Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội đến hành vi bán dâm ở gái mại dâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.31 KB, 27 trang )

Header Page 1 of 137.

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG HẢI BẮC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG
THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TỪ KHI VIỆT
NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62.31.01.06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017

Footer Page 1 of 137.

i


Header Page 2 of 137.

LUẬN ÁN ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Bùi Tất Thắng
2. PGS. TS. Đỗ Hương Lan



Phản biện 1: GS.TS. Đặng Thị Loan
Phản biện 2: PGS.TS. An Như Hải
Phản biện 3: PGS.TS. Hồng Thị Thanh Nhàn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại ...................................................................................................
Vào hồ….giờ…phút, ngày……tháng…….năm…..…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
Footer Page 2 of 137.

ii


Header Page 3 of 137.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 10 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều mảng
màu sáng và những khoảng tối rất khác nhau trong bức tranh phát triển kinh tế
dưới tác động của tiến trình toàn cầu hóa. Bài học hội nhập kinh tế là rất bổ ích,
vì hiện nay Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất
khẩu, với những mặt hàng sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên.
EU là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế thế giới, là thị trường lớn với 28
quốc gia thành viên, có dân số trên 500 triệu người. Việt Nam – EU luôn nỗ lực
để thúc đẩy quan hệ song phương lên những tầm cao mới việc kết thúc đàm
phán hiệp định FTA và EU luôn là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam

và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Riêng về mặt hàng thủy sản, Việt Nam được đánh giá là một trong 20
nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn nhất thế giới, đứng thứ 4 về sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Ngành thủy sản Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới, khoảng 10% sản
lượng cá của thế giới và là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên, EU là một thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao nên thời gian
gần đây việc xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường này có nhiều biến động. Vì
vậy, để duy trì thị phần và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
cần phải nhận biết thật đầy đủ để hiểu EU là một thị trường có tính bảo hộ rất
cao với hàng rào phi thuế quan rất nghiêm ngặt với những qui định chặt chẽ.
Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức tại thị trường EU, yêu cầu cấp
bách hiện nay là phải nâng cao năng lực tranh của các mặt hàng xuất khẩu sang
EU, trong đó có mặt hàng thủy sản. Do vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể
thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên thị trường EU là cấp
thiết. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU từ khi
Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới” làm chủ đề nghiên cứu cho
luận án tiến sĩ của mình.

Footer Page 3 of 137.

1


Header Page 4 of 137.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản, đồng thời nhận diện năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản Việt Nam tại EU, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu; Hệ
thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; Nhận diện
năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU trong
giai đoạn 2007 đến nay, làm rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân;
Phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản trên thị trường EU và rút ra bài học; Đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng thủy sản của
Việt Nam trên thị trường EU.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của mặt hàng
thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi EU – 28
Thời gian: Từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) đến nay
Nội dung: Các vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản Việt Nam tại EU; Đưa ra các giải pháp kinh tế (không đề cập đến
giải pháp kỹ thuật). Việc nghiên cứu ở cấp độ mặt hàng là chủ yếu.
4. Phương pháp luận và nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so
sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia.
Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp là chủ yếu, được thu thập từ các nguồn:
EUROSTAT; WTO; Trung tâm Thương mại quốc tế; Trung tâm Thông tin
PTNNNT… Ngoài ra, luận án còn tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.


Footer Page 4 of 137.

2


Header Page 5 of 137.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Giải quyết một cách trực tiếp những vấn đề lý luận về năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Luận giải thực trạng năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2007 –
2015. Đưa ra quan điểm đề xuất giải pháp là việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU là một quá trình tổng thể,
đòi hỏi sự kết hợp, tương tác của nhiều khâu, nhiều thành phần trong một chuỗi
giá trị xuất khẩu sang EU. Đề xuất một hệ thống giải pháp gồm nhóm giải pháp
chung và nhóm giải pháp cho ba mặt hàng chủ lực, tôm, cá tra, cá ngừ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận để làm
rõ bản chất năng lực cạnh tranh sản phẩm, các quan điểm phân tích năng lực
cạnh tranh sản phẩm. Đồng thời chỉ rõ đặc điểm; tiêu chí đánh giá làm cơ sở
đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận án đưa ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh
tranh mặt hàng thủy sản của các nước và rút ra những kết quả nổi bật. Luận án
cũng đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với mặt thủy sản Việt Nam, điều này có
ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo tin cậy.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến năng lực
cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh
của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản Việt Nam
trên thị trường EU sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy
sản Việt Nam trên thị trường EU

Footer Page 5 of 137.

3


Header Page 6 of 137.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG THỦY SẢN
VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về kinh tế quốc
tế và năng lực cạnh tranh như là “Giáo trình Kinh tế học Quốc tế”của Từ Thúy
Anh, “Các cơ sở lý luận về học thuyết ngoại thương và sự vận dụng trong chiến
lược phát triển ngoại thương của Việt Nam”của Ngô Doãn Vịnh, “Vận dụng lợi
thế so sánh để khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập Quốc tế” của Nguyễn Đức Nam; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” của
Nguyễn Hữu Thắng. Các nghiên cứu này đã cung cấp những kiến thức căn bản

về cách thức tiếp cận cùng những lý luận kinh tế quốc tế, khái lược tiến trình
phát triển lý thuyết cạnh tranh, năng lực cạnh tranh.
Một số công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt
Nam như: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Việt Nam đến năm 2020”, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến
thủy sản Việt Nam”, của Bùi Đức Tuân, Báo cáo nghiên cứu “Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành: May mặc, Thủy sản, Điện tử
ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. với nghiên
cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều
kiện gia nhập WTO”của Võ Thị Hồng Lan. Các công trình này đã cung cấp
nhiều mô hình nghiên cứu, thực trạng, giải pháp liên quan đến chủ đề năng lực
cạnh tranh của thủy sản.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang EU như: “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu
Âu” của NXB Công thương, Báo cáo nghiên cứu: “Thị trường thủy sản EU và
những khuynh hướng” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông
nghiệp nông thôn, “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh
châu Âu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Lê Minh Tâm. “Hệ thống

Footer Page 6 of 137.

