Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Chủ đề thế sự trong thơ chữ hán nguyễn bỉnh khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.93 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HÀ

CHỦ ĐỀ THẾ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU SƠN

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10
7. Cấu trúc luận văn...................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ THẾ SỰ
TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN BỈNH KHIÊM .............................. 11
1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm – cuộc đời và sự nghiệp thơ văn ....................... 11
1.2. Cơ sở lịch sử - văn hóa – xã hội hình thành chủ đề thế sự trong


thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................................................. 16
1.2.1. Khái niệm chủ đề thế sự .................................................................. 16
1.2.2. Chủ đề thế sự trong văn học giai đoạn từ thế kỷ X – thế kỷ XV ....... 17
1.2.3. Cơ sở xã hội hình thành chủ đề thế sự trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm......... 24
1.3. Hệ thống chủ đề trong thơ văn chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm ......... 30
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ THẾ SỰ TRONG THƠ CHỮ
HÁN NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................................................................. 32
2.1. Chủ đề về chiến tranh phong kiến ...................................................... 32
2.2. Chủ đề về giới chức quan lại ............................................................... 41
2.3. Chủ đề về đồng tiền ............................................................................. 48
2.4. Chủ đề về thành thị ............................................................................. 53
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 56


CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ
ĐỀ THẾ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN BỈNH KHIÊM ........ 57
3.1. Sử dụng điển cố, điển tích ................................................................... 57
3.2. Xây dựng các hình tƣợng nghệ thuật ................................................. 61
3.3. Vận dụng các thể thơ ........................................................................... 66
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 78


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Thế kỉ XVI là một giai đoạn lịch sử với nhiều biến động thăng trầm,
đây là thời kì mà chế độ phong kiến Việt Nam có những dấu hiệu của sự

khủng hoảng, suy thoái xuống cấp nghiêm trọng. Giai cấp thống trị không còn
thể hiện được vai trò của mình trong việc lãnh đạo đất nước làm cho mâu
thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt hơn. Chính điều này đã tác động rất
lớn đến các nho sĩ trí thức đương thời lúc bấy giờ, đặt họ trước nhiều sự lựa
chọn với những suy nghĩ trăn trở trước thời cuộc đang diễn ra. Điều này cũng
tạo nên những diện mạo và đặc điểm riêng của thơ văn thế kỷ XVI.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là gương mặt tiêu biểu nhất của
văn học Việt Nam thế kỷ XVI, tài năng và nhân cách của ông có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến gần suốt thế kỷ với những biến động chính trị lớn lao trong lịch
sử dân tộc. Với một khối lượng sáng tác thơ văn khá đồ sộ cả chữ Hán và chữ
Nôm được tuyển chọn trong hai tập Bạch Vân am thi tập (thơ chữ Hán) và
Bạch Vân quốc ngữ thi (thơ chữ Nôm) ngoài ra còn có một số bài văn bia và
kí có giá trị khác. Được đánh giá là “cây đại thụ rợp bóng đến một thế kỷ, một
thế kỷ lắm biến cố nhất trong lịch sử Việt Nam”, tác phẩm của Nguyễn Bỉnh
Khiêm có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng sâu rộng không những ở thời đại của
ông mà còn trong cả thời kì văn học Việt Nam trung đại.
Chọn đề tài “Chủ đề thế sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
chúng tôi muốn đề cao những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho sự
nghiệp thơ văn dân tộc ở mảng thơ thế sự. Có thể thấy rằng chủ đề thế sự là
một trong những chủ đề lớn, nổi bật trong thơ Trạng Trình. Nó phản ánh hiện
thực đời sống xã hội đương thời với nhiều biến động, rối ren, phức tạp. Trên
thực tế đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về những đóng góp của

1


chủ đề thế sự ở mảng thơ chữ Nôm còn về thơ chữ Hán thì còn hạn chế nên
chúng tôi muốn có một cái nhìn chuyên sâu kĩ càng hơn về toàn bộ sự nghiệp
thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nghiên cứu về phương diện chủ đề tuy
không phải là một hướng nghiên cứu mới nhưng khi nghiên cứu về chủ đề

này sẽ cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn đầy đủ về nội dung tư tưởng nghệ
thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được những đóng góp của nhà thơ đối
với tiến trình phát triển của lịch sử văn học trung đại Việt Nam, là một trong
những chiếc cầu nối giữa hai thời đại văn học – thời đại Nguyễn Trãi trước đó
và thời đại Nguyễn Du sau này.
1.2. Lý do thực tiễn
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học
Việt Nam thời trung đại, thơ văn của ông đã được tuyển chọn đưa vào chương
trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy trong các cấp học về cả chữ Hán và
chữ Nôm. Do đó, việc nghiên cứu chủ đề thế sự trong thơ chữ Hán Nguyễn
Bỉnh Khiêm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy các tác phẩm của
Nguyễn Bỉnh Khiêm đồng thời góp thêm phần tư liệu phục vụ cho việc học
tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn cũng như những đóng
góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có bề dày khoảng năm trăm năm, kể từ việc
sưu tập các tác phẩm của ông đến những bài viết của Vũ Khâm Lân, Lê Quý
Đôn, Phan Huy Chú và hàng loạt các công trình nghiên cứu có quy mô mang
tính chất hợp tuyển như Nguyễn Bỉnh Khiêm – danh nhân văn hóa, Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm…
Nhìn chung, khi nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm các học giả, các nhà
khoa học đều tập trung ở một số phương diện như những biến động của thời
đại có tác động đến cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nhà

