Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập môn làng xã VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.41 KB, 9 trang )

Câu hỏi
1. Anh ( chị) hãy trình bày thành tố văn hóa làng xã Việt Nam: lũy tre,
cổng làng, cây đa, giếng làng, tín ngưỡng, lễ hội, tôn giáo, hương ước.
2. Anh ( chị ) cần phải làm gì để phát huy sự tích cực và hạn chế sự tiêu
cực?
Bài làm
Câu 1:
Làng là một cộng đồng dân cư của người Việt trên vùng đồng bằng sông
Hồng, sông Mã, sông Lam đã có lịch sử mấy thiên niên kỷ. Quá trình phát triển
liên tục vừa cải tạo tự nhiên, vừa chống ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài, vừa
vươn lên hạn chế tối đa những rủi ro bão lụt hàng năm, làng Việt Nam vẫn vững
chắc như théo mà vẫn linh hoạt mềm dẻo như nước đại hà.
Cái gì đã làm cho làng có sức mạnh bền vững, dẻo dai như thế. Đó là văn
hóa làng. Chính văn hóa làng, trong quá trình lịch sử là hằng số trong cuộc thăng
trầm của đất nước. Văn hóa làng vẫn tồn tại đến ngày nay với ngưng kết đậm đặc
biểu hiện trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín
ngưỡng tôn giáo. Văn hóa làng còn có cả một cơ sở vật chất là đình, chùa, miếu,
lũy tre, bến nước, cây đa, những yếu tố vật thể và phi vật thể trên không đứng đơn
độc, mà hòa quện với nhau tạo thành bản sắc văn hóa làng.
1. Tín ngưỡng đa thần – cái đình và cái chùa
Ở Việt Nam không có một tôn giáo quốc gia, nhưng lại có một dạng thức có
tính chất tôn giáo đa thần của làng xã, dòng họ, xóm ngõ, phe giáp…Dường như
đâu đâu cũng có thần, nơi nào cũng có thần. Tín ngưỡng phổ biến nhất trong văn


hóa làng là thờ đất và thờ nước. Cư dân nông thôn Việt Nam sống nhờ vào đất và
nước. Đất và nước được dưới nhiều hình thức khác nhau như thổ thần, bản cảnh
thành hoàng, thủy thần…Liên tưởng tới tín ngưỡng này ta thấy trong dân gian Việt
Nam đâu đâu cũng có câu nói: “ Đất có thổ công, sông có hà bá”. Bên cạnh thần
đất, thần nước là thần các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nông nghiệp như mây,
mưa, sấm, chớp…và các vị thần người. Các vị thần thường được phân loại là thiên


thần và nhân thần.
Tín ngưỡng phổ biến của gia đình và dòng họ là tục thờ cúng tổ tiên ở từ
đường và tín ngưỡng cao nhất trong một làng là thờ Thành hoàng trong đình làng.
Mỗi làng Việt từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long hầu như
đều có đình thờ Thành hoàng, có thể một hoặc nhiều vị thần. Thành Hoàng là thần
tượng được tôn vinh nhất trong một làng. Các vị thiên thần hoặc nhiên thần, đều là
thần có công đem lại độc lập cho quốc gia, an ninh cho thôn xóm, mùa màng tươi
tốt, là những vị “ Bảo quốc hộ dân”. Nhiều vị là quốc tổ Hùng Vương, là anh hùng
chống Tống, chống Nguyên, chống Minh, danh nhân văn hóa….
Tín ngưỡng làng quê, như đã trình bày là tín ngưỡng đa thần: có thần Thành
hoàng, có thần tổ tiên, có Ngọc hoàng thượng đế, có thần Mẫu…Các vị thần này
đồng thời tồn tại, không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Thậm chí trong một ngôi
chùa, người ta thấy ngoài thờ Phật lại còn thờ cả bà chúa Liễu Hạnh, thờ Ngọc
hoàng thượng đế. Trong làng quê, Phật cũng chỉ là loại thần có chức năng như loại
thần tổ tiên, thần miếu đền. Hiện tượng tín ngưỡng dung hợp này cũng phản ánh
phương thức tư duy bao dung, cởi mở của người Việt. Trong làng, không có bộ
phận chuyên nghiệp hành nghề tôn giáo. Thờ Thành hoàng là công việc cả cả làng,
thờ tổ tiên là công việc của gia đình và dòng họ, còn thờ tổ sư là công việc của
người làm nghề thủ công….Các vị thần này không đứng ngoài trần thế mà vẫn