4


Header Page 7 of 137.

giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm
2020” của Nguyễn Xuân Minh.
1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về năng lực cạnh

tranh, phải nói đến Michael E. Porter, nổi bật với 3 tác phẩm “Chiến lược cạnh
tranh” “Lợi thế cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”. Porter đã cung cấp
một khung lý thuyết để phân tích về năng lực cạnh tranh. Ngoài Porter, còn một
số tác giả khác cũng đề cập đến năng lực cạnh tranh. H Chang Moon, Alan M
Rugman và Alain Verbeke viết cuốn “The generalized double diamond
approach to international competitiveness”. Cristina Simón và Gayle Allard viết
“Competitiveness and the employment relationship in Europe: Is there a global
missing link in HRM?”.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thị trường thủy sản EU: “EU
Import Conditions for Seafood and Other Fishery Products” được xuất bản năm
2008 bởi Tổng giám đốc điều hành các vấn đề về sức khỏe và người tiêu dùng
thuộc Ủy ban châu Âu, Nghiên cứu “EU Market Access: Conditions and
Challenges for ACP Countries” của tác giả Campling L và Dugal M, Nghiên
cứu “ Cá tra bền vững – tiềm năng thị trường tại EU” của tác giả Carson Roper
được phát hành năm 2013.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thủy sản Việt Nam như: “The
Việt Namese seafood sector A value chain analysis”, Nghiên cứu của đồng tác
giả Arie Pieter van Duijn, Rik Beukers and Willem van der Pijl “The Fisheries
Sector in Việt Nam: A Strategic Economic Analysis” của Đại sứ quán Đan
Mạch ở Việt Nam. Nghiên cứu của nhóm tác giả “Governance of Global Value
Chains in Response to Food Safety and Certification Standards: The Case of
Shrimp from Việt Nam” của Conner Bailey, Norbert Wilson và Michael
Phillips.
Tóm lại, Nghiên cứu sinh cho rằng cho đến nay chưa có công trình nào
phân tích một cách cụ thể, chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn về năng lực
cạnh tranh mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU. Có thể kết luận, đề tài “Nâng
cao năng lực của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU từ khi Việt
Nam gia nhập WTO” là đề tài mới.

Footer Page 7 of 137.


5


Header Page 8 of 137.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA MẶT HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
2.1. Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản
xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm và phân loại mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Khái niệm thủy sản: Mặc dù có sự khác nhau về cách thức giải thích, như
có thể hiểu thủy sản là những thứ có giá trị kinh tế và được khai thác, nuôi
trồng và thu hoạch từ dưới nước như cá, tôm, hải sâm…
Phân loại thủy sản: Thủy sản có thể được phân loại theo nhiều cách khác
nhau, theo những tiêu chí khác nhau như: (i) Phân loại thủy sản dựa theo đặc
điểm cấu tạo loài, môi trường sống và khí hậu; (ii) Phân loại theo môi trường
(iii) Thủy sản còn được phân loại là thủy sản tự nhiên hay thủy sản nuôi trồng.
Mặt hàng thủy sản: Mặt hàng thủy sản hay sản phẩm thủy sản là sản
phẩm của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng thủy sản, sản phẩm
thủy sản được hình thành nên từ các nguyên liệu thủy sản khác nhau như cá,
tôm, của, mực, trai, ốc...
Mặt hàng thủy sản xuất khẩu: Hàng thủy sản được sản xuất ra không bán
cho thị trường nội địa mà xuất khẩu phục vụ nhu cầu của thị trường nước ngoài
được gọi là hàng thủy sản xuất khẩu
Phân loại thủy sản xuất khẩu: Trong luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng
các cách phân loại sau: Theo hệ thống HS; Theo đặc điểm cấu tạo loài như tôm,
cá tra, cá ngừ... và kết hợp của nhiều cách như tôm nguyên liệu, tôm chế biến,
cá tra phi lê, cá ngừ phi lê, cá ngừ đóng hộp...
Đặc điểm mặt hàng thủy sản xuất khẩu: (i) Đối tượng sản xuất của mặt

hàng thủy sản xuất khẩu là sinh vật nên phải tuân theo các quy luật sinh học và
quy luật tự nhiện làm cho chúng có tính biến động và rủi ro cao; (ii) sản phẩm
thủy sản xuất khẩu có đặc trưng tiêu biểu là dễ hư hỏng và sự thay đổi chất
lượng, phẩm cấp sản phẩm khi chuyển dịch trên chuỗi cung ứng, nên mỗi sản
phẩm khác nhau yêu cầu cách thức bảo quản khác nhau; (iii) chất lượng của
mặt hàng thủy sản xuất khẩu tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu
dùng.

Footer Page 8 of 137.

6


Header Page 9 of 137.

