thống kê có liên quan
tới quá trình giáo dục phổ thông về vấn đề BĐKH.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nghiên cứu đƣợc kết cấu thành ba
chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu nhận thức,
thái độ đối với biến đổi khí hậu.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu.

4


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc
a) Nhận thức đối với biến đổi khí hậu
Các nghiên cứu về nhận thức đối với BĐKH đƣợc thực hiện theo những cách
tiếp cận, phƣơng pháp và kỹ thuật khác nhau. Bord và nnk. (2000) đã tiến hành khảo
sát về mức độ nhận thức đối với nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu tại Hoa Kỳ.
Nghiên cứu đã giải thích đƣợc các yếu tố tâm lý tác động tới hành vi “ủng hộ hoặc
phản đối” chính sách giảm phát thải khí nhà kính của các ngành. Kết quả của nghiên
cứu mối quan hệ giữa kiến thức thực tế về BĐKH và thái độ ứng xử đối với vấn đề
kiểm soát sự nóng lên toàn cầu. Cũng dựa trên cách tiếp cận khảo sát sự cảm nhận và
các chiến lƣợc thích ứng đối với sự biến đổi của khí hậu, Ishaya và Abaje (2008) đã
xác định đƣợc mức độ tác động tới các hoạt động khác nhau cũng nhƣ trở ngại ảnh
hƣởng tới sự thích nghi của cộng đồng dân cƣ tại Nigeria. Chính sự thay đổi của khí
hậu và môi trƣờng là nguyên nhân chính tạo ra sự đa dạng các hoạt động của con
ngƣời tại nơi đây. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra mối đe dọa tới sức khỏe, khả năng
cung cấp lƣơng thực, mức độ đa dạng sinh học cũng nhƣ tác động tiêu cực tới các đối
tƣợng phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xu thế này đã và đang thúc
đẩy cƣ dân bản địa trồng nhiều giống cây có mùa vụ sinh trƣởng ngắn hơn và chống
chịu tốt hơn ảnh hƣởng của thiên tai. Tuy nhiên, thiếu nhận thức về đánh giá nguồn
nƣớc, thích ứng dài hạn và kiến thức về kịch bản BĐKH là yếu tố cản trở tích hợp
khoa học kỹ thuật hiện đại vào công cuộc chống BĐKH tại khu vực này.
Leiserowitz (2009) nghiên cứu nhận thức và hiểu biết của các nhà khoa học
quốc tế đối với vấn đề BĐKH toàn cầu. Nhận thức của ngƣời dân Hoa Kỳ về nguy cơ
BĐKH đã chi phối tới cách thức phản ứng của họ với chính các mối nguy hiểm. Kết
quả nghiên cứu đã giải thích lý do cho sự trì hoãn thực hiện những phản ứng trƣớc
BĐKH. Nguyên nhân đều xuất phát từ chính sự phân bố không đồng đều về chi phí,
lợi ích cũng nhƣ khả năng kiểm soát các tác động của BĐKH. Sự thành công hay thất
bại của các chính sách ứng phó BĐKH thƣờng chịu ảnh hƣởng từ khả năng nhận thức

rủi ro của cộng đồng. Do đó, hiểu biết về khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ trở
thành tiền đề đánh giá hiệu quả chính sách trong tƣơng lai.
Quá trình đánh giá nhận thức là tiền đề để ra quyết định trong giải quyết vấn đề
thích ứng đối với BĐKH, là cơ sở để thực hiện đề xuất chính sách trong tƣơng lai.
5


Gbetibouo (2009) đã tiến hành đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với BĐKH
của nông dân tại lƣu vực Limpopo, Nam Phi. Trên cơ sở phân tích thực tiễn sử dụng
tài nguyên và chống chịu tác động bất lợi của sinh kế, nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc cái
nhìn toàn cảnh về khả năng ảnh hƣởng tới khía cạnh môi trƣờng và kinh tế xã hội của
khu vực. Đồng thời, nghiên cứu đã khẳng định rõ mức độ chịu tác động phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng thích ứng với sự thay đổi khí hậu của ngƣời nông dân. Bằng cách
tiếp cận “từ dƣới lên”, những hiểu biết của ngƣời dân đối với vấn đề BĐKH đƣợc tổng
hợp từ khảo sát của 794 hộ gia đình tại lƣu vực trong năm 2004, 2005. Các thay đổi
chiến lƣợc nhận dạng đƣợc qua quá trình đối sánh dữ liệu khí hậu tại các trạm khí
tƣợng, và thay đổi của ngƣời nông dân hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng về nhiệt độ
và lƣợng mƣa trong giai đoạn này. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây
dựng chính sách tín dụng cho ngƣời nông dân nhằm cải thiện khả năng thích ứng với
các thay đổi trong tƣơng lai (Gbetibouo, 2009). Cũng với hƣớng nghiên cứu này,
Idrisa và nnk. (2012) đã kiểm tra khả năng nhận thức đối với vấn đề BĐKH của nông
dân tại khu vực Sahel Savannah, Nigeria. Dựa trên dữ liệu thống kê đa giai đoạn, kết
quả của nghiên cứu đã minh chứng nguồn lực tài chính và thiếu thông tin về thời tiết là
nguyên nhân chính đe dọa khả năng thích ứng với BĐKH. Tuy phần lớn ngƣời dân
nhận thức đƣợc tầm quan trọng của những thay đổi về khí hậu nhƣng phần lớn hoạt
động chống chịu với những thay đổi lại dựa trên những tập quán từ xa xƣa. Do đó,
biện pháp tăng cƣờng hoạt động giáo dục về BĐKH và ứng dụng công nghệ là phƣơng
án tối ƣu nhất nhằm khắc phục những hạn chế trong tập quán chăn nuôi của khu vực.
Năm 2012, tổ chức Asia Foundation đã đƣa ra khảo sát nhận thức của dân về nguyên
nhân và tác động của BĐKH tác động tới kế hoạch phát triển hiện tại và phƣơng

