Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.23 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài

TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ VÀ BIỆN PHÁP
CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng
DANH SÁCH THÀNH VIÊN (NHÓM 14 - CH NGÀY 4 K22)

1. Trần Văn Hùng

(MSHV: 7701220469)

2. Trần Hoài Nam

(MSHV: 7701220714)

3. Phạm Thị Thùy Thanh

(MSHV: 7701221039)

4. Huỳnh Thiên Thảo

(MSHV: 7701221063)

5. Hồ Thị Đoan Trang


(MSHV: 7701221238)

6. Trương Ngọc Quỳnh Trang

(MSHV: 7701221256)

7. Đặng Như Ý

(MSHV: 7701221440)

Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 12/2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ v
1. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ....................................................................................... 1
1.1. Sơ lược về chính sách tài khoá ............................................................................ 1
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 1
1.1.2. Các loại chính sách tài khóa .......................................................................... 1
1.1.3. Mục tiêu của chính sách tài khóa ................................................................... 2
1.2. Vai trò và tác động của chính sách thuế đến nền kinh tế ..................................... 2
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu ......................................................................................................... 2
1.2.3. Vai trò ............................................................................................................ 2
2. NGHIÊN CỨU CỦA DAVID M. SCHIZER VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ....... 3
2.1.Vấn đề cắt giảm và cải cách thuế TNDN .............................................................. 4
2.2. Biện pháp khuyến khích chính trị và đề xuất quyết định tài chính có hiệu quả .. 7
2.2.1. Những vấn đề thông tin và động lực chính trị: .............................................. 7
2.2.2. Chiến lược có tổ chức để đề xuất những quyết định tài chính hiệu quả ........ 8
2.2.3.1. Việc công khai và giám sát tài chính độc lập ......................................... 9

2.2.3.2. Cải cách một cách có tổ chức ................................................................. 9
2.2.3.3. Thắt chặt ngân sách .............................................................................. 10
3. CÁC NGHIÊN CỨU ỦNG HỘ VÀ KHÔNG ỦNG HỘ QUAN ĐIỂM CỦA
DAVID M. SCHIZER .................................................................................................. 13
3.1. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm của David M. Schizer ................................. 13
3.1.1. Nghiên cứu của R. Alison Felix: ................................................................. 13
3.1.2. Nghiên cứu của Christina D. Romer và David H. Romer (2007): .............. 14
3.1.2.1. Nguồn dữ liệu: ...................................................................................... 15
3.1.2.2. Phân loại động lực ................................................................................ 15
3.1.2.3 Thay đổi thuế sau chiến tranh................................................................ 17
3.1.2.3 Sự phản ứng của sản lượng với sự thay đổi các loại thuế khác nhau .... 19
3.1.2.4. Mở rộng ................................................................................................ 21
3.2. Các nghiên cứu không ủng hộ quan điểm của M. Schizer ................................. 24
4. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CHÍNH SÁCH THUẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN
HÌNH ............................................................................................................................ 28
4.1. Các Quốc gia đánh thuế cao ............................................................................... 28
iii


4.1.1. Mỹ ................................................................................................................ 28
4.1.2. Thụy Điển .................................................................................................... 29
4.2. Các “thiên đường thuế” ...................................................................................... 30
5. THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM ...................................... 31
5.1. Phân cấp, phân quyền trong thu chi ngân sách Nhà nước ................................. 31
5.1.1. Phân cấp: ...................................................................................................... 31
5.1.2. Phân quyền ................................................................................................... 33
5.1.3. Đánh giá: ...................................................................................................... 34
5.2. Điều hành nền kinh tế vĩ mô thông qua Chính sách tài khóa năm 2012: .......... 38
5.2.1. Nghị quyết 01/NQ – CP:.............................................................................. 39
5.2.2. Nghị quyết 13: ............................................................................................. 39

5.2.3. Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm
tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. ............................................................. 40
5.3. Đánh giá việc điều hành thông qua CSTK:........................................................ 40
5.3.1. Thu ngân sách: ............................................................................................. 40
5.3.2. Chi ngân sách: .............................................................................................. 41
5.4. Đề xuất giải pháp: .............................................................................................. 42
5.4.1. Quản lý thu chi ngân sách: ........................................................................... 42
5.4.2. Miễn, giảm, giãn Thuế phù hợp:.................................................................. 43
5.4.3. Quản lý Thuế hợp lý hơn: ............................................................................ 44
5.4.4. Chấp hành nghiêm những chính sách đã đề ra: ........................................... 44
TỔNG KẾT .................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 46

iv


MỞ ĐẦU

Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là hai chính sách điều hành kinh tế vĩ
mô quan trọng bậc nhất nhằm hướng đến mục đích ổn định và phát triển kinh tế.
Thường thì các nhà kinh tế tập trung nghiên cứu chính sách tiền tệ hơn là chính sách
tài khóa. Gần đây, đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ. Đây đều là những chính sách kinh tế mang đặc tính
phản chu kỳ và vẫn còn nhiều tranh luận giữa các nhà kinh tế cũng như các nhà làm
chính sách liên quan đến tính hiệu quả của các chính sách này.
Bài nghiên cứu này tập trung vào phân tích chính sách tài khóa trong bối cảnh khó
khăn và đầy thách thức của khủng hoảng tài chính hiện nay. Lấy Mỹ là một ví dụ điển
hình về sự mâu thuẫn trong các quan điểm điều hành chính sách, dựa trên quan điểm
giảm thuế và cải cách thuế của David M. Schizer, chúng tôi đồng thời đi sâu xem xét
vai trò và tác động của hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp trong việc cải thiện tình

hình ngặt nghèo hiện nay của nền kinh tế Mỹ: tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp gia
tăng, thâm hụt ngân sách đặt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt. Tăng hay
giảm thuế vẫn đang là tranh luận không có hồi kết giữa các trường phái kinh tế chính
sách của Mỹ. Với điều kiện kinh tế toàn cầu khó khăn hiện nay, trong phần lớn của bài
này, chúng tôi trình bày quan điểm “giảm thuế” của Schizer như là một thiên hướng
ủng hộ của chúng tôi về quan điểm này. Tuy nhiên, vấn đề tăng hay giảm thuế không
phải là kết luận cuối cùng của chúng tôi. Chúng tôi cũng trình bày những quan điểm
đối lập (tức là ủng hộ “tăng thuế) nhằm chứng minh rằng không phải bất kỳ quan điểm
nào cũng đúng một cách tuyệt đối. Sự kết hợp và điều chỉnh trong những điều kiện
khác nhau là rất cần thiết.
Nhóm cũng dành một phần để liên hệ đến thực tiễn chính sách tài khóa ở Việt Nam.
Từ những phân tích và nghiên cứu ở nhiều nước khác, nhóm trình bày quan điểm của
mình liên quan đến việc sử dụng công cụ điều hành kinh tế này ở Việt Nam trong điều
kiện hiện nay.
v


1. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.1. Sơ lược về chính sách tài khoá
1.1.1. Khái niệm
Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng
phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế
khóa.
Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế.
Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể
ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế:
-

Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế


-

Kiểu phân bổ nguồn lực

-

Phân phối thu nhập

1.1.2. Các loại chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt
động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và
thu gọn.
i.

Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi
tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được
cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính
lên mức độ của các hoạt động kinh tế.

ii.

Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T)
thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc
kết hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng
dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng. Chính sách tài khóa
mở rộng áp dụng khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái, sản lượng thực tế
thấp hơn sản lượng tiềm năng.

iii.


Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông
qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả hai. Việc này sẽ


dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước
đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng. Chính sách tài khóa thu
hẹp áp dụng khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, sản lượng thực tế lớn hơn
sản lượng tiềm năng.
1.1.3. Mục tiêu của chính sách tài khóa
Các mục tiêu của chính sách tài khóa là:
-

Ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng Y = Yp

-

Duy trì nền kinh tế ở tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên

-

Tỉ lệ lạm phát nền kinh tế là vừa phải

1.2. Vai trò và tác động của chính sách thuế đến nền kinh tế
1.2.1. Khái niệm
Thuế là mộ trong hai công cụ của chính sách tài khóa. Thuế thể hiện quan hệ giữa nhà
nước và các tổ chức và các nhân trong xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước tham
gia phân phối tổng sản phẩm quốc nội nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước, đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Chính sách thuế là một phần của chính sách tài chính, là tổng thể những quan điểm, tư
tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để ra quyết định về thu nhập và huy

động nguồn thu để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của mình.
1.2.2. Mục tiêu
Mục tiêu của chính sách thuế là xác định mức độ điều tiết qua thuế, những tác động
kinh tế xã hội của chính sách như thế nào và tại sao lại điều tiết mức độ đó, chính sách
thuế sẽ tác động đến những các nhân, tổ chức nào trong xã hội…
1.2.3. Vai trò
Thuế có hai vai trò chính đối với nền kinh tế như sau:
-

Huy động nguồn tài chính, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước

Đây là vai trò mang tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời của thuế
-

Góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội

2


Cơ chế tác động của thuế khi thực hiện vai trò này chủ yếu thông qua giá cả và thu
nhập của cơ sở kinh doanh, các tầng lớp dân cư. Biểu hiện của vai trò này như sau:
 Chính sách thuế góp phần định hướng cho đầu tư trong nước, thực hiện
chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài, phù hợp với các chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Từ đó góp phần tái cấu trúc nền
kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ giúp phân bổ hợp lý các nguồn lực.
 Thông qua thuế suất, miễn giảm hay quy định về các trường hợp chịu
thuế, không chịu thuế... chính sách thuế có thể khuyến khích hoặc hạn
chế hoạt động kinh doanh, góp phần vào việc xác lập quan hệ cân đối
giữa cung – cầu hàng hóa dịch vụ
 Góp phần thực hiện chinh sách kinh tế đối ngoại của nhà nước trong

từng thời kỳ, nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế khi gia nhập nền kinh
tế khu vực và toàn cẩu
 Giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết công bằng thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư.
-

Tác động đến cân bằng thị trường

Chinh sách thuế tác động đến giá cả thị trường, tỉ giá hối đoái, lãi suất tín dụng, cung
cầu, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản. Chính sách thuế hợp lý tác động
rất lớn đến tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Mục đích của quá trình điều
tiết đối với nền kinh tế là tạo ra sự công bằng và kích thích tốc độ tăng trưởng.
-

Tác động đến tốc độ tăng trưởng và đầu tư

Thuế là khoản thu của nhà nước, giúp nhà nước có tích lũy, tăng cường đầu tư và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Thuế còn tác động đến tốc độ tăng trưởng GPD và các nhân
tố sản xuất, điều chỉnh cơ cấu GDP, điều tiết xuất nhập khẩu và chính sách kinh tế đối
ngoại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
2. NGHIÊN CỨU CỦA DAVID M. SCHIZER VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Vào thời điểm khó khăn này, chúng ta có một loạt các vấn đề cần phải được giải
quyết. Sức mua sẽ giảm khi tài sản cầm cố nhỏ hơn giá trị khoản vay, vì thế chúng ta
cần tìm cách để giúp người tiêu dùng tái huy động vốn (tái tài trợ). Tuy nhiên, việc

3


cho vay không thận trọng lại thúc đẩy cuộc khủng hoảng, và chúng ta cần có quy chế
tài chính tốt hơn.

Bảo hiểm xã hội và y tế có mức thâm hụt dự kiến khá lớn, vì vậy chúng ta cần phải cải
cách các hệ thống để đảm bảo khả năng thanh toán. Chúng ta cũng nên loại bỏ những
gánh nặng chi tiêu điều tiết không cần thiết để giúp cho nền kinh tế phát triển. Đó là
một vài ví dụ về những cải cách có khả năng thực hiện.
Khi xem xét những chế độ quy phạm pháp luật cần phải được sửa đổi nhằm kích thích
tăng trưởng kinh tế, chúng ta có nhiều lý do để tập trung vào luật thuế. Nếu luật thuế
quá phức tạp thì việc tuân thủ, thực thi sẽ rất tốn kém; hơn nữa, chúng ta cũng sẽ khó
phát hiện ra những giao dịch phục vụ cho một múc đích đặc biệt nào đó. Nhưng ngược
lại, những quy định về thuế được soạn một cách kém cỏi có thể sẽ làm suy yếu động
lực làm việc và đầu tư. Số nghiên cứu thực nghiệm đang tăng lên gần đây cho thấy
việc cắt giảm thuế ở một mức nào đó có thể tạo ra một sự kích thích tài khoá có hiệu
quả.
2.1.Vấn đề cắt giảm và cải cách thuế TNDN
Có nhiều phương pháp cải cách hệ thống thuế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
trong đó việc giảm thuế suất TNDN nên được ưu tiên thực hiện. Có ít nhất ba lý do
cho điều này:
+ Trước tiên, bằng cách giảm thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế sẽ tăng nếu doanh
nghiệp mở rộng đầu tư và thuê nhiều nhân công hơn. Nhưng hiệu quả từ tác động
khuyến khích này khó dẫn chứng bằng tài liệu trong những nghiên cứu trước đây
(những nghiên cứu này đo lường mức thuế suất qua thời gian) bởi vì việc tách bạch
kết quả có được giữa sự thay đổi trong thuế suất và sự thay đổi của các yếu tố khác
trong nền kinh tế là điều rất khó. Tuy nhiên, những nghiên cứu thực nghiệm gần đây
tập trung vào các dữ liệu kinh tế vi mô và dữ liệu chéo đã cung cấp bằng chứng mạnh
mẽ rằng thuế thấp hơn dẫn đến đầu tư nhiều và chất lượng hơn. Tương tự như vậy, cắt
giảm gánh nặng thuế làm tăng dòng tiền cho các doanh nghiệp, giúp họ mở rộng quy
mô hoạt động và tăng thêm công nhân. "Một sự nhất trí rõ ràng rằng nhu cầu đầu tư
rất nhạy cảm với thuế và mô hình đầu tư tân cổ điển là hữu ích cho việc phân tích
chính sách." (theo Hassett and Glenn Hubbard). Chuyên gia từ cả hai đảng phái chính
4