2.1.2. Một số khái niệm về cạnh tranh và năng lực canh tranh của mặt hàng
thủy sản xuất khẩu
Cạnh tranh: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế
nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ
hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để
thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác các nguồn
lực, lợi thế nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường
và tạo ra cơ hội thu nhập cao hơn và bền vững cho chủ thể cạnh tranh.
Các cấp năng lực cạnh tranh: Cạnh tranh được nghiên cứu dưới các cấp
độ khác nhau như cạnh tranh ở cấp quốc gia, cạnh tranh ở cấp ngành, doanh
nghiệp và cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh của măt hàng thủy sản xuất khẩu: Năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu là khả năng duy trì và cải thiện vị trí
cạnh tranh của mặt hàng thủy sản trong hiện tại và tương lai so với các đối

thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, nhằm thu lợi ích tối đa
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất
khẩu
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy năng lực cạnh tranh sản phẩm thường
được nhận biết qua: (i) Đánh giá trực tiếp từ thị trường thông qua các tiêu chí
như tăng trưởng doanh thu, thị phần; (ii) Đánh giá trực tiếp trên sản phẩm thông
qua các tiêu chí như chất lượng, giá cả, tiện ích, mẫu mã…; (iii) Đánh giá từ ý
kiến của khách hàng.
Trong nghiên cứu này sử dụng bốn chỉ tiêu cơ bản sau đây để đánh giá
năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu: (i) chất lượng mặt hàng
thủy sản xuất khẩu; (ii) giá xuất khẩu của mặt hàng thủy sản; (iii) khả năng tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủy sản; (iv) thị phần xuất khẩu của
mặt hàng thủy sản.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy
sản xuất khẩu
2.2.1. Các nhân tố thuộc nước xuất khẩu
Các điều kiện về yếu tố sản xuất: (i) Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản;

Footer Page 9 of 137.

7


Header Page 10 of 137.

(ii) nguồn nhân lực cho ngành thủy sản thể hiện qua số lượng, kỹ năng, trình độ
và đạo đức nghề nghiệp; (iii) công nghệ thủy sản như công nghệ trong nuôi
trồng, công nghệ đánh bắt, công nghệ, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công
nghệ chế biến.
Các điều kiện về cầu trong nước: Thị trường trong nước cạnh tranh chính

là môi trường nuôi dưỡng doanh nghiệp, môi trường để các doanh nghiệp trong
nước cọ xát, từ đó nhận ra được những điểm yếu của chính mình, và từ đó xây
dựng các năng lực riêng biệt cần thiết cho quá trình cạnh tranh không chỉ trên
thị trường trong nước mà cả thị trường thế giới.
Các ngành hỗ trợ và liên quan: Các ngành hỗ trợ và liên quan cho mặt
hàng thủy sản xuất khẩu phải kể đến: Hậu cần nghề cá bào gồm hệ thống thủy
lợi, cảng cá, các cơ sản xuất tầu thuyền, ngư cụ, hệ thống kho lạnh…; các hiệp
hội thủy sản; Hệ thống ngân hàng cung cấp tài chính cho ngành thủy sản; các tổ
chức đào tạo, nghiên cứu về thủy sản…
Chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh trong nước: Chiến
lược, cấu trúc và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh
sản phẩm thủy sản xuất khẩu được đánh giá theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Theo chiều ngang, đó là cấu trúc và cạnh tranh trong khâu khai thác, trong nuôi
trông, trong chế biến và xuất khẩu thủy sản. Theo chiều dọc đó là sự cạnh tranh
và liên kết giữa các khâu nuôi trông đánh bắt với chế biến xuất khẩu.
Vai trò của chính phủ: Vai trò của chính phủ đối với mặt hàng thủy sản
xuất khẩu được thể hiện qua các nội dung như: Sự hỗ trợ của chính phủ đối với
lĩnh vực thủy sản; đưa ra các quy định đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu và
kiểm soát việc thực hiện của các doanh nghiệp; thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc
tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu như tham gia vào các tổ chức, các cộng
đồng kinh tế, ký kết các hiệp định thương mại…
2.2.2. Các nhân tố thuộc thị trường nhập khẩu
Nhu cầu của thị trường nhập khẩu: Với sản phẩm thủy sản, nhu cầu tại
thị trường nhập khẩu được xác định thông qua hai nhu cầu cơ bản: (i) Nhu cầu
tiêu dùng thủy sản nội địa phụ thuộc vào quy mô dân số và khối lượng tiêu
dùng bình quân; (ii) nhu cầu phục vụ xuất khẩu.
Cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu: Trong lĩnh vực thủy sản, các sản

Footer Page 10 of 137.


8


Header Page 11 of 137.

phẩm thủy sản xuất khẩu không những phải cạnh tranh với nhau mà chúng còn
phải cạnh tranh với các sản phẩm thủy sản nội địa
Các rào cản thương mại của thị trường nhập khẩu: Các quốc gia nhập
khẩu thủy sản thường xây dựng các rào cản thương mại sau: Các rào cản về quy
trình và thủ tục nhập khẩu thủy sản; Các rào cản về kiểm tra, kiểm soát nhập
khẩu thủy sản của các cơ quan quản lý; Các rào cản về thuế; Các rào cản về vệ
sinh an toàn thực phẩm, bao gói nhãn mác thủy sản nhập khẩu; Các rào cản liên
quan đến xuất xứ, nguồn gốc thủy sản xuất khẩu; Các rào cản quy định về môi
trường.
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh mặt
hàng thủy sản trên thị trường EU
Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, tác giả nhận
thấy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên
thị trường EU cần phải có một giải pháp tổng thể và đồng bộ. Các giải pháp đặt
ra phải chú trọng ngay từ các khâu đánh bắt, nuôi trồng, chọn giống, kiểm soát
vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện sản xuất, dịch vụ hậu cần, phát triển đi đôi
với bảo vệ môi trường. Ngành thủy sản Việt Nam cần phải có một chiến lược
phát triển chung để tạo ra sự phát triển mang tính bền vững, ổn định và xây
dựng một ngành sản xuất mang lại những sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Footer Page 11 of 137.