hƣớng trong tƣơng lai. Chính các giả thuyết về BĐKH đã tạo ra những ý tƣởng mới,
những cuộc tranh luận nhằm tăng cƣờng sự nỗ lực của cả chính phủ và cộng đồng
quốc tế trong giải quyết các hậu quả đang phải đối mặt tại Bangladesh. Trên cơ sở các
khảo sát quốc gia về các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm (bão, lũ, hạn hán, xâm nhập
mặn, ...), các bên đã tiến hành xây dựng các biện pháp về vốn, cơ chế hỗ trợ và các
chƣơng trình phát triển hay ứng phó với các tác động của BĐKH. Quá trình khảo sát
này đƣợc xây dựng trên các nội dung:
(i)
(ii)

hiểu biết về BĐKH;
các tác động của BĐKH ở cấp độ hộ gia đình;

(iii)
(iv)
(v)
(vi)

nhận thức về nguyên nhân của BĐKH;
biện pháp giải quyết các vấn đề của BĐKH;
nhu cầu và ƣu tiên trong vấn đề thích nghi;
các kinh nghiệm giảm thiểu tác động, ...
6


Kết quả của báo cáo trở thành tiền đề để thống nhất các quan điểm của địa
phƣơng và quốc gia đối với chính sách và phƣơng án hành động đối với BĐKH; đầu tƣ
nâng cao năng lực thích ứng đối với các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng; xây dựng các quy
chế nhằm giải quyết vấn đề quản trị và chia sẻ những thiệt hại đối với các đối tƣợng
chịu tổn thƣơng một cách công bằng.

b) Thái độ đối với biến đổi khí hậu
Quá trình đánh giá thái độ của cộng đồng đối với các vấn đề môi trƣờng bắt đầu
đƣợc thực hiện tại Hoa Kỳ từ những năm 1970. Bord và nnk. (1998) công bố dữ liệu
điều tra quốc gia về hiện tƣợng nóng lên toàn cầu tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã tóm tắt
những thống kê về mức độ nhận thức, hiểu biết thực tiễn hay những mối quan tâm về
rủi ro liên quan tới BĐKH. Đồng thời, trên cơ sở này, nghiên cứu xác định đƣợc khả
năng sẵn sàng chi trả kinh phí nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác động tiêu cực tiềm
năng trong tƣơng lai. Với cách tiếp cận khai thác các nội dung về:
(i)
(ii)

mục tiêu môi trƣờng chung
xác định những sai lầm về các ảnh hƣởng tiêu cực;

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng BĐKH tuy đƣợc coi là một vấn đề toàn cầu song
chƣa đƣợc coi là vấn đề ƣu tiên giải quyết hiện thời. Ngoài ra, kết quả thống kê còn
cho phép chứng minh nhận định “nhận thức về BĐKH sẽ chi phối các hành động
“đánh đổi/hy sinh” lợi ích kinh tế trong đối phó các vấn đề môi trƣờng; thay vì tìm
cách thay đổi lối sống hiện thời của cộng đồng”. Nhƣ vậy, cách tiếp cận này không chỉ
kiểm định những mối quan tâm của cộng đồng mà còn phân tích khả năng phát triển
nhận thức về môi trƣờng trên toàn thế giới trong tƣơng lai (Dunlap và nnk., 1993).
Về thái độ đối với BĐKH, điều này phụ thuộc phần lớn vào mức độ hiểu biết
của cộng đồng. Do đó, cách thức tiếp cận xác định cũng trở nên rất đa dạng, điển hình
là khảo sát mức độ hiểu biết các thuật ngữ liên quan tới biến đổi toàn cầu (DEFRA,
2002; Bibbings, 2004); nóng lên toàn cầu (Norton và Leaman, 2004); hoặc khảo sát cả
hai vấn đề trên (MORI, 2005). Quá trình điều tra nhận thức nhìn chung khẳng định
rằng sự “thiếu chắc chắn” về nguyên nhân gây BĐKH dẫn tới sự khó khăn trong giải
quyết ảnh hƣởng tiêu cực có tính toàn cầu ở quy mô địa phƣơng. Điển hình cho vấn đề
này là nghiên cứu của Whitmarsh (2009). Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hiểu biết
của cộng đồng tới vấn đề BĐKH và nóng lên toàn cầu của cƣ dân phía nam nƣớc Anh.

Trên cơ sở phân tích định lƣợng, nghiên cứu đã chỉ ra xu hƣớng tách rời mối quan hệ
“nguyên nhân - tác động” khỏi vấn đề trách nhiệm giải quyết tác động có tính toàn cầu
đang diễn ra. Nhìn chung, xu hƣớng phân tách trong thái độ của cộng đồng đối với