2


tư tưởng - triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong tâm thức dân gian, đặc biệt quy tụ nhiều công trình, bài viết công phu và
chất lượng hơn cả là nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách là một đỉnh

cao, một đại diện tiêu biểu nhất của thơ văn thế kỉ XVI, đồng thời là một
gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam thời trung đại. Với phạm vi là một
luận văn khoa học nghiên cứu về Chủ đề thế sự trong thơ chữ Hán Nguyễn
Bỉnh Khiêm, chúng tôi không đề cập đến những công trình nghiên cứu nói
chung mà chủ yếu tập trung vào những công trình nghiên cứu, những bài viết
có đề cập đến nội dung thế sự trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Trạng
Trình, cụ thể:
Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm có bài
giới thiệu nhận định về nội dung trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Những bài
ấy hoặc vịnh cảnh nhàn tản hoặc tả thế thái nhân tình để ngụ ý khuyên răn
người đời, lời thơ bình đạm mà có ý vị… còn những bài văn răn đời thì có
giọng trào phúng nhẹ nhàng, kín đáo, rõ ra một bậc triết nhân đã từng trải
việc đời và am hiểu tâm lý người đời. Thật là một lối thơ đặc biệt trong nền
văn Nôm của nước ta” [18; 290]. Những nhận định của Dương Quảng Hàm
về nét đặc sắc trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phần nào đề cập đến
dòng thơ thế sự trong sáng tác của Trạng Trình
Lê Trọng Khánh – Lê Anh Trà trong Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ
triết lý đã viết: “Tư tưởng của ông không chỉ là sản phẩm tiêu cực của thời
đại, mà chính là kết quả của một sự chiêm nghiệm và phân tích “thế sự”, để
trở thành một triết lý về cuộc sống” [14; 7]. Như vậy, tư duy thế sự của
Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là sản phẩm của thời đại với nhiều biến động
mà đó còn là sự chiêm nghiệm về “thế thời đảo điên, thế lực đồng tiền cũng
đã góp phần làm giảm giá trị thiêng liêng của đạo đức, lễ nghĩa và trật tự
phong kiến” [14; 18].

3


Nguyễn Đổng Chi trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (quyển
II), đã có bài viết nhận định về nội dung cũng như giá trị của tập thơ chữ Hán

“Bạch Vân am tập”, đó là những nội dung mang tính thế sự: “Một số thơ văn
của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vạch trần cho chúng ta thấy những thối nát của
xã hội phong kiến đương thời…, là xã hội rối loạn đến cực điểm, ông phản
ánh hiện thực có khi chỉ bằng cái đầu đề của bài thơ” [84; 141]. Những nhận
định của Nguyễn Đổng Chi đã đề cập đến vấn đề hiện thực xã hội thời đại mà
Nguyễn Bỉnh Khiêm sống với nhiều biến động, rối ren từ trên xuống dưới
trong bộ máy chính quyền nhà nước từ đó đã tác động rất lớn đến đời sống
của những người dân lao động. Nguyễn Đổng Chi còn chỉ ra được sự phê
phán, tố cáo hiện thực rất chân thực, sinh động trong những vần thơ chữ Hán
của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Tuy số lượng những bài thơ có tính chất hiện thực
phê phán trong “Bạch Vân am tập” không được nhiều, nhưng nó cũng vạch
cho ta thấy cảnh tượng đen tối của xã hội đời Lê – Mạc. Bên cạnh sự tranh
giành quyền lợi, sự xa xỉ, sự tàn nhẫn của bọn ác bá là sự bần cùng hóa, sự
lưu ly thất sở của nông dân. Qua một số bài, chúng ta thấy tác giả bất mãn vô
cùng với hiện thực đương thời” [84; 143].
Trong Giảng văn Văn học Việt Nam, Lã Nhâm Thìn trong bài viết “Về
bài Trung Tân ngụ hứng” đã phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
để thấy được những chủ đề lớn của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: “So với những
bài thơ khác có chung đề tài, bài “Trung Tân ngụ hứng” (Ngụ hứng ở quán
Trung Tân) đã thể hiện một cách tập trung một số chủ đề lớn của thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm: tình yêu thiên nhiên; cuộc sống nơi thôn dã, cuộc sống thanh
cao, đạm bạc của nhà thơ; triết lý về nhân sinh, thế sự”. Qua một tác phẩm cụ
thể, thấy được mạch cảm hứng trong bài Trung Tân ngụ hứng nói riêng và
mạch cảm hứng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung “từ cảm hứng thiên
nhiên và cuộc sống bản thân đến cảm hứng thế sự” [78; 175].

4


Trong Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm do hai nhà nghiên

cứu Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp
một cách khá đầy đủ các bài viết của một số nhà nghiên cứu về thân thế cũng
như sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các bài viết này phần nào
đã đề cập đến vấn đề chủ đề thế sự trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Nguyễn Huệ Chi có bài viết “Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ một nhân
cách lịch sử đến dòng thơ tư duy thế sự” đã miêu tả bức tranh hiện thực xã hội
cũng như nét đặc sắc của chữ “nhàn” để thấy được nhân cách của Trạng Trình
trong nền văn học trung đại nói chung và dòng thơ thế sự nói riêng: “Rõ ràng,
với tư cách một ngòi bút ghi chép thế sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trình bày
được khá nhiều mặt đời sống tâm lý của xã hội thời ông” [78; 394]. Với nhân
cách của một nhà nho hành đạo, có hoài bão muốn xây dựng một đất nước
“tôi hiền chúa thánh minh” Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có sự trăn trở, suy tư
cho dân, cho nước nên dù sống trong cảnh an nhàn, ẩn dật nhưng con người
ấy vẫn luôn mang trong mình một nỗi niềm tâm sự. Vì vậy, những vần thơ
của ông có sự chuyển biến thay đổi rất rõ rệt từ thơ trữ tình thế sự đến thơ
nhàn dật: “Từ mạch thơ trữ tình thế sự lên án gay gắt ảnh loạn lạc, chiến
tranh, đến mạch thơ nhàn dật tự tại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã là một
chuyển đổi lạ lùng về cảm hứng thẩm mỹ. Nhưng từ nhàn dật tự tại bước sang
dòng thơ tư duy thế sự lại là một bước chuyển đổi mới mẻ khác nữa, nó chứng
tỏ trường thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất sung sức, đa dạng, chứa đựng một tiềm
lực nghệ thuật đáng kể, có khả năng bắt nhiều mạch sóng tình cảm, quy tụ
vào mình nhiều nguồn năng lượng nghệ thuật khác nhau” [78; 394]. Bài viết
đã cho thấy những bước chuyển biến rõ rệt trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, đặc biệt ở những trang viết về vấn đề thế sự thì con người và nhân
cách của Trạng Trình càng được thể hiên đậm nét và sâu sắc hơn cả, đó là một
tấm lòng lo cho dân cho nước đau trước nỗi khổ của nhân dân.