trị đã đóng góp cho vấn đề này, bao gồm cả Austan Goolsbee Christina Romer chuyên gia tư vấn kinh tế cao cấp cho Tổng thống Obama.
+ Thứ hai, mức thuế suất thấp hơn cũng làm giảm động cơ bóp méo thuế. Doanh
nghiệp sẽ có ít lý do để làm cho nợ vượt quá vốn chủ sở hữu (bị thua lỗ), hay muốn tái
cơ cấu miễn thuế, hay cố gắng duy trì một công ty tư nhân (để đủ điều kiện được đãi
ngộ thuế), hay ưu tiên trong một số loại hình đầu tư, lĩnh vực nào đó hơn những lĩnh
vực khác. Thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng dẫn đến rất nhiều sự biến dạng và
những kế hoạch đầu tư lãng phí. Michael Graetz đã nhận xét "hầu như quan điểm nhất
trí giữa các nhà kinh tế và các nhà phân tích chính sách thuế khác là thuế thu nhập
doanh nghiệp là một loại thuế xấu, nếu mục tiêu là nâng cao phúc lợi kinh tế quốc
gia."
+ Thứ ba, cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là quan trọng hơn trong nền kinh tế
cạnh tranh toàn cầu. Năm nay, mức thuế suất thuế TNDN của Mỹ đã trở nên cao nhất
trong OECD. Tỷ lệ 35% của Mỹ là cao hơn đáng kể mức trung bình của OECD 24%
(Israel) và 25% (Áo). Tỷ lệ của Trung Quốc là 25% (với tỷ lệ giảm 15% cho doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao),của Anh tỷ lệ là 26%, của Italy là 27,5%, Hàn
Quốc là 22%, Thổ Nhĩ Kỳ là 20%, và của Ireland là 12,5%.
Căn cứ vào dòng chuyển động của vốn và lao động như hiện nay, việc Mỹ bỏ qua mức
thuế suất của đối thủ cạnh tranh đã đẩy Mỹ vào tình thế nguy hiểm. Có bằng chứng
thực nghiệm chắc chắn đã chứng minh rằng các mức thuế suất cao không khuyến
khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỷ lệ thuế biên tế cao ở Hoa Kỳ còn tạo ra một
động cơ cho các doanh nghiệp chuyển giao thu nhập chịu thuế ra nước ngoài cùng với
cơ sở tính thuế, hoạt động kinh tế thực và cả việc làm. Phúc lợi quốc gia của Mỹ có
khả năng bị tổn thất khi các công ty bắt đầu liên kết với nước ngoài để tránh thuế thu
nhập ở Mỹ cho phần tiền chuyển ra nước ngoài. Cụ thể là, khi một công ty công nghệ
cao cho các chi nhánh nằm ngoài nước Mỹ nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ thì việc trả
phí bản quyền cho các chi nhánh nước ngoài đó sẽ giúp làm giảm thu nhập chịu thuế
của công ty này tại Mỹ, và hơn nữa các công ty sản xuất và các công ty tài chính có
thể di chuyển cơ sở vật chất và việc làm tới phạm vi có mức thuế thấp hơn. Tất cả các


5


điều nói trên sẽ không còn là cám dỗ đối với các doanh nghiệp Mỹ nếu thuế suất thuế
TNDN tại Mỹ thấp hơn các nước cạnh tranh.
Vấn đề chính của việc cắt giảm mức thuế suất thuế TNDN là chính trị. Cử tri thuần
tuý có thể coi việc giảm thuế như là một sự không công bằng vì đó giống như sự ưu
đãi dành cho những người giàu. Nhưng thực tế là thuế TNDN không chỉ chịu bởi
những nhà đầu tư giàu có, mà cũng còn bởi những người ít tài sản hơn (ví dụ, đối
tượng thụ hưởng từ quỹ hưu trí), hay bởi người tiêu dùng (thông qua giá cao hơn cho
các sản phẩm của công ty chịu thuế cao) và cả bởi người lao động (thông qua việc bị
giảm tiền lương).
Không có sự đồng thuận nào về việc gánh nặng thuế TNDN được thực sự phân bổ như
thế nào, cũng như về phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế thực sự là ở đâu. Nghiên
cứu gần đây cho thấy, phần mà người lao động phải chịu từ gánh nặng thuế TNDN đã
tăng dần theo thị trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Nếu cắt giảm thuế
suất có thể tạo ra nhiều công việc hơn tại Mỹ, lợi ích của việc cắt giảm thuế sẽ phân
bổ khá rộng. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta có thể ghép cắt giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp với các biện pháp khác, như là mở rộng bảo hiểm thất nghiệp, để
đạt được phân phối thu nhập tổng thể mà chúng ta đang tìm kiếm cho toàn bộ hệ
thống thuế.
Một thách thức nữa trong việc cắt giảm thuế suất thuế TNDN là làm thế nào để bổ
sung ngân khố quốc gia bị mất do giảm thuế. Tiền thu được từ thuế TNDN là gần 278
tỷ USD trong năm 2010, chiếm 12% của IRS. (Internal Revenue Serv collections).
Một số nguồn thu từ thuế sẽ được phục hồi tự động khi cắt giảm thuế suất sẽ làm giảm
động cơ người nộp thuế tham gia dàn xếp vào các kế hoạch thuế. Tại biên, một số
doanh nghiệp sẽ thay thế nợ bằng vốn chủ sở hữu (vì phần lỗ được khấu trừ sẽ ít đi khi
thuế suất giảm). Và một số doanh nghiệp sẽ không còn tích cực trong việc chuyển
dịch thu nhập ra nước khác (vì sự chênh lệch giữa các mức thuế suất ở Mỹ và các
quốc gia khác đã thu hẹp).

Để bù lại nguồn thu từ thuế, chúng ta có thể mở rộng cơ sở tính thuế thu nhập doanh
nghiệp theo những cách khác. Ví dụ, pháp luật hiện hành có dành một số ưu đãi cho
vài lĩnh vực cá biệt, chẳng hạn như các khoản khấu trừ đặc biệt cho ngành sản xuất

6


trong nước. Cho đến khi những đãi ngộ này lại sinh ra sự không hiệu quả khi có sự đối
xử khác biệt giữa các ngành công nghiệp khác nhau, việc hủy bỏ chúng có thể sẽ là
chính sách tốt. Tổng quát hơn, trong việc quyết định những sự đãi ngộ nào cần loại bỏ,
chúng ta nên ưu tiên những cái được giải thích thỏa đáng bởi những yếu tố chính trị
hơn là những yếu tố kinh tế, trong khi đó vẫn giữ những quy định đang phát huy hiệu
quả trong việc thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể lựa chọn để
giới hạn tỉ lệ cắt giảm đến một mức độ có thể được tài trợ thông qua bãi bỏ các đãi
ngộ không kinh tế (không sinh lãi), hoặc chúng ta có thể quyết định giảm tỷ lệ nhiều
hơn và tạo nên nguồn thu theo những cách khác. Rõ ràng, chi tiết quan trọng cần được
làm rõ: mục tiêu của tôi không phải là giải quyết tất cả ở đây, nhưng để cung cấp một
ví dụ về các loại cải cách thuế nâng cao tốc độ tăng trưởng trong chương trình nghị sự
của chúng ta.
2.2. Biện pháp khuyến khích chính trị và đề xuất quyết định tài chính có hiệu
quả
Ngoài việc cần phải cải cách hệ thống thuế, chúng ta cũng nên cải thiện cách thức sử
dụng ngân sách. Trong thời kỳ khó khăn, chúng ta phải nghiêm khắc hơn cho những
quyền ưu tiên và hiệu quả hơn trong việc theo đuổi chúng. Cho dù chúng ta đang thực
hiện một gói kích thích mới hoặc tìm cách giảm thâm hụt ngân sách thì cũng nên sử
dụng chi tiêu công vào các dự án có giá trị cao. Hệ thống thuế cần thúc đẩy tăng
trưởng với mức lãi suất thấp và một cơ sở rõ ràng. Ngân sách cần cân đối giữa giá trị
hàng hoá và dịch vụ cần mua so với chi phí thuế và khoản vay để tài trợ cho việc mua
chúng.
2.2.1. Những vấn đề thông tin và động lực chính trị:

Trong việc quyết định những dự án để theo đuổi và làm thế nào để theo đuổi chúng,
chính phủ thường bị hạn chế về thông tin và phải đối mặt với sự không chắc chắn.
Như sự khó khăn trong việc dự đoán xem người nộp thuế sẽ phản ứng như thế nào với
sự thay đổi trong pháp luật về thuế, hay việc đầu tư cơ sở hạ tầng nào đó có nằm trong
ngân sách hay không, hoặc vấn đề là làm thế nào để giành chiến thắng trong một cuộc
chiến.

7


Theo quan điểm của tôi, vấn đề về động cơ chính trị thậm chí còn quan trọng hơn vì
hai thất bại quen thuộc trong nền chính trị của chúng ta:
Đầu tiên, các nhà lãnh đạo chính trị đều biết rằng nếu làm hài lòng những tập thể cùng
chung một quyền lợi nào đó sẽ giúp thu hút sự đóng góp và bỏ phiếu cho các chiến
dịch tranh cử, đặc biệt là nếu chi phí của việc ban hành pháp luật nhằm phục cho lợi
ích đặc biệt có thể được chuyển giao cho người khác bằng một cách nào đó mà không
gây sự chú ý. Ví dụ, người dân Mỹ sẽ không nhận thấy rằng bạn đã lấy một đồng xu
từ mỗi người mỗi ngày để làm lợi cho một số tổ chức; trong một quốc gia có 300 triệu
người, đó là hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Thay vì chiến đấu với việc làm lợi cho các nhóm
thì việc này dễ dàng hơn đối với các lãnh đạo Quốc hội khi để các nhà lập pháp cung
cấp các dự án quan trọng đến bạn bè của họ.
Thứ hai, các chính trị gia có động cơ để tập trung vào ngắn hạn hơn là sự lâu dài của
quốc gia. Kết quả là, chống lại việc thông đồng giữa những nhóm có cùng lợi ích còn
khó khăn hơn là việc tài trợ thâm hụt chi tiêu. Bằng cách này, chi phí có thể được trả
bởi thế hệ tương lai (thế hệ này chưa được sinh ra) – vào lúc này thì các thế hệ hiện tại
đã nghỉ hưu.
2.2.2. Chiến lược có tổ chức để đề xuất những quyết định tài chính hiệu quả
Chúng ta không chỉ cân nhắc đến những khó khăn trên khi quyết định chính sách mà
còn khi chúng ta chọn phương thức đưa ra những quyết định trên. Liệu chúng ta có thể
thay đổi quy trình theo một cách nào đó giúp tạo ra một động cơ chính trị tốt hơn? Rõ

ràng là, điều này là rất khó khăn bởi những chính trị gia có lý do để thích mọi việc
không thay đổi. Họ thường sẵn lòng ủng hộ những thay đổi có vẻ cải thiện quy trình
để họ tạo uy tín, nhưng họ thường bị cám dỗ để tạo ra những lỗ hỏng cho phép họ vận
hành mọi thứ như cũ. Tuy vậy, chúng ta nên biết rằng có những điều có thể được thực
hiện để tạo ra một quyết định tài chính tốt hơn. Trong những phút hiếm hoi, khi cộng
đồng quan tâm đến những vấn đề này – với tần số ngày càng tăng như hiện này – một
điều gì đó mang tính xây dựng có thể được thực hiện. Bằng cách nào chúng ta có thể
gắn kết động cơ của những người ra quyết định và lợi ích của cả cộng đồng? Sẽ chẳng
có điều kỳ diệu nào – và thực ra, quá nhiều để được truyền tải trong phạm vi một bài
báo nhưng chúng ta có thể nêu ra ba chiến lược: can thiệp vào quá trình công bố thông

8


tin, cơ cấu một cách có tổ chức đặt trọng tâm vào lãng phí, lạm quyền và tuân theo
quy luật khan hiếm.
2.2.3.1. Việc công khai và giám sát tài chính độc lập
Đầu tiên, có thể dễ dàng khiến những chính trị gia chịu trách nhiệm – và họ sẽ cảm
thấy mình chịu nhiều trách nhiệm hơn - nếu cử tri biết chi tiết những lựa chọn của họ.
Chúng ta thường thấy những nhà lập pháp thường hạ thấp chi phí bằng cách thao túng
những quy định về kế toán ngân sách. Chúng ta nên thắt chặt những quy định đó để
tăng cường kiểm soát các thủ pháp tâm lý. Hơn nữa, chúng ta nên yêu cầu tiến hành
thêm các nghiên cứu về tương quan lợi ích và chi phí của sự phân bổ và thay đổi trong
luật thuế, cũng như ước tính phương thức phân chia và lợi ích liên quan. Liệu rằng lợi
ích từ một hành động cá biệt nào đó tập trung hạn hẹp vào một nhóm nhỏ con người?
Hoặc một vùng lãnh thổ cá biệt? Hoặc liệu rằng thế hệ tương lai có phải gánh chịu chi
phí bất tương xứng với lợi ích?
Từng thành viên của quốc hội, truyền thông, giới học thuật, các nhà vận động hành
lang và các nhóm tuyên truyền có thể (và sẽ) giúp làm trong sạch ngân sách của chúng
ta bằng cách tập trung sự chú ý vào những vấn đề mà chính quyền đã công khai và

bằng cách tạo ra những thông tin mới. Những trang tra cứu cá nhân và những website
khác được tài trợ bởi các khoản đóng góp được khấu trừ thuế cũng có thể được xem
như một công cụ giám sát tài chính. Rủi ro của lợi ích đặc biệt sẽ bị lộ rõ và tranh luận
trong mạng lưới sẽ đặt ra một số sự tuân thủ trong quốc hội.
2.2.3.2. Cải cách một cách có tổ chức
Thứ hai, ngoài việc dựa vào sự ghi nhận và công khai tốt hơn, chúng ta nên tạo ra
những rào cản nội bộ đối với những sự chiếm dụng vô ích, lỗ hỏng thuế và những thứ
tương tự. Ví dụ, cấm những quyền ưu tiên là một bước đi hiệu quả.
Thêm vào đó, chúng ta nên giao nhiệm vụ cho những tổ chức riêng biệt trong chính
phủ để triệt tận gốc lãng phí và lạm quyền, để họ tìm kiếm sự công nhận trên việc
chống lại động cơ tạo lợi ích đặc biệt như đã mô tả ở trên. Rõ ràng là, những tổ chức
này nên sẵn sàng làm trái ý một số nhóm lợi ích đặc biệt. Động cơ chính trị của họ có
thể là đáp ứng sự phản đối ngày càng gay gắt của cộng đồng về sự thâm hụt ngân sách