9



Header Page 12 of 137.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT
HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU SAU KHI
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
3.1. Xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
3.1.1. Khái quát về nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trên thế
giới. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trên 50% tổng sản lượng của Việt
Nam xuất phát từ nuôi trồng thủy sản. Năm 2014, sản xuất được 3,413 triệu tấn,
tăng 6,1% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn (2007 2014) là trên 8,6%/năm. Nuôi trồng thủy sản nội địa luôn chiếm gần 90% tổng
sản lượng nuôi trồng.
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi
nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với
sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc
xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời
sống cho cộng đồng dân cư.
3.1.2. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản: Theo số liệu từ ITC, giai đoạn (2007 –
2015), kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam không ngừng tăng nhanh, trung
bình 11,5%/năm. Năm 2007, với kim ngạch xuất khẩu 2,7 tỷ euro Việt Nam
xếp thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đến năm 2015, Việt Nam vươn lên
vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Na Uy với kim ngạch trên 5,2 tỷ Euro.
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu: Xuất khẩu thủy sản tập trung ở ba
sản phẩm: sản phẩm từ tôm, từ cá tra, từ cá ngừ. Năm 2015, kim ngạch xuất
khẩu tôm chiếm 44,2% tổng kim ngạch, cá tra là 23,4, cá ngừ là 6,8%.
Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: Năm 2015, Việt Nam đã
xuất khẩu thủy sản sang 164 thị trường trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

3.1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2007 -2015
EU đứng thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam,

Footer Page 12 of 137.

10


Header Page 13 of 137.

chiếm 18,4 kim ngạch xuất khẩu thủy sản, 18,6% kim ngạch xuất khẩu tôm,
18,2% kim ngạch xuất khẩu cá tra, 21,4% kim ngạch xuất khẩu cá ngừ, 14,3%
mực và bạch tuộc của Việt Nam.
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu: Ba mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ là
các mặt hàng chủ lực. Tỷ trọng ba mặt hàng trên trong tổng kim ngạch luôn
chiếm trên 70%, năm 2015 chiếm 76%.
Cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào EU theo từng nước thành viên: Các quốc
gia Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Italia,, Tây Ba Nha luôn nằm trong nhóm những
quốc gia nhập khẩu nhiều nhất thủy sản của Việt Nam. Năm 2015, sáu quốc gia
này chiếm trên 77% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU,
đứng đầu là Anh, tiếp theo là Pháp, Hà Lan.
Phương thức xuất khẩu: Trước đây, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang
EU chủ yếu qua trung gian môi giới và các trung tâm tái xuất như Singapo,
Hồng Kông. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp sang EU. Tuy nhiên,
các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ký kết hợp đồng bán hàng cho các
nhà thương mại, từ đó thủy sản mới được cung cấp cho các nhà chế biến và hệ
thống bán lẻ của EU.
3.2. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường
EU giai đoạn 2007 - 2015

3.2.1. Chất lượng mặt hàng thủy sản
Để đánh giá chất lượng của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, luận
án đánh giá gián tiếp thông qua hai nhân tố: (i) Số lượng các doanh nghiệp đủ
điều kiện xuất khẩu thủy sản vào EU, các chứng nhận quản lý chất lượng mà
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt được; (ii) Mức độ đáp ứng
của thủy sản Việt Nam đối với các yêu cầu của EU được thể hiện qua các cảnh
báo của EU về các lô hàng thủy sản của Việt Nam.
Số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU tăng nhanh, năm
2005 là 245 doanh nghiêp đến năm 2015 là 477 doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam trong những năm qua đã chủ động xây dựng các
chứng nhận chất lượng như GLOBAL GAP, HACCP, BRC, IFS, ISO 22000...
Mặc dù số lượng các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất
khẩu vào EU và các chứng nhận chất lượng mà các doanh nghiệp này có được

Footer Page 13 of 137.

11


Header Page 14 of 137.

không ngừng tăng lên, nhưng số lượng cảnh bảo của hệ thống cảnh báo nhanh
về thực phẩm và thức ăn (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực
phẩm-Ủy ban Châu Âu (EC) đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam thì có chiều hướng ngày càng gia tăng.
100
80
60
40
20

0
2007
16

2008
8

2009
17

2010
26

2011
22

2012
14

2013
16

2014
30

2015
18

Từ chối biên giới


0

18

45

23

29

17

30

55

19

Báo động

6

5

6

4

2


7

6

14

6

Thông tin chú ý

Nguồn: RASFF Portal và tính toán của tác giả
Hình 3.1. Số lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU bị cảnh
báo
3.2.2. Giá xuất khẩu của mặt hàng thủy sản
Mức giá trung bình của mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU
tăng hàng năm (trừ năm 2008 và 2009). Nếu tính trung bình cả giai đoạn thì tốc
độ tăng trường giá là 7%/năm. Mức giá của thủy sản Việt Nam thấp hơn mức
giá của Ấn Độ, Thái Lan và thế giới xuất khẩu vào EU. Với Trung Quốc, từ
năm 2007 đến 2012, mức giá thủy sản của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc khi
xuất vào EU, nhưng 3 năm gần đầy (2013 – 2015), thì ngược lại, giá của Việt
Nam cao hơn của Trung Quốc.
Bảng 3.1. Giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng thủy sản của một số
quốc gia sang EU
Đơn vị tính: Euro/kg
Quốc gia
Trung Quốc
Việt Nam
Thế Giới
Thái Lan
Ấn Độ


Năm
2007
2,63
2,51
3,11
2,80
3,35

Năm
2008
2,65
2,31
3,16
3,05
3,09

Năm
2009
2,67
2,29
2,98
3,04
2,96

Năm
2010
2,82
2,42
3,33

3,57
3,28

Năm
2011
3,02
2,78
3,58
4,00
3,80

Năm
2012
3,19
2,99
3,64
4,73
4,19

Năm
2013
2,82
2,89
3,81
4,66
4,09

Nguồn: Eurostat, tháng 9/2016 và tính toán của tác giả

Footer Page 14 of 137.


12

Năm
2014
2,87
3,26
3,91
4,40
4,79

Năm
2015
3,24
3,92
4,20
4,31
5,10


Header Page 15 of 137.