7


BĐKH phụ thuộc nhiều vào mức độ hiểu biết và nhận thức của cộng đồng đó trong
thực tiễn.
c) Nhận thức và thái độ của học sinh đối với vấn đề biến đổi khí hậu
Đối với các nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH, phƣơng
pháp tiếp cận nhằm giải quyết vấn đề này khá đa dạng. Ojala (2011) nghiên cứu mức
độ kỳ vọng trong nhận thức, kiểm tra mức độ ảnh hƣởng tới hành vi ủng hộ bảo vệ
môi trƣờng của sinh viên. Dựa trên kết quả đánh giá thực nghiệm, hai lựa chọn kỳ
vọng “xây dựng” và “từ chối” trở thành tiền đề xác định mức độ ủng hộ hoặc hạn chế
các hoạt động bảo vệ môi trƣờng (Ojala, 2011). Cũng theo định hƣớng này, Dijkstra
và Goedhart (2012) đã thực hiện nghiên cứu thái độ đối với các môn khoa học trong
mối tƣơng quan với các hành vi, thái độ và kiến thức đối với vấn đề bảo vệ môi
trƣờng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh tại các lớp lớn hơn thì mức độ sẵn
sàng ủng hộ tài chính nhằm bảo vệ môi trƣờng cao hơn.
Ngoài ra, phƣơng thức xác định nhận thức về môi trƣờng dựa trên mô thức môi
trƣờng mới (New Environmental Paradigm-NEP) cũng đƣợc ứng dụng rộng rãi.
Phƣơng thức này cho phép xác định thái độ, niềm tin, giá trị và thế giới quan đối với
môi trƣờng (Dunlap và nnk., 2000). Thế giới quan về môi trƣờng đề cập tới niềm tin,
giá trị và khái niệm hình thành nên nhận thức của cá nhân về vấn đề môi trƣờng
(Wong, 2012). Mô hình này còn cho phép khám phá sự tƣơng tác giữa con ngƣời và
môi trƣờng theo cách nhìn nhận thiên nhiên là một nguồn lực có tính hạn chế, có tính
cân bằng và chịu sự can thiệp của con ngƣời (Petegem và Blieck, 2006). Tuy nhiên,
cách tiếp cận NEP này mới bƣớc đầu đƣợc sử dụng cho cộng đồng theo ba khía cạnh:
(i)


quyền của thiên nhiên;

(ii)
(iii)

khủng hoảng về mặt sinh thái;
sự miễn trừ của con ngƣời (Manoli và nnk., 2007).

Đối với các hành vi môi trƣờng, đây là sản phẩm của quá trình sử dụng các biện
pháp ứng xử trên nền tảng vai trò trách nhiệm, mức độ kiểm soát, kiến thức và thái độ
của từng đối tƣợng. Fielding và Head (2012) theo định hƣớng nghiên cứu này đã tiến
hành xác định cảm nhận của từng cá nhân tác động tới ý định hành động; cũng nhƣ
khả năng kiểm soát hành vi này đối với từng mức độ nhận thức khác nhau. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng, các ý định và hành vi có trách nhiệm liên quan trực tiếp tới nhận thức
về trách nhiệm của cá nhân đối với môi trƣờng của cộng đồng. Đồng thời, đối tƣợng
học sinh và sinh viên có mức độ quan tâm và kiến thức về môi trƣờng cao hơn sẽ có ý
thức tham gia bảo vệ và ủng hộ các hoạt động môi trƣờng một cách chủ động hơn.

8


Ngoài ra, một số nghiên cứu tập trung xác định mức độ hiểu biết và khái niệm
đối với BĐKH hay sự nóng lên toàn cầu thông qua các biểu đồ hoặc qua phân tích các
câu hỏi định tính/định lƣợng. Các nghiên cứu này đều cho thấy các quan niệm sai lầm
về các thuật ngữ trở nên hết sức phổ biến (Alan, 2013). Dù vai trò của giáo dục trong
giải quyết các thách thức của BĐKH đƣợc công nhận rộng rãi; lợi ích chiến lƣợc từ hoạt
động giáo dục nhằm giảm thiểu và thích ứng các tác động của BĐKH chƣa đƣợc khai
thác đúng mức. Bởi giáo dục cung cấp cơ sở khoa học để giải quyết các vấn đề nổi cộm
trong tiến trình phát triển bền vững, nâng cao sự hiểu biết về quan hệ nguyên nhân - hậu

quả tới mục tiêu sẵn sàng giải quyết các vấn đề đó. Đồng thời, giáo dục cho phép trang
bị kiến thức, kỹ năng, thái độ, khuynh hƣớng ứng xử và tích lũy năng lực ứng phó khi
phải đối mặt với các vấn đề đó (Mochizuki và Bryan, 2015).
d) Các nghiên cứu sử dụng phương pháp Delphi
Phƣơng pháp Delphi đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học. Điều
này xuất phát từ ƣu thế thông tin phản hồi cung cấp những tùy chọn các câu trả lời chung
của cả nhóm, giúp các thành viên trong nhóm có thể thay đổi tùy chọn ban đầu theo quan
điểm của tập thể (Clayton, 1997). Phƣơng pháp này cho phép tham khảo ý kiến chuyên
gia một cách khách quan, tránh đƣợc các góp ý có tính chủ quan (Rowe, 2007).
Chính từ những ƣu điểm này, phƣơng pháp Delphi đƣợc ứng dụng nhiều trong
các nghiên cứu về hiểu biết đối với vấn đề BĐKH. Kim và Chung (2013) đã nghiên
cứu đánh giá nguy cơ tổn thƣơng bởi BĐKH trên cơ sở cách tiếp cận phân tích ra
quyết định đa chỉ tiêu. Nghiên cứu trên cơ sở tích hợp kỹ thuật TOPSIS (Technique for
Order Preference by Similarity to Ideal Solution) và kỹ thuật Delphi, đã đƣa ra đánh
giá xếp hạng về môi trƣờng nƣớc tại Hàn Quốc. Kết quả của nghiên cứu không những
chỉ ra đƣợc những khu vực dễ chịu tổn thƣơng bởi BĐKH mà còn cho phép đánh giá
một cách tổng hợp vấn đề theo nhiều mục tiêu cụ thể. Chính sự kết hợp này đã biến
những kết quả có tính phản hồi trở nên chính xác hơn, cung cấp dữ liệu đầu vào cho
hoạt động phân loại nguồn nƣớc theo mục tiêu sử dụng và mức độ tổn thƣơng bởi
BĐKH. Scheer và Renn (2014) đã tiến hành rà soát những hiểu biết của cộng đồng về
các biện pháp địa kỹ thuật và những tác động của chúng đối với quá trình đối phó với
ảnh hƣởng của BĐKH. Dựa trên một cuộc tham vấn độc lập, kết quả thống kê đã chỉ ra
rằng các biện pháp địa kỹ thuật tuy đƣợc đồng tình cao nhƣng quá trình triển khai phải
đối mặt tín ngƣỡng và sự thiệt hại của cá nhân trong cộng đồng. Đồng thời, nhận thức
của ngƣời dân từ kết quả điều tra Delphi đã tạo ra cái nhìn toàn cảnh đối với hoạt động
thích ứng với BĐKH trong tƣơng lai. Coleman và cộng sự (2016) đã phân tích những
tác động và sự thích nghi của cộng đồng đối với mức nƣớc thấp tại khu vực đƣờng
thủy Trent-Severn, Canada. Nhu cầu và mong muốn của cộng đồng khác nhau trong
9



