Tải bản đầy đủ (.pptx) (52 trang)

Slide Luật so sánh Đề tài: Các bước thực hiện công trình so sánh và việc sử dụng các phương pháp so sánh pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 52 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT SO SÁNH
ĐỀ TÀI SỐ 02:
 

Các bước thực hiện công trình so sánh
và việc sử dụng các phương pháp so sánh pháp
luật


I. Khái niệm hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật
II. Cách thức tiến hành hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật
III. Vai trò của hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật
IV. Các bước thực hiện công trình so sánh
V. Vấn đề sử dụng phương pháp nghiên cứu, so sánh pháp luật trong từng công trình
cụ thể


I. Khái niệm hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật
- Hài hòa hóa pháp luật: Đây là quá trình nhằm làm giảm đi
những khác biệt trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể giữa các hệ
thống pháp luật bằng cách xây dựng các luật mẫu và thực hiện
các biện pháp để khuyến khích các quốc gia tiếp nhận và áp
dụng.
* Ví dụ: Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ; Bộ luật Hình sự Hoa Kỳ.

- Nhất thể hoá pháp luật: đây là thuật ngữ được sử dụng để nói đến quá trình theo
đó các quy phạm pháp luật mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật khác nhau được
thay thế bởi các quy phạm pháp luật chung nhất.
* Ví dụ:


 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
 Pháp luật EU là sản phẩm của quá trình nhất thể hóa pháp luật.
 UNIDROIT 2004 về hợp đồng quốc tế do Viện thống nhất về luật tư ban hành
mẫu (phải sử dụng công cụ luật so sánh để đưa ra giải pháp chung, nhận được
sự đồng thuận của các quốc gia thành viên).


I. Khái niệm hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật

Hài hoà hoá pháp luật:
- Làm giảm đi những khác biệt trong cùng những lĩnh
vực pháp luật.
- Mức độ thấp hơn, chỉ giúp cho các nền pháp luật ngày
càng tương đồng, nhưng lại là xu thế diễn ra sâu rộng
hơn, phổ biến hơn.
Nhất thể hoá pháp luật:
- Tạo ra các quy phạm pháp luật để áp dụng chung trong
những lĩnh vực nhất định của các nước chấp nhận việc
nhất thể hoá.
- Diễn ra ở mức độ cao hơn và chỉ là mục tiêu mang tính
lý tưởng.


- Hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật không diễn ra trên toàn bộ đời sống pháp luật mà chủ yếu tập
trung trong bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế - dân sự.

Hài hoà hoá pháp luật và nhất
thể hoá pháp luật có thể được
thực hiện theo nhiều hình thức


- Ngoài ra, trong lĩnh vực như hàng không, sử dụng năng lượng nguyên tử, hàng hải, thông tin liên
lạc, bảo vệ môi trường... cũng rất cần có sự thống nhất về mặt điều chỉnh pháp luật.

khác nhau

- Các quốc gia có thể lựa chọn các quy tắc được xem là tối ưu từ các hệ thống pháp luật khác nhau để
áp dụng chung hoặc xây dựng những quy tắc mới để thay thế cho tất cả các quy tắc đang được áp
dụng ở các nước


Vấn đề kĩ thuật pháp lý - sự khác biệt về quan niệm và thuật ngữ giữa các hệ thống pháp

Hài hoà hoá pháp luật và nhất

luật khác nhau

thể hoá pháp luật là quá trình
khó khăn và phức tạp.

“Nhất thể hoá pháp luật không thể đạt được một cách đơn giản bằng cách làm xuất hiện
pháp luật lí tưởng về bất kì vấn đề gì và hi vọng nó được chấp nhận”. 

Tâm lí liên quan đến lòng tự hào

Chấp nhận các quy tắc được hài hoà hoá và nhất thể hoá có nghĩa là các quốc gia sẽ phải từ
bỏ các quy phạm pháp luật của mình. 

dân tộc



II. Cách thức tiến hành hài hòa hóa,
nhất thể hóa pháp luật:


1. Cách thức hài hòa hóa pháp luật.

Trên cơ sở tự nguyện và luôn
luôn có định hướng

Xuất hiện một kiểu quy phạm tương

Kết quả => làm cho các hệ thống pháp luật

đồng được lựa chọn

của các quốc gia xích lại gần nhau hơn.