hiện hữu xung quanh con người. Các nhà nghiên cứu gọi đó là tôn giáo thế tục, lí
tính.
2. Đình làng, chùa làng
Đình là ngôi nhà công cộng, là nơi để thờ Thành Hoàng, để xử lí những việc
trong làng, nơi để bàn, để họp…
Đình có rất nhiều chức năng: chức năng hành chính, chức năng văn hóa,
chức năng thờ thần, chức năng biểu diễn,…chức năng đình làng không xuất hiện
cùng một lúc mà nó xuất hiện theo nhu cầu đời sống nhân dân trong làng. Tuy vậy
chức năng hành chính, tôn giáo, văn hóa, tình cảm không tách biệt mà gắn bó với

nhau. “ Có thể coi đình là một tòa thị chính, một nhà thờ, một nhà văn hóa công
cộng của làng xã Việt Nam từ cổ đại đến nay.”
Đình bao giờ cũng được xây dựng ở nơi tôn nghiêm, cao ráo nhất trong địa
vực làng. Cấu trúc đình bao giờ cũng bề thế nhất, sang trọng nhất trong làng. Đình
cũng là nơi dân làng hội họp giải quyết việc làng, việc nước, ở đây, thần quyền kết
hợp với thế quyền. Đình làng, nhất là đình làng miền Bắc, là kho tàng phong phú
về điêu khắc dân gian, phản ánh đời sống hàng ngày của người nông dân và ý
tưởng thẩm mĩ của họ. Điêu khắc ở đình làng là điêu khắc trang trí, hình tượng
phong phú, đường nét tinh vi, thu hút sự chú ý của người xem.
Đình làng trong tâm thức người dân Việt là biểu tượng cao cả mà uy lực của
đình ảnh hưởng đến cuộc sống toàn dân:
“ Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt chứ mình em đâu”


Do đó, dân làng đi qua cửa đình, phải hạ mã, phải cúi đầu. Tên húy của thần
phải được kiêng kị khi nói khi viết. Đình làng chính là một nét đặc sắc trong văn
hóa làng Việt.
Bên cạnh đình làng là chùa làng. Ở đồng bằng Bắc Bộ có số chùa làng nhiều
hơn miền Trung, miền Nam. Vào thời Lý – Trần phần lớn chùa là của quý tộc, vào
thời Lê – Nguyễn chùa là của làng xã. Chùa làng là nơi tu hành của các nhà sư, nơi
thờ phật và gửi hậu của dân làng, là nơi đi lại tĩnh tâm vào ngày sóc, ngày vọng
của giới nữ và người già. Nếu so sánh về kiến trúc với đình thì nhìn chung chùa có
vẻ khiêm tốn hơn bởi tính trầm lặng và u tịch và cái vẻ đơn sơ, giản dị của nó.
Chùa làng thực sự là chùa dân gian. Ở đây nhà chùa cũng lao động vất vả. Chính
nhà chùa đã là nơi chữa bệnh cho dân nghèo, đạo đức từ bi bác ái, ở hiền gặp lanh
đã cuốn hút làng xã quy về. Có người nói: đình là cái hồn của làng, còn chùa là
cái đạo của làng, đã phần nào phản ánh được chức năng xã hội của hai tín
ngưỡng này.
Bên cạnh đình và chùa, trong làng quê Việt còn có miếu. Miếu có kiến trúc

nhỏ hẹp, thường là của cộng đồng xóm ngõ. Vị thần được thờ cũng thường là thổ
công, thổ địa hoặc các vị tổ sư nghề. Có nơi còn có quán thờ các thần tượng như
Liễu Hanh, Đức Thánh Trần…
3. Lệ làng, hương ước
Lệ làng là nhưng quy phạm hoạt động của mỗi thành viên trong làng, còn
hương ước tức là lệ làng thành văn bản. Lệ làng cũng có tính cưỡng chế. Cái khác
nhau giữa luật nước và lệ làng chủ yếu là ở lực lượng nào duy tri các quy phạ hoạt
động của mỗi thành viên trong làng. Luật nước thì dựa vào luật chính quyền, còn lệ
làng thì dựa vào truyền thống được cộng đồng chấp nhận và tuân thủ được hình