3.2.3. Khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủy sản
Tính trung bình giai đoạn (2007- 2015), kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang EU tăng 5,92%/ năm, cao hơn mức tăng trưởng của Thái
Lan, Trung Quốc và thế giới, nhưng thấp hơn Ấn Độ. Tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam không đồng đều và sự biến đổi cũng khác nhiều
so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của EU.
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của của một
số quốc gia sang EU

Đơn vị:%
Quốc gia
Ấn Độ
Việt Nam
Thế Giới
Trung Quốc
Thái Lan

Năm
2008
-6,25
18,09
0,38
3,96
9,99

Năm
2009
1,46
1,34
-6,19
2,02
6,23

Năm Năm
2010 2011
13,75 14,70
9,60 7,95
12,59 8,41
17,56 11,36

8,83 10,57

Năm
2012
1,19
-8,85
0,63
-5,73
-8,56

Năm Năm
2013
2014
1,64
37,61
-6,64 14,84
3,31
6,58
-7,46
0,42
-10,67 -12,53

Năm
2015
4,72
11,06
6,44
6,59
-25,75


Giai đoạn
(2007 -2015)
8,60
5,92
4,02
3,59
-2,74

Nguồn: Eurostat, tháng 9/2016 và tính toán của tác giả
3.2.4. Thị phần xuất khẩu của mặt hàng thủy sản
Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU có thể
chia thành 2 gia đoạn, giai đoạn 2007 – 2013 thị phần của Việt Nam được duy
trì, và có thị phần thấp nhất trong bốn quốc gia.
Đơn vị:%
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Trung Quốc

7,55

7,82

8,51

8,88

9,13

8,55

7,66


7,22

7,23

Việt Nam

3,04

2,84

3,07

3,11

3,29

3,3

3,25

4,2

4,13

Ấn Độ

3,92

4,29


4,86

4,7

4,79

4,36

3,77

3,09

2,16

Thái Lan

4,01

4,71

5,09

4,96

4,94

4,47

4,04


4,35

4,54

Nguồn: Eurostat, tháng 9/2016 và tính toán của tác giả
Hình 3.2. Thị phần kim ngạch xuất khẩu thủy sản của một số quốc gia sang EU

Footer Page 15 of 137.

13


Header Page 16 of 137.

Năm 2014 -2015, Việt Nam có sự bứt phá về thị phần trong khi ba quốc
gia còn lại suy giảm. Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và tiến sát Thái Lan.
3.2.5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản Việt Nam
trên thị trường EU
Qua phân tích có thể khẳng định rằng năng lực cạnh tranh của sản phẩm
thủy sản Việt Nam đang từng bước khẳng định trên thị trường EU những chưa
thực sự bền vững.
Thị phần và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, phạm vi bao phủ thị
trường EU ngày càng mở rộng. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU đang dần mạnh lên.
Tuy nhiên, cón nhiều dấu hiệu thể hiện nguy cơ về tính không bền vững
của năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản, được thể hiện rõ nét khi
nghiên cứu về chất lượng sản phẩm và mức giá xuất khẩu.
Chất lượng của mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU thấp và
nhiều khi không kiểm soát được. Giá xuất khẩu thuỷ sản không cao, mức tăng
giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và mặt bằng chung. Điều đó là dấu hiệu cho

thấy sức cạnh tranh của các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam chưa vững chắc. Các
mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá khi cạnh
tranh trên thị trường EU, một xu hướng được đánh giá là không có lợi cho mặt
hàng thủy sản của Việt Nam.
Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn chủ yếu
tập trung vào một số mặt hàng đông lạnh và sơ chế. Những mặt hàng này có
hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chủng loại sản phẩm lại ít có sự đổi mới,
dẫn đến sức ép cạnh tranh ngày càng tăng cao. Cũng vì lý do này, mà các mặt
hàng thuỷ sản Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát ra khỏi áp lực cạnh tranh về
giá, vốn không phải là thế mạnh lâu dài của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam.
Thực tế trên cho thấy, năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản Việt
Nam trên thị trường EU hiện nay vẫn đang được xây dựng theo chiều rộng
trên cơ sở khai thác những nguồn lợi thế cạnh tranh truyền thống. Những lợi
thế cạnh tranh đó là những ưu đãi về nguồn lợi tự nhiên, nguồn lực về lao
động dồi dào giá rẻ và sự hỗ trợ của chính phủ. Những lợi thế này, theo xu
thế sẽ suy giảm và điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực

Footer Page 16 of 137.

14


Header Page 17 of 137.

cạnh tranh lâu dài của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
3.3.1. Các nhân tố trong nước
Các điều kiện về yếu tố sản xuất sản phẩm thủy sản: Mặt hàng thủy sản
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về yếu tố sản xuất, đó là tiềm năng lớn về diện