9


hoặc tạo dựng sự tín nhiệm do tìm được những cách tiết kiệm giúp chúng ta không
phải tăng thuế hoặc cắt giảm những chương trình quan trọng hơn. Chúng ta có thể
giao cho những tổ chức “chống lạm quyền” này hàng loạt những sứ mệnh khác nhau,
tùy vào việc chúng ta muốn họ có uy quyền đến mức nào. Nhưng ít nhất, những khám
phá của họ nên được công khai rộng rãi, cùng với danh tín của những người tài trợ hay
ủng hộ cho những hành động đáng ngờ. Thậm chí tốt hơn hết là, ủy ban thường trực
thuộc Hạ viện và Nghị viện sẽ được trao quyền để tách rời các hạng mục từ ngân sách
thông qua việc bầu cử độc lập. Xa hơn nữa, chúng ta có thể giao cho ủy ban thuộc
quốc hội những công cụ có chức năng tương đương với quyền phủ quyết “line-item”
(hạng mục) để nó có thể loại trừ những hạng mục mà có chi phí không hợp lệ. Theo
cách này sự lạm quyền sẽ được giảm bớt và chính nó sẽ ngăn chặn việc thông đồng
giữa các đảng.
Thậm chí nhiệm vụ rộng hơn cho ủy ban mới này là nhận dạng ra tỷ lệ phần trăm ngân

sách mỗi năm được đánh giá là ít có giá trị nhất, giống như một số công ty có quá
trình đánh giá hàng năm để nhận dạng và thay thế những nhân viên làm việc kém hiệu
quả nhất. Chi nhánh điều hành của Office of Management and Budget có thể thực hiện
một hành động song song (hoặc cắt giảm chi tiêu hoặc sử dụng vào mục đích có lợi
hơn). Nếu được thực thi hiệu quả, điều này sẽ là một thành tựu quan trọng. Ví dụ, nếu
chúng ta thực hiện cắt giảm chi tiêu một lần bằng một nửa chi tiêu năm 2008, Edward
Lazear quan sát, mỗi một phần trăm giảm xuống trong sự chi tiêu của chính phủ mỗi
năm sau đó, trong thực tế, sẽ giúp cân bằng ngân sách trong 8 năm (mà không cần
phải tăng thuế). Chúng ta sẽ thực sự tránh được bao nhiêu cái “một phần trăm không
hữu ích” từ ngân sách nếu chúng ta có thể nhận dạng và loại trừ được nó vào mỗi
năm?
2.2.3.3. Thắt chặt ngân sách
Thứ ba, sự khan hiếm cũng là một điều khiến chúng ta suy nghĩ. Các nhà chính trị ít
có xu hướng dung dưỡng lợi nhuận của một nhóm nếu điều này ảnh hưởng đến nhóm
khác. Theo nghiên cứu của Michael Graetz, các nhà lập pháp có cách hành xử khác
nhau khi công khai về việc lấy lợi ích của nhóm này chuyển sang nhóm khác. Hậu quả

10


là sự tăng cường thắt chặt ngân sách khuyến khích các nhà lãnh đạo càng chặt chẽ
trong việc quy định quyền ưu tiên và theo đuổi chúng một cách hữu hiệu hơn.
Nhiều năm trước, chính phủ liên bang đã theo đuổi mục tiêu này bằng nhiều cách khác
nhau. Từ năm 1985 cho đến 1990, họ đặt ra các mục tiêu về thâm hụt và bắt buộc thi
hành với hình thức cắt giảm tự động dưới đạo luật Gramm Rudman Hollings. Năm
1990, Tổng thống Goerge H.W Bush và Quốc hội thông qua chế độ mới hạn chế các
chương trình hiện tại có mức chi tiêu cao và ban hành thêm một luật mới gọi là
“PAYGO”. Luật này đòi hỏi Quốc Hội thành lập quỹ cho việc cắt giảm thuế hoặc các
kế hoạch chi tiêu. Thực tế, Quốc hội không làm điều gì mới mẻ ngoài việc cắt giảm
những cái cũ hoặc là tăng thuế. Bằng cách bắt buộc Quốc hội có sự lựa chọn khó khăn

hơn, PAYGO đã giảm được thâm hụt về căn bản.Đây là một thành công lớn thúc đẩy
Quốc hội cho kết thúc các nhân tố chính của PAYGO năm 2002. Không lâu sau đó,
thâm hụt lại tăng lên như có thể tiên đoán trước.
Nhà nước cũng đã thử nhiều cách để kiềm chế thâm hụt. Quả thực, các bang ngoại trừ
Vermont đều có một yêu cầu về cân bằng ngân sách theo các kiểu khác nhau. Như
Richard Briffault đã nhấn mạnh, bài học thiết yếu đó là những chi tiết có ý nghĩa to
lớn. Một vài hạn chế là rất dễ xử lý và hầu như là vô nghĩa, cho phép các bang sử
dụng vào các mánh lới kế toán làm sai lệch các quy tắc tài chính để chuyển các thâm
hụt của họ vào các tài khoản riêng biệt khác nhau (ví dụ: trợ cấp hay vốn…) mà không
bị hạn chế hay phân chia nhiệm vụ xuống các địa phương để chuyển chi phí khỏi ngân
sách của bang. Tương tự như vậy, một hạn chế chi tiêu sẽ không hiệu quả nếu cơ quan
lập pháp có thể tránh nó bằng cách thực hiện các chương trình có mục đích giảm thuế.
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, sự hạn chế ở các bang có
tổ chức tốt thì có sự khác biệt. Các tiểu bang đòi hỏi đa số phiếu để tăng thuế ít có xu
hướng như vậy và có xu hướng thu thuế trên diện rộng. Thay vào đó, một vài tiểu
bang đã hạn chế thuế và chi phí (TELs). Hạn chế thuế và chi phí sẽ hiệu quả hơn nếu
họ làm tốt hơn việc tăng chi tiêu dựa trên tăng trưởng kinh tế và lạm phát (trái ngược
với tăng thu nhập cá nhân), nếu họ đòi hỏi hoàn tiền thặng dư ngay lập tức, nếu họ
điều chỉnh giới hạn chi tiêu nếu các cơ quan nhà nước đưa ra ngân sách, và nếu họ đo
lường được liệu ngân sách có thật sự cân bằng vào cuối năm không ( thay vì đơn

11


thuần là lên kế hoạch ngân sách cân bằng vào đầu năm). Giới hạn thuế và chi phí kiểu
này nhìn chung làm giảm một số lớn sự tăng chi phí của nhà nước hằng năm. Chúng ta
nên rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển một cải cách ngân sách có hiệu quả cho
Quốc Hội, ví dụ như một phiên bản mới và tiên tiến hơn của PAYGO, tuy nhiên cần
nhớ là kinh nghiệm ở các quốc gia và chính phủ liên bang là không hoàn toàn tương
tự. Ví dụ, chính phủ liên bang có thể in tiển, trong khi các tiểu bang thì không thể.