thành từ kinh nghiệm của con người, của cộng đồng được truyền từ đời này sang
đời khác.
Sự tồn tại của lệ làng chính là sự nhân nhượng của luật nước. Nhìn chung, lệ
làng phải tuân theo luật nước, thậm chí có khi lại trái ngược , đưa đến tình trạng “
phép vua thua lệ làng”.
Hương ước là công cụ tự điều khiển, tự điều chỉnh xủa làng xã. Hương ước
làng xã bao gồm nhiều nội dung kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường…
- Quy định về những thiết chế xã hội trong làng như: Hội đồng kì mục, lí
lịch dòng họ, ngụ cư và chính cư ở xóm giáp…
- Quy định về các thứ bậc xã hội: già trẻ, nam nữ, quan dân…Hương ước đề
cao lão quyền và nam quyền. Người già trong làng rất được tôn trọng…
- Quy định những nghĩa vụ đối với nhà nước, thuế, phu phen, lính tráng
- Quy định những điều khoản giữ gìn trật tự , trị an thông xóm, đồng điền và
môi trường
- Quy địh việc giữ gìn phong tục, tập quán, truyền thống trong gia đình, họ
hàng, xóm thôn, các quan hệ trưởng ấu, nam nữ…
Các hương ước đều có những điều khoản thưởng phạt rõ tàng nhằm khuyến
khích những hoạt động có lợi cho cộng đồng và trừng phạt những kẻ làm phương
hại nó. Tinh thần hương ước là tinh thần tự trị, tự quản cộng đồng làng. Tinh thần

cộng đồng này nếu được phát huy đúng hướng phù hợp với hiến pháp và pháp luật
của nhà nước sẽ có ý nghĩa tích cực. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt của văn
hóa làng Việt.
4. Lễ hội


Một trong những đặc trưng quan trọng của văn hóa làng là lễ hội, còn gọi là
hội làng. Hội làng là sinh hoạt tôn giáo, nghệ thuật, thể thao truyền thống của cộng
đồng làng, là nét đặc sắc trong văn hóa làng Việt.
Xuất phát tự sự mong ước và cả nhu cầu của cuộc sống, tự sự tồn tại và phát
triển, từ sự bình yên cho từng cá nhân và gia đình, sự vững mạnh của dòng họ, sự
bội thu cho mùa màng, sự sinh sôi nảy nở của con người… mà tinh thần của hội
làng được duy trì và mở rộng. Hội làng nào cũng có một mong muốn chung là “
nhân khang vật thịnh” và “ quốc thái dân an”
Hội làng được tổ chức ở đình, cũng có nơi tổ chức ở chùa đền. Hội Làng
chia làm hai phần : lễ và hội. Phần lễ với các hệ thống nghi thức uy nghiêm như tế
thần, yết cáo ở các đình, đền. Phần này do các lão làng đảm nhiệm. Phần hội là hệ
thống hội vui chơi như rước kệu, đấu vật, chơi cờ người, đua thuyền, vật võ, thổi
cơm thi…
Nhìn tổng quát, có lễn hội tái hiện những nghi thức sinh hoạt nông nhiệp
như săn bắn, hội đánh cá…, lễ hội tái hiện những sự kiện lịch sử, nhằm kỉ niệm và
tôn vinh các anh hùng dân tộc…., lễ hội tái hiện các sinh hoạt xã hội như hội làng
nghề Đại Bái ( Bắc Ninh), hội Lim…
Những người tham gia lễ hội có thể trong làng, có thể toàn vùng, không
phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Họ dự hội với sự hồ hởi chan hòa niềm cộng cảm.
Mỗi người từ cách ăn mặc, nói năng đều có sự chọn lựa. Sự giao cảm hòa hợp giữa
người tham dự cũng là sự giao cảm giữa cái chung và cái riêng, cái cộng đồng và
cái cá thể. Tất cả đều hướng về một miền thiêng liêng nhưng lại rất gần gũi.
5. Lũy tre làng