5



Bùi Duy Tân có bài viết “Thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm” đã nhấn
mạnh “Thơ trong Bạch Vân am tập trước hết là thơ của một con người nhập
thế, hành đạo” [78; 410]. Tập thơ Bạch Vân am thi tập đã thể hiện những gì
sâu kín trong lòng của tác giả, những tâm tư trăn trở trong con người ông. Tác
giả đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản được đề cập đến trong tập thơ chữ
Hán “Trong Bạch Vân am thi tập, khá nhiều bài thơ viết về cuộc sống cơ cực
của dân và cảnh chiến tranh, ly loạn [78; 416]. Theo tác giả những bài thơ đó
vừa thể hiện được tình cảnh thực của người dân, vừa là để nhà nước, những
người cầm quyền nhận ra để tìm cách mà sửa đổi đưa đất nước đi theo đúng
tự nhiên thuận theo thiên mệnh. Vì thế mà “nhà thơ đã phê phán bọn quý tộc,
quan lại thối nát, xa xỉ, bọn nhà giàu lòng dạ hiểm ác” [78; 417], họ tranh
giành nhau vì cái danh, vì cái lợi cho bản thân mình nên họ bòn rút của cải, vơ
vét tài sản của những người dân lao động. Chính vì vậy, mà trong một số bài
thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng những biểu tượng để miêu tả về giai cấp
cầm quyền, quý tộc đó là hình ảnh của những “con chuột” trong bài thơ
“Tăng thử”, “chim khướu” trong bài “Bách thiệt” hay “cá lớn nuốt cá bé”…
Có thể thấy rằng bài viết của Bùi Duy Tân về chủ đề thế sự là những đóng
góp rất đáng quý đối với các nhà nghiên cứu.
Nguyễn Hữu Sơn trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhà thơ triết lý thế
sự khi nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhận định rằng thơ văn
của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho ta thấy được “độ kết tinh trong những vần thơ
thế sự và triết lý thế sự của ông” [68; 13]. Từ đó thấy được rằng những vần
thơ thế sự đã có một vị trí đóng góp quan trọng trong tư tưởng sáng tác của
nhà thơ.
Nguyễn Huệ Chi trong cuốn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có viết:
“Trong hàng trăm bài thơ chữ Hán của mình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dành
một khối lượng không nhỏ để viết về giặc giã, chiến tranh, và cũng chỉ ở

6



những bài thơ đó ông mới có dịp bộc lộ tình cảm bột phát không nén được
của mình, ông rời bỏ con người triết nhân mà bước sang con người thế nhân,
con người xã hội…” [50; 253]. Như vậy những dòng thơ chữ Hán đã cho thấy
tâm tư, suy nghĩ trăn trở trong con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó không còn
là tâm trạng của một con người vui với cuộc sống an nhàn mà hiện tại mình
đang sống mà đó là một con người thân nhàn nhưng tâm không nhàn luôn
quan tâm đến triều đình đến cuộc sống của người dân (…) riêng trong phần
thơ chữ Hán nói về chiến tranh, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nhiều lần nhắc đến
nhà vua, đến triều đình (…). Đương nhiên mong mỏi ở vua, hy vọng và tin
tưởng ở vua, không phải vì sự tồn tại của vua mà chính là muốn nhắm tới một
mục đích khác. Không một bài thơ nào viết về chiến tranh của Nguyễn Bỉnh
Khiêm mà không được rọi sáng bằng cùng một nguồn sáng duy nhất: sự suy
nghĩ về vận mệnh của dân…” [50; 253]
Vũ Thanh trong cuốn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài viết “Thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm chống chiến tranh phong kiến” đã đề cập đến một cách rõ
ràng về chủ đề này và cũng đồng quan điểm như tác giả Nguyễn Huệ Chi, ông
viết “Có một điều cần phải khẳng định trước tiên là từ “dân” được nhắc đến
nhiều trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và thái độ phản đối chiến tranh phong
kiến của ông là rất kiên quyết… Ông có hàng loạt bài thơ như một bức tranh
liên hoàn phản ánh cuộc sống cùng cực của nhân dân – Đó cũng chính là
cảm hứng xuyên suốt tập thơ Bạch Vân am… ông đứng về phía nhân dân lao
động để phê phán, phản đối chiến tranh phong kiến” [50; 294 - 295].
Lê Thị Hương trong bài viết “Thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm”[21] đã
nêu nên những nội dung thế sự được phản ánh chân thực, sắc nét trong thơ
chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về thơ chữ Hán, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội. Đó là cảnh “nồi da xáo thịt” xót xa
và ghê gớm; quan lại đục khoét dân.