Đồng thời, tiểu bang không có trách nhiệm như chính phủ liên bang (ví dụ về vấn đề
an ninh quốc phòng), và các bang thường có thể dựa vào sự trợ giúp của chính quyền
liên bang trong trường hợp khẩn cấp. Trong một ý nghĩa nào đó, các quốc gia vốn có
nhiều hạn chế hơn so với chính phủ liên bang và ít cần sự linh hoạt hơn.
Do đó, trong bất kỳ chế độ liên bang loại này, chúng ta cần sự linh hoạt cho các
trường hợp khẩn cấp mà không cần phải dùng đến biện pháp không an toàn. Rõ ràng
là việc duy trì sự linh hoạt để hành động kịp thời bằng các quy định luật pháp dễ dàng
hơn là bằng hiến pháp. Ta có thể gia tăng thâm hụt trong nếu giả sử như đa số các nhà
lập pháp tin tưởng rằng việc này cần thiết để xử lý một cuộc khủng hoảng đặc biệt nào
đó. Tương tự như vậy, chúng ta nên miễn ngân sách quốc phòng trong trường hợp
xung đột quân sự lớn, trong khi thực hiện ngoại lệ này bằng những luật lệ quy định
cái được coi là chi phí an ninh quốc phòng (ví dụ: chúng ta loại trừ đường sắt cao tốc
tình cờ mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp quốc phòng).
Tương tự như vậy, chúng ta cần một cơ chế để xác định ngân sách nếu quá trình bế
tắc. Như một mặc định, ta có thể dựa vào đề nghị của ủy ban thường trực rằng mục
tiêu bị lãng phí, cùng với một hệ thống cắt giảm chi tiêu, tiền lương chính phủ, và
ngưng tuyển dụng, tăng thuế tự động, và tương tự. Sự đe dọa của những cắt giảm tự
động sẽ đóng vai trò như một “cái búa” thúc đẩy Quốc hội thương lượng một gói khôn
ngoan hơn.
Cuối cùng , điều đáng để nhấn mạnh là những kế sách đa dạng trên bổ sung cho nhau.
Ví dụ, sự kìm hãm thiếu hụt ngân sách như PAYGO đòi hỏi những điều luật kế toán
khắt khe để Quốc hội đối mặt với nó. Nếu thành công, luật PAYGO sẽ thúc đẩy Ủy
ban chống lại phân bổ ngân sách nhằm cắt giảm chi tiêu và lãng phí.Và điều luật này

12


cũng có tính thuyết phục được những đại biểu còn lại trong Quốc hội chấp nhận nó
như là một cách để bảo tồn tài nguyên quốc gia cho những ưu tiên cao hơn.
3. CÁC NGHIÊN CỨU ỦNG HỘ VÀ KHÔNG ỦNG HỘ QUAN ĐIỂM CỦA

DAVID M. SCHIZER
3.1. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm của David M. Schizer
3.1.1. Nghiên cứu của R. Alison Felix:
Theo tài liệu: “Do State Corporation Income Taxes Reduce Wages?” (Allyson Felix is
assistant vice president and Denver Branch executive at the Federal Reserve Bank of
Kansas City)
Để chống thâm hụt ngân sách, các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách để tăng
nguồn thu, cắt giảm chi tiêu hoặc cả hai. Một số nhà hoạch định chính sách có thể cân
nhắc tới chuyện gia tăng thuế thu nhập doanh nghiệp vì nó tránh việc đánh thuế trực
tiếp lên người lao động- những người vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ suy
thoái kinh tế. Nhưng khi các nhà chính sách đánh giá lại chính sách thuế hiện thời thì
việc xem xét lại tác động của thuế lên các mặt của nền kinh tế là rất quan trọng. Một
câu hỏi lớn được đặt ra là: Ai sẽ chịu gánh nặng thuế TNDN?
Doanh nghiệp có trách nhiệm phải nộp thuế nhưng thực tế thì gánh nặng từ thuế
TNDN không chỉ được gánh chịu bởi cổ đông mà còn bởi người tiêu dùng và người
lao động.
Việc tăng thuế sẽ tác động như thế nào đến những tối tượng này?
+ Đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng sẽ chịu gánh nặng về thuế thông qua việc giá cả dịch vụ và hàng hóa
tăng cao. Người ta cho rằng việc tăng thuế TNDN sẽ làm tăng chi phí của doanh
nghiệp, do đó doanh nghiệp có xu hướng tăng giá để bù đắp phần chi phí đó.
+ Đối với người lao động:
Những nghiên cứu kinh tế gần đây đã cho thấy người lao động phải gánh chịu phần
lớn gánh nặng thuế TNDN. Dù gánh nặng này có biến động như thế nào thì mối quan
hệ giữa TNDN và tiền lương luôn là quan hệ nghịch biến. Hay nói cách khác, một

13


thuế suất thuế TNDN cao tiêu biểu cho một mức lương thấp. Khi phải đối mặt với

mức thuế cao, doanh nghiệp có xu hướng tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí, do
đó có thể họ sẽ giảm lương của nhân công. Như vậy, họ đã chuyển giao gánh nặng từ
thuế TNDN cho những người lao động của mình. Bằng nghiên cứu thực nghiệm của
mình, tác giả đã tính được rằng “khi thuế suất thuế TNDN tăng 1% thì tiền lương
người lao động sẽ giảm từ 0.14% đến 0.36%”.
Thuế TNDN có những tác động khác nhau đến những người lao động có trình độ và
kỹ năng khác nhau. Khi thuế tăng, doanh nghiệp sẽ tập trung giảm lương của những
người có trình độ và kỹ năng cao (lao động trí óc) hơn những người lao động khác (vì
thu nhập của tầng lớp lao động này chỉ đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, nếu cắt
giảm lương của họ thì doanh nghiệp phải đối mặt với sự phản đối từ nhiều phía). Hơn
nữa, doanh nghiệp sẽ có xu hướng thuê những người lao động có trình độ và kỹ năng
thấp để có thể thỏa thuận mức lương có lợi cho doanh nghiệp. Như vậy, ta có thể thấy
khi thuế tăng thì người lao động có trình độ và lành nghề sẽ chịu gánh nặng thuế nhiều
nhất.
Nếu gánh nặng thuế được chuyển giao cho người lao động, đặc biệt là thành phần lao
động trí óc, họ sẽ tích cực tìm kiếm những thị trường lao động hấp dẫn hơn (ở những
thành phần kinh tế ưu đãi về thuế suất hay những nước có nền kinh tế phát triển). Điều
này tất yếu sẽ gây ra những khó khăn cho nền kinh tế của đất nước như sự mất cân đối
trong thành phần lao động giữa các ngành nghề, hiện tượng “chảy máu chất xám” diễn
ra khi người lao động luôn tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài. Hơn nữa, thậm chí
là, khi tình trạng thất nghiệp của những người lao động trình độ cao diễn ra càng
nhiều, nó sẽ làm giảm động lực học tập và kiếm việc của những thế hệ sau.
Do đó, để cải thiện tình trạng lao động trong đất nước, việc cắt giảm thuế ở mức hợp
lý là điều cần thiết.
3.1.2. Nghiên cứu của Christina D. Romer và David H. Romer (2007):
Theo tài liệu “The Macroeconomic Effects of Tax Changes: Estimates Based on A
New Measure of Fiscal Shocks”