bối cảnh những thay đổi về mực nƣớc do BĐKH,... đã tạo ra các thách thức đối với
hoạt động quản lý. Trên cơ sở tham vấn bằng phƣơng pháp Delphi cho ba nhóm đối
tƣợng (cƣ dân địa phƣơng, chính phủ và các công ty công nghiệp), nghiên cứu đã xác
lập đƣợc hai kịch bản suy giảm mực nƣớc cũng nhƣ mức độ tác động và thích nghi cho
từng đối tƣợng. Kết quả của nghiên cứu trở thành nền tảng đề xuất chính sách thích
ứng cho toàn cộng đồng cũng nhƣ phân tích nhận thức, tùy chọn khác nhau cho các
cộng đồng. Dicks và cộng sự (2016) đã đƣa ra những bằng chứng tổng hợp ngoài thực
tiễn trong việc tăng cƣờng kiểm soát sâu bệnh tự nhiên trong nông nghiệp bằng
phƣơng pháp chuyên gia. Sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp (trong đó có Delphi) đã
hình thành một chuỗi giải quyết vấn đề:
(i)

tìm kiếm tài liệu;

(ii)
(iii)

tóm tắt tổng hợp;
đánh giá các bằng chứng bằng bảng hỏi chuyên gia.

Chính sách tiếp cận này đã tập hợp đƣợc một số lƣợng lớn các bằng chứng khác
nhau để trả lời cho quá trình thực hiện chính sách. Quá trình khảo sát với 300 mẫu đã
đánh giá một cách hệ thống về những thay đổi thời gian đối với sử dụng thuốc trừ sâu
và điều kiện tự nhiên. Trên cơ sở thống kê kết quả tham vấn, các giải pháp hữu hiệu
đƣợc lựa chọn nhằm đảm bảo hiệu quả môi trƣờng cũng nhƣ mục tiêu giảm sâu bệnh
trong mùa vụ.
Nhìn chung, kết quả tổng quan cho thấy số lƣợng các nghiên cứu đề cập
phƣơng pháp Delphi sử dụng trong nghiên cứu nhận thức và thái độ đối với BĐKH
còn ít, song đã đề cập tiềm năng ứng dụng phƣơng pháp này một cách cụ thể.

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
a) Các nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu
Các nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với BĐKH đƣợc tích hợp trong
nhiều chƣơng trình giáo dục về môi trƣờng khác nhau. Năm 2009, Nguyễn Đức Vũ đã
kết hợp nghiên cứu và giáo dục vấn đề BĐKH trong trƣờng phổ thông. Sự kết hợp này
hƣớng tới hình thành ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể để cải thiện môi trƣờng,
ứng phó với BĐKH cho tất cả mọi ngƣời, ngay từ khi còn là học sinh phổ thông. Trên
cơ sở các kết quả nghiên cứu từ các môn học có liên quan trực tiếp làm tiền đề, hoạt
động giáo dục nhận thức của học sinh có thể thực hiện thông qua một số nội dung môn
học và hoạt động ngoại khóa có tính thiết thực cao (Nguyễn Đức Vũ, 2009). Cũng
trong năm này, mục tiêu nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH thông
qua các môn học phổ thông là điều tất yếu của hoạt động của giáo dục môi trƣờng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc các nội dung chính trong hoạt động giáo dục về BĐKH
10


(khái niệm, hệ quả, nguyên nhân, biện pháp ứng phó và kỹ năng,...). Tuy nhiên, nghiên
cứu cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức phải đối mặt khi áp dụng các nguyên tắc,
phƣơng pháp giáo dục khác nhau. Đây là yếu tố chính tác động tới mức độ hiệu quả về
mặt giáo dục nhận thức đối với vấn đề BĐKH của học sinh phổ thông (Nguyễn Thị
Minh Phương, 2009). Năm 2012, Hoàng Thị Kim Huyền và cộng sự đã thực hiện
“Giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học cấp Trung học phổ thông” trong
khuôn khổ của Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo
dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015". Bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản về
BĐKH trên các phƣơng diện:
(i)
(ii)

biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân;
tác động, ứng phó và hành động;


(iii)

giáo dục và tuyên truyền;