tích và điều kiện nuôi trồng thủy sản, tiềm năng về ngư trường cũng như sự đa
dạng của các loài hải sản. Lực lượng lao động dồi dào nhưng hạn chế về trình
độ tay nghề, yếu về tác phong. Công nghệ sản xuất thủy sản còn rất hạn chế.
Các ngành hỗ trợ và liên quan: Các ngành hỗ trợ và liện quan phát triển
nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản xuất giống chưa đáp ứng
được yêu cầu của người nuôi cả về số lượng và chất lượng. Thức ăn cho nuôi
trồng cao và chủ yếu cho các công ty nước ngoài cung cấp. Thuốc và hóa chất
kể cả chất cấm dùng trong thủy sản còn buông lỏng quản lý, điều này gây ra
nhiều vấn đề nghiêm trọng khi xuất khẩu thủy sản sang EU. Hậu cần nghề cá
đầu tư lớn những chưa đáp ứng được yêu cầu do công tác quy hoạch, cơ chế
xin cho. Các hiệp hội thủy sản thì nhiều và đa dạng những hoạt động thì mờ
nhạt. Các ngân hàng thì đóng vai trò quan trọng trong cung cấp vốn nhưng vẫn
chưa đủ để các doanh nghiệp và ngư dân trang trải chi phí. Các trường đại học,
viện nghiên cứu chưa có sự gắn kết cao với doanh nghiệp thủy sản.
Chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh trong nước. Trong nuôi
trồng và khai thác thủy sản các doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân phát triển
nhanh, nhưng tư duy sản xuất manh mún thiếu định hướng dẫn đến cường độ
cạnh tranh lớn và suy giảm nguồn lợi thủy sản. Các doanh nghiệp trong lĩnh
vực chế biến xuất khẩu thủy sản nhìn chung đã có nhiều kinh nghiệm trong việc
có sát với tình trạng cạnh tranh trên thị trường EU. Nhiều doanh nghiệp có
chiến lược phát triển rõ ràng. Mức độ cạnh tranh vừa phải tạo thuận lợi cho xây
dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mức độ hội nhập và hợp tác dọc
trong chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu sang EU là thấp điều đó dẫn tới khó khăn
trong vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và bề vững của sản lượng.
Vai trò của chính phủ: Chính phủ đã có sự nỗ lực rất lớn trong hỗ trợ cho
ngành thủy sản nói chung và cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU nói

Footer Page 17 of 137.

15



Header Page 18 of 137.

riêng. Hoạt động kiểm soát chất lượng và an toàn về sinh thực phẩm cho thủy
sản xuất khẩu sang EU còn nhiều yếu kém, chồng chéo, phân đoạn gây tốn kém
và khó khăn cho doanh nghiệp. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã
thúc đẩy phát triển thủy sản trong nước và giúp cho thủy sản Việt Nam cạnh
tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu khác trên thị trường EU.
3.3.2. Các nhân tố thuộc thị trường EU
Cầu thủy sản của thị trường EU có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu thủy
sản của EU tăng ổn định. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản của thị
trường EU phù hợp với các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế.
Cung thủy sản của EU phụ thuộc nhập khẩu, do nuôi trồng và khai thác
thủy sản nội địa của EU chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, áp lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bới thủy sản xuất khẩu vào EU.
Các quy định áp dụng đối với thủy sản nhập khẩu vào thị trường EU là
rất phức tạp và khắt khe và với xu hướng ngày càng tăng lên. Năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào mực độ các hàng
rào này tạo ra.
3.4. Những nguyên nhân hạn chế đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng
thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
3.4.1. Những tồn tại
Năng lực cạnh trành của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
còn nhiều tồn tại, những tồn tại lớn phải kể đến: (i) Chất lượng thủy sản Việt
Nam còn thấp; (ii) Thiếu tính bền vững trong phát triển thủy sản; (iii) Sự hội
nhập và hợp tác trong chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế; (iii) Xúc tiến thương mại
tại thị trường EU còn hạn chế.
3.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Những nguyên nhân chính của tồn tại là: Xuất phát điểm của ngành thủy
sản thấp; Ngành thủy sản Việt Nam vẫn lúng túng trong chiến lược phát triển
theo chiều sâu; Công tác quy hoạch có nhiều bất cập, chưa đáp ứng như cầu
phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản; Quản lý nhà nước về thủy sản còn
nhiều bất cập; Công tác marketing cho sản phẩm thủy sản trên thị trường EU
chưa được quan tâm, chú trọng; Một số nguyên nhân từ thị trường EU.

Footer Page 18 of 137.

16


Header Page 19 of 137.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
MẶT HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TRONG
THỜI GIAN TỚI
4.1. Căn cứ xác định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng
thủy sản Việt Nam trên thị trường EU thời gian tới
4.1.1. Sự tác động của bối cảnh và EVFTA đến nâng cao năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản trên thị trường EU trong thời gian tới
4.1.1.1. Bối cảnh trong nước và EU tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh
của mặt hàng thủy sản trên thị trường EU
a. Bối cảnh thị trường EU
Chiến lược phát triển của EU. Năm 2013, Ủy ban Châu Âu công bố đề
xuất Chiến lược EU 2020, hướng tới “tăng trưởng thông minh, bền vững và bao
trùm” và phối hợp chính sách trên quy mô rộng giữa các quốc gia thành viên.
Nước Anh rời khỏi EU và chủ nghĩa dân tộc: Trong cuộc trưng cầu dân ý
tháng 6/2016, người dân Anh đã chọn rời khỏi EU. Kết quả trưng cầu dân ý tại
Anh tiếp thêm động lực cho xu hướng dân tộc chủ nghĩa ở các nước châu Âu.

EU hướng tới chiến lược đẩy mạnh quan hệ với châu Á.
b. Bối cảnh trong nước
Việt Nam đang đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền
nông nghiệp phát triển toàn diện cả về nông, lâm nghiệp và thủy sản theo
hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh
Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển với quan điểm khai thác bền vững, có
hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo
quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao.
Ô nhiễm môi trường biển và xâm nhập mặn. Năm 2016, Việt Nam xảy
ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn
đến môi trường biển. Elnino làm cho nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa, là
nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, đã gây thiệt hại năng nề
và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh.

Footer Page 19 of 137.