14



3.1.2.1. Nguồn dữ liệu:
Đối với ngành chấp pháp, một trong những nguồn quan trọng là báo cáo kinh tế của
Tổng thống . Tài liệu này được phát hành vào mỗi tháng Một hàng năm và thường
cung cấp sự thảo luận chi tiết về động cơ, hiệu quả, và bản chất của thay đổi thuế
trong năm trước. Một nguồn tin quan trọng thứ hai là bài phát biểu của tổng thống.
Đối với các ngành lập pháp, nguồn chính của tác giả là các báo cáo của Ủy ban Tài
chính Thượng viện. Khi dự luật thay đổi đáng kể sau các báo cáo, tác giả tìm kiếm dữ
liệu từ các cuộc tranh luận trong Quốc hội.
Đối với các thay đổi về thuế An Sinh Xã Hội, chúng tôi tham khảo ý kiến trên Bản tin
an sinh xã hội, nó thường chứa một hoặc hai bài viết về các hiệu ứng của các hành
động thuế An Sinh Xã Hội.
3.1.2.2. Phân loại động lực
Thành phần thứ hai của việc phân tích là việc xác định các động lực chính của mỗi
thay đổi thuế. Việc phân loại phản ánh những tác động mà các tác giả đang cố gắng đo
lường.
Chúng ta đang quan tâm đến những ảnh hưởng của thay đổi thuế đến hoạt động kinh
tế thực. Vì vậy, tác giả tách riêng các thay đổi thuế tác động vào nền kinh tế. Cụ thể
hơn, họ muốn kiểm tra xem các thay đổi thuế gây ra sự tăng sản lượng khác nhau như
thế nào. Vì vậy, họ tách riêng những thay đổi nhằm giữ tốc độ tăng trưởng bình
thường và những thay đổi nhằm mục đích tăng tốc độ tăng trưởng hay những thay đổi
không nhằm ảnh hưởng tăng trưởng. Chúng ta sẽ đề cập đến thay đổi về thuế nhằm
giữ mức tăng trưởng bình thường.
Thay đổi thuế nội sinh: Loại rõ ràng nhất của thay đổi thuế nội sinh là những hành
động phản chu kì. Nếu nền kinh tế được dự báo đi xuống, Quốc hội cắt giảm thuế để
khắc phục suy thoái, điều này rõ ràng là một hành động mong muốn quay trở lại tốc
độ tăng trưởng bình thường. Tương tự như vậy, nếu nền kinh tế được dự đoán sẽ tăng
trưởng nhanh hơn so với bình thường thì các loại thuế được nâng lên để nền kinh tế
tăng trưởng chậm lại, đây là một hành động nội sinh, hành động phản chu kỳ.


15


Xác định một động lực có phải là phản chu kỳ không, chúng ta lấy báo cáo chính sách
tiền tệ.
Các nhà hoạch định chính sách sử dụng phản chu kì khi các động cơ là nhân tố quan
trọng hoặc là nhận thức của họ về sự phát triển là quá lạc quan. Cả hai có khả năng
gây ra hành động phản chu kỳ, và do đó nó là nội sinh. Chiến lược này sẽ làm cho ước
tính của chúng ta về những tác động của thay đổi thuế ít chính xác hơn.
Có ít nhất hai cách để loại bỏ điều này. Thông thường, nó chỉ đơn giản là thảo luận
trực tiếp. Ngoài ra, nếu sản lượng tăng trưởng bình thường, tỷ lệ thất nghiệp thường sẽ
không tăng hay giảm. Vì vậy, dự báo tình trạng thất nghiệp cung cấp một cách để điều
chỉnh nếu một sự thay đổi thuế nhằm làm cho tăng trưởng trở lại bình thường hoặc để
tạo ra sự tăng trưởng bất thường.
Một thể loại thậm chí còn quan trọng hơn là những thay đổi về thuế thúc đẩy bởi việc
thay đổi chi tiêu. Giả sử rằng nhà hoạch định chính sách tăng chi tiêu, có lẽ vì đất
nước có liên quan đến một cuộc chiến tranh hay vì một chương trình bảo hiểm xã hội
mới được thêm vào, và họ quyết định tăng thuế để trả tiền cho nó. Các nhà hoạch định
chính sách hiểu rằng sự thay đổi chi tiêu sẽ có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cao hơn
bình thường nếu họ không thay đổi thuế chống lại điều đó. Vì vậy, đây là một sự thay
đổi thuế nhằm giữ tăng trưởng bình thường.
Thay đổi thuế ngoại sinh. Sự thay đổi ngoại sinh thuế là thay đổi không bị thúc đẩy
bởi mong muốn đạt trở lại tăng trưởng sản lượng bình thường. Về bản chất, chúng là
những thay đổi về thuế không nhằm đáp ứng thông tin về phát triển kinh tế trong
tương lai. Do đó, thể loại này bao gồm một loạt các động cơ.
Một trong những loại hành động trong thể loại này là tăng thuế để đối phó với một
ngân sách thâm hụt. Thâm hụt phản ánh điều kiện kinh tế và quyết định ngân sách
trong quá khứ, không phải là điều kiện kinh tế hoặc thay đổi chi tiêu cùng thời. Nếu
các nhà hoạch định chính sách quyết định tăng thuế để giảm thâm hụt như vậy, điều
này không phải là một sự thay đổi thúc đẩy bởi mong muốn quay trở lại tốc độ tăng

trưởng bình thường hoặc để ngăn chặn tăng trưởng bất thường. Vì vậy, nó sẽ là ngoại
sinh.

16


3.1.2.3 Thay đổi thuế sau chiến tranh
Nguồn của tác giả xác định 49 luật thuế giữa năm 1947 và 2006, những thay đổi đáng
kể nghĩa vụ thuế. Các luật này đã thay đổi thuế trong 82 quý. Một số các quý có thay
đổi về thuế của nhiều loại. Trong số đó có 104 thay đổi thuế riêng biệt gồm 65 là
ngoại sinh và 39 là nội sinh.
Như đã mô tả ở trên, những thay đổi thuế ngoại sinh là những quan sát có giá trị cho
điều tra nền kinh tế vĩ mô bị tác động bởi những thay đổi của thuế.
Thay đổi thuế ngoại sinh
Bảng (a) hình 1 cho thấy loạt những thay đổi về thuế ngoại sinh kể từ năm 1947. Đồ
thị biểu thị những thay đổi thuế ngoại sinh tăng và giảm sau chiến tranh.