7



Bài viết đã cho thấy được tấm lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với
thời thế, với hiện thực đương thời đó là sự xuất phát từ trong tâm nhà thơ,
những câu thơ như tấm lòng chân thành của người viết dù sống cuộc đời nhàn
dật nhưng tâm chí vẫn luôn hướng đến cuộc sống thế thái nhân tình.
Gần đây, trong tiểu luận Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị trí mở đầu
dòng thơ châm biếm thị dân trong tiến trình văn học Việt Nam học và hiện
thực, Trần Thị Hoa Lê đi đến kết luận: “Khẳng định vị trí mở đầu tiếng cười
châm biếm đồng tiền – thị dân của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ ra con
đường phát triển của tiếng cười đó trong thời trung đại, bài viết của chúng tôi
bước đầu đặt vấn đề cho những nghiên cứu sâu hơn tiếp theo về vai trò của
thơ Nôm và thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm trong diễn trình tư tưởng thẩm
mĩ và phong cách nghệ thuật tác gia văn học Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIX.
Mặt khác, khảo sát thái độ ứng xử của tác gia văn học với đồng tiền và tầng
lớp thị dân cũng là một “kênh văn hóa” giúp chúng ta có thể quan sát kĩ lưỡng
thấu đáo hơn những diễn biến tư tưởng và nghệ thuật trong lòng thời đại Nho
giáo cùng những vận động thẩm mỹ hướng tới thời đại kế tiếp” [28].
Những trích dẫn đó tuy chưa tập trung nghiên cứu về chủ đề thế sự
trong thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm thành một cách có hệ thống như một
đối tượng thực sự nhưng phần nào đã nói đến những nội dung thường thấy
trong thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy chưa đi sâu nghiên cứu
thành chuyên đề độc lập, còn mang tính tản mạn, khái quát nhưng những công
trình nghiên cứu đó cũng là tư liệu quý giá giúp chúng tôi có căn cứ, cơ sở để
triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở đã đọc và tìm hiểu về những bài thơ chữ Hán cũng như tập
thơ Bạch Vân am thi tập cùng với việc tiếp thu, kế thừa những thành quả của

8



những công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi sẽ coi vấn đề tìm hiểu về chủ
đề thế sự được Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong thơ chữ Hán là đối tượng
xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu.
Về phạm vi nghiên cứu chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu trên văn
bản chính: “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng tập”, NXB Văn học, Hà Nội 2014 của tác giả Trần Thị Băng Thanh - Phạm Ngọc Lan biên soạn. Đây được
xem là cuốn sách có cơ sở khoa học và tập hợp đầy đủ nhất các bài thơ chữ
Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm tính đến thời điểm hiện nay.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu những tiền đề hình thành chủ đề thế sự trong
thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm và giới thuyết về khái niệm chủ đề văn học.
Tìm hiểu chủ đề thế sự trong thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm và
các giá trị nội dung tư tưởng của các chủ đề
Tìm hiểu và đánh giá về nghệ thuật thể hiện chủ đề thế sự trong thơ chữ
Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chúng tôi có sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, hệ thống
Tiến hành thống kê thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tìm ra những
tác phẩm viết về chủ đề thế sự, từ đó hệ thống lại các tác phẩm theo trình tự
nhất định để thấy được những đóng góp của chủ đề này trong sáng tác thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vị trí nhất định.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Tiến hành so sánh và tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt trong
mỗi tác phẩm khi viết về chủ đề thế sự về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

9



Đồng thời cũng có sự so sánh đối với các tác giả đi trước, cùng thời để thấy
được nét riêng đặc sắc trong thơ văn chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở giai
đoạn này.
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích những câu thơ, bài thơ thể hiện nội dung thế sự để từ đó tổng
hợp lại thành những chủ đề lớn trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Phân tích nghệ thuật biểu hiện chủ đề thế sự qua những câu thơ, bài
thơ để khái quát nên những biên pháp nghệ thuật góp phần làm nổi bật chủ
đề thế sự.
Bên cạnh những phương pháp trên chúng tôi còn vận dụng những bộ
môn liên ngành như lý luận văn học, ngôn ngữ học, thi pháp học.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hy vọng sẽ cung cấp được một cái nhìn đầy đủ, hệ thống về
chủ đề thế sự trong sáng tác thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trên cơ sở
đó, góp phần đưa đến cái nhìn toàn diện hơn về vị trí văn học sử của Nguyễn
Bỉnh Khiêm.Tiếp tục phương hướng nghiên cứu những đóng góp về nội dung
cũng như hình thức nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch
sử thơ văn Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn chúng tôi dự kiến gồm ba chương cụ thể:
Chương 1. Những cơ sở lịch sử - văn hóa – xã hội hình thành chủ đề
thế sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chương 2. Hệ thống chủ đề thế sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chương 3. Các biện pháp nghệ thuật thể hiện chủ đề thế sự trong thơ
chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm.

10



CHƢƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ THẾ SỰ
TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm – cuộc đời và sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ hiệu là Bạch Vân
cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, xứ Hải Dương cũ nay thuộc xã
Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông sinh năm Tân Hợi –
1491 (niên hiệu Hồng Đức năm thứ 22, triều vua Lê Thánh Tông) và mất
ngày 28 tháng 11 năm Ất Sửu (17- 1- 1585).
Ông xuất thân trong một gia đình trí thức phong kiến. Thân phụ là
Nguyễn Văn Định, hiệu Cù Xuyên tiên sinh, là một nho sĩ bình dân, thông
minh, hiếu học và thi đỗ Hương cống nhưng không ra làm quan mà chỉ ở nhà
dạy học. Thân mẫu là Nhữ Thị Thục – con gái thượng thư Nhữ Văn Lan,
tương truyền mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất am hiểu kinh sử, lại giỏi văn
chương, tinh thông lí số và có những hoài bão lớn lao. Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã được hưởng thụ môi trường giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại
đều có học vấn uyên thâm và điều này cũng đã góp phần làm nên tài năng và
nhân cách của ông sau này.
Nguyễn Bỉnh Khiêm từ nhỏ vốn nổi tiếng là người thông minh, lại được
sự giáo dục của mẹ nên năm bốn tuổi đã thuộc và hiểu chính văn, kinh truyện.
Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng nổi danh trong
giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất ông vào tận xứ Thanh để tầm
sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới
triều Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra
không được vua Lê cho thi hành, ông đã cáo quan về quê sống đời dạy học.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao
lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương.