Nghiên cứu đã nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động giáo dục phổ thông trong
việc ứng phó với các tác động của BĐKH. Trên cơ sở đó, hoạt động giáo dục về nhận
thức đối với BĐKH đƣợc tích hợp trong môn Sinh học trên cơ sở các nội dung đào tạo,
giáo án và các bài tập tích hợp. Kết quả của nghiên cứu trở thành tài liệu cơ bản trong
định hƣớng nhận thức cho nhiều nhóm đối tƣợng học sinh phù hợp với tình hình cụ thể
tại từng địa phƣơng. Cũng với cách tiếp cận này, Lƣơng Quang Trung (2014) đã tiến
hành thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng và BĐKH vào trong môn sinh
học lớp 12. Trên cơ sở các phân tích định lƣợng và thực nghiệm, nghiên cứu đã khắc
phục những hạn chế trong cấu trúc nội dung sinh thái học mà vẫn đảm bảo tích hợp
giáo dục thêm các nội dung về môi trƣờng và BĐKH trong giảng dạy môn Sinh học.
Các phƣơng án tích hợp của nghiên cứu đã tạo điều kiện cho việc xây dựng các giáo
án minh học có tính khả thi và mức độ hiệu quả cao đối với lĩnh vực giáo dục. Cách
tiếp cận này cũng đƣợc Nguyễn Văn Khải và cộng sự tiến hành thực hiện đối với môn
Vật lý (Nguyễn Văn Khải và cộng sự, 2012). Phạm Thị Kim Hoa (2014) trên cơ sở
thực hiện nghiên cứu đề xuất giải pháp giáo dục BĐKH trong các trƣờng trung cấp
chuyên nghiệp, đã xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn trong đề xuất các giải pháp giáo
dục BĐKH trong lĩnh vực giáo dục. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh sự đa dạng
hóa giáo dục BĐKH thông qua hoạt động ngoại khóa là biện pháp khả thi và hiệu quả
cao. Các nội dung về biểu hiện, nguyên nhân và tác động cũng nhƣ các giải pháp ứng
phó cần thiết đều thể hiện tính liên ngành cao. Điều này tạo đà cho học viên có thể
phát huy kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với các vấn đề BĐKH.
Các nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức và thái độ đối với BĐKH còn hiện
diện trong nhiều báo cáo mang tính truyền thông về vấn đề môi trƣờng. Các nghiên
cứu này hết sức đa dạng về cách tiếp cận: ứng phó với BĐKH cho đối tƣợng trẻ em
11



(Bộ Giáo dục và đào tạo, 2015); lồng ghép các nội dung BĐKH vào quản lý thảm họa
tại cộng đồng (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2007); phƣơng án phòng ngừa các thảm
họa có liên quan tới BĐKH (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2006) hay thông qua các
chiến lƣợc truyền thông đối với BĐKH (CBCC, 2010). Ngoài ra, quá trình này còn
đƣợc thể hiện thông qua các bài học thực tiễn nhằm thay đổi hành vi và nhận thức đã
đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu của Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trƣờng và Cộng
đồng (Live & Learn) đã tiến hành đánh giá tình hình BĐKH cũng nhƣ xây dựng các
tiêu chí chọn lựa của mô hình ứng phó. Từ hoạt động quản lý tài nguyên và phát triển
sinh kế nhằm thích ứng với BĐKH, các mô hình đạt hiệu quả cao đƣợc thống kê và
đƣợc trình bày cụ thể. Trong đó, các hoạt động nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
đƣợc áp dụng nhƣ:
(i)
(ii)
(iii)
(iv)

xây dựng năng lực ứng phó của các tổ chức;
nâng cao năng lực của cộng đồng với sự tham gia của trẻ em;
thúc đẩy tham gia và kết nối thanh niên thông qua các hành động thiết
thực;
xây dựng lối sống xanh trong trƣờng học và cộng đồng.

Chính những kinh nghiệm này cung cấp các tùy chọn về giải pháp nhằm nâng
cao khả năng nhận thức cũng nhƣ tác động tới thái độ khi ứng phó với BĐKH (Live &
Learn, 2011).
b) Các nghiên cứu sử dụng phương pháp Delphi
Tại Việt Nam, số lƣợng các nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp phân tích
Delphi trong nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng nói chung và BĐKH

nói riêng không có nhiều. Có thể kể một số nghiên cứu ứng dụng nhƣ: lựa chọn các chỉ
số đánh giá phát triển bền vững (Lê Trịnh Hải và nnk., 2008); đánh giá chất lƣợng
nƣớc (Nguyễn Lê Trang và nnk., 2014); tích hợp Delphi với phƣơng pháp AHP trong
đánh giá tác động của công trình giao thông tới tài nguyên, môi trƣờng và kinh tế xã
hội (Nguyễn Hoàng Sơn và Trương Văn Phượng, 2016); tham vấn ý kiến trong phân
vùng chất lƣợng nƣớc (Nguyễn Lê Tú Quỳnh, 2016). Nhìn chung, các nghiên cứu đã đi
sâu ứng dụng một cách toàn diện các ƣu điểm của phƣơng pháp Delphi khi tiến hành
tham vấn nhiều nhóm đối tƣợng độc lập. Từ đây, các yếu tố thuộc tính của từng đối
tƣợng đƣợc phản ánh và thống kê một cách đầy đủ, chi tiết.