Ví dụ như trong trường hợp các quốc gia thuộc địa bị các quốc gia đô hộ (mẫu quốc) ép
buộc thi hành luật của họ tại các thuộc địa và như vậy luật pháp của các nước thuộc địa sẽ

Trên cơ sở bị cưỡng bức

giống hoặc gần gũi với luật của các nước cai trị (Việt Nam cũng bị rơi vào trường hợp này
dưới thời Pháp thuộc).


1. Cách thức hài hòa hóa pháp luật.

Hài hòa hóa pháp luật một
bên


Một quốc gia sử dụng các phương tiện và công cụ pháp lý của mình để
làm cho hệ thống pháp luật của mình xích gần lại với luật pháp của một
quốc hay một nhóm quốc gia khác

Hài hòa hóa pháp luật có

Các bên tham gia thông qua những cách cơ

đi có lại

bản để pháp luật của họ nhích lại gần nhau

Hình thành và phát triển dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của
cơ chế quốc tế - đó là các tổ chức quốc tế liên chính
phủ


2. Nhất thể hóa pháp luật:

Ký kết các công ước
(phương thức truyền
thống)

3 phương thức
Cùng soạn thảo các quy

Soạn thảo đạo luật mẫu-

phạm pháp luật


mô hình


Nhất thể hóa truyền thống – ký kết các điều ước quốc tế

Hai giai đoạn độc lập

Giai đoạn thứ

Hình thành một tổng thể các quy phạm pháp

Giữa các quốc gia hình thành nhất quán một

nhất

luật dưới hình thức điều ước quốc tế

kiểu quy phạm pháp luật

Quốc gia gánh chịu các quyền và nghĩa vụ phát

Đấu tranh và tìm kiếm những giải pháp để có tiếng nói chung trong sự

sinh từ điều ước và có trách nhiệm bảo đảm thi

nhân nhượng, xuống thang, thỏa hiệp

hành thực tâm và thiện chí


=> sự thỏa hiệp này có thể ảnh hưởng nhiều ít tới chính sách, tới hệ
thống pháp luật và các lợi ích khác.


Ví dụ:
- Các thỏa thuận về Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- Việc xem xét Dự thảo Công ước về các quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia


Nhất thể hóa truyền thống – ký kết các điều ước quốc tế

Hai giai đoạn độc lập

Kết quả => trong luật quốc gia của các nước

Giai đoạn thứ
hai

Pháp luật quốc gia tiếp nhận các quy phạm

thành viên khác nhau của điều ước sẽ xuất

luật quốc tế đang được các quốc gia nhất thể

hiện các quy phạm mà các quốc gia đã thỏa

hóa trong các điều ước quốc tế

thuận và ghi nhận trong các điều ước


Đây là các kiểu quy phạm giống nhau về hình thức và nội dung, có giá trị bắt buộc, có tính chất
cưỡng chế cao và bảo đảm thực thi


Ví dụ:
Công ước viên năm 1980


III. Vai trò của hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật:
1. Vai trò của nhất thể hóa:

Nhất thể hóa pháp luật để điều chỉnh các quan hệ tư pháp có yếu tố nước ngoài nhất là trong
các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Nhất thể hóa pháp luật
có vai trò rất quan
trọng đối với luật tư

- Góp phần hình thành nên các loại nguồn cho các ngành luật: tư pháp quốc tế, công pháp
quốc tế (ĐƯQT, tập quán quốc tế).

- Giúp cho các cơ quan tư pháp thuận tiện và dễ dàng hơn khi phải áp dụng luật nước ngoài
trong xét xử.


III. Vai trò của hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật:
2. Vai trò của hài hoà hóa:

Việc hài hòa hóa pháp luật tạo cơ sở cho việc hình thành một khuôn khổ chung, thể chế liên
kết khu vực trong môi trường mà hệ thống pháp luật và tư pháp của các quốc gia thành viên


Hài hòa hóa làm giảm đi

của một tổ chức vốn đa dạng và khác biệt.

sự khác biệt trong cùng
những lĩnh vực pháp luật
của các quốc gia trên thế
giới
Việc giảm thiểu khác biệt với pháp luật thế giới, tạo cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật, tạo môi
trường thông thoáng cho đầu tư nước ngoài, giao lưu thương mại.