11



Môi trường giáo dục của gia đình, của thầy học đối với Nguyễn Bỉnh
Khiêm là rất thuận lợi, đầy đủ và tốt đẹp. Thế nhưng xã hội phong kiến Việt
Nam thế kỉ XVI đã không tạo điều kiện để ông có thể thi thố tài năng và thực
hiện hoài bão của mình. Con đường khoa cử của Nguyễn Bỉnh Khiêm khá
muộn, mãi đến năm bốn mươi tư tuổi (năm 1534) ông mới dự kì thi Hương và
liền năm sau đó thi Hội đỗ Trạng nguyên (khoa Ất Mùi năm 1535, niên hiệu
Đại chính thứ 6 triều Mạc Đăng Doanh). Sau khi đỗ đạt, với khát vọng đem
tài sức để giúp nước, giúp đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhận chức Đông các
hiệu thư, rồi Tả thị lang bộ Hình kiêm Đông các đại học sĩ, cuối cùng được
phong Trình quốc công.
Nhưng hiện thực xã hội dưới triều đình Mạc có lúc đã phũ phàng với bao
niềm hi vọng của ông. Đến khoảng mùa thu năm Nhâm Dần (1542) niên hiệu
Quảng Hòa thứ 2 triều Mạc Phúc Hải, chính sự nhà Mạc đã bắt đầu rối ren, lục
đục do bọn gian thần kéo bè, kết đảng nhũng nhiễu triều chính. Chán ghét cảnh
tranh giành quyền lực và thấy mọi việc không hợp với kì vọng của mình,
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ xin sử chém 18 lộng thần nhưng không được
nhà vua chấp nhận, ông đã cáo quan về quê ở ẩn mở trường dạy học. Như vậy,
cuộc đời làm quan chính thức của ông chỉ kéo dài tám năm. Trở về quê nhà,
Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa tiếp tục công việc “hành đạo” của một nho sĩ khi ông
cùng dân làng và môn sinh dựng Am Bạch vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập
quán Trung Tân, xây cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận
tiện, sửa chữa chùa chiền, mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là
sông Hàn), vì vậy mà các môn sinh tôn ông là Tuyết Giang phu tử.
Ở quê nhà Nguyễn Bỉnh Khiêm sống cuộc đời thanh bạch, giản dị như
một ẩn sĩ, ông những muốn được sống yên hàn nơi cảnh cũ điền viên nhưng
với tài năng và uy vọng của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn được các vương
triều phong kiến đương thời kính nể và trọng thị. Hết nhà Mạc lại Lê, Trịnh,


12


Nguyễn đến tìm ông để hỏi mưu kế đặc biệt là nhà Mạc mỗi khi đất nước có
đại sự các vua thường cho người đến tìm ông để giúp bày mưu tính kế, có khi
ông còn theo quân đi đánh giặc, dẹp các cuộc bạo loạn. Sở dĩ Nguyễn Bỉnh
Khiêm được coi trọng không chỉ ở tài năng, tước vị, mà còn ở tài tiên tri, am
hiểu lẽ biến dịch của nhân sinh, thế cuộc do được thầy học truyền pho Thái ất
thần kinh. Với tài năng, nhân cách của mình đến khi ông mất vua Mạc đã cử
Mạc Kính Điển về viếng tang, vua Mạc còn ban cho mấy chữ “Mạc Trạng
nguyên Tể tướng từ” để treo trước cửa đền. Tất cả đều thể hiện được sự tôn
vinh và ngưỡng mộ với một tài năng, một nhân cách lớn.
Như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống gần như trọn cuộc đời mình ở
thế kỉ XVI một giai đoạn mà xã hội phong kiến Việt Nam xảy ra nhiều biến
động về chính trị, xã hội. Đó là cuộc đời của một nhà văn hóa lớn, một con
người tài năng, nhân cách lớn.
Sự nghiệp thơ văn của ông khá đồ sộ, phong phú gồm cả chữ Hán và
chữ Nôm.
Về chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập theo ông cho biết có khoảng
ngót nghìn bài, nay còn khoảng sáu, bảy trăm bài. Trong lời đề tựa cho tập
thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: “… Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà
ngâm vịnh, hoặc ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú
của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tự thuật, thảy thảy đều ghi lại
thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là
Tập thơ am Bạch Vân”. Bên cạnh đó còn một số bài văn bia như Bi kí quán
Trung Tân, Thạch khánh kí, Tam giáo tượng minh bi…và một số bài văn tế.
Về chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc
công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), với số lượng khoảng 180 bài. Thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiên làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn
nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực


13


hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Ngoài thơ Nôm trong dân gian còn có
lưu hành nhiều câu sấm kí mang tên Trạng Trình thường làm theo thể thơ lục
bát như Trình quốc công sấm kí, Trình tiên sinh quốc ngữ… Như vậy, qua
những văn bản đó có thể khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc đại gia
của nền văn học Việt Nam thời trung đại.
Về nội dung thơ văn, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định
những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ về mặt số lượng mà còn
cả về mặt chất lượng. Như nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh đã đánh giá,
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỉ đầu của nền
văn học viết Việt Nam. Về số lượng mà xét thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là một
nhà quán quân. Tuy nhiên vấn đề không chỉ là số lượng. Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã có một phong cách thơ riêng không lẫn. Ai cũng biết một nguyên tắc thẩm
mỹ quan trọng của thơ thời trung đại là “thơ ngôn chí”, nguyên tắc mà các
nhà nghiên cứu hiện đại thường xem là làm hạn chế tính thẩm mỹ của thơ và
ngay các nhà thơ cổ cũng không phải đều nhất nhất tuân theo. Thế nhưng
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tuân theo một cách “triệt để” và với một cảm hứng
sáng tạo mạnh mẽ. Với ông, đề vịnh, tự sự, tự thuật cũng đều để ngôn chí, và
phong cách riêng của ông cũng được xác định chính từ những vần thơ ngôn
chí ấy. Thơ văn của ông thể hiện sự ưu thời mẫn thế, đậm chất triết lý, giáo
huấn nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp nhận.
Phan Huy Chú cũng có nhận xét về thơ văn Trạng Trình “thanh tao,
tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý thú tự nhiên”.
Nguyễn Huệ Chi có đánh giá “thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu
cho sự khởi đầu của một hình thức tư duy mới trong tiến trình hoàn thiện thơ
ca trung đại Việt Nam. Đó là tư duy thế sự, thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng
là “trữ tình lý trí”. Nó mang hình thức không phải là tư duy cảm tính mà là tư

duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội nên gọi là tư duy thế sự”. Bởi vậy thơ có