12


1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu
Nhận thức và thái độ đƣợc định nghĩa và giải thích theo nhiều cách khác nhau
(Laugksch, 2000). Ban đầu, nhận thức đƣợc hiểu là “những điều mà công chúng nên
biết trong khoa học” (Durant, 1993). Sau này, với sự phát triển của các ngành khoa
học và khả năng tƣ duy, nhận thức đã đƣợc định nghĩa theo nhiều cách thức tiếp cận
khác nhau. Theo Ban và Hawkins (2000), nhận thức là “quá trình thu nhận thông tin
hoặc được kích thích từ môi trường và biến đổi thành cảm nhận về tâm lý” (Ban và
Hawkins, 2000). Điều này phản ánh sự khác biệt khi suy luận về một hay nhiều tình
huống bằng cách sử dụng các tập hợp thông tin giống nhau hoặc khác nhau. Từ đó,
kiến thức, sự quan tâm, văn hóa và sự các quá trình xã hội khác nhau đã định hình
hành vi của ngƣời sử dụng thông tin hoặc cố gắng gây ảnh hƣởng tới tình hình hoặc
hiện tƣợng (Banjade, 2003). Đây là một thuật ngữ phức tạp, phản ánh những giới hạn
(các tác động của các yếu tố xã hội và văn hóa nhằm kết cấu lại những hiểu biết về
môi trƣờng tự nhiên). Điều này thay đổi những hiểu biết của cá nhân trong quá khứ và
thái độ đang diễn ra ở hiện tại thông qua các giá trị, nhu cầu, ký ức, tâm trạng, hoàn

cảnh xã hội và mong muốn (Banjade, 2003). Có thể thấy rằng, nhận thức phản ánh và
tái hiện hiện thực vào tƣ duy; từ đó, những biểu hiện bên ngoài (hành động, cử chỉ, lời
nói, ...) hoặc cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động trƣớc một vấn đề hay hoàn cảnh
là những thái độ đƣợc phản ánh từ cách nhìn của nhận thức (Lê Lợi, 2014).
Nhận thức và thái độ đối với vấn đề nóng lên toàn cầu đƣợc phản ánh qua
những bằng chứng về sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu (gia tăng nhiệt độ, phân bố
lƣợng mƣa, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, ...). Ngoài ra, các hiệu ứng nhƣ gia tăng
mực nƣớc biển dâng, sa mạc hóa, sự tuyệt chủng các loài động thực vật, hay sự thay
đổi về điều kiện sản xuất nông nghiệp, ... đã và đang minh chứng rõ nét cho sự thay
đổi đó (IPCC, 2001). Tuy không thể xác định mức độ thay đổi cụ thể của các yếu tố
này nhƣng quá trình nhận thức xuất phát từ nguyên nhân của vấn đề BĐKH trở thành
đề tài tranh luận thƣờng xuyên nhất (Spellman và nnk, 2003):
(i)
(ii)

nhận thức về mức độ rủi ro để cộng đồng sẵn sàng chấp nhận đó là hệ quả
tất yếu của sự thay đổi của khí hậu;
nhận thức về nhu cầu phải thay đổi trên các khía cạnh kinh tế, hành vi và
thói quen giúp giảm thiểu những ảnh hƣởng và tác động có thể xảy ra.

13


1.2.2. Đặc trƣng về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu
Theo Bord và nnk (2000), quá trình đánh giá những kiến thức thực tế tác động
tới nhận thức và thái độ đối với vấn đề nóng lên toàn cầu, và các khuynh hƣớng hành
vi theo các giả thuyết sau:
- Mức độ hiểu biết chính xác hay không chính xác về nguyên nhân của sự nóng
lên toàn cầu sẽ liên quan trực tiếp tới niềm tin đối với hiện tƣợng BĐKH đang diễn ra;
cũng nhƣ tạo ra hành vi để thực hiện các giải pháp đối với vấn đề đó.

- Nhận thức về rủi ro cá nhân và xã hội sẽ dung hòa mối quan hệ giữa hiểu biết
vốn có và khuynh hƣớng hành vi trong tƣơng lai.
- Thái độ ủng hộ môi trƣờng sẽ liên quan gián tiếp tới hành vi và niềm tin đối
với các tác động của BĐKH. Trong khi, hiểu biết và nhận thức về rủi ro môi trƣờng có
thể là tiền đề cho việc giải thích những ảnh hƣởng đang diễn ra.
- Quan điểm về ô nhiễm không khí không thể thay thế đƣợc hiểu biết và những
mối quan tâm đối với vấn đề BĐKH.
- Những hiểu biết chính xác về BĐKH sẽ là yếu tố dự báo hiệu quả và duy nhất
tác động tới khuynh hƣớng hành vi và nhận thức/ niềm tin về sự nóng lên của Trái đất.
1.2.3. Các nhân tố tác động đến nhận thức và thái độ đối với BĐKH
Nếu nhƣ thông thƣờng, thích ứng và giảm nhẹ các ảnh hƣởng của BĐKH đƣợc
mô tả nhƣ những chiến lƣợc riêng biệt nhằm đầu tƣ cho các hoạt động giảm nhẹ tức
thời mà không phải trả cho các khoản đầu tƣ tƣơng tự trong tƣơng lai. Tuy nhiên, khi
quá trình thích ứng trở nên tốn kém hoặc tồn tại nguy cơ cao hơn dự kiến, chiến lƣợc
giảm nhẹ đƣợc lựa chọn nhằm giảm nhu cầu thích ứng. Tuy nhiên, chiến lƣợc giảm
nhẹ cũng tạo ra chi phí cơ hội cao và giảm tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế (Kane và
Shogren, 2000). Sự lựa chọn giữa thích ứng và giảm nhẹ lúc này phụ thuộc nhiều vào
mức độ rủi ro và thiếu chắc chắn của các giá trị xã hội. Khi các chi phí cho hoạt động
thích ứng không rõ ràng, hoạt động giảm nhẹ đƣợc coi là một giải pháp tối ƣu. Điều
này cho thấy những đánh giá về điều kiện và sự thay đổi về khí hậu trong quá khứ của
từng cá nhân sẽ quyết định tới lựa chọn thích ứng hay giảm nhẹ khi đối mặt với biến
đổi trong tƣơng lai (Jørgensen và Termansen, 2016).
Nhận thức đối với BĐKH mang một số đặc trƣng chính sau (Spellman và nnk,
2003):
(i)
(ii)
(iii)

Là nguồn gốc của nhiều tranh cãi về mặt chính trị;
luôn tồn tại trong mối liên hệ phức tạp giữa khoa học và công nghệ;

những vấn đề cốt lõi thƣờng không có tính chắc chắn;
14


(iv)

mức độ nhận thức có liên quan tới mức độ rủi ro đối với cộng đồng;

(v)

chịu ảnh hƣởng từ những khó khăn, những vấn đề gây tranh cãi về
thƣơng mại, sự thay đổi trong hành vi và chi phí xã hội.