Nói tới làng mà thiếu đi hình ảnh lũy tre đầu làng hoặc cuối xóm thì thật là
thiếu xót cho mỗi ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê.
Ngày xưa, các cụ mắng con mắng cháu kém cỏi, lười học hành, ở nhà đi
theo đít con trâu, thì các cụ thường nói : - Cả đời mày không đi ra khỏi lũy tre
làng!
Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn
nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có khoảng vài trăm hộ hoặc
nhiều hơn thì một hai nghìn hộ dân sinh sống ở đó. Ngoài lũy tre làng là cánh đồng
canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.
Những hình ảnh quen thuộc ở làng quê vào mùa vụ, chúng ta thường thấy
các bác nông dân ra đồng, trên vai thường vác cái cày, đi trước là con trâu. Những
buổi trưa hè, trời nắng nóng, trên đường đi làm về, tới đầu làng, các bác nông dân
thường buộc con trâu vào búi tre, cho nó trú nắng, còn các bác xúm lại, ngồi bệt
trên tàu lá chuối vừa cắt trên cây, rồi làm vài điếu thuốc lào cho đã. Sau mỗi buổi
làm việc đồng áng về, được ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới lũy tre làng trưa hè thì
thật là thú vị. Các cụ ví: Trăm thằng hầu không bằng đầu ngọn gió. Gió đâu thổi về
mà mát vậy, chỉ có ngồi ở lũy tre đầu làng mới mát đến như vậy!
Lũy tre làng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ tổ tiên của gia đình, của người
dân quê . Thế hệ trước, bốn bề là lũy tre, tre bảo vệ làng, chống trộm cướp. “ Tre
giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” Tre còn là một phần
không thể thiết trong đời sống làng quê, tất cả những vật dụng hàng ngày cũng làm
từ tre như rổ rá, tre cũng dùng để xây nhà, những đồ chơi của trẻ thơ cũng làm từ
tre…


Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa làng,
một thứ không thể thiếu trên mỗi làng quê nước Việt.
6. Cây đa - Giếng nước – Sân đình
Cây đa – Giếng nước – Sân dình được coi là biểu tượng của làng quê Việt

Nam, là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng, nơi hẹn hò gặp gỡ xe duyên cho
bao đôi lứa, đồng thời cũng là nhân chứng của lịch sử và ẩn chứa những quan niệm
về vũ trụ của nhân dân ta.
Cây đa – Giếng nước – Sân đình còn là nơi hẹn hò, gặp gỡ nên duyên cho
bao đôi lứa:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen…
Những người lính ra trận đánh giặc, nhớ về quê hương mình họ cũng nhớ tới
hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình.
Trong quan niệm của người xưa, vũ trụ có ba tầng bốn thế giới. “Thiên -Địa
– Nhân” là ba lực lượng có tương quan và quan hệ mật thiết với nhau. Cây đa
chính là biểu tượng của cây vũ trụ, vừa phân cách, vừa là cầu nối với trời.
Với nhiều dân tộc trên thế giới, những cái giếng không đáy, con sông Stic,
hay sông Mê… chính là nơi để người chết gột rửa và rũ bỏ quá khứ của mình trước
khi hồi sinh và sống trong một thế giới khác.
Phải chăng chính từ quan niệm thế giới ba tầng thông tỏ và giao cảm ấy, mà
từ xưa trong các làng cổ Việt Nam luôn hình thành, tồn tại bộ ba: Cây đa – Giếng


nước – Sân đình, để rồi tự lúc nào đã trở thành biểu tượng thân thương của làng
quê Việt Nam, là kỷ niệm cao đẹp không thể nào quên về nơi chôn nhau, cắt rốn
của mình. Mỗi người dù ở lứa tuổi nào, sống ở chân trời góc biển nào, vẫn neo đậu
lòng mình nơi quê hương yêu dấu, nơi có bao kỷ niệm dưới bóng đa mát rượi ríu
rít tiếng chim chuyền cành, hay bên giếng làng trong vắt, dưới mái đình trang
nghiêm mãi mãi dấu yêu.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×