14


tính phát hiện, hiện thực rất đáng kể. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn sâu vào các
ngóc ngách của xã hội để thấy bức tranh phức tạp của xã hội mà bức tranh ấy
diễn ra một cách tự nhiên bởi nó là bức tranh xã hội có thực. Vì tư duy thế sự
nên cũng nhìn sâu vào tâm lý con người. Trong khi ở thời trước đó mọi thứ
trong xã hội đều được ước lệ hóa, công thức hóa, được mỹ hóa thành một xã
hội chung chung đâu cũng như nhau.
Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phản ánh nỗi băn khoăn, niềm khát
vọng của cả một tầng lớp nho sĩ đương thời muốn lý giải những biến đổi của
thời cuộc và tìm kiếm phương hướng, vận động cho sự phát triển của xã hội
và cá nhân. Đồng thời thơ văn ông không chỉ tiêu biểu cho tính chất triết lý về
thế sự mà còn mang tầm cao giáo huấn. Nội dung giáo huấn đều hướng đến
một mục đích cao cả đó là dạy đời và khuyên người bằng một cách nói kín
đáo, nhẹ nhàng khiến người đọc dễ cảm, không mất lòng ai, kể cả những
người thuộc vòng than trách.
Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú về đề tài và thể
loại.Thơ chữ Hán được viết theo nhiều thể loại khác nhau từ ngũ ngôn thất
ngôn đến cổ thể hoặc đường luật với dung lượng khác nhau có những bài bốn
câu, tám câu có những bài dài đến cả chục câu thậm chí trăm câu như bài
“Cảm hứng”. Các bài thơ chữ Hán cũng “đã có xuất hiện những môtíp nghệ
thuật mới, những biểu tượng rút ra từ cuộc sống dân tộc, có thể xếp ngang với
các môtíp nghệ thuật vay mượn trong thơ cổ Trung Hoa” [78; 423].
Thơ chữ Nôm với hệ thống đề tài phong phú và hình thức thể hiện đậm
đà tính dân tộc, qua việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo ngôn ngữ dân gian.
Cùng với đó là việc sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn một cách nhuần
nhuyễn, biến hóa hơn.

Tất cả những phương diện trên đã tạo nên giá trị sâu sắc cho thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm làm nên tên tuổi của một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.

15


1.2. Cơ sở lịch sử - văn hóa – xã hội hình thành chủ đề thế sự trong thơ
chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.2.1. Khái niệm chủ đề thế sự
Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì chủ đề là: “Vấn đề cơ bản,
vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác
phẩm văn học” [19; 61].
Như vậy, chủ đề là vấn đề vào loại quan trọng nhất trong hệ thống nội
dung tư tưởng của tác phẩm văn học, nó xác định nội dung chính, nội dung cơ
bản được tác giả tập trung tâm huyết biểu hiện trong tác phẩm. Nó thể hiện
mối quan tâm đặc biệt của người nghệ sĩ vào một phương diện nào đấy trong
đời sống. Bởi vậy qua chủ đề người đọc có thể nhận thức được khả năng thâm
nhập vào đời sống, chiều sâu tư tưởng và cả bản sắc tư duy nghệ thuật của
nhà văn.
Chủ đề là một trong những điều quan trọng nhất tạo nên giá trị độc
đáo và tầm vóc của tác phẩm để khẳng định đóng góp riêng của mỗi người
nghệ sĩ. Có hàng chục thậm chí hàng trăm tác giả viết về đề tài nông dân,
đề tài trí thức nhưng thành công đặc sắc thì lại rất ít. Điều đó hoàn toàn do
chủ đề, tư tưởng của tác phẩm tạo ra. Qua chủ đề, ta có thể hiểu được chiều
sâu, sự độc đáo của con đường tư duy nghệ thuật cũng như sự nhạy cảm
đặc biệt của nhà văn. Do đó, trong nghiên cứu văn học, chủ đề được xem là
một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của tác phẩm. Theo các nhà lý luận
“trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi quan
tâm của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn với
quan niệm thế giới của tác giả” [19; 62].

Thế sự hiểu theo nghĩa chiết tự là “việc đời”. Từ điển tiếng Việt định
nghĩa “thế sự là việc đời. Nói khái quát là bàn chuyện thế sự” nhưng nó
không đơn thuần chỉ là những việc nóng hổi, nổi bật về những lĩnh vực trong

16


đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, chính trị… mà nó còn là những vấn đề
về nhân tình thế thái – những sự thật đời sống điển hình của từng giai đoạn.
Thế sự có thể được biểu đạt, diễn tả thông qua những từ ngữ như thời cuộc,
thời thế, thế thái nhân tình, thực trạng, hiện thực xã hội,… Có thể hiểu một
cách khái quát rằng thế sự vừa là đề tài sáng tác vừa là đối tượng phản ánh.
Văn học thế sự có nghĩa là văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản
ánh cuộc sống đời thường hàng ngày của nhân sinh, thế cuộc, của thế thái
nhân tình, với những điều trông thấy.
Như vậy, chủ đề thế sự là những vấn đề về thời thế, về thực trạng xã
hội, về cuộc sống thường ngày đang diễn ra được phản ánh qua ngòi bút của
mỗi nhà văn.
1.2.2. Chủ đề thế sự trong văn học giai đoạn từ thế kỷ X – thế kỷ XV
Văn học thế sự chưa đồng hành cùng lịch sử văn học dân tộc ngay từ
những chặng đường đầu như chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
nhưng càng về sau càng về sau nó càng phát huy vai trò của mình trong tiến
trình văn học và đạt được những thành tựu rực rỡ, tạo tiền đề phát triển để góp
phần hình thành những khuynh hướng văn học sau này đó là văn học hiện
thực, văn học hiện thực phê phán.
Đến khoảng thế kỷ XIV, nhà nước phong kiến cực thịnh với những bài
ca hào sảng đã ngày càng đi xuống dốc của sự sa đọa, hưởng lạc. Trước cảnh
tượng đổ nát, suy vi của triều Trần, tiếng than bất bình về thời thế đã trở thành
âm điệu chủ đạo trong không ít tác giả. Đó là những bài thơ thiền, bài kệ của
các nhà sư, những vần thơ của các nho sĩ, trí thức đương thời đã phần nào có