17


Header Page 20 of 137.

c. Những cơ hội cho mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
Có nhiều ưu tiên cho phát triển thủy sản từ các chính sách của nhà nước:
Việt Nam đã đưa ra và thực hiện nhiều chính sách trong đó có sự ưu tiên cho
thủy sản và xuất khẩu thủy sản sang EU. Các ưu tiên đó được thể hiện qua việc
xác định vai trò của thủy sản xuất khẩu, xác định các thị trường xuất khẩu chủ
lực, hoạch định sự phát triển, tập trung nguồn lực, phát triển cơ sở hạ tầng…
Quan điểm hướng về châu Á: Việt Nam là một nước có vị trí chiến lược
trong ASEAN và Trung Quốc, chính vì vậy EU muốn nâng tầm quan hệ đối tác

với Việt Nam để làm bàn đạp tiến sâu vào ASEAN và Trung Quốc
d.Những thách thức đối với hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
Sự cố môi trường biển và xâm nhập mặn: Xâm nhập mặn và sự cố môi
trường biển đã ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Xâm nhập
mặn khiến diện tích vùng nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp. Hầu như toàn bộ vùng
quy hoạch nuôi tôm nước lợ đều bị tác động bởi xâm nhập mặn, nguy cơ phá
vỡ các quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là điều khó tránh khỏi.
EU sẽ tiến hành đàm phán FTA với các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các
nước ASEAN: Với chiến lược hướng vào châu Á, đặc biệt trong lĩnh vực kinh
tế, EU sẽ tiến hành mở rộng đàm phán FTA với các nước châu Á, đặc biệt là
Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Đây chính là các đối thủ cạnh tranh
chủ yếu của mặt hàng thủy sản Việt Nam tại EU. Điều này sẽ làm gia tăng áp
lực cạnh tranh rất lớn cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU.
Thách thức từ chiến lược tăng trưởng bền vững của EU: Tăng trưởng bền
vững là việc phát triển kinh tế dựa vào công nghệ xanh, công nghệ sinh học.
Chính vì vậy trong thời gian tới EU sẽ gia tăng các hàng rào phi thuế quan về
môi trường, công nghệ sản xuất, về vệ sinh an toàn… để bảo vệ thị trường
trong nước. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.
1.1.1.2. Tác động của EVFTA tới năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản
trên thị trường EU
a. Những nội dung trong Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – EU liên
quan đến thủy sản Việt Nam
Những cam kết thuế quan của EU dành cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam: Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có

Footer Page 20 of 137.

18



Header Page 21 of 137.

hiệu lực. 50 % số dòng thuế còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 đến 7 năm.
Riêng với cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Quy tắc xuất xứ mặt hàng thủy sản: Hai bên thống nhất áp dụng tiêu chí
xuất xứ thuần túy, linh hoạt cho mặt hàng mực và bạch tuộc chế biến của Việt
Nam được phép cộng gộp mở rộng với các nước ASEAN đã hoặc sẽ ký kết
FTA trong tương lai với EU.
Về sinh an toàn thực phẩm: Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam,
chủ thể quản lý phía EU là cơ quan có thẩm quyền của từng nước thành viên
EU chứ không phải là cơ quan chung cấp liên minh của EU. Sản phẩm thủy sản
của Việt Nam nhập khẩu vào EU theo cảng nào, vào nước thành viên nào của
EU thì cũng chỉ phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục nhập khẩu như nhau.
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại: EVFTA tuân thủ các nguyên tắc
trong Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại của WTO, và có thêm
một số cam kết mới nhằm tăng cường minh bạch, giảm thiểu các rào cản bất
hợp lý, không cần thiết.
Hải quan và tạo thuận lợi hàng hóa thương mại: EVFTA Loại bỏ các thủ
tục không cần thiết, phân biệt đối xử, làm chậm trễ thủ tục. Đơn giản điều kiện,
thủ tục hải quan. Sử dụng các phương pháp hiện đại trong quản lý rủi ro, kiểm
tra sau thông quan.
b. Những tác động đến năng lực cạnh tranh cho mặt hàng thủy sản
Việt Nam trên thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực
Khi EVFTA có hiệu lực sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản ở các khía cạnh như: Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường EU, Hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, thuận lợi trong nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ thủy sản tiên tiến
từ EU, thu hút FDI vào lĩnh vực thủy sản. Nhưng lợi ích lớn nhất là việc EU
cắt giảm thuế quan, làm tăng khả năng cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, EVFTA là
một thách thức lớn đối với doanh nghiệp thủy sản và ngư dân Việt Nam nếu họ

không thay đổi để thích ứng.
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu của chính phủ về phát triển ngành thủy
sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Quan điểm phát triển: Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng

Footer Page 21 of 137.

19


Header Page 22 of 137.

hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế
quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên
tái tạo. Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng, bền vững, trên cơ sở giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng.
Mục tiêu năm 2020: Kinh tế thủy sản đóng góp 2,8-3,0% GDP. Tốc độ
tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân đạt 10-12%/năm. Tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân
đạt 7%/năm. Tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn.
Mục tiêu xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%/năm, giá trị xuất
khẩu đạt mức 10 tỷ USD năm 2020, đạt 20 tỷ USD năm 2030; Về thị trường
xuất khẩu, duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững 3 thị trường xuất
khẩu chủ lực (EU - Nhật - Mỹ) với tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu.
Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường EU: Duy trì kim ngạch xuất khẩu
chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Các sản phẩm xuất khẩu chính:
tôm chiếm khoảng 45%, cá tra chiếm khoảng 25%, cá ngừ chiếm khoảng 15%.
Đạt kim ngạch xuất khẩu 2,1 tỷ USD vào năm 2020 và 4,2 tỷ vào năm 2030.
4.1.3. Các quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU

Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị
trường EU là một quá trình tổng thể, tạo ra sự chuyển biến tích cực và vững
chắc các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị
trường EU trên cơ sở khuyến khích và phát huy sự chủ động của các doanh
nghiệp thủy sản trong việc tạo dựng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
thuỷ sản Việt Nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị
trường EU trên cơ sở hoàn thiện chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu sang EU
Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên
thị trường EU trên cơ sở phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất
hàng hóa lớn
4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản
Việt Nam trên thị trường EU đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Footer Page 22 of 137.

20


Header Page 23 of 137.