1.2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu về thái độ và nhận thức đối với BĐKH của học
sinh THPT
Nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH đƣợc thể hiện qua
một mô hình khái niệm mô tả mối quan hệ giả thuyết (giữa niềm tin, động cơ và hành
động giảm thiểu hay thích ứng). Quá trình điều tra bằng bảng hỏi cho phép phân tích
và kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ đó. Số liệu khảo sát có thể đƣợc phân tích định
lƣợng đơn giản nhằm xác định cụ thể mối quan tâm (nhận thức) đối với các vấn đề khí
hậu liên quan trên các phƣơng diện: nguyên nhân và diễn biến của BĐKH; quan điểm
về BĐKH và yếu tố con ngƣời trong mối quan hệ đó; lựa chọn chiến lƣợc thích ứng và
giảm nhẹ,... Đồng thời, kết quả phải thể hiện đƣợc quan hệ giữa mức độ hiểu biết, kinh
nghiệm với các hành vi tƣơng ứng trong thực tiễn (Jørgensen và Termansen, 2016).
Yếu tố

Nhận thức

Hành động


- Yếu tố kinh
tế, xã hội.
- Đặc trƣng
của đối tƣợng
nghiên cứu.
- Kinh nghiệm
thực tiễn.

- Biến đổi của
các yếu tố khí
hậu.
- Nguy cơ

- Giảm nhẹ
- Thích ứng
- Không có
hành động cụ
thể

Hình 1.1. Mô hình khái niệm trong phân tích mối liên hệ giữa yếu tố tác động nhận thức - hành động đối với vấn đề BĐKH (Jørgensen và Termansen, 2016)
Sự liên kết chính xác giữa hiểu biết kiến thức khoa học về BĐKH sẽ trở thành
tiền đề hình thành các ý tƣởng và chủ đề nhằm xác lập các hành động ứng phó thích
hợp. Các mối quan tâm nếu đƣợc định hình từ những hiểu biết sai lầm sẽ dẫn tới các
biện pháp có chủ định mất đi tính hiệu quả. Có thể thấy rằng, hành động là kết quả tất
yếu của quá trình nhận thức về BĐKH (các tác động và nguy cơ). Trong khi, nhận
thức đối với BĐKH đƣợc xây dựng trên các yếu tố kinh tế xã hội, đặc trƣng đối tƣợng
và kinh nghiệm thực tiễn. Hành vi và thái độ của đối tƣợng đƣợc quan niệm là kết quả
có tính cá nhân, đại diện cho kiến thức của một nhóm đối tƣợng cụ thể; phụ thuộc trực
15



tiếp vào mức độ chịu tổn thƣơng của BĐKH cũng nhƣ kinh nghiệm đối mặt trong quá
khứ (dựa trên các sự kiện lịch sử) của đối tƣợng.
1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
Nhận thức rõ những ảnh hƣởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra, Thủ
tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chƣơng
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày
2/12/2008). Để thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ
trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đƣa các nội dung ứng
phó với BĐKH vào chƣơng trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015".
Giáo dục nâng cao nhận thức về BĐKH là một trong những giải pháp tốt nhất
để ứng phó với BĐKH, thông qua giáo dục tạo cảm xúc, thay đổi nhận thức, hành vi,
thái độ đối với BĐKH toàn cầu.
* Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa XI về
chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng,
giải pháp về tăng cƣờng, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức,
hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo
vệ môi trƣờng của Nghị quyết đã chỉ rõ:
- Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tƣợng ƣu tiên
tuyên truyền, giáo dục; đƣa nội dung ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trƣờng vào chƣơng trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ
lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh
thiên tai, thích ứng với BĐKH cho mọi ngƣời dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
* Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ ban
hành Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH. Trong nhiệm vụ 7 mục c - Nâng cao nhận thức,
giáo dục và đào tạo của Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH đã nêu:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các
thành phần xã hội về các vấn đề BĐKH.
- Xây dựng các phƣơng pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về

BĐKH cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến
về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cƣ và
địa bàn trọng điểm.