nội dung cảm khái thời thế hoặc mô tả hiện thực đương thời gắn với tên tuổi
của Trần Nguyên Đán, Trần Quang Thiều, Nguyễn Phi Khanh, Đặng Dung,
Hồ Tông Thốc,…

17


Bởi xã hội cuối Trần, triều đại mục ruỗng, suy vi. Các nhà trí thức tâm
huyết tiến bộ đã lên án thói vô đạo của bọn quý tộc chủ trương cầm bút ghi
chép lại sự thực. Cho đến khi nhà Hồ lên nắm quyền lãnh đạo đất nước thay
nhà Trần thì đã mắc phải nhiều sai lầm dẫn đến đất nước rơi bị giặc minh xâm
lược, trước hiện thực đó đã xuất hiện những bài thơ thế sự của Lý Tử Cấu,
Nguyễn Thời Trung,.. Đây chính là điều kiện cho sự ra đời của những dòng
thơ thế sự. Tiêu biểu trong giai đoạn này là những sáng tác của Nguyễn Trãi,
ông viết nhiều về thế sự, nhiều chủ đề thế sự đã được đề cập đến trong thơ
văn Nguyễn Trãi. Là một vị quan nặng lòng với dân với nước đứng trước thực
trạng đương thời ông không thể làm gì để thay đổi được cục diện đó bất lực
với thời cuộc nên ông chỉ có thể gửi gắm tâm sự, nỗi lòng của mình vào
những vần thơ thế sự.
Đứng trước cảnh hiện thực nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly lũng đoạn
triều đình, phong trào khởi nghĩa của nông dân nổ ra chống lại triều đình nhà
Trần, thời thế thay đổi chính sự rối ren, nhân dân lao động phải chịu nhiều
cực khổ bởi thiên tai, bởi sự đàn áp bóc lột của quan lại đương thời. Trần
Nguyên Đán một vị quan hưởng bổng lộc của triều đình hết lòng với dân với
nước nhưng ông cũng đành bất lực vì không thể làm được gì để thay đổi thời
cuộc nên ông chỉ biết gửi gắm tâm sự, trăn trở của mình vào những vần thơ:
Niên lai hạ hạn hựu thu lâm,
Hòa cảo niêu hương lại chuyển thâm.
Tam vạn quyển thư vô dụng xứ,
Bạch đầu không phụ ái dân tâm.

(Năm nay mùa hè bị hạn, mùa thu lại bị lụt,
Lúa khô mạ thối, tai hại càng nhiều.
Đọc ba vạn cuốn sách mà thành vô dụng,
Bạc đầu luống phụ lòng thương dân.)
(Nhâm Dần niên lục nguyệt tác)

18


Trần Nguyên Đán thấy hổ thẹn với chức trách một vị quan mà không
thể giúp cho người dân đang phải hứng chịu cảnh thiên tai lụt lội mất mùa.
Ông tự thấy mình là kẻ vô dụng, đọc sách thánh hiền, làm phụ mẫu của dân
mà lại phụ lòng người dân. Đây có thể coi là những vần thơ hiếm gặp trong
giai đoạn đương thời bởi những bậc làm quan ít ai dám ghi chép lại hiện thực
cuộc sống đang diễn ra.
Là một con người có tấm lòng ưu thời mẫn thế, luôn đau đáu nỗi niềm
lo cho dân cho nước có lúc Trần Nguyên Đán còn nghĩ rằng khỏe mạnh mà
không giúp được việc nước thì thà mang bệnh còn thấy đỡ day dứt hơn:
Mục tiền tận thị quan tâm sự,
Bệnh dũ bất nhu do bệnh thì.
(Trước mắt toàn là những việc phải quan tâm
Bệnh khỏi không bằng khi còn bệnh.)
(Bất mị)
Thơ Trần Nguyên Đán là tiếng lòng của một người yêu nước thương
dân. Ông thông cảm với nỗi khổ của dân đau cùng với nỗi đau của dân và cảm
thấy bất lực xót xa khi mình không thể giúp người dân thoát khỏi cảnh ngộ
đó. Qua những vần thơ đó chúng ta thấy được một con người đầy trách nhiệm
với đời dù khi làm quan hay khi ở ẩn vẫn luôn khắc khoải nỗi nềm lo đời
nhưng không có cứu được đời.
Bạch nhật thăng thiên dị,

Trí quân Nghiêu Thuấn nan.
Trần ai lục thập tải,
Hồi thủ quý hoàng quan.
(Ban ngày bay lên trời còn dễ,
Giúp vua để vua được như Nghiêu, Thuấn mới khó.
Sáu mươi năm sống trong cõi trần,
Nghoảnh lại luống thẹn với người đội mũ vàng.)
(Đề Huyền Thiên quán)