IV. Các bước thực hiện công trình so sánh
Ví dụ: Các bước thực hiện công trình so sánh “Án lệ và luật thành văn trong pháp luật
Anh và Mỹ”


Các bước thực hiện công trình so sánh

Bước 2: Lựa chọn hệ
Bước 3: Mô tả các hệ thống

Bước 4: Xác định những

Bước 5: Giải thích nguồn gốc của

pháp luật được lựa chọn hoặc

điểm tương đồng và


những điểm tương đồng và khác

sánh và xây dựng giả

giải pháp pháp luật của các hệ

khác biệt giữa các hệ

biệt giữa các hệ thống pháp luật

thuyết để nghiên cứu so

thống này về vấn đề đã được

thống pháp luật.

đồng thời phân tích đánh giá ưu

sánh.

lựa chọn để nghiên cứu so

điểm và hạn chế của các giải pháp

sánh.

của các hệ thống pháp luật đã so

Bước 1: Xác định vấn


thống pháp luật để so

đề pháp luật cần so

sánh.

sánh.


Bước 1: Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên
cứu so sánh.
Nó xuất phát từ
đâu???

Xác định vấn đề dự kiến
nghiên cứu so sánh

Nó có thể xuất phát từ đòi hỏi của công việc và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu hoặc có thể đơn
giản là hoàn thành bài báo, luận văn hoặc luận án; các luật sư tìm kiếm giải pháp tốt nhất để
bảo vệ quyền lợi của khách hàng của mình… vấn đề dự định nghiên cứu cũng có thể xuất
phát từ niềm say mê so sánh pháp luật của các nước khác nhau của các luật gia.


Theo ví dụ của nhóm thì xác định vấn đề dự kiến so sánh là: sự tương đồng và khác biệt về luật thành văn và án lệ trong
pháp luật Anh và Mỹ. Vấn đề này có thể xuất phát từ yêu cầu học tập, niềm đam mê của người nghiên cứu…


Bước 1: Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên
cứu so sánh.


Dựng giả thuyết để nghiên
cứu so sánh

Lưu ý: Không nên đưa vào giả thuyết đó bất kỳ khái niệm pháp lý của hệ thống pháp luật nước nào
Một giả thuyết nghiên cứu so sánh luật không chính xác có thể dẫn
để tránh dẫn đến những sai lầm trong quá trình nghiên cứu. Bởi vì, ở hệ thống pháp luật khác nhau,
đến việc đưa ra những kết luận sai lầm
các khái niệm pháp lý không đồng nhất với nhau, thậm chí, khái niệm pháp lý nào đó được sử dụng
trong hệ thống pháp luật này nhưng lại không được sử dụng trong hệ thống pháp luật khác.


Đối với ví dụ trên, có thể đặt giả thuyết: “So sánh vai trò của luật thành văn, án lệ trong
pháp luật Anh, Mỹ?”, “so sánh lịch sử hình thành và phát triển của án lệ trong hai hệ
thống pháp luật trên?”…


Bước 2: Lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định nghiên cứu hệ
thống pháp luật nào và
bao nhiêu hệ thống pháp

kinh nghiệm của người
Khả năng tiếp cận nguồn thông tin.

luật cho công trình nghiên
cứu


Cấp độ so sánh

nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn hệ thống pháp luật để nghiên cứu so
sánh:
 Mục đích cải cách pháp luật thường dẫn đến sự lựa chọn các hệ thống pháp luật có sự tương đồng về
văn hóa xã hội và văn hóa pháp luật hoặc có sự tương đồng về cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử
nhằm học hỏi kinh nghiệm từ các hệ thống pháp luật đó.
 Mục đích nghiên cứu so sánh pháp luật nhằm làm hài hòa hóa, nhất thể hóa pháp luật thì việc lựa chọn
hệ thống pháp luật sẽ được quyết định bởi những lựa chọn mang tính chính trị.
 Trong trường hợp việc nghiên cứu so sánh chỉ nhằm thông tin và nâng cao hiểu biết về các hệ thống
pháp luật khác nhau thì có thể chọn bất kì hệ thống pháp luật nào để tiến hành nghiên cứu so sánh.


Nhóm em nghiên cứu so sánh nhằm thông tin và nâng cao hiểu biết về hệ thống pháp
luật Common law nên đã chọn hệ thống pháp luật Anh, Mỹ vì đây là hai hệ thống
pháp luật lớn trên thế giới, cùng thuộc dòng họ Common law.


×