Bảng (b) cho thấy hai loại thay đổi về thuế ngoại sinh, một loại nhằm giảm thâm hụt
và một loại nhằm mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Không có gì đáng ngạc nhiên, phần
lớn các hành động nhằm mục tiêu tăng trưởng dài hạn là cắt giảm thuế. Tuy nhiên, do
nhóm này bao gồm cả những cải cách thuế nhằm đạt được sự hiệu quả và công bằng
nên có một số sự tăng thuế nhưng vẫn cho tăng trưởng dài hạn. Ví dụ, Đạo luật cải
cách thuế năm 1976, đã đóng lỗ hổng mà trước đó nó khích lệ trốn thuế. Tất cả những

17


thay đổi thuế theo định hướng giảm thâm hụt là tăng thuế. Nó phổ biến nhất trong đầu
và giữa thập niên 1980.


Thay đổi thuế nội sinh
Bảng (a) của hình 2 cho thấy hàng loạt thay đổi về thuế nội sinh. Đồ thị cho thấy thay
đổi nội sinh không đồng đều trong thời kỳ hậu chiến. Có rất nhiều hành động nội sinh
trước năm 1980 và không có gần như kể từ đó.

18


Thời kỳ hoàng kim cho các thay đổi về thuế phản chu kỳ là 10 năm từ 1965 đến 1975.
Hai thay đổi về thuế phản chu kỳ lớn nhất là thuế phụ thu năm 1968 và cắt giảm thuế
1975. Động cơ phản chu kỳ đã xuất hiện một phần trong việc cắt giảm thuế của Bush
năm 2001 và toàn bộ trong việc cắt giảm trong Đạo luật Hỗ trợ tạo việc làm và người
lao động năm 2002.
Hành động theo định hướng chi tiêu thuế là hầu như luôn luôn tăng thuế. Hai trường
hợp ngoại lệ xảy ra trong năm 1954 và 1998: Eisenhower và Clinton nhấn mạnh rằng
các loại thuế được giảm bởi vì chi tiêu bị cắt giảm. Một phần lớn nguyên nhân là do
theo định hướng liên quan đến An sinh Xã hội: 12 trong số 22 thay đổi trong thể loại
này là thuế tăng gắn liền với gia tăng trong chi tiêu an sinh xã hội.
3.1.2.3 Sự phản ứng của sản lượng với sự thay đổi các loại thuế khác nhau
Trong phần này, chúng ta so sánh hành vi của sản lượng đầu ra sau thay đổi về thuế
ngoại sinh và thay đổi về các loại thuế khác. Kiểm tra sản lượng phản ứng như thế nào
sau sự thay đổi thuế ngoại sinh cung cấp các ước tính đáng tin cậy nhất của các tác
động kinh tế vĩ mô khi thuế thay đổi.
Kết quả
Hình 4 tóm tắt các ước tính cho thấy tác động của việc tăng thuế lên 1% GDP. Tác
động giảm đầu tiên từ từ và sau đó nhanh hơn, cuối cùng chững lại sau 10 quý. Ước
tính tối đa tác động là làm giảm sản lượng 3%.

19



Trong ngắn hạn, tăng thuế có một tác động tiêu cực rất lớn, bền vững, và rất quan
trọng lên sản lượng. Vì hầu hết thuế ngoại sinh thay đổi giảm, việc cắt giảm thuế có
tác động tích cực rất lớn và kéo dài lên sản lượng.
Tiếp theo, hãy xem xét hành vi của sản lượng đầu ra sau một sự thay đổi thuế nội
sinh. Phù hợp với các kết quả trước đó, tác động ước tính là nhỏ và chậm. Sản lượng
ban đầu tăng nhẹ, đạt tối đa ở mức 0,4% sau 2 quý, và sau đó giảm dần xuống -0.7%
sau 12 quý.
Bảng (a) hình 6 hiển thị các kết quả cho hai loại thay đổi nội sinh. Sau khi tăng thuế
theo định hướng chi tiêu, GDP thực tế bình quân tăng lên vừa phải, đạt tối đa là 0,7%
sau 2 quý. Sau đó tác động dao động bất thường xung quanh 0 và không có ý nghĩa.
Nó khác hẳn với thay đổi thuế ngoại sinh. Ngược lại, hành vi của GDP sau sự thay đổi
thuế phản chu kì là tương tự như hành vi thay đổi ngoại sinh. Sau khi trên mức 0 một
vài quý, GDP giảm đều đặn, đạt mức thấp -2.1% sau 9 quý. Bởi vì các thay đổi về
thuế phản chu kì là không phổ biến, hành vi của GDP không phải là ước tính chính
xác.

20


Bảng (b) hình 6 cho thấy các kết quả cho hai loại thay đổi ngoại sinh. Đối với thay đổi
dài hạn, kết quả là khá tương tự như đối với tất cả các thay đổi ngoại sinh. Đối với
tăng thuế để đối phó với thâm hụt ngân sách, kết quả là thú vị hơn. Sản lượng không
giảm ở tất cả các điều chỉnh tăng thuế nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Ước tính đỉnh
tác dụng ở mức 1,4% sau khi 2 quý, và sau đó dao động xung quanh 1%.
3.1.2.4. Mở rộng
Kết quả thể hiện các tác động ước tính của việc thay đổi thuế lên sản lượng đầu ra suy
yếu theo thời gian. Tác động không đạt tối đa cho đến hai năm sau sự thay đổi thuế, và
nó suy yếu chỉ sau 1 vài quý kế tiếp.
Bảng (a) cho thấy lạm phát giảm đáng kể. Tác động tích lũy ước tính được hiển thị

trong hình 4 cho thấy rằng để đáp ứng với việc tăng thuế 1% GDP, sản lượng 3 năm
tới thấp hơn trung bình 1,8 %. Ước tính tiêu chuẩn của đường cong Phillips cho rằng
nếu sản lượng là 1% dưới mức bình thường trong một năm, lạm phát giảm 0,25 đến
0,50 điểm phần trăm (Fuhrer, Năm 1997; Gordon, 1997). Vì vậy, nếu những tác động
của thay đổi thuế lên sản lượng bình thường, người ta sẽ mong đợi lạm phát giảm 1,35
đến 2,7 điểm phần trăm.
Bảng (b) cho thấy một sự gia tăng thuế được theo sau bởi một sự gia tăng lớn và rất có
ý nghĩa trong tỷ lệ thất nghiệp. Hiệu quả đỉnh điểm là tăng 1,1 điểm phần trăm sau 12
quý. Mức độ của phản ứng lại rất phù hợp với những gì người ta mong chờ nếu sản
lượng đầu ra giảm 2,9% sau 12 quý, hệ số luật Okun là 2,6. Điều này phù hợp với các
ước tính thông thường (ví dụ, Attfield và Silverstone, 1996).
Như vậy, hành vi của lạm phát và thất nghiệp là chính xác những gì người ta mong
chờ nếu ước tính tác động lâu dài lên sản lượng của những thay đổi thuế.
Kết quả cho thấy rằng tăng thuế ngoại sinh có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ lên sản
lượng.
Phản ứng với thay đổi thuế ngoại sinh:
Bảng (a) hình 14 cho thấy các phản ứng dự kiến của tiêu dùng và đầu tư do tăng thuế
ngoại sinh. Các kết quả quan trọng là cả hai thành phần giảm, và sự sụt giảm trong
đầu tư là lớn hơn nhiều hơn trong tiêu thụ. Để phản ứng với việc tăng thuế 1% GDP,

21


×