19


Cũng có tâm sự như Trần Nguyên Đán muốn đem tài năng để giúp dân,
giúp nước nhưng lại không được trọng dụng nên trong những vần thơ của
Nguyễn Phi Khanh vẫn luôn mang nặng nỗi niềm cảm thán thời thế. Sống
trong giai đoạn triều Trần đã bước vào thế suy vong, Nguyễn Phi Khanh là
người chứng kiến một thời cuộc điên đảo, rối ren, nhiều éo le oan trái nên thơ
ông là những vần thơ “tâm sự”, thế sự muốn được cứu đời, cứu dân nhưng lại
khó thực hiện được:
Vạn sự bội nhân tiêu tiệm vĩnh,
Trữ sầu khi ngọa sổ tàn canh.
(Bao chuyện đều trái với ý người, đêm dài thêm mãi,
Chất chứa mối sầu nằm trằn trọc đến canh tàn!)
(Thu trung bệnh)
Tư thế và tâm trạng của Phi Khanh trước thế sự cuộc đời:
Ngưng trữ bách niên thành nhất khái,
Hoàng hôn tiểu lập tự nga thi.
(Đứng lặng suy nghĩ, cảm khái việc trăm năm,
Hoàng hôn rồi, đứng lại chốc lát một mình ngâm thơ.)
(Bạc Nguyễn gia lăng)

Bên cạnh những vần thơ giãi bày nỗi buồn tâm thế, Nguyễn Phi Khanh
còn dành nhiều vần thơ viết về người dân lao động:
Ruộng nương nghìn dặm đỏ như lửa cháy,
Đồng quê than vãn không biết trông cậy vào đâu.
Núi sông của thần đất khô nứt nẻ,
Mưa móc của trời còn xa lắc
Lưỡi tham quan lại vơ vét cạn kiệt…
(Thôn cư cảm sự ký trình Băng Hồ tướng công )

20


Những dòng thơ trên đã cho thấy được hiện thực cuộc sống của nhân
dân thật đáng xót thương, hình ảnh những cánh đồng lúa hạn hán có sức tố
cáo mạnh mẽ. Những người là cha mẹ của dân không cùng đồng lòng giúp đỡ
những người dân gặp hoạn nạn mà lại còn ra sức vơ vét, bóc lột của dân để
mưu lợi cho bản thân mình, thơ thế sự của Nguyễn Phi Khanh có sức phê
phán, tố cáo hết sức mãnh liệt.
Với những vần thơ khi thì giãi bày tâm trạng, khi thì miêu tả thời cuộc,
nhân tình thế thái hay chỉ là những cảm hứng, tâm sự đã cho chúng ta thấy
được Nguyễn Phi Khanh là một con người có tài năng, có nhân cách nhưng
lại sinh bất phùng thời cho nên đành dùng văn chương để thể hiện hoài bão,
nhân cách, tâm hồn mình.
Ở giai đoạn thế kỷ XV, một trong những nhà thơ có đóng góp lớn lao cho
sự nghiệp văn học dân tộc mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là Nguyễn
Trãi. Dù sáng tác của Nguyễn Trãi chỉ là những vần thơ thế sự viết về cuộc sống
thường ngày hay những vần thơ cảm hứng, tức sự, tự thuật để bày tỏ cảm xúc,
tâm trạng, tỏ chí cũng đã góp phần tạo nên những vần thơ viết về chủ đề thế sự.
Nguyễn Trãi tuy đã lui về ở ẩn nhưng trong ông luôn vương vấn một
tình yêu bao la đối với dân với nước. Người anh hùng luôn cố gắng xây dựng,

cải tạo xã hội nhưng thấy mình bất lực, thấy mọi cố gắng của mình như giọt
nước đổ biển cả, như giấc mộng mà thôi:
Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư,
Giác lai vạn sự tổng thành hư.
Như kim chỉ ái sơn trung trú,
Kết ốc hoa biên độc cựu thư.
(Đời người là cái thừa của giấc mộng kê vàng,
Tỉnh lại muôn việc đều thành không cả.
Như nay ta chỉ thích ở trong núi,
Làm nhà bên hoa mà đọc sách xưa).
(Ngẫu thành)

21


Câu thơ chứa đựng một tâm sự chán nản, buồn đau của người anh hùng
Nguyễn Trãi khi thấy đất nước không được như mình mong muốn: “Vua
Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”. Quá thất vọng trước thực tại, ông thấy
cuộc đời như cái thừa của giấc mộng, mọi việc đều thành không. Việc thích ở
trong núi, thích làm nhà bên hoa mà đọc sách của ông phải chăng là sự lẩn
tránh cuộc đời, lẩn tránh một thực tại đáng buồn mà ông không cách nào thay
đổi, không cách nào cứu vãn?
Nhưng sau chiến tranh, chế độ mà Nguyễn Trãi đã góp phần gây dựng
lên lại không có chỗ dung thân cho một người như ông. Ông không có cơ hội
để thực thi chí hướng của mình. Thời bình mà lòng người như loạn lạc, các
quan chia bè chia phái, người cương trực thì ít mà kẻ xiểm nịnh thì nhiều,
gian thần lộng hành, thắng thế. Trong Tự thuật (bài 9) ông đau xót thốt lên:
“Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng - Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi”.
Không gian rộng lớn, cao đẹp đúng ra là nơi chim phượng tung cánh bay lượn
thì lại chỉ thấy có diều hâu mà thôi. Mặt đất bao la, tươi tốt thì lại không làm

cho hoa đẹp mãi, tươi mãi được mà nó là chỗ cho cỏ xanh um. Hai câu thơ
vang lên đầy mỉa mai đau xót về thực trạng đáng buồn của xã hội. Cái xấu,
cái ác, cái bất nhân thì luôn chiếm thế thượng phong, còn cái đẹp, cái thiện thì
lại ngắn ngủi, mong manh quá.
Trước thời cuộc đương thời Nguyễn Trãi cũng đã viết những vần thơ
thể hiện những suy tư trăn trở của ông trước cuộc đời
Nhãn trung phù thế tổng phù vân,
Oa giác kinh khan nhật Tấn Tần.
Thiên hoặc táng tư tri hữu mệnh,
Bang như hữu đạo diệc tu bần.
Trần Bình tự tín năng vi tể,
Đỗ Phủ thùy liên dĩ ngộ thân.

22


×