4.2.1. Nhóm giải pháp chung
Một số giải pháp nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, đáp ứng các
tiêu chuẩn của EU: Xây dựng và phát triển các chứng nhận tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế; tăng cường và nâng cao hiệu quả việc kiểm soát, quản lý khâu
lưu thông và sử dụng thức ăn nuôi trồng thủy sản và các thuốc kháng sinh, chất
kích thích tăng trưởng; hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm quốc gia; nâng cao tỷ trọng hàng thủy sản chế biến
Một số giải pháp phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản theo hướng

bền vững: Tiến hành rà soát các quy hoạch nuôi trồng thủy sản; chấn chỉnh và
định hướng lại chương trình đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa đội tàu đánh bắt thủy
sản; xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp với yêu cầu nuôi trồng thủy sản
Một số giải pháp tăng cường sự hội nhập và hợp tác trong chuỗi cung
ứng thủy sản xuất khẩu: Tăng cường mức độ hội nhập và hợp tác theo chiều
dọc trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu; tăng cường sự hợp tác giữa các
tác nhân trong chuỗi cung ứng với các nhà hỗ trợ
Một số giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng quảng bá
thương hiệu và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường EU của thủy sản Việt
Nam: Nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng thị trường thủy sản EU; tăng cường
hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU; nâng cao
khả năng thâm nhập thị trường EU của thủy sản Việt Nam
Một số giải pháp về phát triển các ngành dịch vụ, lĩnh vực phụ trợ: Nâng
cao khả năng huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp thủy sản; đầu tư
mới, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ khí, hậu cần, dịch vụ nghề cá; đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản
4.2.2. Nhóm giải pháp cho một số mặt hàng cụ thể
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng tôm: Nâng
cao chất lượng tôm giống; tăng cường sự hợp tác theo chiều dọc chuỗi giá trị;
tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành tôm; tăng cường sự hợp tác giữa các
tác nhân trong chuỗi giá trị và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp; tăng sản lượng
tôm bền vững
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cá tra:
Tăng cường sự hội nhập và hợp tác trong chuỗi giá trị; nâng cao năng lực sản

Footer Page 23 of 137.

21



Header Page 24 of 137.

xuất con giống chất lượng cao; Sản xuất cá tra theo tiêu chuẩn ASC; tăng
cường sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị với các nhà hỗ trợ; tăng
nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành cá tra.
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cá ngừ:
Cải thiện kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch; đầu tư vào các hoạt động nghiên
cứu; tăng cường hợp tác trong chuỗi giá trị; đảm bảo sự truy xuất nguồn gốc;
tăng tính bền vững trong khai thác cá ngừ
4.3. Một số khuyến nghị
4.3.1. Khuyến nghị đối với nhà nước
Các khuyên nghị với nhà nước tập trung vào các nội dung như: Hoàn
thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU; xây
dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; tăng cường hoạt động kiểm tra
giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; cải thiện môi trường song phương Việt
Nam – EU; Chính phủ cần có những giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trường.
4.3.2. Khuyến nghị đối với các hiệp hội thủy sản
Các khuyên nghị với các hiệp hội thủy sản tập trung vào các vấn đề như:
Tăng cường phát triển và xây dựng mối quan hệ hội viên. Xây dựng mối liên
kết với nông dân, ngư dân sản xuất nguyên liệu. Làm cầu nối giữa doanh
nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý Nhà nước. Xử lý kịp thời các kiến nghị
của hội viên. Phổ biến, huấn luyện, đào tạo kiến thức, dạy nghề cho hội viên,
ngư dân; cung cấp thông tin khoa học-kỹ thuật-công nghệ-thị trường. Xây dựng
và phát triển mối quan hệ với EU

Footer Page 24 of 137.

22



Header Page 25 of 137.

KẾT LUẬN
EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới và là thị trường xuất
khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một thị trường thủy sản khó
tính và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu. Thời gian gần
đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU có nhiều biến động.
Vì thế, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam có vai trò
quyết định đối với sự tồn tại và phát triển hàng thủy sản Việt Nam trên thị
trường EU, đặc biệt trong bối cảnh triển khai Hiệp định FTA Việt Nam - EU
Luận án đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh, đồng thời đưa ra những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản
phẩm thủy sản xuất khẩu. Ngoài ra, luận án đã phân tích và làm rõ những nhân
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị
trường EU. Luận án đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của ba đối thủ cạnh
tranh mạnh với mặt hàng thủy sản Việt Nam là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
Kinh nghiệm các quốc gia trên cho tác giả thấy để nâng cao được năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU cần phải có một giải
pháp tổng thể và đồng bộ. Các giải pháp đặt ra phải chú trọng ngay từ các khâu
đánh bắt, nuôi trồng, chọn giống, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, điều
kiện sản xuất, dịch vụ hậu cần, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.
Qua phân tích năng lực cạnh tranh hàng thủy sản Việt Nam trên thị
trường EU luận án đã khẳng định rằng năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản
của Việt Nam trên thị trường EU đang giảm sút. Việc nghiên cứu được thực
hiện cho tổng thể mặt hàng thủy sản và ba nhóm mặt hàng chủ lực, đó là một
trong những nội dung quan trọng nhất ở chương 3. Tại chương 3, năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU từ năm 2007 đến nay
được làm sáng tỏ là cơ sở đề ra những giải pháp trong chương 4.
Xuất phát từ thực tế, luận án đưa ra hai nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp
chúng và nhóm giải pháp cho ba sản phẩm chủ lực. Những nhóm giải pháp này

mang tính khả thi cao, thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU. Nếu thủy sản Việt Nam không thực
hiện được theo các nhóm giải pháp này chắc chắn năng lực cạnh tranh của hàng

Footer Page 25 of 137.

23


×