16


- Đƣa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các chƣơng trình, bậc giáo dục, đào
tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao các chuyên
ngành liên quan đến thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính.
- Tăng cƣờng ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong
phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân
thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển
hình tốt trong ứng phó với BĐKH.
* Quyết định số 4619/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2010 về việc phê
duyệt Dự án “Đƣa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chƣơng trình
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu chung “Đƣa đƣợc các nội dung
về BĐKH và ứng phó với BĐKH trình giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục
quốc dân”. Các mục tiêu cụ thể hóa gồm:
- Đến 2013, phổ biến tài liệu BĐKH và ứng phó với BĐKH, cung cấp cho các
cơ sở giáo dục.
- Đến 2014, 100% giáo viên, giảng viên đứng lớp đƣợc trang bị kiến thức về
BĐKH và ứng phó với BĐKH;
- Đến 2015, 100% học sinh, sinh viên đƣợc trang bị kiến thức về BĐKH và ứng
phó với BĐKH.
* Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
Nhiệm vụ 5 của chƣơng trình giáo dục là nâng cao nhận thức và phát triển
nguồn nhân lực. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực,

nhất là nguồn nhân lực trình độ cao: (i) Hoàn thiện, cập nhật và phổ cập rộng rãi tài
liệu và phƣơng tiện phục vụ nâng cao nhận thức; (ii) Triển khai kế hoạch nâng cao
nhận thức, phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục, đào tạo các cấp; (iii)
Trên 80% cộng đồng dân cƣ và 100% công chức, viên chức nhà nƣớc có hiểu biết cơ
bản về BĐKH và các tác động của nó.
Những đề tài nghiên cứu về BĐKH đƣợc nghiên cứu ngày càng nhiều. Các
cuộc hội thảo, các chƣơng trình, các dự án về lồng ghép tích hợp BĐKH trong các cấp
học, các lĩnh vực đã đƣợc thực hiện ở nhiều cấp. Cho tới nay, yêu cầu đƣa giáo dục
BĐKH nhƣ một nội dung giáo dục bắt buộc vào nhà trƣờng phổ thông vẫn chƣa đƣợc
chính thức hoá. Bộ GDĐT đã xây dựng và trình lên cấp trên chƣơng trình hoạt động
thực hiện giáo dục về BĐKH của ngành. Hiện bƣớc đầu đã có một số hoạt động khởi
17


động nhƣ một số đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với tổ chức Oxfam và tổ chức
Cứu trợ trẻ em tổ chức cuộc thi tìm hiểu về BĐKH cho học sinh, sinh viên (Theo công
văn số 8225/Bộ GDĐT- CTHSSV ngày 18/9/2009 về việc thi tìm hiểu BĐKH).
Tuy nhiên trong nhiều chƣơng trình, sách giáo khoa môn học của nhà trƣờng
phổ thông đã đề cập đến vấn đề BĐKH và hậu quả của nó nhƣ là một nội dung tất yếu
của giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Đó là cơ hội để sớm triển khai giáo dục về sự BĐKH
trong nhà trƣờng phổ thông Việt Nam. Giáo dục về BĐKH phải giúp cho học sinh có
hiểu biết về hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống
con ngƣời và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có đƣợc những
kỹ năng cần thiết để ứng phó với tác động do sự BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị cho
học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn chế sự BĐKH.
Chức năng tổng quát nhất và cao quý nhất của giáo dục là “trồng ngƣời”, rèn
luyện và phát triển nhân cách ngƣời lao động. Giáo dục trong nhà trƣờng đóng vai trò
quyết định đối với việc hình thành tƣ cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội, đối
với môi trƣờng (MT), trong đó có cách ứng xử trƣớc hiện tƣợng BĐKH của mỗi cá
nhân. Một khi học sinh có đƣợc những hiểu biết về hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân

cũng nhƣ tác động trực tiếp của nó đối với cuộc sống của ngƣời dân, với sự tồn vong
của đất nƣớc Việt Nam thì trong mọi hành động các em sẽ cân nhắc để hạn chế nguy
cơ dẫn đến BĐKH, chọn lối sống thân thiện với môi trƣờng vì mục tiêu phát triển bền
vững. Giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính
bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ mục
tiêu của giáo dục về BĐKH.
Giáo dục cung cấp cho ngƣời học hệ thống kiến thức khoa học, bồi dƣỡng
phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo và kỹ năng hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ học
vấn, phát triển năng lực của mỗi cá nhân và hình thành lối sống văn hoá. Qua giáo dục
mỗi con ngƣời trở thành ngƣời lao động tự chủ, năng động, thông minh và sáng tạo
tham gia một cách có ý thức trách nhiệm vào công cuộc xây dựng và phát triển cộng
đồng, đất nƣớc. Giáo dục thông qua các môn học và hoạt động, giúp học sinh có đƣợc
sự hiểu biết đầy đủ và khoa học về hiện tƣợng BĐKH cũng nhƣ có điều kiện rèn luyện
cho học sinh cách ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây nên. Vì vậy đứng trƣớc
nguy cơ BĐKH, giáo dục phổ thông có trách nhiệm và khả năng đóng góp một cách
hiệu quả vào việc tăng cƣờng nhận thức và khả năng ứng phó với BĐKH.
Hiện nay, mục tiêu giáo dục về BĐKH tại các trƣờng THPT tại Việt Nam đề
cập chủ yếu tới các nội dung:
- Nội hàm của BĐKH (khái niệm/ thuật ngữ);
18


- Hệ quả của BĐKH và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu
vực - địa phƣơng (trƣớc mắt và tƣơng lai);
- Nguyên nhân của sự BĐKH, đặc biệt là những nguyên nhân do con ngƣời tạo
ra, nhƣ phát thải khí nhà kính gây nên sự nóng lên toàn cầu,…;
- Những biện pháp hạn chế tác nhân gây nên BĐKH trên phạm vi toàn cầu,
quốc gia và địa phƣơng, biện pháp hành chính (chính sách), biện pháp kỹ thuật,…;
- Ứng phó trƣớc tác động của BĐKH ở Việt Nam thông qua việc trang bị các kỹ
năng cần thiết trong ứng phó thiên tai tại các địa phƣơng.

Nhìn chung, quá trình hình thành nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH
của học sinh đƣợc hình thành dựa trên các kiến thức tích hợp trong nội dung các môn
học hay hoạt động giáo dục của nhà trƣờng là chính.

19


×